MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XE MTO-AC2M1............... 6
1.1. Công dụng và tính năng kỹ chiến thuật của xe MTO-AC2M1.............. 6
1.1.1. Công dụng....................................................................................... 6
1.1.2. Tính năng kỹ thuật của xe MTO-AC2M1....................................... 7
1.2. Thành phần, cấu tao và hoạt động, nhãn mác xe MTO-AC2M1.......... 9
1.2.1. Thành phần của xe.......................................................................... 9
1.2.2. Cấu tạo và hoạt động của xe........................................................... 9
1.2.3. Nhãn mác...................................................................................... 12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CỦA XE MTO-AC2M1......13
2.1. Công dụng và yêu cầu của hệ thồng truyền lực xe MTO-AC2M1....... 13
2.1.1. Công dụng..................................................................................... 13
2.1.2. Yêu cầu......................................................................................... 13
2.2. Ly hợp..................................................................................................... 14
2.2.1. Công dụng của ly hợp................................................................... 14
2.2.2. Yêu cầu đối với ly hợp.................................................................. 14
2.2.3. Kết cấu chung của ly hợp xe MTO-AC2M1.................................. 14
2.2.4. Đặc điểm kết cấu của một số chi tiết điển hình.............................. 16
2.2.5 Dẫn động điều khiển ly hợp........................................................... 22
2.3 Hộp số xe MTO-AC2M1......................................................................... 23
2.3.1. Công dụng của hộp số................................................................... 23
2.3.2. Yêu cầu của hộp số....................................................................... 23
2.3.3 Đặc điểm kết cấu của hộp số chính................................................ 24
2.3.4 Đặc điểm kết cấu hộp số phụ xe MTO-AC2M1............................. 30
2.4. Truyền động các đăng xe MTO-AC2M1.............................................. 33
2.4.1. Công dụng của truyền động các đăng............................................ 33
2.4.2. Yêu cầu......................................................................................... 33
2.4.3 .Trục các đăng................................................................................ 34
2.4.4. Khớp các đăng kép kiểu cam......................................................... 34
2.5 Cầu xe MTO-AC2M1.............................................................................. 35
2.5.1. Công dụng của cầu xe.................................................................... 36
2.5.2. Cấu tạo truyền lực chính............................................................... 36
2.5.3. Cơ cấu vi sai.................................................................................. 38
2.5.4. Bán trục......................................................................................... 40
2.5.5. Vỏ cầu........................................................................................... 41
2.5.6. Cầu trước....................................................................................... 41
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE MTO-AC2M1........43
3.1 Đặt vấn đề................................................................................................ 43
3.2 Tính toán kiểm nghiệm........................................................................... 43
3.2.1. Các thông số đầu vào.................................................................... 43
3.2.2 Xác định mô men ma sát của ly hợp.............................................. 44
3.2.3 Xác định hành trình của đĩa ép....................................................... 46
3.2.4 Công trượt của ly hợp.................................................................... 46
3.2.5. Công trượt riêng của ly hợp........................................................... 48
3.3. Tính nhiệt cho các chi tiết bị nung nóng................................................ 48
3.4. Kiểm tra lò xo ép.................................................................................... 59
CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE MTO-AC2M1...51
4.1. Hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng ly hợp xe MTO-AC2M1................. 51
4.1.1. Nguyên tắc sử dụng....................................................................... 51
4.1.2. Kiểm tra, bảo dưỡng, điều chỉnh ly hợp và hệ thống dẫn động điều khiển.. 51
4.1.3. Những công việc chính trong bảo dưỡng ly hợp............................ 52
4.1.4. Kỹ thuật bảo dưỡng ly hợp........................................................... 53
4.1.5. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng ly hợp.................................. 54
4.1.6. Lắp ghép điều chỉnh...................................................................... 54
4.1.7. Những chú ý trong khai thác sử dụng ly hợp................................. 54
4.1.8. Những hư hỏng thông thường đối với ly hợp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục......55
4.2. Hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng hộp số xe MTO-AC2M1................ 59
4.2.1. Nguyên tắc sử dụng....................................................................... 59
4.2.2. Bảo dưỡng hộp số......................................................................... 59
4.2.3. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật hộp số............................................ 60
4.2.4. Kỹ thuật bảo dưỡng hộp số........................................................... 61
4.2.5. Những hư hỏng thường gặp của hộp số cơ khí, nguyên nhân và biện pháp khắc phục......62
4.3. Hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng các đăng xe MTO-AC2M1............. 64
4.3.1. Nguyên tắc sử dụng....................................................................... 64
4.3.2. Những hư hỏng thường gặp của trục các đăng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 65
4.4. Hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng của cầu xe MTO-AC2M1............... 65
4.4.1. Nguyên tắc sử dụng....................................................................... 65
4.4.2. Kỹ thuật bảo dưỡng cầu xe và bộ truyền lực chính....................... 66
4.4.3. Yêu cầu sau khi bảo dưỡng........................................................... 69
4.4.4. Những hư hỏng thường gặp của cầu xe, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 69
KẾT LUẬN.................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 72
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển và thu được rất nhiều thành tựu tác dụng to lớn vào nền kinh tế và quốc phòng.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, điều này đòi hỏi cần có một nền khoa học kỹ thuật phát triển. Trong bối cảnh đó, ngành xe máy quân đội ta đang không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đối tượng đội ngũ làm công tác thiết kế, quản lý, khai thác, sử dụng xe máy trong quân đội.
