ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER 2009

Mã đồ án OTTN003021627
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe Toyota land cruiser, bản vẽ hệ thống đánh lửa DIS, bản vẽ các hệ thống cung cấp nhiên liệu); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER 2009.

Giá: 990,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...i

DANH SÁCH HÌNH VẼ...ii

DANH SÁCH BẢNG...iii

LỜI NÓI ĐẦU....1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..2

1.1 Tổng quan về xe Toyota Land Cruiser 2009. 2

1.2 Thông số kỹ thuật 3

1.3 Tổng quan về hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Land Cruier 2009. 7

1.3.1 Hệ thống cung cấp điện. 7

1.3.2 Hệ thống đánh lửa. 7

1.3.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 8

1.4 Phạm vi nghiên cứu. 8

1.5 Mục đích, ý nghĩa đề tài 8

CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ THUYẾT..... 9

2.1 Hệ thống cung cấp điện. 9

2.1.1.Nhiệm vụ. 9

2.1.2. Yêu cầu. 9

2.1.3.Các thiết bị chính. 9

2.2.1. Nhiệm vụ. 13

2.2.2. Yêu cầu. 13

2.2.3. Phân loại 14

2.2.4. Các thiết bị chính. 14

2.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 15

2.3.1. Nhiệm vụ. 15

2.3.2. Yêu cầu...15

2.3.3. Các thiết bị chính. 15

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER 2009.... 17

3.1 Hệ thống cung cấp điện. 17

3.1.1. Ắc qui 17

3.1.2. Máy phát điện. 18

3.2 Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào. 21

3.2.1. Cảm biến lưu lượng khí nạp. 21

3.2.2. Cảm biến đo gió kiểu dây nhiệt. 21

3.2.3. Cảm biến nhiệt độ nước, Cảm biến nhiệt độ khí nạp. 22

3.2.4. Cảm biến vị trí  bướm ga. 24

3.2.5. Cảm biến tốc độ xe. 26

3.2.6. Cảm biến oxy. 29

3.2.7. Cảm biến vị trí piston và cảm biến tốc độ động cơ. 31

3.2.8. Các tín hiệu khác. 32

3.2.9. Cảm biến kích nổ. 33

3.2.10. Bộ giảm rung động. 36

3.2.11. Bộ ổn định áp suất (điều áp) 36

3.3 Bộ điều khiển điện tử ( ECU ) 37

3.3.1. Mạch giao tiếp ngõ vào. 37

3.3.2. Giao tiếp ngõ ra. 39

3.4 Hệ thống đánh lửa. 40

3.4.1. Cấu tạo bu gi và Ic. 41

3.5 Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 42

3.5.1. Bơm xăng. 42

3.5.2. Kim phun. 44

CHƯƠNG 4: HƯ HỎNG VÀ BẢO DƯỠNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ..... 47

4.1. Hệ thống cung cấp điện. 47

4.1.1. Ắc qui 47

4.1.2. Các hư hỏng của máy phát điện. 49

4.2. Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào. 50

4.3. Hệ thống đánh lửa. 50

4.4. Hệ thống cung cấp nhiên liệu. 51

4.4.1. Bơm xăng. 52

4.4.2. Kiểm tra lưu lượng phun. 54

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT.... 56

5.1. Sơ đồ các tải công suất điện trên ô tô. 56

5.2. Tính toán công suất tiêu thụ theo các chế độ tải 57

5.2.1. Chế độ tải hoạt động liên tục. 59

5.2.2. Chế độ tải hoạt động không liên tục. 59

KẾT LUẬN.... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO.... 64

LỜI NÓI ĐẦU

Vậy là sau thời gian 5 năm học tập trong môi trường đại học thì điều mong muốn nhất của một học viên cũng đã đến. Đó là hoàn thành đồ án tốt nghiệp để trở thành một kỹ sư cơ khí động lực, có thể đem những điều mình đã tiếp thu được từ quá trình sống trong môi trường năng động của học viên, những kiến thức vô cùng quý báu mà các thầy giáo dày công truyền đạt để giờ chỉ còn một việc nữa là hoàn thành tốt đồ án để tốt nghiệp ra trường.

