ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE ERTIGA SPORT

Mã đồ án OTTN003021749
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ nguyên lý làm việc hệ thống điều hòa không khí trên xe Ertiga Sport, bản vẽ sơ đồ mạch giàn lạnh, bản vẽ sơ đồ mạch giàn nóng, bản vẽ kết cấu máy nén khí, bản vẽ kết cấu lý hợp điện tử, bản vẽ quy trình bảo dưỡng kỹ thuật máy nén khí); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE ERTIGA SPORT.

Giá: 1,050,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC....1

LỜI NÓI ĐẦU....2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA XE ERTIGA SPORT.. 5

1.1. Công dụng của hệ thống điều hòa. 5

1.2. Yêu cầu. 6

1.3. Phân loại hệ thống điều hòa trên ô tô. 6

1.3.1. Phân loại theo kiểu lắp đặt 6

1.3.1.1. Lắp trên  bảng táp lô. 6

1.3.1.2. Lắp ở  khoang hành lý. 6

1.3.1.3. Kiểu kép. 6

1.3.2. Phân loại theo chức năng. 7

1.3.2.1. Cho một mùa. 7

1.3.2.2. Loại cho tất cả các mùa. 7

1.3.3. Phân loại theo phương pháp điều khiển. 8

1.3.3.1. Kiểu điều khiển bằng tay. 8

1.3.3.2. Kiểu điều khiển tự động. 9

1.4. Giới thiệu chung về xe Ertiga Sport 12

1.4.1. Thông số kỹ thuật Ertiga Sport 12

1.4.2. Giới thiệu một số hệ thống cơ bản trên xe ERTIGA SPORT.. 22

1.4.2.1. Hệ thống khởi động. 22

1.4.2.2. Hệ thống đánh lửa. 23

1.4.2.3. Hệ thống truyền lực. 24

1.4.2.4. Hệ thống lái 26

1.4.2.5. Hệ thống treo. 28

1.4.2.6. Hệ thống nhiên liệu. 30

1.4.2.7. Hệ thống phanh. 30

1.4.2.8. Hệ thống an toàn. 31

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE ERTIGA SPORT.. 33

2.1. Khảo sát hệ thống điều hòa trên xe Ertiga Sport 33

2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa trên xe Ertiga Sport 33

2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa trên xe Ertiga Sport 34

2.1.2.1 Sơ đồ nguyên lý. 34

2.1.2.2. Nguyên lý làm việc. 34

2.1.2.2.1. Nguyên lý  làm lạnh. 35

2.1.2.2.2. Nguyên lý sưởi ấm.. 35

2.1.3. Kết cấu một số cụm chi tiết chính của hệ thống điều hòa không khí 36

2.1.3.1. Máy nén. 36

2.1.3.1.1. Chức năng. 36

2.1.3.1.2. Cấu tạo. 37

2.1.3.1.3. Nguyên lý làm việc. 37

2.1.3.1.4. Dầu bôi trơn máy nén. 38

2.1.3.2. Khớp điện từ (ly hợp điện từ). 38

2.1.3.2.1. Chức năng. 38

2.1.3.2.2. Nguyên lý làm việc. 39

2.1.3.2.3. Cấu tạo. 40

2.1.3.3. Công tắc áp suất 40

2.1.3.3.1. Chức năng. 40

2.1.3.3.2. Cấu tạo. 40

2.1.3.3.3. Nguyên lý làm việc. 41

2.1.3.4 Giàn bộ ngưng tụ. 41

2.1.3.4.1 Chức năng. 41

2.1.3.4.2  Cấu tạo. 42

2.1.3.4.3. Nguyên lý làm việc. 42

2.1.3.5. Bình lọc (hút ẩm môi chất). 43

2.1.3.5.1. Chức năng. 43

2.1.3.5.2  Cấu tạo. 43

2.1.3.5.3  Nguyên lý hoạt động. 43

2.1.3.6  Van tiết lưu. 44

2.1.3.6.1  Chức năng. 44

2.1.3.6.2  Nguyên lý làm việc. 45

2.1.3.7 Bộ Bốc hơi 45

