ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN XE GAZ-66

Mã đồ án OTTN003021636
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống đánh lửa TK-200, bản vẽ tổng quan hệ thống chiếu sáng, chóa đèn, đèn báo rẽ, bản vẽ kết cấu máy khởi động, bản vẽ kết cấu máy phát điện); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN XE GAZ-66.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....................................1

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................. 2

A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................... 4

1.  Lý do chọn đề tài....................................................................................... 4

2.  Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 4

3.  Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4

4.  Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 4

5.  Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................... 4

6.  Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 4

7.  Giá trị của đề tài........................................................................................ 4

B. PHẦN NỘI DUNG ................................................................................. 5

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE GAZ-66 5

1.1. Giới thiệu chung xe GAZ-66.................................................................. 5

1.2. Tổng quan về hệ thống điện trên xe GAZ-66 ........................................ 9

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE GAZ-66... 13

2.1. Hệ thống cung cấp điện........................................................................ 13

2.2. Hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm........................................ 20

2.3. Hệ thống khởi động.............................................................................. 26

2.4.  Hệ thống chiếu sáng tín hiệu............................................................... 27

2.5.  Hệ thống thiết bị điện phụ................................................................... 35

2.6.  Hệ thống kiểm tra theo dõi.................................................................. 41

CHƯƠNG 3 : BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE GAZ-66.................55

3.1. Qui trình tháo lắp một số hệ thống điện trên xe GAZ-66..................... 55

3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của máy khởi động.......... 62

3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của máy phát điện........... 66

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO; CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU........................ 72

LỜI NÓI ĐẦU

Trong quá trình phát triển và xây dựng quân đội theo hư­ớng chính quy và hiện đại hoá nhằm đáp ứng yêu cầu về các nhiệm vụ và vai trò trong bảo vệ tổ quốc thì ngành xe-máy quân đội ngày càng được hiện đại hoá bằng cách trang bị thêm những chủng loại xe mới. Hiện nay, bên cạnh những loại xe truyền thống do Liên Xô (Nga hiện nay) trang bị, chúng ta còn thấy những loại xe khác cũng được sử dụng trong quân đội như­ Toyota, Mazda, Nissan, Mitsubishi Mặc dù những loại xe này rất hiện đại như­ng đắt tiền và chỉ để phục vụ sinh hoạt trong thời bình ở những nơi có hệ thống đường giao thông tốt.

Một yêu cầu mang tính chất đặc thù của xe quân sự là phải hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo khởi động tin cậy và nhanh, có tính cơ động cao trong điều kiện địa hình phức tạp (vùng rừng núi, nơi không có đường xá) 

Để đáp ứng những yêu cầu trên, quân đội ta đã được trang bị các thế hệ xe có khả năng việt dã cao do Liên Xô chế tạo, từ xe tăng, xe bọc thép, xe tải, xe chuyên dụng cho tới các loại xe con.

Xe GAZ - 66 là loại xe 2 chủ động với nhiều thế hệ đã được chứng minh bằng thực tế là rất phù hợp với điều kiện Việt Nam. Để sử dụng và khai thác xe đúng theo các yêu cầu và quy phạm kỹ thuật nhằm nâng cao tính kinh tế và tuổi thọ xe nói chung và hệ thống điện nói riêng thì ng­ười cán bộ kỹ thuật ngành xe cần phải hiểu biết các tính năng, đặc điểm và kết cấu của xe và hệ thống điện xe GAZ-66. Trên cơ sở các kiến thức cơ bản đó, kết hợp với quy tắc về khai thác sử dụng và bảo d­ưỡng kỹ thuật do nhà máy sản xuất quy định để đề ra những quy tắc, quy phạm sử dụng, bảo d­ưỡng, sửa chữa phù hợp với điều kiện Việt Nam. 

Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy trong Khoa Ô Tô và các học viên giúp tôi có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi sinh viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Khai thác hệ thống điện xe GAZ-66”.   Do thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ còn nhiều hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của các quý thầy trong khoa, cùng các bạn học viên cùng lớp.

Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên:Ths………….. đã giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

Đồ án tốt nghiệp gồm 3 phần

A. Phần mở đầu

B.   Phần nội dung

Chương 1: Tổng quan về hệ thống điện trên xe GAZ-66

Chương 2: Nghiên cứu hệ thống điện trên xe GAZ-66

Chương 3: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điện trên xe GAZ-66

C.   Kết luận và kiến nghị 

                                                        Tp HCM, ngày …... tháng….. .năm 20

                                                         Học viên thực hiện

                                                       …………………

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Qua thời gian thực tập và trong quá trình học tập tại trường nhờ sự định hướng của các thầy đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và đã định hướng cho em làm khóa luận tốt nghiệp “Khai thác sử dụng hệ thống điện trên xe GAZ-66”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm kết cấu hệ thống điện trên xeGAZ-66, từ cơ sở đó người ta đưa ra qui tình tháo lắp, kiểm tra và BDSC một số hệt hống điện trên xe GAZ-66

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đặc điểm kết cấu hệ thống điện trên xe GAZ-66

Qui trình tháo lắp, kiểm tra, BDSC hệ thống điện trên xe GAZ-66

4. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện và thời gian hạn chế nên trong Luận văn tốt nghiệp chỉ tập trung nghiên cứu vào một bộ phận trong hệ thống điện gồm những nội dung sau:

Nghiên cứu hệ thống khởi động và máy phát điện

5. Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống điện trên xe quân sự GAZ-66 .

6. Phương pháp nghiên cứu

Mục đích:Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết về hệ thống điện trên xe GAZ-66.

Cách tiến hành: Phân tích, tham khảo tài liệu chuyên môn, tài liệu trang bị điện và những tài liệu liên quan đến luận văn cần nghiên cứu và khai thác.

7. Giá trị của đề tài

Hệ thống điện trên xe GAZ-66 là một trong những hệ thống vô cùng quan trọng trong nó có rất nhiều bộ phận làm cho động cơ hoạt động xuyên suốt một chặng đường, tìm hiểu được sự hoạt động của hệ thống điện trên xe GAZ-66 giúp cho xe hoạt động như thế nào, hiểu được những hư hỏng và cần phải kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng đó như thế nào để cho phù hợp với xe GAZ-66.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ XE GAZ-66

1.1. Giới thiệu chung xe GAZ-66

Xe GAZ- 66 là loại ôtô tải hạng trung, được sản xuất từ năm 1964 tại nhà máy ôtô Gorki (Liên Xô). Các thế hệ trước đó gồm: GAZ-51,GAZ-53. Trước đây xe GAZ-66 là phương tiện vận chuyển chính cho bộ binh cơ giới của quân đội Liên Xô.

Các kích thước cơ bản của xe GAZ-66 được biểu diễn trên hình1.2.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe GAZ-66 được chỉ ra trong bảng 1.1.

1.2. Tổng quan về hệ thống điện trên xe GAZ-66:

1.2.1. Hệ thống Cung cấp điện:

a. Nhiệm vụ:

Tạo ra và cung cấp năng lượng điện cho các phụ tải trên ô tô với một điện áp ổn định trong mọi điều kiện làm việc của ô tô.

b. Các thiết bị chính gồm:

Cùng các rơ le và đèn báo nạp, ...

1.2.2. Hệ thống Đánh lửa:

a. Nhiệm vụ:

Biến dòng điện một chiều có điện áp thấp (12 hoặc 24V) thành các xung điện áp cao (12-50KV), đủ để tạo thành tia lửa điện cao thế ở bugi

b. Các thiết bị chính gồm:

Nguồn điện, khóa điện, điện trở phụ, biến áp đánh lửa, bộ chia điện, dây cao áp và bugi.