Kiến thức của chúng tôi được trang bị trên nhiều lĩnh vực: động cơ, gầm, trang bị điện - điện tử…Tuy vậy tôi cảm nhận được rằng ngày nay  các hệ thống trên xe đã được trang bị và điều khiển bằng điện tử nên mình cần hiểu nhiều về lĩnh vực này để phục vụ cho công việc sau này.

Đề tài của tôi là “Khai thác hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Land  cruiser 2009”, với đề tài này tôi đã có nhiều thời gian để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức từ các nguồn sách báo, tạp chí, internet để có thể làm cho đồ án mình thêm phong phú. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy: Ths……………. người đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành đồ án. Quá trình làm việc trong thời gian ngắn, đặc thù của quân đội nên sẽ không tránh khỏi sai sót, kính mong quý thầy giáo thông cảm.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy giáo trong khoa đã giúp đỡ tôi hoàn thành nhân cách và kiến thức của một người kỹ sư.

1.2.Thông số kỹ thuật

- Chiều dài toàn bộ : 4950 mm

- Chiều rộng toàn bộ : 1970 mm

- Chiều cao toàn bộ : 1905 mm

Thông số kỹ thuật xe Toyota Land Cruiser 2009 như bảng 1.1.

1.3. Tổng quan về hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Land Cruier 2009

1.3.1. Hệ thống cung cấp điện

Xe được trang bị rất nhiều thiết bị điện để điều khiển xe được an toàn và thuận tiện. Xe cần sử dụng điện không chỉ khi đang chạy mà cả khi dừng. Vì vậy, xe có ắc quy để cung cấp điện cho các thiết bị phụ và khởi động động cơ, hệ thống nạp để tạo ra nguồn cung cấp điện khi động cơ đang nổ máy. 

1.3.2. Hệ thống đánh lửa

Hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng điện tử ECU đánh lửa trực tiếp. Mỗi xylanh có một bugi loại đầu dài và một cuộn dây đánh lửa được điều khiển bằng mạch bán dẫn dùng transitor. 

1.3.3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Hệ thống nhiên liệu trên xe Land Cruiser 2009 sử dụngmỗi kim phun cho mỗi xilanh được nối với một mạch cung cấp nhiên liệu riêng. Kết quả lượng khí thải tốt hơn. Hệ thống nhiên liệu được ECU điều khiển lượng xăng phun và thời điểm đánh lửa.

1.4. Phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và học tập trong thời gian ngắn nên đề tài chỉ nghiên cứu ở phạm vi “Khai thác hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Land Cruiser 2009” mà không đề cập đến các hệ thống điện khác trên xe Toyota Land Cruiser 2009 và các hệ thống điện trên các xe ôtô khác.

1.5. Mục đích, ý nghĩa đề tài

Trong những năm gần đây, công nghệ ô tô đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Hệ thống điện động cơ và điều khiển động cơ đã có sự thay đổi vượt bậc, nhằm tăng công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, tăng tiện nghi và an toàn, giảm độ độc hại của khí thải, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và các tiêu chuẩn phát thải ngày càng khắt khe. Vì vậy Tôi đã chọn đề tài “Khai thác hệ thống điện động cơ xe Toyota Land Cruiser 2009” để nghiên cứu nhằm để người sử dụng hiểu rõ kết cấu và chi tiết, khai thác và bảo dưỡng, làm tài liệu tham khảo sau này.

