MỤC LỤC
MỤC LỤC.....0
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG XE MZKT………………………….……..3
1.1. Tổng quan xe MZKT.. ................................................................................. 3
1.2. Các thành phần của xe ................................................................................ 4
1.3. Các thông số kỹ chiến thuật.......................................................................... 6
1.3.1. Các thông số chung ............................................................................. 6
1.3.2. Các thông số sử dụng .......................................................................... 7
1.3.3. Các thông số thành phần .................................................................... 8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE MZKT............. 13
2.1. Giới thiệu chung về hệ thống lái ô tô MZKT............................................. 13
2.1.1. Bố trí chung....................................................................................... 13
2.1.2. Cấu tạo chung hệ thống lái................................................................. 13
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống lái MZKT........................................................ 15
2.2.1. Cơ cấu điều khiển lái.......................................................................... 15
2.2.2. Dẫn động lái....................................................................................... 20
2.2.3. Trợ lực lái........................................................................................... 20
2.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái xe MZKT.......................................... 25
2.3.1. Nguyên lý chung................................................................................ 25
2.3.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống trợ lực lái........................................ 26
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI XE MZKT 29
3.1. Mục đích, nội dung tính toán kiểm nghiệm............................................... 29
3.1.1. Mục đích............................................................................................ 29
3.1.2. Nội dung............................................................................................ 29
3.2. Kiểm tra động học hình thang lái............................................................... 29
3.2.1. Điều kiện quay vòng đúng không trượt bên....................................... 29
3.2.2. Cơ sở kiểm nghiệm động học hình thang lái....................................... 31
3.3. Kiểm bền một số chi tiết của cơ cấu lái....................................................... 37
3.3.1. Các thông số đầu vào......................................................................... 37
3.3.2. Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền vít, đai ốc, bi................................. 38
3.3.3. Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền thanh răng – cung răng................. 39
CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG LÁI XE MZKT..... 41
4.1. Khai thác sử dụng hệ thống lái................................................................... 41
4.1.1. Yêu cầu chung.................................................................................... 41
4.1.2. Bảo dưỡng hệ thống lái...................................................................... 42
4.2. Một số nội dung kiểm tra, điều chỉnh......................................................... 43
4.2.1. Kiểm tra độ rơ tổng hợp trên vành tay lái.......................................... 43
4.2.2. Điều chỉnh độ chụm bánh xe dẫn hướng............................................ 46
4.2.3. Kiểm tra và khắc phục độ rơ trong các khớp cầu............................... 47
4.2.4. Thay dầu trợ lực................................................................................. 50
4.3. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục................ 51
KẾT LUẬN........................................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 55
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình phát triển và hiện đại hóa Quân đội, việc vận chuyển trang thiết bị, khí tài quân sự, bộ binh và các nhiệm vụ quân sự khác bằng ô tô quân sự đóng vai trò quan trọng. Trong đó ô tô nhiều cầu nói chung và nhiều cầu dẫn hướng nói riêng có nhiều ưu thế hơn do có khả năng thích nghi cao với điều kiện dã ngoại, có khả năng cơ động tính năng thông qua phù hợp với hoạt động quân sự đặc thù. Loại xe này thích hợp với sự vận chuyển các khí tài với kích thước và khối lượng lớn và có thể đến được nhiều vùng mà các phương tiện vận tải khác không đến được hoặc khó có thể đến được.
Các loại ô tô quân sự mà Quân đội đang sử dụng hầu hết là do Liên Xô sản xuất. Trong điều kiện ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở trong nước nói chung và Quân đội nói riêng chưa phát triển thì việc khai thác sử dụng tốt các xe máy hiện có là một vấn đề hết sức cần thiết, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong quá trình xây dựng Quân đội chính quy và từng bước hiện đại.