2.1.3.7.1  Cấu tạo. 45

2.1.3.7.2. Chức năng. 46

2.1.3.7.3. Nguyên lý làm việc. 46

2.1.3.8. Máy lọc khí 47

2.1.3.8.1.  Công dụng. 47

2.1.3.8.2. Cấu tạo. 47

2.1.3.9. Két sưởi 47

2.1.3.9.1. Công dụng. 47

2.1.3.9.2. Cấu tạo. 48

2.1.3.9.3. Nguyên lý làm việc. 48

2.1.4. Hệ thống điều khiển trong hệ thống điều hòa. 49

2.1.4.1. Điều khiển máy nén. 49

2.1.4.1.1. Sơ đồ điều khiển máy nén. 49

2.1.4.1.2. Chức năng. 50

2.1.4.1.3. Nguyên lý làm việc. 50

2.1.4.2. Điều khiển công tắc áp suất 50

2.1.4.2.1. Công dụng. 50

2.1.4.2.2. Nguyên lý làm việc. 51

2.1.4.3. Điều khiển quạt giàn lạnh. 51

2.1.4.3.1 Sơ đồ điều khiển quạt giàn lạnh. 51

2.1.4.3.2. Chức năng. 52

2.1.4.4. Điều khiển bù không tải 52

2.1.4.4.1. Chức năng. 52

2.1.4.4.2. Sơ đồ mạch điện. 53

2.1.4.4.3.  Nguyên lý làm việc. 53

2.1.4.5. Điều khiển quạt giàn ngưng tụ. 53

2.1.4.5.1. Chức năng. 53

2.1.4.5.2. Nguyên lý làm việc. 53

2.1.4.5.3. Sơ đồ mạch điện. 53

2.1.4.6. Cảm biến trên xe. 54

2.1.4.6.1. Cảm biến nhiệt độ trong xe. 55

2.1.4.6.2. Cảm biến bức xạ nhiệt 56

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE ERTIGA SPORT.. 57

3.1. Bảo dưỡng máy nén. 57

3.2. Bảo dưỡng bộ ngưng tụ. 61

3.3. Bảo dưỡng bộ bốc hơi 61

3.4. Bảo dưỡng quạt 62

3.5. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống điều hòa. 62

3.5.1. Có hoặc không có không khí thoát ra. 62

3.5.2. Không khí thoát ra không đủ lạnh. 62

3.5.3. Không khí có mùi 62

3.5.4. Máy nén có tiếng ồn. 62

3.5.5. Lõi bộ bốc hơi bị đóng băng. 63

3.5.6. Phía thấp áp thấp và phía cao áp thấp. 63

3.5.7. Môtơ quạt giàn lạnh không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác. 63

3.5.8. Cửa gió tuần hoàn hoạt động trục trặc. 64

3.5.9. Sự khác nhau lớn về nhiệt độ của các đường ống. 64

3.6. Các dụng cụ sửa chữa của hệ thống điều hòa. 64

3.6.1 . Dụng cụ sửa chữa. 64

3.6.2  Bộ đồng hồ. 65

3.6.2.1. Các đặc điểm.. 65

3.6.2.2. Cấu tạo và cách sử dụng. 66

3.6.3. Các ống nạp gas. 68

3.6.4. Đầu nối bơm chân không. 68

3.6.5.  Bảo dưỡng bơm.. 69

3.6.6.  Bảo dưỡng quạt 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 72

LỜI NÓI ĐẦU

Sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ngay ở nước ta số ô tô tư nhân cũng đang phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ xe trên đường ngày càng cao.

Ngay từ khi ra đời, ô tô đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong cuộc sống của con người. Từ đó đến nay ngành công nghiệp ô tô không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao và khắt khe hơn của người sử dụng. Ngành công nghiệp ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế ở các quốc gia, đặc biệt ở một số nước phát triển đã chọn ngành công nghiệp ô tô là ngành mũi nhọn.

