MỤC LỤC
Mục lục ..................................................................................................................... 1
Lời nói đầu ............................................................................................................... 2
Chương 1. Giới thiệu chung về xe Mazda 2....................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về xe Mazda 2............................................................... 3
1.2. Tính năng kỹ thuật của xe Mazda 2.......................................................... 4
1.2.1. Động cơ..................................................................................................... 3
1.2.2. Hệ thống điều khiển ............................................................................... 3
1.2.3. Hệ thống lái.............................................................................................. 4
1.2.4. Hệ thống phanh........................................................................................ 4
1.2.5. Hệ thống treo............................................................................................ 5
1.2.6. Hệ thống truyền lực................................................................................. 5
1.2.7. Các thông số cơ bản................................................................................ 5
Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe Mazda 2............................... 7
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống phanh Mazda 2...................... 7
2.1.1. Công dụng của hệ thống phanh............................................................. 7
2.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống phanh............................................................ 7
2.1.3. Phân loại hệ thống phanh....................................................................... 8
2.2. Phân tích hệ thống phanh chính xe Mazda 2.......................................... 9
2.2.1. Cơ cấu phanh ........................................................................................ 10
2.2.2. Dẫn động phanh..................................................................................... 14
2.2.3. Hệ thống chống hãm cứng ABS........................................................... 21
2.2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh xe Mazda 2...................... 28
2.3. Phân tích đặc điểm kết cấu phanh dừng xe Mazda 2.......................... 29
2.3.1. Cơ cấu phanh dừng............................................................................... 29
2.3.2. Dẫn động phanh dừng.......................................................................... 31
2.3.3. Nguyễn lý làm việc của hệ thống phanh dừng................................. 31
Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh Mazda 2..................................... 33
3.1. Sơ đồ tính toán và các thông số ban đầu xe Mazda 2......................... 33
3.1.1. Sơ đồ tính toán....................................................................................... 33
3.1.2. Các thông số ban đầu............................................................................ 34
3.2. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Mazda 2........................... 34
3.2.1. Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát ..................................34
3.2.2. Xác định momen thực tế và yêu cầu......................................36
3.2.3. Tính toán kiểm nghiệm làm việc của cơ cấu phanh...............39
Chương 4. Khai thác hệ thống phanh xe Mazda 2. ......................................... 44
4.1. Những lưu ý khi sử dụng phanh xe Mazda 2......................................... 44
4.1.1. Chú ý với người lái xe........................................................................... 44
4.1.2. Chú ý với nhân viên cứu hộ................................................................ 45
4.1.3. Bảo dưỡng định kỳ xe Mazda 2........................................................... 45
4.2. Các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán phanh Mazda 2 ...................... 47
4.2.1. Kiểm tra hệ thống phanh chính............................................................ 47
4.2.2. Xả khí trong hệ thống phanh chính.................................................... 48
4.2.3. Điều chỉnh hệ thống phanh dừng........................................................ 49
4.2.4. Kiểm tra phanh đĩa............................................................................... 50
4.2.5. Kiểm tra độ dày đệm đĩa...................................................................... 51
4.3. Quy trình tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng Mazda 2........................... 51
