ĐỒ ÁN KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 1KR - FE 1.0 TRÊN XE TOYOTA YARIS

Mã đồ án OTTN003023901
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ phân phối khí trên động cơ, bản vẽ sơ đồ pít tông - thanh truyền - trục khuỷu, bản vẽ sơ đồ hệ thống thông hơi); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 1KR - FE 1.0 TRÊN XE TOYOTA YARIS.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...i

DANH SÁCH HÌNH ẢNH.. ii

LỜI NÓI ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐỘNG CƠ 1KR - FE 1.0 TRÊN XE TOYOTA YARIS  2

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Yaris 2

1.1.1. Lịch sử ra đời 2

1.1.2. Ngoại thất 2

1.1.3. Nội thất 3

1.1.4. Khả năng vận hành và tiêu thụ nhiên liệu. 5

1.2. Khái quát về động cơ 1KR - FE 1.0. 5

1.2.1. Khái quát chung về động cơ. 5

1.2.2. Các thông số kỹ thuật của động cơ. 6

1.3 Đặc điểm kết cấu động cơ 1KR-FE 1.0. 7

1.3.1. Thân máy. 7

1.3.2. Nắp máy. 7

1.3.3. Nhóm piston. 8

1.3.4. Nhóm thanh truyền. 11

1.3.5. Trục khuỷu. 14

1.3.6. Phân tích cơ cấu PT-TT lệch tâm.. 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN ĐỘNG CƠ 1KR - FE   19

2.1. Hệ thống phối khí VVT-i 19

2.1.1. Trục cam.. 19

2.1.2. Dẫn động trục cam.. 20

2.1.3. Vấu cam.. 21

2.1.4. Xupap. 22

2.1.5. Cơ cấu phân phối khí VVT-i 22

2.1.6. Nguyên lý hoạt động của hệ thống. 24

2.1.7. Các chế độ làm việc của hệ thống. 25

2.2. Hệ thống bôi trơn. 28

2.2.1. Sơ đồ hệ thống. 29

2.2.2. Nguyên lý làm việc. 29

2.2.3. Bơm dầu. 30

2.2.4. Lọc dầu. 31

2.2.5. Vấn đề làm mát piston. 32

2.3. Hệ thống làm mát 32

2.3.1. Nguyên lý hoạt động. 34

2.3.2. Bơm nước. 34

2.3.3. Van hằng nhiệt 35

2.3.4. Két nước. 36

2.3.4. Quạt làm mát 37

2.3.5 Ly hợp quạt 38

2.4. Hệ thống thông hơi hộp trục khuỷu (PCV) 39

2.4.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống. 40

2.5. Hệ thống nhiên liệu. 42

2.5.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu. 43

2.5.2. Nguyên lý làm việc. 43

2.5.3. Bơm xăng. 43

2.5.4. Vòi Phun. 45

2.5.5. Ống phân phối 46

2.5.6. Lọc nhiên liệu. 46

2.5.7. Bộ điều hòa áp suất nhiên liệu. 47

2.5.8. Hệ thống điều khiển lượng phun xăng. 48

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ.. 49

3.1. Xây dựng đặc tính ngoài của động cơ. 49

3.2. Qui trình kiểm tra, bảo dưỡng và chẩn đoán động cơ. 51

3.2.1. Mục đích và ý nghĩa. 51

3.2.2. Kiểm tra sơ bộ động cơ. 52

3.2.3. Kiểm tra nước làm mát 53

3.3. Qui trình kiểm tra bảo dưỡng một số hệ thống. 54

3.3.1. kiểm tra hệ thống đánh lửa. 54

3.3.2. kiểm tra hệ thống bôi trơn. 56

3.3.3. Kiểm tra hệ thống làm mát 58

3.3.4. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu. 61

3.5. Một số hư hỏng và phương pháp khắc phục. 62

KẾT LUẬN.. 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 65

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, diện mạo đất nước đã có nhiều thay đổi. Hiện nay, rất nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu, lập quy trình kiểm tra, đánh giá các hệ thống, cụm, cơ cấu cho động cơ là hết sức cần thiết nhằm đưa ra phương thức khai thác và sử dụng động cơ tối ưu.

