MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRẠM KIỂM ĐỊNH Ô TÔ QUÂN SỰ1
1.1. Mục đích - ý nghĩa, nhiệm vụ - chức năng của trạm kiểm định1
1.1.1 Mục đích -Ý nghĩa của công tác kiểm định ôtô1
1.1.2 Nhiệm vụ, chức năng của trạm kiểm định ô tô quân sự1
1.1.3 Tổ chức về kiểm định xe cơ giới của Bộ Giao Thông Vận Tải3
1.2. Tổng quan về các dây chuyền kiểm định10
1.2.1 Dây chuyền kiểm định xe con10
1.2.2 Dây chuyền kiểm định xe tải11
1.2.3 Dây chuyền kiểm định tổng hợp12
CHƯƠNG 2 : NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VÀ TIÊU CHUẨN VỀ TRẠM KIỂM ĐỊNH XE Ô TÔ QUÂN SỰ 14
2.1 Những quy định chung và tiêu chuẩn về trạm kiểm định xe ô tô quân sự 14
2.2 Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ21
CHƯƠNG 3 : HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ THIẾT BỊ32
3.1. Thiết bị kiểm tra độ đục khí thải động cơ Diezel MDO 232
3.2. Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 548
3.3. Thiết bị kiểm tra phanh MB - 8000.... 63
3.4. Thiết bị thử đèn pha MLT 3000.....64
3.5. Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang xe con và xe tải hãng MaHa...70
KẾT LUẬN...78
PHỤ LỤC....79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....82
LỜI NÓI ĐẦU
Vận tải đường bộ là ngành chủ lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Với tầm quan trọng của mình, ngành vận tải đã ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng theo sự phát triển của đất nước. Phương tiện vận tải đường bộ chính là các loại ô tô từ nhỏ đến lớn phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của con người cũng như vận chuyển hàng hóa lưu thông trong quá trình sản xuất thương mại. Lượng ô tô tham gia giao thông vì thế ngày càng tăng nhanh cả về số lượng và chủng loại, thúc đẩy nền công nghiệp ô tô nước nhà phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Việc sản xuất lắp ráp và cải tạo xe được mở rộng từ các công ty liên doanh lớn sang các công ty nhỏ, các trạm bảo dưỡng và sữa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu hàng năm của thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Song song với mặt tích cực ấy là vấn đề báo động an toàn giao thông và bảo vệ môi trường do các phương tiện giao thông cơ giới gây ra. Để giảm thiểu vấn đề này, bên cạnh việc chủ động của người tham gia giao thông thì vấn đề an toàn kỹ thuật - vệ sinh môi trường của phương tiện phải đặt lên hàng đầu. Các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật của chính phủ đề ra và phải đáp ứng được các yêu cầu này trong các lần kiểm tra định kỳ tại các trung tâm kiểm định phương tiện cơ giới.
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị, hạn chế tới mức tối đa số vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra, nhằm bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, chính phủ đã ban hành chỉ thị 317TTG và Nghị định 36CP. Theo đó, trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị được quyết định bởi 3 yếu tố cơ bản sau đây:
+ Chất lượng kỹ thuật của phương tiện
+ Người điều khiển phương tiện
+ Chất lượng của cơ sở hạ tầng GTVT
Từ những vấn đề nêu trên ta thấy rằng vai trò của công việc kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ là rất quan trọng trong việc đánh giá tình trạng kỹ thuật cũng như chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn hoạt động của các Trung tâm kiểm định và các thiết bị kiểm tra phục vụ trong trung tâm, đồ án sẽ hướng tới nghiên cứu các thiết bị hiện đại được trang bị ở hầu hết các trung tâm trong cả nước. Từ đó hiểu rõ hơn nguyên lý hoạt động, cách thức vận hành của thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu .
Qua phân tích trên, đồ án Khai thác Thiết bị trong trạm kiểm định ô tô quân sự” đặt ra là rất cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao. Với mục đích và ý nghĩa trên, đồ án đi sâu vào giải quyết một số nội dung cơ bản sau :
Chương 1 : Tổng quan về trung tâm kiểm định xe cơ giới
Chương 2 : Những quy định chung và tiêu chuẩn về trạm kiểm định ô tô quân sự
Chương 3 : Hướng dẫn khai thác một số thiết bị
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRẠM KIỂM ĐỊNH Ô TÔ QUÂN SỰ
1.1. Mục đích - ý nghĩa, nhiệm vụ - chức năng của trung tâm kiểm định
1.1.1. Mục đích - Ý nghĩa của công tác kiểm định ôtô.
Giao thông vận tải là một nghành quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như trong cuộc sống của mỗi con người nói riêng.
