ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE Ô TÔ TOYOTA COROLLA ALTIS

Mã đồ án OTTN003021638
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống lái xe ô tô Toyota Corolla Altis, bản vẽ kết cấu cơ cấu lái, van phân phối, xylanh lực xe ô tô Toyota Corolla Altis, bản vẽ kết cấu cơ cấu lái xe ô tô Toyota Corolla Altis, bản vẽ nguyên lý trợ lực lái xe ô tô Toyota Corolla Altis); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE Ô TÔ TOYOTA COROLLA ALTIS

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC………1

LỜI MỞ ĐẦU ...............3

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA ALTIS.. 4

1.1.Tổng quan về xe TOYOTA ALTIS.. 4

1.2. Các thông số kỹ thuật chính của ôtô TOYOTA ALTIS.. 5

1.3. Sơ lược về hệ thống lái trên ô tô. 8

1.3.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại hệ thống lái 8

1.3.1.1.Công dụng. 8

1.4.Cấu tạo chung của hệ thống lái. 10

1.3.3.Sơ đồ bố trí chung. 10

1.3.4. Các phần tử chính trong hệ thống lái 11

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô TOYOTA ALTIS. 21

2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc của 1 số cụm chi tiết cơ bản. 23

2.2.1. Vành tay lái 23

2.2.2. Trục lái và trục các đăng. 24

2.2.3. Cơ cấu lái 25

2.2.4. Dẫn động lái 30

2.2.5. Bơm trợ lực lái 30

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN, KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI TOYOTA ALTIS

3.1. Các thông số đầu vào. 32

3.2. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái 33

3.3. Xác định lực cần thiết tác dụng lên vô lăng. 36

3.4. Tính toán kiểm nghiệm bền dẫn động lái. 37

3.4.1. Tính toán kiểm nghiệm bền dẫn động lái khi ô tô quay vòng tại chỗ. 37

3.4.2.Tính toán kiểm nghiệm dẫn động lái ô tô  phanh với cường độ cao. 40

3.5. Tính toán kiểm tra hình thang lái 41

3.5.1. Cơ sở lý thuyết 41

3.5.2. Tính toán kiểm tra động học quay vòng. 44

CHƯƠNG 4. KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÁI TOYOTA ALTIS

4.1. Các yêu cầu chung. 47

4.2. Các chế độ bảo dưỡng hệ thống lái 47

4.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên. 47

4.2.2. Bảo dưỡng 1 (sau 6500 Km) 48

4.2.3. Bảo dưỡng 2 (sau 12500 Km) 48

4.3. Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục. 48

4.4. Một số nội dung bảo dưỡng, sửa chữa chính. 51

4.4.1. Kiểm tra hành trình tự do vành tay lái 51

4.4.2. Kiểm tra đầu thanh nối 52

4.4.3. Hiệu chỉnh lệch tâm vô lăng. 53

4.4.4. Điều chỉnh góc quay vôlăng. 54

4.4.5. Kiểm tra áp suất, độ đảo của lốp. 54

4.4.6. Kiểm tra góc quay bánh xe. 55

4.4.7. Kiểm tra góc camber, caster và góc kingpin. 56

4.4.8. Kiểm tra, điều chỉnh độ chụm.. 57

4.4.9. Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái 58

4.5. Tháo lắp cơ cấu lái 61

KẾT LUẬN…   .70

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 71

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Ô tô được dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng an ninh…

Trên nền tảng của đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh về kinh tế ngành công nghiệp ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển. Thể hiện bởi các liên doanh lắp ráp ô tô giữa nước ta với nước ngoài ngày càng phát triển rộng lớn trên hầu hết các tỉnh của cả nước như: FORD, TOYOTA, DAEWOO ... Một vấn đề lớn đặt ra đó là việc nắm vững lý thuyết, kết cấu của các loại xe hiện đại, của từng hệ thống trên xe để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm.

Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống lái. Hệ thống này có chức năng điều khiển hướng chuyển động của ô tô, đảm bảo tính năng ổn định chuyển động thẳng cũng như quay vòng của bánh xe dẫn hướng. Trong quá trình chuyển động hệ thống lái có ảnh hưởng rất lớn đến an toàn chuyển động và quỹ đạo chuyển động của ô tô, đặc biệt đối với xe có tốc độ cao. Do đó người ta không ngừng cải tiến hệ thống lái để nâng cao tính năng của nó.

Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã được giao thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác hệ thống lái trên xe TOYOTA ALTIS”.               

