ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE URAL 375D

Mã đồ án OTTN002020592
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hệ thống đánh lửa TK-200, bản vẽ tổng quan hệ thống chiếu sáng, chóa đèn và đèn báo rẻ, bản vẽ kết cấu máy phát, máy khởi động, bản vẽ kết cấu máy phát điện); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE URAL 375D.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................0

LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU DẪN NHẬP........... 2

1.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 2

1.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 2

1.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2

1.4.Giới thiệu tổng quan hệ thống điện trên xe URAL 375D............................2

1.4.1. Lịch sử phát triển và thông số kĩ thuật của xe..................................... 2

1.4.2. Hệ thống điện của xe URAL 375D...................................................... 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Hệ thống cung cấp điện............................................................................ 7

2.2. Hệ thống khởi động.................................................................................. 7

2.3. Hệ thống đánh lửa.................................................................................... 8

2.4. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu.................................................................... 9

2.5. Hệ thống kiểm tra theo dõi..................................................................... 10

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN  XE URAL 375D................................ 11

3.1. Hệ thống cung cấp điện.......................................................................... 11

3.1.1. Acquy axit chì................................................................................... 11

3.1.2. Máy phát điện r 250.......................................................................... 15

3.2. Hệ thống khởi động................................................................................ 18

3.2.1. Máy khởi động CT-130..................................................................... 18

3.3. Hệ thống đánh lửa.................................................................................. 24

3.3.1. Hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm TK-200....................... 24

3.4. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu.................................................................. 31

3.4.1.Đèn pha.............................................................................................. 31

3.4.2. Các đèn tín hiệu và khích thước........................................................ 35

3.4.2.1. Đèn kích thước........................................................................... 35

3.4.1.2. Đèn đậu...................................................................................... 36

3.4.1.3. Đèn phanh.................................................................................. 36

3.4.1.4. Đèn báo rẽ sử dụng rơ le báo rẽ điện từ loại PC -57................... 37

3.4.3. Còi điện............................................................................................. 38

3.4.4. Công tắc điều khiển........................................................................... 40

3.4.4.1. Điều khiển đèn bằng các công tắc riêng rẽ ................................. 40

3.5. Hệ thống kiểm tra theo dõi..................................................................... 42

3.5.1.Đồng hồ tốc độ xe.............................................................................. 42

3.5.2.Đồng hồ áp suất dầu nhờn................................................................. 43

3.5.3.Cơ cấu báo nguy áp suất dầu............................................................. 46

3.5.4.Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát......................................................... 47

3.5.5. Đồng hồ nhiên liệu............................................................................ 49

CHƯƠNG  4: KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN  XE URAL 375D........... 51

CHƯƠNG  5: TÍNH TOÁN KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT.................. 64

KẾT LUẬN……………………………………………………………………   68

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 69

LỜI NÓI ĐẦU

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã và đang phát triển không ngừng, ngày càng thu được những thành tựu hết sức to lớn, được ứng dụng rộng rãi vào phát triển cả kinh tế và quốc phòng.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền quốc phòng vững mạnh. Trong bối cảnh chung đó, Ngành Xe - Máy Quân đội ta đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng, bảo dưỡng trang bị, đi sâu vào chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đối với lực lượng làm công tác quản lý, khai thác, sử dụng xe máy trong quân đội.

Chính điều đó mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay và từng bước hiện đại hoá quân đội, nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Trong quân đội ta đang quản lý, khai thác và sử dụng nhiều loại xe ô tô sản xuất tại Liên Xô cũ ví dụ: KRAZ...; URAL...; ZIL..; GAZ…; UAZ....; PAZ ... Để quản lý, khai thác, sử dụng tốt các trang bị Xe-Máy trong quân đội phù hợp với điều kiện địa hình Việt Nam và đặc thù hoạt động quân sự. Mỗi cán bộ kỹ thuật Ngành Xe-Máy phải nắm chắc đặc điểm kết cấu, tính năng kỹ chiến thuật, các phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi chi tiết. Đảm bảo tốt tình trạng kỹ thuật trang bị Xe-Máy luôn luôn sẵn sàng hoạt động, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Với mục đích đó, đề tài: Khai thác hệ thống điện trên xe URAL 375D với sự giúp đỡ của giảng viên: Thạc sĩ……………., phần nào đáp ứng được tính thiết thực trong quá trình khai thác sử dụng xe URAL 375D  tại đơn vị cơ sở. Đây cũng sẽ là tài liệu bổ ích cho cán bộ làm công tác quản lý trang bị, khai thác xe ôtô URAL 375D, một loại xe vận tải có tính năng kỹ chiến thuật cao, phù hợp và rất thông dụng trong hoạt động quân sự tại Việt Nam.