1.2.4. Hệ thống kiểm tra theo dõi:

a. Nhiệm vụ:

Theo dõi và thông báo cho người sử dụng xe biết những thông số cơ bản về tình trạng làm việc của ô tô

b. Các thiết bị chính:

Gồm các loại đồng hồ cùng các bộ cảm biến của chúng; một số đèn báo nguy và bộ cảm biến báo nguy…

a. Nhiệm vụ:

Là hệ thống tiện nghi, phục vụ cho hành khách đồng thời hỗ trợ cho công việc của người lái 

b. Các thiết bị chính:

Bộ lau - rửa, nâng - hạ kính, khóa cửa, quạt gió, đồng hồ điện…

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE GAZ-66

2.1. Hệ thống cung cấp điện:

2.1.1 Ắc quy:

Trên xe GAZ-66 dùng loại ắc quy axit chì 

* Nguyên lý cấu tạo của ác quy axít chì:

Dựa vào hiện tượng phân cực khác nhau của hai khối kim loại khác tên khi cùng nhúng vào một dung dịch điện phân mà người ta tạo ra ác quy Axít - chì.

Đó là nguồn điện hóa học được tạo nên từ các tấm cực dương Pb02, tấm cực âm Pb và dung dịch H2S04, tác động của nó là nhờ hệ thống điện hóa thuận nghịch.

Tấm cực dương có chất hoạt tính là Pb02 (màu đỏ gạch), tấm cực âm có chất hoạt tính là Pb nguyên chất  (màu xám).

* Cấu tạo của ác quy axít chì

Bình ắc quy có cấu tạo như, thường có 3 hoặc 6 ngăn. Mỗi ngăn của bình ác quy là một ác quy đơn nó có suất điện động là 2V. Các ngăn của ác quy đấu nối tiếp với nhau và nó sẽ cho suất điện động của bình ác quy là 6V hoặc 12V

2.1.2.Máy phát điệnxoay chiều G250 12V40A.

a. Khái quát chung

Nhiệm vụ:

Là nguồn cung cấp điện chính trên ô tô.

Yêu cầu:

Có độ tin cậy cao, trọng lượng và kích thước nhỏ.Có khả năng tạo sự cân bằng năng lượng điện với ác qui.

b.Cấu tạo máy phát điện xoay chiều kích thích kiểu điện từ loại có vành tiếp điện trên xe GAZ-66

Gồm những phần chính: Rôto, stato, nắp, puly, cánh quạt và bộ chỉnh lưu. Ở máy phátG250 bộ chỉnh lưu bằng điốt silíc được lắp ngay trong máy phát điện. Ở một số máy phát điện ngoài bộ chỉnh lưu người ta có thể còn lắp thêm bộ điều chỉnh điện ngay trong máy phát.

2.2. Hệ thống đánh lửa bán dẫn không tiếp điểm TK-200

a. Cấu tạo:

Hệ thống đánh lửa này gồm: Hộp đảo mạch bán dẫn TK-200, bộ chia điện có cảm biến đánh lửa P-331 (hoặc P-352), biến áp đánh lửa Б118, hộp điện trở phụ CЭ-326 và bộ rung dự phòng PC-331.

Biến áp đánh lửa Б118 và bộ chia điện P-351 được bọc kín chống nước và chống nhiễu, các đầu nối dây có kết cấu làm kín đặc biệt. Biến áp Б118 cũng gồm 2 cuộn dây tách rời nhau, cuộn thứ cấp có một đầu nối với mass.

b. Nguyên lý làm việc

Sơ đồ nguyên lý của hệ thống đánh lửa TK-200 được trình bày như. Transistor (T4)có nhiệm vụ ngắt, nối dòng điện sơ cấp của biến áp đánh lửa. Các Transistor (T1, T2, T3) có nhiệm vụ khuếch đại các xung điện của cảm biến đánh lửa, vì công suất của nó không đủ để điều khiển trực tiếp Transistor (T4).

2.3. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG CT-130

2.3.1. Máy khởi động, truyền động cưỡng bức, điều khiển gián tiếp CT-130

* Khớp truyền động:Là loại khớp một chiều kiểu bi.

