ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ UAZ-3303

Mã đồ án OTTN003021672
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe UAZ-3303, bản vẽ sơ đồ hệ thống phanh trên xe UAZ-3303, bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh xe UAZ-3303, bản vẽ kết cấu bầu trợ lực chân không, bản vẽ kết cấu xylanh phanh chính); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ UAZ-3303.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 1

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE UAZ - 3303.. 4

1.1. Khái quát chung về xe UAZ - 3303. 4

1.2. Đặc tính  kỹ thuật và tính năng của xe UAZ - 3303. 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE UAZ -3303. 11

2.1. Hệ thống phanh chính UAZ - 3303. 12

2.1.1. Phân tích kết cấu cơ cấu phanh chính xe UAZ-3303. 14

2.1.1.1. Cơ cấu phanh bánh trước. 14

2.1.1.2. Cơ cấu phanh bánh sau. 19

2.1.2. Phân tích kết cấu dẫn động điều khiển hệ thống phanh. 20

2.1.2.1. Xy lanh phanh chính. 21

2.1.2.2. Cơ cấu báo tín hiệu. 23

2.1.2.3. Bầu trợ lực chân không. 24

2.1.2.4. Xy lanh công tác. 26

2.1.2.5. Piston xy lanh công tác. 27

2.2. Hệ thống phanh dừng UAZ - 3303. 28

2.2.1. Phân tích kết cấu của hệ thống phanh dừng xe UAZ-3303. 28

2.2.2. Nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh dừng xe UAZ-3303. 31

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH UAZ - 3303.... 33

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quá trình  phanh xe..33

3.1.1. Gia tốc chậm dần khi phanh. 33

3.1.2. Thời gian  phanh. 34

3.1.3. Quãng đường phanh. 35

3.2. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu  phanh UAZ - 3303...36

3.3. Tính toán lực tác dụng lên guốc phanh... 38

3.4. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu...39

3.4.1. Xác định momen phanh thực tế của cơ cấu phanh. 39

3.4.1.1. Tính tọa độ điểm đặt hợp lực tác dụng lên má phanh. 40

3.4.1.2. Xác định momen phanh do cơ cấu phanh sinh ra. 42

3.4.2. Xác định momen phanh yêu cầu của cơ cấu phanh. 43

3.5. Tính toán xác định công ma sát riêng.... 46

3.6. Tính toán xác định áp suất riêng trên bề mặt má phanh...47

3.7. Tính toán nhiệt cho cơ cấu phanh... 48

CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN KHAI  THÁC  HỆ  THỐNG  PHANH UAZ - 3303....50

4.1. Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô. 50

4.1.1. Chú ý khi sử dụng. 50

4.1.2. Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô. 50

4.1.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên. 50

4.1.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1. 50

4.1.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2. 51

4.1.3. Vật liệu sử dụng bảo dưỡng. 51

4.2. Điều chỉnh hệ thống phanh UAZ - 3303. 51

4.2.1. Điều chỉnh hệ thống phanh chính. 51

4.2.2. Điều chỉnh hệ thống phanh dừng. 54

4.3. Các hư hỏng chính, nguyên nhân và cách  khắc phục. 55

4.3.1. Những hư hỏng và biện pháp khắc phục đối với hệ thống phanh chính. 55

4.3.2. Những hư hỏng và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh dừng. 57

KẾT LUẬN.. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 60

LỜI NÓI ĐẦU

Công tác an toàn trong sử dụng ôtô đang là vấn đề quan trọng của toàn xã hội nói chung và ngành Xe-Máy quân đội nói riêng đang được quan tâm, là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu chế tạo và khai thác sử dụng ôtô. Hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất của ôtô.

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của xe ôtô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó. Ngoài ra hệ thống phanh còn đảm bảo giữ cho xe cố định trong thời gian tuỳ ý. Hệ thống phanh đảm bảo cho xe vận chuyển an toàn ở tốc độ cao, cho phép lái xe điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm. Nhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển, cũng như cơ động bộ đội trong huấn luyện, diễn tập chiến đấu.