Đồ án tốt nghiệp là một nội dung quan trọng cho việc củng cố, hoàn thiện những kiến thức đã được trang bị trong suốt quá trình học, từ đó nâng cao khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc, khả năng tư duy khoa học, khả năng làm việc đòi hỏi cường độ cao, có kế hoạch. Qua đó giúp sinh viên hệ thống lại các kiến thức chuyên ngành đã học, đồng thời bổ sung những kiến thức mà bản thân còn thiếu sót trong quá trình học. Và đó là lý do em được giao đề tài “Khai thác động cơ 1KR – FE 1.0 trên xe Toyota Yaris

 Với điều kiện thời gian có hạn và cả những khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu nên đồ án của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót.

 Qua đây em xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo trong Khoa ô tô và đặc biệt là thầy giáo: TS…………… đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đồ án. Em rất mong nhận được những đóng góp và chỉ bảo của các thầy giáo để đồ án của em hoàn thiện hơn.

                                                                         TPHCM, ngày ... tháng ... năm 20....

                                                                         Sinh viên thực hiện

                                                                        .....................

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐỘNG CƠ 1KR - FE 1.0 TRÊN XE TOYOTA YARIS

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Yaris

1.1.1. Lịch sử ra đời

Ra mắt lần đầu từ cuối năm 2007 thì xe Toyota Yaris có thể nói là khá thành công khi bán thành công 12.000 bản tính đến thời điểm hiện tại. Nhưng do có lẻ sự tương đồng khá nhiều về các trang bị, động cơ, sự tiện nghi với người anh em Toyota Vios đã vô cùng thành công trước đó của mình mà Toyota Yaris có vẽ hơi kín tiếng.

1.1.2. Ngoại thất

Toyota Yaris có kích thước tổng thể là chiều dài x chiều rộng x chiều cao tương ứng là: 4145 x 1730 x 1475 (mm) cùng với chiều dài cơ sở 2550 (mm). Với kích thước này nếu nhìn xe có cảm giác bé hơn nhiều so với sedan nhưng cũng nhờ kích thước nhỏ gọn này mà tạo cảm giác thuận tiện khi xe quay đầu trong điều kiện đường thành phố chật hẹp nhất là khi tham gia giao thông trong đô thị.

Phần thân xe của Toyota Yaris trẻ trung, hiện đại hơn với những đường gờ, mặt lõm chạy dọc thân xe, bên dưới là bộ la – zăng đa chấu kích thước 15-inch được thiết kế 2 màu tương phản rất đẹp mặt.

1.1.4. Khả năng vận hành và tiêu thụ nhiên liệu

Với dung tích sử dụng của động cơ không cao nên khả năng vận hành của Toyota Yaris cực kì êm ái và cảm giác an toàn cho người ngồi lái.

Với sự kết hợp kiểu dáng bên ngoài cứng cáp và bộ ghế bộc chất liệu da êm ái, tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho người sử dụng

1.2. Khái quát về động cơ 1KR - FE 1.0

1.2.1. Khái quát chung về động cơ

Một loại động cơ 3 xi lanh do Daihatsu thiết kế, sản xuất từ năm 2004. Thay thế cho EJ - VE/DE và 1SZ - FE. Tất cả các động cơ KR có thể được coi là những sửa đổi khác nhau của động cơ, những động cơ này được sản xuất cùng một lúc cho các thương hiệu và mô hình khác nhau.

1.2.2. Các thông số kỹ thuật của động cơ.

Thông số kỹ thuật động cơ 1KR - FE như bảng 1.1.

