MỤC LỤC
MỤC LỤC......1
LỜI NÓI ĐẦU.... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ.... 3
1.1. Công dụng của hệ thống điều hòa. 3
1.2. Yêu cầu. 3
1.3. Phân loại hệ thống điều hòa trên ô tô. 3
1.3.1. Phân loại theo kiểu lắp đặt 3
1.3.2. Phân loại theo chức năng. 4
1.3.3. Phân loại theo phương pháp điều khiển. 5
1.4. Giới thiệu chung về xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019. 10
CHƯƠNG II. KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE HYUNDAI KONA 1.6 TURBO 2019....25
2.1. Khảo sát hệ thống điều hoà trên xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019. 25
2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019. 25
2.1.2. Sơ đồ nguyên lý. 26
2.2. Kết cấu một số cụm chi tiết chính của hệ thống điều hòa không khí 28
2.2.1. Máy nén. 28
2.2.2. Khớp điện từ (ly hợp điện từ). 31
2.2.3. Công tắc áp suất 33
2.2.4 Giàn bộ ngưng tụ. 35
2.2.5. Bình lọc (hút ẩm môi chất). 36
2.2.6 Van tiết lưu. 38
2.2.7. Bộ Bốc hơi 39
2.2.8. Máy lọc khí 41
2.2.9. Két sưởi 42
2.3. Hệ thống điều khiển trong hệ thống điều hòa. 43
2.3.1. Điều khiển máy nén. 43
2.3.2. Điều khiển công tắc áp suất 44
2.3.3. Điều khiển quạt bộ ngưng tụ. 46
2.3.4. Điều khiển bù không tải 46
2.3.5. Điều khiển quạt giàn ngưng tụ. 47
2.3.6. Cảm biến trên xe. 48
2.4. Xác định lớp cách nhiệt của trần. 50
2.4.1. Kết cấu. 50
2.4.2. Các thông số. 51
2.4.3. Bề dày lớp cách nhiệt. 52
2.5. Tính nhiệt. 53
2.5.1. Tính nhiệt qua kết cấu bao che. 53
2.5.2. Tính nhiệt do người tỏa ra. 54
2.5.3. Tính nhiệt do động cơ tạo ra. 54
2.5.4. Tính tổn thất nhiệt khi mở cửa. 55
2.5.5. Tính tổn nhiệt do đèn toả ra. 55
2.6. Tính chu trình và kiểm tra máy nén. 55
CHƯƠNG III: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE HYUNDAI KONA 1.6 TURBO 2019...57
3.1. Bảo dưỡng máy nén. 57
3.2. Bảo dưỡng bộ ngưng tụ. 58
3.3. Bảo dưỡng bộ bốc hơi 58
3.4. Bảo dưỡng quạt 59
3.5. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống điều hòa. 59
3.5.1. Có hoặc không có không khí thoát ra. 59
3.5.2. Không khí thoát ra không đủ lạnh. 59
3.5.3. Không khí có mùi 60
3.5.4. Máy nén có tiếng ồn. 60
3.5.5. Lõi bộ bốc hơi bị đóng băng. 60
3.5.6. Phía thấp áp thấp và phía cao áp thấp. 60
3.5.7. Mô tơ quạt giàn lạnh không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác. 61
3.5.8. Cửa gió tuần hoàn hoạt động trục trặc. 61
3.5.9. Tình hình của mặt kính quan sát có bong bóng hơi, bọt hoặc các vết dầu, mặt kính quan sát trong suốt nhưng không có không khí lạnh. 61
3.5.10. Sự khác nhau lớn về nhiệt độ của các đường ống. 61
3.6. Các dụng cụ sửa chữa của hệ thống điều hòa. 61
3.6.1. Dụng cụ sửa chữa. 61
3.6.2 Bộ đồng hồ. 62
3.6.4. Đầu nối bơm chân không. 66
3.6.5. Bảo dưỡng bơm.. 66
3.6.6. Bảo dưỡng quạt 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....68
TÀI LIỆU THAM KHẢO....69
LỜI NÓI ĐẦU
Sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ngay ở nước ta số ô tô tư nhân cũng đang phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ xe trên đường ngày càng cao.