Chính điều đó mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và từng bước hiện đại hoá quân đội, nâng cao sức chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế rất khó khăn của đất nước Việt Nam hiện nay, việc khai thác, sử dụng các trang thiết bị hiện có trong quân đội một cách khoa học là một yêu cầu rất cấp bách, thiết yếu, nhất là các phương tiện xe máy, các trang thiết bị trong quân đội đều là những trang thiết bị chuyên dụng, rất đắt tiền, ít có khả năng mua mới. Mặt khác xe máy trong quân đội đa phần là các loại xe sản xuất tại Liên Xô cũ.
Do đó để có thể khai thác, sử dụng tốt trang bị xe máy trong quân đội ở điều kiện địa hình Việt Nam đòi hỏi mỗi cán bộ kỹ thuật Ngành xe phải nắm chắc đặc điểm kết cấu các loại xe để biết cách khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi chi tiết, hệ thống trên xe.
Đồ án tốt nghiệp “Khai thác hệ thống truyền lực xe MTO-AC2M ” cũng không nằm ngoài mục đích trang bị cho cán bộ ngành xe có thêm hiểu biết về hệ thống truyền lực nói chung và từng chi tiết trong hệ thống, nhất là có thể bảo dưỡng và khắc phục những hư hỏng thường gặp trong hệ thống. Để từ đó có cơ sở khai thác, sử dụng hết tính năng kỹ thuật của xe.
Xuất phát từ những điều kiện nêu trên. Đồ án được thực hiện theo các nội dung chính sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về xe MTO-AC2M1
Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu HTTL xe MTO-AC2M1
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm ly hợp xe MTO-AC2M1
Chương 4:Hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống truyền lực MTO-AC2M1.
Qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, bản thân đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức chưa sâu đồ án không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy kính mong được sự góp ý của các thầy trong Khoa ô tô để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XE Ô TÔ MTO-ACM1
1.1. Công dụng và tính năng kỹ chiến thuật của xe ô tô MTO-AC2M1
1.1.1.Công dụng
Xe MTO – AC2M1 (hình 1.1) dùng để bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nhỏ cho các loại xe ô tô hai cầu, ba cầu trong điều kiện dã ngoại gồm các loại xe: УАЗ - 3151, УАЗ - 33153, УАЗ 3741, ГАЗ - 3307, ГАЗ - 66 - 11, ГАЗ - 4301, ЗИЛ - 131Н, ЗИЛ - 4314.10, ЗИЛ - 4331, Урал - 4320, Урал - 4320 - 31, Урал - 4326, Урал - 43223, Урал - 5323 ( 53232 ), КамАЗ - 4310..
+ Trang thiết bị trên xe có thể thực hiện được các công việc sau:
- Nâng - vận chuyển.
- Hàn điện.
- BDKT và nạp điện cho acquy.
1.1.2. Tính năng kỹ chiến thuật xe MTO-AC2M1
Tính năng kỹ chiến thuật xe MTO-AC2M1 như bảng 1.1.
1.2. Thành phần, cấu tạo, hoạt động, nhãn mác của xe MTO-AC2M1
1.2.1. Thành phần của xe
Trong thành phần của xe gồm có:
- Thùng xe KM 4320 - 00000010 - 01 trên saxi ôtô URAL - 43203.
- Các trang bị điện.
- Các trang bị nâng tải.
1.2.2. Cấu tạo và hoạt động của xe
Xe được bố trí trong thùng - vỏ KM 4320 - 00000010 - 01 trên saxi ôtô Урал - 43203 - 31.
Trên ôtô có các kết cấu sau:
- Trên thanh chắn bảo hiểm phía trước đặt hai gối đỡ của cẩu kiểu cần.
- Trên dầm ngang phía trước và thanh chắn bảo hiểm bắt tời dẫn động cẩu mũi tên.
Các chế độ làm việc của trạm:
- Triển khai.