Thực tế sử dụng trang bị xe máy ở các đơn vị còn nhiều hạn chế. Việc tìm hiểu nắm chắc tính năng kỹ thuật, cấu tạo và quy tắc sử dụng cũng như việc thực hiện các chế độ bảo quản, bảo dưỡng còn có những thiếu sót nhất định như: Không thực hiện đúng các quy tắc sử dụng, sử dụng không hết hoặc sử dụng quá công suất cho phép của trang bị xe máy, làm không hết các nội dung bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật…Dẫn đến các trang bị xe máy xuống cấp, hư hỏng trước thời hạn, không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đồng thời giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu của đơn vị. Do vậy khai thác sử dụng là một nội dung có vị trí quan trọng hàng đầu.
Hệ thống lái trên xe MZKT là hệ thống lái có kết cấu phức tạp với hai cầu dẫn hướng bố trí ở phía trước gồm nhiều thanh, đòn dẫn động điều khiển và trợ lực thuỷ lực riêng ở các cầu dẫn động các bánh xe dẫn hướng ở các cầu này. Thực trạng các đơn vị trong Quân đội ta hiện nay chưa có một tài liệu nào hướng dẫn sử dụng và khai thác nó một cách cụ thể phục vụ cho công tác quản lý kỹ thuật và khai thác sử dụng.
Xuất phát từ những phân tích trên và được sự phân công của Bộ môn Khai thác ô tô, Khoa Ô tô, với sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn đồ án, tôi chọn đề tài “Khai thác hệ thống lái trên xe MZKT” làm nội dung đồ án tốt nghiệp của mình.
Nội dung đồ án gồm:
Lời nói đầu
Chương 1: Giới thiệu chung xe MZKT trong tổ hợp S-300.
Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống lái trên xe MZKT.
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái xe MZKT.
Chương 4: Hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống lái xe MZKT.
Kết luận.
Đồ án được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy: TS………….., giáo viên Khoa ôtô. Nhờ sự hướng dẫn của các thầy và sự nỗ lực tìm hiểu, học hỏi, sự phát huy và tổng hợp kiến thức của bản thân, mặc dù đã rất nỗ lực nhưng đồ án không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian. Vì vậy tôi rất mong được sự chỉ bảo của các giáo viên trong khoa ô tô và sự góp ý của các đồng chí để tôi hiểu rõ vấn đề và hoàn thiện đồ án tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG XE MZKT
1.1. Tổng quan xe MZKT
Xe MZKT là xe kéo hạng nặng, công thức bánh xe 8×8, được trang bị và sử dụng trong quân đội chủ yếu dùng để chở tên lửa, dùng bắc cầu phao, dùng làm đài chỉ huy tên lửa, dùng chở các khí tài hạng nặng, dùng làm trạm ra đa định vị. Lịch sử của dòng xe MZKT gắn liền với nhà máy xe kéo Minks- Cộng hòa Belarus.
Trong tổ hợp tên lửa S-300 sử dụng mẫu xe MZKT-7930, là mẫu xe được thiết kế để thay thế các loại khung gầm MAЗ-543. Cabin của xe MZKT-7930 được thiết kế với 3 chỗ ngồi, cho tất cả các biến thể của dòng xe này dùng cho quân đội cũng như dân sự. Là loại xe có tính năng thông qua cao, MZKT có những công dụng :
+ MZKT-7930 dùng để vận chuyển các thiết bị và trang bị chuyên dùng trên tất cả các loại đường, tải trọng trên trục cho phép tới 11,32 tấn; và trên các địa hình cách biệt.
+ Xe được thiết kế để sử dụng khi nhiệt độ không khí từ -450C đến +500C, độ ẩm tương đối của không khí không quá 98% ở nhiệt độ 250C, mật độ bụi trong không khí không quá 1,5 g/ m3, vận tốc gió không quá 20 m/s.
1.2. Các thành phần của xe.
Xe cấu tạo gồm các thành phần sau: Động cơ và các hệ thống của nó, phần vận hành, điều khiển lái, hệ thống phanh, hệ thống điện và các trang bị phụ. Ngoài ra, trong thành phần của xe còn bao gồm các trang bị dự trữ đồng bộ, dụng cụ và phụ tùng và các tài liệu sử dụng đồng bộ.
