ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA ZACE

Mã đồ án OTTN003021639
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ bố trí chung hệ thống phanh xe Toyota Zace, bản vẽ kết cấu xylanh chính, bản vẽ kết cấu bầu trợ lực chân không, bản vẽ kết cấu phanh đĩa, bản vẽ kết cấu phanh guốc); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA ZACE.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................1

LỜI NÓI ĐẦU......6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ TOYOTA ZACE  ... 8

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Zace ............................................................ 8

1.2. Đặc điểm chung của hệ thống phanh......................................................... 10

1.2.1. Chức năng của hệ thống phanh.......................................................... 10

1.2.2. Phân loại hệ thống phanh................................................................... 11

1.2.3. Yêu cầu đặt ra.................................................................................... 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH CỦA XE TOYOTA ZACE............ 13

2.1. Sơ đồ nguyên lý........................................................................................... 13

2.2. Cơ cấu phanh trước của xe ........................................................................ 14

2.2.1. Cấu tạo............................................................................................... 14

2.2.2. Nguyên lý hoạt động.......................................................................... 15

2.3. Cơ cấu phanh sau của xe............................................................................ 16

2.3.1. Cấu tạo............................................................................................... 16

2.3.2. Nguyên lý hoạt động.......................................................................... 18

2.4. Xi lanh phanh chính................................................................................... 18

2.4.1. Cấu tạo............................................................................................... 18

2.4.2. Nguyên lý hoạt động.......................................................................... 20

2.5. Xi lanh bánh xe........................................................................................... 23

2.5.1. Cấu tạo............................................................................................... 23

2.5.2. Nguyên lý hoạt động.......................................................................... 24

2.6. Bộ trợ lực chân không................................................................................. 24

2.6.1. Cấu tạo............................................................................................... 24

2.6.2. Nguyên lý hoạt động.......................................................................... 26

2.7. Bộ điều hòa lực phanh................................................................................ 31

2.7.1. Cấu tạo............................................................................................... 31

2.7.2. Nguyên lý hoạt động.......................................................................... 32

2.8. Dẫn động phanh......................................................................................... 33

2.8.1. Nguyên lý hoạt động.................................................................................. 34

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU PHANH................. 35

3.1. Tính toán động lực học của ô tô khi phanh............................................... 35

3.1.1. Xác định mômen phanh yêu cầu ....................................................... 35

3.2. Tính toán kiểm tra bền xi lanh phanh chính ............................................ 38

3.2.1. Xác định đường kính xi lanh công tác................................................ 38

3.2.2. Xách định đường kính xi lanh chính................................................... 39

3.2.3. Tính toán hành trình làm viêc của bàn đạp phanh............................. 40

3.3.4. Tính bền đường ống dẫn động phanh................................................. 42

3.3. Tính toán thiết kế bộ trợ lực chân không................................................... 43

3.3.1. Hệ cường hóa..................................................................................... 43

3.3.2. Xác định kích thước màng trợ lực....................................................... 44

3.3.3. Tính lò xo bộ trợ lực (lò xo hồi vị màng cao su)................................ 45

3.4. Tính toán bộ điều hòa lực phanh............................................................... 47

3.4.1. Xác định các giá trị............................................................................. 47

3.4.2. Bảng trị số áp suất khi hệ số bám thay đổi........................................ 49

3.4.3. Chọn đường đặc tính điều chỉnh........................................................ 50

3.4.4. Xác định điểm mà bộ điều hòa lực phanh bắt đầu làm việc............... 51

3.4.5. Xác định hệ số Kđ............................................................................... 52

3.4.6. Phương trình quan hệ áp suất p1- p2 của đường đặc tính điều chỉnh.. 52

3.4.7. Xác định các thông số kết cấu của bộ điều hòa.................................. 53

CHƯƠNG 4: KHAI THÁC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA ZACE......... 54

4.1. Nghiên cứu xác định tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh Toyota Zace.. 54

4.2. Xác định tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh........................................... 59

4.2.1. Kiểm tra bàn đạp phanh.................................................................... 59

4.2.2. Kiểm tra mức dầu phanh.................................................................... 60

4.2.3. Kiểm tra cụm trợ lực phanh............................................................... 60

4.2.4. Xả khí hệ thống phanh....................................................................... 61

4.2.5. Kiểm tra cơ cấu phanh....................................................................... 63

4.2.6. Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống phanh tay........................................ 64