- Hoạt động theo chức năng.
- Thu hồi.
1.2.3. Nhãn mác
Bên trong thùng - vỏ và trên tấm phía sau trạm có tấm bảng ghi rõ:
- Số chứng nhận của trạm.
- Số sản xuất của saxi.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ MTO-AC2M1
2.1. Công dụng và yêu cầu của hệ thống truyền lực
2.1.1. Công dụng
- Truyền mô men xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động .
- Thay đổi lực kéo và tốc độ ở bánh xe chủ động để khắc phục sức cản của đường.
2.1.2. Yêu cầu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên thì hệ thống truyền lực phải đảm bảo các yêu cầu :
- Có tỷ số truyền hợp lý để đảm bảo chất lượng kéo tốt.
- Hiệu suất truyền lực cao, làm việc không ồn.
- Kích thước và trọng lựợng nhỏ phù hợp cho bố trí chung.
2.2. Ly hợp
2.2.1. Công dụng của ly hợp
- Ly hợp dùng để truyền mô men xoắn từ trục khuỷu động cơ đến các cụm tiếp theo của hệ thống truyền lực.
- Ly hợp cắt động lực và mômen truyền từ động cơ đến bánh xe chủ động.
2.2.2. Yêu cầu đối với ly hợp
* Ly hợp phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Truyền mô men xoắn không bị trượt ở bất cứ điều kiện nào.
- Nối động lực êm dịu, không gây ra va đập trong hệ thống truyền lực.
2.2.3. Kết cấu chung của ly hợp xe ô tô MTO-AC2M1
- Ly hợp xe MTO-AC2M1 là kiểu ly hợp 2 đĩa ma sát khô, thường đóng. Lực ép ly hợp tạo ra bởi lò xo bố trí xung quanh (12 lò xo), dẫn động ly hợp kiểu cơ khí có trợ lực lò xo với độ tin cậy và độ an toàn cao.
- Ly hợp xe này là loại ly hợp ma sát khô có lò xo ép bố trí chung quanh, có một bề mặt tựa là bánh đà, trục bị động của ly hợp đồng thời là trục chủ động của hộp số. Bố trí như vậy bảo đảm kết cấu gọn, đơn giản và có độ cứng vững cao.
2.2.4. Một số chi tiết điển hình của ly hợp
2.2.4.1. Bánh đà
Bánh đà dùng để:
- Cân bằng động cho động cơ.
- Dùng để tích luỹ mô men quán tính của động cơ.
2.2.4.2. Đĩa ép và đĩa ép trung gian
- Đĩa ép được lắp với vỏ ly hợp bằng các lò xo lá.
- Trên đĩa ép có các vấu được lắp vào trong các rãnh của than bánh đà hoặc lỗ khoét trên thân ly hợp. Ngoài ra đĩa ép còn được nối với vỏ ly hợp hoặc bánh đà bằng một số phương pháp khác.
2.2.4.4. Lò xo ép
- Lò xo ép đặt giữa đĩa ép và vỏ ly hợp. Các lò xo ép này được dẫn hướng nhờ các gờ của đĩa ép, lò xo ép được thiết kế và chế tạo từ thép lò xo (thép hợp kim). Số lượng lò xo ép là 12 cái bố trí xung quanh.
2.2.4.5. Đòn mở ly hợp
- Công dụng của đòn mở ly hợp là dùng tách cưỡng bức đĩa ép, tách đĩa bị động ra khỏi đĩa ép và bánh đà. Vật liệu chế tạo đòn mở là thép các bon trung bình và gia công bằng phương pháp dập. Ly hợp xe MTO-AC2M1 bố trí bốn đòn xung quanh tâm và cách đều nhau 900, đòn mở liên kết với vấu của đĩa ép nhờ các khớp bản lề và ổ bi kim.
2.2.4.6. Vỏ ly hợp
- Vỏ ly hợp là một chi tiết trong đó bố trí các thành phần chính của nó, và được lắp với bánh đà bằng 12 bu lông và quay cùng với bánh đà như một vật thể.
- Vật liệu chế tạo vỏ ly hợp thường là gang, được chế tạo theo phương pháp đúc liền một khối hoặc thành hai nửa sau đó ghép lại
2.2.4.7. Nguyên lý làm việc của ly hợp
Trạng thái đóng: Đây là trạng thái làm việc thường xuyên của ly hợp luôn đóng khi người lái chưa tác dụng một lực lên bàn đạp ly hợp một lực Q nào đó, dưới tác dụng của các lò xo ép sẽ đẩy đĩa ép ngoài ép sát đĩa bị động, đĩa ép trung gian sẽ ép đĩa bị động phía trước vào bánh đà động cơ, các lò xo ép, đẩy đĩa ép ngoài với vỏ ly hợp sẽ quay liền thành một khối.