                                                                                          TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                           Học viên thực hiện

                                                                                        …………………

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA ALTIS

1.1. Tổng quan về xe TOYOTA ALTIS

- Corolla Altis  là một trong ba mẫu sedan chủ lực của hảng Toyota: Camry, Altis, Vios

- Toyota Altis  mang phong cách thiết kế của dòng Corolla thế hệ thứ 10, được sản xuất vào năm 2008. Corolla Altis  được trang bị động cơ xăng 3ZR.FE dung tích 2 lít, đi kèm với hộp số tự động 4 cấp và ứng dụng nhiều công nghệ mới nên tăng cường cho xe khả năng vận hành mạnh mẽ những lúc cần bức phá tốc độ, và vẫn đảm bảo độ êm dịu tiện nghi cho người ngồi trên xe.

- Danh tiếng toàn cầu với sức mạnh và độ tin cậy tuyệt đối, Toyota Altis  khẳng định những giá trị truyền thống dựa trên nền tảng mới của thiết kế và công nghệ một cách thiết phục.

Hình dáng tổng thể của ô tô Toyota Altis được thể hiện trên hình 1.1, hình 1.2.

1.2. Các thông số kỹ thuật chính của ôtô TOYOTA ALTIS

Dưới đây là các thông số kỹ thuật chính của ô tô TOYOTA ALTIS.

Các thông số kỹ thuật chính của ô tô TOYOTA ALTIS như bảng 1.1.

1.3. Sơ lược về hệ thống lái trên ô tô

1.3.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại hệ thống lái

1.3.1.1. Công dụng

Hệ thống lái nói chung là một hệ dẫn động điều khiển có phản hồi, đóng vai trò giữ đúng hướng chuyển động hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe theo ý muốn của người lái, đảm bảo an toàn chuyển động.

1.3.1.2. Yêu cầu

Hệ thống lái trên ô tô cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau :

- Điều khiển dễ dàng, nhanh chóng và an toàn, có tính tùy động.

- Đảm bảo khả năng quay vòng dễ dàng khi xe đi trên đường hẹp, đường gấp khúc.

1.3.2 Yêu cầu của hệ thống lái trên ô tô

Hệ thống lại trên xe ô tô cần phải đảm bảo các yêu cầu sau :

. Đảm bảo quay vòng ô tô thật ngoặt trong một thời gian rất ngắn trên một diện tích rất bé.

. Đảm bảo lực đặt lên vành tay lái bé.

. Đảm bảo động học quay vòng đúng trong đó các bánh xe của tất cả các cầu phải lăn theo những vòng tròn đồng tâm.

1.3.4. Các phần tử chính trong hệ thống lái

1.3.4.1. Vành tay lái và trục lái.

Vành tay lái là phần trực tiếp nhận lực điều khiển truyền qua trục lái tới cơ cấu lái, gồm hai loại có cấu tạo chung như hình 1.2.

Trên hình 1.4.a là loại trục không thay đổi được góc nghiêng, đầu trên của trục được lắp bằng then hoa với vành tay lái còn đầu dưới được lắp cũng bằng then hoa với khớp nối truyền lực tới cơ cấu lái. 

1.3.4.3. Cơ cấu lái

Cơ cấu lái là một thành phần quan trọng trong hệ thống lái với vai trò biến đổi mô.men quay vành tay lái cả về phương, chiều và độ lớn một cách thích hợp để điều khiển phần dẫn động lái. Về cơ bản, cơ cấu lái là một bộ truyền cơ khí với tỷ số truyền từ 15 - 20 đối với các xe có tải trọng nhỏ và 20 - 27 đối với các xe có tải trọng lớn. 

1.3.4.4. Trợ lực lái

Trên ô tô hiện nay sử dụng phổ biến trợ lực lái thủy lực gồm ba phần: nguồn trợ lực, van phân phối và xy.lanh lực. Nguồn trợ lực là một bơm dầu được trích công suất trực tiếp từ động cơ. Van phân phối, xy.lanh lực và cơ cấu lái được bố trí theo các sơ đồ trên hình 1.12

Sơ đồ a bố trí cơ cấu lái - van phân phối - xy lanh lực liền cụm, có kết cấu nhỏ gọn, ít ống dẫn, độ nhậy cao nhưng kết cấu phức tạp và dẫn động lái phải chịu tải trọng lớn. Sơ đồ này chỉ sử dụng với cơ cấu lái trục vít - êcu bi - thanh răng - cung răng, đặt trên các xe tải trọng lớn như ZIL 130, KAMAZ 5320, HYUNDAI HD650. Ở sơ đồ b, các phần tử này được bố trí tách biệt, giữ nguyên kết cấu của cơ cấu lái, giảm tải trọng cho các chi tiết trong dẫn động, tuy nhiên lại tăng số lượng khâu liên kết và chiều dài đường ống dẫn, giảm độ nhạy của hệ thống. 