Chương 2

CƠ SƠ LÝ THUYẾT

2.1. Hệ thống cung cấp điện

2.1.1. Nhiệm vụ

Cung cấp điện các vật dùng điện khi động cơ không làm việc, sử dụng một chiều gọi là ắc qui. Nạp điện cho ắc qui và cung cấp điện cho tất cả các phụ tải là nhiệm vụ cua máy phát điện. Nguồn điện phải bảo đảm một hiệu điện thế ổn định ở mọi chế độ phụ tải điện và thích ứng ở mọi điều kiện làm việc.

2.1.2. Yêu cầu

Máy phát điện phải luôn đảm bảo tạo ra một hiệu điện thế ổn định trong mọi chế độ làm của phụ tải điện.Máy phát điện có cấu trúc nhỏ gọn,trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và tuổi thọ cao.

2.1.3. Các thiết bị chính

 Bao gồm các thiết bị sau: Ắc qui , máy phát điện, bộ điều chỉnh điện (đặt trong máy phát), Đèn báo xạc, công tắc máy.

2.1.3.1. Ắc qui

Trên ôtô ngày nay sử dụng hai loại ắc qui để khởi động: ắc quiaxit và ắc qui kiềm.

2.1.3.2. Máy phát điện

Trong hệ thống điện ôtô hiện nay thường sử dụng ba loại máy phát điện xoay chiều sau:

- Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng nam châm vĩnh cửu, thường được sử dụng trên các xe gắn máy.

- Máy phát điện xoay chiều kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điện, sử dụng trên các ôtô.

2.2. Hệ thống đánh lửa

2.2.1. Nhiệm vụ

Hệ thống đánh lửa trên động cơ tạo ra tia lửa điện phù hợp đúng thời điểm để đốt cháy hòa khí. Không ảnh hưởng đến công suất động cơ và động cơ đạt được công suất tốt nhất.

2.2.2. Yêu cầu

Một hệ thống đánh lửa tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Tia lửa trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian phóng để sự cháy bắt đầu.

- Góc đánh lửa sớm phải phù hợp, phải đúng trong mọi chế độ làm việc của động cơ.

2.2.4. Các thiết bị chính

Bao gồm các thiết bị sau: Nguồn điện, khóa điện, điện trở phụ và bugi. Hệ thống đánh lửa kiểu điện tử có hộp đánh lửa điện tử, bộ cảm biến vv...

2.3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

2.3.1. Nhiệm vụ

- Cung cấp đủ nhiên liệu và đúng thời gian nhất định trong mổi chế độ làm việc của động cơ.

2.3.2. Yêu cầu

- Đảm bảo lượng khí thải tốt hơn và tiết kiệm nhiên liệu của xe.

-  Đảm bảo hành trình của xe là tốt nhất.

2.3.3. Các thiết bị chính

Hệ thống cung cấp nhiên liệu bao gồm: bơm xăng, kim phun, thùng xăng …

2.3.3.1. Bơm xăng

Tùy theo nhà chế tạo và năm sản xuất mà bơm xăng được đặt trong hoặc ngoài thùng xăng. Hiện nay, bơm xăng sử dụng cho các hệ thống phun xăng có hai loại:

- Loại cánh quạt.

- Loại con lăn.

2.3.3.2. Cấu tạo kim phun

Cấu tạo kim phun như hình 2.5.

Chương 3

HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ TRÊN XE TOYOTA LAND CRUISER 2009

3.1. Hệ thống cung cấp điện

3.1.1. Ắc qui

Để cung cấp điện cho các vật dung điện khi động cơ không làm việc, người ta sử dụng nguồn điện hóa học một chiều gọi là ắc qui. Trong ắc qui, hóa năng biến thành điện năng.

3.1.2. Máy phát điện

Máy phát là nguồn điện chính trên ô tô, nó có nhiệm vụ:

- Cung cấp điện cho tất cả các phụ tải.        

- Nạp điện cho ắc qui.

3.1.2.1. Cấu tạo máy phát điện xoay chiều

Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều kich thích kiểu điện từ loại có vòng tiếp điện gồm những bộ phận chính là: rô to, stato,  puli, cánh quạt, bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện, quạt, chổi than và vòng tiếp điểm.

