ĐỒ ÁN KHAI THÁC ĐỘNG CƠ 4JA1-L TRÊN XE DU LỊCH ISUZU HILANDER V-SPEC

Mã đồ án OTTN002020587
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bên ngoài động cơ 4JA1-L, bản vẽ mặt cắt động cơ 4JA1-L, bản vẽ mặt cắt bơm cao áp, bản vẽ các nguyên công kiểm tra điều chỉnh thay thế các chi tiết động cơ 4JA1-L, bản vẽ đồ thị tính toán kiểm nghiệm động cơ); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... HAI THÁC ĐỘNG CƠ 4JA1-L TRÊN XE DU LỊCH ISUZU HILANDER V-SPEC.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................. 1

A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 3

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 3

2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3

4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 3

5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................... 3

6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3

7. Giá trị của đề tài........................................................................................ 3

B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................. 4

CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ................................... 4

1.1. Giới thiệu chung xe ISUZU HILANDER V-SPEC................................. 4

1.2. Phân tích kết cấu động cơ 4JA1-L.......................................................... 7

1.2.1. Cơ cấu khuỷu trục, thanh truyền, piston............................................. 9

1.2.2. Cơ cấu phân phối khí........................................................................ 11

1.2.3. Hệ thống nhiên liệu........................................................................... 12

1.2.4. Hệ thống bôi trơn.............................................................................. 14

1.2.3. Hệ thống làm mát.............................................................................. 15

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN, KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ...................... 16

2.1. Đặc điểm kiết cấu và thông số kỹ thuật của đông cơ............................ 16

2.2. Tính toán chu trình công tác................................................................ 17

2.2.1. Mục đích........................................................................................... 17

2.2.2. Chọn các số liệu ban đầu .................................................................. 17

2.2.3. Tính toán các chu trình công tác....................................................... 22

2.2.4. Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác............................ 27

2.3. Đường đặc tính ngoài động cơ.............................................................. 35

2.3.1. Khái quát đường đặc tính ngoài........................................................ 35

2.3.2. Thứ tự dựng các đường đặc tính ngoài............................................... 35

2.4. Tính toán động lực học......................................................................... 38

2.4.1. Mục đích........................................................................................... 38

2.4.2. Tính toán........................................................................................... 38

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG-SỮA CHỮA ĐỘNG CƠ ........................... 49

3.1. Bảo dưỡng động cơ.............................................................................. 49

3.1.1. Các cấp bảo dưỡng và những việc cần thực hiện............................... 49

3.1.2. Thao tác bảo dưỡng và những việc thực hiện.................................... 51

3.2. Kiểm tra, sữa chữa động cơ ................................................................. 59

3.2.1. Nắp quilat......................................................................................... 59

3.2.2. Thân xilanh ...................................................................................... 62

3.2.3. Trục cò mổ và cò mổ......................................................................... 63

3.2.4. Lò xo xupap...................................................................................... 64

3.2.5. Đế xupap.......................................................................................... 65

3.2.6. Ống lót xilanh................................................................................... 65

3.2.7. Con đội và đũa đẩy........................................................................... 69

3.2.8. Trục cam........................................................................................... 70

3.2.9 Bạc lót và trục khuỷu......................................................................... 72

3.2.10 Piston............................................................................................... 76

3.3. Một số hư hỏng và phương pháp khắc phục........................................ 79

C. KẾT LUẬN .......................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 91

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều đó tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho chúng ta trên con đường phát triển. Với vị trí là một nước đi sau, chịu nhiều hậu quả chiến tranh nên để không bị tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới chúng ta cần đi tắt, đón đầu, tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, và ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành có vị trí then chốt như vậy.

Trong những năm gần đây ngành công nghiệp ôtô của nước ta có những bước phát triển lớn, sản lượng ôtô sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu không ngừng tăng lên, các công ty ôtô trong nước và các liên doanh với các tập đoàn ôtô nước ngoài được mở rộng về quy mô và số lượng, cùng với đó là những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới được áp dụng trên ôtô cũng đã có mặt. Vì vậy việc tìm hiểu các kỹ thuật này và lập các quy trình chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng để từ đó có thể thiết kế mới hoặc cải tiến là nhiệm vụ của các kỹ sư ngành cơ khí ôtô.