Ngay từ khi ra đời, ô tô đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong cuộc sống của con người. Từ đó đến nay ngành công nghiệp ô tô không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao và khắt khe hơn của người sử dụng. Ngành công nghiệp ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế ở các quốc gia, đặc biệt ở một số nước phát triển đã chọn ngành công nghiệp ô tô là ngành mũi nhọn.
Ở nước ta, từ khi du nhập những chiếc ô tô dầu tiên của nước ngoài cho đến nay số lượng ô tô không ngừng tăng lên mạnh mẽ mỗi năm, các hãng sản xuất ô tô nổi tiếng của nước ngoài đã có nhà máy lắp ráp ô tô ở nước ta, đó là những dấu hiệu cho sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô vốn đang còn non trẻ của nước ta.
Được sự góp ý, chỉ bảo tận tâm thầy giáo: TS……………., hướng dẫn em hoàn thiện được đồ án: “Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019”. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, thầy giáo duyệt đề tài đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài đồ án tốt nghiệp.
Vĩnh yên, ngày …tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
1.1. Công dụng của hệ thống điều hòa
Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, trong đó có cả ngành công nghệ ô tô chúng ta. Cùng với những yêu cầu khắc khe về chất lượng sản phẩm, xe ôtô ngày càng được cải tiến về công nghệ nhưng phải đem lại sự thỏa mái cho khách hàng khi sử dụng.
1.2. Yêu cầu
- Không khí trong khoang hành khách phải lạnh.
- Không khí phải sạch.
- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách.
- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm)
1.3. Phân loại hệ thống điều hòa trên ô tô
1.3.1. Phân loại theo kiểu lắp đặt
1.3.1.1. Lắp trên bảng táp lô
Kiểu điều hoà không khí này được gắn với bảng táp lô. Đặc điểm của kiểu này là, không khí lạnh từ cụm điều hoà được thổi thẳng đến mặt trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác lớn hơn so với công suất điều hoà, có các lưới cửa ra của không khí lạnh có thể được điều chỉnh bởi bản thân người lái nên người lái ngay lập tức cảm nhận thấy hiệu quả làm lạnh.
1.3.1.3. Kiểu kép
- Ở hình trên là kiểu lắp gộp cả táp lô và khoang hành lý. Mô tả đường đi của khí lạnh. Khí lạnh được thổi ra từ phía trước và phía sau bên trong xe.
1.3.2. Phân loại theo chức năng
Do chức năng và tính năng cần có của hệ thống điều hoà khác nhau tuỳ theo môi trường tự nhiên và quốc gia sử dụng, điều hoà có thể chia thành 2 loại tuỳ theo tính năng của nó
1.3.2.1. Cho một mùa
Loại này bao gồm một bộ thông gió được nối với bộ sưởi hoặc là hệ thống làm lạnh, chỉ dùng để sưởi ấm hay làm lạnh.
1.3.3. Phân loại theo phương pháp điều khiển
Trên xe ôtô, lò sưởi và máy điều hoà không khí hợp nhất nhau thành một hệ thống gọi là máy điều hoà không khí - sưởi ấm. Nó có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động
1.3.3.1. Kiểu điều khiển bằng tay
Kiểu này cho phép điều khiển nhiệt độ bằng tay các công tắc và bằng cần gạt để điều chỉnh nhiệt độ dầu ra. Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượng gió, hướng gió
1.3.3.2. Kiểu điều khiển tự động
Hệ thống điều hoà không khí tự động đã được phát triển để loại bỏ các thao tác điều chỉnh không thuận tiện này
- Sơ đồ điều khiển hệ thống điều hòa tự động
a. Loại điều khiển bằng bộ khuếch đại
Trong sơ đồ hệ thống công tắc điều khiển tốc độ thổi khí, công tắc điều khiển chế độ thổi và công tắc điều khiển van nước hoạt động cùng với cánh điều khiển hòa trộn khí bằng motor điều khiển hòa trộn khí, do vậy cho phép điều khiển được nhiệt độ, tốc độ quạt thổi khí và chế độ thổi khí.
b. Loại điều khiển bằng bộ vi xử lý
Điều hòa không khí tự động lắp trên các xe này bao gồm các hệ thống điều khiển tự động sau:
- Điều khiển nhiệt độ
- Điều khiển tốc độ quạt thổi
- Điều khiển khí vào (tuỳ chọn, chỉ có ở các xe hay thị trường đặc biệt)
1.4. Giới thiệu chung về xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019
1.4.1. Thông số kỹ thuật Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019
Thông số kỹ thuật Hyundai Kona 2019 như bảng 1.1.