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU DẪN NHẬP

1.1.Mục tiêu nghiên cứu        

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung lý thuyết nhằm khảo sát và tìm hiểu  cấu tạo,  nguyên lý hoạt động, đặc điểm của hệ thống điện trên xe URAL 375D, để giúp cho sinh viên trong việc học tập, cũng như những người muốn tìm hiểu về hệ thống điện trên xe URAL 375D có được các kiến thức cơ bản nhất về chúng.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

Với mục đích là nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về hệ thống  điện  để phục vụ cho mục đích học tập, nên phương pháp nghiên cứu chính ở đây là phương pháp tham khảo các tài liệu về hệ thống điện , kết hợp với việc dịch thuật tài liệu dựa trên các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, tiến hành chọn lọc, phân tích, và hệ thống hóa, giải thích bản chất của các chi tiết trên hệ thống..

1.4. Giới thiệu tổng quan về hệ thống điện trên xe URAL 375D

1.4.1. Lịch sử phát triển và thông số kỹ thuật xe

- Lịch sử phát triển

Xe URAL-375 là xe vận tải hạng nặng được trang bị và sử dụng nhiều trong quân đội .Xe được thiết kế và chế tạo tại liên xô , xe có 3 cầu chủ động ,có công thức bánh xe 6 x 6 .

Xe URAL-375 được thiết kế lắp đặt động cơ ZuL-375 , là động cơ xăng 4 kỳ , bố trí hình chữ V , có tỷ số nén =6,5 , đường kính xi lanh và hành trình pittông 108.95(mm).  Thứ tự làm việc của động cơ 1-5-4-2-6-3-7-8 .

- HT bôi trơn kiểu hỗn hợp (bôi trơn bằng áp suất kết hợp với vung té ).

- HT làm mát bằng chất lỏng (nước) tuần hoàn theo chu kỳ kín , có két làm mát nước bơm nước kiểu ly tâm được dẫn động bằng dây đai từ đầu trục khuỷu động cơ .

- Ly hợp 2 đĩa ma sát khô , dẫn động bằng cơ khí .

- Các thông số cơ bản chung về xe URAL-375

Tổng thể xe URAL 375D như bảng 1.1.

1.4.2. Hệ thống điện trên xe URAL 375D

- Hệ thống cung cấp điện

- Hệ thống khởi động

- Hệ thống đánh lửa

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Hệ thống cung cấp điện

2.1.1. Công dụng

Tạo ra và cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải trên ô tô với một điện áp ổn định trong mọi điều kiện làm việc của ô tô.

2.1.2. Yêu cầu

- Điện áp tạo ra phải ổn định.

- Phải có sự cân bằng năng lượng điện giữa ắcqui, máy phát và các phụ tải điện. Năng lượng điện mà ắcqui có khả năng phát huy khi khởi động phải thích ứng với động cơ đốt trong.

2.1.3. Các thiết bị chính

Ắc qui, máy phát điện, tiết chế, các rơ le và đèn báo nạp...

2.2. Hệ thống khởi động

2.2.1. Nhiệm vụ:

Truyền cho trục khuỷu động cơ một tốc độ quay nhất định đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện khởi động động cơ.

2.2.2. Yêu cầu:

- Có công suất lớn, ít tổn hao;

- Tạo cho trục khuỷu động cơ số tốc độ quay ban đầu đủ lớn (động cơ xăng 40 ¸ 50 vòng/phút; động cơ điezen 80¸120 vòng/phút).

2.2.4. Phân loại:

Tuỳ theo cách phân loại mà người ta có thể phân máy khởi động ra thành nhiều loại khác nhau.

2.2.4.1. Phân loại theo cơ cấu điều khiển

- Máy khởi động điều khiển trực tiếp: là loại máy khởi động mà việc điều khiển đưa khớp truyền động ăn khớp với bánh răng bánh đà và nối điện từ ắc qui vào máy khởi động (động cơ điện)  được thực hiện bằng lực cơ học trực tiếp của người lái thông qua cơ cấu dẫn động bằng cơ khí.

- Máy khởi động điều khiển gián tiếp: là loại máy khởi động mà việc điều khiển đưa khớp truyền động ăn khớp với bánh răng bánh đà và nối điện từ ắc qui vào máy khởi động được thực hiện thông qua các rơle điện từ.

