MỤC LỤC
MỤC LỤC….1
LỜI NÓI ĐẦU…2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU COMMON RAIL.. 3
1.1 Giới thiệu chung. 3
1.2 Phạm vi sử dụng. 3
1.3 Lý do thực hiện và tầm quan trọng. 3
1.4 Mục tiêu và giới hạn đề tài 4
1.5 Giới thiệu một số hệ thống common rail trên các dòng xe hiện nay. 5
1.5.1 Hệ thống common rail trang bị trên động cơ xe Toyota Hiace. 5
1.5.2 Hệ thống common rail sử dụng công nghệ TDCi trên xe FORD.. 5
1.6 Sơ đồ chung, chức năng về hệ thống. 7
1.7 Đặc tính phun. 9
1.7.1 Đặc tính phun của động cơ diesel kiểu cũ. 9
1.7.2 Đặc tính phun của hệ thống common rail 10
1.8 So sánh ưu, nhược điểm giữa hệ thống CRDi và hệ thống CCNL Diesel truyền thống 13
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU COMMON RAIL – CRDi…14
2.1 Giới thiệu hệ thống Common rail - CRDi trên xe Huyndai SantaFe. 14
2.2 Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử common rail 15
2.2.1 Cảm biến. 16
2.2.2 ECM.. 23
2.2.3 Cơ cấu chấp hành. 29
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU COMMON RAIL - CRDi 44
3.1 Khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử Common rail 44
3.2 Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu. 47
3.2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật cấp một 47
3.2.2 Bảo dưỡng kỹ thuật cấp hai 48
3.2.3 Các chú ý khi tháo lắp và kiểm tra của hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử Common rail - CRDi 48
3.2.4 Bảo dưỡng kỹ thuật theo mùa. 50
3.2.5 Các hư hỏng đối với hệ thống điện tử. 51
3.2.6 Kiểm tra bơm thấp áp. 51
3.2.7 Kiểm tra kim phun khi động cơ hoạt động. 52
3.2.8 Kiểm tra bơm cao áp. 55
KẾT LUẬN.. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 59
LỜI NÓI ĐẦU
Công nghiệp ô tô là một ngành khoa học kỹ thuật được ưu tiên phát triển. Sự tiến bộ về thiết kế, vật liệu và kỹ thuật sản xuất đã góp phần tạo ra những chiếc xe ô tô hiện đại với đầy đủ tiện nghi, tính an toàn cao đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường.
Có thể thấy rõ rệt trên thị trường Việt Nam hiện nay, khoảng 40% số lượng xe ô tô sử dụng động cơ diesel đang tham gia giao thông. Yếu tố nào đã ảnh hưởng đến việc ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn những dòng xe sử dụng động cơ được trang bị hệ thống commol rail, nếu tất cả những gì chúng ta còn nhớ về xe chạy nhiên liệu diesel trước đây là tiếng ồn, tăng tốc chậm, mùi khói không mấy dễ chịu và mức độ gây ô nhiễm môi trường của chúng. Câu trả lời chính là do các nỗ lực không ngừng của các nhà sản xuất trong việc khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại trong động cơ diesel kiểu cũ.
Với đề tài tài “Khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel kiểu phun dầu điện tử CRDi”, tôi xin trình bày những nghiên cứu về hệ thống common rail sử dụng trên những động cơ diesel đang có mặt tại thị trường Việt Nam hiện nay với mong muốn giúp người đọc hiểu rõ hơn về những ưu điểm mà công nghệ tiên tiến này mang lại.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo: Thạc sỹ………….., người đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình chu đáo trong quá trình hoàn thiện đồ án này. Ngoài ra tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy giáo trong khoa Ô tô đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt nội dung đồ án này.
Tôi xin chaanh thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU COMMON RAIL
1.1 Giới thiệu chung
CRDi là các chữ cái viết tắt tên của hệ thống cung cấp nhiên liệu theo công nghệ “ Common Rail direct fuel Injection”.
Nguyên mẫu Hệ thống Common rail được phát triển vào cuối những năm 1960 bởi Robert Huber, người Thụy Sĩ.
Sau đó Tiến sĩ Marco Ganser (Tại Swiss Federal Institute of Technology) đã tiếp tục đưa công nghệ này đi xa hơn nữa.
