ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE INNOVA G

Mã đồ án OTTN002020591
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể xe Toyota Innova G, bản vẽ hệ thống chiếu sang và tín hiệu trên xe, bản vẽ hệ thống kiểm tra theo dõi và thiết bị điện phụ, bản vẽ hệ thống khởi động); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE INNOVA G.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC………1

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 4

1.1. Tổng quan về xe Toyota Innova. 4

1.1.1Thông số kỹ thuật 5

1.1.2 Tổng quát về hệ thống điện thân xe Innova G.. 8

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 9

1.3 Tình hình nghiên cứu. 10

1.4 Phạm vi nghiên cứu. 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 11

2.1 Hệ thống khởi động. 11

2.1.1 Nhiệm vụ. 11

2.1.2 Các thiết bị chính. 11

2.1.3 Phân loại 11

2.1.4 Yêu cầu. 15

2.2 Hệ thống chiếu sáng - tín hiệu. 16

2.2.1 Nhiệm vụ. 16

2.2.2 Các thiết bị chính. 16

2.2.3 Yêu cầu. 17

2.2.4 Phân loại 17

2.3 Hệ thống kiểm tra theo dõi 17

2.3.1 Nhiệm vụ. 17

2.3.2 Các thiết bị chính. 17

2.3.3 Phân loại 17

2.3.4 Yêu cầu. 18

2.4 Các hệ thống thiết bị điện phụ. 18

2.4.1 Nhiệm vụ. 18

2.4.2 Các thiết bị chính. 18

2.4.3 Yêu cầu. 18

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE INNOVA G.. 19

3.1 Hệ thống khởi động. 19

3.1.1 Nhiệm vụ. 19

3.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động. 19

3.2 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu. 29

3.2.1 Hệ thống chiếu sáng. 29

3.2.3 Hệ thống còi 35

3.3 Hệ thống kiểm tra theo dõi 37

3.3.1 Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin. 37

3.3.2 Các tín hiệu đầu vào và màn hình hiển thị đa chức năng. 38

3.4 Hệ thống thiết bị điện phụ. 43

3.4.1 Hệ thống gạt nước rửa kính. 43

CHƯƠNG 4: KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE INNOVA  G   47

4.1 Hệ thống khởi động. 47

4.1.1 Ắc qui 47

4.1.2 Máy khởi động. 59

4.2 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sáng. 72

4.3 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống tín hiệu. 73

4.3.1 Hệ thống xi nhan. 73

4.3.2 Hệ thống còi 74

4.4 Hệ thống thiết bị điện phụ. 75

4.4.1 Hệ thống gạt mưa - rửa kính. 75

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 77

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển từng ngày thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều. Trong đó không thể thiếu những thiết bị để tính tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người ta ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử. Ngược trở lại những năm 1950 và sớm hơn nữa, xe hơi chỉ được trang bị ắc-quy 6V và bộ sạc điện áp 7V. Dĩ nhiên, những chiếc xe này cũng không cần nhiều điện năng ngoài việc đánh lửa hay vài bóng đèn thắp sáng. Giữa thập kỷ 50, việc chuyển sang hệ thống điện 12V mang lại giúp các nhà sản xuất có thể sử dụng các dây điện nhỏ hơn và đồng thời kéo theo việc sinh ra nhiều tiện nghi dùng điện cho xe hơi. Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống điện chiếu sáng còn rất nhiều các hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm thanh, CD, Radio…, hệ thống an toàn trên xe: ABS, hệ thống chống trộm, hệ thống túi khí an toàn, Hệ thống kiểm soát động cơ,…Các hệ thống hiện đại này đã nâng giá trị của ô tô và con người không chỉ dừng ở đó, các kỹ sư ô tô còn có những ước mơ lớn hơn là làm sao để những chiếc xe thật sự thân thiện với người sử dụng, đến lúc đó khi ngồi trên xe ta sẽ có cảm giác thật sự thoải mái, giảm đến mức tối thiểu các thao tác của người lái xe, mọi hoạt động của xe sẽ được kiểm soát và điều chỉnh một cách hợp lý nhất. Các hãng sản xuất xe nổi tiếng trên thế giới như: Toyota, Audi, Mercedes, Kia … không ngừng cho ra đời những chiếc xe nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của người tiêu dùng do đó mỗi người khi có nhu cầu sử dụng phương tiện hiện đại này có rất nhiều sự lựa chọn, trong đó thì dòng xe Innova G của Toyota được yêu thích và sử dụng nhiều.