4.3.1. Kiểm tra hệ thống phanh chính............................................................ 51
4.3.2. Kiểm tra hệ thống phanh chính............................................................ 54
4.4. Quy trình tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng Mazda 2........................... 55
4.4.1. Phanh trước............................................................................................. 55
4.4.2. Phanh sau................................................................................................ 62
4.4.3. Xilanh phanh chính............................................................................... 66
Kết luận ............................................................................................................ 69
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 70
LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển lớn mạnh của tất cả các ngành kinh tế quốc dân đòi hỏi cần chuyên chở khối lượng lớn hàng hoá và hành khách. Tính cơ động cao, tính việt dã và khả năng hoạt động trong những điều kiện khác nhau đã tạo cho ô tô trở thành một trong những phương tiện chủ yếu để chuyên chở hàng hoá và hành khách, đồng thời ô tô đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Hiện nay ở nước ta số lượng ôtô tư nhân cũng đang phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Do mật độ ô tô trên đường ngày càng lớn và tốc độ chuyển động ngày càng cao cho nên vấn đề tai nạn giao thông trên đường là vấn đề cấp thiết hàng đầu luôn cần phải quan tâm. Ở nước ta những năm gần đây số vụ tai nạn và số người chết do tai nạn là rất lớn. Theo thống kê của các nước thì trong tai nạn giao thông đường bộ 60-70% do con người gây ra, 10-15% do hư hỏng máy móc, trục trặc về kỹ thuật và 20-30% do đường sá xấu. Trong nguyên nhân hư hỏng do máy móc, trục trặc về kỹ thuật thì tỷ lệ tai nạn do các cụm của ôtô gây nên được thống kê như sau: phanh chân 52,2-74,4%, phanh tay 4,9-16,1%, lái 4,9-19,2%, chiếu sáng 2,3-8,7%, bánh xe 2,5-10%, các hư hỏng khác 2-18,2%.
Từ các số liệu nêu trên thấy rằng, tai nạn do hệ thống phanh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các tai nạn do kỹ thuật gây nên. Vì vậy việc tìm hiểu đánh giá, kiểm nghiệm, khai thác hệ thống phanh là vấn đề hết sức cần thiết nhằm giảm bớt những tai nạn đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại về người và của.
Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống phanh trên xe MAZDA 2”.
Nội dung đồ án tốt nghiệp là:
Chương 1: Giới thiệu chung về xe MAZDA 2.
Chương 2: Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe MAZDA 2.
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống xe MAZDA 2.
Chương 4: Hướng dẫn khai thác và sử dụng hệ thống phanh xe MAZDA 2.
Qua thời gian 3 tháng với sự giúp đỡ tận tình của thấy giào hướng dẫn: ThS…………………. và các thầy trong Khoa ô tô, em đã hoàn thành nội dung đồ án được giao. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đồ án của em sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy để đề tài tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
TP HCM, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
……………
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE MAZDA 2
1.1. Giới thiệu chung về xe Mazda 2
Mazda 2 được ra mắt tại thị trường Việt Nam, được trang bị động cơ 4 xi lanh dung tích 1,6 lít, công suất 98 mã lực, số vòng quay tối đa 5500 v/p, mang lại sự vận hành tối ưu cũng như tiết kiệm nhiên liệu 9,6 l/100km cho đường phố và 6,3 l/100km cho đường trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ( tiêu chuẩn Euro 4 về khí thải ).
1.2. Tính năng kỹ thuật của xe Mazda 2
1.2.1. Động cơ
Với động cơ I4 dung tích 1.6L, công suất đặt được ở mức 98 mã lực và momen xoắn 145 Nm.Tỉ số nén 9.7, với đường kính xilanh là 78 mm, hành trình piston 83.6 mm. Loại xăng được sử dụng là xăng Petrol A-95, vẫn đảm bảo hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu ở mức 9,6 lít/100km trong thành phố và 6,3 lít/100km trên xa lộ. Vào những ngày nóng, chế độ Eco được khởi động chỉ bằng một nút bấm, sẽ tự động điều chỉnh công suất hệ thống điều hòa không khí trong xe để tối đa hóa khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
1.2.3. Hệ thống lái
Trợ lực lái thủy lực : bộ trợ lực thuỷ lực là bộ trợ lực sử dụng một phần công suất của động cơ để tạo ra áp suất dầu thuỷ lực hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng để chuyển hướng chuyển động của ô tô.
1.2.4. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh của xe Mazda 2 gồm có phanh chân (phanh công tác) và phanh tay (phanh dừng).
+ Phanh chân dùng để điều chỉnh tốc độ xe trên đường.