Trạng thai mở: Người lái tác dụng lên bàn đạp ly hợp một lực Q, qua hệ thống dẫn động điều khiển ly hợp sẽ đẩy bạc mở di trượt dọc trục (sang bên trái) và tỳ vào các đầu đòn mở, thắng lực ép của lò xo tách đĩa ép (kéo nó sang bên phải), giải phóng bề mặt ma sát giữa đĩa bị động phía trước với bánh đà, đĩa ép và đĩa trung gian.
2.2.5 Dẫn động điều khiển ly hợp
Dẫn động điều khiển ly hợp là cơ cấu truyền tác động của người lái điều khiển quá trình làm việc của ly hợp.
2.3. Hộp số xe MTO-AC2M1
2.3.1. Công dụng
- Hộp số dùng để thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực trong quá trình chuyển động của ô tô nhằm thay đổi lực kéo ở các bánh xe chủ động phù hợp với điều kiện chuyển động, đảm bảo tính kinh tế kỹ thuật.
- Thực hiện chuyển động lùi của ô tô.
2.3.2. Yêu cầu
- Có tỷ số truyền và số cấp số truyền hợp lý, đảm bảo tính chất động lực học, tinh kinh tế của ô tô
- Làm việc êm dịu, chắc chắn,hiệu suất truyền động cao.
2.3.4 Hộp số phân phối
2.3.4.1. Công dụng của hộp số phân phối
Hộp số phân phối dùng để chia mô men xoắn cho các trục truyền lực. Các trục này làm nhiệm vụ dẫn động các bánh xe chủ động và dẫn động ra tời.
2.3.4.2. Yêu cầu
Để đảm bảo công dụng nêu trên, ngoài các yêu cầu về hiệu suất cao, sức bền và kết cấu gọn, HSPP ô tô còn phải thõa mãn các yêu cầu đặc trưng sau:
+ Phải bảm bảo việc phân phối đủ mô men đến các cầu (hoặc bánh xe) chủ động theo tỷ lệ khối lượng ô tô phân bố lên các cầu (hoặc bánh xe chủ động). Có như vậy thì mô men xoắn truyền đến các bánh xe mới phát huy hết tác dụng, tức là không bị vượt mô men bám đối với bất kì bánh xe riêng biệt nào.
+ Tốc độ tịnh tiến các bánh xe không bị trượt quay, trượt lết trong bất kỳ điều kiện làm việc nào.
2.3.4.3. Đặc điểm kết cấu hộp số phân phối
Hộp số phân phối lắp trên xe MTO-AC2M1 là loại hộp số cơ khí có 2 số truyền. Có sử dụng vi sai bánh răng trụ không đối xứng phân chia mô men xoắn cho cầu trước và cụm cầu sau. Tất cả các cặp bánh răng trong HSPP là bánh răng trụ răng nghiêng thường xuyên ăn khớp. Tỷ số truyền ở số cao (iII =1,3) và số truyền thấp ((iI =2,15).
2.4. Các đăng xe MTO-AC2M1
2.4.1. Công dụng của các đăng
- Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn giữa các cụm trong hệ thống truyền lực có các vị trí cách xa nhau hoặc có ví trí tương đối thay đổi.
- Truyền động các đăng còn dùng để dẫn động những thiết bị chuyên dùng trên ôtô như trích ra tời.
2.4.2. Yêu cầu của các đăng
Ở bất cứ tốc độ quay nào truyền lực các đăng phải đảm bảo truyền mômen tốt, có dao động, va đập, không có tải trọng động lớn do mômen quan tính gây ra.
Các đăng quay êm, ít rung, không có hiện tượng cộng hưởng.
2.4.4. Khớp các đăng đồng tốc kiểu cam
* Công dụng.
Khớp các đăng đồng tốc kiểu cam dùng để nối dẫn động đến các bánh xe dẫn hướng chủ động. Đồng thời nó đảm bảo cho bánh xe chủ động dẫn hướng chuyển động trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
* Cấu tạo
- Khớp các đăng kép kiểu cam lắp trên cầu trước xe MTO-AC2M1 gồm hai nạng số 2 và số 6, mỗi nạng đều có mặt trụ trong. Nạng 6 (hay chính là bán trục chủ động) có một đầu thên hoa để lắp với ghép với bánh răng bán trục, nạng số 2 có kết cấu là ống then hoa để lắp ghép với bán trục bị động số 1.
- Với kết cấu của khớp và quan hệ lắp ghép như trên ta thấy bề mặt tiếp xúc truyền lực là lớn. Như vậy sẽ cho phép truyền được tải lớn, độ bền mòn cao, kích thước trong tương đối nhỏ gọn.