* Cơ cấu điều khiển: Gồm hộp tiếp điểm, Rơle gài khớp và nạng gài 6

Hộp tiếp điểm:

Gồm các chi tiết chủ yếu sau:

 Hai ốc đồng 1 (hai tiếp điểm chính) có hai đầu nhô ra ngoài là chỗ để nối đầu dây cáp từ ắc qui đến và thanh đồng nối từ hộp tiếp điểm xuống phần động cơ điện. Đĩa đồng 14 hình tròn được cách điện trên trục của lõi thép (thanh thép) của Rơle gài khớp. 

Rơle gài khớp:

Rơle gài khớp là một ống thép. Trong ống thép có một lõi thép từ hình trụ 5 có thể di chuyển được trong ống, lõi thép có lỗ để xuyên thanh đẩy 3 có chứa đĩa đồng qua nó. Trên ống thép có cuốn hai cuộn dây 13 với đường kính và số vòng khác nhau được gọi là cuộn hút và cuộn giữ (Wh, Wg).

2.4. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU:

2.4.1. Nhiệm vụ, yêu cầu

* Nhiêm vụ

Đây là hệ thống nhằm đảm bảo điều kiện làm việc ban đêm của ô tô và  đảm bảo điều kiện an toàn giao thông trên đường.

* Yêu cầu

- Có khả năng chiếu sáng tốt quãng đường phía trước ít nhất khoảng 100m  nhưng không làm lóa mắt lái xe ngược chiều.

- Các đèn hiệu phải đủ sáng rõ để người giao thông trên đường nhân biết.

2.4.2. Đèn pha

* Cấu tạo chung

Đèn pha gồm 2 bộ lắp ở phía trước xe dùng để chiếu sáng quãng đường phía trước xe, đảm bảo cho xe hoạt động được khi trời tối hoặc sương mù. Một bộ đèn pha gồm: Vỏ đèn, hệ thống quang học, vít điều chỉnh hướng chiếu của ánh sáng, giắc cắm điện cho bóng đèn…

2.4.3. Các đèn pha đặc biệt

a. Đèn pha để đi trong sương mù

Các đèn pha thông thường khi chiếu sáng trong sương mù không thỏa mãn được yêu cầu chiếu sáng, vì ánh sáng từ đèn pha khi chiếu trong sương mù sẽ bị phản chiếu trở lại từ các hạt sương làm lóa mắt người lái xe.

c. Đèn chạy lùi

Trên các ô tô con người ta thường bố trí đèn chạy lùi. Đèn này có thể bật tự động khi gài số lùi xe nhờ một công tắc điện được dẫn động từ bánh răng số lùi.

2.4.5. Rơle báo rẽ điện từ

a. Rơ le báo rẽ diện từ PC -57 (Liên Xô):

+ Cấu tạo:

*Nguyên lý làm việc:

Khi muốn rẽ về phía nào thì người lái xe bật công tắc đèn về phía đó để nối mạch điện đến đèn phía trước và sau của bên muốn rẽ.

Khi tiếp điểm đóng, cường độ dòng điện trong cuộn dây điện từ tăng đảm bảo cho tiếp điểm 5 đóng chắc hơn và đủ sức đóng tiếp điểm 6. Khi tiếp điểm 6 đóng lại thì đèn hiệu 12 thông mạch với nguồn điện và sáng lên, còn tiếp điểm 5 mở thì vì lực từ hóa của lõi thép 9 giảm nên tiếp điểm 6 cũng mở ra, tắt đèn hiệu

2.5. HỆ THỐNG THIẾT BỊ ĐIỆN PHỤ

2.5.1  Khái quát

* Nhiệm vụ

Đây là hệ thống tiện nghi đảm bảo cải thiện điều kiện làm việc của người lái và hành khách trên xe.

* Cấu tạo chung

Tuỳ theo từng hãng xe và đời xe mà hệ thống thiết bị điện phụ trên đó được trang bị nhiều hay ít. 

2.5.2. Hệ thống lau rửa kính

* Giới thiệu chung

Ô tô thường dùng các kiểu hệ thống gạt nước và rửa kính sau đây:

a. Gạt nước

Hệ thống gạt nước thường có những chế độ làm việc như sau:

Gạt nước một tốc độ

Gạt nước hai tốc độ

Gạt nước gián đoạn (INT)

b. Rửa kính

Mô tơ rửa kính trước và rửa kính sau riêng rẽ.