+ Phanh tay dùng để dừng đỗ xe tại chỗ .
1.2.6. Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực của ô tô có tác dụng truyền chuyển động hay lực hoắc momen xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động. Trị số của lực hay momen xoắn này có thể thay đổi, tùy theo điều kiện làm việc của ô tô.
1.2.7. Các thông số cơ bản
Các thông số cơ bản của xe Mazda 2 thể hiện như bảng 1.1.
Chương 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE MAZDA 2
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống phanh xe Mazda 2
2.1.1. Công dụng của hệ thống phanh
Hệ thống phanh dừng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn, hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái, giữ cho ô tô dừng ở ngang dốc trong thời gian dài, hoặc cố định xe trong thời gian dừng xe.
2.1.3. Phân loại hệ thống phanh
Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh.
* Theo bố trí cơ cấu phanh
- Cơ cấu phanh đặt tại bánh xe.
- Cơ cấu phanh đặt trong hệ thống truyền lực sau hộp số phân phối.
* Theo đặc điểm điều khiển
- Điều khiển bằng tay.
- Điều khiển bằng chân.
- Điều khiển bằng cần gạt, bằng nút ấn.
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh chính xe Mazda 2
Hệ thống phanh chính của xe Mazda 2 sử dụng dẫn động bằng thủy lực, trợ lực chân không, hai dòng độc lập.
Hệ thống phanh xe Mazda 2 gồm có hai phần chính : dẫn động phanh và cơ cấu phanh.
- Dẫn động phanh bố trí trên khung xe gồm có: bàn đạp, bầu trợ lực, xi lanh chính, các ống dẫn dầu đến các cơ cấu phanh.
- Cơ cấu phanh đặt ở bánh xe phân ra :
+ Cơ cấu phanh bánh trước: sử dụng phanh đĩa có thông gió
+ Cơ cấu phanh bánh sau: sử dụng phanh đĩa
Sơ đồ dẫn động hệ thống phanh chính được biểu diễn dưới hình 2.1 .
2.2.1 Cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh bánh trước ô tô Mazda 2 là cơ cấu phanh đĩa. Trong kiểu này, xy lanh công tác được lắp di động trên hai chốt dẫn hướng có bạc lót bằng cao su, nhờ vậy cơ cấu xy lanh còn có thể dịch chuyển sang hai bên.
2.3. Qua hình 2.3 ta thấy có 2 trạng thái làm việc
- Khi đạp phanh (có thêm trợ lực chân không) sẽ tạo ra áp suất dầu từ xy lanh chính đẩy các pit tông làm cho các má phanh đĩa kẹp cả hai bên của rôto phanh đĩa, làm các bánh xe giảm tốc độ.
- Khi nhả bàn đạp phanh, không còn áp lực lên các pit tông, khi đó vòng cao su hồi vị sẽ kéo pit tông về vị trí ban đầu, nhả má phanh ra, giữ khe hở tối thiểu quy định (tự điều chỉnh khe hở má phanh).
2.2.1.2. Cơ cấu phanh bánh sau
a. Cấu tạo
Cơ cấu phanh bánh sau của xe Mazda 2 cũng là cơ cấu phanh đĩa, xi lanh công tác lắp đặt di động. Cấu tạo của cơ cấu phanh bánh sau như hình vẽ 2.4
b. Nguyên lý cấu tạo
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu phanh sau tương tự như cơ cấu phanh bánh trước.
2.2.2. Dẫn động phanh
- Xy lanh chính xi lanh kép, tức là trong xy lanh phanh có hai pít tông, tương ứng với chúng là hai khoang chứa dầu riêng biệt, dẫn đến 2 nhánh phanh.
- Ống chân không nối từ ống góp hút đến bầu trợ lực phanh.
- Chốt giữ được chèn qua các lỗ ở hai bộ phận.