1.3 Đặc điểm kết cấu động cơ 1KR-FE 1.0

1.3.1. Thân máy

Thân máy cùng với nắp xi lanh là nơi nắp đặt và bố trí hầu hết các cụm, các chi tiết của động cơ. Cụ thể trên thân máy bố trí xi lanh, hệ trục khuỷu, và các bộ phận truyền động để dẫn động các cơ cấu và hệ thống khác của động cơ như trục cam, bơm nhiên liệu, bơm nước, bơm dầu… 

1.3.2. Nắp máy

Nắp máy được ghép lên thân máy bằng một tấm gioăng. Bu lông nắp ghép xi lanh được siết đều theo trình tự và trị số lực siết nhất định để tránh rò rỉ khí cháy và hư hỏng gioăng nắp máy. Để đảm bảo độ kín khít, cần phải kiểm tra độ phẳng bằng mặt tiếp xúc của xi lanh và nắp xi lanh mỗi khi tháo hoặc lắp.

Nắp máy của động cơ 1KR - FE là dạng nắp chung một khối cho 3 xi lanh. Nó được chế tạo bằng hợp kim nhôm, có ưu điểm là nhẹ, tản nhiệt tốt, giảm được khả năng kích nổ. Nắp được lắp với thân máy qua đệm nắp máy bằng các gu giông.

1.3.3. Nhóm piston

Các chi tiết của piston bao gồm: piston, các xéc măng khí, xéc măng dầu, chốt piston.

Trong quá trình làm việc piston có nhiệm vụ bao kín buồng cháy, không cho khí cháy trong buồng cháy lọt xuống các te và ngăn không cho dầu bôi trơn từ các te lên buồng cháy. 

1.3.3.1. Piston

Nhiệm vụ: Piston là chi tiết quan trọng của động cơ, cùng với xi lanh và nắp xi lanh tạo thành buồng cháy.

Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc của piston là rất khắc nghiệt, trong quá trình làm việc của động cơ, piston chịu lực rất lớn, chịu áp suất và nhiệt độ rất cao và ma sát mài mòn lớn. Lực tác dụng và nhiệt độ cao do lực khí thể và lực quán tính gây ra ứng suất cơ học và ứng suất nhiệt trong piston.

1.3.3.2. Xéc măng

Có 2 loại xéc măng được lắp trên piston: xéc măng khí và xéc măng dầu.

Xéc măng khí có nhiệm vụ bao kín buồng cháy động cơ và ngăn không cho khí cháy lọt xuống các te.

Xéc măng dầu có nhiệm vụ ngăn không cho dầu dưới các te tràn lên buồng cháy.

1.3.4. Nhóm thanh truyền

1.3.4.1. Thanh truyền

Nhiệm vụ: Là chi tiết nối piston với trục khuỷu. Có tác dụng truyền lực tác dụng lên piston xuống khuỷu trục để làm quay trục khuỷu.

Điều kiện làm việc: Chịu tác dụng của lực khí thể trong lòng xi lanh. Chịu lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston.

1.3.4.2. Bạc lót thanh truyền

Bạc lót đầu to thanh truyền được cắt làm hai nữa chúng có thể lắp lẫn với nhau

Vật liệu chế tạo: Bạc lót đầu to thanh truyền được làm bằng hợp kim nhôm lớp phía trong được tráng lớp vật liệu chịu mòn.

1.3.6. Phân tích cơ cấu PT-TT lệch tâm

Trong quá trình hoạt động của động cơ, ở kì nén và nổ, lúc này piston chịu lực của lực khí thể từ trên xuống. piston chịu lực theo phương thẳng đứng còn thanh truyền thì đang nằm nghiên nên sẽ sinh ra lực ngang và khiến piston bị ép vào thành xi lanh, gây ra va đập, ma sát và mài mòn các chi tiết.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRÊN ĐỘNG CƠ 1KR - FE

2.1. Hệ thống phối khí VVT-i

Động cơ 1KR - FE sử dụng cơ cấu phân phối khí DOHC cơ bản, cơ cấu phân phối khí VVT-i bao gồm: Trục cam, dẫn động trục cam, xupap, lò xo xupap. Cơ cấu phân phối khí VVT-i sử dụng 4 xupap cho cho 1 xi lanh để thực hiện quá trình đóng mở các cửa nạp, xả có độ chính xác cao.