Kiểm định hay kiểm tra về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là tiến hành kiểm tra đánh giá trạng thái kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe theo tiêu chuẩn và quy định hiện hành để chứng nhận phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đủ điều kiện tham gia giao thông, góp một phần không nhỏ vào đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ cũng như ngăn chặn và đẩy lùi tai nạn giao thông, giảm đi thiệt hại và nỗi đau cho toàn xã hội.
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của trạm kiểm định xe ô tô quân sự
Ngày 12/10/2005 Bộ trưởng bộ giao thông vận tải đã ký quyết định số 22 TCN 226 - 2005. Trong đó, điều ghi rõ: Trung tâm kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ là cơ sở làm nhiệm vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới đường bộ trong một hệ thống thống nhất, trên quy mô toàn quốc.
1.1.3. Tổ chức về kiểm định xe cơ giới của Bộ Giao Thông Vận Tải
1.1.3.1. Hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm định xe cơ giới
a. Kiểm định không đầy đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định.
b. Kiểm định khi thiết bị kiểm tra không bảo đảm độ chính xác; khi mạng máy tính nội bộ hư hỏng; kiểm định ngoài dây chuyền sai quy định.
c. Bố trí người thực hiện công việc kiểm định không đúng với quy định.
d. Ép buộc chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
1.1.3.2. Giấy tờ cần thiết khi xe vào kiểm định
a. Kiểm định lần đầu lập Hồ sơ phương tiện
Khi kiểm định lần đầu lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần có các giấy tờ sau:
- Bản chính giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau để xuất trình:
+ Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ.
+ Bản sao giấy đăng ký xe có xác nhận của cơ quan cho thuê tài chính.
+ Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe (có đủ chữ ký, dấu).
- Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực để xuất trình.
b. Kiểm định các lần tiếp theo
Khi kiểm định các lần tiếp theo, chủ xe cần có các giấy tờ gồm có :
- Giấy Đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
- Sổ kiểm định; Giấy chứng nhận và Tem kiểm định của lần kiểm định trước đó;
1.1.3.4. Đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định
a. Xe cơ giới mới đăng ký biển số, khi kiểm định lần đầu để lập Hồ sơ phương tiện thực hiện tại Đơn vị đăng kiểm trực thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đăng kiểm Việt Nam trên cùng địa phương với địa chỉ chủ xe trong giấy đăng ký xe.
b. Xe cơ giới kiểm định các lần tiếp theo (kể cả có bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện) được thực hiện tại bất kỳ Đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước.
1.1.3.6.Giấy chứng nhận, Tem kiểm định
a. Xe cơ giới kiểm định đạt tiêu chuẩn quy định được cấp Giấy chứng nhận và Tem kiểm định. Giấy chứng nhận, Tem kiểm định in trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống nhất phát hành.
c. Giấy chứng nhận được giao cho chủ xe để mang theo khi tham gia giao thông, Tem kiểm định được dán tại góc trên bên phải, mặt trong kính chắn gió phía trước xe cơ giới. Trường hợp xe cơ giới không có kính chắn gió phía trước, Tem kiểm định được dán vào khung xe ở phía sau, gần vị trí lắp biển số đăng ký.
d. Giấy chứng nhận, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng, rách nát thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm định để cấp lại.
1.1.3.8. Báo cáo công tác kiểm định
Các Đơn vị đăng kiểm gửi báo cáo công tác kiểm định về Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau:
a. Báo cáo định kỳ gửi vào ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo gồm:
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm định và Báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định đã in từ Chương trình Quản lý kiểm định.
a. Báo cáo kiểm kê ấn chỉ kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư này.
b. Báo cáo kết quả kiểm định bằng file dữ liệu truyền về Chương trình Quản lý kiểm định theo hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
1.2. Tổng quan về các dây chuyền kiểm định
1.2.1. Dây chuyền kiểm định xe con
Một dây chuyền kiểm định đầy đủ bao gồm các trang thiết bị và máy móc phụ trợ theo tiêu chuẩn của cục Đăng kiểm qui định. Mặt bằng bố trí cơ bản cho dây chuyền kiểm định xe con được thể hiện như Hình 1.1.
1.2.2. Dây chuyền kiểm định xe tải
Các trang thiết bị và cách bố trí các khu vực kiểm tra của dây chuyền kiểm định xe tải cũng gần tương tự với dây chuyền xe con. Tuy nhiên thiết bị kiểm tra có tính năng công suất cao hơn và không sử dụng thiết bị kiểm tra giảm chấn.