Rửa kính trước và rửa kính sau dùng chung một mô tơ.

2.5.3. Hệ thống quạt gió

Có nhiều sơ đồ điều khiển quạt gió trên ô tô. Nhìn chung người ta sử dụng một môtơ điện một chiều có thể điều chỉnh được tốc độ để sử dụng cho quạt gió. Các mô tơ này có thẻ là loại kích từ bằng cuộn dây hoặc kích từ bằng nam châm vĩnh cửu. Dưới đây chỉ xin giới thiệu một sơ đồ điều khiển quạt gió 4 tốc độ trên một số xe đời mới, các kiểu sơ đồ khác gần như theo nguyên lý tương tự.

2.6. HỆ THỐNG KIỂM TRA THEO DÕI:

2.6.1. Nhiệm vụ, yêu cầu:

* Nhiệm vụ

Tự động kiểm tra, theo dõi, thông báo kịp thời cho người lái biết mọi hoạt động của động cơ và một số bộ phận quan trọng của ô tô.

* Yêu cầu

Theo dõi và thông báo chính xác, kịp thời cho lái xe

2.6.2. Đồng hồ tốc độ

* Công dụng

Đồng hồ tốc độ trên ô tô cho biết vận tốc của ô tô đồng thời cho biết quãng đường (số km) xe đã chạy được kể từ khi xe xuất xưởng .

Vành chắn từ 7 để giảm mất mát từ thông qua chụp nhôm 6, tăng độ nhạy của đồng hồ.

Để giảm bớt sai số của đồng hồ trong trường hợp nhiệt độ thay đổi người ta sử dụng sun từ 4 (miếng cân bằng nhiệt) lắp phía dưới của nam châm.

2.6.3. Đồng hồ am pe

Để theo dõi việc nạp điện cho ắc qui trên ô tô, người ta dùng đồng hồ ampe hoặc đèn hiệu. Đồng hồ ampe được mắc nối tiếp với mạch phụ tải, nó cho biết cường độ dòng điện nạp và phóng của ắc qui, tính bằng ampe (A).

2.6.5. Đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ

Loại đồng hồ này dùng để theo dõi nhiệt độ nước làm mát của động cơ ô tô. Tương tự như đồng hồ áp suất dầu nhờn, nó cũng có hai bộ phận: Bộ phận cảm biến nhiệt độ và bộ phận chỉ thị. Bộ phận cảm biến nhiệt độ thường được lắp vào đường ống dẫn nước từ động cơ ra két mát ở nắp động cơ ô tô, còn bộ phận chỉ thị được bố trí trên bảng đồng hồ.

2.6.6. Đồng hồ nhiên liệu

Cơ cấu đồng hồ này đế tự động do mức nhiên liệu ở trong các thùng chứa nhiên liệu của xe.

Toàn bộ cơ cấu gồm 2 phần: Phần đồng hồ chỉ thị, lắp ở bảng đồng hồ và bộ cảm biến mức nhiên liệu lắp ở thùng chứa.

2.6.7. Các bộ cảm biến báo nguy và đèn hiệu

Các bộ cảm biến báo nguy và đèn hiệu nhằm báo cho lái xe biết tình trạng làm việc của một số bộ phận như áp suất dầu trong hệ thống bôi trơn, nhiệt độ nước làm mát động cơ... tới mức nguy hiểm.

Cơ cấu báo hiệu này gồm 2 bộ phận chủ yếu: Bộ cảm biến báo nguy và đèn hiệu.

CHƯƠNG 3

BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN TRÊN XE GAZ-66

3.1. Quy trình tháo lắp một số hệ thống điện trên xe GAZ-66

3.1.1 Quy trình tháo lắp hệ thống cung cấp điện

a. Quy trình tháo lắp ắc quy

Quy trình tháo lắp ắc quy như bảng 3.1.

b. Qui trình tháo lắp máy phát điện

Qui trình tháo lắp máy phát điện như bảng 3.2.