2.5. Cầu xe
- Xe MTO-AC2M1 là loại xe có tính năng thông qua cao. Nó có khả năng hoạt động được trên nhiều địa hình phức tạp. Do đó xe được bố trí kết cấu 3 cầu chủ động nên việc phân chia mô men xoắn từ động cơ tới cầu trước với cụm cầu giữa và cầu sau nhờ bộ vi sai bánh răng trụ không đối xứng đặt trong hộp số phụ.
2.5.1. Công dụng của cầu xe
Trên xe MTO-AC2M1 cầu giữa và cầu sau có công dụng, đặc điểm, kết cấu hoàn toàn tương tự nhau. Chúng đều là cầu chủ động, là cụm tổng thành cuối cùng trong hệ thống truyền lực trên xe.
2.5.2. Cấu tạo truyền lực chính
- Truyền lực chính trên xe MTO-AC2M1 thuộc loại truyền lực chính kép, công dụng là để tăng, truyền mô men xoắn, đồng thời đổi phương truyền lực dưới một góc 900.
- Cấu tạo truyền lực chính kép bao gồm hai cặp cặp bánh răng ăn khớp với nhau được bố trí trong cụm. Các bánh răng đều được chế tạo từ thép hợp kim có độ cứng từ 50 ¸ 62 HRC, khả năng cứng vững và chiu mòn cao.
2.5.3. Cơ cấu vi sai
- Trong quá trình xe hoạt động, khi xe quay vòng cũng như khi xe chuyển động thẳng, lực cản của các bánh xe khác nhau, bán kính lăn ở các bánh xe cũng khác nhau. Như vậy bánh xe xẽ có hiện tượng trượt, làm cho lốp mòn nhanh, làm tổn hao công suất, dẫn đến tiêu hao nhiên liệu lớn.
* Công dụng.
- Vi sai là cơ cấu truyền lực có nhiệm vụ phân phối mô men xoắn cho các bán trục một cách hợp lý đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay được với tốc độ khác nhau, phù hợp với từng điều kiện làm việc trên mặt đường khác nhau.
2.5.5. Vỏ cầu
* Công dụng.
Vỏ cầu dùng để che chắn, bảo vệ không cho hơi nước, bụi bẩn bên ngoài xâm nhập vào các bộ phận của cầu, đồng thời đối với hệ thống treo độc lập thì vỏ cầu còn có công dụng là một cái dầm để đỡ toàn bộ trọng lượng phần được treo của xe phân bố lên nó. Ngoài ra vỏ cầu còn nhận và truyền các phản lực, mô men phát sinh do tác động tương hỗ bánh xe với mặt đường lên khung xe.
2.5.6. Cầu trước
- Xe MTO-AC2M1 được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xe quân sự. Xe có khả năng thông qua cao, tất cả các cầu trên xe là cầu chủ động. Vì vậy cầu trước của xe ngoài chức năng nhiệm vụ dẫn hướng cho các bánh xe, nghĩa là cùng kết hợp với hệ thống lái để thực hiện quá trình điều khiển xe.
- Cấu tạo cầu trước MTO-AC2M1 giống như cấu tạo cầu giữa và cầu sau. Kết cấu chính bao gồm: Cụm truyền lực chính, vi sai, bán trục, vỏ cầu.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE MTO-AC2M1
3.1. Đặt vấn đề
- Khi thiết kế người ta đã có giải pháp về thiết kết cấu và công nghệ đảm bảo các yêu cầu làm việc của ly hợp, các yêu cầu đó là:
- Truyền được mô men xoắn lớn nhất của động cơ (Memax) trong mọi điều kiện.
- Đóng êm dịu để tăng từ từ mô men xoắn khi khởi động hành xe không bị dật, không gây va đập răng khi sang số.
3.2. Tính toán kiểm nghiệm
3.2.1. Các thông số đầu vào vào để tính toán kiểm nghiệm ly hợp của xe MTO-AC2M1
Các thông số đầu vào vào để tính toán kiểm nghiệm ly hợp của xe MTO-AC2M1 như bảng 3.1.
3.2.2. Xác định mô men ma sát của ly hợp (MΦ)
Để đảm bảo yêu cầu truyền hết mô men xoắn của động cơ mà không bị trượt trong mọi điều kiện làm việc, thì ly hợp phải có khả năng truyền được mô men xoắn lớn hơn mô men xoắn lớn nhất của động cơ Memax nghĩa là mô men ma sát của ly hợp.
PΣ = P0.n
n: Là số lò xo ép của ly hợp: n = 12
P0: Là lực ép của lò xo ở trạng thái đóng ly hợp.