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ TOYOTA ALTIS

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô TOYOTA ALTIS

Hệ thống lái của ôtô Toyota Altis  là hệ thống lái có trợ lực thủy lưc. Cấu tạo của hệ thống lái bao gồm: vành tay lái, trục lái, các đăng truyền động, cơ cấu lái, bộ trợ lực thuỷ lực và dẫn động lái. Sơ đồ bố trí chung hệ thống lái trên ôtô Toyota Altis, được biểu diễn trên hình 2.1.

Phương án bố trí này có ưu điểm:

. Kết kấu cơ cấu lái nhỏ gọn

. Dễ bố trí bộ trợ lực lái

. Tăng tính thống nhất sản phẩm

. Giảm tải trọng tác dụng lên các chi tiết của hệ thống lái

2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc của 1 số cụm chi tiết cơ bản

2.2.1. Vành tay lái

Nguyên lý vành tay lái được biểu diễn trên hình 2.2 và 2.3

2.2.2. Trục lái và trục các đăng

Kết cấu trục lái được biểu diễn trên hình 2.4

Trục lái là thành tố cấu thành hệ thống lái có chức năng chính là truyền momen lái từ vô lăng đến cơ cấu lái. Một trục lái đơn giản chỉ bao gồm trục lái và các bộ phận bao che trục lái. Ngoài ra trụ lái còn là nơi lắp đặt nhiều bộ phận khác của ôtô như : cần điều khiển hệ thống đèn, cần điều khiển gạt nước, cần điều khiển hộp số, hệ thống dây điện và các đầu nối điện,...

2.2.3. Cơ cấu lái

Trên ô tô Toyota Corolla người ta lắp cơ cấu lái kiểu Bánh răng.Thanh răng kết hợp dùng trợ lực thủy lực trực tiếp.

Cơ cấu lái loại này có ưu điểm là tỷ số truyền nhỏ, kết cấu đơn giản, hiệu suất cao nên được sử dụng rộng rãi trên ô tô con và ô tô tải nhỏ.

2.2.4  Van Phân Phối

Kết cấu van phân phối được biểu diễn trên hình 2.6

2.2.4. Dẫn động lái

Dẫn động lái trên ôtô Toyota Corolla bao gồm tất cả các chi tiết truyền lực từ cơ cấu lái đến ngỗng quay của các bánh xe. Bộ phận cơ bản và quan trọng nhất của dẫn động lái là hình thang lái, được tạo bởi cầu trước, đòn kéo ngang, và các cạnh bên.

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI TRÊN ÔTÔ TOYOTA ALTIS

3.1. Các thông số đầu vào

Dưới đây là bảng thông số cơ bản của hê thống lái ô tô TOYOTA ALTIS (Bảng 3.1)

3.2. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái

Lực đặt lên vành lái được xác định cho trương hợp ôtô quay vòng tại chỗ vì lúc này lực cản quay vòng đạt giá trị cực đại. Lúc đó mômen cản quay vòng trên một bánh xe dẫn hướng Mc sẽ bằng tổng số của mômen cản lăn M1, mômen ma sát giữa bánh xe và mặt đường M2 và mômen ổn định M3 gây nên bởi các góc đặt của các bánh xe và trụ đứng.

Mcq = M1 + M2 + M3                                (3.1)

Thay vào (3.3) ta được: Gbx = 0,5. 8215,875 = 4107,9375 [N]

f. Hệ số cản lăn; f = 0,018.

Vòng do tác dụng của lực cản lăn

M2 = jnGbx.x = Y.x                                (3.6)

Ở đây:

Y. Lực ngang tổng hợp;

x. Độ dịch về phía sau của điểm đặt lực ngang tổng hợp so với tâm diện tích tiếp xúc giữa lốp với mặt đường do sự đàn hồi bên của lốp gây ra (hình 3.2).

3.3. Xác định lực cần thiết tác dụng lên vô lăng

Ta có:

R. Bán kính vô lăng; R = 195 [mm] = 0,195 [m].

ic. Tỷ số truyền động học của cơ cấu lái; ic = 17,5

ηt. Hiệu suất thuận cơ cấu lái; ηt = 0,99.

Thế vào ( 3.8 ) ta được: Plmax = 141,179 [N] = 14,1179 [KG]

Lực Plmax tính được không vượt quá giá trị cho phép là: 120 ÷ 200 [N]. Tuy nhiên để điều khiển nhẹ nhàng người ta dùng trợ lực lái.

