MỤC LỤC
Mục lục.................................................1
Lời nói đầu...........................................................................................................3
Chương 1. Giới thiệu chung về xe Misubishi....................................................4
1.1. Giới thiệu xe Misubishi Eclipse...................................................................4
1.2. Đặc tính một số cụm chính trên xe Misubishi Eclipse.................................5
1.2.1. Cụm động cơ..........................................................................................5
1.2.2. Các cụm của hệ thống truyền lực...........................................................6
1.2.3. Hệ thống điều khiển................................................................................7
1.2.4. Phần vận hành.........................................................................................8
1.2.5. Hệ thống điện và thiết bị phụ.................................................................8
1.3. Đặc tính kỹ thuật xe Misubishi Eclipse........................................................9
Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe Misubishi..........................12
2.1. Giới thiệu về hệ thống phanh xe Misubishi Eclipse...................................12
2.1.1. Khái quát về hệ thống phanh trên xe Misubishi Eclipse......................12
2.1.2. Đặc điểm hệ thống phanh trên xe Misubishi Eclipse...........................13
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Misubishi Eclipse.......................15
2.2.1. Hệ thống phanh chính...........................................................................15
2.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý............................................................................15
2.2.1.2. Phân tích kết cấu các cụm cơ bản của hệ thống phanh chính......16
1. Cơ cấu phanh....................................................................................16
2. Các cụm trong hệ thống dẫn động....................................................19
3. Hệ thống ABS...................................................................................26
2.2.2. Hệ thống phanh dừng ....................................................................33
2.2.2.1. Cơ cấu phanh................................................................................34
2.2.2.2. Dẫn động phanh............................................................................34
2.2.2.3. Nguyên lí làm việc .......................................................................35
Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính xe Misubishi.........37
3.1. Sơ đồ tính toán và các thông số ban đầu....................................................37
3.1.1. Sơ đồ tính toán......................................................................................37
3.1.2. Các thông số ban đầu............................................................................38
3.2. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh........................................................39
3.2.1. Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát..................................................39
3.2.2. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh....................40
3.2.2.1. Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra............40
3.2.2.2. Mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh....................................41
3.3. Tính toán xác định công ma sát riêng.........................................................43
3.4. Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh.......................................44
3.5. Tính toán nhiệt trong quá trình phanh........................................................45
Chương 4. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh xe Misubishi......................47
4.1. Những yêu cầu cơ bản khi kiểm tra hệ thống phanh..................................47
4.2. Các hư hỏng thường gặp- nguyên nhân - cách khắc phục.........................48
4.3. Chẩn đoán, kiểm tra hệ thống phanh xe Misubishi Eclipse.......................53
4.3.1. Chẩn đoán, kiểm tra các hư hỏng thông thường...................................53
4.3.2. Chẩn đoán, kiểm tra phần ABS trong hệ thống phanh ........................56
4.3.2.1. Kiểm tra hệ thống ABS................................................................56
4.3.2.2. Kiểm tra hệ thống chẩn đoán........................................................57
4.3.2.3. Kiểm tra bộ phận chấp hành........................................................62
4.3.2.4. Kiêm tra cảm biến tốc độ bánh xe...............................................63
Kết luận..............................................................................................................64
Tài liệu tham khảo.............................................................................................65
LỜI NÓI ĐẦU
Hệ thống phanh là hệ thống an toàn chủ động, rất quan trọng của ôtô và cũng là một trong những thiết bị có tần số hoạt động vào loại cao nhất trên xe. Chức năng của nó là giảm tốc, dừng đỗ và giúp xe đứng yên trên các mặt đường dốc. Do vậy chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong khai thác, sử dụng và làm quen với hệ thống phanh. Ngày nay, khi công nghệ sửa chữa đã có những thay đổi cơ bản : chuyển từ việc sửa chữa chi tiết sang sửa chữa thay thế, do đó trong quá trình khai thác nhất thiết phải sử dụng công nghệ chẩn đoán.
Hiện nay, có rất nhiều các hãng xe, chủng loại xe được nhập khẩu về Việt Nam cũng như được sản xuất trong nước. Để làm tốt công tác quản lý chất lượng ô tô, có thể tác động nhanh chóng các tác động kỹ thuật tiếp theo, cần thiết phải nắm vững kỹ thuật chẩn đoán ô tô ngày nay.
Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn đó, em đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh trên xe Misubishi”. Các nội dung chính của đề tài gồm:
Chương 1: Giới thiệu chung về xe Misubishi.
Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe Misubishi.
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính xe Misubishi.
Chương 4: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh xe Misubishi.
