MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………...….................................................................................................................………1
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………….................................................................................................................….5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA..............................................................................................................................................4
1.1. Công dụng của hệ thống điều hòa.........................................................................................................................................................................4
1.2. Yêu cầu..................................................................................................................................................................................................................5
1.3. Phân loại hệ thống điều hòa trên ô tô....................................................................................................................................................................5
1.3.1. Phân loại theo kiểu lắp đặt..................................................................................................................................................................................5
1.3.2. Phân loại theo chức năng...................................................................................................................................................................................6
1.3.3. Phân loại theo phương pháp điều khiển............................................................................................................................................................8
1.4. Giới thiệu chung về xe Kia Sorento......................................................................................................................................................................13
CHƯƠNG 2. KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA........................................................................................................................................................20
2.1. Khảo sát hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento 2020........................................................................................................................................20
2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento 2020....................................................................................................................20
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento 2020............................................................................................................21
2.2. Kết cấu một số cụm chi tiết chính của hệ thống điều hòa không khí...................................................................................................................23
2.3. Hệ thống điều khiển trong hệ thống điều hòa......................................................................................................................................................37
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA...........................................................................................................................48
3.1. Xác định lớp cách nhiệt của trần.........................................................................................................................................................................48
3.1.1. Kết cấu lớp cách nhiệt .....................................................................................................................................................................................48
3.1.2. Các thông số....................................................................................................................................................................................................49
3.1.3. Bề dày lớp cách nhiệt ......................................................................................................................................................................................50
3.2. Tính nhiệt tổn thất................................................................................................................................................................................................51
3.2.1. Tính nhiệt qua kết cấu bao che........................................................................................................................................................................52
3.2.2. Tính nhiệt do người tỏa ra................................................................................................................................................................................54
3.2.3. Tính nhiệt do động cơ tạo ra............................................................................................................................................................................54
3.2.4. Tính tổn thất nhiệt khi mở cửa..........................................................................................................................................................................55
3.2.5. Tính tổn thất nhiệt do đèn tỏa ra.......................................................................................................................................................................55
3.3. Tính chu trình và kiểm tra máy nén (Hệ thống xe sử dụng chu trình...................................................................................................................55
hơi một cấp sử dụng ga R-134a)...............................................................................................................................................................................56
3.4. Tính kiểm tra bộ ngưng tụ....................................................................................................................................................................................59
3.5. Tính toán kiểm tra giàn bốc hơi...........................................................................................................................................................................61
CHƯƠNG 4. KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA..................................................................................................................................63
4.1. Bảo dưỡng máy nén............................................................................................................................................................................................63
4.2. Bảo dưỡng bộ ngưng tụ......................................................................................................................................................................................64
4.3. Bảo dưỡng bộ bốc hơi........................................................................................................................................................................................65
4.4. Bảo dưỡng quạt..................................................................................................................................................................................................65
4.5. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống điều hòa.....................................................................................................................................66
4.5.1. Có hoặc không có không khí thoát ra...............................................................................................................................................................66
4.5.2. Không khí thoát ra không đủ lạnh.....................................................................................................................................................................66
4.5.3. Không khí có mùi..............................................................................................................................................................................................66
4.5.4. Máy nén có tiếng ồn.........................................................................................................................................................................................66
4.5.5. Lõi bộ bốc hơi bị đóng băng.............................................................................................................................................................................66
4.5.6. Phía thấp áp thấp và phía cao áp thấp.............................................................................................................................................................67
4.5.7. Môtơ quạt giàn lạnh không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác.........................................................................................................68
4.5.8. Cửa gió tuần hoàn hoạt động trục trặc.............................................................................................................................................................68
4.5.9. Tình hình của mặt kính quan sát có bong bóng hơi, bọt hoặc các vết dầu, mặt kính quan sát trong suốt nhưng không có không khí lạnh...68
4.5.10. Sự khác nhau lớn về nhiệt độ của các đường ống........................................................................................................................................68
4.6. Các dụng cụ sửa chữa của hệ thống điều hòa...................................................................................................................................................68
4.6.1. Dụng cụ sửa chữa............................................................................................................................................................................................68
4.6.2. Bộ đồng hồ.......................................................................................................................................................................................................69
4.6.3. Các ống nạp gas..............................................................................................................................................................................................72
4.6.4. Đầu nối bơm chân không.................................................................................................................................................................................72
4.6.5. Bảo dưỡng bơm...............................................................................................................................................................................................73
4.6.6. Bảo dưỡng quạt ..............................................................................................................................................................................................74
KẾT LUẬN.. ..............................................................................................................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................................................................................76
LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, ngành công nghiệp ôtô hiện nay ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi đất nước. Nó ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, phát triển kinh tế xã hội đất nước và nó còn là sản phẩm kết tinh của nhiều ngành công nghiệp khác nhau thể hiện trình độ khoa học kĩ thuật của đất nước đó. Từ lúc ra đời cho đến nay ôtô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...
Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến yêu cầu và mục đích sử dụng ôtô cũng thay đổi, chiếc xe hiện nay không chỉ đơn thuần là một phương tiện chuyên chở mà nó phải đáp ứng các yêu cầu như tính năng an toàn, độ êm dịu thoải mái, tính tiện nghi, kinh tế và thân thiện với môi trường. Do vậy đã có rất nhiều các tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng vào công nghệ chế tạo ôtô nhằm nâng cao độ tin cậy, sự tiện nghi, giảm ô nhiễm môi trường... việc trang bị hệ thống điều hòa trên nhiều loại ô tô của nhiều hãng xe như: TOYOTA, FORD, NISSAN, MESCERDES, HONDA, HYUNDAI, ISUZU… là một bước tiến lớn trong việc nâng cao sự tiện nghi, tạo điều kiện thoải mái cho người sử dụng xe kể cả trong thời tiết khắc nghiệt…
Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn đó, em đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Khai thác kỹ thuật hệ thống điều hòa xe Kia Sorento” trên cơ sở Kia Sorento 2020. Các nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương 1. Tổng quan về hệ thống điều hòa
Chương 2. Khai thác hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento
Chương 3. Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento
Được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo : Ths………………… và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đồ án đúng thời gian quy định. Tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn ít, nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót, chưa hợp lý. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp của các thầy giáo cùng toàn thể các bạn.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………..
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
1.1. Công dụng của hệ thống điều hòa
Ngày nay nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, trong đó có cả ngành công nghệ ôtô chúng ta. Cùng với những yêu cầu khắc khe về chất lượng sản phẩm, xe ôtô ngày càng được cải tiến về công nghệ nhưng phải đem lại sự thỏai mái cho khách hàng khi sử dụng. Trong đó phải kể đến hệ thống điều hòa không khí của xe.
Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe. Nó điều khiển nhiệt độ và tuần hoàn không khí trong xe giúp cho hành khách trên xe cảm thấy dễ chịu trong những ngày nắng nóng, giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí.
Vì vậy nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc. Để làm mát không khí trong xe, hệ thống điều hòa ôtô hoạt động theo một chu trình khép kín.
Máy nén đẩy môi chất ở thể khí có nhiệt độ cao và áp suất cao đi vào giàn ngưng. Ở giàn ngưng môi chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Môi chất ở dạng lỏng này chảy vào bình chứa (bình sấy khô). Bình này chứa và lọc môi chất.
1.2. Yêu cầu
- Không khí trong khoang hành khách phải lạnh.
- Không khí phải sạch.
- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách.
- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm)
1.3. Phân loại hệ thống điều hòa trên ô tô
1.3.1. Phân loại theo kiểu lắp đặt
1.3.1.1. Lắp trên bảng táp lô
+ Kiểu phía trước ( lắp ở bảng tablo):
Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với giàn sưởi. Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt. Gió từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn bên trong được cuốn vào. Không khí đã làm lạnh (hoặc sấy) được đưa vào bên trong.
+ Kiểu kép treo trần:
Kiểu này được sử dụng trong xe khách. Phía trước bên trong xe được bố trí hệ thống điều hòa kiểu phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trần phía sau. Kiểu kép treo trần cho năng suất lạnh cao và nhiệt độ phân bố đều.
1.3.3. Phân loại theo phương pháp điều khiển
Trên xe ôtô, lò sưởi và máy điều hoà không khí hợp nhất nhau thành một hệ thống gọi là máy điều hoà không khí - sưởi ấm. Nó có thể điều khiển bằng tay hoặc tự động
1.3.3.1. Kiểu điều khiển bằng tay
Kiểu này cho phép điều khiển nhiệt độ bằng tay các công tắc và bằng cần gạt để điều chỉnh nhiệt độ dầu ra. Ngoài ra còn có cần gạt hoặc công tắc điều khiển tốc độ quạt, điều khiển lượng gió, hướng gió
Trong hệ thống điều khiển không khí bằng tay nhiều ôtô sử dụng cơ cấu dẫn động bằng chân không, để vận hành cổng nạp không khí vào các cửa chế độ. Những cơ cấu này được vận hành bằng các van chân không, các van này hoạt động nhờ các đầu điều khiển. Sự điều khiển bằng chân không được vận hành dễ dàng hơn khi đều khiển bằng dây cáp Bowden và các ống dẫn chân không dễ dàng xuyên qua không gian chật hẹp trong ôtô hơn các dây cáp.
1.3.3.2. Kiểu điều khiển tự động
Hệ thống điều hoà không khí tự động đã được phát triển để loại bỏ các thao tác điều chỉnh không thuận tiện này. Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn, bằng cách trang bị bộ điều khiển điều hòa và ECU động cơ.
Trong loại tự động được chia làm hai loại: loại điều khiển bằng bộ khuếch đại và loại điều khiển bằng bộ vi xử lý.
a. Loại điều khiển bằng bộ khuếch đại
Trong sơ đồ hệ thống (hình 1.8) công tắc điều khiển tốc độ thổi khí, công tắc điều khiển chế độ thổi và công tắc điều khiển van nước hoạt động cùng với cánh điều khiển hòa trộn khí bằng motor điều khiển hòa trộn khí, do vậy cho phép điều khiển được nhiệt độ, tốc độ quạt thổi khí và chế độ thổi khí.