Thế vào công thức (3.9) ta được: Ptl = 8,8 (KG)

Lực tác dụng của người lái lên vô lăng khi có trợ lực: Pnl  = P­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­lmax -  Ptl = 14,11 – 8,8 = 5,31 (KG) = 53,1 (N)

3.4. Tính toán kiểm nghiệm bền dẫn động lái.

3.4.1. Tính toán kiểm nghiệm bền dẫn động lái khi ô tô quay vòng tại chỗ

Khi ô tô quay vòng tại chỗ sẽ sinh ra mômen cản tổng M gồm: mômen cản lăn, mômen cản do phản lực ngang và mômen ổn định từ bánh xe dẫn hướng tạo ra quy dẫn về trục của trụ quay đứng.

3.4.1.1. Tính bền đòn quay đứng

Thực tế trên ô tô TOYOTA ALTIS các đòn quay đứng, thanh kéo bên và thanh kéo ngang được bố trí trong không gian không đồng phẳng nhưng các mặt phẳng chứa các thanh đó lệch nhau theo phương ngang (phương song song với mặt đường) một góc rất nhỏ. Do đó ta có thể xét các thanh trên chuyển động trong cùng một mặt phẳng song song với mặt đường.

3.4.1.2. Tính bền thanh kéo bên

Xét thanh BC cân bằng.

Thông thường thanh kéo bên của hệ thống lái trên ô tô thường làm bằng thép C35.

Vì không có số liệu cụ thể nên ta tạm thời lấy cơ tính của thép C35 để kiểm nghiệm độ bền của thanh kéo bên.

Vậy thanh BC đủ bền.

3.4.2. Tính toán kiểm nghiệm dẫn động lái ô tô  phanh với cường độ cao

Xét sự ảnh hưởng của mômen phanh đến dẫn động lái trong trường hợp ô tô phanh gấp với cường độ phanh cao (vô lăng ở vị trí ô tô đi thẳng).

Ta nhận thấy Mp và M’p đều nhỏ hơn M =479,0201 [N.m] nên ta không cần tính bền trên các đòn quay đứng, thanh kéo bên trong trường hợp khi phanh.

3.5. Tính toán kiểm tra hình thang lái

3.5.1. Cơ sở lý thuyết

Khi ta tính toán kiểm tra động học hình thang lái, người ta xác định quan hệ thực tế của các góc quay các bánh dẫn hướng đối với một ôtô cụ thể và so sánh nó với quan hệ lý thuyết  (không kể đến độ biến dạng của lốp).

Muốn đảm bảo chính xác hoàn toàn quan hệ trên giữa a và b, thì phải dùng một cơ cấu rất phức tạp, cồng kềnh tới 18 khâu. Trong thực tế, có thể dùng một số cơ cấu đơn giản hơn, đảm bảo được gần đúng quan hệ trên như: đĩa hình sao elíp, truyền động culít, truyền động xích và cơ cấu hình thang với các khớp nối. 

Xác định kích thước của hình thang lái gồm có xác định góc q, chiều dài l và n của các đòn bên và đòn ngang.

3.5.2. Tính toán kiểm tra động học quay vòng.

Các thông số đã biết:

- Bề rộng 2 trụ xoay:     m = 1260 [mm] = 1,260 [m]

- Chiều dài cơ sở của xe:   L  = 2600 [mm] = 2,6 [m]

- Chiều dài thanh kéo     :  n = 1345  [mm] = 1,345 [m]

- Chiều dài đòn quay đứng:   l = 158   [mm] = 0,158 [m]

Lập bảng tính ta được nội dung thể hiện trên bảng (3.2)

CHƯƠNG 4

KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÁI XE TOYOTA ALTIS

Việc bảo quản, bảo dưỡng xe là việc làm thường xuyên liên tục của người lái xe và thợ nhất là đối với chủ xe, có như vậy mới đảm bảo giữ tốt, dùng bền, an toàn tiết kiệm, và an toàn giao thông.

4.1. Các yêu cầu chung

Trên cơ sở nắm vững đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc hệ thống lái, trong quá trình sử dụng bảo dưỡng sửa chữa ta phải tuân thủ một số yêu cầu sau đây:

. Phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong trợ lực, thông rửa các phần tử lọc của bơm, thường xuyên kiểm tra độ kín khít của các mối ghép và đường ống trong trợ lực.

. Dầu dùng trong trợ lực lái phải đúng chủng loại và thật sạch.