3.1.2.2. Bộ chỉnh lưu

Khi điều chỉnh điện áp và cường độ dòng điện của máy phát trong các hệ thống cung cấp điện, đối tượng điều chỉnh là máy phát và ắc qui. Hoạt động đồng thời của máy phát cùng ắc qui xảy ra khi có sự thay đổi vận tốc quay của phần ứng (rotor) của máy phát, của tải và của nhiệt độ trong phạm vi rộng.

3.1.2.3. Sơ đồ hệ thống cung cấp điện trên xe land cruiser 2009

Sơ đồ hệ thống cung cấp điện của xe như hình 2.5.

3.2 Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào

3.2.1. Cảm biến lưu lượng khí nạp

Để xác định lượng khí nạp (lượng gió) đi vào xylanh trong L-Jetronic, người ta sử dụng các loại cảm biến khác nhau, nhưng ta có thể phân làm 2 kiểu: đo lưu lượng với thể tích dòng khí (cánh trượt, Karman …) và đo lưu lượng bằng khối lượng dòng khí (dây nhiệt).

3.2.3. Cảm biến nhiệt độ nước, cảm biến nhiệt độ khí nạp

3.2.3.1. Cảm biến nhiệt độ nước

Dùng để xác định nhiệt độ động cơ, có cấu tạo là một điện trở nhiệt

3.2.3.2. Cảm biến nhiệt độ khí nạp

 Cảm biến nhiệt độ khí nạp dùng để xác định nhiệt độ khí nạp. Cũng giống như cảm biến nhiệt độ nước, nó gồm có một điện trở được gắn trong bộ đo gió hoặc trên đường ống nạp.

3.2.4 Cảm biến vị trí  bướm ga

Cảm biến vị trí cánh bướm ga được lắp ở trên trục cánh bướm ga. Cảm biến này đóng vai trò chuyển vị trí góc mở cánh bướm ga thành tín hiệu điện thế gởi đến ECU.

3.2.5. Cảm biến tốc độ xe

Là 4 cảm biến riêng biệt cho từng bánh xe, nhận và truyền tín hiệu tốc độ của bánh xe về cho khối điều khển điện tử ECU.

3.2.6. Cảm biến oxy

Để chống ô nhiễm, trên các xe được trang bị bộ hóa khử (TWC - three way catalyst). Bộ hóa khử sẽ hoạt động với hiệu suất cao nhất ở tỉ lệ hòa khí lý tưởng tức  l = 1.

3.2.5.1. Cảm biến oxy với thành phần Zirconium

Cảm biến oxy trên động cơ Xe Land Cruiser 2009 là Cảm biến với thành phần Zirconium

3.2.7. Cảm biến vị trí piston và cảm biến tốc độ động cơ

3.2.7.1. Cảm biến vị trí piston (TDC sensor hay còn gọi là cảm biến G)

Báo cho ECU biết vị trí tử điểm thượng hoặc trước tử điểm thượng của piston. Trong một số trường hợp, chỉ có vị trí của piston xylanh số 1 (hoặc số 6) được báo về ECU, còn vị trí các xylanh còn lại sẽ được tính toán. Công dụng của cảm biến này là để ECU xác định thời điểm đánh lửa và cả thời điểm phun. 

3.2.7.2. Cảm biến tốc độ động cơ (Engine speed ; crankshaft angle sensor hay còn gọi là tín hiệu NE)

Dùng để báo tốc độ động cơ để tính toán hoặc tìm góc đánh lửa tối ưu và lượng nhiên liệu sẽ phun cho từng xylanh. Cảm biến này cũng được dùng vào mục đích điều khiển tốc độ cầm chừng hoặc cắt nhiên liệu ở chế độ cầm chừng cưỡng bức.