- Điều hoà không khí tự động lắp trong xe này bao gồm các hệ thống điều khiển tự động như:
- Điều khiển nhiệt độ, điều khiển tốc độ quạt thổi, điều khiển chế độ thổi. Các hệ thống điều khiển này hoạt động bằng cách gạt các cần điều khiển và bật các công tắc đặt trên bảng điều khiển điều hòa
b. Loại điều khiển bằng bộ vi xử lý
Điều hòa không khí tự động lắp trên các xe này bao gồm các hệ thống điều khiển tự động sau:
- Điều khiển nhiệt độ
- Điều khiển tốc độ quạt thổi
- Điều khiển khí vào (tuỳ chọn, chỉ có ở các xe hay thị trường đặc biệt)
- Điều khiển chế độ dòng khí (điều khiển khí ra)
1.4. Giới thiệu chung về xe Kia Sorento 2020
1.4.1. Thông số kỹ thuật xe Kia Sorento 2020
Kia Sorento lần đầu gia nhập thị trường ô tô Việt Nam vào năm 2011, được lắp ráp trong nước và phân phối bởi Trường Hải (Thaco). Mẫu xe này được Thaco mang về Việt Nam nhằm tham chiến trong phân khúc xe SUV 7 chỗ cỡ trung tại Việt Nam, đối đầu với các tên tuổi lớn như Toyota Fortuner, Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport,... Kia Sorento 2020 tại Việt Nam hiện là thế hệ thứ ba với những trưởng thành về mặt thiết kế cũng như trang bị kể từ khi ra mắt lần đầu từ năm 2011.
a. Ngoại thất:
Bắt nguồn từ ngôn ngữ dòng chảy của hãng, Kia Sorento mang một vẻ bề ngoài hoàn toàn khác biệt. Không chỉ tiện nghi, phong cách mà Kia Sorento còn giúp khách hàng cảm thấy được sự an toàn và thuận lợi tuyệt đối mà mẫu xe này mang lại.
* Đèn pha trước:
Cụm đèn pha được thiết kế gọn gạng ăn nhập với tổng thể cung cấp ánh sáng đảm bảo an toàn trong điều kiện thiếu sáng. Cụm đèn này được tích hợp cả đèn chiếu xa, chiếu gần và đèn báo rẽ. Và nó được thiết kế khá tinh xảo và góc cạnh.
* Đèn hậu:
Đèn hậu xe được thiết kế dạng vòng xoáy đầy tính thẩm mỹ, đồng thời tạo nên hiệu quả hiển thị an toàn nhất cho xe.
* Xin nhan tích hợp trên gương:
Kia Sorento sở hữu cụm gương chiếu hậu điều khiển điện có thể gập gọn với xin nhan tích hợp tạo nên phong cách hiện đại, tiện dụng và nâng cao độ an toàn.
b. Nội thất:
Kia Sorento có 7 chỗ ngồi với kiều ghế bọc nỉ. Trang bị này dù không thể toát lên được đẳng cấp, sang trọng. Nhưng ít nhiều thì nó vẫn đảm bảo những tính năng cơ bản cho người ngồi trên xe. Và như đã nói, hàng ghế 2 của Sorento có thể gập gọn theo tỷ lệ 60:40.
c. Vận hành:
- Xe sử dụng khối đông cơ 2.2L CRDI với công nghệ tinh tế đến từ Dual VTVT tạo nên sự hiểu quả trong quá trình tiêu thụ nhiên liệu. Ngoài ra khối động cơ còn giúp xe vận hành êm, bền bỉ hơn và giảm thải ô nhiễm môi trường.
- Người lái dễ dàng quan sát được các đồng hồ hiển thị cấp số thông qua đồng hồ điện tử.
CHƯƠNG 2
KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
2.1. Khảo sát hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento 2020.
2.1.1. Giới thiệu chung về hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento 2020.
* Sơ đồ bố trí chung trên xe Kia Sorento 2020
Trong hệ thống điều hoà trên xe Kia Sorento 2020 sử dụng kiểu van giãn nở điều khiển được lưu lượng ga lỏng hoá hơi qua van tuỳ theo nhiệt độ hiện thời trong khoang xe. Các đường ống dẫn phía cao áp làm bằng kim loại, các đường ống dẫn phía thấp áp làm bằng cao su tổng hợp.
2.1.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento 2020
2.1.2.1 Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trên xe Kia Sorento 2020 như hình 2.2.
2.1.2.2. Nguyên lý làm việc
Hệ thống điều hòa ôtô hoạt động theo các bước cơ bản sau đây:
- Môi chất lạnh được bơm đi từ máy nén dưới áp suất 15kgf/cm2, nhiệt độ của khí ga sẽ tăng từ 00C lên 800C. Giai đoạn này môi chất lạnh được bơm đến giàn nóng ở thể hơi.
- Tại bộ ngưng tụ nhiệt độ của môi chất rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất ở thể hơi được giải nhiệt, ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao nhiệt độ thấp.
- Môi chất lạnh dạng thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc, tại đây môi chất lạnh được làm tinh khiết hơn nhờ được hút hết hơi ẩm và tạp chất.
