ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ TOYOTA VIOS 1.5E

Mã đồ án OTTN000000329
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe ô tô Vios 1.5E, bản vẽ kết cấu hộp số xe ô tô Vios 1.5E, bản vẽ kết cấu ly hợp xe ô tô Vios 1.5E, bản vẽ đồ thị đặc tính chuyển động thẳng xe ô tô Vios 1.5E, bản vẽ kết cấu cầu chủ động xe ô tô Vios 1.5E.); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ TOYOTA VIOS 1.5E.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………..1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ TOYOTA VIOS 1.5E ……......3

1. Giới thiệu xe ô tô Toyota Vios…………………………………………..…3

1.2.Các hệ thống chính của xe Toyota Vios…………………………………….4

1.2.1. Động cơ 1NZ-FE(DOHC 16 van với VVT-i)………………….…4

1.2.2. Hệ thống truyền lực……………………………………………….…5

1.2.3. Hệ thống phanh……………………………………………………5

1.2.4. Hệ thống lái………………………………………………………...5

1.2.5. Phần vận hành………………………………………………………6

1.2.6. Hệ thống điện……………………………………………………....6

1.3. Thông số kỹ thuật……………………………………………………….......7

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ TOYOTA VIOS1.5  ………10

2.1. Công dụng , đặc điểm bố trí hệ thống truyền lực……………………..….. 10

2.1.1.Công dụng……………………………………….………………….10

2.1.2. Hệ thống truyền lực trên xe Toyota Vios………………………….10

2.2. Đặc điểm kết cấu ly hợp……………………………………………..…....11

2.2.1. Công dụng, yêu cầu ……………………………………….…….…11

2.2.2 Đặc điểm kết cấu cơ cấu ly hợp trên xe Toyota Vios1.5E………12

2.2.3. Phân tích kết cấu ly hợp trên xe Toyota Vios 1.5E ……………..13

2.2.3. Cơ cấu dẫn động điều khiển ly hợp ……………………………….18

2.2.4. Nguyên lý làm việc của cơ cấu ly hợp……………………………20

2.3. Hộp số……………………………..……….……………………...………21

2.3.1. Công dụng, yêu cầu………………………………………..………21

2.3.2. Đặc điểm kết cấu hộp số trên ô tô TOYOTA VIOS………………22

2.3.3. Cầu chủ động (loại xe dẫn động cầu trước)………………………..35

2.3.4. Bán trục (đồng tốc)……………………………………….………..38

CHƯƠNG  3.  KHẢO SÁT TÍNH NĂNG ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN  ĐỘNG THẲNG XE TOYOTA VIOS……41

3.1. Cơ sở lý thuyết tính toán kéo ô tô…………………………………………41

3.2. Khảo sát tính năng động lực học chuyển động thẳng của xe Toyota Vios…….........46

3.2.1. Thông số…………………………………...……………………..46

3.2.2. Kết quả khảo sát………………………………...……………… .47

3.2.3. Đánh giá, nhận xét………………………………………………….50

CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ TOYOTAVIOS 1.5E....51

4.1. Một số lưu ý trong quá trình khai thác………………………………….....51

4.2. Quy trình bảo dưỡng bảo dưỡng ly hợp…………………………………...52

4.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp sửa chữa…….…………...…52

4.3.1. Ly hợp…………………………………………………………….52

4.3.2. Hộp số………………………………………………………………57

4.3.3. Cầu chủ động………………………………………………………61

4.4. Quy trình tháo lắp một cụm điển hình (ly hợp)………………………..…..62

4.4.1. Quy trình tháo ly hợp………………………………………………62

4.4.2. Quy trình lắp ly hợp………………………………………………..67

KẾT LUẬN…………………………………………………………………….68

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...………………69

LỜI NÓI ĐẦU

   Xã hội đã có nhiều thay đổi kể từ lúc nó được hình thành, và càng ngày xã hội lại càng hoàn thiện hơn và tốt đẹp hơn. Trong nền công nghiêp ô tô cũng vậy kể từ lúc chiếc ô tô đầu tiên ra đời vào đầu thế kỷ...đến nay nó đã có nhiều thay đổi và tất nhiên là thay đổi có kế thừa và phát triển.

   Nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là nghành công ngiệp, trong đó có nghành công nghiệp ô tô cũng rất được chú trọng và phát triển. Nó được cho thấy bởi sự xuất hiện nhiều hãng ô tô nổi tiếng được lắp ráp tại Việt Nam như TOYOTA, HONDA, FORD... Do đó vấn đề đặt ra ở đấy cho một người kỹ sư là phải nắm rõ được kết cấu của  các cụm, hệ thống trên các loại xe hiện đại để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao nhất về công dụng, an toàn, kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam.

   Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống truyền lực. Hệ thống này có chức năng truyền và phân phối mơmen quay và công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động, làm thay đổi mômen và chiều quay của bánh xe theo yêu cầu. Vì những chức năng quan trọng của nó mà người ta không ngừng cải tiến hệ thống truyền lực để năng cao tính năng của nó.

   Vì vậy, trong quá trình học tập về chuyên nghành cơ khí ô tô tại Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự em đã được giao nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA VIOS’’

   Nội dung đồ án gồm  các phần sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về xe TOYOTA VIOS

Chương 2: Phântích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA VIOS

Chương 3: Khảo sát tính năng động lực học chuyển động thẳng của TOYOTA VIOS

Chương 4: Khai thác hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA VIOS

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS

1.1. Giới thiệu xe

Toyota Vios là phiên bản Sedan cỡ nhỏ ra đời năm 2003 để thay thế cho dòng Soluna ở thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc. Thế hệ Vios đầu tiên là một phần trong dự án hợp tácgiữa các kĩ sư Thái và những nhà thiết kế Nhật của Toyota được sản xuất tại nhà máy Toyota Gateway, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. 

Thế hệ đầu 2003-2007, kiểu thiết kế thân xe sedan 4 chỗ, động cơ 1.3 và 1.5 lít. Những chiếc xe đầu tiên của Vios ra đời tại Thái Lan dưới bàn tay của các kỹ sư Thái và các nhà thiết kế Nhật. Phần lớn các mẫu xe Vios tại các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam được trang bị động cơ 1,5 lít trừ những chiếc Vios của quốc đảo Philippines.

Thế hệ thứ 2 (từ năm 2007 đến nay), kiểu thiết kế thân xe sedan 4 chỗ, động cơ 1.5 lít.

Toyota Vios 2007 vẫn sử dụng động cơ cũ (ra mắt vào tháng 8/2003) I4 ký hiệu 1NZ-FE 1.5L DOHC tích hợp công nghệ điều khiển van biến thiên VVT-i. Công suất cực đại của động cơ là 107 mã lực, mô-men xoắn tối đa 144 Nm. Tuy nhiên, khung gầm thiết kế hoàn toàn mới.

Phiên bản Vios 1.5E mới (5 số sàn) được nâng cấp từ xe Vios 2003 1.5G (5 số sàn), còn phiên bản Vios 1.5G mới (4 số tự động) lần đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Việt Nam.

1.2. Các hệ thống chính

1.2.1. Động cơ 1NZ-FE (DOHC 16 van với VVT-i)

Động cơ sử dụng trên xe Toyota Vios là loại động cơ xăng 4 kỳ, với 4 xy lanh đặt thẳng hành, thứ tự làm việc 1-3-2-4. Động cơ sử dụng trục cam kép, dẫn động bằng đai với công nghệ điều khiển đống van thông minh (VVT-i), giúp cho xe tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

- Công suất tối đa: 107 HP / 6.000 rpn

- Mômen xoắn tối đa: 14,4 kg.m / 4.200 rpn

- Tỉ số nén: 10.5:1

- Mức tiêu hao nhiên liệu: 5.5L/100 Km (trong điều kiện thử nghiệm)

1.2.2. Hệ thống truyền lực

- Ly hợp: Loại 1 đĩa ma sát khô, thường đóng, có lò xo ép hình đĩa, dẫn động cơ khí kiểu cáp.

- Đối với phiên bản 1.5E là hộp số thường 5 cấp

1.2.3. Hệ thống phanh

- Hệ thống phanh xe Toyota Vios bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng (phanh tay).

- Hệ thống phanh chính có trợ lực chân không hai dòng chéo nhau, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cả bánh trước và bánh sau.

1.2.4. Hệ thống lái

Hệ thống lái trên xe Toyota Vios là hệ thống lái cơ khí với tay lái trợ lực thủy lực, giúp tay lái nhẹ hơn khi chạy xe ở tốc độ thấp và trở lại mức bình thường khi xe chạy ở tốc độ cao.

1.2.5. Phần vận hành

Hệ thống treo trên xe bao gồm treo trước và treo sau

- Treo trước là hệ thống treo độc lập kiểu nến (mcpherson), kích thước đòn treo trên của hệ thống treo này giảm về bằng 0. Còn đầu trong của đòn treo dưới được liên kết bản lề với dầm ôtô, đầu ngoài liên kết với trục khớp nối dẫn hướng mà điểm liên kết lằm trên đường tâm của trụ xoay đứng. đầu trên của giảm chấn ống thuỷ lực được liên kết với gối tựa trên  vỏ ôtô. 