4.2.7. Kiểm tra cơ cấu phanh sau (Phanh tang trống).................................. 66

4.3. Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô................................................................. 66

4.3.1. Vật liệu sử dụng bảo dưỡng................................................................ 66

4.3.2. Các chế độ bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô....................................... 67

KẾT LUẬN........................................................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 69

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành giao thông vận tải là một trong số những ngành rất quan trọng của đất nước. Trong thời chiến cũng như trong thời bình, giao thông vận tải luôn gắn với sự phát  triển của đất nước. Và đặc biệt trong vài năm gần đây khi chúng ta đã gia nhập WTO thì ngành giao thông vận tải càng đóng vai trò quan trọng hơn.

Ở nước ta giao thông đường bộ đóng vai trò chủ đạo và phần lớn lượng hàng và người được vận chuyển trong nội địa bằng ô tô. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp ô tô đã có sự phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng những yêu cầu của con người. Những chiếc ô tô ngày càng đẹp hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, tiện nghi hơn, tiết kiệm hơn để theo kịp xu  thế của thời đại.

Hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng của ôtô, nó đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở tốc độ cao, cho phép lái xe điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm, nhờ vậy mà nâng cao vận tốc trung bình của xe cũng như nâng cao được năng suất vận chuyển và an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình xe vận hành.

Với đề tài Khai thác hệ thống phanh trên xe Toyota Zace”, em được giao nhiệm vụ khai thác phần dẫn động phanh. Em đã tập trung nghiên cứu, tính toán để đảm bảo khi phanh sao cho hiệu quả nhất, khi phanh phải êm dịu an toàn cho người ngồi trên xe.

Xuất phát từ những điều kiện nêu trên, đồ án sẽ được thực hiện theo các nội dung sau:

Chương 1. Tổng quan về xe và hệ thống phanh ô tô Toyota Zace

Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh chính của xe Toyota Zace

Chương 3. Tính toán thiết kế cơ cấu phanh.

Chương 4. Khai thác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh xe Toyota Zace

Đồ án đã được thực hiện nhờ sự hướng dẫn tận tụy của thầy:Th.S………….. - giảng viên Khoa ô tô cùng các thầy giáo trong khoa, sự giúp đỡ của các cấp chỉ huy cũng như nỗ lực tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu và tổng hợp kiến thức của học viên. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng chắc chắn đồ án sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy giáo để trong những lần nghiên cứu sau đạt được kết quả tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

                                                                              Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

                                                                          Học viên thực hiện

                                                                          ………………..

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ XE VÀ HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ TOYOTA ZACE

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Zace

 Ra đời năm 1999, khi khách hàng không có nhiều lựa chọn, Zace có hình hài của một chiếc xe đa dụng đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng lúc bây giờ. Toyota Việt Nam lắp ráp hai phiên bản GL và DX.

Zace phổ biến vì tại thời điểm đó, xe cá nhân không nhiều đa phần xe sử dụng phục vụ nhóm khách hàng dịch vụ, xe công ty, đưa rước nhân viên... vì vậy một chiếc xe 7 chỗ, gầm cao, khỏe và bền bỉ, dễ sửa chữa, dễ mua phụ tùng thay thế, đặc biệt tiết kiệm nhiên liệu.

Thông số kỹ thuật xe Toyota Zace như bảng 1.1.

1.2. Đặc điểm chung của hệ thống phanh

1.2.1. Chức năng của hệ thống phanh

Hệ thống phanh có nhiêm vụ làm giảm tốc độ của ô tô hoặc làm dừng hẳn sự chuyển động của ô tô. Hệ thống phanh còn đảm bảo giữ xe cố định trong thời gian dừng. Đối với ô tô hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất vì nó đảm bảo cho ô tô chuyển động an toàn ở chế độ cao, cho phép người lái có thể điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm.