3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng trên máy khởi động CT−130:

3.2.1. Qui trình tháo lắp:

Máy phát điện phải thay (tháo ra) khi có những hư hỏng sau đây:

1. Cháy vành tiếp điểm;

2. Đứt mạch kích từ, đứt mạch stato, chập mạch giữa các vòng dây của rôto và của stato;.

3. Các điốt của khối chỉnh lưu bị đánh thủng hoặc bị đứt;

3.2.2. Các hư hỏng thường gặp:

* Đóng mạch máy khởi động nhưng máy khởi động không quay:

Hiện tượng này chứng tỏ không có dòng điện chạy vào máy, phải kiểm tra đường dây nối từ ắc quy tới máy khởi động, hoặc ở máy khởi động và công  tắc có chỗ dẫn điện không tốt hoặc bị đứt mạch.

* Máy khởi động quay rất chậm:

Nếu bật đèn pha lên nếu thấy độ sáng bị yếu đi một cách rõ rệt so với trước lúc khởi động thì trước hết cần kiểm tra mức độ phóng điện của ắc quy sau đó mới kiểm tra máy khởi động.

3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện trên xe GAZ-66:

3.3.1. Qui trình tháo lắp máy phát điện G250:

Máy phát điện phải thay (tháo ra) khi có những hư hỏng sau đây:

1. Cháy vành tiếp điểm;

2. Đứt mạch kích từ, đứt mạch stato, chập mạch giữa các vòng dây của rôto và của stato;.

3. Các điốt của khối chỉnh lưu bị đánh thủng hoặc bị đứt;

3.3.2. Các hư hỏng thường gặp

* Máy phát không phát điện:

- Máy phát điện 1 chiều mất từ dư

- Mất dòng kích thích của máy phát

* Máy phát điện yếu

- Dây đai dẫn động máy phát bị trùng

- Máy phát bị chập chạm các vòng dây

3.3.3. Bảo dưỡng, sửa chữa máy phát điện G250

* Máy phát không phát điện

- Kích từ lại cho máy phát

- Kiểm tra đấu lại cuộn dây kích thích

* Máy phát điện áp quá cao

- Kiểm tra điều chỉnh theo tiêu chuẩn

KẾT LUẬN

Ô tô trong quân đội là một phương tiện rất quan trọng. Số lượng xe quân sự của nước ta tương đối nhiều nên công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cũng ngày càng cần nâng cao cũng như việc huấn luyện cho các cán bộ nghành xe hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo của từng loại xe nên việc trang bị kiến thức về xe là vô cùng quan trọng.

Xuất phát từ nhu cầu trên tôi đã được khoa giao cho nghiên cứu Đề tài Tốt nghiệp về “Khai thác sử dụng hệ thống điện trên xe GAZ-66”, nhằm cung cấp cho tôi kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành bão dưỡng sữa chữa hệ thống điện trên xe GAZ-66. Kiến thức trong Đề tài này được sắp xếp theo thứ tự: Tổng quan về hệ thống điện, cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống đánh điện, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện trên xe GAZ-66. Từng bộ phận được phân tích thứ tự rõ ràng. Do đó người đọc có thể dể dàng hiểu được.

Trong quá trình thực hiện Đề tài này tôi đã kết  hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết về sữa chữa ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất. Nhằm đáp ứng yêu cầu sữa chữa trên xe ô tô hiện nay.

Mặc dù  thời gian thực hiện đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo trong Khoa ô tô. Đến hôm nay tôi đã hoàn thành Đề tài của mình. Trong đề tài này tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Đức Lập, “ Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ôtô”. Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội năm 2005.

[2]. Thượng tá, kỹ sư Phạm Ngọc Tuấn ,“Giáo trình trang bị điện ôtô”.Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2009.

[3]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Giáo trình bảo dưỡng kỹ thuật Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

[4]. Đại tá, Ths Trần Quốc Toản “Giáo trình sữa chữa  Ôtô tập 1,2”. Trường sỹ quan kỹ thuật quân sự. TP HCM năm 2010.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"