2.2.4.2. Phân loại theo nguyên tắc truyền động

- Máy khởi động truyền động quán tính: là loại máy khởi động có bánh răng của khớp truyền động tự động văng theo quán tính để ăn khớp với bánh đà khi khởi động còn sau khi động cơ nổ rồi thì bánh răng lại bị hất về vị trí cũ một cách tự động.

- Máy khởi động truyền động cơ khí cưỡng bức: là loại máy khởi động có bánh răng của khớp truyền động khi vào ăn khớp với bánh răng bánh đà cũng như khi ra khớp đều chịu sự điều khiển cưỡng bức của một cơ cấu nào đó.

2.3. Hệ thống đánh lửa

2.3.1. Nhiệm vụ:

Biến dòng điện một chiều thế hiệu thấp (6,12 hoặc 24V) hoặc các xung điện xoay chiều thế hiệu thấp thành các xung điện thế hiệu cao (12.000¸50.000V) đủ để tạo nên tia lửa điện cao thế để đốt cháy hỗn hợp nổ trong xi lanh của động cơ xăng ở thời điểm thích hợp với các chế độ làm việc của động cơ và theo một thứ tự nổ nhất định.

2.3.2. Yêu cầu:

- Hệ thống đánh lửa phải đảm bảo điện thế đủ lớn để phóng qua khe hở giữa các điện cực của bugi.

- Tia lửa điện cao thế phải có năng lượng lớn đủ để đốt cháy hỗn hợp nổ khi khởi động cũng như ở các chế độ làm việc khác của động cơ ô tô.

2.3.4. Phân loại:

Hệ thống đánh lửa có nhiều loại khác nhau tuỳ theo cách phân loại chúng, nhưng đối với phạm vi đồ án tôi chỉ xét đến “hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm TK 200”.

2.4. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu.

2.4.1. Nhiêm vụ

Đây là hệ thống nhằm đảm bảo điều kiện làm việc ban đêm của ô tô và  đảm bảo điều kiện an toàn giao thông trên đường.

2.4.4. Phân loại

- Hệ thống chiếu sáng

+ Phân loại theo cấu tạo và vị trí lắp của sợi dây tóc bóng đèn pha:

- Bóng đèn pha hệ Châu Âu, Châu Mỹ.

→ Đối với xe URAL 375D dùng bóng đèn hệ châu âu.

+ Phân loại theo khí chứa trong bóng đèn:

- Bóng đèn dây tóc, bóng đèn kiểu halogen.

→ Đối với xe URAL 375D dùng bóng đèn dây tóc.

+ Phân loại theo cấu tạo của công tắc điều khiển đèn:

- Hệ thống đèn có công tắc điều khiển kiểu 3 nấc.

2.5. Hệ thống kiểm tra theo dõi.

2.5.1. Nhiệm vụ:

Tự động kiểm tra, theo dõi, thông báo kịp thời cho người lái biết mọi hoạt động của động cơ và một số bộ phận quan trọng của ô tô.

2.5.2. Yêu cầu:

Theo dõi chính xác, kịp thời và thông báo cho lái xe

2.5.4. Phân loại:

Có nhiều cách phân loại, tuy nhiên chủ yếu dựa vào cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ phận chỉ thị (đồng hồ) mà người ta phân hệ thống kiểm tra và theo dõi thành 2 loại:

- Đông hồ chỉ thị bằng cơ cấu cơ khí (kim).

- Đồng hồ chỉ thị bằng quang (ánh sáng).

- > Đối với xe URAL 375D dùng đồng hồ chỉ thị bằng cơ khí.

CHƯƠNG III

HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE URAL 375D

3.1. Hệ thống cung cấp điện.

3.1.1. Ắc Qui  aixt chì:

3.1.1.1. Cấu tạo.

Bình ắcqui có cấu tạo như  hình 3. 1, thường có 6 ngăn. Mỗi ngăn của bình ắcqui  là một ắcqui đơn, nó có suất điện động là 2V. Các ngăn của ắcqui đấu nối tiếp với nhau do đó nó sẽ cho suất điện động của bình ắcqui là 12V

* Vỏ bình

- Vỏ bình làm bằng nhựa êbônít chịu axít, cứng và được đúc liền. Vỏ bình có các vách tạo thành các ngăn riêng cho mỗi ắcqui đơn ( 6 ắcqui đơn).

- Đáy bình có các gờ để cho các gờ của tấm cực đặt lên nhằm chống chập mạch giữa các tấm cực khi có các tạp chất lắng xuống đáy bình.

* Tấm ngăn

- Tấm ngăn được lồng xen vào giữa 2 tấm cực khác dấu để chống chập mạch đồng thời để đỡ chất tác dụng tránh sự rơi rụng do va đập.