Với mục tiêu như vậy tôi đã chọn để thực hiện đồ án “Khai thác động cơ 4JA1-L trên xe du lịch ISUZU HILANDER V-SPEC’’

Bằng những kiến thức đã được học trong nhà trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn và sự quan tâm của khoa ô tô đã giúp tôi hoàn thành đồ án này. Vì kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đồ án không tránh khỏi những sai soát, mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.

Đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần:

A.Phần mở đầu

B.  Phần nội dung

Chương 1: Phân tích kết cấu động cơ 4JA1-L trên xe du lịch  HILANDER V-SPEC.

Chương 2: Tính toán kiểm nghiệm động cơ 4JA1-L.

Chương 3: Bảo dưỡng, sữa chữa động cơ 4JA1-L trên xe du lịch  HILANDER V-SPEC.

C.Kết luận và kiến nghị.  

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy: ThS………….., các thầy trong khoa ô tô đã giúp tôi hoàn thành đồ án này.

                                                                     TP, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20….

                                                                     Học viên thực hiện

                                                                .......................

CHƯƠNG I

PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ 4JA1-L TRÊN XE ISUZU HILANDER V-SPEC

1.1. Giới thiệu chung xe ISUZU HILANDER V-SPEC.

Thông số kỹ thuật cơ bản của xe như bảng 1.1.

1.2. Phân tích kết cấu động cơ 4JA1-L.

Thông số động cơ như bảng 1.2.

1.2.1. Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền.

1.2.1.1 Nắp máy.

Nắp máy là nơi bố trí đường nạp, đường thải, khoang chứa nước làm mát, đường dầu bôi trơn, đồng thời làm giá đỡ, ổ đỡ cho một số bộ phận và chi tiết khác. Phía dưới nắp máy có phần lõm để cùng với pít tông, xy lanh tạo nên buồng cháy.

1.2.1.2 Thân máy.

Thân máy là giá đỡ cho hầu hết các cụm, cơ cấu , hệ thống của động cơ.

Tuỳ thuộc vào kiểu dáng động cơ và bố trí xy lanh mà thân máy có hình dáng khác nhau.

1.2.1.3 Nhóm pít tông.

a. Pít tông.

Pít tông có tác dụng nhận lực khí thể làm quay trục khuỷu và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, xả.

Đỉnh pít tông có các dạng: đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm.

Đầu pít tông có gia công các rãnh để lắp xéc măng khí và xéc măng dầu.

1.2.1.5 Trục khuỷu.

Trong cơ cấu khuỷu trục-thanh truyền, trục khuỷu là chi tiết cuối cùng của cơ cấu có nhiệm vụ truyền lực cho hệ thống truyền lực dưới dạng mô men xoắn và để  thực hiện một số chức năng khác.

1.2.2. Cơ cấu phân phối khí.

Cơ cấu phối khí của động cơ kiểu xu páp treo, cơ cấu phối khí gồm:

- Bánh răng dẫn động, trục cam, các con đội, các đũa đẩy, đòn gánh, cơ cấu xupáp, các xupáp.

Cò mổ: là chi tiết truyền lực trung gian, một đầu tiếp xúc với đũa đẩy đầu kia tiếp xúc với đuôi xupap. Khi trục cam nâng con đội lên, đũa đẩy đẩy một đầu của đòn bẩy đi lên, đầu kia của đẩy nén lò xo xupap xuống và mở xupap.

1.2.3. Hệ thống nhiên liệu.

1.2.3.1. Nhiệm vụ.

Hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel có những nhiệm vụ sau:

+ Chứa nhiên liệu dự trữ, đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian quy định.

+ Lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu.

+ Cung cấp lượng nhiên liệu cần thiết cho mỗi chu trình ứng với chế độ làm việc quy định của động cơ.