2.1.1. Trục cam

Bộ phận chính của một trục cam là các vấu cam. Khi trục cam quay tròn, các vấu cam sẽ điều chỉnh các xupap nạp, thải vào các thời điểm thích hợp của piston. Hình dạng của các vấu cam liên quan trực tiếp đến cách thức làm việc của động cơ ở các dải tốc độ khác nhau.

2.1.2. Dẫn động trục cam

Trục cam của động cơ 1KR - FE được dẫn động bằng xích. Nhằm đảm bảo độ chính xác khi khi truyền động từ trục khuỷu dẫn lên nắp máy. Đảm bảo gọn gàng truyền lực tốt điều chỉnh dễ dàng. Trên trục cam nạp, bánh xích có nhiều điểm cải tiến hơn so với bánh xích ở các cơ cấu phân phối khí thông thường. 

2.1.4. Xupap

Xupap là loại van đóng mở đặc biệt hình nấm nên còn gọi là nấm. Mỗi động cơ có một số lượng xupap nạp và xupap xả, đặt trong nắp máy để điều chỉnh hòa khí ra vào động cơ.

Đầu xupap xoè ra như tán nấm, hình đĩa. Vành đĩa được mài bóng và làm vát mặt nón, có góc đỉnh 90 độ hoặc 120 độ.

2.1.5. Cơ cấu phân phối khí VVT-i

Hệ thống VVT-i (Thời gian van biến thiên - thông minh) cho phép thay đổi thời gian van một cách ổn định tùy theo điều kiện hoạt động của động cơ. Điều này đạt được bằng cách quay trục cam nạp si với đĩa truyền động trong khoảng 40-60 độ (góc quay trục khuỷu).

Bộ truyền động điều khiển van biến thiên:

VVT với rô to có cánh được lắp vào trục cam nạp. Khi động cơ dừng, chốt khóa giữ rô to ở vị trí hãm tối đa để khởi động bình thường.

2.1.7. Các chế độ làm việc của hệ thống

Chạy không tải:

Ở chế độ không tải công sinh ra chỉ để thắng lực ma sát nên tốc độ động cơ thấp và khi có sự tăng tải bất ngờ thì động cơ dễ bị chết máy. Chế độ này hòa khí nạp vào xi lanh động cơ ít nên các van nạp mở muộn. Lúc này góc trùng điệp mở, lương khí thải tối thiểu đi qua đường nạp.

Tải trọng thấp:

Khi ở chế độ tải trọng thấp, áp suất trên đường khí nạp thấp nên có xu hướng hút khí xả trên đường ống xả lại nên thời điểm thời điểm phối khí của trục cam nạp cũng được làm trễ lại và góc trùng điệp giảm đi. Ở chế độ này tốc độ của động cơ chạy ổn định.

Nhiệt độ thấp:

Khi ở chế độ này động cơ làm việc ổn định nên pha phối khí được điều chỉnh mở góc trùng điệp để giảm thất thoát nhiên liệu và tiết kiệm nhiên liệu của động cơ.

2.2. Hệ thống bôi trơn

Động cơ 1KR - FE sử dụng hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức để đưa dầu đi bôi trơn các bề mặt ma sát và làm mát các chi tiết. Dầu bôi trơn được lọc toàn phần. Hệ thống bôi trơn gồm có: bơm dầu, lọc dầu, cácte dầu và đường ống dẫn dầu.

2.2.1. Sơ đồ hệ thống

Động cơ 1KR - FE sử dụng hệ thống bôi trơn cưỡng bức loại bôi trơn các te ướt bởi toàn bộ lượng dầu bôi trơn được chứa trong các te của động cơ, chi tiết đều được bôi trơn đầy đủ bằng lưu lượng và áp suất dầu thích hợp do bơm dầu cung cấp đến bề mặt làm việc của các chi tiết để bôi trơn và làm mát các chi tiết chuyển động của động cơ.

2.2.2. Nguyên lý làm việc

Khi động cơ làm việc, dầu từ các te được bơm hút qua phao lọc dầu, qua ống dẫn dầu đến bầu lọc dầu thô vào ống dẫn dầu chính. Từ ống dẫn dầu chính, dầu sẽ theo các ống dẫn dầu nhánh, đi bôi trơn cho cỗ trục cam, trục đòn mở và bạc cổ trục chính rồi qua lỗ và rãnh ở trong trục khuỷu để bôi trơn bạc đầu to thanh truyền và các cổ trục còn lại của trục khuỷu. 