CHƯƠNG 1 

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về xe Toyota Innova

Innova là sản phẩm của dòng xe đa công dụng hiện đại mang tính toàn cầu (IMV) đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam. Innova là chữ viết tắt của từ Innovative, có nghĩa là đổi mới, hiện đại và sáng tạo. Hơn thế nữa, Innova là thế hệ mới của dòng xe đa công dụng (MPV) của Toyota và chắc chắn nó sẽ làm thay đổi suy nghĩ của mọi người về chiếc xe MPV truyền thống. Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2004, Innova đã rất được ưu chuộng trên thế giới và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt. Innova là một trong 5 loại xe thuộc Dự án IMV toàn cầu của Toyota với mục đích sản xuất xe bán tải pick-up và dòng xe đa công dụng với chất lượng toàn cầu để giới thiệu tại hơn 140 nước trên thế giới. 

Động cơ mới 1TR-FE 2.0L có trang bị hệ thống điều khiển phối khí thông minh (VTT-i) giúp tăng khả năng vận hành với hiệu quả tối đa, tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường, Innova tượng trưng cho sự vận hành mạnh mẽ, độ linh hoạt cao và sự thoải mái khi lái xe.

1.1.1 Thông số kỹ thuật

- Chiều dài toàn bộ : 4555 mm

- Chiều rộng toàn bộ : 1770 mm

- Chiều cao toàn bộ : 1745 mm

Thông số kỹ thuật xe Toyota Innova G như bảng 1.1.

1.1.2 Tổng quát về hệ thống điện thân xe Innova G

a) Hệ thống khởi động

- Nhiệm vụ

Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng quay tối thiểu đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.

- Các thiết bị chính

Ắc qui, máy khởi động và có thể có thêm các rơle bảo vệ khóa điện, rơle trung gian, rơle đổi nối điện áp ... Trong một số xe sử dụng động cơ điezen có khi còn có hệ thống xông nóng động cơ.

c) Hệ thống kiểm tra theo dõi

- Nhiệm vụ

Theo dõi và thông báo cho người sử dụng xe biết những thông số cơ bản về tình trạng làm việc của ô tô.       

Các thiết bị chính

Gồm các loại đồng hồ cùng các bộ cảm biến của chúng; một số đèn báo nguy và bộ cảm biến báo nguy…Trên những ô tô hiện đại, ở hệ thống này người ta còn trang bị thêm những đèn kiểm tra động cơ (check engine lamp) và giắc kiểm tra (check conector) .v.v…

d) Các hệ thống thiết bị điện phụ

- Nhiệm vụ:

Là hệ thống tiện nghi, phục vụ cho hành khách đồng thời hỗ trợ cho công việc của người lái.

- Các thiết bị chính:

Bộ lau - rửa, nâng - hạ kính, khóa cửa, đồng hồ điện, Rađio cátset, ti vi, điều hòa nhiệt độ…

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Innova G hiện vẫn đang là phương tiện được sử dụng nhiều hiện nay tuy nhiên do sự bảo mật của hãng Toyota nên sự hiểu biết về dòng xe này của người tiêu dùng còn nhiều hạn chế do đó tôi quyết định chọn đề tài “Khảo sát hệ thống điện thân xe Innova G” làm đề tài tốt nghiệp, tôi cũng mong với đề tài này sẽ là một cuốn tài liệu cho việc tham khảo, sử dụng và khai thác hệ thống điện thân xe trên xe Toyota Innova G

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế do đó đề tài nghiên cứu “Khai thác hệ thống điện thân xe trên Innova G” chỉ nghiên cứu ở phạm vi hệ thống điện thân xe trên xe Innova G mà không đề cập đến các hệ thống điện khác trên xe Innova G và các hệ thống điện trên các xe ô tô khác.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hệ thống điện thân xe gồm những hệ thống chính sau:

2.1 Hệ thống khởi động

2.1.1 Nhiệm vụ

Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng quay tối thiểu đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.