Ở nước ta, từ khi du nhập những chiếc ô tô dầu tiên của nước ngoài cho đến nay số lượng ô tô không ngừng tăng lên mạnh mẽ mỗi năm, các hãng sản xuất ô tô nổi tiếng của nước ngoài đã có nhà máy lắp ráp ô tô ở nước ta, đó là những dấu hiệu cho sự phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô vốn đang còn non trẻ của nước ta.

Được sự góp ý, chỉ bảo tận tâm thầy giáo: TS…………….. dẫn em hoàn thiện được đồ án: “Khai thác hệ thống điều hòa không khí trên xe Ertiga Sport”. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, thầy giáo duyệt đề tài đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt nội đề tài đồ án tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                   Vĩnh yên, ngày … tháng … năm 20…

                                                                      Sinh viên thực hiện   

                                                                  ………………

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA XE  ERTIGA SPORT

1.1. Công dụng của hệ thống điều hòa

Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, trong đó có cả ngành công nghệ ôtô chúng ta. Cùng với những yêu cầu khắc khe về chất lượng sản phẩm, xe ôtô ngày càng được cải tiến về công nghệ nhưng phải đem lại sự thỏai mái cho khách hàng khi sử dụng. Trong đó phải kể đến hệ thống điều hòa không khí của xe.

1.2. Yêu cầu

- Không khí trong khoang  hành  khách  phải  lạnh.

- Không khí phải sạch.

- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách.

- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm)

1.3. Phân loại hệ thống điều hòa trên ô tô

1.3.1. Phân loại theo kiểu lắp đặt

1.3.1.1. Lắp trên  bảng táp lô

Kiểu điều hoà không khí này được gắn với bảng táp lô. Đặc điểm của kiểu này là, không khí lạnh từ cụm điều hoà được thổi thẳng đến mặt trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác lớn hơn so với công suất điều hoà, có các lưới cửa ra của không khí lạnh có thể được điều chỉnh bởi bản thân người lái nên người lái ngay lập tức cảm nhận thấy hiệu quả làm lạnh.

1.3.1.3. Kiểu kép

Ở hình trên là kiểu lắp gộp cả táp lô và khoang hành lý. Mô tả đường đi của khí lạnh. Khí lạnh được thổi ra từ phía trước và phía sau bên trong xe. Đặc tính làm lạnh bên trong xe rất tốt, sự phân bố nhiệt độ trong xe đồng đều, có thể đạt được một môi trường rất dễ chịu trong xe. 

1.3.2. Phân loại theo chức năng

Do chức năng và tính năng cần có của hệ thống điều hoà khác nhau tuỳ theo môi trường tự nhiên và quốc gia sử dụng, điều hoà có thể chia thành 2 loại tuỳ theo tính năng của nó

1.3.3. Phân loại theo phương pháp điều khiển

Trên xe ôtô, lò sưởi và máy điều hoà không khí hợp nhất nhau thành một hệ thống gọi là máy điều hoà không khí - sưởi ấm. Nó có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động

1.3.3.1. Kiểu điều khiển bằng tay

 Kiểu này cho phép điều khiển nhiệt độ bằng tay các công tắc và bằng cần gạt để điều chỉnh nhiệt độ dầu ra. Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượng gió, hướng gió

1.3.3.2. Kiểu điều khiển tự động

Hệ thống điều hoà không khí tự động đã được phát triển để loại bỏ các thao tác điều chỉnh không thuận tiện này

1.4. Giới thiệu chung về xe Ertiga Sport

1.4.1. Thông số kỹ thuật Ertiga Sport

Thông số kỹ thuật Ertiga Sport như bảng 1.1.

Mẫu xe 5+2 Suzuki Ertiga Sport nhập khẩu đã được ra mắt với giá từ 559 triệu đồng . Với giá bán này, Mitsubishi Outlander đang có lợi thế về giá hơn khi so với Mazda CX-5 2018 ovà Honda CR-V 2018.