1.2.3.2. Yêu cầu.

Cấu tạo của hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:

+ Bền và có độ tin cậy cao.

+ Dễ chế tạo, giá thành chế tạo rẻ.

+ Dễ dàng và thuận tiện trong việc bảo dưỡng, sửa chữa.

1.2.5. Hệ thống làm mát.

     Hệ thống làm mát sử dụng nước nguyên chất có pha chất phụ gia chống gỉ. Két làm mát lắp trên phía đầu xe, két làm mát có đường nước vào từ van hằng nhiệt và có đường nước ra đến bơm, trên két nước có các giàn ống dẫn nước gắn cánh tản nhiệt.

CHƯƠNG II

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐÔNG CƠ

2.1 Đặc điễm kết cấu và thông số kỹ thuật động cơ.

Thông số động cơ như bảng 2.1.

2.2 Tính toán chu trình công tác.

2.2.1 Mục đích.

Mục đích của việc tính toán chu trình công tác là xác định các chỉ tiêu về kinh tế, hiệu quả của chu trình công tác và sự làm việc của động cơ.

2.2.2 Chọn các số liệu ban đầu.

Khi tính toán, người ta thường lấy giá trị Tr ở cuối quá trình thải cưỡng bức.

Giá trị của Tr phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tỷ số nén , thành phần hỗn hợp , số vòng quay n, góc phun sớm nhiên liệu.

Đối với động cơ diesel .

a. Độ sấy nóng khí nạp  

Trên đường vào xy lanh động cơ, khí nạp tiếp xúc với các chi tiết có nhiệt độ cao của động cơ nên nhiệt dộ của nó tăng. Độ tăng nhiệt độ đó gọi là độ sấy nóng khí nạp .

Giá trị  phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kết cấu thiết bị sấy nóng, kết cấu và cách bố trí của đường nạp, đường thải, số vòng quay n, hệ số dư lượng không khí a… Trong các yếu tố thì tốc độ quay và cách bố trí các đường nạp và thải có ảnh hưởng quyết định đến giá trị của .

h. Nhiệt trị thấp của nhiên liệu QT

Nhiệt trị thấp của nhiên liệu là nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng hoặc thể tích nhiên liệu khoogn kể đén nhiệt ẩm hóa hơi của nước chứa trong sản vật cháy. Với nhiên liệu thể lỏng, QT thường được tính với 1 kg nhiên liệu. 

Giá trị của n2 được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như dùng công thức kinh nghiệm hoặc chọn bằng số liệu thực nghiệm.

Hệ số thực nghiệm n2 đối với động cơ diesel có buồng cháy phân chia là  n= 1, 2 - 1,3. Ta chọn n= 1, 2 

2.2.3 Tính toán các quá trình công tác.

2.2.3.1 Tính toán quá trình trao đổi khí.

a. Mục đích.

Xác định các thông số chủ yếu cuối quá trình nạp như áp suất cuối quá trính nạp pa và nhiệt độ cuối quá trình nạp Ta.

b. Thứ tự tính toán.

Khi kiểm nghiệm động cơ có sẵn, giá trị của pk đã được biết trước, khi thiết kế thì phải chọn pk trong khoảng 0,15 - 0,20. Ta chọn pk = 0,15 MPa

+ k=1,4: Chỉ số đoạn nhiệt của không khí.

+ v=0,8 ÷ 0,88: Hệ số quét buồng cháy. Giá trị vủa v phụ thuộc vào giá trị của pk và các góc mở sớm, đóng muộn của các xu páp. Buồng cháy càng được quét sạch thì giá trị của v càng thấp. Chọn v=0,8.

Nhiệt độ cuối quá trình nạp Ta:

Thay số ta được: Ta = 302,5576K

Khi tăng áp bằng tua bin khí, ta có thể coi áp suất pT và nhiệt độ của khí khi vào tua bin bằng áp suất pr và nhiệt độ của khí sót.

2.2.3.2 Tính toán quá trình nén.

a. Mục đích.