- Treo sau là hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lò xo trụ, vì lò xo trụ chỉ có khả năng chịu lực theo phương thẳng đứng nên ngoài lò xo trụ phải bố trí các phần tử hướng.

- Lốp xe gồm 4 lốp chính và 1 lốp dự phòng, kích thước lốp xe 185/60R15

1.2.6. Hệ thống điện

- Điện áp mạng: 12 V

- Máy phát: 12V- 65A

- Động cơ khởi động: kiểu SD 80, công suất 0,8 KW

- Ắc quy(mf): 12V- 35Ah

- Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)

1.3 Thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật cơ bản của ô tô Toyota Vios 1.5E như bảng 1.1.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE TOYOTA VIOS 1.5E

2.1. Công dụng, bố trí và đặc điểm hệ thống truyền lực

2.1.1. Công dụng

Hệ thống truyền lực của xe Toyota Vios là cụm chi tiết được lắp ghép trên khung xe theo một trình tự nhất định và hệ thống truyền lực có các nhiệm vụ sau:

- Truyền các mô men xoắn từ động cơ tới  các bánh xe chủ động.

- Ngắt mô men xoắn khi cần thiết.

2.1.2. Hệ thống truyền lực trên ô tô TOYOTA VIOS

Hệ thống truyền lực trên ô tô TOYOTA VIOS là hệ thống truyền lực cơ khí, dẫn động điều khiển cưỡng bức, động cơ đặt phía trước, dẫn động cầu trước.

Khi vào đoạn cua, xe có thể dễ bị mất lái do lực quán tính tập trung nhiều ở cácbánh xe trước, hơn nữa nếu lái ở tốc độ cao thì phần đầu xe cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ vì phải “gồng gánh” quá nhiều các chi tiết phục vụ cho hệ dẫn động FWD

2.2. Đặc điểm kết cấu ly hợp

2.2.1. Công dụng, yêu cầu

a. Công dụng

+ Dùng để truyền mômen xoắn từ trục khuỷu động cơđến các cụm tiếp theo của hệ thống truyền lực.

+ Dùng cắt nội động lực giữa động cơ với hệ thống truyền lực khi khởi hành, dừng xe, chuyển số và khi phanh.

b. Yêu cầu

Ngoài các yêu cầu chung về sức bền, tuổi thọ ; còn phải bảo đảm các yêu cầu chính như sau :

- Ly hợp phải truyền được mô men quay lớn nhất của động cơ trong bất kỳ điều kiện làm việc nào. 

- Việc mở ly hợp phải dứt khoát và nhanh chóng. Nghĩa là khi mở ly hợp, phần bị động phải tách hoàn toàn khỏi phần chủ động trong thời gian ngắn nhất ; ngược lại sẽ gây khó khăn cho việc gài số.

- Khi đóng ly hợp, yêu cầu phải êm dịu. Tức là, mô men ma sát hình thành ở ly hợp phải tăng từ từ khi đóng ly hợp.

2.2.2. Đặc điểm kết cấu cơ cấu ly hợp trên xe Toyota Vios 1.5E

Ly hợp sử dụng trên xe Toyota Vios 1.5E là ly hợp ma sát khô một đĩa, lò xo ép dạng màng, dẫn động điều khiển thủy lực. Cơ cấu ly hợp trên ô tô VIOS như hình 2.2.

Ưu điểm:

+ Ly hợp một đĩa ma sát khô Truyền được momen lớn, kết cấu đơn giản, dễ chăm sóc, sửa chữa bảo dưỡng, độ tin cậy làm việc cao.

+ Dẫn động điều khiển của ly hợp bằng thủy lực gọn hơn,giảm nhẹ lực đạp ly hợp nhờ tăng thêm tỷ số truyền của phần thủy lực

Nhược điểm:

+ Ly hợp ma sát khô làm việc thì thường ồn,các bề mặt ma sát bị mòn do hiện tượng trượt tương đối giữa các phần với nhau trong quá trình đóng mở ly hợp.

+ Nhược điểm lò xò ép kiểu màng là khó tạo ra lực ép lớn nên chỏ thường dùng cho các ô tô hạng nhỏ.