Chi tiết xe Suzuki Ertiga Sport 2020

Thông số kỹ thuật Suzuki Ertiga Sport 2020

• Kích thước tổng thể (DxRxC): 4395 x 1735 x 1690 mm

• Chiều dài cơ sở: 2740 mm

• Bán kính quay vòng: 5,3 m. khoảng sáng gầm xe 190 mm

• Động cơ xăng 1,5L: Công suất 104 mã lực/6.000 vòng/phút, Mômen xoắn 138 Nm/4.200 vòng/phút

• Hệ truyền động: Số tự động vô cấp CVT, dẫn động cầu trước

• Mức tiêu hao nhiên liệu (Kết hợp/ Trong đô thị/ Ngoài đô thị) 5,95 (L/100 km)

Trang bị tính năng trên Suzuki Ertiga Sport 2020 

Về hệ thống giải trí, Ertiga Sport bản nâng cấp được hãng xe ôtô Suzuki trang bị màn hình cảm ứng kích thước 7.0 inch tích hợp Apple Car Play

1.4.2. Giới thiệu một số hệ thống cơ bản trên xe Suzuki Ertiga Sport 2020

1.4.2.1. Hệ thống khởi động

* Chức năng nhiệm vụ

Việc khởi động động cơ có lẽ là chức năng quan trọng nhất của hệ thống điện ôtô. Hệ thống khởi động thực hiện chức năng này bằng cách thay đổi năng lượng điện từ ắc quy thành cơ năng của máy khởi động. 

a. Sơ đồ nguyên lý hệ thống khởi động trên xe

Có một dòng thường trực đến máy khởi động tại chân 30.  Khi xoay công tắc đến vị trí START, nếu tài xế quên không trả số về N hoặc P thì không có dòng xuống máy khởi động. Nếu hệ thống chống trộm được bật thì cũng không có dòng xuống máy khởi động. Khi hệ thống chống trộm không làm việc và vị trí số đang ở N hoặc P thì khi công tăc ở vị trí START sẽ có dòng đi từ bình -> cầu chì -> IGSW -> công tắc số N/P -> chân 50 -> mass.

b. Kết cấu máy khởi động

Cấu tạo máy khởi động như hình 1.21.

1.4.2.2. Hệ thống đánh lửa

a. Chứng năng của hệ thống đánh lửa

Chức năng của hệ thống đánh lửa là tạo ra tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong buồng đốt của động cơ. Nó phải tạo ra sự đánh lửa chính xác trong hàng nghìn lần/phút trên mỗi xi lanh của động cơ. Nếu sự đánh lửa bị ngưng trễ trong khoảng 1 giây, động cơ sẽ hoạt đống yếu đi và thậm chí ngừng hoạt động. 

b. Sơ đồ cấu tạo

Hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng điện tử đánh lửa trực tiếp. Mỗi xylanh có một bugi . Hệ thống đánh lửa điện tử luôn luôn gắn liền với hệ thống phun nhiên liệu, nó điều khiển tia lửa, góc đánh lửa luôn phù hợp với góc phun của nhiên  liệu nhờ các cảm biến để thực hiện quá trình đốt cháy tốt hơn và nhiên liệu được cháy hoàn toàn, ít tốn nhiên liệu, tăng công suất động cơ, chất thải ít độc hại.

1.4.2.4. Hệ thống lái

a. Chức năng

Hệ thống lái dùng để thay đổi hướng di chuyển của ô tô bằng cách xoay hai bánh dẫn hướng ( có thể dẫn hướng cả trước và sau ). Hệ thống lái gồm cơ cấu lái và cơ cấu dẫn động lái, chức năng của cơ cấu laí là giảm bớt lực mà lái xe cần phải tác động vào vô lăng.

c. Nguyên lý làm việc

Hệ thống lái của xe Suzuki Ertiga Sport 2020 là hệ thống lái có trợ lực. Cấu tạo của hệ thống lái bao gồm: vành tay lái, trục lái, các đăng truyền động, cơ cấu lái, bộ trợ lực thuỷ lực và dẫn động lái

1.4.2.6. Hệ thống nhiên liệu

a. Nhiệm vụ

Hệ thống nhiên liệu cung cấp nhiên liệu đến động cơ. Ngoài ra, nó còn có chức năng loại bỏ những chất bẩn và bụi cũng như điều chỉnh việc cung cấp nhiên liệu. 

b. Nguyên lý làm việc

Bơm chuyển nhiên liệu hút nhiên liệu từ bình chứa qua bầu lọc thô 3 và được chuyển qua bầu lọc tinh. Bầu lọc thô và bầu lọc tinh lọc sạch bụi bẩn và tạp chất cho nhiên liệu.