Xác định các thông số như áp suất pc và nhiệt độ Tc ở cuối quá trình nén.

b.Thứ tự tính toán.

Áp suất cuối quá trình nén: 1,9043 MPa

2.2.3.3 Tính toán quá trình cháy.

a. Mục đích.

Xác định các thông số của quá trình cháy như áp suất pz và nhiệt độ Tz.

b. Thứ tự tính toán.

Việc tính toán được chia làm 2 giai đoạn như sau:

Tính toán tương quan nhiệt hóa

Mục đích việc tính toán tương quan nhiệt hóa là xác định những đại lượng đặc trưng cho quá trình cháy về mặt nhiệt hóa để làm cơ sở cho tính toán nhiệt động.

2.2.3.4 Tính toán quá trình dãn nở.

a. Mục đích.

Xác định các giá trị áp suất pb và nhiệt độ Tb ở cuối quá trình dãn nở.

b. Thứ tự tính toán.

Nhiệt độ cuối quá trình dãn nở: Tb = 839,729 MPa

2.2.4 Xác định các thông số đánh giá chu trình công tác và sự làm việc của động cơ.

2.2.4.1 Các thông số chỉ thị.

Đó là những thông số đặc trưng cho chu trình công tác của động cơ. Khi xác định các thông số chỉ thị, ta chưa kể đến các dạng tổn thất về công mà xét các tổn thất về nhiệt. các thông số cần tính bao gồm:

a. Áp suất chỉ thị trung bình lý thuyết pi':

Thay số vào ta được: pi' = 0,5370 MPa

b. Áp suất chỉ thị trung bình thực tế pi:

Đối với động cơ 4 kỳ: pi = p'i .jđ  [MPa]

Ta chọn jđ = 0,90.

Thay số vào ta có:  

2.2.4.2 Các thông số có ích.

Các thông có ích là những thông số đặc trưng cho sự làm việc của động cơ. Để xác định các thông số đó, ta sử dụng kết quả tính toán các thông số chỉ thị ở mục trên và xác định giá trị của áp suất tổn hao cơ khí trung bình p.

2.2.4.3 Dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác.

a. Khái quát

Đồ thị công chỉ thị là đồ thị biểu diễn các quá trình của chu trình công tác xảy ra trong xy lanh động cơ trên hệ toạ độ p-V. Việc dựng đồ thị được chia làm hai bước: dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết và hiệu chỉnh đồ thị đó để được đồ thị công chỉ thị thực tế.

b. Dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết

Ở đồ thị công chỉ thị lý thuyết, ta thay chu trình chu trình thực tế bằng chu trình kín a-c-z-b-a. Trong đó quá trình cháy nhiên liệu được thay bằng quá trình cấp nhiệt đẳng tích cz, quá trình trao đổi khí được thay bằng quá trình rút nhiệt đẳng tích ba.

Thống kê giá trị của các thông số đã tính ở các quá trình như áp suất khí thể ở các điểm đặc trưng pa, pc, pz, pb, chỉ số nén đa biến trung bình n1, chỉ số dãn nở đa biến trung bình n2, tỷ số nén e, thể tích công tác Vh, thể tích buồng cháy Vc. Ta xác định được tọa độ của các điểm đặc trưng như bảng.

Hiệu chỉnh đồ thị công chỉ thị lý thuyết thành đồ thị công chỉ thị thực tế

Để được đồ thị công chỉ thị thực tế a' - c' - c" - z' - z" - b' - b" – b"' - a', ta gạch bỏ các diện tích  I, II, III, IV trong đồ thị lý thuyết.

Các góc hiệu chỉnh cơ bản của đường đồ thị công p – V :

Góc phun sớm: 120

Quá trình thải:

+ Góc mở sớm xu páp thải 540

+ Góc đóng muộn xu páp thải 260.

Quá trình nạp:

+ Góc mở sớm xu páp nạp 24,50;

+ Góc đóng muộn xu páp nạp 55,50.