Trong các dòng xe quân sự thì xe UAZ-3303 là xe tải tuy không còn xa lạ gì ở Việt Nam trong những năm gần đây nhưng việc nghiên cứu và tìm hiểu về xe còn rất ít nên việc khai thác xe còn nhiều hạn chế dẫn đến việc bảo quản sử dụng chưa cao.

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Khai thác hệ thống phanh xe UAZ- 3303” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao.

Với mục đích và ý nghĩa như vậy, đề tài đi sâu vào các mục sau :

Chương 1: Giới thiệu chung về xe UAZ-3303

Chương 2: Phân tích kết cấu của hệ thống phanh xe UAZ-3303

Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe UAZ-3303

Chương 4: Hướng dẫn khai thác hệ thống phanh xe UAZ-3303

Với sự hướng dẫn của thầy: ThS………….. cùng các thầy giáo của Bộ môn Quản lý khai thác, Khoa Ôtô, Trường Sĩ Quan Kỹ thuật Quân sự giúp em thực hiện đồ án này. Trong quá trình làm đồ án đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu nhưng không thể không có những chỗ thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy trong bộ môn để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE UAZ-3303

1.1. Khái quát chung về xe UAZ-3303

Trong quân đội ta để phục vụ mục đích Quân sự, có tính năng kỹ chiến thuật cao nên vẫn đang sử dụng một số lượng lớn là các xe của Liên Xô trước đây, cụ thể là dòng UAZ tải nhẹ bao gồm nhiều loại khác nhau như: UAZ-3303, UAZ-3306, UAZ-33036...Là dòng xe đảm bảo hoạt động tốt trong môi trường Quân đội và UAZ-3303 là một trong số những xe vẫn đang còn sử dụng trong lĩnh vực này.

 Các kích thước cơ bản của xe UAZ-3303 được thể hiện ở Hình 1.2

1.2. Đặc tính kỹ thuật và tính năng của xe UAZ-3303

Các đặc tính kỹ thuật xe UAZ - 3303 được trình bày trong Bảng 1.a.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE UAZ-3303

2.1. Hệ thống phanh chính UAZ-3303

Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh chính được thể hiện trên hình 2.1. 

- Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh chính:

* Khi chưa phanh: Trong hệ thống phanh có áp suất dư với giá trị nhỏ, Dưới tác dụng của lò xo phanh (10), các đầu guốc phanh tỳ sát vào gối tựa ở các piston xy lanh công tác, áp suất dầu trong hệ thống bằng áp suất dư trước xy lanh chính, piston xy lanh chính (13, 21) nằm tại vị trí bên phải, cùng với thanh đẩy piston dưới tác dụng của lò xo hồi vị cách đáy piston khoảng 1,5 ¸ 2,5 mm. 

*Khi thôi phanh: Người lái thôi tác dụng lực lên bàn đạp phanh, dưới tác dụng của lực lò xo hồi vị và sự chênh lệch áp suất và làm hai piston của xy lanh chính dịch chuyển sang phải, dầu từ xy lanh công tác hồi về bình dầu. 

2.1.1. Phân tích kết cấu cơ cấu phanh chính xe UAZ-3303

2.1.1.1. Cơ cấu phanh bánh trước

Cơ cấu phanh bánh trước của xe UAZ-3303 là cơ cấu phanh guốc có chốt tựa khác phía lực đẩy bằng nhau. Với kết cấu như vậy cơ cấu phanh bánh trước có ưu điểm là: kết cấu nhỏ gọn nhưng vẫn tạo được lực phanh lớn, dễ bảo dưỡng sửa chữa, nhược điểm: hiệu quả phanh khi xe lùi kém hơn khi xe tiến.

* Khi xe tiến: Bánh xe quay theo chiều kim đồng hồ, lực dẫn động làm guốc phanh trước và guốc phanh sau quay quanh điểm cố định ngược chiều kim đồng hồ và ép guốc vào tang trống phanh đang quay.