1.4.2.8. Hệ thống an toàn

Túi khí lớn có dung tích 120 lít là một thiết bị tiêu chuẩn bảo vệ người lái và hành khách khỏi bị lao về phía trước khi xe gặp sự cố

Các túi khí được thiết kế để bảo vệ người lái và hành khách ngồi phía trước được tốt hơn ngoài biện pháp bảo vệ chính bằng dây an toàn. 

CHƯƠNG 2. KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE ERTIGA SPORT

2.1. Khảo sát hệ thống điều hòa trên xe Ertiga Sport

2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa trên xe Ertiga Sport

* Sơ đồ bố trí chung trên xe Ertiga Sport

Hệ thống điều hòa trên xe Ertiga Sport gồm có máy nén, giàn lạnh (bộ hoá hơi), van điều khiển lưu lượng, bình chứa, giàn nóng. Để tăng hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất công tác và không khí xung quanh, người ta đặt các quạt hút không khí lưu thông qua bộ hoá hơi cũng như bộ ngưng tụ.

2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa trên xe Ertiga Sport

2.1.2.1 Sơ đồ nguyên lý

Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trên xe Ertiga Sport như hình 2.2.

2.1.2.2. Nguyên lý làm việc

Hệ thống điều hòa ôtô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:

- Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén dưới áp suất 15kgf/cm2, nhiệt độ của khí ga sẽ tăng từ 00C lên 800C.  giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến giàn nóng ở thể hơi.

- Tại bộ ngưng tụ nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp.

2.1.2.2.1. Nguyên lý  làm lạnh

Nguyên lý làm lạnh được chia ra là một bên cao áp và một bên thấp áp

Sự hóa hơi của môi chất làm lạnh được thực hiện bên áp suất thấp và ngưng tụ bên áp suất cao

2.1.2.2.2. Nguyên lý sưởi ấm

Trong mua đông không khí trở nên lạnh hơn bởi vậy chúng ta phải cung cấp nhiệt

để sưởi ấm cơ thể. Để thực hiện điều này thì chúng ta phải thực hiện việc cấp cho cả buông không khí bên trong xe một luồng không khí nóng. Nguyên lý của sưởi ấm là sự trao đổi nhiệt của không khí. Không khí nóng sẽ truyền nhiệt cho môi trường làm ấm nhiệt độ trong buồn xe.

2.1.3. Kết cấu một số cụm chi tiết chính của hệ thống điều hòa không khí

2.1.3.1. Máy nén

2.1.3.1.1. Chức năng

Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng khí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao, được đưa tới giàn ngưng tụ. 

2.1.3.1.2. Cấu tạo

Một số cặp piston đặt trên đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 cho máy nén 10 xylanh. Trục dẫn động (3) của máy nén được dẫn động từ động cơ thông qua một dây curoa. Có 5 piston kép (1) bố trí xung quanh trục dẫn động trong 10 xy lanh. Pistion di chuyển nhờ đĩa lệch (6) gắn trên trục dẫn động. Khi đĩa quay thì nó sẽ làm cho piston đi tới và lui trong xy lanh.

2.1.3.1.4. Dầu bôi trơn máy nén                                 

Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động. Dầu này bôi trơn bằng cách hòa vào môi chất vì vậy phải sử dụng loại dầu thich hợp. Các loại dầu máy nén thường dùng: PAG, RC được khuyên dùng cho các máy nén khí pittông. Đặc biệt thích hợp cho các máy nén khí có nhiệt độ khí nén cao đến 220oC là điều kiện làm biến chất nhanh chóng các loại dầu phẩm chất kém dẫn đến việc đóng cặn cac -bon bên trong máy nén khí và ở hệ thống cấp khí nén.