1.2.3. Yêu cầu

Hệ thống phanh cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải nhanh chóng dừng xe trong bất kì tình huống nào, khi phanh đột ngột xe phải được dừng sau quãng đường phanh ngắn nhất, tức là có gia tốc phanh cực đại.

- Hiệu quả phanh cao kèm theo sự phanh êm dịu để đảm bảo phanh chuyển động với gia tốc chậm dần đều giữ ổn định chuyển động của xe.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH CỦA XE TOYOTA ZACE

2.1. Sơ đồ nguyên lý

- Hệ thống phanh chính trên xe Toyota Zace  là hệ thống phanh thủy lực hai dòng độc lập có trợ lực chân không. Cơ cấu phanh trước là cơ cấu phanh đĩa kiểu calip di động, cơ cấu phanh sau là cơ cấu phanh tang trống có chốt tựa riêng rẽ về một phía.

Các cụm, bộ phận cơ bản của hệ thống phanh chính trên xe Toyota Zace :

- Dẫn động phanh bố trí trên khung xe gồm: Bàn đạp phanh, xi lanh chính và đường dẫn dầu phanh.

- Trợ lực phanh: có tác dụng làm giảm nhẹ lực tác dụng của người lái lên bàn đạp phanh.

2.2. Cơ cấu phanh trước của xe

2.2.1 Cấu tạo:

Cơ cấu phanh trước xe Toyota Zace là cơ cấu phanh đĩa có lắp đặt xi lanh công tác.

-  Đĩa phanh: được chế tạo từ gang xám, bề mặt làm việc được mài phẳng, trên đĩa phanh có rãnh xuyên tâm để tạo thành bề mặt có các lỗ thoát nhiệt và được đặt sát ổ bi moay ơ.

Xi lanh bánh xe : Có bề mặt làm việc phía trong dạng hình trụ. Thông từ phía ngoài vào trong xi lanh bánh xe được bố trí hai lỗ dầu, một lỗ dẫn dầu từ xi lanh chính đến và một lỗ để xả khí trong dầu. 

2.2.2. Nguyên lý hoạt động:

- Khi đạp phanh: Dòng áp suất cao được truyền từ xi lanh chính tới xi lanh bánh xe, dưới áp suất của dầu làm pít tông dịch chuyển về phía trước  theo hướn tác dụng của dầu làm cúp ben cao xu bi biến dạng, pít tông tiếp tục tiến đến đẩy má phanh áp sát vào đĩa phanh. 

- Khi nhả phanh: Do dòng dầu hồi về bình chứa và xi lanh phanh chính nên lực tác dụng lên pít tông và càng phanh giảm dần, khi đó vòng cao su hồi vị sẽ kéo pít tông về vị trí ban đầu, nhả má phanh ra, giữ khe hở tối thiểu qui định và kết thúc quá trình phanh

2.3. Cơ cấu phanh sau của xe

2.3.1. Cấu tạo:

-  Guốc phanh: được chế tạo bằng thép, có hai guốc là loại chốt tựa cùng phía đầu trên dựa vào cơ cấu nhả, dầu dưới dựa vào cơ cấu điều chỉnh, trên mặt có gia công các lỗ để gá lò xo hồi vị của guốc phanh và cơ cấu điều chỉnh (hình 2.5)

- Trống phanh: Được gắn vào trục bánh xe, ở ngay giữa bên trong bánh xe và quay cùng bánh xe. Trống phanh được chế tạo từ gang xám, trên trống phanh có gia công các lỗ để định vị má phanh

2.3.2. Nguyên lý hoạt động:

Tương tự như cơ cấu phanh của phanh trước, dòng dầu có áp suất cao từ xi lanh chính tới xi lanh phanh bánh xe, dưới áp suất của dầu, làm pít tông dịch chuyển đẩy guốc phanh về phía trống phanh thực hiện quá trình phanh, làm giảm tốc độ của xe và dừng xe.

2.4. Xi lanh phanh chính

2.4.1. Cấu tạo:

Sự hoạt động của vùng sơ cấp xi lanh chính kép tương tự như sư hoạt động của xi lanh chính đơn. Pít tông thứ cấp hoạt động cùng theo kiểu tương tự như vậy ngoại trừ là không có thanh đẩy. Khi áp suất tăng lên ở vùng sơ cấp sẽ đẩy pít tông thứ cấp, để nó di chuyển làm tăng áp suất ở vùng thứ cấp lên tương tự. Pít tông thứ cấp tùy đông theo áp suất ở vùng sơ cấp và vùng thứ cấp.