Bên cạnh đó là mạng máy tính nội bộ liên kết đến máy tính trung tâm để xử lý số liệu kiểm tra. (Hình 1.2)
1.2.3. Dây chuyền kiểm định tổng hợp
Dây chuyền kiểm tra tổng hợp thường được xây dựng tại các địa phương có lưu lượng xe kiểm định hằng năm thấp (khoảng dưới 10000 xe / năm)
Dây chuyền này được trang bị các thiết bị để có thể kiểm tra được cho cả xe con và xe tải. Các thiết bị kiểm tra đèn, kiểm tra độ ồn, kiểm tra khí xả thì giống với các dây chuyền kiểm định xe con và xe tải, riêng hầm kiểm tra được xây dựng đảm bảo kiểm tra cho cả xe tải lẫn xe con
CHƯƠNG 2 : NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VÀ TIÊU CHUẨN VỀ TRẠM KIỂM ĐỊNH
2.1. Những quy định chung và tiêu chuẩn về trạm kiểm định xe ô tô quân sự
Áp dụng tiêu chuẩn số 22 TCN226 - 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2007
2.1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
2.1.1.1. Phạm vi áp dụng
a. Tiêu chuẩn này quy định điều kiện, tiêu chuẩn để cấp phép hành nghề cho các trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (gọi tắt là trạm đăng kiểm hay trạm kiểm định)
b. Tiêu chuẩn này cũng dùng để thiết kế xây dựng, bố trí thiết bị kiểm tra và tổ chức nhân sự cho một trung tâm đăng kiểm.
2.1.1.2. Đối tượng áp dụng
a. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới đang lưu hành
b. Trung tâm đăng kiểm cơ quan kiểm định để cấp chứng chỉ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ và có thể thực hiện các chức năng khác theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
2.1.2. Tiêu chuẩn trung tâm đăng kiểm
2.1.2.1. Địa điểm và mặt bằng trung tâm
Yêu cầu tối thiểu về diện tích mặt bằng, kích thước lắp đặt dây chuyền kiểm định và số lượng dây chuyền của một trung tâm đăng kiểm được quy định trong Bảng 1.1.
2.1.2.2. Yêu cầu bố trí dây chuyền kiểm tra
- Dây chuyền kiểm tra phải được bố trí trong nhà kiểm tra có chiều cao thông xe không nhỏ hơn 4,5m.
- Hệ thống thông gió và chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra và đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động theo các quy định hiện hành. Ngoài ra phải có biện pháp để chống ngập, chống hắt nước vào thiết bị kiểm tra.
2.1.2.3. Thiết bị và dụng cụ kiểm tra cho mỗi trung tâm đăng kiểm
Các thiết bị kiểm định sử dụng trong trung tâm kiểm định phải phù hợp và đáp ứng được các quy định hiện hành của Bộ giao thông vận tải, của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật cũng như điều kiện vệ sinh môi trường.
Trong một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải được trang bị các thiết bị sau:
- Thiết bị kiểm tra phanh (Brake Tester);
- Thiết bị cân trọng lượng (Weighing device);
- Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang của bánh xe (Side Slip Tester);
- Thiết bị phân tích khí xả (Exhaust Gas Analyser);
2.1.2.4. Tiêu chuẩn về con người (tổ chức và nhân lực)
Đăng kiểm viên xe cơ giới là người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phương tiện, phải được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên;
Số lượng Đăng kiểm viên tối thiểu của một Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm định tại Trung tâm đó và được quy định như Bảng 1.2.
2.2. Quy trình kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ
2.2.1. Thực hiện thủ tục kiểm định
2.2.1.1. Nhận và kiểm tra hồ sơ kiểm định.
Xe cơ giới nói chung và ô tô nói riêng vào kiểm định phải có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ như sau:
a. Đối với xe kiểm định lần đầu :
- Giấy Đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
- Giấy chứng nhận chất lượng ô tô nhập khẩu hoặc Thông báo miễn kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu (chỉ áp dụng với xe nhập khẩu);
b. Đối với xe kiểm định những lần tiếp theo
- Giấy Đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
2.2.1.3. Nhập các dữ liệu của phương tiện
Toàn bộ các dữ liệu liên quan tới phương tiện cơ giới được phép vào kiểm định đều được nhập vào phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng và cơ sở dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định với thông số kỹ thuật thực tế của xe cơ giới, Đơn vị đăng kiểm thực hiện như sau:
- Kiểm tra, xác định các thông số kỹ thuật của xe cơ giới đúng, Hồ sơ, cơ sở dữ liệu trên Chương trình Quản lý kiểm định, nếu sai thì vẫn tiếp tục kiểm định cho xe, đồng thời có trách nhiệm phản hồi về nơi cấp hoặc nhập thông tin vào Chương trình Quản lý kiểm định để bổ sung, sửa đổi và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Kiểm tra, xác định các thông số kỹ thuật của xe cơ giới là sai thì Đơn vị phải thông báo cho chủ xe lý do xe không đạt yêu cầu.