Trên cơ sở biểu thị các lực pháp tuyến X1; X2 và lực tiếp tuyến Y1; Y2 với quan hệ:

Y1 = f . X1  ;      Y2 = f . X2                                            (2.1)

Kết cấu cơ cấu phanh trước thể hiện trên hình 2.5.

- Tang phanh được làm bằng gang, mặt trong có gia công nhẵn để tiếp xúc với tấm ma sát, tang phanh có lỗ để lồng qua đầu trục và lỗ để bắt với moay ơ bánh xe và quay cùng bánh xe. 

- Mâm phanh: Được chế tạo bằng thép, hình tròn có gân để tăng cứng, có lỗ để lắp chốt tựa, có hai lỗ để bắt hai chốt lệch tâm, là chi tiết để gá xy lanh công tác, guốc phanh, lò xo phanh..

2.1.1.2. Cơ cấu phanh bánh sau

Cơ cấu phanh bánh sau của xe UAZ-3303 là cơ cấu phanh guốc có chốt tựa một phía, lực đẩy lên guốc phanh bằng nhau. 

2.1.2. Phân tích kết cấu dẫn động điều khiển hệ thống phanh

Dẫn động điều khiển hệ thống phanh chính xe UAZ-3303 được thể hiện trên hình 2.8.

2.1.2.1. Xy lanh phanh chính

Kết cấu xy lanh chính được thể hiện trên hình 2.9.

Xy lanh chính của hệ thống phanh xe UAZ-3303 là xy lanh kép, có hai bình chứa dầu riêng biệt cung cấp dầu cho hai đường ống dẫn dầu đến cơ cấu phanh cầu trước và cơ cấu phanh cầu sau, có ưu điểm: đảm bảo độ tin cậy cao, nhược điểm: chế tạo phức tạp, dễ bị bó kẹt piston trong xy lanh.

2.1.2.2. Cơ cấu báo tín hiệu

Dùng để kiểm tra và báo hiệu cho lái xe biết về hiện tượng hở một trong những đường dẫn dầu thuỷ lực tới cơ cấu phanh của bánh xe, để người lái đưa ra các biện pháp khắc phục, ưu điểm: nhỏ gọn, có độ nhạy cao, nhược điểm: chế tạo phức tạp.

2.1.2.4. Xy lanh công tác

Kết cấu xy lanh công tác của cơ cấu phanh bánh trước được thể hiện trên hình 2.12.

Thân xi lanh được đúc bằng gang xám, có đường kính trong xy lanh là 32+0,027 mm, có lỗ ren M10 x1- 6H để bắt van xả khí, lỗ ren M12 x1,5- 6H để lắp đầu nối đường dẫn dầu đồng thời có lỗ để lắp chốt tựa, có ưu điểm: nhỏ gọn, dễ chế tạo, dễ bảo dưỡng sửa chữa, giá thành rẻ, nhược điểm: dễ bị hỏng các lỗ ren.

2.2. Hệ thống phanh dừng UAZ-3303

2.2.1. Phân tích kết cấu của hệ thống phanh dừng xe UAZ-3303

Hệ thống phanh dừng xe UAZ-3303 bao gồm dẫn động phanh kiểu cơ khí loại thanh đòn, có cơ cấu doãng kiểu dạng nêm, sử dụng cơ cấu phanh guốc, chốt tựa cùng phía, lực đẩy bằng nhau, được bố trí sau hộp phân phối và điều khiển bằng cần phanh tay. Kết cấu cơ cấu phanh dừng xe UAZ-3303 được thể hiện trên hình 2.15.

* Má phanh: Được chế tạo bằng phe-ra-đô, có 8 lỗ để cố định với guốc phanh bằng đinh tán. Má phanh có tác dụng cùng với tang phanh tạo ra mô men ma sát lớn. Các đinh tán yêu cầu thấp hơn bề mặt má phanh 1,5-2 mm để đảm bảo cho quá trình làm việc của hệ thống được bình thường.