1.2 Phạm vi sử dụng
Hệ thống Common rail là một hệ thống nhiên liệu được điều khiển bằng điện tử. Hệ thống có thể được sử dụng ở tất cả các loại động cơ diesel trên xe ôtô, động cơ diesel tĩnh tại, đầu máy xe lửa và trên các tàu thủy. Áp suất phun có thể lên đến 1350 bar, công suất phát ra tương ứng trên mỗi xy lanh lên đến 160 KW.
- Áp suất phun cao, có thể lên đến hơn 2100 bar
- Thời điểm phun có thể thay đổi được
- Điều chỉnh áp suất phun phù hợp với từng chế độ hoạt động của động cơ
- Nhiên liệu được dự trữ ở ống phân phối nên sự dao động áp suất nhiên liệu trong hệ thống Common rail là không đáng kể.
1.3 Lý do thực hiện và tầm quan trọng
Công nghệ ô tô là một ngành khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Sự tiến bộ trong thiết kế, vật liệu và kỹ thuật sản xuất đã góp phần tạo ra những chiếc xe ô tô hiện đại với đầy đủ tiện nghi, tính an toàn cao, và đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. Trong xu thế phát triển ấy, nhiều hệ thống và trang thiết bị trên ô tô ngày nay được điều khiển bằng điện tử, đặc biệt là các hệ thống an toàn như hệ thống phanh, hệ thống điều khiển ổn định ô tô...
Vì thế, đề tài:” Khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel kiểu phun dầu điện tử CRDi ” được thực hiện nhằm phẩn nào bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo, giúp sinh viên thấy được bức tranh tổng quát về hệ thống này, đồng thời cũng phần nào giúp các kỹ thuật viên hiểu được cơ bản nguyên lý hoạt động và một số lưu ý trong khi bảo dưỡng, chấn đoán, sửa chữa hệ thống mới này.
1.4 Mục tiêu và giới hạn đề tài
Với yêu cầu, nội dung của đề tài, mục tiêu cần đạt được sau khi hoàn thành đề tài như sau:
- Lịch sử ra đời của hệ thống cung cấp nhiên liệu CRDi và nắm bắt được các dòng xe trên thị trường Việt Nam sử dụng hệ thống công nghệ này.
- Cấu tạo và hoạt động tổng quát của hệ thống.
1.5 Giới thiệu một số hệ thống common rail trên các dòng xe hiện nay
1.5.1 Hệ thống common rail trang bị trên động cơ xe Toyota Hiace.
Động cơ diesel của Hiace mới được trang bị công nghệ hàng đầu của Toyota. Dung tích xy lanh 2.51, 4 xy lanh thẳng hàng. Hệ thống cam kép tác dụng trực tiếp DOHC 16 xu páp luôn vận hành mạnh mẽ, tăng tốc nhanh, đảm bảo khả năng leo dốc dù đang trở đầy hàng hoá và hành khách. Đồng thời, tính năng tiết kiệm nhiên liệu nổi tiếng của xe Toyota giúp giảm chi phí đáng kể, đem lại lợi nhuận cao hơn.
1.5.2 Hệ thống common rail sử dụng công nghệ TDCi trên xe FORD
Công nghệ TDCi của Ford khắc phục những nhược điểm cơ bản của động cơ diesel. Với Ford, tương lai của công nghệ động cơ diesel thuộc về 4 từ: TDCi. (Turbochage Commol rail injection)
Các công nghệ mới trên động cơ diesel nói chung và TDCi của Ford nói riêng đã giúp động cơ diesel được sử dụng rộng rãi hơn để góp phần tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Trên đây là những giới thiệu chung về hệ thống nhiên liệu common rail. Nó cho ta cái nhìn cơ bản về sự ra đời, phát triển của hệ thống common rail cũng như những ứng dụng khác nhau của các hãng sản xuất về hệ thống này.
1.6 Sơ đồ chung, chức năng về hệ thống
Sự điều chỉnh áp suất và sự phun nhiên liệu được thực hiện riêng biệt trên hệ thống nhiên liệu Common rail hay nói cách khác, áp suất phun được điều khiển độc lập với lượng nhiên liệu được phun. Nhiêu liệu được tích trữ trong một đường ống phân phối với áp suất cao, luôn sẵn sàng để phun. Lượng nhiên liệu phun được xác định bởi những thông tin từ người tài xế, các cảm biến…
Một hệ thống Common rail bao gồm:
Hệ thống cung cấp nhiên liệu: gồm thùng nhiên liệu, lọc nhiên liệu, bơm cấp nhiên liệu, bơm cao áp, ống phân phối, kim phun, các đường ống cao áp. Hệ thống cung cấp nhiên liệu có công dụng hút nhiên liệu từ thùng chứa sau đó nén nhiên liệu lên áp suất cao và chờ tín hiệu điều khiển từ ECM sẽ phun nhiên liệu vào buồng đốt.