2.1.2 Các thiết bị chính

Ắc qui, máy khởi động và có thể có thêm các rơle bảo vệ khóa điện, rơle trung gian, rơle đổi nối điện áp ... Trong một số xe sử dụng động cơ điezel có khi còn có hệ thống xông nóng động cơ.

- Ắc qui: gồm các bộ phận chính

+ Vỏ bình

+ Các tấm cực

+ Tấm ngăn

- Máy khởi động: gồm các bộ phận chính sau

 + Công tắc từ

+ Phần ứng và ổ bi

+ Phần cảm

2.1.3 Phân loại

Tuỳ theo cách phân loại mà người ta có thể phân máy khởi động ra thành nhiều loại khác nhau.

- Phân loại theo cơ cấu điều khiển :

+ Máy khởi động điều khiển trực tiếp: là loại máy khởi động mà việc điều khiển đưa khớp truyền động ăn khớp với bánh răng bánh đà và nối điện từ ắc qui vào máy khởi động (động cơ điện) được thực hiện bằng lực cơ học trực tiếp của người lái thông qua cơ cấu dẫn động bằng cơ khí.

+ Máy khởi động điều khiển gián tiếp: là loại máy khởi động mà việc điều khiển đưa khớp truyền động ăn khớp với bánh răng bánh đà và nối điện từ ắc qui vào máy khởi động được thực hiện thông qua các rơle điện từ.

a) Ắc qui axit :

- Cấu tạo

  Ắc qui axit bao gồm vỏ bình, có các ngăn riêng, thường là ba ngăn hoặc 6 ngăn tùy theo loại ắc qui 6V hay 12V.

Khung của các tấm bản cực được chế tạo bằng hợp kim chì – stibi (Sb) với thành phần 87 ¸ 95% Pb+ 5 ¸13% Sb. Các lưới của bản cực dương được chế tạo từ hợp kim Pb-Sb có pha thêm 1,3%Sb + 0,2% Kali và được phủ bởi lớp bột dioxit chì Pb02 ở dạng xốp tạo thành bản cực dương.

c) Ắc qui sắt - niken 

 Về cấu tạo, ắc qui sắt - niken  có thể chia thành hai loại: loại thỏi và loại không thỏi. Đối với ắc qui loại thỏi, mỗi ngăn gồm mười hai bản cực dương và mười ba bản cực âm. Các bản cực cách điện với nhau bằng các que êbônit có đường kính 1,9  đến 2,0 mm. Các bản cùng dấu cũng được hàn  vào các vấu cực và tạo thành các phân khối bản cực dương và các phân khối bản cực âm như ắc qui axit. Phần nhô cao của vấu cực là cực của mỗi ắc qui đơn. 

e) Ắc qui Bạc - Kẽm

Đây là loại ắc qui có hệ số hiệu dụng trên một đơn vị trọng lượng và trên một đơn vị thể tích lớn hơn hai loại trên, nhưng vì bạc chiếm tới 30% trọng lượng chất tác dụng nên việc sử dụng chúng trên ôtô hiện nay là không thực tế. Các cực của ắc qui này là kẽm và oxit bạc, còn dung dịch điện phân, cũng giống như trong các ắc qui khác là KOH. 

2.1.4 Yêu cầu

- Có công suất lớn, ít tổn hao.

- Tạo cho trục khuỷu động cơ số tốc độ quay ban đầu đủ lớn (động cơ xăng 40 - 50 vòng/phút; động cơ điezel 80 - 120 vòng/phút).

- Mômen xoắn ở chế độ hãm hoàn toàn lớn.