2.1.3.2. Khớp điện từ (ly hợp điện từ)

2.1.3.2.1. Chức năng

Khớp điện từ (ly hợp điện từ) dùng để điều khiển dẫn động máy nén. Trong quá trình làm việc của hệ thống điều hoà không khí, máy nén không hoạt động liên tục. Tương ứng với chế độ làm lạnh đặt ban đầu, khi nhiệt độ trong khoang hành khách đã đạt yêu cầu,..

2.1.3.2.2. Nguyên lý làm việc

Stato của ly hợp điện từ được đặt lồng vào trong puly của máy nén. Trong stato có cuộn dây điện từ (1). Rôto đặt lồng vào puly (2) của ly hợp. Trục dẫn động của máy nén được dẫn động từ trục khuỷu thông qua một khớp nối điện từ. Khi động cơ bắt đầu hoạt động, puli quay tự do trên trục.

2.1.3.3. Công tắc áp suất

2.1.3.3.1. Chức năng

Công tắc áp suất được nắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh. Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình làm lạnh.

2.1.3.3.3. Nguyên lý làm việc

a. Phát hiện áp suất thấp không bình thường

Khi phát hiện áp suất không bình thương thì báo cho máy nén để đóng ngắt hay giảm quá trình làm việc của máy. Khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi không có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ hơn 0,2 MPa (2 kgf/cm2)), thì phải ngắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ.

b. Phát hiện áp suất cao không bình thường

Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không bình thường khi giàn nóng không được làm mát đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá nhiều. Điều này có thể làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh. Khi áp suất môi chất cao không bình thường “cao hơn 3,1 MPa (31,7kgf/cm2)”, thì phải tắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ.

2.1.3.5. Bình lọc (hút ẩm môi chất)

2.1.3.5.1. Chức năng

Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu trình làm lạnh. 

2.1.3.5.2  Cấu tạo

Bình lọc (hút ẩm) môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc/ hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi khử ẩm riêng.

2.1.3.5.3 Nguyên lý hoạt động

Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào bình lọc (hút ẩm), xuyên qua lớp lưới lọc (5) và bộ khử ẩm (4). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng. Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận thoát ra cửa (6) theo ống dẫn đến van giãn nở.

2.1.3.6  Van tiết lưu

2.1.3.6.1 Chức năng

Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao được phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp va nhiệt độ thấp. Van giãn nở điều chỉnh được  lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một cách tự động.

2.1.3.6.2  Nguyên lý làm việc

Môi chất làm lạnh đến từ bình chứa hút ẩm và đi vào cửa vào (1).Môi chất làm lạnh sau đó phải thắng sức ép lò xo của van tràn (9) để đến cửa ra (8) và sau đó vào kết hóa hơi. Độ mở của van tràn được điều chỉnh tùy theo nhiệt độ và áp suất của khí gas đi qua từ bộ hóa hơi. Lò xo (10) đảm bảo rằng chỉ có môi chất làm lạnh dạng khí đi trở lại máy nén (3).

2.1.3.8. Máy lọc khí

2.1.3.8.1. Công dụng

Là thiết bị để lọc không khí trong ôtô bằng cách tách bụi và các hạt có mùi ra khỏi không khí. Về cơ bản máy lọc khí bao gồm một quạt gió để hút và thổi không khí, một bộ phận lọc để tách bụi. Vật liệu lọc là sợi thuỷ tinh tẩm một loại dầu đặc biệt.

2.1.3.8.2. Cấu tạo

Bộ làm sạch không khí là một thiết bị loại bỏ khói, bụi…để làm sạch không khí trong xe. Bộ làm sạch không khí bao gồm một quạt gió, cảm biến khói, bộ khuyết đại, điện trở và bầu lọc có cacbon hoạt tính.

2.1.4. Hệ thống điều khiển trong hệ thống điều hòa

Mạch điện điều khiển hệ thống điều hòa như hình 2.17.

2.1.4.1. Điều khiển máy nén

2.1.4.1.1. Sơ đồ điều khiển máy nén

2.1.4.1.2. Chức năng

Hệ thống này điều khiển thời điểm đóng mở máy nén theo nhiệt độ của giàn lạnh, điều khiển hệ số hoạt động của máy nén. Nếu hệ số hoạt động của máy nén thấp hơn thì tính kinh tế về nhiên liệu và độ bền của máy nén được cải thiện.