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo: PGS.TS………….. và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đồ án đúng thời gian quy định. Tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn ít, nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót, chưa hợp lý. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp của các thầy giáo cùng toàn thể các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE MISUBISHI
1.1. Giới thiệu xe Misubishi Eclipse.
Thế hệ thứ nhất của Mitsubishi Eclipse được sản xuất dưới kiểu thân xe thể thao (sport coupe) được giới thiệu đầu tiên vào năm 1989.
Trong giai đoạn 1989-1993 hãng giới thiệu ra thị trường bốn phiên bản, ba trong số đó là dẫn động cầu trước, phiên bản còn lại sử dụng dẫn động 2 cầu. Trong đó phiên bản FWD cao cấp nhất và phiên bản AWD được trang bị động cơ tăng áp.Misubishi Eclipse có chiều dài cơ sở 2,970 m, sử dụng động cơ 1.8L, 2.0L, 2.0 L turbo. Các lựa chọn hộp số gồm hộp số tay 5 số và hộp số tự động 4 cấp. Trong giai đoạn này Mitsubishi Eclipse turbo lọt vào danh sách ten best do tạp chí car and driver bình chọn các năm 1989-1992.
1.2. Đặc tính một số cụm chính trên xe Misubishi Eclipse
1.2.1. Cụm động cơ
Trong dòng Misubishi Eclipse 1994 Với phiên bản không tăng áp (non-turbo) thì được trang bị động cơ 420A .Với phiên bản tăng áp (turbo) được trang bị động cơ 4G63. Trong đó:
*Động cơ 420A: Là động cơ không được trang bị turbo tăng áp nó là sản phẩm của hãng Chrysler.
*Động cơ 4G63: Là động cơ được trang bị turbo tăng áp, nó là sản phẩm của hãng Mitsubishi.
Đặc điểm chung của 2 loại động cơ này là :
- Đó là loại động cơ DOHC, 16 van, bao gồm 4 xilanh bố trí thẳng hàng có thứ tự làm việc là 1-3-4-2
- Hệ thống làm mát: Hệ thống làm mát bằng nước theo phương pháp tuần hoàn cưỡng bức nhờ bơm nước.
1.2.2. Các cụm của hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực của xe bao gồm: ly hợp, hộp số, truyền lực chính và vi sai, các đăng.
*Ly hợp:
Là loại ly hợp thường đóng 1 đĩa bị động, ma sát khô, có lò xo ép hình đĩa, dẫn động cơ khí kiểu cáp.
* Hộp số:
Hộp số có hai loại MT và AT
- Loại MT là hộp số cơ khí 5 cấp (5 số tiến và một số lùi), 2 trục, dẫn động điều khiển cơ khí gián tiếp thông qua các dây kéo. Hộp số sử dụng cơ cấu đồng tốc kiểu khoá hãm, đồng tốc đặt ở đầu bánh răng chủ động số 5, giữa bánh răng chủ động số 3 và 4, giữa bánh răng bị động số 1 và 2.Gồm có 3 mẫu đó là (F5MC1, F5M33, WF5M3).
* Các đăng: sử dụng khớp các đăng đồng tốc bi kiểu Birfield và Tripod để truyền lực cho bánh xe chủ động ở cầu trước dẫn hướng.
1.2.3. Hệ thống điều khiển
* Hệ thống lái
Hệ thống lái xe Misubishi Eclipse bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.
- Cơ cấu lái loại thanh răng-cung răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.
- Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.
* Hệ thống phanh: Hệ thống phanh xe Misubishi Eclipse bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng (phanh tay).
Hệ thống phanh chân có dẫn dộng phanh thuỷ lực, trợ lực chân không hai dòng chéo nhau, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cầu trước, và ở cầu sau. Bộ trợ lực phanh và xi lanh chính được ghép với nhau thành một khối.
1.2.4. Phần vận hành
*Hệ thống chịu lực (khung vỏ): Trên dòng xe Misubishi Eclipse sử dụng loại vỏ chịu tải hoàn toàn. Với loại vỏ này toàn bộ các lực, mô-men tác dụng trong quá trình chuyển động đều do vỏ chịu tải hoàn toàn. Loại vỏ này có ưu điểm tạo dáng điệu đẹp, khả năng giảm thiểu tiếng ồn cao, hình dáng khí động tốt.
*Hệ thống truyền động(lốp xe):Cả bánh trước và sau được trang bị lốp có cùng kích thước là P205/55R16
1.2.5. Hệ thống điện và thiết bị phụ
*Hệ thông điện sử dụng điện áp 12V bao gồm:
- Máy phát: 12V- 65A
- Động cơ khởi động: công suất 1, 2 kw
- Ắc quy(MF): 12V- 35(Ah)
* Thiết bị phụ trên xe gồm có hệ thống: túi khí (SRS), hệ thống chống trộm, thông gió, sưởi ấm, điều hoà nhiệt độ, bộ gạt nước, rửa kính và hệ thống âm thanh (radio, cassette và dàn loa) có chỗ để tàn thuốc lá và để đồ uống, hộp đựng găng tay.