2.3 Tính toán và xây dựng đường đặc tính ngoài động cơ.

2.3.1 Khái quát đường đặc tính ngoài.

Đặc tính ngoài là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của các chỉ tiêu như công suất có ích Ne, mô men xoắn có ích Me, lượng tiêu hao nhiên liệu trong một giờ Gnl và suất tiêu hao nhiên liệu có ích ge vào số vòng quay của trục khuỷu n [v/ph] khi động cơ hoạt động.

2.3.2 Thứ tự dựng các đường đặc tính.

Để dựng đường đặc tính, ta chọn trước một số giá trị trung gian của số vòng quay n trong giới hạn giữa nmin và nmax rồi tính các giá trị biến thiên tương ứng của Ne, Me, Gnl, ge.

Chọn nmin = 700 [vòng/phút] và nmax = 3900 [vòng/phút].

Kết quả tính toán được thống kê thành bảng như bảng 2.4.

2.4 Tính toán động lực học.

2.4.1 Mục đích.

Nhằm xác định quy luật biến thiên của lực khí thể, lực quán tính và hợp lưc tác dụng lên pit tong cũng như các lực pháp tuyến và tiếp tuyến tác dụng lên bề mặt cổ khuỷu. Từ các đồ thị véc tơ phụ tải ta biết được một cách định tính tình trạng chịu lực của bề mặt và mức độ đột biến của tải thông qua hệ số va đập.

2.4.2 Tính toán động lực học.

Triển khai đồ thị công chỉ thị p – V thành đồ thị lực khí thể Pk tác dụng lên pít tông theo góc quay α.

Đồ thị công chỉ thị thể hiện sự biến thiên áp suất tuyệt đối bên trong xilanh theo sự thay đổi của thể tích xy lanh trong suốt một chu trình công tác .

Về phía dưới trục hoành đồ thị công p - V vẽ nửa dưới vòng tròn đường kính AB bằng khoảng cách từ ĐCT tới ĐCD trên đồ thị p - V, tâm 0, (đường kính AB này tương ứng với S = 2R của động cơ thực); A tương ứng với ĐCT.

Lần lượt dựng góc a lớn dần (ví dụ a = 150, 300, 450, 600, ...) và tiến hành tương tự như trên ta được tập hợp các giao điểm trên  đồ thị Pk - a.

Nối các giao điểm nhận được bằng đường cong liên tục ta được đồ thị  biến thiên của lực khí thể theo góc quay a của khuỷu trục trong một chu trình công tác của xy lanh.

1. Quy dẫn khối lượng chuyển động:

a. Khối lượng chuyển động tịnh tiến mj.

Khối lượng chuyển động tịnh tiến mj được xác định theo biểu thức: mj = mp + mc + mg + m1+mx     [kg]

b. Khối lượng thanh truyền.

Toàn bộ khối lượng thanh truyền được quy dẫn về đường tâm đầu nhỏ (tham gia chuyển động tịnh tiến) và về đường tâm đầu to (tham gia chuyển động quay) theo  nguyên lý sau:

mth = m1 + m2

m1.l1 = m2 .l2

* Đồ thị vectơ phụ tải cổ khuỷu:

Phản ánh sự tác dụng của lực T, Z, và Pr2 lên bề mặt cổ khuỷu thông qua bạc trong một chu trình công tác của xy lanh,

Đây là dạng đồ thị đặc biệt, không hoàn toàn là dạng độc cực thuần túy. Bởi vậy, để có hình ảnh trực quan hơn, ta triển khai thành đồ thị trong hệ toạ độ Đề các Qck-a.

* Đồ thị vtpt triển khai:

Trục hoành thể hiện góc quay a được tịnh tiến từ trục hoành của hai đồ thị trên xuống phía dưới.

Dựa vào bảng biến thiên ta tính được: Qcktb = 0,003801 (MN)

Trên đtvtpt cổ khuỷu, vẽ vòng tròn tượng trưng cho bề mặt và chia thành 24 phần.