3.2.8. Các tín hiệu khác

3.2.8.1. Tín hiệu khởi động

Khi khởi động động cơ, một tín hiệu từ máy khởi động được gởi về ECU để tăng thêm lượng xăng phun trong suốt quá trình khởi động.

3.2.8.3. Tín hiệu phụ tải điện

Khi bật các hệ thống điện công suất lớn trên xe, máy phát sẽ phát công suất lớn hơn và tốc độ cầm chừng giảm do tăng tải trên máy phát. Hậu quả là tốc độ cầm chừng giảm làm động cơ rung hoặc hoạt động không ổn định. 

3.2.8.5. Công tắc nhiệt độ nước

Khi động cơ quá nóng (>110oC), công tắc này sẽ chuyển từ trạng thái mở sang trạng thái đóng và gởi tín hiệu về ECU điều khiển giảm lượng xăng phun, giảm góc đánh lửa sớm đồng thời điều khiển tắt máy lạnh để giảm nhiệt độ động cơ.

3.2.9. Cảm biến kích nổ

Khi sử dụng xăng có chỉ số octane quá thấp hoặc vì nguyên nhân nào đó động cơ quá nóng, sẽ xảy ra hiện tượng kích nổ trong xylanh. Hiện tượng kích nổ xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hiểm, gây hư hỏng và làm giảm tuổi thọ động cơ. Khi có hiện tượng kích nổ xảy ra, ECU sẽ điều khiển giảm góc đánh lửa sớm để tránh hiện tượng kích nổ.

3.3. Bộ điều khiển điện tử (ECU)

Hệ thống điều khiển động cơ theo chương trình bao gồm các cảm biến kiểm soát liên tục tình trạng hoạt động của động cơ, một bộ ECU tiếp nhận tín hiệu từ cảm biến, xử lý tín hiệu và đưa ra tín hiệu điều khiển đến cơ cấu chấp hành. Cơ cấu chấp hành luôn bảo đảm thừa lệnh ECU và đáp ứng các tín hiệu phản hồi từ các cảm biến. 

3.3.1.  Mạch giao tiếp ngõ vào

3.3.1.1. Bộ chuyển đổi A/D (analog to digital converter)

Dùng để chuyển các tín hiệu tương tự từ đầu vào với sự thay đổi điện áp trên các cảm biến nhiệt độ, bộ đo gió, cảm biến bướm ga… thành các tín hiệu số để bộ vi xử lý hiểu được.

3.3.2. Giao tiếp ngõ ra

Tín hiệu điều khiển từ bộ vi xử lý sẽ đưa đến các transistor công suất điều khiển relay, solenoid, motor…Các transistor này có thể được bố trí bên trong hoặc bên ngoài ECU.

3.4. Hệ thống đánh lửa

Hệ thống đánh lửa phân thành 2 loại:

- Hệ thống đánh lửa có bộ chia điện

- Hệ thống đánh lửa theo chương trình không có bộ chia điện (đánh lửa trực tiếp)

3.4.1. Cấu tạo bu gi và Ic

Cấu tạo bu gi và Ic như hình 3.38.

3.5. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

3.5.1. Bơm xăng

Xe Toyota Land Cruiser 2009 sử dụng bơm xăng loại cánh quạt. Loại bơm này thường được đặt trong thùng xăng. So với loại con lăn thì loại này có ưu điểm là ít gây tiếng ồn và không tạo ra dao động trong mạch nhiên liệu nên được dùng rộng rãi.

3.5.2. Kim phun

3.5.2.1. Cấu tạo

Cấu tạo vòi phun như hình 3.42.

3.5.2.2. Hoạt động của kim phun

Trong quá trình hoạt động của động cơ, ECU liên tục nhận được những tín hiệu đầu vào từ các cảm biến. Qua đó, ECU sẽ tính ra thời gian mở kim phun. Quá trình mở và đóng của kim phun diễn ra ngắt quãng. ECU gởi tín hiệu đến kim phun trong bao lâu phụ thuộc vào độ rộng xung.