1.3. Đặc tính kỹ thuật xe Misubishi Eclipse.
Đặc tính kỹ thuật của xe Misubishi Eclipse 4x2 sản xuất năm 1994 được trình bày trong Bảng 1.1
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE MISUBISHI
2.1. Giới thiệu về hệ thống phanh xe Misubishi Eclipse
2.1.1. Khái quát về hệ thống phanh trên xe Misubishi Eclipse
Hệ thống phanh là một trong những hệ thống hết sức quan trọng góp phần quyết định đến tính an toàn giao thông, cũng như tính kinh tế. Trong việc vận chuyển đặc biệt là để đảm bảo an toàn giao thông. Do vậy hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, các tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn.
Hệ thống phanh trên ôtô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm.
- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định chuyển động của ôtô.
- Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp với lực phanh trên bánh xe.
- Có khả năng phanh ôtô khi đứng trong thời gian dài.
2.1.2. Đặc điểm hệ thống phanh trên xe Misubishi Eclipse
Hệ thống phanh xe Misubishi Eclipse bao gồm hệ thống phanh chính(phanh chân) sử dụng dẫn động thuỷ lực hai dòng chéo nhau, cơ cấu phanh kiểu đĩa cho cả 4 bánh xe, được trang bị hệ thống chống bó cứng bánh xe (ABS) trên tất cả 4 bánh và hệ thống phanh dừng(phanh tay) sử dụng chung cơ cấu phanh với hệ thống phanh chính ở cầu sau.
Phanh chính (phanh chân) dùng để giảm vận tốc của ô tô hoặc giúp ô tô ngừng chuyển động hoàn toàn, hệ thống dẫn động phanh chân là hệ thống dẫn động thủy lực có trợ lực chân không. Để nâng cao hiệu quả và độ tin cậy, hệ thống phanh được bố trí dẫn động chéo với xilanh chính kép nối tiếp, mỗi dòng dẫn động ra một bánh xe trước và một bánh xe sau theo kiểu so le.
Ngoài các đèn báo phanh ở phía sau xe, trên xe còn có trang bị thêm hệ thống chỉ báo ABS trên bảng đồng hồ giúp tăng tính an toàn khi xe lưu thông trên đường.
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Misubishi Eclipse.
2.2.1. Hệ thống phanh chính( phanh chân) :
2.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý :
Dẫn động phanh chân xe Misubishi Eclipse là kiểu dẫn động thuỷ lực hai dòng chéo, trợ lực chân không, có sử dụng hệ thống ABS, xi lanh chính kép dạng nối tiếp. Bầu trợ lực chân không bố trí trước xi lanh chính.
2.2.1.2. Phân tích kết cấu các cụm cơ bản của hệ thống phanh chính :
1. Cơ cấu phanh
a. Cơ cấu phanh cầu trước:
Cơ cấu phanh trước trên xe Misubishi Eclipse thuộc loại cơ cấu cơ cấu phanh đĩa thông gió, dẫn động bằng thuỷ lực.
Sử dụng cơ cấu phanh đĩa trên xe Misubishi Eclipse có các đặc điểm sau:
- Tỏa nhiệt tốt: Do phần lớn đĩa phanh tiếp xúc với không khí nên nhiệt sinh ra bởi ma sát dễ dàng tỏa vào không khí và sự chai cứng bề mặt má phanh khó xảy ra. Nó đảm bảo khả năng ổn định phanh ở tốc độ cao.
- Có cấu tạo đơn giản: Cơ cấu phanh đĩa có cấu tạo rất đơn giản nên việc kiểm tra thay thế má phanh đặc biệt dễ dàng.
Đĩa phanh : xe Misubishi Eclipse dạng đặc được bắt chặt với moayơ bánh xe bằng bu lông. Đĩa phanh trước xe Misubishi Eclipse là tấm thép tròn có đường kính 256 mm và chiều dày là 24mm. Cấu tạo đĩa phanh được thể hiện trên hình 2.6.