- Tấm ngăn là chất cách điện, có độ xốp, có lỗ nhỏ sao cho dung dịch điện phân đi qua được nó đến các bản cực. Tấm ngăn phải bền axít, có độ dẻo, không chứa các tạp chất.

* Lưới - nắp - nút

+ Lưới: Làm bằng vật liệu cách điện, chịu axít, có dạng hình lưới với lỗ nhỏ. Nó được đặt bên trên các tấm cực để bảo vệ cho các tấm cực khỏi bị chạm chập do các tạp chất lớn rơi vào từ lỗ đổ dung dịch, đồng thời lưới cũng có tác dụng báo mức dung dịch trong bình.

+ Nắp: Phía trên của bình có nắp đậy để chống bụi bẩn rơi vào dung dịch điện phân và để dung dịch khỏi văng ra ngoài.

* Dung dịch điện phân

Dung dịch điện phân trong ắcqui là dung dịch axít H2S04 được pha chế từ axít H2S04 nguyên chất và nước cất theo nồng độ qui định tùy theo điều kiện nhiệt độ và vật liệu làm tấm ngăn.

Nồng độ dung dịch (r) có thể thay đổi từ 1,08 ¸ 1,31g/cm3. Nồng độ dung dịch cao thì E0 và điện dung của ắcqui cao, tuy nhiên sẽ nhanh làm hỏng tấm ngăn và làm các tấm cực dễ bị sunfat hóa.

3.1.1.2. Nguyên lí làm việc.

Nguyên lý hình thành suất điện động của ắcqui cũng như của các pin hóa học khác đó là dựa vào sự phân cực khác nhau của các kim loại khác tên khi cùng nhúng vào một dung dịch điện phân (chúng cho và nhận điện tử khác nhau nên có sự chênh lệch về điện tích).

- Như vậy khi nhúng 2 tấm cực Pb02 và Pb vào dung dịch H2S04 thì giữa chúng xuất hiện một hiệu điện thế, hiệu điện thế này tạo nên suất điện động của ắcqui.

- Nếu ta nối giữa hai cực này ở mạch ngoài bằng một bóng đèn thì dưới tác dụng của suất điện động sẽ có một dòng điện chạy qua đèn làm cho đèn sáng. 

- Bằng thực nghiệm người ta chứng minh được rằng suất điện động của ắcqui được tính bằng biểu thức gần đúng:

E0 = 0,84  + r                   

E0 - Suất điện động ắcqui ở trạng thái không làm việc.

r - Nồng độ dung dịch điện phân.

E0 thay đổi từ 1,92 ¸ 2,15V tương ứng với   r = 1,08 ¸ 1,31 g/m3

3.1.2. Máy phát điện r250.

3.1.2.1. Cấu tạo.

Gồm các bộ phận chính: rô to, stato, nắp, puly, cánh quạt và bộ chỉnh lưu. Ở những máy phát điện trên xe hiện đại, người ta lắp thêm bộ điều chỉnh điện ngay trong máy phát.

a. Rô to (hình 3.4)

Gồm:  trục (1), phía cuối trục có gắn vòng tiếp điện (5), ở giữa có gắn hai chùm cực S và N hình móng (4), giữa hai chùm cực là cuộn dây kích thích (3) bằng dây đồng được quấn trên ống thép (2). 

b. Stato ( hình 3.5).

Gồm khối thép từ được lắp ghép từ các lá thép điện kỹ thuật, phía trong có xẻ rãnh (18 rãnh) phân bố đều để xếp các cuộn dây phần ứng. Cuộn dây stato có 3 pha nối theo hình sao.

3.1.2.2. Nguyên lý làm việc.

Khi mở khóa điện, dòng điện từ ắcqui được đưa vào  cuộn dây kích thích. Lúc này cuộn dây kích thích sẽ sinh ra từ thông kích thích một chiều, làm cho các đầu cực của rô to nhiễm từ mạnh và trở thành một  nam châm điện mà 2 đầu lõi thép là 2 cực từ khác dấu. Dưới ảnh hưởng của các từ cực mà các móng cũng trở thành các cực ở rô to. 

3.2. Hệ thống khởi động.

3.2.1. Máy khởi  động CT-130.

3.2.1.1. Động cơ điện:

 Là nơi biến điện năng của ắc qui thành mô men cơ học.

* Cấu tạo:

a- Stato: gồm vỏ máy, các má cực (thường là 4 má) và các cuộn dây kích thích, tương tự như máy phát điện một chiều.

b- Roto: gồm trục, khối thép từ, cuộn dây phần ứng và vành đổi điện; các nắp với các giá chổi điện và chổi điện, các ổ trượt (bạc).