P0 = C.ΔL
=> ΔL = L - L’= 102 - 58 = 44 mm
Vậy ta có : P0 = C . ΔL = 20,29 . 44 = 892,76 [N];
Thay vào (3.1) ta được : PΣ = 892,76 . 12 = 10713 [N];
- Xác định mô men ma sát của ly hợp: Mf = PΣ .μ . i. Rtb = 10713 . 0,25 . 4 . 0,14 =1499,8 [Nm];
Như vậy với βt = 2,3 nằm trong khoảng [β] = 2,0 - 2,5. Với kết quả này cho thấy việc tính toán trên là đảm bảo.
3.2.4. Công trượt của ly hợp
Ta có:
L - Là công trượt của ly hợp ( J).
n0- Là số vòng quay nhỏ nhất của động cơ [ vg/ ph].
Jb- Là mô men quán tính của bánh đà tượng trưng đặt trên trục bị động của ly hợp [ N/ms2].
Je -Là mô men quán tính của các khối lượng chuyển động quay của động cơ và phần chủ động của ly hợp [Nms2].
- Xác định mômen quán tính của các khối lượng vận động quay của động cơ và phần chủ động của ly hợp Je [Nms2]
Je = (1,2 -1,4) Jm , ta chọn Je =1,2 Jm
Thay tất cả các giá trị đã tính toán được vào biểu thức (3.2) ta tính được giá trị L như sau: L = 1709 [J];
- Công trượt chưa phản ánh đầy đủ điều kiện làm việc của ly hợp. Xét điều kiện làm việc nặng nhọc của ly hợp phải tính đến công trượt riêng. Công trượt riêng trên một đơn vị diện tích bề mặt làm việc của tấm ma sát, đặc trưng cho sự việc sự hao mòn của ma sát.
3.2.5. Công trượt riêng của ly hợp
Thay các giá trị tính được vào công thức (3.5) ta tính được công trượt riêng là :
l = 6573 [ J/m2];
Theo tài liệu [công trượt riêng cho phép [l]= 40 - 60.103[J/m2], như vậy theo kết quả tính toán l<[l]. phản ánh được rằng công ma sát sinh ra trên một đơn vị diện tích tấm ma sát là nhỏ hơn so với giá trị cho phép, như vậy là tốc độ hao mòn bề mặt ma sát là nhỏ, kéo dài thời gian làm việc của các tấm ma sát. Ly hợp xe MTO-AC2M1 hoàn toàn thoả mãn bền.
3.3. Tính nhiệt độ cho các chi tiết bị nung nóng
Quá trình trượt ly hợp sinh ra nhiệt. Nhiệt độ tăng cao làm giảm khả năng truyền mô men của ly hợp, do đó làm giảm cơ tính của lò xo, giảm hệ số ma sát(m} đồng thời gây ra ứng suất nhiệt.
Đối với đĩa ép ngoài: D = 0,51 oC
Đối với đĩa ép trung gian D = 1,24 0C
Độ tăng nhiệt độ cho phép sau mỗi lần đóng ly hợp [ Dt]= (10 - 15) 0C theo tài liệu.
3.4. Kiểm tra lò xo ép
Ta có:
Dlx- là đường kính trung bình của lò xo [m]
Pmax - là lực ép cực đại của lò xo được tính theo công thức:
Pmax = 1,2 x P0 = 1,2 x 892,76 = 1071 [N]
dlx - là đường kính dây của lò xo [m]
Thay các giá trị trên vào công thức (3.7) ta được : τ = 614,713 [MN/m3];
Theo tài liệu [4] tài liệu tham khảo thì ứng suất cho phép [τ] = 500 - 700 [MN/m3]. Như vậy so với kết quả tính toán ở trên thì lò xo ép của ly hợp xe MTO-AC2M1 nằm trong giới hạn bền.
CHƯƠNG 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC Ô TÔ MTO-AC2M1
4.1.Hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng ly hợp xe MTO-AC2M1
4.1.1. Nguyên tắc sử dụng
- Mở ly hợp phải dứt khoát, hoàn toàn để cắt hoàn toàn động lực của động cơ khỏi hệ thống truyền lực giúp cho việc thay đổi số nhẹ nhàng, tránh va đập giữa các chi tiết trong hộp số.
- Khi đóng ly hợp phải êm (đóng từ từ) để nối êm động cơ với hệ thống truyền lực, giúp cho việc khởi hành xe không bị rung giật và tránh va đập các cơ cấu của hệ thống truyền lực.
4.1.2 Kiểm tra, bảo dưỡng, điều chỉnh ly hợp và dẫn động điều khiển
Kiểm tra trước lúc xe chạy
- Kiểm tra sự làm việc của ly hợp và hệ thống dẫn động.