* Tang trống phanh: Được đúc bằng gang xám, trên tang trống phanh có gia công các lỗ và các lỗ định vị mặt trong tang phanh. Kết cấu tang trống phanh được thể hiện trên hình 2.16.

* Vành điều chỉnh phanh tay: Được chế tạo bằng thép, trên có gia công lỗ F 10 mm để lắp chốt, lỗ gia công then hoa và lỗ ren M12- 6H.

 2.2.2. Nguyên lý làm việc của cơ cấu phanh dừng xe UAZ-3303

*Khi chưa phanh: Người lái không tác dụng vào cần kéo phanh, chạc điều chỉnh nằm ở bên phải, đế bi chưa tác dụng vào viên bi, dưới tác dụng của lò xo kéo guốc phanh và má phanh cách tang trống phanh một khoảng nhất định.

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH XE UAZ-3303

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá quá trình phanh xe

Để đánh giá chất lượng phanh xe ta có thể dùng các thông số đặc trưng sau: Gia tốc chậm dần khi phanh, thời gian phanh quãng đường phanh, lực phanh tại các bánh xe.

3.1.1. Gia tốc chậm dần khi phanh

Khi phanh trên đường bằng, lực cản lên dốc sẽ bằng không, lực phanh sẽ chiếm 98% của tổng lực cản trong quá trình phanh. 

Trong quá trình ôtô làm việc, thường phanh với gia tốc chậm dần thấp hơn nhiều, phanh đột ngột (phanh cấp tốc) chỉ xảy ra trong những trường hợp nguy hiểm.

3.1.2. Thời gian phanh

Thời gian phanh cũng là thông số quan trọng để đánh giá chất lượng phanh, thời gian phanh càng nhỏ thì chất lượng phanh càng tốt.

3.1.3. Quãng đường phanh

Quãng đường phanh là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng phanh của ôtô. So với chỉ tiêu khác thì chỉ tiêu này lái xe có thể nhận biết trực quan và dễ dàng tạo điều kiện cho lái xe xử lý tốt khi phanh trên đường.

3.2. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh UAZ-3303

Giả sử khi phanh có các lực tác dụng vào xe như hình 3.1.

Các ký hiệu trên hình 3.1:

- hg: Chiều cao trọng tâm xe (m).

- L: Chiều dài cơ sở (m).

- a, b: Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu trước và cầu sau (m).

- V: Vận tốc xe (m/s).

- Pw: Lực cản không khí (N).

- Pj: Lực quán tính (N).

- Pf1, Pf2: Lực cản lăn của bánh trước và bánh sau (N).

- Pp1, Pp2: Lực phanh sinh ra ở cơ cấu phanh bánh trước và cơ cấu phanh bánh sau (N).

3.3. Tính toán lực tác dụng lên guốc phanh

Thay các giá trị vào công thức (3.10) ta xác định được lực tác dụng lên guốc phanh là: P = 5522,8 N

3.4. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu

3.4.1. Xác định mô men phanh thực tế của cơ cấu phanh

Dưới tác dụng của lực lên má phanh P = P1 = P2 các má phanh được đẩy ra ép má phanh sát vào tang phanh. Khi đó mô men ma sát giữa má phanh và tang phanh còn gọi là mô men phanh có tác dụng làm cho bánh xe quay chậm lại thực hiện quá trình phanh xe.

3.4.1.1. Tính toạ độ điểm đặt hợp lực tác dụng lên má phanh (p, b)

* Với quy luật phân bố áp suất là quy luật hình sin nên ta xác định được góc w (góc giữa trục (x - x) và hướng của lực pháp tuyến N). 