* Nguyên lý làm việc:

Khi đưa dòng điện một chiều vào cuộn dây kích thích, các má cực tạo thành các cặp cực từ bắc - nam từng đôi một. Từ trường do các cặp cực từ này sinh ra đẩy các khung dây đồng có dòng điện chạy qua trong rôto và tạo thành ngẫu lực, làm cho roto quay.

3.2.1.2. Khớp truyền động:

+ Cấu tạo:

Gồm ống chủ động 1 (hình 3.9), được hàn từ 3 chi tiết lại. Phía đầu nhỏ của ống 1 có rãnh then hoa để ăn khớp với các then hoa trên trục roto. Phía đầu to của ống (theo mặt cắt A-B) được xẻ thành các rãnh không đều và có khoan lỗ từ phía mặt bên để đặt lò xo và cốc chụp lò xo 2. 

+ Nguyên lý làm việc:

Với kết cấu như vậy, nếu ta giữ chặt bánh răng và vành 4 lại rồi quay ống chủ động theo chiều quay như trên hình vẽ thì viên bi sẽ lăn trên mặt của ống 4 rồi bị kẹt vào chỗ rãnh nông hơn giữa 1 và 4, gắn cứng giữa 2 phần chủ động và bị động lại với nhau.

3.2.1.4. Sơ đồ nguyên lý và nguyên lý làm việc.

+ Sơ đồ nguyên lý:

+ Nguyên lý làm việc:

Khi muốn làm việc người lái vặn khóa điện về vị trí khởi động (CT). Lúc đầu máy phát điện chưa quay (chưa phát điện), điện trở cuộn dây phần ứng nhỏ nên có dòng điện chạy trong cuộn W của RLBVKĐ.

Dòng điện trong Wh khoảng 30-40A còn dòng điện trong Wg = 3-4A. Dòng điện trong các cuộn dây sẽ từ hóa lõi thép và ống thép rất mạnh nên lõi thép tự hút sâu vào trong ống thép. Khi chuyển động như vậy lõi thép sẽ nén lò xo lại, kéo cần gạt nạng gài khớp quay quanh chốt và phần càng cua sẽ đẩy khớp truyền động về phía bánh đà. 

3.3. Hệ thống đánh lửa.

3.3.1.Hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm TK-200.

3.3.1.1. Cấu tạo:

Hệ thống đánh lửa này gồm:

Hộp đảo mạch bán dẫn TK-200, bộ chia điện có cảm biến đánh lửa P-331 (hoặc P-352), biến áp đánh lửa Б118, hộp điện trở phụ C'-326 và bộ rung dự phòng PC-331.

Biến áp đánh lửa Б118 và bộ chia điện P351 được bọc kín chống nước và chống nhiễu, các đầu nối dây có kết cấu làm kín đặc biệt. Biến áp Б118 cũng gồm 2 cuộn dây tách rời nhau, cuộn thứ cấp có một đầu nối với vỏ nên yêu cầu phải bắt mát thật tốt cho nó trên ô tô.

3.3.1.2. Nguyên lý làm việc

Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa TK-200 được trình bày như hình 3-14. Tranzitor T4 có nhiệm vụ ngắt, nối dòng điện sơ cấp của BAĐL. Các Tranzitor T1, T2, T3 có nhiệm vụ khuếch đại các xung điện của cảm biến đánh lửa, vì công suất của nó không đủ để điều khiển trực tiếp T4.

3.4. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu.

3.4.1. Đèn pha.

3.4.1.1. Cấu tạo chung

Đèn pha gồm 2 bộ, lắp ở đầu xe, dùng để chiếu sáng quãng đường phía trước xe, đảm bảo cho xe hoạt động được khi trời tối hoặc sương mù. Một bộ đèn pha gồm: vỏ đèn, hệ thống quang học, vít điều chỉnh hướng chiếu của ánh sáng, giắc cắm điện cho bóng đèn…

Trên hình 3-15a, trình bày loại đèn pha ô tô tiêu biểu. Các vít điều chỉnh 3 có thể hướng phần tử quang học của đèn pha theo mặt phẳng đứng và mặt phẳng ngang, nhằm chỉnh đúng hướng của chùm tia sáng.