2.1.4.1.3. Nguyên lý làm việc

Khi bật công tắc A/C, hệ thống này sẽ điều khiển sao cho nếu nhiệt độ được phát hiện bởi các cảm biến nhiệt độ giàn lạnh thấp hơn khoảng 30C thì máy nén bị ngắt và khi nhiệt độ cao hơn 40C thì máy nén được bật lại.

2.1.4.5. Điều khiển quạt giàn ngưng tụ

2.1.4.5.1. Chức năng

Quạt điện giàn ngưng tụ có nhiệm vụ làm mát giàn ngưng để hệ thống điều hòa hoạt động tốt hơn.

2.1.4.5.2. Nguyên lý làm việc

Trên xe Outlander 2018 quạt làm mát két nước động cơ và quạt làm mát giàn ngưng tụ được điều khiển kết hợp với nhau. Sụ kết hợp này sẽ làm cho hệ thống làm lạnh ở ba cấp (Dừng xe, tốc độ thấp, tốc độ cao). 

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE ERTIGA SPORT

3.1. Bảo dưỡng máy nén

Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống điều hoà không khí hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất. Máy nén dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ:

Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy vì vậy. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu một lần

- Máy dùng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra:

Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.

Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

- Kiểm tra dầu bên trong qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy.

Quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy nén như hình 3.1.

3.2. Bảo dưỡng bộ ngưng tụ

Tình trạng làm việc của bộ ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:

-  Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị

-  Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt

-  Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ

3.3. Bảo dưỡng bộ bốc hơi

- Xả băng giàn lạnh: Khi băng bám trên giàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của giàn lạnh, dòng không khí đi qua giàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy môtơ. Vì vậy phải thường xuyên xả băng giàn lạnh.

• Giai đoạn 1: Hút hết gas trong giàn lạnh

• Giai đoạn 2: Xả băng giàn lạnh

• Giai đoạn 3: Làm khô giàn lạnh

3.5. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống điều hòa

3.5.1. Có hoặc không có không khí thoát ra

a. Nguyên nhân : Cầu chì của hệ thống điều hòa bị đứt, gãy hoặc nới lỏng các đầu dây hoặc chổ nối,công tắc tắt/ mở bị hư

b. Khắc phục : Kiểm tra và thay thế cầu chì, kiểm tra và sửa chữa các chổ nối, thay thế công tắc

3.5.2. Không khí thoát ra không đủ lạnh

a. Nguyên nhân : Các cửa hoặc các cánh thông khí mở, dây đai máy máy nén bị trượt, bộ sưởi mở,bộ ngưng tụ bị tắc nghẽn, chất làm lạnh thoát ra qua rò rĩ trong hệ thống, bộ lọc hút ẩm bị nghẹt…

b. Khắc phục : Đóng cửa sổ và các cánh thông gió, siết chặt hoặc thay thế dây đai mới máy nén, tắt bộ sưởi, làm sạch bộ ngưng tụ, kiểm tra hệ thống, sửa chữa hệ thống.

3.5.6. Phía thấp áp thấp và phía cao áp thấp.

a. Nguyên nhân

- Chất làm lạnh trong hệ thống thấp, van giãn nở bị kẹt.

- Rò rĩ bên trong của hệ thống và bị mòn, đệm đầu của xylanh bị rò rĩ, van giãn nở bị hỏng, dây đai dẫn động bị trượt

- Các cánh của bộ ngưng tụ bị tắc nghẽn

- Có không khí trong hệ thống

b. Khắc phục

- Hút chân không, kiểm tra rò rĩ, thay thế van giãn nở.

- Tháo đầu xylanh của máy nén và kiểm tra máy nén. Thay thế bộ đĩa van cần thiết. Nếu piston, vòng bạc xylanh của máy nén bị mòn quá mức phải thay thế,

- Lắp một đệm làm kín đầu xylanh mớ

3.6. Các dụng cụ sửa chữa của hệ thống điều hòa

3.6.1. Dụng cụ sửa chữa

Hiện nay trên thị trường đã có sẵn hai kiểu bộ dụng cụ sửa chữa. Một cho hệ thống R134a và một cho hệ thống R-12. Để tránh sự lẫn lộn gas và dầu máy nén, không được dụng lẫn bộ đồng hồ cho hệ thống điều hoà R-134a và R-12.