2.4.2. Nguyên lý hoạt động:

Nguyên lý chung: khi đạp bàn đạp phanh, lực bàn đạp truyền qua cần đẩy vào xi lanh chính để đẩy pít tông trong xi lanh này tạo ra dầu có áp lực cao, lực của áp suất thủy lực bên trong xi lanh chính được truyền qua các đường ống dầu phanh đến các xi lanh phanh bánh xe thực hiện quá trình phanh.

2.5. Xi lanh bánh xe

2.5.1. Cấu tạo:

- Xi lanh bánh xe được bắt chặt trên mâm phanh, nó có nhiệm vụ tạo ra lực điều khiển để ép guốc phanh vào tang trống. Hầu hết các xi lanh bánh xe đều sử dụng nóng phẳng với cúp ben làm kín và pít tông ở hai đầu, mỗi pít tông tác dụng lực như nhau lên mỗi guốc phanh. 

- Pít tông của xi lanh bánh xe được chế tạo bằng nhôm đuc hoặc nhựa dẻo, phía  trong của pít tông phảnh và nhẵn bóng. Thân xi lanh được chế tạo bằng nhôm đúc, gang hoặc bằng nhựa dẻo.

2.5.2. Nguyên lý hoạt động:

- Xi lanh bánh xe là “những pít tông đầu ra” đối với hệ thống thủy lực. Áp suất tạo ra ở xi lanh chính sẽ đẩy hai pít tông trong xi lanh công tác để sinh ra lực ép tác dụng vào guốc phanh (Hình 2.14)

- Hầu hết các xi lanh bánh xe đều sử dụng nòng thẳng với đệm kín và pít tông ở hai đầu. Mỗi pít tông và đệm kín tác dụng lực như nhau trên mỗi guốc phanh.

2.6. Bộ trợ lực chân không

2.6.1. Cấu tạo:

Cấu tạo bộ trợ lực chân không :

Cấu tạo gồm hai khoang ngăn cách nhau nhờ vách ngăn (18), mỗi khoang được chia làm hai ngăn nhờ pít tông kiểu màng (2) và (24). Các pít tông được liên kết với nhau qua thanh nối (7). Hai ngăn I và II khi phanh thông với khí trời, hai ngăn III và IV thông với cổ hút của động cơ.  

2.6.2. Nguyên lý làm việc:

Khi không đạp phanh thể hiện trên hình 2.16:

- Van không khí được nối với cần điểu khiển van và bị lò xo phản hồi của van không khí kéo vể bên phải. 

- Trong điểu kiện này van chân không của thân van bị tách khỏi van điểu chỉnh; tạo ra một lối thông giữa lỗ A và lỗ B. Vì luôn luôn có chân không trong buồng áp suất không đổi, nên cũng có chân không trong buồng áp suất biến đổi vào thời điểm này. 

2.7.  Bộ điều hòa lực phanh.

2.7.1. Cấu tạo:

- Van điều hoà lực phanh (van P) được đặt giữa xi lanh chính của đường dẫn dầu phanh và xi lanh phanh của bánh sau. 
- Cơ cấu này tạo ra lực phanh thích hợp để rút ngắn quãng đường phanh bằng cách tiến gần đến sự phân phối lực phanh lý tưởng giữa bánh bánh sau và bánh trước để tránh cho các bánh sau không bị hãm sớm trong khi phanh khẩn cấp (khi tải trọng bị dồn về phần trước), v.v...

2.7.2. Nguyên lý hoạt động:

Vận hành trước điểm chia:

- Lực lò xo đẩy pít tông về bên phải.

- Áp suất thuỷ lực từ xi lanh chính đi qua khe hở giữa pít tông và cúp ben xi lanh để tác động một lực bằng nhau lên các xi lanh phanh của bánh trước và sau.