3.4.1.2. Hệ thống quang học của đèn pha

Hệ thống quang học của đèn pha gồm: bóng đèn 1, chóa phản chiếu 2 và kính khuyếch tán 3 (hình 3.16,a).

a. Chóa phản chiếu

Chóa phản chiếu được làm bằng thép hoặc nhựa mỏng hình gương cầu lõm, bên trong có phủ lớp phản quang.

b. Kính khuếch tán

Để có thể chiếu sáng khắp mặt đường, các chùm sáng phải hơi lệch sang hai bên đường. Vấn đề này do kính khuyếch tán của đèn thực hiện. Kính khuếch tán được làm bằng thủy tinh hoặc mica, được lắp phia trước hệ thống quang học, có nhiêm vụ bảo vệ bóng đèn, bảo vệ chóa và khuếch tán một phần ánh sáng đều khắp mặt đường.

3.4.2. Các đèn tín hiệu và kích thước.

3.4.2.1. Đèn kích thước.

Đèn kích thước được bố trí ở tai xe có nhiệm vụ báo chiều rộng, chiều dài (đôi khi cả chiều cao) của xe. Đèn này thường gồm 4 bóng, ánh sáng thường  có màu trắng hoặc vàng đối với đèn phía trước và có thể màu đỏ đối với đèn phía sau (màu của ánh sáng do kính đèn tạo ra). 

3.4.1.3. Đèn phanh

Đèn này được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ. Đèn phanh được tự động bật sáng bằng một công tắc đặc biệt được dẫn động bằng khí phanh hoặc dầu phanh khi người lái đạp bàn đạp phanh. Màu qui định của đèn phanh là màu đỏ. 

3.4.3. Còi điện.

Cấu tạo của còi điện ( hình 3.20) gồm:

Nam châm điện, tụ điện, đĩa rung, màng thép và cơ cấu điều chỉnh âm thanh. Đĩa rung làm bằng nhôm dùng để tạo âm hưởng. Tụ điện dùng để giảm bớt tia lửa điện ở tiếp điểm, điện dung của tụ điện khoảng 0,17 mF.

3.4.4. Công tắc điều khiển

Đèn pha và đèn kích thường được điều khiển chung bởi một công tắc. Có nhiều kiểu công tắc và sơ đồ điều khiển đèn pha và đèn kích thước tuy nhiên ta có thể tạm phân chúng thành hai loại chính:

- Loại sử dụng các công tắc riêng rẽ:  sử dụng một công tắc chính (gạt hoặc kéo) và một công tắc đảo pha - cốt để điều khiển.

- Loại sử dụng công tắc tổ hợp: chỉ sử dụng một công tắc tổ hợp duy nhất để điều khiển.

3.4.4.1. Điều khiển đèn bằng các công tắc riêng rẽ

a. Công tắc 3 nấc.

Công tắc này có hai kiểu : kiểu kéo và kiểu gạt. Hình 3-22 giới thiệu công tắc chính điều khiển đèn kiểu kéo.

Công tắc đảo pha- cốt.

Công tắc này sử dụng cùng với công tắc kéo (3 nấc) để chuyển chế độ sử dụng từ đèn pha sang đèn cốt và ngược lại. Công tắc đảo pha-cốt có 3 cọc nối dây ( hình 3-23).

3.5. Hệ thống kiểm tra theo dõi.

3.5.1. Đồng hồ tốc độ xe.

3.5.1.1. Công dụng:

Đồng hồ tốc độ trên ô tô cho biết vận tốc của ô tô đồng thời cho biết quãng đường (số km) xe đã chạy được kể từ khi xe xuất xưởng .

3.5.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc :

Nam châm vĩnh cửu 5 gắn chặt trên trục 1 được trục mềm truyền mô men quay từ trục thứ cấp của hộp số tới (hình 3.25). Khi nam châm quay, từ thông của nó sẽ xuyên qua chụp nhôm 6, làm nảy sinh ra sức điện động và dòng phucô trong chụp nhôm. 

3.5.2. Đồng hồ áp suất dầu nhờn loại xung nhiệt điện.

3.5.2.1. Cấu tạo:

Bộ cảm biến (hình 3-26) gồm: buồng áp suất 13 thông với đường dầu nhờn của hệ thống bôi trơn động cơ; màng áp suất 10; cần tiếp điểm 14 bằng lá đồng thau đàn hồi một đầu nối với mát, còn phần quấn cong tỳ lên màng áp suất; khung lưỡng kim 8 hình P mà trên một nhánh có quấn cuộn dây điện trở 9 và  một má vít của tiếp điểm KK’ cùng một số chi tiết phụ khác

3.5.2.2. Nguyên lý làm việc:

Đồng hồ bắt đầu làm việc khi khóa điện KĐ đóng. Khi đó sẽ có dòng điện chạy qua các cuộn dây điện điện trở của đồng hồ và của cảm biến theo chiều mũi tên (hình 3-26,a) rồi sau đó qua tiếp điểm KK’, cần 14 ra mát. Dòng điện chạy qua các cuộn dây điện trở sẽ nung nóng các khung lưỡng kim và làm cho nhánh làm việc của chúng biến dạng.