- Chốt khóa được buộc chặt bằng bu lông hoặc chốt đi qua các đầu của đầu nối.
2.2.3. Hệ thống chống hãm cứng (ABS)
ABS là một hệ thống điều khiển áp suất dầu xi lanh phanh của tất cả 4 bánh xe khi phanh đột ngột và phanh trên đường trơn trượt, để ngăn cản việc hãm cứng các bánh xe.
ABS có các ưu điểm sau:
- Cho phép lái xe vòng qua chướng ngại vật một cách an toàn hơn ngay cả khi phanh gấp.
- Cho phép dừng xe khi phanh gấp trong khi vẫn đảm bảo được tối đa tính năng ổn định và lái ngay cả trên đường vòng.
a. Cấu tạo của hệ thống chống hãm cứng (ABS): gồm các cảm biến tốc độ bánh xe, bộ ABS-ECU, cơ cấu chấp hành. Với các chức năng cụ thể sau :
- Cảm biến tốc độ bánh xe nhằm phát hiện tốc độ góc của bánh xe và gửi tín hiệu đến bộ ABS-ECU.
- ABS-ECU theo dõi tình trạng của các bánh xe bằng cách tính tốc độ ô tô và sự thay đổi tốc độ của các bánh xe từ tốc độ góc của bánh xe. Khi phanh ABS-ECU điều khiển các bộ chấp hành để cung cấp áp suất tối ưu cho mỗi xi lanh bánh xe.
b. Cấu tạo, nguyên lý làm việc các bộ phận của ABS:
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cảm biến tốc độ bánh xe được thể hiện dưới hình 2.11 .
* Bộ chấp hành ABS :
Cấu tạo chung và hình dáng bên ngoài của bộ chấp hành ABS được thể hiện trên hình vẽ 2.12.
Bộ chấp hành loại sử dụng cảm biến tốc độ tại bốn bánh và có bốn kênh điều khiển thủy lực độc lập tới bốn bánh. Vì vậy hệ thống này được gọi là hệ thống bốn kênh.
Sơ đồ nguyên lý bộ chấp hành ABS được thể hiện dưới hình 2.11.
* Khi phanh ngắt - ABS có hoạt động:
Khi phanh ngắt nếu có bất kỳ bánh xe nào gần bị bó cứng thì bộ chấp hành ABS điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xi lanh bánh xe đó theo tín hiệu từ ECU vì vậy bánh xe không bị bó cứng.
2.2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh xe Mazda 2
- Khi chưa phanh: Do không có lực phanh nên hai má phanh tách đều, không ép sát vào đĩa phanh.
- Khi phanh xe: Người lái tác dụng lực vào bàn đạp phanh thông qua cơ cấu dẫn động tác động vào píttông xi lanh chính làm hai píttông dịch chuyển sang trái, khi hai píttông đi qua lỗ bù thì thể tích bên trái píttông giảm, áp suất tăng làm van hoa thị đóng các lỗ trên píttông, dầu có áp suất cao chuyển đến xi lanh công tác làm cho píttông xi lanh công tác dịch chuyển ép tấm ma sát vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh.
2.3. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh dừng xe Mazda 2
Hệ thống phanh dừng xe Mazda 2 dùng để dừng ô tô trên địa hình mặt đường phẳng, dốc … giữ xe cố định trong thời gian tuỳ ý.
2.3.1. Cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh dừng xe Mazda 2 là loại phanh tang trống. Tang trống bắt với moay ơ nhờ các êcu bánh xe. Guốc phanh đặt trên mâm phanh nhờ chốt tựa, các lò xo hồi vị, chốt và lò xo chống rung. Phía dưới guốc phanh, có thanh tựa, có thể điều chỉnh được chiều dài nhằm điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống. Cáp điều khiển luồn qua mâm phanh móc vào một đầu cần guốc phanh tay.
- Má phanh: Được chế tạo từ vật liệu ma sát và được gắn với guốc phanh bằng một loại keo đặc biệt.