2.2.3. Bơm dầu

Bơm dầu có nhiệm vụ cung cấp dầu dưới áp suất cao vào đường dầu chính của động cơ và đến két làm mát.

Hệ thống bôi trơn của động cơ sử dụng kiểu bơm bánh răng ăn khớp trong. Bánh răng bị động quay theo bánh răng chủ động, tạo chân không giữa bánh răng và vỏ bơm. Dầu bôi trơn được hút từ các te qua luới lọc chạy theo vỏ bơm và được đưa đến các đường dầu bôi trơn để bôi trơn các chi tiết. Hiệu suất sẽ thay đổi theo khe hở giữa bánh răng và vỏ bơm, cản đường ống, tốc độ động cơ, loại dầu dầu bôi trơn bôi trơn.

2.2.5. Vấn đề làm mát piston

Như chúng ta đã biết, trong quá trình hoạt động thì động cơ gây ra hàng vụ nổ, mỗi giây piston chuyển động lên xuống sinh ra lực để quay trục khuỷu. Nhiệt lượng sinh ra trong các vụ nổ khiến động cơ lan tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu piston không được làm mát kịp thời, thì sẽ bị quá nhiệt và gây ra ma sát lớn, dầu nhớt mất đi tác dụng bôi trơn, piston bị bó kẹt, gây hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ.

2.4. Hệ thống thông hơi hộp trục khuỷu (PCV)

Trong quá trình làm việc của động cơ, dù đã có xéc măng bao nhưng vẫn có một lượng khí nhỏ lọt xuống hộp trục khuỷu. Vì vập hộp trục khuỷu lọt khí thường có 70 – 80 % là không khí cháy có thể là hơi nước và các khí thải điều này xảy ra một số hư hại như sau:

+ Làm bẩn dầu bôi trơn và làm dầu bôi trơn bị biến chất do những tạp chất có trong khí cháy

+ Sự chuyển động tịnh tiến của piston khó hơn do khí cháy lọt xuống phía dưới làm cho áp suất phía dưới pít tông tăng cao.

2.4.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống

2.4.1.1. Nguyên lý  

Toàn bộ khí ở hộp trục khuỷu sẽ được hệ thống thông khí PCV đưa về đường ống nạp chung với lượng khí nạp mới của động cơ để đốt cháy.

2.4.1.2. Van PCV

Van PCV sử dụng lực hút chân không của động cơ để hút hết lượng khí xót trong hộp trục khuỷu, sau đo đẩy hết lượng khí vào đường ống nạp và đẩy vào buồng đốt để đốt cháy lại.

2.5. Hệ thống nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu động cơ có chức năng cung cấp nhiên liệu cho động cơ, ở những trạng thái hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó hệ thống nhiên liệu giúp loại bỏ tạp chất có trong nhiên liệu. Trên động cơ 1KR - FE sử dụng hệ thống phun nhiên liệu đa điểm (MPFI).

2.5.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu

Sơ đồ hệ thống nhiên liệu của động cơ 1KR – FE như hình 2.32.

2.5.3. Bơm xăng

Bơm xăng là loại bơm cánh gạt được đặt trong thùng xăng, do đó loại bơm này ít sinh ra tiếng ồn và rung động hơn so với loại bơm đặt trên đường ống. Các chi tiết chính của bơm bao gồm: Mô tơ, hệ thống bơm nhiên liệu, van một chiều, van an toàn và bộ lọc được gắn liền thành một khối.

Ðiều khiển bơm nhiên liệu:

Bơm nhiên liệu chỉ hoạt động khi động cơ đang chạy. Ðiều này tránh cho nhiên liệu không bị bơm đến động cơ trong trường hợp khóa điện bật ON nhưng động cơ chưa chạy.