* Vận hành sau điểm chia :

- Khi trạng thái này xảy ra, áp suất thuỷ lực đến xi lanh của bánh sau tăng lên, và áp suất đẩy pít tông sang trái bắt đầu tăng lên, vì vậy trước khi áp suất thuỷ lực đến xi lanh của bánh sau tăng lên hoàn toàn, pít tông dịch chuyển sang trái và đóng mạch dầu. 

- Khi áp suất thuỷ lực từ xi lanh chính tăng lên, mức tăng áp suất này đẩy pít tông sang phải để mở mạch dầu.

2.8. Dẫn động phanh.

Cần điều khiển trên buồng lái thông qua các đòng và dây cáp dẫn tới cơ cấu phanh đặt tại bánh xe, các cơ cấu điều khienr từ phanh tay đặt trong cơ cấu phanh

nhận chuyển dịch nhơ dây cáp lồng vào cơ cấu phanh.

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ CẤU PHANH

3.1. Tính toán động lực học của ô tô khi phanh

3.1.1. Xác đinh mômen phanh yêu cầu

- Khi phanh xe: người lái tác dụng một lực lên bàn đạp phanh, thông qua các cơ cấu dẫn động đến cơ cấu phanh. Tại cơ cấu phanh sẽ tạo ra mômen ma sát gọi là mômen phanh mp nhằm hãm lại bánh xe đang chuyển động. 

- Trọng lượng toàn bộ: Ga = 1945 (Kg) = 19450 (N)

- Trọng lượng phân ra cầu trước: G1 = 832 (Kg) = 8320 (N)

- Trọng lượng phân ra cầu sau: G2 = 1122 (Kg) = 11220 (N)

- Chiều dài cơ sở: L0 = 2650 (mm)

- Chiều rộng cơ sở: S = 1445 (mm)

Xác định tọa độ trọng tâm của ô tô: (Theo hình 3.1)

- Từ sơ đồ hình (3.1) ta thấy :

=> b = L0 – a = 2650 – 1528 = 1122 (mm)

Từ hình 3.1 ta viết được phương trình cân bằng mô men như sau:

+ Đối với cầu trước : Z2.L0 – Ga.a + Pj.hg = 0                     (3.3)

+ Đối với cầu sau : Z1.L0 – Ga.b – Pj.hg = 0                        (3.4)

Mô men phanh của mỗi bánh xe ở cầu trước:

Mp1 = Pp1.rbx                                                              (3.12)

Mô men phanh của mỗi bánh xe ở cầu sau:

Mp2 = Pφ2.rbx                                                              (3.14)

Vậy : hg = 0,5.1445 = 722,5 (mm)

3.2. Tính toán kiểm tra bền xi lanh phanh chính

3.2.1. Xác định đường kính xi lanh công tác

 Xi lanh phanh trước:

- Cơ cấu phanh trước là cơ cấu phanh đĩa. Nên đường kính xi lanh bánh xe được xác định:

- Rtb : bán kính trung bình tấm ma sát. Theo xe tham khảo ta có Rtb = 0,125m.

- Mpt  : mô men phanh cần  thiết tại bánh xe cầu trước. Mp1 = 1240,95 (N.m).

- n : số lượng ống xi lanh làm việc. Chọn n=2.

- Pi : áp suất chất lỏng trong hệ thống phanh. (Pi = 5000 - 8000 kN/m2)

Chọn Pi =  8.106N/m2

Suy ra: Chọn = 37 mm. 

Xi lanh phanh sau :

Từ đó ta suy ra:  Chọn d2 = 28 mm.

3.2.2. Xác định đường kính xi lanh phanh chính D

Xi lanh phanh chính có nhiệm vụ sinh ra áp suất cần thiết để bảo đảm lượng dầu cung cấp cho toàn bộ hệ thống

Đường kính xi lanh chính có thể xác định dựa trên tính chất lực bàn đạp phanh trong pham vi cho phép Q  [Q]  [650-750]N. Chọn Q= 75 kG.

Suy ra: D = 2,57 cm. Chọn D = 26 mm.

3.2.4. Tính bền đường ống dẫn động phanh

- Đường ống dẫn động phanh chiệu áp suất khá lớn tới 80kg/cm2. khi tính có thể coi đường ống dẫn dầu là loai vỏ mỏng bịt kín 2 đầu và có chiều dài khá lớn.