Hệ thống điều khiển điện tử: gồm bộ xử lý trung tâm ECM, các cảm biến đầu vào và bộ phận chấp hành. ECM thu thập các tín hiệu từ nhiều cảm biến khác nhau để nhận hết tinh trạng hoạt động của động cơ, sau đó đưa ra lượng phun, thời điểm phun nhiên liệu và gửi tín điều khiển phun để mở kim phun.
1.8 So sánh ưu, nhược điểm giữa hệ thống CRDi và hệ thống CCNL Diesel truyền thống
Động cơ diesel sử dụng hệ thống nhiên liệu kiểu Common Rail, với rất nhiều ưu điểm: tính kinh tế nhiên liệu cao, mô-men xoắn lớn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, độ ồn thấp và khả năng gia tốc cao.
Tuy nhiên khi sử dụng xe ô tô có hệ thống nhiên liệu kiểu Common Rail bạn cũng cần hết sức lưu ý đến vấn đề chăm sóc bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để nâng cao hiệu quả khai thác.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU COMMON RAIL - CRDi
2.1 Giới thiệu hệ thống Common rail - CRDi trên xe Huyndai SantaFe
Bảng thông số động cơ Diesel lắp trên xe Hyundai SantaFe như bảng 1.
2.2 Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử common rail
2.2.1 Cảm biến
a. Cảm biến áp suất nhiên liệu trên đường ống Rail
Cảm biến áp suất nhiên liệu được gắn trên ống phân phối để ghi nhận tình trạng áp suất nhiên liệu trong ống phân phối, gửi thông tin về tình trạng áp suất nhiên liệu trong ống phân phối về ECM bằng tín hiệu điện để ECM vận hành van điều khiển áp suất nhằm làm cho áp suất nhiên liệu trong ống phân phối nằm trong giới hạn.
b. Cảm biến vị trí trục khuỷu
Cảm biến vị trí trục khuỷu ghi nhận vị trí góc quay của trục khuỷu đồng thời ghi nhận tốc độ của động cơ. Thông tin ghi nhận được gửi tới ECM bằng tín hiệu điện áp. ECM dựa vào thông tin đó và các tín hiệu khác để điều khiển thời điểm phun nhiên liệu hợp lý.
d. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ghi nhận nhiệt độ của nước làm mát gửi thông tin nhiệt độ nước làm mát về ECM bằng tín hiệu điện. Dựa vào thông tin này kết hợp với tín hiệu khác, ECM sẽ tính toán và điều chỉnh lượng phun nhiên liệu phù hợp với điều kiện làm việc của động cơ.
f. Cảm biến nhiệt độ khí nạp
Cảm biến nhiệt độ khí nạp dùng để ghi nhận nhiệt độ của không khí nạp đi vào đường ống nạp. Những thông tin về nhiệt độ khí nạp này được gửi tới ECM bằng tín hiệu điện. ECM dựa trên giá trị của tín hiệu đó, kết hợp với một số tín hiệu khác tính toán và điều khiển phun nhiên liệu cho phù hợp với từng chế độ hoạt động của động cơ.
h. Cảm biến vị trí bàn đạp ga
Cảm biến vị trí bàn đạp ga ghi nhận bàn đạp ga đang ở vị trí nào, ngay sau đó gửi thông tin về cho ECM. Từ những giá trị tín hiệu nhận được từ cảm biến gửi về, kết hợp với các tín hiệu khác, ECM sẽ tính toán để điều khiển phun nhiên liệu một cách hợp lý.