- Tang trống phanh: Được đúc bằng gang xám, trên tang trống phanh có gia công các lỗ và các lỗ định vị má phanh.
- Bộ điều chỉnh guốc phanh tay: Được chế tạo bằng thép dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống phanh.
2.3.2. Dẫn động phanh
Cần điều khiển trên buồng lái thông qua các đòn và dây cáp dẫn tới cơ cấu phanh đặt tại bánh xe, các cơ cấu điều khiển từ phanh tay đặt trong cơ cấu phanh nhận chuyển dịch nhờ dây cáp lồng vào cơ cấu phanh.
2.3.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh dừng
- Khi chưa phanh: Nguời lái không tác động vào cần kéo phanh, chốt điều chỉnh nằm ở vị trí bên phải, đế bi chưa tác dụng vào các viên bi, dưới tác dụng của lò xo kéo guốc phanh mà má phanh cách tang trống phanh một khoảng nhất định phù hợp.
- Khi phanh xe: Người lái kéo cần phanh tay, dây cáp dịch chuyển sang trái kéo theo chạc điều chỉnh thông qua đòn bẩy làm đế bi dịch chuyển đẩy các viên bi tỳ sát vào guốc phanh, đẩy guốc phanh và má phanh ép sát vào tang phanh thực hiện phanh xe, nếu để nguyên vị trí đó cần kéo phanh được cố định nhờ các cá hãm.
Chương 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG PHANH XE MAZDA 2
3.1. Sơ đồ tính toán và các thông số ban đầu.
3.1.1. Sơ đồ tính toán
Sơ đồ tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính biểu diễn dưới hình 3.1 và 3.2.
+ G: Trọng lượng toàn bộ của xe khi phanh. (kg)
+ O: Trọng tâm của xe.
+ Pf1, Pf2: Lực cản lăn ở các bánh xe trước và sau. (N)
+ P1, P2: Phản lực của đường tác dụng lên bánh xe trước và sau ở trạng thái tĩnh trên mặt đường nằm ngang. (N)
+ Pj: Lực quán tính khi phanh. (N)
+ Pw: Lực cản không khí. (N)
3.1.2 Các thông số ban đầu
+ Chiều dài cơ sở : L = 2610 (mm);
+ Khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu trước : La = 1200 (mm);
+ Khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu sau : Lb = 1410 (mm);
+ Chiều cao trọng tâm xe : hg = 730 (mm);
+ Trọng lượng toàn bộ xe : G = 1650 (kg);
+ Trọng lượng phân bố ra cầu trước : G1 = 900 (kg);
+ Trọng lượng phân bố ra cầu sau : G2 = 750 (kg);
3.2 Tính toán kiểm nghiệm các thông số cơ bản của hệ thống phanh
3.2.1 Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát
a. Lực tác dụng lên cơ cấu phanh trước
Đối với xe Mazda 2 thì ta lấy p0 = 122 (kg/cm2). Lực tác dụng lên tấm ma sát phanh trước là: 33839,29 (N)
b. Lực tác dụng lên cơ cấu phanh sau.
Đối với xe Mazda 2 thì ta lấy : p0 = 122 (kg/cm2). Vậy lực tác dụng lên tấm ma sát phanh sau là 28434,4 (N)
3.2.2 Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh
a. Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra
- Đối với cơ cấu phanh trước
Thay các giá trị vào công thức ( 3.1 ) ta được : Mp1 = 274,06 (Nm)
- Đối với phanh sau :
Thay giá trị vào công thức (3.2) ta được : Mp2 = 2358,63 (Nm)
Vậy mô men phanh thực tế ở toàn xe là:
Mp = 2.(Mp1 + Mp2)
Mp = 2.(2724,06 + 2358,63) = 10171,38 (N.m)
b. Xác định mô men phanh yêu cầu do cơ cấu phanh sinh ra
Mô men cần sinh ra ở các cơ cấu phanh phải đảm bảo giảm tốc độ hoặc dừng ô tô hoàn toàn với gia tốc chậm dần trong giới hạn cho phép.