Chương 4

HƯ HỎNG VÀ BẢO DƯỠNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ

4.1. Hệ thống cung cấp điện

4.1.1. Ắc qui

4.1.1.1. Ắc qui tự phóng điện:

- Trong ắc qui hình thành dòng điện cục bộ

- Nước đổ vào ắc qui không phải là nước cất

- Dung dịch điện phân pha chế từ axit sunfuric kỹ thuật

- Trong dung dịch điện phân có tạp chất cơ học

4.1.1.2. Các bản cực bị sunfat hóa:

- Ắc qui để lâu trong tình trạng phóng điện.

- Ắc qui thường xuyên nạp điện thiếu.

- Tỉ trọng dung dịch điện phân thấp hoặc cao

- Mức dung dịch điện phân thấp

4.1.1.3. Những tấm cực của ắc qui bị hỏng:

- Bắt ắc qui không chặt

- Nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao

- Những bản cực của ắc qui bị gẫy

- Dung dịch điện phân bị đóng băng

- Nạp điện cho ắc qui với dòng điện lớn trong thời gian dài

4.1.1.5. Máy khởi động không dẫn động được động cơ nổ:

- Ắc qui bị hết điện vì sử dụng lâu dài lúc đỗ xe.

- Đai kẹp của cọc ắc qui bị lỏng.

- Các cọc và đai kẹp bị oxy hóa.

4.1.2. Các hư hỏng của máy phát điện:

Khi máy phát điện bị trục trặc hoặc hỏng hóc sẽ không đảm bảo việc cung cấp điện bình thường trên xe, đồng thời làm cho ắc quy không nạp điện được bình thường dẫn tới hết điện. 

4.2 Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào

Hệ thống cảm biến và tín hiệu đầu vào như bảng 4.1.

4.3. Hệ thống đánh lửa

Hệ thống đánh lửa hoạt động tốt thì các cụm, chi tiết của hệ thống phải nằm trong phạm vi cho phép của nhà chế tạo.

Trường hợp igniter đặt trong bô bin thì hệ thống đánh lửa sẽ gọn hơn. Bô bin của Hãng Toyota

có 4 cực: +B, IGF, IGT và E1.

Nếu ở tất cả các bô bin đều không có tia lửa điện: Kiểm tra điện nguồn cung cấp cho ECU, điện nguồn cung cấp cho bô bin, tín hiệu G và Ne. Cần thiết thay mới ECU.

- Kiểm tra bô bin:

Tháo giắc gim điện đến bô bin số 1 và bô bin số 2.

Gim giắc cắm của bô bin số 2 vào bô bin số 1. Khởi động và kiểm tra tia lửa ở bô bin số 1. Nếu không có tia lửa, thay mới bô bin.

- Kiểm tra bu gi:

Kiểm tra xem bu gi có dùng đúng chủng loại hoặc chủng loại tương đương theo yêu cầu của nhà chế tạo hay không. Nếu không đúng thì thay mới.

Dùng dụng cụ chuyên dùng tháo các bu gi ra khỏi động cơ.

4.4. Hệ thống cung cấp nhiên liệu

4.4.1. Bơm xăng

4.4.1.1. Kiểm tra sự hoạt động của bơm nhiên liệu.

Dùng tay kiểm tra sự chuyển động của dòng nhiên liệu ở đường ra của lọc nhiên liệu, bằng cách cho bơm hoạt động nhưng không được khởi động.

Nối cực +B với Fp ở đầu kiểm tra và xoay contact máy On…

a) Kiểm tra mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu.

Thứ tự các bước kiểm tra bơm xăng:

Đấu dây mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu theo các bước sau:

Bước 1:  mạch điện nguồn cung cấp cho ECU.