- Điều khiển dễ dàng, dễ ăn khớp với bánh răng bánh đà và tách khỏi bánh răng bánh đà được ngay khi động cơ đốt trong đã làm việc độc lập.

2.2 Hệ thống chiếu sáng - tín hiệu

2.2.1 Nhiệm vụ

Đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của ô tô máy kéo khi trời tối hoặc sương mù và đảm bảo an toàn giao thông.

2.2.2 Các thiết bị chính

 Các loại đèn, các công tắc và rơle đèn; các cầu chì bảo hiểm và còi điện.

- Hệ thống chiếu sáng: gồm các bộ phận chính sau:

+ Bóng đèn

+ Rơ le điều khiển

- Hệ thống tín hiệu: gồm các bộ phận chính sau:

+ Còi

+ Rơ le điền khiển

2.2.4 Phân loại

- Phân loại theo cấu tạo và vị trí lắp của sợi dây tóc bóng đèn pha:

+ Bóng đèn pha hệ Châu Âu.

+ Bóng đèn pha hệ Châu Mỹ.

- Phân loại theo khí chứa trong bóng đèn:

+ Bóng đèn kiểu chân không thông thường.

+ Bóng đèn kiểu halogen.

2.3 Hệ thống kiểm tra theo dõi

2.3.1 Nhiệm vụ   

2.3.4 Yêu cầu

Theo dõi chính xác, kịp thời và thông báo cho lái xe.

2.4 Các hệ thống thiết bị điện phụ

2.4.1 Nhiệm vụ

Là hệ thống đảm bảo sự tiện nghi, phục vụ cho hành khách đồng thời hỗ trợ cho công việc của người lái.

2.4.2 Các thiết bị chính

Tuỳ theo từng hãng xe và đời xe mà hệ thống thiết bị điện phụ trên đó được trang bị nhiều hay ít. Những xe càng hiện đại xe đó càng nhiều thiết bị tiện nghi. Tuy nhiên, thông dụng nhất vẫn là các thiết bị: gạt nước, nâng hạ kính, quạt gió.

- Hệ thống gạt nước và điều khiển ghế: gồm các bộ phận chính sau

+ Mô tơ gạt nước

+ Công tắc dừng tự động

Theo dõi và thông báo cho người sử dụng xe biết những thông số cơ bản về tình trạng làm việc của ô tô.       

2.3.2 Các thiết bị chính

Gồm các loại đồng hồ cùng các bộ cảm biến của chúng; một số đèn báo nguy và bộ cảm biến báo nguy…

- Các loại cảm biến:

+ Cảm biến tốc độ động cơ

+ Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

2.4.3 Yêu cầu

Đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng.

CHƯƠNG 3

 HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN XE INNOVA G

3.1 Hệ thống khởi động

3.1.1 Nhiệm vụ

 Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng quay tối thiểu đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.

3.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động

a) Ắc qui

- Cấu tạo: Ắc qui gồm những bộ phận:

Bình ắc qui có cấu tạo như hình 3.2, thường có 6 ngăn. Mỗi ngăn của bình ác quy là một ác qui đơn, nó có suất điện động là 2V. 

+ Nồng độ dung dịch (r) có thể thay đổi từ 1,08 ¸ 1,31g/cm3. Nồng độ dung dịch cao thì E0 và điện dung của ác qui cao, tuy nhiên sẽ nhanh làm hỏng tấm ngăn và làm các tấm cực dễ bị sunfat hóa.

+ Nồng độ dung dịch trong bình thay đổi theo mức độ phóng nạp của ác qui và nhiệt độ dung dịch điện phân.

- Ở nước ta tốt nhất nên pha: r  = 1,21 - 1,27 g/cm3 .

b) Máy khởi động

- Công tắc từ (Rơle gài khớp)

Rơle kéo có hai cuộn dây: Cuộn dây hút (Wh) và cuộn dây giữ tác động và cặp tiếp điểm đóng, lúc này cả hai cuộn dây trên đều có dòng điện chảy qua, từ thông sinh ra trong hai cuộn dây đó tác dụng cùng chiều và có tác dụng hút lõi thép.