Khi áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn tăng thì màng 10 sẽ cong thêm lên, đẩy cần tiếp điểm 14 cong lên làm tăng áp lực ở tiếp điểm KK’, đồng thời làm cong cả nhánh làm việc của khung lưỡng kim 8.

3.5.3. Cơ cấu báo nguy áp suất dầu bôi trơn động cơ

Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp áp suất dầu bôi trơn động cơ giảm tới mức nguy hại cho điều kiện làm việc. Khi động cơ ô tô máy kéo không làm việc hoặc khi áp suất trong hệ thống bôi trơn giảm xuống thấp hơn 0,4-0,7 KG/cm2, màng 6 ( hình3.27) nằm ở vị trí ban đầu, còn tiếp điểm 4 ở trạng thái đóng, đảm bảo thông mạch cho đèn hiệu 3.

3.5.5. Đồng hồ nhiên liệu loại điện từ:

3.5.5.1. Cấu tạo:

Phần đồng hồ chỉ thị gồm hai khung từ bố trí sao cho lõi thép của chúng vuông góc với nhau (hình 3.29).

Trên lõi thép của các khung từ có quấn các cuộn dây điện từ 1 và 3.

Đầu các cuộn dây đấu theo sơ đồ như hình 3-29. Trong không gian đối diện với hai lõi thép có đặt lõi quay 2 bằng thép non, lõi quay 2 được gắn chặt với kim đồng hồ và quay trên hai ổ đỡ.

3.5.5.2. Nguyên lý làm việc:

 Khi khóa điện đóng, dòng điện từ ắc qui qua cuộn dây 1 rồi phân nhánh ra cuộn dây 3 và phần điện trở của biến trở 4 (giả sử con trượt ở vị trí trung gian nào đó).

Dòng điện trong các cuộn dây 1, 3 và từ thông do chúng sinh ra sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí của con trượt biến trở, tức là tùy thuộc vào mức nhiện liệu trong thùng chứa. 

CHƯƠNG IV

KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE URAL 375D

4.1. Ắc qui.

Quy trình khai tác Ắc qui nhưu bảng 4.1.

4.2. Máy phát điện

Quy trình khai tác máy phát điện như bảng 4.2.

4.4. Hệ thống đánh lửa

Hư hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục hệ thống đánh lửa thể hiện như bảng 4.3.

4.5. Hệ thống kiểm tra theo dõi

* Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ:

Đồng hồ đo loại điện từ, từ điện dùng trên ô tô khá phổ biến. Nguyên lý làm việc nói chung là gần tương tự nhau. Sau đây, chỉ xét những sự cố, phương pháp kiểm tra đối với đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ ô tô.

Kinh nghiệm khai thác và vận hành đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ ô tô cho thấy những sự cố hỏng hóc thường là:

-  Độ kín của bộ cảm biến không đảm bảo, nước rò rỉ vào trong bộ cảm biến làm cho điện trở nhiệt bị hỏng.

Đặc tuyến của nhiệt điện trở thay đổi. Điện trở của nhiệt điện trở thay đổi không tuyến tính với nhiệt độ của nước.

Trị số điện trở cảu hộp điện trở đối với cuối điểm đo trên thang đo của bộ chỉ thị đồng hồ đo nhiệt độ thể hiện như bảng.

Trong quá trình kiểm tra bộ cảm biến, cần phải xác định giá trị điện trở của nó tương ứng với các điểm nhiệt độ cần kiểm tra. Trị số điện trở đo được xác định nhờ vonkế và ampe kế theo biểu thức :

RCB = UCB / I­CB

RCB - điện trở của bộ cảm biến

ΔUCB - điện trở rơi trên cảm biến

ICB - cường độ dòng điện đi qua bộ cảm biến.

Vôn kế lắp trong mạch kiểm tra phải có cấp chính xác không nhỏ hơn 0,5.