+ P : Áp suất bên trong đường ống dầu. Chọn p = 80 kg/cm2   

+ R : Bán kính bên trong đường ống dẫn. Chọn R = 3 mm = 0,3 cm.

+ S : Chiều dày của ống dẫn. Chọn s = 0,5 mm = 0,05 cm.

Đường ống làm bằng hợp kim đồng có e  = 2600 (KG/cm2).

Kết luận đường ống dẫn động đủ bền.

3.3. Tính toán thiết kế bộ trợ lực chân không

- Ở những xe không đặt bộ trợ lực thì lực bàn đạp của người lái xe có thể lên tới (60÷80) kg, (đối với xe con).

Khi đã đặt bộ trợ lực ta chọn lực đạp của người lái xe là 30kg. Kết hợp với lực của bộ trợ lực sinh ra trên hệ thống phanh tạo ra áp suất dầu cực đại, ứng với trường hợp phanh gấp vào khoảng 80kg.

3.3.1. Hệ cường hóa

pc = 80 – 31,21= 48,79 (KG/cm2).

- Hệ số cường hoá: K = 2,56

- Ta xây dựng đường đặc tính như 3.4.

3.3.3. Tính lò xo bộ trợ lực (lò xo hồi vị màng cao su)

Ta có:

+ D: Đường kính của vòng lò xo. Chọn D = 80 (mm).               

+ Plx: Lực ép lò xo, Plx= 5 (kG).

+ k: Hệ số tập chung ứng suất, k = 1,11.

+ : Ứng suất xoắn cho phép, e  = 6000 (kG/cm2)

Vậy ta có: d>= 2,7 cm

Do đó chọn d = 3 (mm).

Tính số vòng làm việc của lò xo:

Tính số vòng toàn bộ của lò xo: n = 6( vòng ).

Tính bước của lò xo: t = 1,2 cm

Chiều dài toàn bộ của lò xo:

H = n.t

H = 6.1,2 = 7,2 (cm).

3.4. Tính toán bộ điều hòa lực phanh

3.4.1. Xác định các giá trị

Ta có:

+ p1, p2: Áp suất dầu ở cơ cấu phanh trước và sau.

+ rbx: Bán kính làm việc của bánh xe, theo xe rbx = 30 (cm).

+ rt: Bán kính tang trống phanh sau, theo xe rt = 13,5 (cm).

+ Rtb: Bán kính trung bình của má phanh, Rtb = 12,5(cm).

+ m: Số lượng bề mặt ma sát, m = 2.

+  : Hệ số ma sát,  = 0,3.

+ G: Trọng lượng của ô tô.

+ d1, d2: Đường kính xi lanh bánh xe trước và sau:  d1=3,7 (cm); d2= 2,8 (cm).

+ C2: Hệ số chuyển đổi áp suất đối với cơ cấu phanh sau.

Xác định hệ số chuyển đổi C2 đối với cơ cấu phanh sau như sau:

- Ta có mô men phanh của 1 bánh sau là:

Mp2= 798,21 (N.m) = 80 (kg.m).

Suy ra :  C = 1,605 cm

Ta có các thông số:

- Ta chọn phân bố trọng lượng lên cầu trước và cầu sau là bằng nhau, và chọn chiều cao trọng tâm hg = 55 (cm).

hg = 55 (cm); G = 1425 (KG); a = b =L/2=2650/2=132,5 (cm).

Khi xe đầy tải:

a = 145,75 (cm); b = 119,25 (cm); hg=60 (cm); G = 1945(kG).

+ Áp suất dầu ở cơ cấu phanh sau là:

p2 = 120,33f - 49,54f2

3.4.2. Bảng trị số áp suất khi hệ số bám thay đổi

Thực tế khi xe chạy trên đường khác nhau sẽ cho ta hệ số bám khác nhau, áp suất tạo nên trong dẫn động phanh ở các cơ cấu phanh sẽ có giá trị khác nhau.

Từ những giá trị trên ta vẽ được đường biểu diễn mối quan hệ giữa áp suất p1, p2 ứng với hệ số bám j khác nhau. Đây chính là đường đặc tính lý tưởng của quá trình phanh.