2.5.5. Ống phân phối

 Đường ống phân phối phân phối nhiên liệu đến các kim phun được bắt vào đó. Nó cũng có chức năng hấp thụ các dao động nhỏ của áp suất nhiên liệu chảy ra trong quá trình phun.

2.5.7. Bộ điều hòa áp suất nhiên liệu

Bộ điều hoà áp suất nhiên liệu là một van điều hoà áp suất với chức năng duy trì sự không đổi của áp suất nhiên liệu theo chân không của cổ góp nạp. Vùng không gian bên trong của bộ điều hoà áp suất nhiên liệu được phân chia bởi một màng bên trong là buồng lò xo và buồng nhiên liệu. Nhiên liệu cung cấp từ bơm đi vào buồng nhiên liệu qua ống phân phối. 

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ

3.1. Xây dựng đặc tính ngoài của động cơ

- Các đường đặc tính tốc độ ngoài của động cơ là những đường con biểu diễn sự phụ thuộc của ác đại lượng công suất, mô men và suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ theo số vòng quay của trục khuỷu động cơ. Các đường đặc tính này gồm:

+ Đường công suất: Ne

+ Đường mô-men xoắn Me

Ta có:

Nemax = 51 (KW), ứng với số vòng quay lớn nhất của động cơ neN = 6000 v/p

MeN = 93 (Nm)

* Kêt luận: Dựa vào đồ thị ta có thể xác định được vùng làm việc ổn định của xe nằm trong khoảng  4000÷6000 vòng/phút, trong khoảng đó khi  Ne giảm thì Me tăng nên xe vẫn đảm bảo tăng sức kéo và làm việc tốt.

Động cơ làm việc hoàn toàn ổn định, phù hợp với môi trường và điều kiện ở việc nam.

3.2. Qui trình kiểm tra, bảo dưỡng và chẩn đoán động cơ

3.2.1. Mục đích và ý nghĩa

3.2.1.1. Mục đích

Mục đích của kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật là duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của động cơ, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo cho quá trình vận hành khai thác động cơ với độ tin cậy cao.

3.2.1.2. Ý nghĩa

 Dựa vào kiến thức đã học lập quy trình kiểm tra các hệ thống của động cơ, đánh giá tình trạng kỹ thuật, nhận biết các hư hỏng và đưa ra phương pháp khắc phục.

Nâng cao khả năng thực hành, tiếp xúc, sử dụng các dụng cụ thiết bị đo chuyên dùng.

3.2.2. Kiểm tra sơ bộ động cơ

Kiểm tra mức dầu động cơ:

Với động cơ đang ở nhiệt độ vận hành, hãy kiểm tra mức dầu động cơ trên que thăm dầu.

- Để đọc chính xác mức dầu trên que, động cơ phải được để ở nơi bằng phẳng. Sau khi tắt động cơ, hãy đợi vài phút để dầu chảy về đáy của động cơ.

- Kéo que thăm dầu ra và dùng một miếng giẻ lau sạch nó.

Kiểm tra chất lượng dầu trong động cơ

+ Kiểm tra dầu để tìm sự xuống cấp, ô nhiễm nước, đổi màu và độ nhớt. Nếu chất lượng dầu kém thì hãy thay dầu mới.

+ Cấp dầu : 20W – 50 và 15W – 40

+ Dầu động cơ đa cấp SL hoặc SM cấp API 10W – 30 và 5W – 30

3.2.3. Kiểm tra nước làm mát

Có 2 loại nước làm mát động cơ. Một loại chống ăn mòn còn loại kia vừa chống ăn mòn vừa chống đóng băng. Cả 2 loại nước làm mát này đều bị giảm tính năng do nhiệt độ và sự thay đổi hoá học trong quá trình sử dụng, nên chúng cần phải thay thế định kỳ.

3.3. Qui trình kiểm tra bảo dưỡng một số hệ thống

3.3.1. Kiểm tra hệ thống đánh lửa

Kiểm tra hệ thống đánh lửa như bảng 3.1.

Qui trình kiểm tra:

Bước 1: Kiểm tra điện áp ắc quy.