Má phanh : của cơ cấu cơ cấu phanh đĩa có dạng tấm phẳng hình chữ nhật. Nó được cấu tạo bởi một xương phanh bằng một tấm thép có chiều dày khoảng 2 mm và một tấm má phanh bằng vật liệu ma sát có chiều dày khoảng 8 mm. Má phanh và xương má được dán với nhau bằng một loại keo đặc biệt và có các ngàm giữ cố định. Cấu tạo má phanh được thể hiện trên hình 2.7
Piston phanh không tác dụng trực tiếp vào xương của má phanh mà tác dụng qua 2 lớp vỏ kim loại có tác dụng chống ồn. Cấu tạo xem trên hình 2.7. Khi ấn bàn đạp phanh, áp suất dầu sinh ra trong xi lanh phanh chính được cung cấp tới các xilanh phanh bánh xe, và áp suất tăng dần sẽ làm piston chuyển động ép má phanh.
Piston : Piston cơ cấu phanh đĩa trên xe Misubishi Eclipse có đường kính 53.9mm, cấu tạo được thể hiện trên hình 2.9.
b. Cơ cấu phanh cầu sau :
Cơ cấu phanh sau trên xe Misubishi Eclipse thuộc loại cơ cấu phanh đĩa liền khối. Cấu tạo chung được thể hiện qua hình 2.10.
Phanh có khả năng tản nhiệt nhanh, phục hồi nhanh chóng lực phanh và có khả năng ổn định lực phanh.
Cơ cấu phanh bánh sau xe Misubishi Eclipse cũng tương tự như cơ cấu phanh bánh trước nhưng có kết hợp cả cơ cấu phanh dừng. Có cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh.
2. Các cụm trong hệ thống dẫn động
a. Xilanh chính :
Xi lanh phanh chính được sử dụng để tạo dòng dầu có áp suất truyền đến các xi lanh bánh xe biến thành lực đẩy tác động lên các má phanh ép vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh bánh xe.
Xi lanh phanh chính trong dẫn động phanh xe Misubishi Eclipse là loại xi lanh chính kép hai piston, được lắp đặt nối tiếp với bầu trợ lực phanh, mỗi piston điều chỉnh một dòng phanh.
Nguyên lí làm việc của xi lanh phanh chính:
Khi không đạp phanh cupben của piston sơ cấp nằm ở giữa cửa vào và cửa bù đồng thời Van điều khiển nằm ở bên trong thân piston số thứ cấp ở trạng thái mở vì đầu cẩn đẩy của van điều khiển tì vào thân chốt hãm 8 do vậy làm cho các khoang của xilanh và bình dầu thông với nhau. Piston số thứ cấp bị lực của loxo hồi vị đẩy sang phải, nhưng không thể chuyển động hơn nữa do có chốt hãm 8.
b. Bộ trợ lực chân không :
+) Nhiệm vụ và yêu cầu của bộ trợ lực chân không:
Bộ trợ lực chân không dùng để nâng cao hiệu quả quá trình phanh và cải thiện điều kiện làm việc của người lái xe khi động cơ hoạt động. Bộ trợ lực phải đảm bảo tạo ra tác dụng trợ lực mà không làm mất đi cảm giác lên bàn đạp phanh của người lái, độ nhạy cao và có tính tùy động
+) Cấu tạo trợ lực chân không :
Kết cấu bộ trợ lực chân không trên xe Misubishi Eclipse được biểu diễn dưới hình 2.12 .
Từ hình 2.12 ta thấy: Kết cấu bầu trợ lực chân không gồm hai khoang A và B ngăn cách nhau nhờ vách ngăn, buồng chân không A được nối với ống nạp động cơ hoặc bơm chân không thông qua ống nối ( 4 ). Van khí ( 17 ) nối với cần điều khiển van ( 12 ), khi không phanh van khí ( 17 ) bị kéo sang phải do lò xo hồi van khí ( 13 ) khi đó 2 buồng A và B đều có áp suất không đổi.
+) Nguyên lý hoạt động :
* Khi chưa đạp phanh (cửa A mở, cửa B đóng, hình 2.13)
Van khí được nối với cần điều khiển van và bị kéo sang phải bởi lò xo đàn hồi van khí. Van điều khiển bị đẩy sang trái bởi lò xo van điều khiển. Nó làm cho van khí tiếp xúc với van điều khiển, vì vậy không khí ở bên ngoài sau khi đi qua lọc khí bị chặn lại không vào được buồng áp suất thay đổi.
- Giai đoạn 2 (cửa A đóng, cửa B mở, hình 2.15)
Khi van khí dịch chuyển tiếp sang trái, nó tách khỏi van điều khiển. Vì vậy không khí lọt được vào buồng áp suất thay đổi qua cửa B (sau khi đi qua lọc khí). Sự chênh lệch áp suất giữa buồng áp suất thay đổi và buồng áp suất không đổi làm pittông dịch chuyển sang trái. Pittông được gắn liền với thân van nên cần đẩy trợ lực bị đẩy sang trái và làm tăng lực phanh.