Xe chở tên lửa MZKT-7930 được sản xuất theo nhiều biến thể, được liệt kê trong bảng 1.a.
1.3. Các thông số kỹ chiến thuật.
1.3.1. Các thông số chung:
1.3.2. Các thông số sử dụng:
1.3.3. Các thông số thành phần
1.3.3.1. Động cơ và các hệ thống của nó:
1.3.3.4. Cabin
+ Kiểu tấm kính, 3 chỗ ngồi ,2 cánh cửa, ca bin được treo trên các thanh xoắn và giảm chấn. Sưởi ấm ca bin bằng chất lỏng và không khí từ hệ thống làm mát động cơ
1.3.3.5. Điều khiển lái
+ Kiểu điều khiển lái: cơ khí với trợ lực lái thủy lực
+ Cơ cấu lái: hộp giảm tốc với vít truyền lực, đai ốc - thanh răng và quạt răng
+ Hộp giảm tốc lái: hộp giảm tốc 2 cấp truyền lực bánh răng côn.
1.3.3.7. Hệ thống điện
+ Hệ thống nguồn: Hệ thống điện 1 dây dẫn ( để phân biệt với hệ thống điện tiêu thụ của các dụng cụ điện - hệ thống 2 dây dẫn ).
+ Điện áp danh định: 24V
+ Bình acquy : 4 bình loại 6CT - 190TP hoặc 6CT - 190TM
1.3.3.8. Các trang bị phụ
+ Thiết bị lọc - thông khí: cơ cấu lọc khí và cấp khí đã lọc vào cabin và để duy trì áp suất trong cabin.
+ Hộp trích công suất lớn: hộp giảm tốc với các bánh răng có răng nghiêng trích công suất đến các cụm tiêu thụ
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE MZKT
2.1. Giới thiệu chung về hệ thống lái ôtô MZKT:
2.1.1. Bố trí chung:
Hệ thống lái trên ôtô dùng để chuyển hướng và ổn định chuyển động thẳng của ôtô khi chuyển động trên đường. Sơ đồ bố trí hệ thống lái được thể hiện trên hình 2.1.
2.1.2. Cấu tạo chung hệ thống lái :
Hệ thống lái bao gồm : Cơ cấu lái, dẫn động lái, trợ lực lái.
* Cơ cấu lái loại vít - đai ốc - thanh răng - cung răng
Cơ cấu lái là bộ giảm tốc đảm bảo tăng mô men tác động của người lái đến các bánh xe dẫn hướng. Vì vậy nó cần phải đảm bảo những yêu cầu sau :
- Có thể quay được cả hai chiều để đảm bảo chuyển động cần thiết ổn định của xe .
- Có hiệu suất cao để lái nhẹ.
- Đơn giản trong việc điều chỉnh khoảng hở ăn khớp của cơ cấu lái.
* Dẫn động lái cơ khí gồm :
Dẫn động lái bao gồm tất cả những chi tiết truyền lực từ cơ cấu lái đến ngõng quay của bánh xe. Vì vậy dẫn động lái trên xe phải đảm bảo các chức năng sau :
- Nhận chuyển động từ cơ cấu lái tới các bánh xe dẫn hướng.
- Đảm bảo quay vòng của các bánh xe dẫn hướng sao cho không xảy ra hiện tượng trượt bên lớn ở tất cả các bánh xe, đồng thời tạo liên kết giữa các bánh xe dẫn hướng.ngang, các khớp nối.
* Trợ lực lái: Trợ lực lái thuỷ lực có van phân phối liền khối với xy lanh lực ở cầu dẫn hướng thứ nhất, xy lanh lực ở cầu dẫn hướng thứ hai cơ cấu lái riêng biệt.
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống lái MZKT
2.2.1. Cơ cấu điều khiển lái.
Cơ cấu điều khiển lái được dùng để truyền lực từ lái xe đến dẫn động lái, bao gồm: vành tay lái, cột lái, trục cacdang, bộ điều tốc lái.