2.2.3. Phân tích kết cấu của ly hợp trên xe Toyota Vios 1.5E

a. Bánh đà

Được chế tạo từ thép, vật liệu này đảm bảo độ bền cơ học cao, đáp ứng được yêu cầu về chât lượng và giá thành. Vành răng mặt ngoài của bánh đà được dùng để khởi động động cơ. Vành răng khởi động được làm từ thép hợp kim.

b. Vỏ ly hợp

Vỏ ly hợp là một chi tiết của phần chủ động, vỏ ly hợp được bắt chặt với bánh đà bằng các bu lông và quay cùng bánh đà.

d. Lò xo màng

Lò xo đĩa được chế tạo dạng hình nón cụt bằng thép lò xo. Trên thân tấm lò xo có xẻ các rãnh hướng kính để tránh ứng suất tập trung, ở phía đầu rãnh hướng kính có gia công các lỗ tròn. Lò xo đĩa được đặt giữa vỏ ly hợp và đĩa ép. Việc định vị và dẫn hướng trong, ngoài bằng bulông giữ.

Với lò xo ép dạng màng có nhiều ưu điểm vượt trội như: tạo lực ép đồng đều, độ tin cậy làm việc khá cao, vừa là tạo lực ép vừa chính là cơ cấu mở ly hợp.

- Tấm ma sát

Tấm ma sát có dạng hình khăn: Trên mỗi đĩa bị động gồm hai tấm ma sát được ghép chặt với xương đĩa bằng các đinh tán. Khi sử dụng tấm ma sát không được mòn cách đầu đinh tán 0,3 mm. 

- Xương đĩa

Gồm một đĩa thép lượn sóng, trên xương đĩa có xẻ các rãnh hướng kính chia xương đĩa thành nhiều phần bằng nhau và trên các phần nhỏ được uốn về các phía khác nhau có tác dụng như một lò xo lá nhằm dập tắt các dao động dọc trục và việc cắt nối ly hợp được êm dịu.

- Bộ giảm chấn

Bộ giảm chấn ly hợp gồm 4 lò xo giảm chấn được lắp trong 4 lỗ hình trụ chữ nhật của xương đĩa và trong mặt bích moay ơ, 4 lò xo được giữ bằng hai vành hãm ở hai bên. Trên moay ơ của đĩa ma sát bị động một đầu mặt bích đặt đĩa của tấm ma sát, còn đầu kia đặt xương đĩa của bộ giảm chấn xoắn. Đĩa bị động và xương đĩa được nối với nhau bởi ba đinh tán và có khả năng quay tương đối với moay ơ.

f. Cơ cấu mở

Vòng bi mở là một bộ phận trung gian từ dẫn động điều khiển tới đòn mở. Cấu tạo của vòng bi mở bao gồm: bạc trượt, khớp gài đầu bạc trượt, ổ bi cầu đỡ chặn. Ổ bi và bạc trượt được bôi trơn bằng một loại mỡ đặc biệt. 

2.2.3. Cơ cấu dẫn động điều khiển ly hợp

Xe Toyota Vios là loại xe được bố trí hệ thống dẫn động điều khiển cắt ly hợp bằng thuỷ lực. Cơ cấu dẫn động điều khiển ly hợp bao gồm các chi tiết như hình2.6.

Công dụng: Dẫn động điều khiển ly hợp có nhiệm vụ truyền lực của người lái xe từ bàn đạp ly hợp đến bạc mở để thực hiện việc đóng, mở ly hợp.

+ Xi lanh chính: Trong xy lanh chính của ly hợp, sự trượt của pít tông tạo ra áp suất thủy lực. Cấu tạo cùa xy lanh chính như hình 2.7.

+ Xy lanh công tác: Xy lanh cắt ly hợp làm dịch chuyển pit tông bằng áp suất thuỷ lực từ xi lanh chính và điều khiển càng cắt ly hợp qua cần đẩy.

Cấu tạo của xy lanh công tác được thể hiện trong hình 2.8.

Nguyên lý làm việc:

Nguyên lý làm việc của cơ cấu điều khiển dẫn động ly hợp (hình 2.6) gồm 2 trạng thái là khi người lái đạp bàn đạp ly hợp và khi người lái thôi đạp ly hợp.

2.2.4. Nguyên lý làm việc của cơ cấu ly hợp

Ly hợp làm việc ở hai trạng thái đóng và mở

- Trạng thái đóng: Khi người lái xe không tác dụng vào bàn đạp ly hợp dưới tác dụng của các lò xo ép sẽ đẩy đĩa ép, ép sát đĩa bị động và bánh đà động cơ. Khi đó bánh đà, đĩa bị động, đĩa ép, các lò xo ép và vỏ ly hợp sẽ quay liền thành một khối. 