4.2. Các chế độ bảo dưỡng hệ thống lái

4.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra các chỗ nối, các ổ có bị lỏng ra không và còn chốt chẻ không. Kiểm tra độ rơ vành tay lái và xem có bị kẹt không.

4.2.3. Bảo dưỡng 2 (sau 12500 Km)

Kiểm tra dầu trợ lực lái, nếu cần thiết thì thay dầu. kiểm tra điều chỉnh độ rơ ở các khớp cầu của thanh lái dọc, ngang. Bơm mỡ đầy đủ vào các vú mỡ.

Thông rửa các phần tử lọc của bơm dầu, kiểm tra áp suất trong hệ thống trợ lực, điều chỉnh độ căng dây đai. 

4.3. Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục

Các hư hỏng ,nguyên nhân và cách khắc phục sẽ được trình bày trong bảng dưới đây. (bảng 4.1)

4.4. Một số nội dung bảo dưỡng, sửa chữa chính

4.4.1. Kiểm tra hành trình tự do vành tay lái

Độ an toàn chuyển động của xe phụ thuộc vào hành trình tự do của vành tay lái. Hành trình tự do của vành tay lái được kiểm tra bằng thước khi động cơ làm việc ở chế độ không tải và bánh trước ở vị trí thẳng.

Sơ đồ kiểm tra được biểu diễn tại hình 4.1.

4.4.2. Kiểm tra đầu thanh nối

* Các bước tiến hành kiểm tra

Sơ đồ kiểm tra được biểu diễn trên hình 4.2.

4.4.3. Hiệu chỉnh lệch tâm vô lăng

Mục đích kiểm tra xem vô lăng có bị lệch tâm hay không.

. Dán băng dính che lên tâm bên trên của vô lăng và nắp trên của trục lái.

. Lái xe theo đường thẳng trong 100 m với tốc độ không đổi 56 km/h, giữ vô lăng để duy trì hướng chạy.

4.4.4. Điều chỉnh góc quay vôlăng

Các bước tiến hành

- Vẽ một đường thẳng trên thanh nối và đầu thanh răng ở chỗ có thể nhìn thấy dễ dàng.

- Dùng thước dây, đo khoảng cách giữa đầu thanh nối và ren đầu thanh răng.

- Tháo 2 kẹp cao su chắn bụi bên trái và bên phải ra khỏi thanh răng.

4.4.8. Kiểm tra, điều chỉnh độ chụm

Kiểm tra độ chụm tiêu chuẩn theo bảng 4.3. Nếu độ chụm không như tiêu chuẩn, phải điều chỉnh các đầu thanh nối.

4.5. Tháo lắp cơ cấu lái

* Dụng cụ cần thiết:

. Kìm tháo phanh.

. Đế từ của đồng hồ đo.

. Panme ngoài 25 – 50 mm.

* Bôi trơn và keo làm kín . Dầu trợ lực lái, keo có mã số 08833 – 00080,hay loại tương đương.

Nội dung tháo cơ cấu lái được thể hiện trong bảng 4.5

Nội dung công việc lắp cơ cấu lái được chỉ ra trong bảng 4.6

KẾT LUẬN.

Sau gần 3 tháng làm đồ án với đề tài "Khai thác hệ thống lái trên xe du TOYOTA ALTIS" đến nay đồ án của tôi đã cơ bản hoàn thành. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức căn bản của em được nâng cao hơn. Tôi đã hiểu được sâu sắc hơn về hệ thống lái, đặc biệt là hệ thống lái xe TOYOTA ALTIS. Biết được các kết cấu mới và nhiều điều mới mẻ từ thực tế. Tôi cũng học tập được nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái nói chung, và hệ thống lái xe TOYOTA ALTIS  nói riêng, khái quát được các kiến thức chuyên ngành cốt lõi.

Để hoàn thành được đồ án này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy trong Khoa Ô tô, đã hướng dẫn chỉ bảo tôi từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Tôi chân thành cảm ơn sâu sắc thầy: ThS…………… đã tận tình, chỉ bảo giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong các thầy cô góp ý để đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Tiến Bé. “Hệ thống điều khiển ô tô”. Đà Nẵng; 2007.

[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài và Lê Thị Vàng. “Lý thuyết ô tô máy kéo”. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật; 1996.

[3]. Nguyễn Hửu Cẩn, Trần Đình Kiên. “Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo tập III”. Hà Nội: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp; 1985.

[4]. Phan Minh Đức. “Bài giảng môn học lý thuyết ô tô”. Đà Nẵng; 2007.

[5]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm. “Thiết kế chi tiết máy”. Hà Nội: NXB Giáo dục; 2004.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"