2.2. Kết cấu một số cụm chi tiết chính của hệ thống điều hòa không khí
2.2.1. Máy nén
a. Chức năng
Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng khí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao, được đưa tới giàn ngưng tụ. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết định.
b. Cấu tạo
Một số cặp piston đặt trên đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 cho máy nén 10 xylanh. Trục dẫn động (3) của máy nén được dẫn động từ động cơ thông qua một dây curoa. Có 5 piston kép (1) bố trí xung quanh trục dẫn động trong 10 xy lanh. Pistion di chuyển nhờ đĩa lệch (6) gắn trên trục dẫn động. Khi đĩa quay thì nó sẽ làm cho piston đi tới và lui trong xy lanh. Chất làm lạnh dạng khí vào và ra thông qua van đĩa (4) và (9) Có cơ cấu thay đổi dung tích được đặt ở phía sau của máy nén và được lắp thành một cụm bao gồm piston và các chi tiết khác như van điện từ, van một chiều và van xả.
d. Dầu bôi trơn máy nén
Dầu máy nén cần thiết để bôi trơn các chi tiết chuyển động. Dầu này bôi trơn bằng cách hòa vào môi chất vì vậy phải sử dụng loại dầu thich hợp. Các loại dầu máy nén thường dùng: PAG, RC được khuyên dùng cho các máy nén khí pittông. Đặc biệt thích hợp cho các máy nén khí có nhiệt độ khí nén cao đến 220oC là điều kiện làm biến chất nhanh chóng các loại dầu phẩm chất kém dẫn đến việc đóng cặn cac -bon bên trong máy nén khí và ở hệ thống cấp khí nén.
2.2.2. Khớp điện từ (ly hợp điện từ)
a. Chức năng
Khớp điện từ (ly hợp điện từ) dùng để điều khiển dẫn động máy nén. Trong quá trình làm việc của hệ thống điều hoà không khí, máy nén không hoạt động liên tục. Tương ứng với chế độ làm lạnh đặt ban đầu, khi nhiệt độ trong khoang hành khách đã đạt yêu cầu, máy nén cần phải ngừng hoạt động; khi nhiệt độ trong khoang hành khách bắt đầu thay đổi tăng lên so với chế độ đặt yêu cầu thì máy nén phải hoạt động trở lại. Ly hợp điện từ làm nhiệm vụ ngắt, nối dẫn động máy nén
b. Nguyên lý làm việc
Stato của ly hợp điện từ được đặt lồng vào trong puly của máy nén. Trong stato có cuộn dây điện từ (1). Rôto đặt lồng vào puly (2) của ly hợp. Trục dẫn động của máy nén được dẫn động từ trục khuỷu thông qua một khớp nối điện từ. Khi động cơ bắt đầu hoạt động, puli quay tự do trên trục. Khi mở công tắc điều hòa không khí, sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây (1) của bộ ly hợp tạo ra một từ trường đủ mạnh để hút đĩa bị động (3), đĩa này thường xuyên dính cứng vào puli đang quay, như vậy trục máy nén (6) sẽ quay cùng với puli, nên tuy puli (5) quay trên vòng bi kép nhưng trục máy nén đứng yên. Khe hở bộ ly hợp cắt nằm trong khoảng (0,6 ÷ 1,44) mm.
2.2.3. Công tắc áp suất
a. Chức năng
Công tắc áp suất được nắp ở phía áp suất cao của chu trình làm lạnh. Khi công tắc phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh nó sẽ dừng máy nén để ngăn không gây ra hỏng hóc do sự giãn nở do đó bảo vệ được các bộ phận trong chu trình làm lạnh.
c. Nguyên lý làm việc
* Phát hiện áp suất thấp không bình thường
khi phát hiện áp suất không bình thương thì báo cho máy nén để đóng ngắt hay giảm quá trình làm việc của máy. Khi môi chất trong chu trình làm lạnh thiếu hoặc khi không có môi chất trong chu trình làm lạnh do rò rỉ hoặc do nguyên nhân khác sẽ làm cho việc bôi trơn kém có thể gây ra sự kẹt máy nén. Khi áp suất môi chất thấp hơn bình thường (nhỏ hơn 0,2 MPa (2 kgf/cm2)), thì phải ngắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ.
* Phát hiện áp suất cao không bình thường
Áp suất môi chất trong chu trình làm lạnh có thể cao không bình thường khi giàn nóng không được làm mát đủ hoặc khi lượng môi chất được nạp quá nhiều. Điều này có thể làm hỏng các cụm chi tiết của chu trình làm lạnh. Khi áp suất môi chất cao không bình thường “cao hơn 3,1 MPa (31,7kgf/cm2)”, thì phải tắt công tắc áp suất để ngắt ly hợp từ.
2.2.5. Bình lọc (hút ẩm môi chất)
a. Chức năng
Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu trình làm lạnh. Nếu có hơi ấm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mòn hoặc đóng băng ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị tắc kẹt.
c. Nguyên lý hoạt động
Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào bình lọc (hút ẩm), xuyên qua lớp lưới lọc (5) và bộ khử ẩm (4). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu.
2.2.7 Bộ Bốc hơi
a. Cấu tạo
Bộ bốc hơi (giàn lạnh) được cấu tạo bằng một ống kim loại (5) dài uốn cong chữ chi xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi. Với kiểu thiết kế này, bộ bốc hơi có được diện tích hấp thu nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu.
c. Nguyên lý làm việc
Trong quá trình hoạt động, giàn lạnh xảy ra hiện tượng sôi và bốc hơi của môi chất lạnh. Quạt gió sẽ thổi luồng không khí qua giàn lạnh, khối không khí đó được làm mát và được đưa vào trong xe.