- Trạng thái mở: Khi người lái tác dụng một lực lên bàn đạp ly hợp thông qua hệ thống dẫn động làm càng mở đẩy vòng bi mở ngược chiều vào phía trong tỳ vào lỗ tâm của lò xo màng làm cho vòng ngoài của nó bật lên tách đĩa ma sát bị động ra khỏi bánh đà.

2.3. Hộp số

2.3.1. Công dụng, yêu cầu

a. Công dụng

+ Hộp số dùng để thay đổi lực kéo tác dụng lên bánh xe bằng cách thay đổi tỷ số truyền động giữa bánh xe chủ động với động cơ.

+ Hộp số dùng để cắt động cơđang làm việc ra khỏi hệ thống truyền lực trong thời gian tuỳ ý.

b. Yêu cầu

Hộp số cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có tỷ số truyền thích hợp để đảm bảo chất lượng động học và tình kinh tế nhiên liệu của ô tô.

- Có khả năng trích công suất ra ngoài để dẫn động các thiết bị phụ.

2.3.2. Đặc điểm kết cấu hộp số trên ô tô TOYOTA VIOS

Hộp số xe Toyota Vios là hộp số cơ khí, 5 số tiến, 1 số lùi.Trên hình 2.9 trình bày cấu tạo của hộp số trên xe Toyota Vios. Vì hộp số có 5 cấp nên trên trục sơ cấp và thứ cấp có 5 cặp bánh răng luôn ăn khớp với nhau. Trong đó bánh răng chủ động số 1, số 2 cố định trên trục sơ cấp. 

2.3.3. Nguyên lý làm việc

Theo hình 2.11. nguyên lý làm việc của hộp số khi gài các số ở bảng 2.1.

Đặc điểm kết cấu của hộp số:

a. Vỏ hộp số

Vỏ hộp số là giá đỡ để lắp ráp các chi tiết của hộp số như bánh răng, trục, ổ. Vỏ hộp số gồm 2 nửa trước và sau có hình dáng như trong hình 2.12.

b. Trục và bánh răng chủ động chủ động

Trục chủ động của hộp số thường là trục bị động của ly hợp được chế tạo liền với bánh răng chủ động. Gối đỡ được đặt trong hốc của bánh đà và không chịu lực chiều trục. 

d. Cơ cấu điều khiển hộp số

Cơ cấu đồng tốc:

 Để gài số người ta có thể sử dụng ống gài, bánh răng di trượt hoặc đồng tốc. Trong các cơ cấu trên thì cơ cấu đồng tốc cho phép gài số êm dịu tránh va đập nên nó được sử dụng nhiều trong các hộp số của ô tô, trong có có xe TOYOTA VIOS, đó là loại đồng tốc kiểu khóa hãm.

Nguyên lý làm việc:

Khi tay số ở vị trí trung gian, mỗi bánh răng số được ăn khớp tương ứng với bánh răng bị động và quay tự do quanh trục. Moay ơ đồng tốc lắp với vành trượt bằng các then hoa và phía trong lắp với trục cũng bằng then hoa. Vành đồng tốc ở trạng thái tự do trong chế độ này.

* Cơ cấu chuyển số

Cơ cấu dẫn động điều khiển hộp số ở xe TOYOTA VIOS là loại cơ cấu gián tiếp bằng giây cáp

Dẫn động trung gian từ sau cần chuyển số đến nắp hộp số thường có hai đường truyền động. Thao tác đầu tiên trên cần số sẽ tạo ra chuyển động để di chuyển trục cần chuyển và chọn số. Thao tác tiếp theo của cần số là quay trục cần chuyển và chọn số để trục trượt mang nạng gài thực hiện việc gài số.

2.3.3. Cầu chủ động (loại xe dẫn động cầu trước)

2.3.3.1. Công dụng

Cầu chủ động dùng để truyền, tăng và phân phối mô men xoắn đến các bánh xe chủ động của nó, đồng thời cầu chủ động còn nhận các phản lực từ mặt đường tác dụng lên và đỡ toàn bộ trọng lượng ô tô phân bố lên nó.

2.3.3.2. Cấu tạo

Cầu chủ động của xe Toyota Vios bao gồm truyền lực chính và vi sai được bố trí trong hộp số. Cầu chủ động làm việc ở hai trạng thái là truyền và không truyền mô men

2.3.3.3. Phân tích kết cấu một số cụm điển hình

a. Truyền lực chính

- Công dụng:

+ Truyền momen từ hộp số đến bộ vi sai.