2.2.1.6. Lưu trữ hồ sơ kiểm định
Nội dung lưu trữ theo “Quy định và hướng dẫn về quản lý, cấp phát, sử dụng hồ sơ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới” do Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành.
2.2.2. Kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới đường bộ.
2.2.2.1. Hạng mục kiểm định
a. Hạng mục kiểm tra công đoạn 1 (yêu cầu tổng quát)
- Biển số đăng ký (Thông tư 36/2010/TT - BCA) do Bộ Công An ban hành : Đủ số lượng đúng quy cách (do BCA cấp hoặc Cục Xe Máy - Tổng cục kỹ thuật cấp), bắt chặt đúng vị trí, chữ số rõ ràng, không gẫy nứt.
- Số khung, số máy : đúng ký hiệu và chữ số ghi trong “ Giấy chứng nhận đăng ký”
- Gương quan sát phía sau : Đủ, đúng quy cách, không rạn nứt, hình ảnh quan sát được ít nhất ở khoảng cách 20m về phía sau và có chiều rộng quan sát ít nhất là 4m
- Khung xe : Không có vết rạn nứt hoặc cong vênh ở mức nhận biết bằng mắt thường.
b. Động cơ và các hệ thống bảo đảm cho động cơ làm việc
- Kiểu loại động cơ và các hệ thống bảo đảm hoạt động của động cơ đúng theo hồ sơ kỹ thuật
- Động cơ phải hoạt động ổn định ở mọi chế độ vòng quay, không có tiếng gõ lạ, hệ thống khởi động động cơ hoạt động bình thường
- Chất lỏng không rò rỉ thành giọt, các hệ thống lắp ghép đúng và chắc chắn
e. Hệ thống treo
Đúng với hồ sơ kỹ thuật, đủ, định vị chắc chắn. Nhíp lò xo không nứt gãy, giảm chấn không chảy dầu, đai ốc quang nhíp bắt đủ và có đệm chống tự tháo.
f. Hệ thống lái
Đúng với hồ sơ kỹ thuật, lắp ghép chắc chắn, đầy đủ và phải được bôi trơn theo quy định.
h. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu
Đúng với hồ sơ kỹ thuật, đầy đủ, lắp ghép chắc chắn, không nứt vỡ.
- Đèn chiếu sáng phía trước :
+ Đồng bộ, đủ số lượng, có chiều dài dải sáng xa và gần đúng với quy định từng loại xe, định vị đúng, không nứt vỡ.
+ Khi kiểm tra bằng thiết bị : Cường độ sáng của một đèn chiếu xa không nhỏ hơn 10.000 cd. Theo phương thẳng đứng chùm sáng không được hướng lên trên và không được hướng xuống quá 2%.
- Các đèn tín hiệu :
+ Đồng bộ, đủ số lượng, định vị chắc chắn và đảm bảo các chỉ tiêu khác theo quy định tại Bảng 1.4
+ Tần số nháy của đèn xin đường : Từ 1 đến 2 Hz (60 đến 120 lần/ phút) và thời gian từ khi bật công tắc đèn đến khi đèn sáng không quá 3s.
2.2.3. Quy định về bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới đường bộ
2.2.3.1. Nồng độ khí thải
Những ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước hoặc ô tô mới nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra và đảm bảo nồng độ khí xả theo tiêu chuẩn Việt Nam (06 - TCN). TCVN Chỉ tiêu cụ thể quy định về đèn tín hiệu như Bảng 1.5.
2.2.3.2. Độ ồn
Mức độ ồn tối đa cho phép đối với các phương tiện giao thông đường bộ khi đỗ tại chỗ với động cơ đang hoạt động được quy định như Bảng 1.6
2.2.3.3. Xử lý chung
Tất cả những xe ô tô khi đưa vào kiểm định nếu không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì không được phép tham gia giao thông.