2.2.2 ECM
ECM là trung tâm điều khiển của hệ thống Common rail. ECM nhận tín hiệu từ các cảm biến và các bộ phận khác, tổng hợp các giá trị của các tín hiệu nhận được đó để tính toán sau đó gửi tín hiệu đến điều khiển các bộ phận chấp hành.
a. Sự điều khiển trong hệ thống common rail
Hệ thống điều khiển Common rail có thể chia riêng biệt ra làm 3 phần chính:
- Các bộ phận gửi tín hiệu gồm có các cảm biến và các bộ gửi tín hiệu xác nhận tình trạng hoạt động của động cơ. Cảm biến bao gồm: Cảm biến tốc độ động cơ, cảm biến vị trí trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến vị trí bàn đạp ga, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến lưu lượng khí nạp, cảm biến nhiệt độ nhiên liệu...
- Các bộ phận điều khiển: ECM để phát tín hiệu điện để xử lý thông tin
b. Điều chỉnh lượng phun
Lưu lượng phun nhiên liệu được ECM tính toán dựa vào các tín hiệu: Tốc độ động cơ, tín hiệu tăng tốc, lưu lượng không khí nạp, tín hiệu nhiệt độ khí nạp, tín hiệu nhiệt độ nước làm mát, tín hiệu nhiệt độ nhiên liệu, tín hiệu áp suất nhiên liệu, vị trí bàn đạp ga,tín hiệu khởi động…..
2.2.3 Cơ cấu chấp hành
a. Thùng nhiên liệu
Bình chứa nhiên liệu phải làm từ vật liệu chống ăn mòn và giữ cho không bị rò ri ở áp suất gấp đôi áp suất hoạt động bình thường. Van an toàn trong bình phải được lắp đế khi áp suất quá cao có thế tự thoát ra ngoài.
b. Bơm thấp áp (bơm cung cấp nhiên liêu)
Bơm cung cấp được đặt trong thùng nhiên liệu hoặc đặt giữa thùng nhiên liệu và lọc nhiên liệu, dẫn động bằng motor điện.
Nguyên lý hoạt động của mạch điện:
+ Khi xe chưa hoạt động (động cơ chưa nổ) lúc này không có điện bơm không hoạt động.
+ Khi bắt đầu đề nổ khóa điện bật ở chân ST dòng điện đi:
Ắc quy -> +B -> ST -> STA -> MREL -> cuộn dây của rơle chính -> mát. Lúc này cuộn dây hút tiếp điểm đóng lại cấp điện thường trực ở chân +B rơle bơm. Đồng thời cấp điện vào ECM.
e. Van điều khiển áp suất (Pressure control valve).
Van điều khiển áp suất giữ cho nhiên liệu trong ống phân phối có áp suất thích hợp tùy theo tải của động cơ, và duy trì ở mức này.
+ Van điều khiển áp suất được điều khiển theo 2 vòng:
- Vòng điều khiển đáp ứng chậm bằng điện dùng để điều chỉnh áp suất trung bình trong ống.
- Vòng điều khiển đáp ứng nhanh bằng cơ dùng để bù cho sự dao động lớn của áp suất.
g. Kim phun
Thời điểm phun và lượng nhiên liệu phun vào xy lanh được điều khiển bởi các kim phun điều khiển điện.
+ Hoạt động của kim phun
Nhận tín hiệu từ ECM gửi tới, kim phun nhấc lên để phun nhiên liệu vào buồng đốt động cơ. Nhiên liệu được phun vào buồng đốt của động cơ dưới dạng hơi sương, gặp môi trường trong buồng đốt có nhiệt độ và áp suất cao nên hạn chế được một số tia nhiên liệu trực tiếp va chạm vào thành xy lanh và đỉnh pít tông. Phối hợp với dạng đặc biệt của buồng đốt để hơi nhiên liệu hòa trộn với không khí có áp suất và nhiệt độ cao tạo thành một hỗn hợp tự bốc cháy.
i. Hệ thống luân hồi khí thải EGR
Hệ thống EGR nhằm mục đích giảm khí thải và tận dụng triệt để năng lượng dầu diesel khi vận hành máy. Nó có tên gọi là EGR: Exhaust Gas Recirculation (Tuần hoàn khí thải )
Nguyên lý làm việc: khí thải của động cơ sau khi đốt, sẽ được trích một phần đưa ngược trở lại, qua bộ làm mát để hạ nhiệt độ xuống rồi hoà vào dòng khí nạp để đốt lại lần nữa. Tỉ lệ khí thải lấy lại cho vòng tuần hoàn phụ thuộc vào độ mở của van điện từ.
Hoạt động:
Bình thường khi không hoạt động van EGR đóng đường dẫn khí thải vào đường ống nạp.