Để đảm bảo phanh xe có hiệu quả thì mô men phanh cần sinh ra sẽ tỉ lệ với tải trọng phân bố lên các bánh xe và phụ thuộc vào hệ số bám của lốp với mặt đường. Khi ô tô chuyển động, tải trọng phân bố lên các bánh xe thay đổi phụ thuộc vào gia tốc chậm dần hoặc gia tốc khi tăng tốc.
Các thông số để tính mô men phanh:
+ Tải trọng toàn bộ xe: G = 1650 (kg ) = 16181,55 (N)
+ Chiều dài cơ sở xe: L = 2,61 (m)
+ Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu trước: La = 1,2 (m)
+ Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu sau: Lb = 1,41 (m)
+ Gia tốc trọng trường: g = 9,81 (m/s2)
+ Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường :φ = 0,7
Tổng mô men phanh cần sinh ra ở cả 2 cầu là :
M’p = 2.(1338,21 + 748,24) = 4172,9 (Nm)
Mô men phanh thực tế sinh ra Mp=10171,38 (Nm) > M’p = 4172,9 (Nm)
Kết quả tính toán ta thấy tổng mô men phanh thực tế sinh ra của toàn xe lớn hơn tổng mô men phanh yêu cầu của hệ thống phanh, do đó hệ thống phanh xe Mazda 2 đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển động
3.2.3 Tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu phanh
Khả năng làm việc của cơ cấu phanh được đánh giá qua các thông số sau:
- Công ma sát riêng (Lms).
- Áp lực trên bề mặt má phanh (q).
- Tỷ số khối lượng ôtô trên tổng diện tích ma sát của các má phanh (p).
- Độ tăng nhiệt độ của tang phanh trong quá trình phanh (ΔT).
- Hiện tượng tự siết của cơ cấu phanh.
a. Tính toán xác định công ma sát riêng
Công ma sát riêng được xác định trên cơ sở má phanh thu toàn bộ động năng của xe ở vận tốc nào đó.
Thay tất cả các giá trị đã có vào công thức ( 3.8 ) có: Lms = 4014,20 (KNm/m2)
Thoả mãn yêu cầu: [ Lms] = 4000 - 15000 (KNm/m2)
Thời hạn phục vụ của má phanh phụ thuộc vào công ma sát riêng, công này càng lớn thì nhiệt độ phát ra khi phanh càng cao, tang phanh càng bị nóng nhiều và má phanh nhanh bị hỏng.
b. Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh
- Đối với phanh trước:
Thay vào công thức ( 3.9 ) ta được: q = 1,131 (MN/m2)
Giá trị cho phép áp suất bề mặt má phanh theo tài liệu [1] là: [q] = 1-2,0 (MN/m2)
- Đối với phanh :
Thay vào công thức ( 3.9 ) ta được: q = 1,057 (MN/m2)
Giá trị cho phép áp suất bề mặt má phanh theo tài liệu [1] là: [q] = 1-2,0 (MN/m2)
Do đó áp suất trên bề mặt tính toán má phanh của cơ cấu phanh trước xe Mazda 2 thoả mãn giá trị cho phép.
d. Tính toán nhiệt trong quá trình phanh
Trong quá trình phanh động năng của xe chuyển thành nhiệt năng của đĩa phanh và các chi tiết khác một phần thoát ra môi trường không khí
Số hạng thứ nhất ở vế phải phương trình là năng lượng nung nóng đĩa phanh. Còn số hạng thứ hai là phần năng lượng truyền ra không khí. Khi phanh đột ngột với thời gian ngắn năng lượng truyền ra môi trường coi như không đáng kể cho nên số hạng thứ hai có thể coi như bỏ qua.