+ Giảm tốc và tăng mômen truyền đến các bánh xe để đảm bảo tỷsố truyền chung thích hợp của hệ thống truyền lực trong khi hộp số vẫn nhỏ gọn.

b. Vi sai

* Công dụng:

Là bộ truyền bánh răng hành tinh, có nhiệm vụ bảo đảm cho các bánh xe chủ động hai bên có thể quay với vận tốc khác nhau khi xe quay vòng hoặc đi trên đường không bằng phẳng để tránh hiện tượng trượt cứng của bề mặt bánh xe gây mòn nhanh

* Nguyên lý hoạt động:

- Khi xe chạy thẳng trên đường bằng phẳng nền cứng, quãng đường lăn của các bánh xe ở hai bên bằng nhau nên lực cản lên hai bánh xe như nhau, làm cho phản lực tại hai vị trí ăn khớp hai bên của bánh răng hành tinh với hai bánh răng bán trục hai bên bằng nhau.

- Khi xe đi trên đường vòng, quãng đường lăn của các bánh xe khác nhau. Lúc này, phản lực tại điểm ăn khớp hai bên của bánh răng hành tinh bị khác nhau nên các bánh răng hành tinh vừa quay theo vỏ hộp vi sai quanh đường tâm của các nửa trục vừa quay quanh trục 11 của nó. 

2.3.4. Bán trục (đồng tốc)    

2.3.4.1. Công dụng, yêu cầu

a. Công dụng

+ Dùng để truyền momen xoắn giữa các cụm mà đường tâm trục của chúng không trên cùng một đường thẳng.

+ Làm cho việc lắp ráp các cụm trên xe dễ dàng hơn.

b. Yêu cầu

+ Trục các đăng phải được gia công đủ cứng vững bằng các sử dụng các loại vật liệu tốt.

+ Các trục các đăng phải quay đều, cân bằng động tốt và giảm tải trọng động đến mức tối thiểu.

2.3.4.2. Cấu tạo

Xe Toyota Vios loại xe du lịch có động cơ đặt ngang, cầu trước chủ động nên các đăng cũng là bán trục và khoảng cách chiều rộng xe nhỏ nên có thể dùng hai trục các đăng đồng tốc trực tiếp dẫn động từ bộ vi sai ra hai bánh chủ động. Chiều dài của hai trục là khác nhau vì động cơ đặt ngang.

- Cấu tạo trục các đăng là một ống thép nhẹ bằng thép các bon, đủ khỏe để chống xoắn và cong. Trục các đăng là một là một trục rỗng với mục đích khi cùng kích thước chiều dài và đường kính ngoài trục vẫn đảm bảo điều kiện bền, trọng lượng nhỏ  nên giảm được tải trọng và tăng số vòng quay tới hạn của trục các đăng.

2.3.4.3. Nguyên lý hoạt động

Nguyên tắc hoạt động của khớp các đăng đồng tốc được minh họa theo hình 2.25.

Trục 1 và 2 được ghép nối với các đòn 3 và 4. Các đòn tiếp xúc với nhau tại điểm A. Muốn tốc độ quay bằng nhau (ꞷ1 = ꞷ2) thì điểm tiếp xúc chung A luôn phải đảm bảo khoảng cách từ nó đến đường tâm các trục quay là như nhau (a = b) và điểm A phải luôn nằm trong mặt phẳng phân giác của góc tạo bởi đường tâm hai trục quay đó.

CHƯƠNG  3

KHẢO SÁT TÍNH NĂNG ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN ĐỘNG THẲNG XE TOYOTA VIOS

3.1. Cơ sở lý thuyết tính toán kéoô tô.

Việc tính toán kiểm tra chất lượng động lực học của ô tô có thể thực hiện bằng hai phương pháp sau:

+ Phương pháp tính toán lý thuyết.

+ Phương pháp thử nghiệm trên băng thử hoặc bãi thử chuyên dùng.

Việc tiến hành thử nghiệm đòi hỏi kinh phí và thời gian lớn, yêu cầu thiết bị đắt tiền và bãi thử chuyên dùn.Trong khuôn khổ đồ án tôi chọn phương án tính toán lý thuyết và giải trên máy vi tính. Phương pháp này cho phép kiểm tra chất lượng động lực học một cách nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác cần thiết.

a. Đặc tính ngoài của động cơ.

-  Trị số của mô men hoặc công suất do động cơ phát ra phụ thuộc vào suất tiêu hao nhiên liệu, số vòng quay của trục khuỷu và các yếu tố khác.

-  Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mô men xoắn M­e, công suất Ne và suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ đối với số vòng quay  ne hoặc vận tốc góc  của trục khuỷu khi cung cấp nhiên liệu ở mức tối đa được gọi là đặc tính ngoài của động cơ.