Khi hoạt động thì ECM điều khiển van điện từ làm nhấc van EGR lên làm thông đường khí thải với đường ống nạp. Quá trình khí thải vào đường ống nạp được tiến hành.
CHƯƠNG 3
KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG - SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU COMMON RAIL - CRDi
3.1 Khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử Common rail
Trong quá trình khai thác sử dụng, động cơ common rail có thể gặp một số trường hợp hư hỏng. Sau đây là một số nguyên nhân và phương pháp khắc phục các hư hỏng trên trong quá trình sử dụng:
Nguyên nhân và phương pháp khắc phục một số hư hỏng của động cơ như bảng 2.
3.2 Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu
3.2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật cấp một
Dùng mắt kiểm tra tình trạng các bộ phận thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu, độ kín khít các mối nối, và nếu cần thì khắc phục những hư hỏng. Kiểm tra sự làm việc của van tắt máy bằng điện mà dẫn động cơ cấu dẫn động bàn đạp ga điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu bằng máy chuẩn đoán GDS.\
3.2.2 Bảo dưỡng kỹ thuật cấp hai
Kiểm tra độ kẹp chặt và độ kín khít của thùng chứa nhiên liệu, ống dẫn nhiên liệu, bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc và cơ cấu dẫn động bơm.
3.2.4 Bảo dưỡng kỹ thuật theo mùa
Cần xả hết cặn trong thùng chứa dầu, rồi làm vệ sinh thùng. Tháo vòi phun và hiệu chỉnh áp suất nâng kim phun và sự đồng đều trên các xilanh, trên máy chuẩn đoán GDS.
3.2.5 Các hư hỏng đối với hệ thống điện tử
Các tín hiệu cảm biến nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát quá thấp hoặc quá cao. Các cảm biến vị trí trục khuỷu, trục cam, lưu lượng khí nạp... hoặc do bụi bặm bám trên các bo mạch khiến chúng trở nên tiếp xúc truyền dẫn kém hoặc oxy hóa các đầu giắc kết nối…
3.2.6 Kiểm tra bơm thấp áp.
- Chuẩn bị các dụng cụ sau:
+ Đồng hồ kiểm tra áp suất thấp.
+ Các đầu nối và các đường ống nối mềm.
- Các bước thực hiện:
1. Tháo đường ống nhiên liệu từ bầu lọc và nối với đồng hồ đo áp suất thấp vào hệ thống của động cơ như hình.
3. Đọc áp suất nhiên liệu trên đồng hồ đo.
4. So sánh kết quả đọc được với bảng thông số sau.
Các dạng hư hỏng ở bơm thấp áp như bảng 3.
3.2.7 Kiểm tra kim phun khi động cơ hoạt động.
a. Phương pháp đo lượng dầu hồi.
- Chuẩn bị dụng cụ.
+ Đồng hồ đo áp suất cao.
+ Bình chứa nhiên liệu có các vạch đo.
* Các bước tiến hành đo.
1. Lắp một ống trong suốt từ đường dầu hồi trên vòi phun tới bình kiểm tra.
2. Tháo tại điểm A trên đường dầu hồi nhiên liệu từ kim phun.
3. Nối thiết bị đo áp suất cao vào cảm biến áp suất trên ống Rail và quan sát trên đồng hồ.
4. Tháo đường nối van điều khiển áp suất và lắp cáp điều khiển vào van điều khiển áp suất tới đầu nối nhiên liệu hồi từ Rail.
Các trường hợp kiểm tra kim phun như bảng 4.
b. So sảnh lượng dầu hồi ở các bình.
1. Tháo các đường dầu hồi từ vòi phun ra.
2. Lắp các đầu ống kiểm tra vào đường dầu hồi của vòi phun và nối đầu còn lại của ống kiểm tra vào bình chứa như hình vẽ.
3. Khởi động động cơ, cho chạy một phút không tải, tăng tốc độ động cơ nên 3000 rpm và giữ khoảng 30 giây sau đó tắt động cơ.
6. Sự sai khác giữa các bình nhiên liệu phải nằm trong giá trị cho phép nếu lượng nhiên liệu đo được ở bình nào không bình thường tat hay vòi phun mới.
3.2.8 Kiểm tra bơm cao áp.
- Chuẩn bị dụng cụ.
+ Van điều chỉnh áp suất.
+ Các đầu nối và ống nối và bình đựng nhiên liệu.