* Kiểm tra hoạt động của đồng hồ báo nhiên liệu

Cấp điện áp ắcqui(+), (-) với cọc 2,3 qua bóng đèn thử 3.4w kiểm tra bóng sáng

Nhúng công tắc vào xăng, kiểm tra bóng tắt, nếu hoạt động không như tiêu chuẩn thì thay bộ đo mực xăng

* Kiểm tra đèn báo phanh:

Ngắt giắc ra khỏi công tắc báo mức dầu phanh và công tắc phanh tay

Nối các cực trên giắc nối phía dây điện của giắc công tắc báo mức dầu phanh

Bật khóa đèn, nếu đèn không sáng thì kiểm tra bóng

CHƯƠNG 5

TÍNH TOÁN, KIỂM TRA CÔNG SUẤT MÁY PHÁT

Để đảm bảo đủ công suất cho các tải tiêu thụ trên xe cần phải xác định đúng loại máy phát để lắp trên ô tô, vì máy phát là nguồn cung cấp năng lượng (điện áp) chính cho các tải tiêu thụ khi ô tô hoạt động.

Việc chọn loại máy phát lắp trên ô tô cần đảm bảo các điều kiện sau:

+ Điện áp ra ổn định.

+ Cung cấp đủ công suất cho các tải điện trên ô tô.

+ Kết cấu nhỏ gọn, dễ bố trí, lắp đặt trong khoang động cơ.

+ Có độ bền cao

5.1. Sơ đồ các tải công suất điện trên ô tô

Phụ tải điện trên ô tô, dựa vào thời gian làm việc có thể chia làm 3 loại:

+ Tải hoạt động liên tục:

Là những phụ tải liên tục hoạt động trong quá trình xe vận hành (khi động cơ hoạt động). Và khi động cơ không hoạt động (sử dụng năng lượng ăcquy).

+ Tải hoạt động trong thời gian dài:

Là những phụ tải hoạt động trong những khoảng thời gian tương đối dài, tùy thuộc vào điều kiện vận hành của lái xe.

5.2. Tính toán công suất tiêu thụ theo các chế độ tải

5.2.1. Chế độ tải hoạt động liên tục

Ở chế độ tải hoạt động liên tục thì hệ số sử dụng của mỗi tải là:  l = 100 %.Đối với xe URAL 375D  tải hoạt đông liên tục là hệ thống đánh lửa sử dụng bôbin ƃ118 như vậy Pw1 được tính như sau.

Qua đo kiểm thực tế ta xác định được Rcuộn sơ= 1,2(Ω), sử dụng nguồn 14v.

5.2.2. Chế độ tải hoạt động không liên tục

Ở chế độ này thì hệ số sử dụng (l) của mỗi tải thay đổi phụ thuộc vào sự vận hành xe của mỗi tài xế cũng như phụ thuộc vào điều kiện vận hành và địa bàn xe hoạt động.

Trong bảng 5.a, ta có:

 Công suất tính toán = Công suất thực ´ Hệ số sử dụng → Pw2= 326,7 (W)         (5.2)          

Từ (5.1) và (5.2) , ta có tổng công suất tiêu thụ của các tải trên xe là:

PåW = PW1 + PW2 = 163,3 + 326,7= 490 (W).        

Máy phát thực tế sử dụng trên xe URAL 375D là loại r250 có thông số kĩ thuật là : 14v/42A.

Vậy với Iđm = 35(A) < 42(A), nên máy phát lắp trên xe phát đủ công suất cung cấp cho các tải.

KẾT LUẬN

Qua thời gian nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống điện trên xe ô tô URAL 375D. Bằng những kiến thức tích luỹ trong thời gian học tập tại trường, kết hợp với kinh nghiệm thực tế đã qua công tác tại đơn vị và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Thạc Sỹ………….. cùng các thầy giáo trong bộ môn Động cơ - Điện/ Khoa Ô tô, đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành đúng thời gian và bảo đảm chất lượng.

Sau khoảng thời gian làm đồ án, bản thân tôi đã củng cố lại được kiến thức đã học và nâng cao sự hiểu biết về một số nội dung khai thác thực tế tại đơn vị, cũng như biết cách xây dựng một đề tài nghiên cứu khoa học.

Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cao. Trong quá trình làm đòi hỏi phải nghiên cứu, phải có kinh nghiệm lâu năm. Với thời gian và điều kiện không cho phép, bản thân kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy giáo và các đồng chí đóng góp, xây dựng giúp tôi để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Thạc Sỹ………….. cùng các thầy giáo trong bộ môn Động cơ - Điện/ Khoa Ô tô đã giúp tôi hoàn thành đồ án này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                         TP, Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                      Học viên thực hiện

                                                                       ………………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Đức Lập, “ sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ôtô”. Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội năm 2005.

[2]. Thượng tá, kỹ sư Phạm Ngọc Tuấn ,“Giáo trình trang bị điện ôtô”.Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2009.

[3]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “ Giáo trình bảo dưỡng kỹ thuật Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

[4]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “ Giáo trình sữa chữa  Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"