2.2.1.1 Cột lái.
Cột lái dùng để gắn vành tay lái vào trục 3 (hình 2.2) và để truyền mômen xoắn từ trục vành tay lái đến trục cácđăng 10 và đến trục bộ điều tốc lái.
2.2.1.2 Bộ điều tốc lái. (Hộp tay lái)
Bộ điều tốc lái truyền lực tác dụng vào vành tay lái thông qua trục cácđăng đến cơ cấu lái làm thay đổi hướng lực được truyền.
Bộ điều tốc lái được lắp đặt bên trái dưới sàn cabin.
2.2.1.3 Cơ cấu lái
Cơ cấu lái (hình 2.4) truyền lực từ hộp tay lái lên trục cung răng (Trục đòn quay ngang) có tỷ số truyền 26,9.
Từ hộp tay lái chuyển động quay được truyền đến vít 14 (đặt trong vỏ 11) có 2 ổ bi 13. Trục vít quay làm dịch chuyển đai ốc, thanh răng, ở một phía của đai ốc người ta tạo răng ăn khớp với răng của trục cung răng 9.
2.2.3. Trợ lực lái:
Hệ thống trợ lực lái xe MZKT dùng để giảm nhẹ việc điều khiển lái. Đây là trợ lực lái thuỷ lực với áp suất cao (80 kG/cm2) nên hiệu quả trợ lực cao, thời gian chậm tác dụng ngắn song yêu cầu độ chính xác và công nghệ chế tạo cao.
2.2.3.1 Van phân phối.
Van phân phối dùng để hướng các dòng chất lỏng công tác được bơm đẩy vào các khoang thích hợp của xy lanh trợ lực của cầu dẫn hướng thứ nhất và cầu thứ hai phụ thuộc vào hướng quay vòng. Van phân phối có vỏ 6, con trượt 7, chốt cầu 2 được lắp tỳ vào ổ chặn 9, nằm trong cốc 3, ổ chặn được ép bằng lò xo 10 và hãm bằng nút 11.
2.2.3.2 Xy lanh lực
Xy lanh trợ lực biến đổi năng lượng chất lỏng thành năng lượng cơ khí, được tiêu hao cho việc giảm nhẹ quay vòng bánh xe.
Xy lanh trợ lực của cầu thứ nhất được lắp kiểu khớp nối với giá đỡ từ phía trong sàn bên của dầm dọc bên trái, trợ lực của cầu thứ nhất nối với cần gạt của hình thang lái.
2.2.3.3. Bơm trợ lực
Bơm của hệ thống trợ lực dùng để cấp chất lỏng công tác vào hệ thống và bảo đảm tuần hoàn nó. Bơm được đặt trên vỏ hộp truyền số truyền cao bên phải phía sau theo hướng đi của xe. Bơm dầu trợ lực lái kiểu bánh răng chiều quay trái, dẫn động bằng trục dẫn động bơm (hình 2.8).
2.2.3.5 Thùng dầu.
Thùng dầu đặt trên cánh phải bên phải xe. Lỗ để đổ dầu của thùng dầu có nắp cùng lưới lọc, thông khí thùng dầu với khí trời trong trường hợp tăng áp suất và khí giảm áp. Trong miệng đổ dầu có lắp lưới lọc.
2.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái xe MZKT
2.3.1. Nguyên lý chung
Khi xe chuyển động thẳng người lái giữ nguyên vành lái, lúc này nhờ sự liên kết giữa các đòn kéo của dẫn động lái mà các bánh xe dẫn hướng chuyển động thẳng ổn định, hệ thống trợ lực lái chưa làm việc.
2.3.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống trợ lực lái
2.3.2.1. Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống trợ lực lái xe MZKT thể hiện trên hình 2.9
2.3.2.3. Khi xe quay vòng
Khi quay vòng vành tay lái về bên trái hay bên phải (hình 2.9.) vị trí I và III, lực qua hộp tay lái, trục các đăng, cơ cấu lái truyền đến đòn quay đứng, đòn quay đứng dịch chuyển làm chốt cầu 2 dịch chuyển sang phải hoặc trái đẩy van trượt 7 từ vị trí trung gian về phía trước hoặc phía sau.