CHƯƠNG 3 : HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ THIẾT BỊ
3.1. Thiết bị kiểm tra độ đục khí thải động cơ Diezel MDO 2
3.1.1 Đặc tính kỹ thuật
- MDO 2 là thiết bị của hãng MAHA - CHLB Đức cung cấp;
- Máy được chấp thuận chính thức ở Việt Nam theo quyết định số 245/2005DK của cục Đăng kiểm Việt nam;
- Máy có thể kiểm tra khí thải theo cách gia tốc tự do hoặc kiểm tra khí thải có gia tải;
- Có thể kiểm tra từng lần đạp ga hoặc kiểm tra liên tục trong một khoảng thời gian ;
3.1.2 Thông số kỹ thuật MDO 2
- Nguyên lý kiểm tra bằng phương pháp đo độ hấp thụ ánh sáng
- Chiều dài ống kiểm tra..................................................................... 430 mm
- Bước sóng ánh sáng bộ phát............................................................. 567 nm
- Đường kính trong và ngoài ống kiểm tra....................................... 25/28 mm
- Thời gian sấy ống kiểm tra.................................................... khoảng 3 phút
- Kích thước ( L x H x W ) ................................................. 550x245x240 mm
3.1.3 Nguyên lý làm việc của thiết bị
Kỹ thuật đo dựa trên sự che phủ của mẫu khí thải trong phạm vi đo từ mức 0% đến mức 100%. Mức 0% được nhận diện là không có khói trong buồng đo, mức 100% được nhận diện là bị che phủ hoàn toàn.
Nguồn phát là đèn LED (Diode phát) phát quang màu xanh với bước sóng 567nm, nguồn hấp thụ ánh sáng là con Diode nhận
3.1.5 Vận hành thiết bị
Cài đặt thiết bị tại vị trí yêu cầu và kết nối bộ đo với bộ cung cấp nguồn.có thể sử dụng cả nguồn điện 230V thông qua cáp (1) với nguồn điện hoặc sử sụng nguồn điện 12/24 V cung cấp từ xe thông qua cáp (2 ) theo hình 3.6
- Kết nối ống lấy mẫu khí thử với thiết bị MDO 2 và ống pô xe
- Gắn cảm biến nhiệt độ nhớt làm mát và cảm biến đo tốc độ động cơ.
* Quy trình kiểm tra
1. Bật mở công tắc chính của thiết bị kiểm tra khí xả động cơ Diesel
2. Bật mở máy tính.
3. Máy tính sẽ tự khởi động Hệ điều hành Windows, nhấn double click vào biểu tượng Eurosystem trên desktop.
5. Nhấn phím ENTER màn hình chính của phần mềm điều khiển Eurosystem
* Kiểm soát thời gian ngừng : Thời gian ngừng 10 phút tự động bắt đầu tính. Nếu không có sự kích hoạt hoặc sự tiến triển nào trong vòng 10 phút thì chương trình tự động hủy và các giá trị đo được ghi lại đến thời điểm này sẽ được in ra.
* Kiểm soát nhiệt độ dầu
- Nếu nhiệt độ động cơ chưa đạt đến nhiệt độ yêu cầu thì màn hình xuất hiện thông báo “ Nhiệt độ dầu thấp hơn giá trị chuẩn, làm nóng động cơ đến nhiệt độ chuẩn”
- Làm nóng động cơ đến nhiệt độ yêu cầu. ngay sau khi đạt nhiệt độ chuẩn, tiến trình kiểm tra khí xả tự động thực hiện. Nếu không đạt được nhiệt độ yêu cầu do cài đặt từ trước nên chương trình tự hiểu nhiệt độ dầu đã đạt giá trị mặc định.
- Nhấn F8 tiếp tục công đoạn kiểm tra tiếp theo.
3.2 Thiết bị kiểm tra khí xả động cơ xăng MGT 5
MGT 5 là thiết bị phân tích khí xả động cơ Xăng được cung cấp bởi nhà sản xuất MAHA - CHLB Đức.
Máy được chấp thuận chính thức ở Việt Nam theo quyết định số 245/2005ĐK của Cục ĐKVN.
3.2.1 Đặc tính kỹ thuật của MGT 5
- Bộ máy kiểm tra chính không có bộ hiển thị dùng để phân tích các khí HC, CO, CO, O và tính chỉ số lambda
- Máy tự động tắt để tránh hút hơi ẩm vào máy khi không sử dụng
- Có bơm để tách hơi nước ra khỏi khí thải.
- Dùng để kiểm tra động cơ chạy bằng các nhiên liệu CNG, LPG, và xăng
- Hiển thị kết quả kiểm tra trên màn hình máy tính
3.2.2 Thông số kỹ thuật MGT 5
Các loại khí đo được: CO, CO2, HC, O2, Nox
Dãy đo:
CO.......................................................................................... 0 – 15,00 Vol %
CO.......................................................................................... 0 – 20,0 Vol %
HC......................................... 0 – 2000 ppm Vol (Hexan), 0 – 4000 ppm Vol
O.......................................................................................... 0 – 25,00 Vol %
Nox..................................................................................... 0 – 5000 ppm Vol
Độ chính xác đo đạc
CO.................................................................................................. 0,06 Vol %
CO.................................................................................................. 0,5 Vol %
HC................................................................................................. 12 ppm Vol
Nguồn điện sử dụng
Nguồn cung cấp : 85V – 265V,50Hz, 65W hoặc nguồn điện lấy từ xe 10 – 42V.