3.4.3. Chọn đường đặc tính điều chỉnh

- Do bộ điều hòa loại này là loại chỉ điều chỉnh theo áp suất nên đường điều chỉnh chỉ đi theo 1 đường. Ở đây ta chọn trường hợp đầy tải để tính.

- Ta xác định đường đặc tính điều chỉnh cố gắng sao cho đường điều chỉnh càng gần đường đặc tính lý tưởng trong khoảng làm việc chủ yếu của xe càng tốt.

- Vẽ đường đặc tính thực tế khi không có bộ điều hoà lực phanh (đặc tính không điều chỉnh) bằng cách vẽ một đường thẳng nghiêng với trục hoành một góc 450.

3.4.4. Xác định điểm mà bộ điều hòa bắt đầu làm việc

Ở chế độ đầy tải:

- Từ quan hệ p1 = p2 ta lập được một biểu thức quan hệ áp suất trong dẫn động phanh của cơ cấu phanh cầu trước và cầu sau.

+ Giá trị là hệ số bám của xe với mặt đường ở thời điểm bộ điều hoà lực phanh bắt đầu làm việc tức là điểm a nằm trên đường đặc tính.

3.4.5. Xác định hệ số Kđ

Kđ là hệ số góc của đường quan hệ p2 = f(p1)

Thay số vào ta có: b = 270

3.4.6. Phương trình quan hệ áp suất p1- p2 của đường đặc tính điều chỉnh

Đường đặc tính điều chỉnh của bộ điều hoà lực phanh là đường xiên tạo với đường biểu diễn áp suất p1 góc â, ta có thể lập phương trình cho đường xiên  như sau:

p2 = A.p1 + B

Trong đó:

 A : Hệ số góc: A = tg â

B = yb – xb.tgâ

Thay các giá trị vào ta có:

B = 59,96 - 77,09.0,503 = 21,18

Từ đó ta có phương trình quan hệ áp suất giữa p1 và p2 là : p2 = 0,503p1 + 21,18.

3.4.7 Xác định các thông số kết cấu của bộ điều hòa.

Chọn và xác định đường kính cổ pít tông

+ Gọi D là đường kính của pít tông, chọn D = 30 (mm) = 3 (cm).

+ Gọi d là đường kính cổ pít tông.

+ Theo phương trình cân bằng lực tại điểm b:

p2b.S2 = p1b(S2 – S1)                     

Trong đó: p1b, p2b: Áp suất trong dẫn động phanh của cơ cấu phanh cầu trước và cầu sau tại điểm b.

p1b = 77,09 (KG/cm2).

p2b = 59,96 (KG/cm2).

Ta chọn d = 15 (mm).

CHƯƠNG 4

KHAI THÁC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA ZACE

4.1. Nghiên cứu xác định tình trạng kĩ thuật hệ thống phanh xe Toyota Zace.

- Hệ thống phanh là hệ thống có vị trí vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho xe khi hoạt động. Vì vậy việc khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống phanh ô tô là yêu cầu hết sức quan trọng với mọi người khi sử dụng xe nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả của hệ thống phanh.

- Dưới đây là một số yêu cầu chung đối với các nguyên nhân và cách khắc phục hư  hỏng hệ thống phanh được thể hiện dưới bảng 4.1.

4.2. Xác định tình trạng kỹ thuât hệ thống phanh

4.2.1. Kiểm tra bàn đạp phanh

a. Kiểm tra điều chỉnh bàn đạp phanh.

a.1. Kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp phanh

- Thử đạp phanh

- Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh

- Độ cao bàn đạp phanh từ tâm vách ngăn tới đỉnh mặt bàn đạp phanh từ 129,9 139,9 mm ( 5,114 5,508 in.)

a.2. Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh.

- Tắt máy nhấn bàn đạp phanh một vài lần cho đến khi không có chân không trong bộ trợ lực thì nhả phanh.

- Đạp bàn đạp phanh cho đến khi cảm nhận được có lực cản nhẹ khi đó tiến hành đo khoảng cách như trong hình vẽ.