Khi khởi động động cơ công tắc từ thực hiện theo 3 bước:

1. Hút

2. Giữ

3. Hồi vị.

- Bánh răng bendix và trục xoắn ốc

Bánh răng bendix và trục xoắn ốc truyền momen của khởi động cho động cơ.

Đưa bánh răng bendix ăn khớp với vòng răng bánh đà.

Giúp bánh răng bendix vào khớp và ra khớp.

Bánh răng bendix được vát mặt để dễ vào khớp với vòng răng bánh đà.

Trục xoắn truyền lực quay của động cơ điện thành lực đẩy bánh răng.

3.2 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu

3.2.1 Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô, nhất là vào ban đêm và và những nơi thiếu ánh sáng không an toàn, giúp cho người lái xe vận hành xe an toàn. Yêu cầu đối với các loại đèn chiếu sáng là phải có cường độ sáng lớn và không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều.

a) Các loại bóng đèn chiếu sáng trên xe

Hệ thống chiếu sáng trên xe Innova G là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn có chức năng khác nhau.

- Đèn đầu: Đây là đèn lái chính, dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm tối hay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế.

- Đèn sương mù: Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường.

b) Cấu tạo của bóng đèn

- Đèn halogen

Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường.

- Đèn Xenon

Ưu điểm của đèn Xenon:

+ Sáng hơn: Bóng đèn xenon có hiệu suất phát sáng gấp 3 lần bóng halogen, một bóng xenon 35 W cho độ sáng tương đương bóng halogen 100 W.

+ Bền hơn: Bóng xenon bền gấp 4 lần bóng halogen, do không có dây tóc dễ bị đứt nên bóng xenon ít bị ảnh hưởng bởi rung động. Tuổi thọ bóng đèn xenon của các hãng lớn như Osram, Philips là khoảng 2.000 giờ, so với 500 giờ của bóng halogen.

+ Trắng hơn: Ánh sáng có màu trắng hơn và gần với ánh sáng ban ngày. Bóng xenon của các hãng như Osram, Philips có nhiệt độ màu là 4.300 độ Kelvin, tương đương ánh sáng ban ngày.

d) Sơ đồ mạch điện điều khiển đèn sương mù.

Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn pha chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy relay đèn kích thước sau.

3.2.2 Hệ thống xi nhan

a) Đèn LED

Đèn LED là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất trong ngành ô tô.Điều quan trọng nhất thường được nói tới khi nhắc đến đèn LED là chúng tiêu thụ rất ít điện năng. Với thế mạnh này, đèn LED được dùng cho hầu hết các dòng xe hiện đại ngày nay.

b) Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan

Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan như hình dưới.

3.3 Hệ thống kiểm tra theo dõi

3.3.1 Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông ti

Các đèn báo trên táp lô xe Innova G như bảng 3.1.

3.3.2 Các tín hiệu đầu vào và màn hình hiển thị đa chức năng

a) Cảm biến

- Đồng hồ tốc độ

+ Cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ bánh xe dùng để đo vận tốc góc của bánh xe và gửi về ECU dưới dạng các tín hiệu điện.

- Cơ cấu báo nguy áp suất dầu bôi trơn động cơ

Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp áp suất dầu bôi trơn động cơ giảm tới mức nguy hại cho điều kiện làm việc. Khi động cơ ô tô máy kéo không làm việc hoặc khi áp suất trong hệ thống bôi trơn giảm xuống thấp hơn 0,4-0,7 KG/cm2, màng 6 (hình 4- 22) nằm ở vị trí ban đầu, còn tiếp điểm 4 ở trạng thái đóng, đảm bảo thông mạch cho đèn hiệu 3.

- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Dùng để xác định nhiệt độ động cơ thông qua nhiệt độ nước làm mát rồi báo cho ECU, căn cứ vào đó ECU sẽ tính toán để điều chỉnh lượng xăng phun cho phù hợp với chế độ nhiệt của động cơ… Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có cấu tạo là một điện trở nhiệt (thermistor) được biểu diễn trên hình.