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp ly hợp, khi đạp và nhả phanh.
4.1.3. Những công việc chính trong bảo dưỡng ly hợp
Bảo dưỡng bộ ly hợp thường được thực hiện trong bảo dưỡng định kỳ ô tô nói chung, nhưng cũng có thể bảo dưỡng riêng bộ ly hợp trong một trường hợp nào đó (gọi là bảo dưỡng phân đoạn). Trong bảo dưỡng bộ ly hợp cần làm đầy đủ các công việc sau:
- Kiểm tra và làm sạch bên ngoài bộ ly hợp. Kiểm tra sự hoạt động bình thường của bộ ly hợp bằng cách cho ô tô chuyển bánh, kết hợp đạp bàn đạp ly hợp với thay đổi số.
- Kiểm tra hành trình tự do (HTTD) và hành trình toàn bộ của bàn đạp ly hợp. Điều chỉnh HTTD bàn đạp ly hợp đúng tiêu chuẩn quy định.
4.1.4. Kỹ thuật bảo dưỡng ly hợp
Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.
- Ảnh hưởng của hành trình tự do bàn đạp ly hợp tới tình trạng làm việc của ly hợp:
HTTD bàn đạp ly hợp là khoảng cách dịch chuyển của bàn đạp (khi chịu lực tác dụng) mà chưa có tác dụng mở ly hợp.
Với ly hợp dẫn động cơ khí, thực chất HTTD bàn đạp ly hợp là khoảng cách ban đầu từ vòng bi mở tới mặt phẳng chứa các đầu cần tách, được quy về tương ứng trên bàn đạp.
- Kiểm tra và điều chỉnh HTTD bàn đạp ly hợp:
Kiểm tra: Khi kiểm tra HTTD của bàn đạp ly hợp phải có thước chuyên dùng. Tiến hành đo 3 lần, trị số trung bình của 3 lần đo là HTTD của bàn đạp ly hợp đó, so sánh với tiêu chuẩn của nó nếu không đúng thì phải kiểm tra lại.
Điều chỉnh: Điều chỉnh HTTD bàn đạp ly hợp với bộ ly hợp dẫn động cơ khí thì việc điều chỉnh HTTD bàn đạp ly hợp được thực hiện bằng cách thay đổi chiều dài cần kéo của ly hợp, tiến hành xoay ốc điều chỉnh phía đầu cần kéo ly hợp theo chiều vặn ra hoặc vặn vào sẽ làm cho HTTD bàn đạp ly hợp tăng lên hoặc giảm đi.
4.1.5. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng ly hợp
Sau khi bảo dưỡng, kết hợp với việc thử xe ta tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của bộ ly hợp.
4.1.6. Lắp ghép điều chỉnh
* Lắp ghép: Theo quy trình.
* Điều chỉnh: Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp, các đầu đòn mở phải đồng phẳng (độ không đồng phẳng không lớn hơn 0,2 mm).
4.2. Hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng hộp số xe MTO-AC2M1
4.2.1. Nguyên tắc sử dụng
Để đảm bảo cho hộp số làm việc bình thường thì gài số cho xe chạy hoặc khi chuyển tốc độ phải không để có hiện tượng rung giật, đặc biệt chú ý thao tác trong nhả ly hợp phải nhẹ nhàng. Khi khởi hành phải cho động cơ làm việc ở tốc độ chậm nhất mà động cơ có thể chạy được.
* Các điều cấm tuyệt đối không được làm:
- Gài tốc độ số lớn khi xe đã phanh lại để tắt máy.
- Dùng nhiên liệu hoặc dầu hoả để rửa hộp số vì các chất này phá hỏng các chi tiết làm kín của hộp số và bơm dầu.
4.2.2. Bảo dưỡng hộp số
Bảo dưỡng kỹ thuật hộp số là biện pháp bắt buộc theo một trình tự nhất định có kế hoặch, căn cứ vào số km xe chạy hoặc thời gian làm việc nhất định của xe với các công việc như sau: Lau chùi, kiểm tra, điều chỉnh, chẩn đoán, vặn và xiết chặt bôi trơn cho các chi tiết, ...
4.2.3. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật hộp số
a. Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên
Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên gồm các công việc sau:
+ Dùng tay kiểm tra nhiệt độ đốt nóng vỏ hộp số khi xe đi công tác về, nếu hộp số nóng quá cần tìm nguyên nhân gây ra nóngvà biện pháp khắc phục.
+ Kiểm tra dầu bôi trơn trong hộp số và sự rò rỉ dầu bôi trơn.
c. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2
Ngoài việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 cần làm thêm các nội dung sau đây:
+ Xiết chặt các bu lông cố định hộp số với cơ cấu khác.