+ Dụng cụ đo

Dùng đồng hồ VOM đo điện áp ắc quy. Giá trị điện áp ắc quy từ 12,7V là đạt tiêu chuẩn.

Bước 2: Kiểm tra bugi

Trước tiên cần chờ động cơ nguội mới tiến hành tháo bugi, hãy vệ sinh các vết bẩn xung quanh bugi trước.

Bước 4: Kiểm tra dây cao áp

Kiểm tra đường đi của dây cao áp, xem các đường dây có chạm vào các bộ phận khác khiến rò rĩ điện

Kiểm tra tình trạng dây xem có bị bong tróc hay nứt gì không

Kiểm tra cách điện xung quanh dây. Tìm kiếm hư hỏng do nhiệt độ cao từ khoang động cơ.

3.3.2. kiểm tra hệ thống bôi trơn   

Qui trình kiểm tra:

Bước 1: kiểm tra mức dầu động cơ bằng ve thăm dầu

Khởi động động cơ từ 2-3 phút để làm nóng động cơ

Dùng que thăm dầu kiểm tra: trên que thăm dầu nhà sản xuất có đánh dấu  vạch dầu bôi trơn. Mức dầu nằm trong khoảng giữa là đạt yêu cầu.

Bước 2 : Kiểm tra chất lượng dầu bôi trơn

Chất lượng bôi trơn kém thì nên thay dầu mới.

Bước 3 : Kiểm tra lọc dầu

Nếu như có thay dầu bôi trơn, thì thay luôn lọc dầu.

Quy trình kiểm tra:

Bước 1: Kiểm tra nước làm mát

Quan sát bình nước phụ, trên bình nước phụ có vạch F(full) và L(low). Mức nước nằm giữa khoảng F và L là đạt yêu cầu

Bước 3: Kiểm tra van hằng nhiệt

Đầu tiên xả nước làm mát ra

Tháo đầu ống nước làm mát đến bơm nước

Tháo đường ống dẫn có chưa van hằng nhiệt và tháo van ra

Kiểm tra độ mở của van hằng nhiệt theo nhiệt độ

Bước 5: Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát cảm biến nhiệt độ nước làm mát loại nhiệt điển trở âm. Khi nhiệt độ càng tăng điện trở sẽ giảm.

Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước bằng đồng hồ VOM

+ Nhúng đầu cảm biến vào nước nóng

+ Chỉnh thang đo điện trở, đo 2 chân của cảm biến.

=> Nếu đồng hồ VOM báo điện trở giảm dần khi nhiệt độ nước đang giảm dần. Chứng tỏ cảm biến còn hoạt động bình thường.

3.5. Một số hư hỏng và phương pháp khắc phục

Một số hư hỏng và phương pháp khắc phục như bảng 3.2.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian được giao đồ án với sự giúp đỡ tận tình của Thầy: TS…………… trong bộ môn động cơ, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời gian. Với nhiệm vụ được giao, đồ án đã giải quyết các vấn đề sau:

1. Giới thiệu chung về xe Toyota Yaris và phân tích kỹ thuật động cơ 1KR - FE 1.0 trên xe Toyota Yaris.

2. Phân tích các hệ thống và nguyên lý làm việc của động cơ 1KR - FE 1.0.

3. Xây dựng đặc tính ngoài và bảo dưỡng sửa chữa động cơ.

Do điều kiện về thời gian và điều kiện về thực tế cũng như khả năng của bản thân có hạn nên đồ án không tránh được những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp của các thầy và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy: TS…………… đã giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án và các thầy trong Bộ môn động cơ, Khoa Ô Tô đã giúp đỡ em trong quá trình học tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Trạng, Động cơ đốt trong 1 và 2, Trường ĐH sư phạm kỹ thuật.

2. Nguyễn Tấn Lộc, Giáo trình thực tập động cơ 1, Trường DH sư phạm kỹ thuật.

3. Nguyễn Văn Toàn, Giáo trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, Trường ĐH sư phạm kỹ thuật.

4. Tài liệu động cơ Toyota dòng KR.

5. Tài liệu bảo dưỡng động cơ 1KR - FE.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"