Tính hợp lực SQ' của tất cả các lực tác dụng lần lượt lên các điểm 0, 1, 2, 3... , ký hiệu tương ứng là SQ0' ,  ,..., Qi’,... ghi trị số lực và phạm vi tác dụng lên bảng với giả thiết là lực SQi' tác dụng đều lên tất cả các điểm trong phạm vi 1200, tức là về mỗi phía của điểm chia là 600 (nếu chia vòng tròn tượng trưng bề mặt cổ khuỷu thành 24 điểm thì mỗi phần ứng với 150, tức là từ điểm tính tính toán, lực tác dụng đều lên mỗi phía thêm 4 điểm nữa là như nhau, tất cả có 9 điểm chịu lực tác dụng như nhau với mỗi điểm tính toán).

Ta biết rằng lực tiếp tuyến gây nên mô men làm quay các khuỷu của trục khuỷu và truyền ra ngoài mà ta quen gọi là mô men xoắn Me, ta có:

Me = Mi.ηcơ = T. R. ηcơ.

Do ta giả thiết rằng η đối với mỗi động cơ tại mỗi chế độ làm việc là hằng số nên quy luật biến thiên của T chính là quy luật biến thiên của Mi và Me. Bởi vậy, đối với động cơ 1 xy lanh, đồ thị biến thiên của lực tiếp tuyến T với tỷ lệ xích μT (MN/mm) sẽ chính là đồ thị biến thiên của Me với tỷ lệ xích:

μMe = μT.R. ηcơ. 106 (Nm/mm)

Cần chú ý tới dấu đại số của các lực Ti khi tính

T = T1 + T2 + T3.... + Ti.

Dựa trên kết quả tính, chọn tỷ lệ xích μT = 0,00008 (MN/mm)

Xác định mô men xoắn có ích Metb:

Metb = T∑tb. R. ηcơ. 106 [Nm]

Thực ra đồ thị T - α chính là đồ thị Me - α với tỷ lệ xích mới:

μMe = μT. R. 106 (Nm/mm)

CHƯƠNG III

BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ 4JA1-L TRÊN XE ISUZU HILANDER V-SPEC

3.1 Bảo dưỡng động cơ

3.1.1  Các cấp bảo dưỡng và những việc thực hiện:

Công việc bảo dưỡng được chia làm 2 cấp, nếu bảo dưỡng cả ôtô công việc bảo dưỡng được thực hiện nhiều công đoạn, đối với động cơ trong phần bảo dưỡng thường thực hiện những việc sau:

3.1.1.1 Bảo dưỡng hàng ngày

a. Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ.

b. Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ.

c. Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...

3.1.1.2. Bảo dưỡng định kì

a.  Chu kì bảo dưỡng:

Tùy thuộc vào tình trạng động cơ và điều kiện làm việc mà chu kì bảo dưỡng có thể khác nhau.

b. Bước thực hiện:

1 - Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.

2 - Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.

3 - Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc  tinh.

13 -  Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga.

14 - Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh.

15 - Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp.

16 - Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường

3.1.2 Thao tác trong quá trình bảo dưỡng

a. Nhận dạng động cơ.

Số seri của động cơ được dáng vào phía trước bên trái của thân động cơ.

c. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn

Thủ tục thay thế lọc chính (loại lọc có lõi lọc bằng giấy)

- Vặn lỏng đầu nối ống dầu đến ống dầu động cơ.

- Đợi trong vài phút sau đó  siết chặt lại.

* Hoạt động bơm mồi ‚ vài lần để nước chảy.

* Sau khi xả hết nước,vặn chặt lại đai ốc xả.

* Hoạt động bơm mồi vài lần và kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu.

* Sau khi làm đầy lại,vặn chặt lại nắp két nước và làm ấm động cơ ở tốc độ khoảng 2000vg/ph.Điều khiển cho nhiệt độ động cơ ở vị trí cao nhất.

* Kiểm tra đồng hồ nhiệt độ tiếp tục cầm chừng khoảng 5phút và dừng động cơ.

* Khi động cơ đã nguội lại, kiểm tra cố két nước về mực nước và làm đầy lại nếu cần. Nếu mực nước giảm xuống quá lớn, kiểm tra hệ thống làm mát và thùng chứa có bì rò rỉ không.