Theo thông tin trên các trang tin tức ô tô, góc tiếp trước của Hyundai Kona 2019 đạt 17 độ, góc thoát sau 29 độ và khoảng sáng gầm xe là 170 mm. Trong khi con số tương ứng của EcoSport là 25 độ, 35 độ và 175 mm.
Hyundai rất tự hào khi mang đến cho khách hàng của mình một không gian nội thất ấn tượng, thoải mái, tiện nghi và mức độ hoàn thiện cao cấp.
Vô-lăng của Hyundai Kona 2019 1.6 Turbo bọc da, 3 chấu, điều chỉnh 4 hướng và gắn các nút đàm thoại rảnh tay, điều khiển hành trình Cruise Control,...
Đánh giá xe Hyundai Kona 2019 1.6 Turbo về không gian chứa đồ
Đánh giá xe Hyundai Kona 2019 1.6 Turbo về cảm giác lái
Hyundai Kona 2019 1.6 Turbo vận hành nhanh nhẹn, tăng tốc tốt và bốc. Trong quá trình di chuyển, hộp số ly hợp kép 7 cấp chuyển số mượt mà, người dùng khó nhận diện quá trình xe chuyển số.
CHƯƠNG II. KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE HYUNDAI KONA 1.6 TURBO 2019
2.1. Khảo sát hệ thống điều hoà trên xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019
2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019
Hệ thống điều hòa trên xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019 gồm có máy nén, giàn lạnh (bộ hoá hơi), van điều khiển lưu lượng, bình chứa, giàn nóng. Để tăng hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất công tác và không khí xung quanh, người ta đặt các quạt hút không khí lưu thông qua bộ hoá hơi cũng như bộ ngưng tụ.
2.1.2. Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trên xe như 2.1.
2.1.2.1. Nguyên lý làm việc
Hệ thống điều hòa ô tô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:
- Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén dưới áp suất 15kgf/cm2, nhiệt độ của khí ga sẽ tăng từ 00C lên 800C. giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến giàn nóng ở thể hơi.
- Tại bộ ngưng tụ nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp.
- Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc, tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.
2.1.2.2. Nguyên lý làm lạnh
Nguyên lý làm lạnh được chia ra là một bên cao áp và một bên thấp áp
Sự hóa hơi của môi chất làm lạnh được thực hiện bên áp suất thấp và ngưng tụ bên áp suất cao
2.2. Kết cấu một số cụm chi tiết chính của hệ thống điều hòa không khí
2.2.1. Máy nén
2.2.1.1. Chức năng
Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng khí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao, được đưa tới giàn ngưng tụ. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết định. Trong quá trình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5 ÷ 8,1.
2.2.1.2. Cấu tạo
Một số cặp piston đặt trên đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 cho máy nén 10 xylanh. Trục dẫn động (3) của máy nén được dẫn động từ động cơ thông qua một dây curoa. Có 5 piston kép (1) bố trí xung quanh trục dẫn động trong 10 xy lanh. Pistion di chuyển nhờ đĩa lệch (6) gắn trên trục dẫn động. Khi đĩa quay thì nó sẽ làm cho piston đi tới và lui trong xy lanh.
2.2.1.4. Dầu bôi trơn máy nén
Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động. Dầu này bôi trơn bằng cách hòa vào môi chất vì vậy phải sử dụng loại dầu thich hợp. Các loại dầu máy nén thường dùng: PAG, RC được khuyên dùng cho các máy nén khí pittông.
2.2.2. Khớp điện từ (ly hợp điện từ)
2.2.2.1. Chức năng
Khớp điện từ (ly hợp điện từ) dùng để điều khiển dẫn động máy nén. Trong quá trình làm việc của hệ thống điều hoà không khí, máy nén không hoạt động liên tục.
2.2.2.2. Nguyên lý làm việc
Stato của ly hợp điện từ được đặt lồng vào trong puly của máy nén. Trong stato có cuộn dây điện từ (1). Rôto đặt lồng vào puly (2) của ly hợp. Trục dẫn động của máy nén được dẫn động từ trục khuỷu thông qua một khớp nối điện từ. Khi động cơ bắt đầu hoạt động, puli quay tự do trên trục.