Trên sơ đồ hình ta có:

Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) tới cảm biến rồi trở trở về ECU và về mát. Như vậy điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo thành một cầu phân áp. Điện thế giữa cầu (đầu THW) được đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự – số (bộ chuyển đổi ADC – analog to digital converter).

b) Màn hình hiển thị thông tin cho lái xe

Công tắc hiển thị thông tin cho lái xe được đặc bên góc phải vô lăng rất thuận tiện cho việc điều khiển theo dõi các thông tin của xe. Trên màn hình hiển thị đa chức năng còn hiển thị các thông tin về tốc độ trung bình xe chạy, hiển thị vận tốc cài đặt, thông báo về tiêu hao nhiên liệu tức thời và trung bình khi xe chạy, báo áp suất lốp xe...

- Cấu tạo: Màn huỳnh quang chân không bao gồm 3 phần :

+ Một bộ dây tóc (catốt),

+ 20 đoạn (anốt) được phủ chất huỳnh quang

+ Một lưới được đặt giữa anốt và catốt để điều khiển dòng điện.

3.4 Hệ thống thiết bị điện phụ

3.4.1 Hệ thống gạt nước rửa kính

Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy, đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy.

- Gạt nước:

Hệ thống gạt nước có các chế độ làm việc:

+ Gạt nước một tốc độ.

+ Gạt nước hai tốc độ.

- Rửa kính:

+ Mô tơ rửa kính trước và kính sau riêng rẽ.

+ Rửa kính trước và kính sau dùng chung một mô tơ.

a) Cấu tạo các bộ phận trong hệ thống gạt nước rửa kính

- Mô tơ gạt nước

Động cơ điện với mạch kích từ bằng nam châm vĩnh cửu được dùng cho các motor gạt nước. Motor gạt nước bao gồm một motor và cơ cấu trục vít – bánh vít để giảm tốc độ của motor.

- Rơle gạt nước gián đoạn.

Rơle này có tác dụng làm gạt nước hoạt động gián đoạn. Ngày nay, kiểu rơ le gắn trong công tắc gạt nước được sử dụng rộng rãi. Một rơle nhỏ và một mạch điện tử bao gồm transitor, các tụ điện và điện trở được kết hợp trong rơ le gián đoạn.  

b) Nguyên lý hoạt động hệ thống gạt nước rửa kính

- Công tắc gạt nước ở vị trí LOW và MIST:

Khi công tắc ở vị trí Low hay Mist, dòng điện chạy đến chổi tốc độ thấp của mô tơ gạt nước như sơ đồ trên và gạt nước hoạt động ở tốc độ thấp.

Ta có dòng điện: từ (+) ắc quy nguồn 30 A → chân +B (2)→ tiếp điểm LO hoặc MIST công tắc gạt nước → chân +1 (3) → mô tơ gạt nước (LOW) → mass.

- Công tắc gạt nước ở vị trí HIGH:

Khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH, dòng điện tới chổi than tốc độ cao tốc của mô tơ (Hi) như sơ đồ dưới và mô tơ quay ở tốc độ cao.

Ta có dòng điện: từ (+) ắc quy nguồn 30 A → chân +B (2)→ tiếp điểm HI công tắc gạt nước → chân +2 (4) → mô tơ gạt nước (HIGH) → mass.

CHƯƠNG 4

 KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TRÊN INNOVA  G

4.1 Hệ thống khởi động

4.1.1 Ắc qui

Một số hư hỏng chính:

- Ắc qui tự phóng điện:

+ Trong ắc qui hình thành dòng điện cục bộ.

+ Nước đổ vào ắc qui không phải là nước cất.

+ Dung dịch điện phân pha chế từ axit sunfuric kỹ thuật.

+ Trong dung dịch điện phân có tạp chất cơ học.

+ Trong dung dịch điện phân có tạp chất hữu cơ.