-  Đồ thị này được dùng để đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu chính của động cơ khi số vòng quay thay đổi và chọn số vòng quay sử dụng 1 cách hợp lý khi khai thác.

Thiết lập mối quan hệ giải tích Ne =f(ne); Me =f(ne).

b. Xây dựng đồ thị đặc tính kéo.

Phương trình cân bằng lực kéo trong trường hợp chuyển động tổng quát có dạng sau: ( xe không kéo moóc).

                          Pk = Pf + Pi + Pw + Pj = P  + Pw + Pj

c. Xác định nhân tố động lực học và lập đồ thị đặc tính động lực học của ô tô.

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với vận tốc chuyển động của ô tô ở các số truyền được gọi là đặc tính động lực học:

D = D(v)

Trước tiên xây dựng D(v) ở số truyền 1. Với các giá trị vận tốc  đã biết tiến hành xác định lực cản không khí. 

f.  Xác định quãng đường tăng tốc và lập đồ thị quãng đường tăng tốc St = f(v).

+ Khi không kể đến thời gian sang số.

- Quãng đường tăng tốc được xác định bằng phương pháp tích phân đồ thị, bởi: v = ds/dt cho nên ds= v.dt

* Trên đồ thị tt = f (v): Chia đường cong ra nhiều khoảng nhỏ, thừa nhận rằng trong mỗi khoảng này xe chuyển động đều với vận tốc trung bình:

                                       vtbi = 0,5. (vi + vi+1)

+ Khi kể đến ảnh hưởng của thời gian sang số.

- Quãng đường chuyển động của xe khi sang số được xác định theo biểu thức sau:

                                   Ss = (Vđ – 4,73.ts . ψ) . ts

3.2. Khảo sát tính năng động lực học chuyển động thẳng của xe Toyota Vios.

3.2.1. Thông số.

Thông số được thể hiện như bảng 3.1.

3.2.2. Kết quả khảo sát.

a. Đồ thị.

- Đồ thị đặc tính ngoài của động cơ

- Đồ thị cân bằng lực kéo

- Đồ thị nhân tố động lực học.

- Đồ thị gia tốc.

b. Giá trị.

Bảng kết quả khảo sát chuyển động thẳng của ô tô VIOS 1.5E

3.2.3. Đánh giá, nhận xét.

- Nhìn vào đồ thị và bảng giá trị, nhận thấy ô tô có tính năng động lực học khá tốt khi chuyển động trên đường khảo sát có hệ số cản lăn là 0,012.

- Thời gian và quãng đường tăng tốc đến vận tốc lớn nhất của ô tô đảm bảo tốt (Thời gian: 44,91s;Quãng đường: 1100m)

CHƯƠNG 4

HƯỚNG DẪN KHAI THÁCHỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ TOYOTA VIOS 1.5E

4.1. Một số lưu ý trong quá trình khai thác

- Khi khởi hành xe: Khi bắt đầu khởi hành xe chỉ được phép cho xe khởi hành nếu chắc chắn động cơ đã làm việc bình thường, các đồng hồ cảnh báo chỉ báo trạng thái bình thường. Trước khi khởi hành cần nhả phanh tay, đèn báo hiệu phanh tay tắt, nhả từ từ bàn đạp ly hợp đồng thời ấn bàn đạp ga phù hợp cho xe lăn bánh từ từ. 

- Khi xe đang hoạt động: Cần chú ý lắng nghe phát hiện các tiếng gõ, âm thanh khác thường và sự hoạt động của động cơ và các bộ phận của hệ thống truyền lực. Nếu thấy có hiện tượng khác thường cần dừng xe và phát hiện khắc phục triệt để nguyên nhân gây ra sự cố.

+ Khi xe đang chuyển động không được đặt chân thường xuyên lên bàn đạp ly hợp. Không được thao tác chuyển số mà không đạp bàn đạp ly hợp.

+ Khi sang số cần đạp nhanh bàn đạp ly hợp đến hết hành trình, khi nhả cần nhả từ từ.

- Khi xe lên dốc: Khi xe chuyển động lên dốc, tốc độ xe giảm dần nên phải chú ý sang số (về tay số thấp) kịp thời. Sử dụng tay số không hợp lý sẽ thấy xe không đủ động lực chuyển động. 

4.2. Quy trình bảo dưỡng bảo dưỡng ly hợp

Nội dung các công đoạn bảo dưỡng ly hợp thể hiện trong bảng 4.1.