2.2.3. Công tắc áp suất
2.2.3.1. Chức năng
Công tắc áp suất được nắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh. Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình làm lạnh.
2.2.3.2. Cấu tạo
Công tắc áp suất kép như hình 2.7.
2.2.4 Giàn bộ ngưng tụ
2.2.4.1 Chức năng
Công dụng của bộ ngưng tụ là làm mát cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng.
2.2.4.2 Cấu tạo
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám sát quanh ống kim loại.
2.2.6 Van tiết lưu
2.2.6.1 Chức năng
Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao được phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp va nhiệt độ thấp. Van giãn nở điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một cách tự động.
2.6.2 Nguyên lý làm việc
Môi chất làm lạnh đến từ bình chứa hút ẩm và đi vào cửa vào (1).Môi chất làm lạnh sau đó phải thắng sức ép lò xo của van tràn (9) để đến cửa ra (8) và sau đó vào kết hóa hơi. Độ mở của van tràn được điều chỉnh tùy theo nhiệt độ và áp suất của khí gas đi qua từ bộ hóa hơi. Lò xo (10) đảm bảo rằng chỉ có môi chất làm lạnh dạng khí đi trở lại máy nén (3) Nếu ví dụ nhiệt độ của khí gas (7) đến từ kết hóa hơi tăng lên đi vào lỗ van trên, môi chất làm lạnh làm cho nắp đầu và cảm biến nhiệt (4) nóng lên.
2.2.8. Máy lọc khí
2.2.8.1. Công dụng
Là thiết bị để lọc không khí trong ôtô bằng cách tách bụi và các hạt có mùi ra khỏi không khí. Về cơ bản máy lọc khí bao gồm một quạt gió để hút và thổi không khí, một bộ phận lọc để tách bụi.
2.2.8.2. Cấu tạo
Bộ làm sạch không khí là một thiết bị loại bỏ khói, bụi…để làm sạch không khí trong xe. Bộ làm sạch không khí bao gồm một quạt gió, cảm biến khói, bộ khuyết đại, điện trở và bầu lọc có cacbon hoạt tính.
2.3. Hệ thống điều khiển trong hệ thống điều hòa
2.3.1. Điều khiển máy nén
2.3.1.2. Sơ đồ điều khiển máy nén
Sơ đồ mạch điện máy nén như hình 2.18.
2.3.1.3 Chức năng
Hệ thống này điều khiển thời điểm đóng mở máy nén theo nhiệt độ của giàn lạnh, điều khiển hệ số hoạt động của máy nén. Nếu hệ số hoạt động của máy nén thấp hơn thì tính kinh tế về nhiên liệu và độ bền của máy nén được cải thiện.
2.3.1.4. Nguyên lý làm việc
Khi bật công tắc A/C, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho nếu nhiệt độ được phát hiện bởi các cảm biến nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn khoảng 30C thì máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ cao hơn 40C thì máy nén được bật lại.
2.3.2. Điều khiển công tắc áp suất
2.3.2.1. Công dụng
Công tắc áp suất được lắp phía áp suất cao của chu trình lạnh. Khi phát hiện áp áp suất không bình thường trong chu trình lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn ngừa hổng hóc do sự giản nở của các đường ống.
2.3.2.2. Nguyên lý làm việc
a. Phát hiện áp suất thấp không bình thường
Khi môi chất trong chu trình làm việc thiếu hoặc khi không có môi chất trong chu do bị rò rỉ làm cho việc bôi trơn máy nén kém.
b. Phát hiện áp suất cao không bình thường
Áp suất trong chu trình có thể cao không bình thường khi giàn ngưng tụ không được làm lạnh đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá nhiều.
2.3.5. Điều khiển quạt giàn ngưng tụ
2.3.5.1. Chức năng
Quạt điện giàn ngưng tụ có nhiệm vụ làm mát giàn ngưng để hệ thống điều hòa hoạt động tốt hơn.