* Khi nhả phanh (cửa A mở, cửa B đóng, hình 2.17).
Khi nhả bàn đạp phanh, cần điều khiển van và van khí bị đẩy sang phải nhờ lò xo hồi van khí và phản lực của xylanh phanh chính. Nó làm cho van khí tiếp xúc với van điều khiển, cửa B đóng, đường thông giữa khí trời với buồng áp suất thay đổi bị bịt lại.
3. Hệ thống ABS
a. Kết cấu chung:
- Cảm biến tốc : gồm có nam châm vĩnh cửu, cuộn dây,lõi sắt từ và rôtô của cảm biến có dạng hình đĩa gồm 43 răng được gắn trực tiếp trên các bán trục của xe. Cấu tạo của cảm biến tốc độ được thể hiện trên hình 2.19.
- Van điện từ: Loại van được sử dụng trên dòng xe Eclipse là loại van 3 vị trí. Cấu tạo chung của một van điện này bao gồm một cuôn dây điện, lõi van,các cửa van và van một chiều. Van điện từ có chức năng đóng mở các vị trí cửa van theo sự điều khiển ECU để điều chỉnh áp suất dầu tới các bánh xe
- Bình tích áp: Chứa dầu hồi về từ xylanh phanh bánh xe, nhất thời làm giảm áp suất dầu ở xylanh phanh bánh xe.
b. Nguyên lý làm việc của hệ thống ABS :
Đồ thị bám - trượt: Để ôtô có thể chuyển động được thì vùng tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường phải có một hệ số bám nhất định. Sự bám giữa bán xe vời mặt đường được đặc trưng bằng hệ thống hệ số bám φ. Về cơ bản, có thể xem hệ số bám φ tương tự như hệ số ma sát giữa hai vât thể cơ học.
* Trạng thái phanh bình thường (trạng thái ABS chưa làm việc)
ABS không hoạt động trong quá trình phanh bình thường và ABS ECU không gửi dòng điện đến cuộn dây của van điện. Do đó, bi của van 3 vị trí bị ấn xuống bởi lò xo hồi vị và khi này cửa “A” vẫn mở trong khi cửa “B” đóng.
Trạng thái ABS chưa làm việc được thể hiện trên hình 2.22.
* Trạng thái phanh gấp (ABS đã làm việc):
Nếu có bất kì bánh xe nào gần bị bó cứng khi phanh gấp, bộ chấp hành ABS sẽ làm việc điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xilanh phanh bánh xe đó theo tín hiệu ECU. Vì vậy bánh xe sẽ không bị bó cứng.
- Chế độ “Giữ áp”:
Trạng thái ABS làm việc ở chế độ giữ áp được thể hiện trên hình 2.24.
Khi áp suất bên trong xilanh bánh xe giảm hay tăng, cảm biến tốc độ gửi tín hiệu báo rẳng tốc độ xe đạt tới giá trị mong muốn, ECU cấp dòng điện (2A) đến cuộn dây của van điện đẻ giữ áp suất trong xy lanh bánh xe không đổi.
- Chế độ “Tăng áp ”:
Khi cần tăng áp suất trong xilanh phanh bánh xe để tạo lực phanh lớn hơn, ECU ngắt dòng điện cấp cho cuộn dây van điện. Vì vậy cửa “A” của van điện 3 vị trí mở và cửa “B” đóng. Nó cho phép dầu trong xilanh phanh chính chảy qua cửa “C” trong van điện 3 vị trí đến xilanh phanh bánh xe. Mức độ tăng áp suất dầu được điều khiển nhờ lặp lại các chế độ “Giảm áp ” và “Giữ áp”.
2.2.2. Hệ thống phanh dừng (phanh tay)
Hệ thống phanh dừng xe Misubishi Eclipse dùng để dừng, hãm ô tô trên địa hình mặt đường phẳng, dốc… giữ xe cố định trong thời gian tuỳ ý. Ngoài ra còn sử dụng khi ngặp sự cố hỏng phanh chính.
Hệ thống phanh dừng gồm hai phần: cơ cấu phanh và dẫn động phanh.
Cơ cấu phanh dừng được bố trí kết hợp với cơ cấu phanh của các bánh xe phía sau.
2.2.2.1. Cơ cấu phanh
Trên xe Misubishi Eclipse người ta sử dụng cơ cấu phanh ở các bánh xe phía sau làm phanh dừng. Ở cơ cấu phanh ngoài phần dẫn động bằng thuỷ lực của phanh chân còn có thêm các chi tiết của cơ cấu phanh dừng (phanh tay ).