Thay các giá trị vào công thức (3.12) ta được: w1 = 30

3.4.1.2. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra

- Đối với cơ cấu phanh bánh trước:

Vậy giá trị mô men phanh ở cơ cấu phanh bánh trước là: 2387,62 N.m

Vậy mô men phanh ở cơ cấu phanh bánh sau là: 2137,05 (Nm)

Do đó mô men thực tế của toàn xe là: 4404,87 (Nm)

3.4.2. Xác định mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh

Để đảm bảo phanh xe có hiệu quả nhất trong bất kỳ điều kiện nào, lực phanh yêu cầu trên các bánh xe được xác định như sau:

- Lực phanh cực đại tác dụng lên một bánh xe cầu trước và cầu sau: Theo tài liệu [II] ta có:

* Xác định mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh:

Với: G = 25996,5(N); b = 1,059(m);  L = 2,3 (m)

Thay vào ta có: rbx = 0,378 m

+ Đối với cầu sau:

Vậy mô men phanh yêu cầu của toàn xe là: 3930,68 N.m

So sánh số liệu tính được ta thấy:

Mô men phanh do cơ cấu sinh ra lớn hơn mô men yêu cầu của cơ cấu phanh. Vậy mô men phanh của cơ cấu phanh ô tô UAZ-3303 thoả mãn yêu cầu.

3.5. Tính toán xác định công ma sát riêng

Thay các giá trị vào công thức (3.23) ta được: Lms = 4638,9 (KN/m)

Trị số công ma sát riêng cho phép đối với cơ cấu phanh:  Lms= 3000 - 7000(KN/m)

Thời hạn phục vụ của má phanh phụ thuộc vào công ma sát riêng, công này càng lớn thì nhiệt độ phát ra khi phanh càng cao, tang phanh càng bị nóng nhiều và má phanh chóng bị hỏng.

Vậy công ma sát riêng ta tính được thoả mãn điều kiện cho phép.

3.6. Tính toán xác định áp suất riêng trên bề mặt má phanh

Thay các giá trị vào công thức (3.27) ta được: q = 1,6628 (N/m2)

Áp suất trên bề mặt má phanh phụ thuộc vào nguyên liệu chế tạo má phanh và tang phanh. Đối với má phanh hiện nay, giá trị áp suất cho phép trên bề mặt má phanh nằm trong khoảng: [q] = 1,2 - 2,0 (N/m2)

Vậy kết quả áp suất trên bề mặt má phanh ở tất cả các cầu xe ta tính được thoả mãn điều kiện cho phép.

3.7. Tính toán nhiệt cho cơ cấu phanh

Trong quá trình phanh, động năng của ôtô sẽ chuyển thành nhiệt năng ở trong tang phanh và các chi tiết khác, một phần nhiệt thoát ra môi trường không khí. 

Ta có:

- G: Trọng lượng của ôtô khi đủ tải G = 25996,5 (N).

- mt: Khối lượng của tang trống phanh và các chi tiết bị nung nóng. Ta lấy mt= 32 (kg)

- C: Nhiệt dung riêng của vật liệu làm tang phanh. Đối với thép và gang thì C=500 (J/kg.độ)

- F1: Diện tích làm mát của tang trống nhanh (m2)

- K: Hệ số truyền nhiệt giữa tang trống phanh và không khí

- t: Thời gian phanh.

Thay các giá trị vào công thức (3.29) ta được: t = 4,630C

Độ tăng nhiệt độ của tang phanh khi phanh ở V=30 km/h cho đến khi dừng hẳn không được vượt quá 15 0C.

Vậy độ tăng nhiệt độ ta tính được của ôtô UAZ-3303 thoả mãn điều kiện đã cho.

CHƯƠNG 4

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH UAZ-3303

4.1. Bảo dưỡng hệ thống phanh ôtô

Trong quá trình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa ôtô chúng ta cần tiến hành các thao tác theo đúng trình tự quy trình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa của nhà thiết kế đặt ra, sử dụng tay nghề thợ sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể, các dụng cụ và nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa phải đúng chủng loại.