Bước 2:  Mạch điện điều khiển bơm nhiên liệu.

b) Kiểm tra bộ điều áp

Kiểm tra như sau:

Bước 1: Gá đồng hồ đo áp suất vào hệ thống nhiên liệu.

Bước 2: Nối tắt cực +B với cực Fp của rơ le bơm.

Bước 3: Bật công tắc máy về vị trí "ON".

4.4.2. Kiểm tra lưu lượng phun.

Bước 1: Tháo cực âm ắc qui.

Bước 2: Tháo các kim phun ra khỏi ống phân phối.

Bước 3: Dùng các dụng cụ chuyên dùng gá kim phun theo hướng dẫn.

Bước 4: Cho kim phun vào trong 1 ống nghiệm.

Bước 5: Cho bơm xăng hoạt động nhưng không được khởi động động cơ.

Chương 5

TÍNH TOÁN VÀ KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT

5.1. Sơ đồ các tải công suất điện trên ô tô

Phụ tải điện trên ô tô, dựa vào thời gian làm việc có thể chia làm 3 loại:

+ Tải hoạt động liên tục:

Là những phụ tải liên tục hoạt động trong quá trình xe vận hành (khi động cơ hoạt động). Và khi động cơ không hoạt động (thì đều sử dụng năng lượng của bìnhắc quy).

+ Tải hoạt động trong thời gian dài:

Là những phụ tải hoạt động trong những khoảng thời gian tương đối dài, tùy thuộc vào điều kiện vận hành của lái xe.

+ Tải hoạt động trong thời gian ngắn:

Các phụ tải này thường chỉ hoạt động trong thời gian ngắn (< 2 ÷ 3 phút).

5.2. Tính toán công suất tiêu thụ theo các chế độ tải

5.2.1. Chế độ tải hoạt động liên tục

Ở chế độ tải hoạt động liên tục thì hệ số sử dụng của mỗi tải là: l= 100 %.

5.2.2. Chế độ tải hoạt động không liên tục

 Mức tiêu thụ điện của các tải hoạt động không liên tục như bảng 5.2.

Trong bảng 5.2, ta có:

Công suất 5.1 và 5.2, ta có tổng công suất tiêu thụ của các tải trên xe là:

PåW = PW1 + PW2 = 370 + 587 = 957 (W).            (5.1)

Máy phát điện với thông số kỹ thuật danh định là: F1- 12V/110A.

Vậy với Iđm = 79,75 (A) máy phát đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện với hệ số an toàn là 1,3.

KẾT LUẬN

Sau khoảng thời gian nghiên cứu và thực hiện với sự hướng dẫn tận tình của thầy: Ths…………, Tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu: “Khảo sát hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Land Cruiser 2009”. Do là đề tài nghiên cứu đầu tiên thực hiện nên gặp nhiều khó khăn, hạn chế về kinh nghiệm thực hiện, thời gian hạn chế và tìm hiểu nguồn tài liệu. Dù đã cố gắng nhưng tôi không tránh khỏi nhiều sai sót, mong được sự thông cảm từ các thầy giáo trong bộ môn cũng như trong khoa. Tôi hy vọng sau khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành một nguồn kiến thức tài liệu thực hành cho việc sử dung và khai thác hệ thống điện động cơ trên xe Toyota Land Cruiser 2009.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo: Ths………… đã tận tình hướng dẫn và sự giúp đỡ tư vấn của các thầy giáo trong khoa ô tô giúp tôi hoàn thành đồ án đúng theo yêu cầu và đúng tiến độ. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng. “Trang bị điện & điện tử trên ô tô hiện đại”. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM

[2]. Phạm Quốc Thái “Bài giảng môn học Trang bị điện và điện tử trên ô tô”. Đà Nẵng, 2007.

[3]. Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam “Tài liệu đào tạo giai đoạn 2 - HỆ THỐNG NẠP”, 1998.

[4]. BOSCH “Automotive electrics and electronics- Tập 3”.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"