Thay các giá trị vào công thức ( 3.12 ) ta được t = 4,580C
Theo tài liệu [1] đối với xe con phanh ở 30 km/h thì độ tăng nhiệt độ cho phép không lớn hơn 15 ( 0C). Vậy cơ cấu phanh trước xe Mazda 2 đảm bảo thoát nhiệt tốt.
Chương 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE MAZDA 2
4.1. Những lưu ý khi sử dụng phanh trên xe Mazda 2
4.1.1. Chú ý với người lái xe
Ngay trước khi khởi động xe, bạn phải thực hiện thao tác: Đạp hết bàn đạp phanh, đặt cần số ở vị trí “P”, kéo phanh tay. Việc này giúp bạn tránh được những trường hợp vô tình vào số khi vừa khởi động.
4.1.3. Bảo dưỡng định kỳ Mazda 2
Trong quá trình khai thác, để đảm bảo cho các cụm, hệ thống luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất, người quản lý sử dụng xe cần phải thực hiện tốt công tác kiểm tra bảo dưỡng bao gồm: kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng cấp 1 và bảo dưỡng cấp 2, trong đó có các nội dung sau:
a. Bảo dưỡng thường xuyên:
Công tác kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên do người sử dụng thực hiện hàng ngày hay sau mỗi hành trình dài của xe. Thông thường, đối với xe du lịch, khối lượng công việc bảo dưỡng thường xuyên được giảm tối thiểu cho người sử dụng và có nội dung chi tiết trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe.
b. Quy trình bảo dưỡng xe Mazda 2
Xe được tiến hành tại trạm bảo dưỡng sau 10.000 km hoạt động của xe hoặc 6 tháng sử dụng, tùy theo điều kiện nào đến trước. Đối với hệ thống phanh, công tác bảo dưỡng cấp 1 bao gồm các nội dung sau:
Bằng cách lái thử xe trên đường kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của cả hệ thống phanh thông qua lực bàn đạp, thời gian phanh, quãng đường phanh, quỹ đạo phanh của xe.
4.2. Các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hệ thống phanh trên xe Mazda 2.
4.2.1. Kiểm tra hệ thống phanh chính
* Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh:
Kiểm tra và điều chỉnh chiều cao bàn đạp phanh:
+ Bước 1. Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh: Chiều cao tính từ mặt sàn: 124,3 – 134,3 mm.
+ Bước 2. Điều chỉnh chiều cao của bàn đạp phanh:
- Tháo tấm ốp trang trí bảng táp lô phía dưới.
- Nới lỏng đai ốc hãm công tác đèn phanh và tháo công tác đèn phanh.
- Nới lỏng đai ốc hãm chạc chữ U của cần đẩy xi lanh phanh chính.
+ Bước 4. Kiểm tra khoảng cách dự trữ bàn đạp:
- Nhả cần phanh tay. Để động cơ chạy không tải, đạp phanh chân và đo khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh như chỉ ra trên hình vẽ:
- Khoảng cách dự trữ tính từ mặt sàn với lực ấn 50 kgf: Lớn hơn 63 mm.
4.2.2. Xả khí trong hệ thống phanh ô tô Mazda 2
* Dụng cụ: Một đoạn ống nhựa trong suốt, bình chứa dầu,cờ lê vặn ốc xả, dầu phanh làm việc.
* Trình tự công việc:
+ Bước 1. Xả khí ở xi lanh chính: Dùng dụng cụ tháo các ống dầu phanh ra khỏi xi lanh phanh chính. Dùng khay hứng dầu phanh.
- Đạp bàn đạp phanh chậm và giữ nó ở vị trí dưới cùng.
- Bịt nút cửa ra bằng ngón tay rồi nhả phanh.