2.3.2.5. Trường hợp đang chạy thẳng mà có một bánh xe dẫn hướng bị thủng
Khi xe đang chạy thẳng mà có một bánh xe bị thủng, lúc này do bán kính quay vòng các bánh xe dẫn hướng khác nhau nên nó có xu hướng quay vòng về phía bánh xe bị thủng. Khi đó thông qua cơ cấu dẫn động làm cho thanh kéo phân phối làm cho vỏ van phân phối cùng dịch chuyển theo.
2.3.2.6. Trường hợp bơm dầu trợ lực bị hỏng
Khi bơm dầu bị hỏng, lúc này trợ lực lái không còn tác dụng trợ lực nữa. Việc điều khiển xe sẽ trở nên nặng nề, dầu trong xy lanh trợ lực sẽ cản trở chuyển động của xy lanh trợ lực.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI XE MZKT
3.1. Mục đích, nội dung tính toán kiểm nghiệm
3.1.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái
Để đảm bảo độ tin cậy làm việc và tuổi thọ của hệ thống lái thì việc tính toán kiểm nghiệm các chi tiết, các cơ cấu và các bộ phận trong hệ thống lái là vô cùng quan trọng.
3.1.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái
Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái bao gồm các nội dung như: tính toán kiểm tra động học hình thang lái và tính toán kiểm bền cho các chi tiết cơ bản trong cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.
3.2. Kiểm tra động học hình thang lái
Tính toán kiểm tra động học dẫn động lái nhằm kiểm tra dẫn động lái theo điều kiện trượt bên của các bánh xe dẫn hướng khi ô tô quay vòng.
3.2.1. Điều kiện quay vòng đúng không trượt bên
Động học quay vòng đúng của ô tô khi xe quay vòng là khi xe vào đường vòng các bánh xe không bi trượt lết hoặc trượt quay, khi đó đường vuông góc của với các véc tơ vận tốc chuyển động của tất cả các bánh xe phải gặp nhau tại một điểm và điểm đó chính là tâm quay vòng tức thời của xe.
3.2.2. Cơ sở kiểm nghiệm động học hình thang lái
3.2.2.1. Các thông số đầu vào
Các thông số đầu vào dùng cho kiểm tra động học hình thang lái như bảng 3.1.
3.2.2.2. Phương pháp kiểm nghiệm động học hình thang lái
Thứ tự kiểm tra như sau:
Cho các góc quay của bánh xe bên trong những giá trị khác nhau. Bằng phương pháp đồ thị (hình 3.1.) xác định các góc quay tương ứng của bánh xe bên ngoài.
Nếu các điểm Ei nằm trên hoặc nằm gần đoạn thẳng GC (G là điểm giữa của AB) thì khi ô tô quay vòng với các bán kính khác nhau, các bánh xe dẫn hướng không bị trượt bên hoặc có trượt bên song không đáng kể. Như vậy chứng tỏ các thông số hình học của hình thang lái đã chọn là hợp lí.
3.2.2.3. Kết quả kiểm nghiệm động học hình thang lái bằng phương pháp hình học
Trình tự tiến hành kiểm nghiệm hình thang lái:
Do xe có hai cầu dẫn hướng nên ta tiến hành kiểm tra riêng từng cầu một.
a. Đối với cầu dẫn hướng thứ nhất:
a1. Vẽ trên giấy kẻ ly các kích thước cơ bản L1, B0, m1, n1 theo đường tỷ lệ xích như trên hình 3.4 (vẽ đoạn thẳng AB = B0, từ A và B vẽ hai đường tròn bán kính m1, vẽ một đoạn thẳng song song với AB.
Nếu các điểm Ei nằm trên hoặc nằm gần đoạn thẳng GC thì ô tô quay vòng với các bán kính khác nhau các bánh xe dẫn hướng bị trượt bên song không có đáng kể.
b. Đối với cầu dẫn hướng thứ hai: Tiến hành tương tự như cầu thứ nhất.