2.3. Hệ thống điều khiển trong hệ thống điều hòa
2.3.1. Điều khiển máy nén
a. Sơ đồ điều khiển máy nén
- Tín hiệu ra điều khiển máy nén:
- Trạng thái ON/OFF của máy nén được điều khiển nhờ rơ le điện từ. Có ba loại gửi tín hiệu đến rơ le.
- Kiểu A: Tín hiệu điều khiển được truyền đi từ bộ điều khiển, cùng với các tín hiệu điều khiển khác được cung cấp từ ECU động cơ.
- Kiểu B: Nhận tín hiệu điều khiển từ máy nén từ bộ điều khiển A/C. Đưa ra tín hiệu tới ECU động cơ.
2.3.2. Điều khiển công tắc áp suất (ngắt máy nén trong trường hợp khẩn cấp)
Công tắc áp suất kép được lắp ở phần cao áp của hệ thống lạnh. Khi áp suất quá cao được phát hiện trong hệ thống lạnh, máy nén sẽ dừng hoạt động. Điều này ngăn chặn hư hỏng và bảo vệ các bộ phận quan trọng trong hệ thống điều hòa không khí.
2.3.3 Điều chỉnh tốc độ quạt.
Khi máy nén hoạt động, nếu cả áp suất môi chất lạnh và nhiệt độ nước làm mát đều thấp, thì quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát động cơ được mắc nối tiếp với nhau và quay ở tốc độ thấp.
2.3.4. Bộ điều khiển tốc độ không tải (bù ga).
Khi động cơ chạy không tải, công suất của động cơ nhỏ. Bật máy nén sẽ làm quá tải động cơ. Điều này có thể gây chết máy hoặc động cơ quá nóng, máy điều hòa hoạt động khi xe dừng, tốc độ động cơ phải được tăng lên một cách tự động, gọi là điều khiển tốc độ bù ga không tải.
2.3.5. Các cảm biến trên hệ thống điều hòa không khí.
a. Cảm biến nhiệt độ trong xe.
Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô có một đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe.
c. Cảm biến bức xạ mặt trời.
Cảm biến bức xạ nắng mặt trời là một đi ốt quang và được lắp ở phía trên của bảng táp lô để xác định cường độ ánh sáng mặt trời.
Cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển sự thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.
e. Cảm biến nhiệt độ nước.
Cảm biến nhiệt độ nước là một nhiệt điện trở. Nó phát hiện nhiệt độ nước làm mát dựa vào cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ. Tín hiệu này được truyền từ ECU động cơ. Ở một số kiểu xe, cảm biến nhiệt độ nước làm mát được lắp ở két sưởi. Nó được sử dụng để điều khiển nhiệt độ, điều khiển việc hâm nóng không khí.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
3.1. Xác định lớp cách nhiệt của trần
3.1.1. Kết cấu lớp cách nhiệt
Dòng ẩm có tác dụng xấu đến vật liệu và lớp cách nhiệt như làm giảm tuổi thọ vật liệu và mất khả năng cách nhiệt, do vậy kết cấu lớp cách nhiệt phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Cách nhiệt, cách ẩm, phải có độ vững bền, chắc chắn chịu được va đập và khả năng dẫn nhiệt và dẫn ẩm nhỏ nhất .
- Phải chống được ẩm xâm nhập từ ngoài vào và bề mặt bên ngoài xe không được đọng sươn.g
- Phải đảm bảo cách nhiệt tốt, giảm chi phí đầu tư cho máy lạnh và vận hành
- Phải chống được cháy nổ và bảo đảm an toàn .
Để đơn giản trong quá trình tính toán ta xem trần xe là một mặt phẳng. Hai bên là hai mặt phẳng. Trong khoang hành khách có chiều cao bằng chiều cao toàn bộ trừ khoảng sáng gầm xe. Chiều dài bằng chiều dài cơ sở. Chiều rộng bằng chiều rộng cơ sở của xe. Vì vậy ta có sơ đồ khối như hình 3.28
3.1.2. Các thông số
- Nhiệt độ phía ngoài: tng = 37,70C (Lấy theo nhiệt độ mùa hè tại Hà Nội)
- Nhiệt độ trong xe: ttr = 250C
- Độ ẩm tương đối của không khí phía ngoài: φng = 77%
- Độ ẩm tương đối của không khí phía trong: φtr = 70%
- Tra đồ thị (I-d) ta có nhiệt độ đọng sương là: ts=330C
3.1.3. Bề dày lớp cách nhiệt
* Tính kiểm tra đọng sương trên bề mặt ngoài lớp cách nhiệt [3]
Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu khi có khả năng xảy ra đọng sương trên bề mặt ngoài của kết cấu: KS = 0,95.ang. (W/m2.độ)
Điều kiện để bề mặt ngoài không động sương là: KTT £ KS
Với: KTT: Hệ số truyền nhiệt thực tế của kết cấu, được xác định theo công thức: KTT = 1,3 (W/m2.độ)
Vậy KTT < KS, không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu
3.2. Tính nhiệt tổn thất
Tính nhiệt tổn thất là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường đi vào phòng điều hòa kho lạnh, đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải cung cấp đầy đủ công suất để thải nó lại môi trường bên ngoài, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa phòng điều hòa và không khí bên ngoài.