3.2 Kiểm tra, sửa chữa.

3.2.1. Nắp quilát

a.  Kiểm tra mặt phẳng của bề mặt phía dưới nắp quilát.

- Dùng một thước thẳng sắc cạnh và một bộ căn lá để đo. Cần phải mài lại mặt dưới nắp quilát nếu giá trị đo được quá lớn hơn so với giá trị cho phép nhưng vẫn còn ít hơn so với giá trị lớn nhất cho phép mài.

- Nếu giá trị đo được vượt quá giá trị cho phép mài thì cần phải thay nắp quilát. Bề mặt phẳng lắp ống góp nạp và xả

- Dùng một thước thẳng sắc cạnh và bộ căn lá để đo độ phẳng của bề mặt lắp ống góp nạp và xả.

- Mài lại bề mặt này nếu giá trị đo được vượt quá giới hạn qui định nhưng vẫn nhỏ hơn so với giá trị lớn nhất còn cho phép mài.

3.2.2. Thân xilanh.

- Bề mặt phẳng phía trên của thân xilanh

- Tháo chốt thân xilanh ra ngoài

- Lấy ống lót xilanh ra

3.2.4 Lò xo xúpáp.

- Chiều cao ở trạng thái tự do của lò xo xupáp

- Dùng thước kẹp để đo chiều cao ở trạng thái tự do của lò xo xupáp.

- Nếu giá trị đo được nhỏ hơn giá trị cho phép, cần thay lò xo xupáp.

3.2.7 Con đội và đũa đẩy.

a. Kiểm tra một cách cẩn thận bề mặt tiếp xúc của con đội về sự rỗ mòn, nứt gãy và các điều kiện bất thường khác. Con đội pahỉ được thay thế nếu nếu sảy ra bất kì một trong những điều kiện bất thường đó.

- Tham khảo hình vẽ minh họa bên trái

Tiếp xúc bình thường. Nứt gãy

b. Đường kính ngoài của con đội

- Đo đường kính ngoài của con đội bằng panme.

- Nếu giá trị đo được nhỏ hơn giới hạn cho phép, cần phải thay thế con đội.

- Đường kính ngoài của con đội.

3.2.9 Bạc lót và trục khuỷu.

Kiểm tra bề mặt cổ trục và cổ khuỷu của trục khuỷu những mài mòn quá mức và những hư hỏng khác.

Kiểm tra bề mặt lắp phớt dầu về sự mài mòn quá mức và những hư hỏng khác.

Kiểm tra sự thông suốt của lỗ dầu.

 KẾT LUẬN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Sỹ quan Kỹ thuật Quân sự, em được khoa tin tưởng giao cho đồ án tốt nghiệp “Khai thác động cơ 4JA1-L trên xe du lịch ISUZU HILANDER V-SPEC ”. Đây là một đồ án rất thiết thực nhưng còn nhiều khó khăn.

Với sự cố gắng của em và dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy : ThS………….. cùng với sự giúp đỡ của quý thầy trong Khoa Ô Tô, các bạn trong lớp, em đã hoàn thành đồ án đáp ứng được yêu cầu đưa ra. Song trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, với khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy em rất mong sự đóng góp, chỉ bảo của quý thầy để đồ án của em được hoàn thiện hơn và đó chính là những kinh nghiệm nghề nghiệp cho em sau khi ra trường.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy trong khoa, đặc biệt là thầy : ThS…………..  đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em để đồ án của em được hoàn thành.

Qua đây, em xin được kính chúc thầy và gia đình luôn nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

Em xin trân trọng cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Đức Lập, “Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ôtô”. Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội năm 2005.

[2]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Giáo trình bảo dưỡng kỹ thuật Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

[3]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Giáo trình sữa chữa  Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

[4]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Kết cấu tính toán động cơ”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

[5]. Nguyễn Tất Tiến “Nguyên lí Động cơ đốt trong”. Nhà xuất bản Giáo Dục năm 2010.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"