+ Bước 2. Xả khí trong xi lanh công tác:
- Một người ở phía dưới ốc xả e thao nắp đậy nút xả không khí ở xi lanh bánh xe. Dùng một đoạn ống cao su một đầu cắm vào nút xả này một đầu cắm vào bình chứa đựng khoảng 0.3 lít dầu phanh tốt .
- Một người ngồi trên đạp phanh, nhả phanh, đạp, nhả nhiều lần đến khi đạp cứng chân phanh và giữ nguyên.
4.2.5. Kiểm tra độ dày đệm đĩa
+ Bước 1. Giắc lên phía trước của xe và hỗ trợ nó bằng các giá đỡ an toàn.
+ Bước 2. Tháo bánh xe và lốp xe.
+ Bước 3. Kiểm tra độ dày còn lại của miếng đệm.
Độ dày tối thiểu
4.3. Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng
4.3.1. Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng
Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục đối với hệ thống phanh chính được thể hiện dưới bảng 4.1.
4.3.2. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục đối với hệ thống phanh dừng
Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục đối với hệ thống phanh dừng được thể hiện dưới bảng 4.2 .
4.4.3. Xi lanh phanh chính
1. Tháo xi lanh phanh chính:
- Tháo công tác báo mức dầu phanh.
- Dùng ống hút hết dầu phanh.
3. Lắp rắp xi lanh phanh chính:
- Bôi 1 lớp mỡ Glycol gốc xà phòng Lithium vào các phần cao su của xi lanh phanh chính.
- Lắp 2 píttông:
Chú ý: Cẩn thận tránh làm hỏng vành cao su trên píttông.
Lắp 2 píttông thẳng vào thân xi lanh.
4. Lắp xi lanh phanh chính:
- Điều chỉnh độ dài của cần đẩy trợ lực phanh trước khi lắp xi lanh phanh chính.
- Lắp xi lanh phanh chính:
Lắp xi lanh phanh chính, cút nối 3 cửa và gioăng lên bộ trợ lực chân không bằng 3 đai ốc.
KẾT LUẬN
Sau thời gian làm đồ án với đề tài: “Khai thác hệ thống phanh trên xe Mazda 2” em đã cơ bản hoàn thành đề tài với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: ThS …………… và các thầy cô trong bộ môn động lực.
Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của các cơ cấu trong hệ thống phanh được sử dụng trên ô tô du lịch. Phần đầu đồ án giới thiệu chung về ô tô du lịch, trình bày công dụng, bố trí chung, yêu cầu và cách phân loại hệ thống phanh, xác định hệ thống phanh thường được sử dụng trên ô tô du lịch. Phần sau của đồ án đi sâu nghiên cứu, phân tích kết cấu của hệ thống phanh trên ô tô du lịch và các phần tử trong hệ thống, từ đó có thể nắm vững các đặc điểm kết cấu, ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng và các chú ý trong khai thác sử dụng của cụm, hệ thống đó. Phần tiếp theo của đồ án đi nghiên cứu động lực học quá trình phanh ô tô từ đó phục vụ tốt hơn cho quá trình khai thác và sử dụng hệ thống phanh trên ô tô du lịch.
Tuy nhiên do thời gian hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đầy đủ các tài liệu về xe nên không tránh khỏi những thiếu sót mong các thầy cô chỉ dẫn thêm.. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên nghành về các hệ thống ôtô và đặc biệt là hệ thống phanh. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin : Word, Excel, AutoCAD phục vụ cho công tác sau này. Ðồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đức Lập - Nguyễn Sĩ Đỉnh. Cấu tạo ô tô (tập 2) - HVKTQS - 2015.
2. Vũ Đức Lập. Hướng dẫn đồ án môn học kết cấu tính toán ô tô quân sự -Tập V hệ thống phanh - HVKTQS -1998.
3. Sổ tay ô tô. Nhà xuất bản KHKT - 1987.
4. Tài liệu hướng dẫn khai thác xe Mazda 2
5. Trang wed: http://mazdamotors.vn/
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"