Mục đích cuối cùng của việc tính toán nhiệt là để xác định năng suất máy lạnh mà chúng ta cần chọn để lắp đặt.
Tổng lượng nhiệt tổn thất của phòng được xác định bởi công thức sau:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5
3.2.1. Tính nhiệt qua kết cấu bao che
Dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua tường bao, trần, và nền do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên trong xe cộng với các dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua bao tường và trần. Để xác định nhiệt lượng qua kết cấu bao che ta sử dụng biểu thức:
Q1 = QBX + Qt + Qtr + Qs (W)
a. Nhiệt lượng bức xạ mặt trời qua kính (QBX)
Nhiệt bức xạ mặt trời là lượng nhiệt sinh ra do năng lượng ánh mặt trời tác động trực tiếp lên bề mặt tường, trần, kính,…làm tăng nhiệt độ của khoang xe. Mái che, kính, tường bao xe được chọn để làm giảm đáng kể năng lượng mặt trời. Ta tính nhiệt bức xa mặt trời bằng công thức:
QBX = Fk.R”.εc.εds. εmm. εkh.εm (W)
Khi xét bức xạ lớn nhất nghĩa là trời không có mây nên lấy εmm=1 (hệ số ảnh hưởng mây mù), khung làm bằng kim loại nên lấy εkh =1,17(hệ số ảnh hưởng của khung cửa kính) và do đây là loại kính dày 6mm nên ta chọn εm =0,94 (hệ số kính)
Suy ra QBX = 1,3 x 339 x 1,0023 x 0,831 x 1 x 1 x 1,17x0,94 = 403,6 (W)
b. Nhiệt lượng truyền qua tường (Qt)
Nhiệt lượng truyền qua tường là dòng nhiệt tổn thất qua tường do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và môi trường bên trong xe
Ta có thể tính toán nhiệt lượng truyền qua tường vào xe theo công thức:
Qt = Kt.Ft.Δt, (W)
Suy ra Qt = 1,3x (2 x 2,61 x 1,26 + 2 x 1, 775 x 1,26 ) x (37,7-25) = 182,43 (W)
c. Nhiệt lượng truyền qua trần xe (Qtr)
Nhiệt lượng truyền qua trần xe là dòng nhiệt tổn thất qua trần xe do sự chênh lệch nhiệt độ giưa môi trường bên ngoài và bên trong xe.
Ta có thể tính toán nhiệt lượng truyền qua trần vào xe theo công thức:
Qtr = Kt.Ftr. Δt (W)
Suy ra Qtr = 1,9 x (2,61 x 1,775) x (37,7-25) = 111,78 (w)
3.2.2. Tính nhiệt do người tỏa ra
Nhiệt do người tỏa ra là lượng nhiệt từ người tỏa ra phòng bằng quá trình đối lưu bức xạ nhiệt. Lượng nhiệt này được xác đinh:
Q2 = N.qh (W)
Suy ra Q2 = 5 x 63 = 315 (W)
3.2.3. Tính nhiệt do động cơ tạo ra
Nhiệt do động cơ tạo ra là dòng nhiệt do động cơ đặt trước mui xe thải ra có ảnh hưởng đến khoang hành khách. Ở đây nhiệt lượng do động cơ tỏa ra mà khoang hành khách nhận được là từ 5÷10% dòng nhiệt động cơ hoạt động, có thể xác định theo công biểu thức:
Q3 = Qđc.(5÷10%) (W)
Suy ra Q3 = Qđc.(7%) = 1000.Ne.φ .(7%) = (1000.91,2.0,91.7)/100 = 5809,4 (W)
3.2.5. Tính tổn thất nhiệt do đèn tỏa ra
Nhiệt do đèn tỏa ra là dòng nhiệt do các đèn trong quá trình phát sáng sẽ trao đổi nhiệt bằng bức xạ, đối lưu và dẫn nhiệt với các môi trường xung quanh.
Trên xe sử dụng các đèn dây tóc chiếu sáng, phần lớn điện năng đầu vào biến thành nhiệt, chỉ có phần nhỏ biến thành ánh sáng…nhưng ánh sáng sau quá trình phản chiếu bởi các bề mặt cuối cùng cũng biến thành nhiệt, vậy ta có công thức tính nhiệt tỏa ra từ các bóng đèn dây tóc:
Q5 =N (W)
Vậy tổng nhiệt lượng tổn thất của khoang xe là:
Q =Q1+Q2+Q3+Q4+Q5 =735,46 + 315 + 5809,4 + 81 +17 = 6295,86 (W)
3.3. Tính chu trình và kiểm tra máy nén (Hệ thống xe sử dụng chu trình máy nén hơi một cấp sử dụng ga R-134a)
a. Sơ đồ nhiệt của chu trình lạnh R-134a một cấp
Chu trình máy lạnh R-134a một cấp như hình 3.4.