+ Đồng hồ đo áp suất.
- Các bước tiến hành đo
1. Tháo tất cả các đường ống nối vòi phun với ống Rail.
2. Lắp van định lượng nhiên liệu và các ống nối nối với các đầu nối ống Rail.
3. Lắp đồng hồ đo áp suất cao vào ống Rail và quan sát.
6. Thực hiện kiểm tra.
Áp suất tiêu chuẩn của bơm từ 1000 -1500 bar nếu áp suất đo được nhỏ hơn áp suất tiêu chuẩn thì thay bơm mới.
KẾT LUẬN
Với những đặc tính ưu việt, tính kinh tế cao và khả năng thích nghi lớn trong các điều kiện sử dụng, động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu Common rail hứa hẹn sẽ tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành công nghệ ô tô.
Hệ thống nhiên liệu Common rail có khả năng tạo hơi nhiên liệu tốt vì phun nhiên liệu với áp suất cao khoảng 1600 bar. Nhiên liệu cháy hoàn toàn, không tạo ra các sản phẩm phụ khác, ít tạo khói, ít tạo ra muội than nên vấn đề ô nhiễm không khí được cải thiện rất nhiều.
Lượng khí nạp được cảm biến lưu lượng khí nạp nhận giá trị và đưa về ECM, cùng với các giá trị từ các cảm biến khác gởi về ECM xử lí và cho ra một lượng nhiên liệu thích hợp cho từng chế độ tốc độ của động cơ. do lượng phun được điều khiển chính xác bằng ECM nên có thể phân phối đều đến từng xy lanh. nhiên liệu được điều khiển nhờ ECM bằng việc thay đổi thời gian hoạt động của việc phun, tạo ra được tỷ lệ tối ưu.
Về mức độ gây ô nhiễm, với đặc điểm phun hai lần là phun sơ khởi và phun chính, đặc tính của hệ thống phun được cải thiện có tác dụng không ồn và giảm được độ độc hại của khí thải. Ngoài ra còn có giai đoạn phun thứ cấp được thực hiện nhờ hệ thống luân hồi khí thải có tác dụng làm giảm nồng độ NOx trong khí thải.
Về suất tiêu hao nhiên liệu thì khi chân ga ở trạng thái tự do việc phun nhiên liệu bị loại bỏ trong động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu Common rail nên làm giảm tiêu hao nhiên liệu so với động cơ diesel nguyên thủy.
Tóm lại, quá trình cháy trong hệ thống Common rail được cải thiện đáng kể, tăng tính kinh tế nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu suất của động cơ. Ở từng tốc độ và tại mỗi chế độ tải trọng của động cơ, lượng nhiên liệu có thể được cung cấp chính xác và liên tục nhờ việc kiểm soát khí thải của ECM.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo: Thạc sỹ.................. trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã bổ sung và tích lũy thêm rất nhiều kiến thức bổ ích và đó cũng chính là những hành trang vô cùng quý giá giúp tôi có thêm tự tin để tiếp nhận những nhiệm vụ mới trong công việc thời gian sắp tới.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện, chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, truyền đạt kinh nghiệm từ quý Thầy và các đồng chí để ngày càng có nhiều đề tài hoàn thiện hơn.
Bên cạnh đó, với cùng mong muốn nâng cao kiến thức và hiểu biết về công nghệ hiện đại như các đồng chí khác, tôi thực hiện đồ án hy vọng Nhà trường, Khoa Ô tô bổ sung thêm vào chương trình giảng dạy những môn học mới, cập nhật những công nghệ tiên tiến; đồng thời trang bị thêm nhiều mô hình giảng dạy cùng các máy móc, chi tiết thực tế để học viên dễ tiếp thu, nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 20...
Học viên thực hiện
...........................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Đỗ Văn Dũng - Hệ thống điện động cơ trên ô tô hiện đại.
2. TS. Hoàng Đình Long - Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô.
3. Nguyễn Tấn Lộc, “ Thực tập động cơ 1 ”, ĐHSPKT.TPHCM - 2007
4. Lê Xuân Tới, “ Thực tập động cơ diesel ”, ĐHSPKT.TPHCM - 2007
5. Lê Xuân Tới - Kỹ thuật sửa chữa động cơ dầu.
6. GS.TS. Nguyễn Tất Tiến - Nguyên lý động cơ đốt trong.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"