4.3. Những hư hỏng thường gặp và phương pháp sửa chữa

4.3.1. Ly hợp

Các hư hỏng thường gặp của ly hợp ma sát có thể được phát hiện qua các hiện tượng làm việc không bình thường như ly hợp bị trượt, rung, ồn ở chế độ đóng, không nhả hoàn toàn khi đạp bàn đạp để ngắt, vào khớp không êm gây giật và ồn. Các hư hỏng này không những làm giảm hiệu suất truyền lực mà còn gây hư hỏng cho hộp số nên cần được khắc phục kịp thời.

Tóm tắt những hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục của ly hợp được thể hiện trong bảng 4.1.

4.3.2. Hộp số

a. Các hư hỏng của hộp số

Hộp số khi bị trục trặc hoặc hỏng hóc bên trong sẽ hoạt động không bình thường, thể hiện qua một số hiện tượng như gài số khó khăn, hộp số kêu trong quá trình hoạt động hoặc không truyền động được. 

b. Kiểm tra, điều chỉnh hộp số trên xe

Hộp số nói chung ít đòi hỏi phải chăm sóc, bảo dưỡng hằng ngày hoặc định kỳ. Thường chỉ khi nào thấy hộp số có hiện tượng làm việc không bình thường mới kiểm tra, xem xét mức dầu và cơ cấu gài số trước khi kiểm tra các bộ phận khác.

Tóm tắt những hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục của hộp số được thể hiện trong bảng 4.2.

4.3.3. Cầu chủ động

Cầu chủ động là cụm tổng thành cuối cùng trong hệ thống truyền lực. cầu chủ động dùng để truyền , tăng và phân phối mômen xoắn đến các bánh xe chủ động. Đồng thời nhận các phản lực từ mặt đường lên và đỡ toàn bộ trọng lượng của xe. 

Tóm tắt một số hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục của cầu chủ động được thể hiện trong bảng 4.3.

4.4. Quy trình tháo lắp một cụm điển hình (ly hợp)

4.4.1. Quy trình tháo ly hợp

Một số công việc trong quy trình tháo ly hợp được thể hiện trong bảng 4.5.

4.4.2. Quy trình lắp ly hợp

Quy trình lắp là ngược lại của quy trình tháo.

Khi lắp cần chú ý:

- Các chi tiết trước khi lắp phải được làm sạch, đĩa ma sát, đĩa ép không được dích dầu mỡ.

- Khi lắp pittông vào xy lanh, bôi lên bề mặt pittông 1 lớp mỡ Fôc-ly-ty hoặc dầu phanh dang sử dụng của chính nó.

KẾT LUẬN

   Trong phạm vi một đồ án tốt nghiệp đại học, trong thời gian không nhiều với những kiến thức đã được học tại Học Viện và được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo: ThS…………….., các thầy trong bộ môn xe quân sự, các thầy trong khoa động lực và toàn thể các bạn cùng lớp tôi đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp: “Khai thác hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA VIOS 1.5E’’.

   Qua các nội dung đã được tìm hiểu về hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA VIOS 1.5E  tôi thấy nó có nhiều ưu điểm, làm việc ổn định và tin cậy, phù hợp với địa lý Việt Nam.

   Qua quá trình khai thác hệ thống truyền lực, bản thân tôi cũng mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp cho công việc thực tế sau này. Vì thời gian khai thác đề tài không nhiều, kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong nội dung đồ án không thể tránh những thiếu sót nhất định. Tôi rẩt mong được sự chỉ bảo và các ý kiến đóng góp để đồ án được hoàn thiện hơn.

   Tôi xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Sinh viên thực hiện

……………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh. Lý thuyết ô tô máy kéo, NXB KHKT, 1996

2. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên. Thiết kế và tính toán ôtô- máy kéo. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1971.

3. Nguyễn Sĩ Đỉnh. Hướng dẫn thiết kế đồ án môn học “Kết cấu tính toán ô tô” tập 1: Tính toán thiết kế ly hợp. Hà Nội -2015.

4. Vũ Đức Lập, Phạm Đình Vi. Cấu tạo ôtô quân sự. Tập 1. Học viện kỹ thuật quân sự. Hà Nội – 1995.

5. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Quốc Điệt. Giáo trình cơ sở khai thác xe quân sự. Tập 1. Học viện kỹ thuật quân sự. Hà Nội – 2006.

6. Nguyễn Phúc Hiểu, Vũ Đức Lập, Lý thuyết ô tô quân sự, 2000

7.Vũ Đức Lập, Cấu tạo ô tô tập 1, NXBQĐND, 2011;

8. Nguyễn Văn Trà, Kết cấu tính toán ô tô tập 1, NXBQĐND, 2016.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"