c. Các thông số trạng thái tại các điểm nút cơ bản
- Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh R-134a: (t0)
Nhiệt độ sôi của môi chất chất lạnh t0 phụ thuộc vào nhiệt độ trong buồng lạnh và được xác định bởi công thức:
t0 = ttr - Dt0 = ttr - (8¸13)
Suy ra t0 = 25 - 9 = 160C
Tra đồ thị (lgP_i) của môi chất lạnh R-134a ta có áp P0 = 0,5042bar
- Nhiệt độ ngưng tụ:(tk)
Nhiệt độ của môi chất phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường làm mát
tk = tng + Dtk = tk + (3¸5) Chọn Dtk = 3
=> tk = 37,7 + 3 = 40,70C
Tra đồ thị (lgP_i) của môi chất lạnh R134a ta có áp Pk = 1,0164 bar
- Năng suất lạnh:
Q0 = m.q0 = 0,0425.149,8 = 6,367(kW)
- Công nén lý thuyết:
Nlt = m.l = 0,0425.21 = 0,8925 (kW)
3.4. Tính kiểm tra bộ ngưng tụ
Giàn ngưng không khí có hai loại: giàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên (tủ lạnh ...) giàn ngưng không khí đối lưu cưỡng bức (máy điều hoà nhiệt độ).
Giàn ngưng tụ có không khí lưu động cưỡng bức dùng cho hệ thống lạnh trên xe ôtô KIA SORENTO là các ống gắn các lá tản nhiệt và có dùng quạt tạo không khí lưu động cưỡng bức.
Với máy nén kín khi xe chạy tốc độ không khí qua cánh w = 4 ¸ 5 m/s, hệ số k = 23 ¸ 35 W/m2.K
- Tải nhiệt của giàn ngưng Qk = 4,44 KW đặt tại Hà Nội
Khi dùng không khí làm mát giàn ngưng, nhiệt độ ngưng tụ:
tk = tkk + Dtk
Ở đây độ chên nhiệt độ giữa nhiệt độ ngưng tụ tk và nhiệt độ không khí tkk có thể chọn Dtk = 70C. Hiệu nhiệt độ giữa nhiệt độ không khí ra và vào chọn: Dtkk = = 50C. Nhiệt độ không khí vào lấy bằng nhiệt độ trung bình mùa hè tại Hà Nội (bảng 5.1) = 37,70C. Vậy ta có nhiệt độ không khí ra: = + 5 = 37,7 + 5 = 42,50C
3.5. Tính toán kiểm tra giàn bốc hơi
Bề mặt truyền nhiệt của giàn lạnh có cấu tạo là các ống đồng, bố trí song song có cánh phẳng bằng nhôm lồng vào nhau
- Đường kính ngoài của ống :dng = 0,012 (m)
- Đường kính trong của ống :dtr = 0,010 (m)
- Bước cánh :Sc = 0,004 (m)
- Bề dày cánh :dc = 0,0004 (m)
- Bước ống đứng :S1 = 0,045 (m)
Tổng diện tích mặt ngoài có cánh của một mét ống:
F = Fc + F0 = 0,956 + 0,0339 = 0,9899 (m2)
Diện tích bề mặt trong của một mét ống:
Ftr = p.dtr = 3,14x0,01 = 0,0314 (m2)
Như vậy, diện tích khoảng giữa các cánh của một mét ống F0 = 0,0339 (m2),
tổng diện tích mặt ngoài có cánh của một mét ống F = 0,9899 (m2), diện tích bề mặt trong của một mét ống Ftr = 0,0314 (m2). Đảm bảo tỏa nhiệt tốt cho 5 người ngồi trên xe cảm thấy thỏa mái, dễ chịu.
CHƯƠNG 4: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
4.1. Bảo dưỡng máy nén
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống điều hoà không khí hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất. Máy nén dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ:
Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy vì vậy. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu một lần
+ Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Đối với các hệ thống điều hòa các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh, bộ lọc ẩm
- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc
4.2. Bảo dưỡng bộ ngưng tụ
Tình trạng làm việc của bộ ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:
- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị
- Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt
- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ
4.3. Bảo dưỡng bộ bốc hơi
- Xả băng giàn lạnh: Khi băng bám trên giàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của giàn lạnh, dòng không khí đi qua giàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy môtơ. Vì vậy phải thường xuyên xả băng giàn lạnh. Nói chung khi băng bám nhiều, dòng không khí bị thu hẹp dòng làm tăng trở lực kéo theo dòng điện của quạt tăng. Theo dõi dòng điện quạt giàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất
Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: Hút hết gas trong giàn lạnh
• Giai đoạn 2: Xả băng giàn lạnh
• Giai đoạn 3: Làm khô giàn lạnh
4.5. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống điều hòa
4.5.1. Có hoặc không có không khí thoát ra
a. Nguyên nhân: Cầu chì của hệ thống điều hòa bị đứt, gãy hoặc nới lỏng các đầu dây hoặc chổ nối, công tắc tắt/ mở bị hư
b. Khắc phục: Kiểm tra và thay thế cầu chì, kiểm tra và sửa chữa các chổ nối, thay thế công tắc
4.5.4. Máy nén có tiếng ồn
a. Nguyên nhân: Các van bị gãy, mức dầu không đúng, Piston bị gõ, các vòng bạc bị gãy, các bulông của puly dây đai dẫn động bị lỏng.
b. Cách khắc phục: Thay thế đĩa van, kiểm tra và điều chỉnh mức dầu, thay thế piston, thay thế máy nén, siết chặt các bulông theo đúng lực.