2.3.5.2. Nguyên lý làm việc
Trên xe quạt làm mát két nước động cơ và quạt làm mát giàn ngưng tụ được điều khiển kết hợp với nhau. Sụ kết hợp này sẽ làm cho hệ thống làm lạnh ở ba cấp ( Dừng xe, tốc độ thấp, tốc độ cao).
2.3.6. Cảm biến trên xe
2.3.6.1. Cảm biến nhiệt độ trong xe
Gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính 1 đầu gọi là đầu nóng ( hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh ( hay là đầu chuẩn ).
2.4. Xác định lớp cách nhiệt của trần.
2.4.1. Kết cấu.
Trần xe có lớp trên là lớp thép tán kẽm tiếp xúc trực tiếp với mặt trời, bên trong có lớp cách nhiệt bằng bông khoáng ép bọc da.
2.4.2. Các thông số.
- Nhiệt độ phía ngoài: tng = 350C,
- Nhiệt độ trong xe: ttr = 250C,
- Độ ẩm tương đối của không khí phía ngoài: jng = 80%,
- Độ ẩm tương đối của không khí phía trong: jng = 70%,
- Tra đồ thị (I-d) ta có nhiệt độ đọng sương là: ts = 310C.
2.4.3. Bề dày lớp cách nhiệt.
Thực tế lớp cách nhiệt theo quy chuẩn dTT = 0,03 (m).
* Kiểm tra đọng sương bề mạt ngoài kết cấu.
Vậy KTT < KS , Không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu.
2.5. Tính nhiệt.
Q1 : Tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che (W).
Q2 : Tổn thất nhiệt do người tạo ra (W).
Q3 : Tổn thất nhiệt do động tạo ra (W).
Q4 : Tổn thất nhiệt khi mở cửa (W).
Q5 : Tổn thất nhiệt đèn toả ra (W).
2.5.1. Tính nhiệt qua kết cấu bao che.
Q1 = QBX + Qt + Qtr + QS (W).
Qt = 1x(2x2,68x1,37 + 2x1,835x1,37)x(35 - 27) = 98,97 (W)
=> Qtr = Kt .Ft.Dt.jm
2.5.2. Tính nhiệt do người tỏa ra.
Q2 = N.Qn , (W)
Trong đó :
N = 16: Số người ngồi trên xe.
Qn = 56 (W/n): Nhiệt lượng do người trên xe tỏa ra ở 250C .
Q2 = 16x56 = 896 (W).
2.5.4. Tính tổn thất nhiệt khi mở cửa.
Q4 = 1,13x1,34x23 = 35 (W).
2.6. Tính chu trình và kiểm tra máy nén.
Hệ thống xe sử dụng chu trình máy nén hơi một cấp.
Môi chất lạnh sử dụng là R 134a.
1-2 : Nén đoạn nhiệt từ áp suất bay hơi đến áp suất ngưng tụ.
2-3 : Quá trình ngưng tụ môi chất đẳng áp thải nhiệt cho môi thường không khí.
3-4 : Quá trình tiết lưu đẳng Entanpi áp suất ngưng tụ PK xuống áp suất bay hơi P0
* Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh R134a: (t0).
CHƯƠNG III: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE HYUNDAI KONA 1.6 TURBO 2019
3.1. Bảo dưỡng máy nén
Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy vì vậy. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu một lần
- Máy dùng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra:
+ Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.
+ Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.
- Kiểm tra dầu bên trong qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy.
- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.
3.2. Bảo dưỡng bộ ngưng tụ
Tình trạng làm việc của bộ ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:
- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị
- Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt
3.3. Bảo dưỡng bộ bốc hơi
Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Hút hết gas trong giàn lạnh
• Giai đoạn 2: Xả băng giàn lạnh
• Giai đoạn 3: Làm khô giàn lạnh
3.4. Bảo dưỡng quạt
- Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường
- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế
- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ
3.5. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống điều hòa
3.5.1. Có hoặc không có không khí thoát ra
a. Nguyên nhân : Cầu chì của hệ thống điều hòa bị đứt, gãy hoặc nới lỏng các đầu dây hoặc chổ nối,công tắc tắt/ mở bị hư
b. Khắc phục : Kiểm tra và thay thế cầu chì, kiểm tra và sửa chữa các chổ nối, thay thế công tắc
3.5.4. Máy nén có tiếng ồn
a. Nguyên nhân : Các van bị gãy, mức dầu không đúng, Piston bị gõ, các vòng bạc bị gãy, các bulông của puly dây đai dẫn động bị lỏng.
b. Cách khắc phục : Thay thế đĩa van, kiểm tra và điều chỉnh mức dầu, thay thế piston, thay thế máy nén, siết chặt các bulông theo đúng lực.