4.1.1. Chú ý khi sử dụng

- Tránh phanh đột ngột để lết bánh xe sẽ làm cho lốp nhanh mòn và hiệu quả phanh không cao.

- Khi chạy rà phải theo dõi sự làm việc của phanh nếu cần thiết thì điều chỉnh lại.

4.1.2. Bảo dưỡng hệ thống phanh ôtô

4.1.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên

Trước khi xe ra khỏi nhà xe: kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống phanh cũng như sự làm việc của phanh.

4.1.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2

- Thực hiện khi xe chạy được 6000 ¸ 8000 km

- Thực hiện các công việc của bảo dưỡng cấp 1

4.2. Điều chỉnh hệ thống phanh UAZ-3303

4.2.1. Điều chỉnh hệ thống phanh chính

Do đặc điểm cấu tạo của hệ thống phanh chính là thuỷ lực hai dòng dẫn động từ xy lanh phanh chính tới các xy lanh công tác cầu xe. Tang trống phanh và má phanh càng mòn thì khe hở giữa chúng càng tăng, hành trình tự do bàn đạp phanh càng lớn.

4.2.2. Điều chỉnh hệ thống phanh dừng

Hệ thống phanh dừng xe UAZ-3303 là loại cơ khí, phanh guốc có cơ cấu mở dạng chêm. Việc phanh xe hoàn toàn phải được đảm bảo khi vòng khoá cần dẫn động ở rãnh thứ 3 hay thứ 4 của vành răng hình dẻ quạt.

4.3. Các hư hỏng chính, nguyên nhân và cách khắc phục

4.3.1. Những hư hỏng và biện pháp khắc phục đối với hệ thống phanh chính

Các hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh chính được trình bày trong bảng 4.a.

4.3.2. Những hư hỏng và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh dừng

Các hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh dừng được trình bày trong bảng 4.b.

KẾT LUẬN

Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong Khoa ôtô. Đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

- Đã nghiên cứu về hệ thống phanh xe tải nhẹ; phân tích được các ưu, nhược điểm. Nghiên cứu lý thuyết phanh, tính toán động lực học  quá trình phanh xe tải nhẹ để làm cơ sở đánh giá kết luận về chât lượng, hiệu quả quá trình phanh;

- Trên cơ sở nghiên cứu kết cấu và nguyên lý quá trình phanh xe tải nhẹ để tính toán kiểm nghiệm quá hệ thống phanh xe;

- Tìm hiểu được về quy trình bảo dưỡng, sửa chữa để có thể áp dụng về sau khi ra ngoài đơn vị.

Tuy nhiên, do thời gian và trình độ năng lực còn thiếu sót nên đề tài còn hạn chế chưa nắm chắc hết được các nội dung đề tài và chưa đề xuất phương án cải tiến trên xe.

Hướng tiếp theo của đề tài:

Thiết kế phanh đĩa cho cơ cấu phanh trước để tăng hiệu quả phanh.

Để hoàn thành đồ án này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của giảng viên: ThS………….., cùng với sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn Quản lý khai thác và các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trong quá trình làm đồ án do kinh nghiệm bản thân còn thiếu, các hiểu biết còn hạn chế, kiến thức của đề tài rất phong phú, không tránh khỏi những sai sót, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của các thầy, sự đóng góp của các bạn về nội dung đồ án này để nâng cao trình độ bản thân, hoàn thiện kiến thức phục vụ thực tiễn công tác sau này.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Đức Lập, Phạm Đình Vi: “ Cấu tạo ôtô quân sự”, Học viện KTQS, Hà Nội, 1995.

[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên: “ Thiết kê và tính toán ôtô máy kéo, tập 3”, NXB đại học và THCN, Hà Nội, 1985.

[3]. Nguyễn Khắc Chanh: “ Lý thuyết - Kết cấu ôtô”, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, TP.HCM 2010.

[4]. Các tài liệu kỹ thuật về xe UAZ có liên quan.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"