Kết quả kiểm nghiệm bằng hình học 3.6.
3.3. Kiểm bền một số chi tiết của cơ cấu lái
3.3.1.Các thông số đầu vào
Các thông số đầu vào tính bền cho các chi tiết trong cơ cấu lái như hình 3.7.
3.3.2. Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền vít - đai ốc bi
Kinh nghiệm sử dụng cơ cấu lái vít - đai ốc bi - thanh răng - cung răng cho thấy rãnh ren và các viên bi bị mòn nhiều nhất. Ngoài ra còn quan sát thấy nhiều trường hợp các viên bi hoặc rãnh ren bị tróc, rỗ do hiện tượng mỏi của vật liệu.
Kết luận: Bộ truyền đảm bảo bền.
3.3.3. Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền thanh răng cung răng
* Kết luận: Bộ truyền đảm bảo bền.
CHƯƠNG 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG LÁI XE MZKT
4.1. Khai thác sử dụng hệ thống lái
4.1.1. Yêu cầu chung.
Hệ thống lái trên xe luôn có thể xảy ra hư hỏng làm mất khả năng điều khiển của xe. Do đó có thể gây ra nhiều tai nạn bất ngờ gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của mọi người. Chính vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra phát hiện những hư hỏng của hệ thống lái là một việc làm rất cần thiết, đảm bảo tính an toàn sử dụng cho xe.
Trên cơ sở nắm vững đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống lái trên từng xe trong quá trình khai thác sử dụng, khi bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cần tuân thủ một số yêu cầu sau đây:
- Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong trợ lực, thông rửa các phần tử lọc của bơm, thường xuyên kiểm tra độ kín khít của các mối ghép và đường ống trong trợ lực.
- Không tự ý tháo các bộ phận chính như van phân phối, bơm dầu, cơ cấu lái, vì các chi tiết của các bộ phận này được chế tạo rất chính xác (1/1000 mm) cho nên nếu chỉ cần một chút cát bụi lọt vào hay một vết xước nhỏ là có thể dẫn đến hư hỏng cả bộ phận đó.
4.1.2. Bảo dưỡng hệ thống lái
4.1.2.1. Chế độ bảo dưỡng
Mục đích của bảo dưỡng là giữ gìn bề ngoài của hệ thống, làm giảm sự hao mòn nhanh chóng của các chi tiết, phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra do đó có thể kéo dài thời gian phục vụ của xe nói chung, hệ thống lái nói riêng.
Bảo dưỡng hệ thống lái xe MZKT cũng phải tuân thủ theo đầy đủ các cấp bảo dưỡng kỹ thuật ôtô gồm:
+ Bảo dưỡng thường xuyên.
+ Bảo dưỡng cấp I.
+ Bảodưỡng cấp II.
4.2. Một số nội dung kiểm tra, điều chỉnh.
4.2.1. Kiểm tra độ rơ tổng hợp trên vành tay lái.
Độ rơ tổng cộng trên vành tay lái là góc quay (hay độ dài cung quay tự do) của vành tay lái từ vị trí tác động làm bánh xe bắt đầu chuyển hướng về một phía đến vị trí tác động làm bánh xe chuyển hướng về phía ngược lại.
Các xe ô tô cần phải có độ rơ vành tay lái để giảm tác dụng của phản lực sóc của mặt đường truyền lên vành tay lái để người lái đỡ mệt. Tuy nhiên, nếu độ rơ vành tay lái quá lớn sẽ hạn chế tính cơ động và khả năng điều khiển xe.
4.2.2. Điều chỉnh độ chụm của bánh xe dẫn hướng.
Độ chụm là hiệu số giữa khoảng cách (δ= A-B) đo được giữa hai má lốp (hoặc hai vành sắt) đo ở phía sau và phía trước trục cầu trước trong cùng một mặt phẳng nằm ngang chứa đường tâm của trục cầu trước khi hai bánh xe dẫn hướng ở vị trí đi thẳng (hình 4.3).