3.5.5. Lõi bộ bốc hơi bị đóng băng
a. Nguyên nhân : Van điều chỉnh áp suất không đúng, ống mao dẫn của bộ điều nhiệt lắp không đúng chỉnh.
b. Khắc phục : Điều chỉnh hoặc thay van mới, lắp ống mao chính xác.
3.5.8. Cửa gió tuần hoàn hoạt động trục trặc
a. Nguyên nhân: Các cầu chì, mạch điện, bộ phận chấp hành của cửa gió tuần hoàn
b. khắc phục: Kiểm tra và thay thế các cầu chì nếu cần thiết, sửa chữa lại bộ chấp hành cửa gió tuần hoàn
3.6. Các dụng cụ sửa chữa của hệ thống điều hòa
3.6.1. Dụng cụ sửa chữa
Hiện nay trên thị trường đã có sẵn hai kiểu bộ dụng cụ sửa chữa. Một cho hệ thống R-134a và một cho hệ thống R-12. Để tránh sự lẫn lộn gas và dầu máy nén, không được dụng lẫn bộ đồng hồ cho hệ thống điều hoà R-134a và R-12.
3.6.2 Bộ đồng hồ
Bộ đồng hồ không chỉ dùng để hút chân không và nạp gas mà còn để chẩn đoán hư hỏng. Phải nắm vững các đặc điểm, cấu tạo và cách sử dụng của nó trình bày trong phần này
3.6.5. Bảo dưỡng bơm
Bơm trong hệ thống lạnh gồm :
- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.
- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
6.6. Bảo dưỡng quạt
- Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường
- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.
- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Thời gian vừa qua với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng với việc tìm hiểu, tham khảo những tài liệu chuyên ngành điện lạnh ô tô, kinh nghiệm của những người đi trước và đề tài liên quan em đã hoàn thành cơ bản về nội dung đề tài tốt nghiệp “Khảo sát hệ thống điều hòa trang bị trên xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019”. Trong suốt hơn 3 tháng thực hiện đề tài, có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Khó khăn là do phải tìm hiểu, tiếp thu những kiến thức tương đối mới và sự hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu về xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019. Thuận lợi là sự quan tâm, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn. Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống điều hòa, nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa
Qua đề tài “Khảo sát hệ thống điều hòa trang bị trên xe Hyundai Kona 1.6 Turbo 2019”. Tuy rất cố gắng trong việc tìm hiểu cũng như tính toán kiểm nghiệm, việc thực hiện đề tài chắc chắn không tránh được những sai sót, hạn chế nhất định. Trong đề tài có một vài phần còn thực hiện rập khuôn theo sách, có vài thông số trong khi chọn em vẫn chưa hiểu sâu về bản chất cũng như những thiếu sót về kiến thức chuyên ngành điện lạnh. Kính mong sự thông cảm và chỉ bảo thêm của quí thầy cô cùng các bạn nhằm giúp em ngày càng hoàn thiện về kiến thức cũng như kỹ năng phục vụ cho ngành nghề sau này. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về các hệ thống trên xe và đặc biệt là hệ thống điện lạnh ôtô. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word, Excel, AutoCAD phục vụ cho công tác sau này. Ðồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy: TS…………….., Các thầy cô trong bộ môn cùng toàn thể bạn bè đã giúp đở em thực hiện đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Catalog xe Hyundai Kona
[2] Nguyễn Bốn - Hoàng Ngọc Đồng , (2009) “Nhiệt kỹ thuật”, Nhà xuất bản giáo dục
[3] Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, (2015) “Kỹ thuật lạnh cơ sở ”, Nhà xuất bản giáo dục
[4] Nguyễn Đức Lợi, (2015) “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;
[5] Pgs.Ts Võ Chí Chính, (2008) “Điều hòa không khí và thông gió”, Tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHBK Đà Nẵng
[6] Nguyễn Đức Lợi, (2004) “Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí”, Hà Nội, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"