2.2.2.2. Dẫn động phanh
Cơ cấu phanh tay trên xe Misubishi Eclipse dẫn động cơ khí bằng cáp kéo. Trong đó đòn quay 1 một đầu được liên kết bản lề với phía trên của một guốc phanh, đầu dưới liên kết với cáp dẫn động 3. Thanh nối 2 liên kết một đầu với đòn quay 1 một đầu với guốc phanh còn lại.
2.2.2.3. Nguyên lí làm việc
Người lái không tác dụng vào cần kéo phanh, chốt điều chỉnh nằm ở vị trí bên phải, đế bi chưa tác dụng vào viên bi, dưới tác dụng của lò xo kéo guốc phanh và má phanh cách tang trống phanh một khoảng nhất định.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH CHÍNH XE MISUBISHI
3.1. Sơ đồ tính toán và các thông số ban đầu
3.1.1. Sơ đồ tính toán
Sơ đồ tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính xe Misubishi Eclipse được biểu diễn trên hình 3.1 và 3.2
Ta có:
L: Chiều dài cơ sở xe;
a: Chiều dài từ trọng tâm xe đến cầu trước;
b: Chiều dài trọng tâm xe đến cầu sau;
hg: Chiều cao trọng tâm xe;
G: Trọng lượng toàn bộ xe;
Pp1: Lực phanh sinh ra ở bánh xe cầu trước;
Pp2: Lực phanh sinh ra ở bánh xe cầu sau;
Pf1: Lực cản lăn ở bánh xe cầu trước ;
Pf2: Lực cản lăn ở bánh xe cầu sau;
Pw; Lực cản không khí;
Pj: Lực cân bằng;
P1, P2: Lực cản dốc;
Mf1: Mô men cản lăn ở bánh xe cầu trước;
3.1.2. Các thông số ban đầu
Các thông số ban đầu phục vụ cho tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe Misubishi Eclipse gồm :
- Chiều dài cơ sở : L= 2510 mm
- Khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu trước a= 1085,4 mm
- Khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu sau b= 1424,6 mm
- Chiều cao trọng tâm xe: 650 mm
- Trọng lượng toàn bộ xe G = 1850 kG
- Trọng lượng phân bố ra cầu trước :1050 kG
- Trọng lượng phân bố ra cầu sau: 800 kG
- Khoảng cách từ tâm bàn đạp đến khớp quay: 240 mm
- Khoảng cách từ tâm khớp quay tới đường tâm thanh đẩy pít tông xi lanh chính: 88 mm
- Đường kính xi lanh phanh chính D= 25,4 mm
3.2. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh
3.2.1. Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát
* Cơ cấu phanh trước :
Thay các giá trị vào công thức (3.4), (3.3), (3.2) ta xác định được :
S = 699,43
Q = 699,43.5,886= 4116,9 [N]
P = 920,6 [N/cm2]
Thay các giá trị vào công thức (3.1 ) ta xác định được: N1= 18066,78[ N ]
Lực tác dụng lên tấm ma sát phanh trước là : 18066,78 [N].
* Cơ cấu phanh sau: Cơ cấu phanh sau tương tự đối với cơ cấu phanh trước
Lực tác dụng lên tấm ma sát phanh sau là : 18066,78 [N]
3.2.2. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh
3.2.2.1. Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra.
* Đối với cơ cấu phanh bánh trước: Theo tài liệu [5]
Thay các giá trị vào công thức (3.5) ta được : 0,3.18066,78.0,1175.2 = 1273,71 [ Nm ]
Vậy mô men ở cơ cấu phanh bánh trước là : 1273,71 [ Nm ].
* Đối với cơ cấu phanh sau: Tương tự đối với cơ cấu phanh trước:
Mp2=0,3.18066,78.0,1175.2 = 1273,71 [Nm]
Vậy mô men ở cơ cấu phanh bánh sau là : 1273,71 [ Nm ].
Vậy mô men phanh thực tế ở toàn xe là :
M = 1273,71 + 1273,71= 2547,42 [Nm]
3.2.2.2. Mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh
Mô men phanh thực tế : M = 2547,42 Nm > 2539,89 Nm
Mô men do cơ cấu phanh sinh ra lớn hơn mô men phanh yêu cầu của phanh. Vậy mô men của phanh đạt yêu cầu đặt ra.
3.3. Tính toán xác định công ma sát riêng
Công ma sát riêng được xác định trên cơ sở má phanh thu toàn bộ động năng của ô tô ở vận tốc nào đó.
Theo tài liệu [5] - Trị số cho phép công ma sát riêng đối với cơ cấu phanh như sau :
Ô tô du lịch [Lms ] = 4000 - 15000KNm/m2
Do vậy công ma sát riêng tính trên thoả mãn điều kiện cho phép.