Cổng giao tiếpLON, USB, OBD (tùy chọn)
Thiết bị kết nối...................................... Dây đo nhiệt độ nhớt, tốc độ động cơ.
3.2.4 Nguyên lý làm việc :
Với nhiệt độ sợi đốt khoảng 7000C, bộ phát tia phát ra tia hồng ngoại chiếu qua các buồng chứa khí tới bộ cảm ứng. Trong buồng chứa khí chuẩn người ta nạp đầy loại khí không có tính chất hấp thụ ánh sáng đối với tia hồng ngoại như Nitơ. Do tính chất hấp thụ tia hồng ngoại thành phần khí có trong buồng chứa khí xả sẻ làm thay đổi tính chất của các tia chiếu qua đó so với các tia chiếu qua buồng khí chuẩn .
* Đầu đo nhiệt độ nhớt làm mát:
Đầu đo này dùng cho xe con và xe tải, chiều dài đầu đo có thể thay đổi từ 100mm đến 1500mm.
Cách gắn: Cắm ở mặt trên của MGT 5, tại cổng trong bảng đo tốc độ vòng quay động cơ.
* Đầu đo tốc độ động cơ
Gồm hai loại
Loại đo tốc độ động cơ bằng cách đo số lần đánh lửa của bugi
3.2.5 Vận hành MGT 5
a. Khởi động phần mềm điều khiểm Euro System
- Bật công tắc chính của MGT 5 và mở máy tính
- Vào màn hình chính của phần mềm điều khiển cũng giống với thiết bị MDO 2 đã giới thiệu ở trên.
b. Chọn xe từ danh sách các xe đăng ký kiểm tra
- ở màn hình chính chọn mục <1> chọn xe để kiểm tra để chọn xe từ danh sách các xe:
- Dùng các phím mũi tên lên xuống để chọn xe cần kiểm tra rồi nhấn phím Tải dữ liệu để nạp thông tin của xe và khách hàng.
c. Kiểm tra khí xả
- Nhấn phím số 7- kiểm tra theo quy trình
- Chọn máy kiểm tra khí thải động cơ xăng MGT 5 hoặc bấm phím I
- Quá trình kiểm tra rò rỉ:
* Đợi cho đến khi quá trình kiểm tra rò rỉ kết thúc.
Quá trình này kéo dài khoảng 25 giây, trong suốt quá trình này áp suất không được thấp hơn 230mbar.
Nếu việc kiểm tra rò rỉ không đạt ta có thể tiến hành kiểm tra lại. Tiến hành kiểm tra đầu đo, đường ống, đầu nối, lọc gần đầu đo để đảm bảo chúng không bị hở hoặc không khít.
- Quá trình làm nóng thiết bị: thiết bị MGT 5 cần phải được làm nóng để đạt được kết quả kiểm tra ổn định. Thời gian làm nóng thiết bị khoảng 2 phút.
- Điều chỉnh điểm zero: Nhằm cân bằng môi trường bên trong thiết bị với ngoài môi trường tự nhiên, đảm bảo cho các thông số kiểm tra đạt độ chính xác cao.
3.2.6 Giới hạn tối đa cho phép của mức khí thải động cơ xăng
Theo quyết định 249/2005 QĐ-TTg quy định mức giới hạn khí thải động cơ xăng như sau:
- Với xe nhập khẩu đã qua sử dụng:
- Với xe nhập khẩu chưa qua sử dụng, xe lắp ráp, chế tạo mới trong nước phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 2 (phụ lục 1)
3.3. Thiết bị kiểm tra phanh MB - 8000
Thiết bị kiểm tra phanh MB - 8000 nhãn hiệu Bessbanh của CHLB Đức sản xuất được cấu tạo bởi 03 phần chính : Bệ thử, tủ điều khiển và đồng hồ hiển thị.
Bệ thử gồm : Bộ con lăn bên trái và bộ con lăn bên phải, hai bộ con lăn này có cấu tạo tương tự nhau do đó ta chỉ xét cấu tạo của một bên.