* Bộ đồng hồ dùng cho hệ thống R-134a

a. Thang đo áp suất thay đổi

Thang đo hệ thống R-134a được đặt 5kgf/cm2 cao hơn cho cả hai phía cao áp và thấp áp để tương ứng với áp suất R-134a

b. Hình dạng và kích thước của đầu nối thay đổi

Kích thước và hình dạng của mỗi đầu nối đã được thay đổi để tránh dùng lẫn giữa hai kiểu

3.6.2  Bộ đồng hồ

Bộ đồng hồ không chỉ dùng để hút chân không và nạp gas mà còn để chẩn đoán hư hỏng. Phải nắm vững các đặc điểm, cấu tạo và cách sử dụng của nó trình bày trong phần này

3.6.4. Đầu nối bơm chân không

Bơm chân không có thể được dùng với hệ thống điều hoà R-134a hay R-12 bằng cách lắp thêm một đầu nối. Đầu nối bơm chân không có hai cửa, một cho hệ thống R-134a và một cho R-12. Mỗi cửa tương ứng được nối với bộ đồng hồ R-134a hay R-12. Ngoài ra, đầu nối bơm chân không còn chứa van từ bên trong.

3.6.5. Bảo dưỡng bơm

Bơm trong hệ thống lạnh gồm :

- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.

- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.

- Bơm môi chất lạnh.

3.6.6. Bảo dưỡng quạt

- Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường

- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thời gian vừa qua với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng với việc tìm hiểu, tham khảo những tài liệu chuyên ngành điện lạnh ôtô, kinh nghiệm của những người đi trước và đề tài liên quan em đã hoàn thành cơ bản về nội dung đề tài tốt nghiệp “Khảo sát hệ thống điều hòa không khí trên xe Ertiga Sport’’. Trong suốt hơn 3 tháng thực hiện đề tài, có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Khó khăn là do phải tìm hiểu, tiếp thu những kiến thức tương đối mới và sự hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu về xe Ertiga Sport. Thuận lợi là sự quan tâm, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn.Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống điều hòa, nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa

Qua đề tài khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống điều hòa trang bị trên  xe Ertiga Sport. Tuy rất cố gắng trong việc tìm hiểu cũng như tính toán kiểm nghiệm, việc thực hiện đề tài chắc chắn không tránh được những sai sót, hạn chế nhất định. Trong đề tài có một vài phần còn thực hiện rập khuôn theo sách, có vài thông số trong khi chọn em vẫn chưa hiểu sâu về bản chất cũng như những thiếu sót về kiến thức chuyên ngành điện lạnh. Kính mong sự thông cảm và chỉ bảo thêm của quí thầy cô cùng các bạn nhằm giúp em ngày càng hoàn thiện về kiến thức cũng như kỹ năng phục vụ cho ngành nghề sau này. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về các hệ thống trên xe và đặc biệt là hệ thống điện lạnh ôtô. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word, Excel, AutoCAD phục vụ cho công tác sau này. Ðồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy: TS…………….., các thầy cô trong bộ môn cùng toàn thể bạn bè đã giúp đở em thực hiện đề tài.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Catalog xe Outlander 2018

[2]. Nguyễn Bốn - Hoàng Ngọc Đồng , (2009) “Nhiệt kỹ thuật”, Nhà xuất bản giáo dục

[3]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, (2015) “Kỹ thuật lạnh cơ sở ”, Nhà xuất bản giáo dục

[4]. Nguyễn Đức Lợi, (2015) “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;

[5]. Pgs.Ts Võ Chí Chính, (2008) “Điều hòa không khí và thông gió”, Tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHBK Đà Nẵng

[6]. Nguyễn Đức Lợi, (2004) “Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí”, Hà Nội,  Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"