Thời hạn phục vụ của má phanh phụ thuộc vào công ma sát riêng, công ma sát càng lớn thì nhiệt độ phát ra càng lớn má phanh chóng bị hỏng.
3.4. Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh
+ Đối với cơ cấu phanh bánh trước : 0,421 [MN/m2]
+ Đối với cơ cấu phanh bánh trước : 0,421 [MN/m2]
Giá trị cho phép áp suất trên bề mặt má phanh theo tài liệu [5] thì : q <[q] =1,2- 2,0 [MN/m2]
Do đó áp suất trên bề mặt tính toán các má phanh thoả mãn.
3.5. Tính toán nhiệt trong quá trình phanh
Số hạng thứ nhất ở vế phải phương trình là năng lượng nung nóng đĩa phanh . Còn số hạng thứ hai là phần năng lượng truyền ra không khí. Khi phanh ngặt với thời gian ngắn năng lượng truyền ra môi trường coi như không đáng kể , cho nên số hạng thứ hai có thể bỏ qua . Trên cơ sở đó có thể xác định sự tăng nhiệt độ của đĩa phanh trong quá trình phanh như sau : t=3,980C
Theo tài liệu [5] đối với xe con phanh ở 30 km/h thì độ tăng nhiệt độ cho phép không lớn hơn 150C. Do đó nhiệt độ tính ở trên là thoả mãn yêu cầu.
Kết luận chung: Sau khi tính toán kiểm nghiệm cho thấy hệ thống phanh xe Misubishi Eclipse hoạt động tốt trong điều kiện ở Việt Nam.
Chương 4
CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE MISUBISHI
4.1. Những yêu cầu cơ bản khi kiểm tra hệ thống phanh.
Hệ thống phanh là một hệ thống đảm bảo an toàn chuyển động cho ô tô. Do vậy phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra khắt khe, nhất là với ô tô thường xuyên hoạt động ở tốc độ cao. Các yêu cầu sau:
- Phải nhanh chóng dừng xe khẩn cấp trong bất kỳ tình huống nào. Khi phanh đột ngột xe phải dừng sau quãng đường phanh ngắn nhất, tức là có gia tốc phanh cực đại.
- Phải đảm bảo phanh giảm tốc độ trong mọi điều kiện sử dụng, lực phanh trên bàn đạp phải tỷ lệ với hành trình bàn đạp, có khả năng rà phanh khi cần thiết.
- Lực điều khiển không quá lớn và điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng cả điều khiển bằng chân hoặc bằng tay.
- Hành trình bàn đạp phanh hoặc cần kéo phanh tay phải thích hợp và nằm trong phạm vi điều khiển có thể của người sử dụng.
4.2. Các hư hỏng thường gặp- nguyên nhân - cách khắc phục.
Các hư hỏng thường gặp- nguyên nhân - cách khắc phục thể hiện như bảng 4.1.
4.3. Chẩn đoán, kiểm tra hệ thống phanh xe Misubishi Eclipse.
4.3.1. Chẩn đoán, kiểm tra các hư hỏng thông thường.
Sơ đồ chẩn đoán các hư hỏng thông thường của hệ thống phanh.
4.3.2. Chẩn đoán, kiểm tra phần ABS trong hệ thống phanh.
4.3.2.1. Kiểm tra hệ thống ABS.
- Trước khi sửa chữa ABS, đầu tiền phải xác định xem là hư hỏng ở trong ABS hay là hệ thống phanh. Về cơ bản, do hệ thống ABS được trang bị chức năng dự phòng, nếu hư hỏng xảy ra trong ABS, ABS ECU dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thông thường.
- Do ABS có chức năng tự chẩn đoán, đèn báo ABS bật sáng để báo cho người lái biết khi có hư hỏng xảy ra. Nên sử dụng giắc sửa chữa để xác định nguồn gốc hư hỏng.
Lực phanh không đủ.
- Kiểm tra dầu phanh rò rỉ từ các đường ống hay lọt khí.
- Kiểm tra xem độ rơ chân phanh có quá lơn không.
Chỉ có một phanh hoạt động.
- Kiểm tra má phanh mòn không đều hay là tiếp xúc không đều.
- Kiểm tra xilanh phanh chính có hỏng không.
Kiểm tra khác.
- Kiểm tra góc đặt bánh xe.
- Kiểm tra các hư hỏng trong hệ thống treo.
- Kiểm tra các lớp mòn không đều.
4.3.2.2. Kiểm tra hệ thống chẩn đoán.
* Chức năng kiểm tra ban đầu:
Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành.
a) Nổ máy và lái xe với tốc độ lớn hơn 6km/h
b) Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng hoạt động làm việc của bộ chấp hành không.