Một bộ con lăn bao gồm có 02 con lăn có kích thước 280 x 1000 mm, bề mặt ngoài được bao phủ một lớp hỗn hợp tạo ma sát (độ bám). Hai đầu con lăn được gối vào hai ổ đỡ, hai con lăn này không lắp trên cùng một mặt phẳng. Con lăn lắp nhô cao (1) là con lăn chủ động còn con lăn lắp thấp (2) là con lăn bị động. Để hai con lăn này quay đồng tốc với nhau, hai đầu con lăn về một phía được gắn 2 đĩa xích có cùng đường kính và liên kết với nhau bằng truyền động xích.
3.4 Thiết bị thử đèn pha MLT 3000
3.4.1 Tính an toàn
a. Lời nói đầu
Triệt để đọc hướng dẫn này trước khi vận hành thiết bị và thực hiện theo chỉ dẫn. Luôn luôn hiển thị hướng dẫn ở một vị trí dễ thấy chấn thương và tài sản cá nhân của thiệt hại phát sinh do không tuân thủ các hướng dẫn an toàn không được bao phủ bởi các quy định trách nhiệm sản phẩm.
b. Mục đích
Thiết bị này chỉ phục vụ để kiểm tra và điều chỉnh sự liên kết của đèn pha xe. Thiết bị này không thể được sửa đổi mà không cần sự đồng ý, bằng văn bản của nhà chế tạo. Bất kỳ hành vi xâm phạm ám không hợp lệ khai phù hợp.
3.4.2 Miêu tả
a. Yêu cầu đối với Nơi lắp đặt
Các vị trí cho các điểm điều chỉnh đèn pha đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận. Thiết bị điều chỉnh đèn pha ném là các thiết bị đo nhạy cảm dễ bị trục trặc nếu di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong hội thảo. Cài đặt chính xác của đèn pha sau đó không còn là có thể. Đèn pha phải được kiểm tra tại một địa điểm đó là hoàn toàn phẳng. bất thường, chỗ phình ra, khu vực nghiêng và lõm làm tăng sai số phép đo.
b. Thiết kế
3.4.3 Hoạt động
a. Chuyển On / Off
Máy đo ánh sáng chủ yếu được vận hành thông qua màn hình cảm ứng. Các nút bên dưới màn hình cảm ứng hiện nay chỉ được sử dụng để kiểm nghiệm và tắt. Một khi các thử nghiệm đã được bật, hệ thống được khởi động và đã sẵn sàng cho các hoạt động trong khoảng 45 giây.
b. Lắp đặt
1. Đặt thiết bị ở trung tâm phía trước của chiếc xe.
2. Thiết bị này được đặt đúng cách khi hai điểm tham chiếu đối xứng trên phía trước của xe được đặt trên các đường màu đen của gương chỉnh (A). Các đơn vị liên kết bằng laser tùy chọn (B) được tích hợp vào ngăn chứa gương. Các thiết bị được đặt đúng cách khi con trỏ laser là song song với hai đối xứng điểm tham chiếu trên mặt trước của chiếc xe.
3.4.4 Nút Lựa chọn ánh sáng
Các MLT 3000 được vận hành thông qua các nút tự giải thích trên màn hình cảm ứng. Màn hình hiển thị được cấu hình để sử dụng với găng tay.
Nút lựa chọn ánh sáng từ trên xuống dưới:
Set 1: Main-chùm ánh sáng, ánh sáng nhúng chùm, đèn sương mù, đèn phụ trợ
Set 2: Năng động, sáng chính-beam, đường cao tốc ánh sáng, ACC, ban ngày chạy đèn.
Đặt 3: Phân đoạn, DLS
3.5 Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang xe con và xe tải hãng MaHa
Hai thiết bị này được cung cấp bởi nhà sản xuất MAHA - CHLB Đức.Hai loại thiết bị này có thể kiểm tra cho xe con có tải trọng đặt lên một cầu đến 3 tấn và cho xe tải với tải trọng đặt lên cầu xe đạt 15 tấn.
Giao tiếp máy tính qua cổng RS 232.
3.5.1 Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật như bảng 3.2.
3.5.2 Cài đặt.
3.5.2.1 Nền Tảng
Những hướng dẫn giả định rằng các kế hoạch nền tảng chuẩn bị bởi MAHA có được tuân thủ chính xác. Việc lắp đặt các tấm sàn đòi hỏi xây dựng hố dựa trên kỹ thuật bản vẽ "Thông số kỹ thuật Bảng 220" hoặc "Thông số kỹ thuật Bảng 221". Việc lắp ráp sàn có thể được cài đặt trong một nền tảng hoặc sàn trên.
3.5.2.2 Cài đặt tầng tấm
- Hạ thử bên trượt vào hố sử dụng vít vòng
- Trong khi cài đặt chú ý đến các mặt của hố như các thử nghiệm bên trượt rộng hơn hố cut-out.