- Các bản cực bị sunfat hóa:

+ Ắc qui để lâu trong tình trạng phóng điện.

+ Ắc qui thường xuyên nạp điện thiếu.

+ Tỉ trọng dung dịch điện phân thấp hoặc cao.

- Những tấm cực của ắc qui bị hỏng:

+ Bắt ắc qui không chặt.

+ Nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao.

+ Những bản cực của ắc qui bị gẫy.

+ Nạp điện cho ắc qui với dòng điện lớn trong thời gian dài.

4.1.2 Máy khởi động

Máy khởi động thể hiện như bảng 3.5.

* Kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật máy khởi động giảm tốc:

4.2 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sán

Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống chiếu sáng thể hiện như bảng 3.5.

4.3 Các hư hỏng thường gặp ở hệ thống tín hiệu

4.3.1 Hệ thống xi nhan

Kiểm tra bộ chuyển tín hiệu rẽ (rơ le nháy)

- Mắc mạch điện như hình 4.1

- Đầu cực (-) của bóng đèn đấu vào mass

+ Nếu bóng đèn chớp sáng liên tục thì bộ chuyển tín hiệu xi hoạt động tốt.

+ Nếu bóng đèn không chớp sáng liên tục thì bộ chuyển tín hiệu bị hỏng.

4.3.2 Hệ thống còi

- Điều chỉnh còi: Âm thanh của còi phụ thuộc tần số dao dộng và biên độ dao động của màng còi, tần số này bằng tần số đóng của tiếp điểm, như vậy thay đổi khoảng cách khe hở giữa hai tiếp điểm khi tiếp điểm mở sẽ làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng.

- Hư hỏng, sữa chửa mạch còi.

Nếu còi không kêu: tiến hành tìm nguyên nhân như sau:

+ Nối thêm một đoạn dây mát, nếu kêu tốt là do mất mát, cần cạo sạch nơi gắn còi cho tiếp mát tốt.

+ Nếu còi không kêu, thì dung đèn thử một đàu nối mát đầu kia chạm vào đầu nối BAT nếu không xẹt lửa thì bị hở mạch từ ắc quy đến.

4.4 Hệ thống thiết bị điện phụ

4.4.1 Hệ thống gạt mưa - rửa kính

* Hư hỏng: 

- Động cơ không làm việc.

- Các bánh răng và thanh răng bị mòn.

* Kiểm tra, sửa chữa:

- Kiểm tra, sửa chữa động cơ tương tự như kiểm tra sửa chữa động cơ điện máy khởi động.

- Các thanh răng, bánh răng mòn kiểm tra bằng dưỡng khí, khi chúng mòn nhiều cần thay mới.

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ

Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện, tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát hệ thống điện thân xe Innova G”.

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu được một số hệ thống điện cơ bản dưới dạng các sơ đồ mạch điện, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp khắc phục hư hỏng của các hệ thống điện đó. Dù đã nổ lực cố gắng nhưng do thời gian và tài liệu nghiên cứu còn nhiều hạn chế do đó trong quá trình thực hiện tôi không tránh khỏi nhiều sai sót, mong được sự thông cảm từ các thầy.

Tôi hy vọng sau khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành cuốn tài liệu thực hành cho công việc sửa chữa các hệ thống điện thân xe.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo: Ths…………. và các thầy giáo trong khoa ô tô đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án đúng theo yêu cầu và đúng tiến độ.

                                                                          TP, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                        Học viên thực hiện

                                                                        ………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng. “Trang bị điện & điện tử trên ô tô hiện đại”. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM.

[2]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng. (2007). “ Trang bị điện & điện tử trên ô tô hiện đại ”. Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM

[3]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng. (2007). “ Giáo trình điện tử điện thân xe ”. Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM.

[4]. Phạm Quốc Thái “Bài giảng môn học Trang bị điện và điện tử trên ô tô”. Đà Nẵng, 2007.

[5]. Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam “Tài liệu đào tạo giai đoạn 2 - ĐIỆN THÂN XE”, 1998.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"