Ký hiệu độ chụm: δ = A - B
δ: Độ chụm bánh xe dẫn hướng (mm);
A: Khoảng cách giữa hai má lốp (hoặc vành sắt) đo ở phía sau;
B: Khoảng cách giữa hai má lốp (hoặc vành sắt) đo ở phía trước.
4.2.3. Kiểm tra và khắc phục độ rơ trong các khớp cầu.
Chắc chắn rằng không có độ rơ trong các khớp cầu của các thanh kéo lái, của xylanh trợ lực và của các giá của điều khiển lái.
Độ rơ xuất hiện trong các khớp cầu hoặc giá có thể quan sát được bằng mắt khi quay bánh xe dẫn hướng sang bên trái - bên phải với góc bằng 600 khi động cơ đang làm việc.
4.2.4. Thay dầu trợ lực.
Để thay dầu trong các thùng cần:
- Làm sạch bùn ở nút của van xả và nắp miệng rót của thùng.
- Tháo nút của van xả, vặn vào đó dụng cụ để xả dầu (dụng cụ có trong ЗИП) và xả dầu ra. Lấy dụng cụ ra và lắp lại nút của van xả.
4.3. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục như bảng 4.1.
KẾT LUẬN
Trong toàn bộ quá trình phân tích, tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái xe MZKT, ta thấy hệ thống lái là một bộ phận hết sức quan trọng trong tính toán xe bởi vì độ an toàn của hệ thống lái ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng hoạt động của xe. Hệ thống lái đảm bảo an toàn của người và xe. Khi xe chuyển động trên các loại đường không bằng phẳng, khả năng an toàn là yếu tố đặt lên hàng đầu.
Cùng với sự phát triển của công nghệ chế tạo ôtô, hệ thống lái của ôtô đang dần được hoàn thiện thoả mãn yêu cầu ngày càng cao trong chuyển động của xe về tốc độ, độ an toàn, tính êm dịu…Tuy nhiên với tình hình đất nước và quân đội ta hiện nay vẫn sử dụng nhiều chủng loại xe của Nga và Trung Quốc và một số xe tư bản cho nên việc tìm hiểu quá trình phân tích, tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái xe MZKT, nó quyết định kéo dài tuổi thọ và độ tin cậy và an toàn của xe để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình hiện nay.
Nghiên cứu, hoàn thành đồ án tốt nghiệp “Khai thác hệ thống lái trên xe MZKT” giúp tôi thấy được khả năng làm việc của hệ thống lái và làm rõ được các ưu, nhược điểm của nó. Qua kiểm nghiệm hệ thống lái xe MZKT ta thấy nó phù hợp với tính năng, công dụng của xe, đảm bảo cho xe hoạt động phát huy tác dụng, hiệu quả, an toàn cho người và trang bị kỹ thuật. Mặt khác giúp mình hiểu biết thêm về kết cấu cũng như tính toán hệ thống lái nói riêng và cả xe nói chung, làm cơ sở nền tảng cho công tác sau này đạt kết quả tốt hơn.
Mặc dù trong quá trình làm đồ án tôi đã cố gắng song do bản thân còn nhiều hạn chế nên trong đề tài của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy tôi rất mong sự đóng góp chỉ bảo tận tình của các thầy để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS………………, giáo viên Khoa ô tô, cùng các thầy trong bộ môn Khai thác, cùng toàn thể các đồng chí trong lớp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đồ án. Kính mong sự chỉ dẫn giúp đỡ của các thầy và các đồng chí.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiết kế tính toán ôtô máy kéo
Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên
NXB đại học và THCN, Hà Nội, 1985
2. Lý thuyết ôtô quân sự
Nguyễn Phúc Hiểu, TS Vũ Đức Lập.
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -2002
3. Kết cấu tính toán ôtô
Thái Nguyễn Bạch Liên
NXB GTVT-1984
4. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí
Trịnh Chất - Lê Văn Uyển
NXB Giáo dục Việt Nam
5. Cấu tạo ôtô quân sự tập 1, 2
Vũ Đức Lập.
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -1998
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"