Lưu ý: ABS ECU tiến hành kiểm tra ban đầu mỗi khi nổ máy và tốc độ bạn đầu vượt quá 6km/h.
* Chức năng chẩn đoán:
- Đọc mã chẩn đoán:
1. Kiểm tra điện áp ác quy: Kiểm tra điện áp ác quy khoảng 12V.
3. Đọc mã chẩn đoán:
a) Bật khóa điện ON.
b) Rút giắc sửa chữa.
c) Dùng “SCAN TOOL” để kiểm tra.
- Xóa mã chẩn đoán:
Bật khóa điện ON.
a) Dùng “SCAN TOOL”,
b) Kiểm tra rằng đèn báo ABS tắt.
c) Xóa mã chẩn đoán chứa trong ECU bằng cách đạp phanh 8 lần hay nhiều hơn trong 3s.
Bảng mã chẩn đoán sự cố thể hiện như bảng 4.2.
4.3.2.3. Kiểm tra bộ phận chấp hành.
1. Kiểm tra điện áp ắc quy: Điện áp ắc quy khoảng 12V.
2. Tháo vỏ bộ chấp hành.
3. Tháo các giắc nối: Tháo 4 giắc nối ra khỏi bộ chấp hành và rơ le điều khiển.
6. Kiểm tra các bánh xe khác.
a) Xoay công tắc lựa chon đến vị trí “FRONT LH”.
b) Lặp lại từ bước (c) đến bước (f) của mục trên.
Kiểm tra các bánh sau với công tắc lữa chọn ở vị trí “REAR RH”
10) Lắp các giắc nối: Lắp các giắc nối lên giá đỡ bộ chấp hành.
11) Lắp vỏ bộ chấp hành.
12) Xóa mã chẩn đoán.
4.3.2.4. Kiêm tra cảm biến tốc độ bánh xe.
1. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe.
a) Tháo giắc cảm biến tốc độ
b) Đo điện trở giữa các điện cực.
2. Kiểm tra lại sự lắp các cảm biến.
a) Chắc chắn rằng bu lông lắp cảm biến xiết đúng.
b) Phải không có khe hở giữa cảm biến và giá đỡ cầu.
3) Quan sat phần răng cưa của rô to cảm biến.
a) Tháo cụm moayơ (sau) hay bán trục (trước).
b) Kiểm tra các răng của rô to cảm biến xem có bị nứt, vặn hay mất răng.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tham khảo tài liệu, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: PGS.TS………….. cùng các thầy trong Bộ môn ôtô Quân sự, Khoa Động lực và các bạn cùng lớp em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp được giao với các nội dung cơ bản sau:
- Tìm hiểu về xe ôtô Misubishi Eclipse.
- Tìm hiểu các đặc điểm kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ôtô Eclipse đặc biệt là phần hệ thống điều khiển ABS.
- Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe ôtô Misubishi Eclipse.
- Đưa ra những phương pháp kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật và cách khắc phục các hư hỏng thông thường của hệ thống phanh ôtô Misubishi Eclipse trong quá trình sử dụng.
Hệ thống phanh trên xe Misubishi Eclipse được bố trí hệ thống phanh theo một sơ đồ bố trí tương đối phổ biến, được sử dụng trên nhiều loại xe. Trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe. Để tiện cho việc chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh đề tài đã nêu ra một số yêu cầu cơ bản trong quá trình kiểm tra hệ thống phanh của xe Misubishi Eclipse.
Bản thân em đã cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu và khảo sát các xe tương tự để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do khả năng và tài liệu có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi được thiếu sót. Rất mong các thầy chỉ bảo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
…………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hữu Cẩn , Dư Quốc Thịnh
Thiết kế tính toán ôtô máy kéo. NXB Khoa học và Kỹ thuật. - 2005
[2]. Nguyễn Khắc Trai.
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô. NXB Giao thông vận tải
[3]. Phạm Đình Vi, Vũ Đức Lập.
Cấu tạo ôtô quân sự tập 1, 2. Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -1995
[4]. Phạm Vỵ - Dương Ngọc Khánh
Bài giảng cấu tạo ôtô. Đại Học Bách Khoa Hà Nội -2004
[5]. Vũ Đức Lập
Hướng dẫn thiết kế môn học “Kết cấu tính toán ô tô quân sự” (Tập V: Hệ thống phanh ). Học viện kỹ thuật quân sự, 1998.
[6]. Vũ Đức Lập
Ứng dụng máy tính trong tính toán xe quân sự. NXBQĐND 2001
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"