+ Thay dầu bôi trơn hộp số, bôi trơn khớp bản lề dẫn động điều khiển.
4.3. Hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng trục các đăng xe MTO-AC2M1
4.3.1. Nguyên tắc sử dụng
- Theo định kỳ phải bơm mỡ vào các khớp các đăng và mối nối then trượt.
- Kiểm tra độ bắt chặt của các bu lông mặt bích các đăng và kiểm tra ốc bắt nắp ổ bi.
- Khi kiểm tra bảo dưỡng kỹ thuật trục các đăng phải làm tốt biện pháp an toàn: chèn bánh xe, đưa tay số về số 0.
4.3.2. Những hư hỏng thường gặp của trục các đăng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
* Tiếng ồn nhiều nghe rõ khi xe chạy
* Các đăng bị rung
4.4.2. Kỹ thuật bảo dưỡng cầu xe và bộ truyền lực chính
4.4.2.1. Kiểm tra xiết chặt đai ốc thanh giằng cầu.
Cầu xe là một trong những cụm chịu giằng nhiều, mức độ dao động lớn. Bởi vậy việc kiểm tra vặn chặt các bu lông đai ốc cụm cầu xe là việc khá quan trọng.
4.4. 2.2. Xúc rửa và thay dầu cầu xe.
Trước khi xúc và thay dầu bôi trơn cho cầu xe cần chuẩn bị đủ các dụng cụ để kê, kích xe. Các dụng cụ để xả, nạp chứa dầu. Chuẩn bị dầu rửa và dầu thay thế đúng chủng loại, đủ số lượng.
4.4.2.5 . Vi sai
Trong quá trình khai thác sử dụng thường sảy ra mòn những chỗ lắp vòng bi , lỗ lắp cổ trục chữ thập, mòn mặt đầu của bánh răng hành tinh và bánh răng bán trục, mòn ngõng trục chữ thập.
4.4.3. Yêu cầu sau khi bảo dưỡng
Cầu xe phải sạch xẽ, các chi tiết hoặc cụm chi tiết định vị chắc chắn. Độ dơ dọc, độ dơ ngang bộ truyền lực chính đúng tiêu chuẩn.Dầu bôi trơn đúng chủng loại, đủ số lượng và không bị rò rỉ.
KẾT LUẬN
- Qua thời gian nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác hệ thống truyền lực xe ô tô MTO-AC2M1”. Với kiến thức tích lũy trong thời gian học tập tại trường và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: TS………….. cùng các thầy giáo trong khoa ô tô đến nay tôi đã hoàn thành đồ án với những nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về xe ô tô MTO-AC2M1
Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu HTTL xe ô tô MTO-AC2M1
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm ly hợp xe ô tô MTO-AC2M1
Chương 4: Hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống truyền lực xe ô tô
MTO-AC2M1.
- Quá trình làm đề tài tốt nghiệp của mình, tôi đã hiểu rõ thêm về kiến thức đã được các thầy trong bộ môn đã dạy. Tôi đã tìm hiểu về xe MTO-AC2M1. Cũng như kết cấu, tính năng kỹ chiến thuật, khai thác và sử dụng hệ thống và những hư hỏng cũng như cách khắc phục hệ thống truyền lực của xe.
- Nội dung của đề tài tốt nghiệp đã hoàn thành theo đúng tiến trình đã đặt ra.
Do đây là một đề tài tương đối rộng, có ý nghĩa thiết thực, mang tính thực tiễn cao, đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều hơn nữa, tuy nhiên do thời gian lại có hạn, đan xem nhiều nhiệm vụ, với kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn trong quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi được những sai sót. Vậy kính mong sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy giáo trong Khoa ô tô. Trên cơ sở kiến thức cơ bản này bản thân sẽ cố gắng nghiên cứu hoàn thiện để áp dụng vào công tác thực tiễn ở đơn vị sau này.
- Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS………….. cùng các thầy trong Khoa ô tô đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, để tôi hoàn thành đồ án này./.
TPHCM, Ngày ... tháng ... năm 20....
Học viên thực hiện
......................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Đức Lập, “ Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ôtô”. Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội 2005.
[2]. Phạm Đình Vi, Vũ Đức Lập, Cấu tạo ôtô quân sự (tập 1), Học viện kỹ thuật quân sự, Hà Nội - 1995.
[3]. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Đình Kiên;Thiết kế tính toán ôtô - Máy kéo tập 1.NXB 1996.
[4]. Kết cấu và tính toán ôtô, Nhà xuất bản GTVT - 1984.
[5]. Hướng dẫn sử dụng xe MTO-AC2M1.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"