4.5.6. Phía thấp áp thấp và phía cao áp thấp.
a. Nguyên nhân
- Chất làm lạnh trong hệ thống thấp, van giãn nở bị kẹt.
- Rò rĩ bên trong của hệ thống và bị mòn, đệm đầu của xylanh bị rò rĩ, van giãn nở bị hỏng, dây đai dẫn động bị trượt
- Các cánh của bộ ngưng tụ bị tắc nghẽn
- Có không khí trong hệ thống
b. Khắc phục
- Hút chân không, kiểm tra rò rĩ, thay thế van giãn nở.
- Tháo đầu xylanh của máy nén và kiểm tra máy nén. Thay thế bộ đĩa van cần thiết. Nếu piston, vòng bạc xylanh của máy nén bị mòn quá mức phải thay thế,
- Lắp một đệm làm kín đầu xylanh mớ
4.5.8. Cửa gió tuần hoàn hoạt động trục trặc
a. Nguyên nhân: Các cầu chì, mạch điện, bộ phận chấp hành của cửa gió tuần hoàn
b. Khắc phục: Kiểm tra và thay thế các cầu chì nếu cần thiết, sửa chữa lại bộ chấp hành cửa gió tuần hoàn
4.6. Các dụng cụ sửa chữa của hệ thống điều hòa
4.6.1. Dụng cụ sửa chữa
Hiện nay trên thị trường đã có sẵn hai kiểu bộ dụng cụ sửa chữa. Một cho hệ thống R-134a và một cho hệ thống R-12. Để tránh sự lẫn lộn gas và dầu máy nén, không được dụng lẫn bộ đồng hồ cho hệ thống điều hoà R-134a và R-12.
* Bộ đồng hồ dùng cho hệ thống R-134a
c. Dùng các đầu nối nhanh
Các đầu nối nhanh (theo tiêu chuẩn SAE) được sử dụng để nối với các van sửa chữa R-134a nhằm tránh rò gas khi tháo và lắp bộ đồng hồ cũng như để cải thiện khả năng dễ sửa chữa bảo dưỡng
4.6.2 Bộ đồng hồ
Bộ đồng hồ không chỉ dùng để hút chân không và nạp gas mà còn để chẩn đoán hư hỏng. Phải nắm vững các đặc điểm, cấu tạo và cách sử dụng của nó trình bày trong phần này
4.6.3. Các ống nạp gas
Các ống phân biệt bởi màu sắc: Đỏ (da cam), xanh lá cây và xanh da trời. Như qui định chung, ống xanh da trời được dùng ở phía thấp áp, ống xanh lá cây được dùng ở phía nạp và ống đỏ (da cam) cho phía cao áp.
Dùng ống đỏ và da cam cho bộ dụng cụ sửa chữa R-134a.
4.6.5. Bảo dưỡng bơm
Bơm trong hệ thống lạnh gồm :
- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.
- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
- Bơm môi chất lạnh.
Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự nhau, cụ thể là:
- Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục .
KẾT LUẬN
Thời gian vừa qua với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn cùng với việc tìm hiểu, tham khảo những tài liệu chuyên ngành điện lạnh ôtô, kinh nghiệm của những người đi trước và đề tài liên quan em đã hoàn thành cơ bản về nội dung đề tài tốt nghiệp “Khảo sát hệ thống điều hòa trang bị trên xe KIA SORENTO”. Trong suốt hơn 3 tháng thực hiện đề tài, có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Khó khăn là do phải tìm hiểu, tiếp thu những kiến thức tương đối mới và sự hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu về xe Kia Sorento, đặc biệt là đời 2020. Thuận lợi là sự quan tâm, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn. Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống điều hòa, nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa.
Qua đề tài khảo sát và tính toán kiểm nghiệm hệ thống điều hòa trang bị trên xe Kia Sorento. Tuy rất cố gắng trong việc tìm hiểu cũng như tính toán kiểm nghiệm, việc thực hiện đề tài chắc chắn không tránh được những sai sót, hạn chế nhất định. Trong đề tài có một vài phần còn thực hiện rập khuôn theo sách, có vài thông số trong khi chọn em vẫn chưa hiểu sâu về bản chất cũng như những thiếu sót về kiến thức chuyên ngành điện lạnh. Kính mong sự thông cảm và chỉ bảo thêm của quí thầy cô cùng các bạn nhằm giúp em ngày càng hoàn thiện về kiến thức cũng như kỹ năng phục vụ cho ngành nghề sau này. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về các hệ thống trên xe và đặc biệt là hệ thống điện lạnh ôtô. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word, Excel, AutoCAD phục vụ cho công tác sau này. Ðồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy : Ths…………….., các thầy cô trong bộ môn cùng toàn thể bạn bè đã giúp đở em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Catalog xe Kia Sorento 2020
[2]. Nguyễn Bốn - Hoàng Ngọc Đồng, (2009) “Nhiệt kỹ thuật”, Nhà xuất bản giáo dục
[3]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, (2015) “Kỹ thuật lạnh cơ sở ”, Nhà xuất bản giáo dục
[4]. Nguyễn Đức Lợi, (2015) “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;
[5]. Pgs.Ts Võ Chí Chính, (2008) “Điều hòa không khí và thông gió”, Tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHBK Đà Nẵng
[6]. Nguyễn Đức Lợi, (2004) “Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí”, Hà Nội. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"