- Nếu việc bảo vệ giao thông vận tải vẫn còn hơi say trong này cần được loại bỏ. Tháo bu lông đầu chìm vào lắp ráp sàn và loại bỏ các tấm bìa trên.
3.5.2.3 Lắp đặt các đơn vị hiển thị
Việc lắp đặt các đơn vị hiển thị độc lập với việc lắp đặt các tấm thử nghiệm. Các kết nối được thực hiện thông qua một cáp xoắn đôi.
- Khi dựng sự chú ý đơn vị hiển thị lương mà các công cụ rõ ràng là có thể đọc được từ trong xe trong khi thử.
- Khi được cài đặt trong mở chắc chắn rằng đó là bảo vệ khỏi mưa. Bàn chân của các đơn vị phải được buộc chặt vào sàn....
3.5.3 Hiệu chuẩn
3.5.3.1 Các chế phẩm
a. Nới lỏng quầy chìm vít vào lắp ráp sàn (B) và loại bỏ các tấm đĩa-over (A)
c. Vùng kháng cự tại các tiếp xúc trượt phải được một nửa của tổng số kháng của Điện áp kế khi tấm slide là ở một vị trí an nghỉ. (Giá trị cơ bản R = 5 kV, R / 2 = 2,5 kV). Nếu đây không phải là trường hợp các Poti trượt phải được điều chỉnh cho đến khi các giá trị đúng là đạt được.
d. Nới lỏng bốn vít (1) của Điện áp kế trượt (không tháo hoàn toàn! Các chiết được gắn vào bề mặt chỉ bằng phương tiện của các ốc vít).
3.5.3.2 Kiểm tra các chức năng của các công tắc cảm ứng
Các chức năng của công tắc cảm ứng được kiểm tra với các tấm thử gỡ bỏ và cài đặt.
1 Kiểm tra công tắc gần với tấm thử nghiệm gắn kết. Gánh nặng tấm đầu tiên trên ổ đĩa trên bên và sau đó về phía lối ra. Các đèn LED trên LON-SA2D PCB sẽ hiển thị tình trạng tải các thiết bị chuyển mạch gần nhau. Các đèn LED sẽ sáng lên nếu gần switch 1 và 2 được nạp. Trong điều kiện bốc dỡ các đèn LED sẽ tắt.
2 Kiểm tra các chức năng của công tắc cảm ứng bằng cách đặt một mảnh kim loại hoặc cờ lê vặn so với cuối cảm biến của thiết bị chuyển mạch (A và B).
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm việc với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Ths…………., các thầy trong Bộ môn Khai thác sử dụng - Khoa Ô tô, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Đồ án của em đề cập tới vấn đề “Khai thác các thiết bị của trạm kiểm định ô tô quân sự ”.
Đồ án đã hoàn thành nhiệm vụ được giao với các nội dung chính sau : Phân tích quy trình kiểm định tại Trung tâm kiểm định xe quân sự và hướng dẫn, khai thác một số thiết bị kiểm định. Trong đó tập trung vào phần nghiên cứu, khai thác các thiết bị kiểm định là chủ yếu.
Trong quá trình khai thác, sau khi đã tham khảo thêm một số tài liệu và được sự giúp đỡ của các thầy giáo hướng dẫn em chỉ mới hoàn thành tập trung vào được một số thiết bị. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một đồ án lý thuyết không thể đề cập tới toàn bộ các vấn đề mà thực tế đòi hỏi. Bản đồ án nhìn ở mức độ nào đó thì vấn đề đã được xem xét khá đầy đủ về phương diện lý thuyết. Mặt khác do trình độ có hạn, thiếu kiến thức thực tế, kinh nghiệm còn ít, thời gian không nhiều nên bản đồ án của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự quan tâm, góp ý bổ sung của các thầy giáo và các bạn đồng nghiệp để đồ án được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, Em xin tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các thầy giáo Bộ môn Khai thác sử dụng - Khoa Ô tô và đặc biệt là Thầy giáo: Ths…………. người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đồ án.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Tp HCM, ngày … tháng … năm 20….
Học viên thực hiện
…………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tiêu chuẩn trạm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ số 22TCN 226 - 2005 (Ban hành kèm theo quyết định số 50/2005/QĐ - BGTVT)
[2]. Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (56/2012/TT - BGTVT; 10/2009/TT - BGTVT
[3]. Quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (22/2009/TT - BGTVT)
[4]. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng (114/2013/TT - BTC, 101/2008/QĐ - BTC)
[5]. Thiết kế trạm kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ - Đồ Án Tốt Nghiệp Đỗ Ngọc Thắng - HVKTQS 2005
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"