4.2.3.  Kiểm tra cụm trợ lực phanh.

c.1. Sơ đồ kiểm tra

c.2. Kiểm tra sự kín khít.

Khởi động động cơ và tắt máy sau 1 đến 2 phút, đạp chậm bàn đạp phanh vài lần. Nếu bàn đạp phanh có thể đạp xuống sàn xe ở lần đầu tiên, nhưng sang lần thứ 2 hoặc 3 không thể đạp được nữa thì bộ trợ lực phanh đã kín khít.

c.3. Kiểm tra sự hoạt động.

Đạp bàn đap phanh vài lần với khoá điện ở vị trí OFF và kiểm tra rằng không có sự thay đổi về khoảng cách dự trữ bàn đạp phanh khi bàn đạp được ấn xuống

4.2.4.  Xả khí hệ thống phanh.

Chú ý:

d.1. Chuyển cần số đến vị trí P và đạp phanh đỗ trước khi xả khí các phanh.

d.2. Bổ xung dầu phanh để duy trì mức dầu phanh giữ mức MIN và MAX của bình chứa trong khi xả khí các phanh.

4.2.5. Kiểm tra cơ cấu phanh.

e.1. Quy trình tháo kiểm tra bảo dưỡng cơ cấu phanh cho tất cả các bánh xe đều tương đối giống nhau sau đây là quy trình cho cơ cấu phanh phía trước.

(1) Tháo tấm ốp che bụi ngoài

(2) Tháo 5 bu lông để tháo bánh xe ra ngoài

(3)  Xả dầu phanh.

4.2.6. Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống phanh tay.

f.1. Kiểm tra:

Tiến hành quá trình phanh tay với lực kéo 196 N. Đòn phanh tay sẽ được khóa cứng sau  6-9 tiếng “click”(hình 6)

Điều chỉnh hệ thống phanh tay nếu số lần “click” không đạt tiêu chẩn

4.2.7. Kiểm tra cơ cấu phanh sau (phanh tang trống):

g.1. Thay guốc phanh

- Tháo phanh trống và thay guốc phanh. 

- Điều chỉnh phanh tay khi lắp lại hệ thống phanh.

4.3. Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô

4.3.1. Vật liệu sử dụng bảo dưỡng

Dầu phanh: ΓT-22 hoặc ΓT-22M dung tích dầu trong dẫn động là 0,52 lít.

Vật liệu bôi trơn: Mỡ 24 thay thế mỡ H3-2.

Vị trí bôi trơn: Cơ cấu doãng má phanh, điều chỉnh phanh tay.

4.3.2. Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô

a. Bảo dưỡng thường xuyên:

Trước khi xe ra khỏi nhà xe: Quan sát, kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống phanh cũng như sự làm việc của phanh. Thử đạp trước khi đi.

b. Bảo dưỡng định kỳ:

 Được tiến hành thực hiện sau một thời gian hoạt động của ôtô được xác định bằng quãng đường xe chạy hoặc thời gian khai thác, tùy theo định ngạch nào trước.

KẾT LUẬN

Được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ của đề tài đặt ra, kết quả thể hiện ở các nội dung cơ bản sau:

1. Trên cơ sở các từ đặc điểm kết cấu của hệ thống phanh đã khái quát, phân tích ưu nhược điểm, ảnh hưởng của các yếu tố kết cấu và khai thác sử dụng đến chất lượng hiệu quả phanh.

2. Xây dựng mô hình tính toán lý thuyết ảnh hưởng của các thông số kết cấu đến động lực học phanh, căn cứ vào các giả thuyết mô hình tính toán thiết kế, kiểm tra bền các cụm trong hệ thống phanh.

3. Kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo tốt trong khai thác sử dụng xe, nghiên cứu đánh giá kết cấu hệ thống phanh hiện nay đang sử dụng.

Do điều kiện hạn chế, khả năng có hạn của bản thân nên đồ án không tránh khỏi sai sót, tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy tạo điều kiện cho bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ.

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy: ThS…………… đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm đề tài, cám ơn các thầy trong Khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng, “Lý thuyết ô tô máy kéo, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội, năm 1998.

2. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Đình Kiên, Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo - Tập III, Nhà xuất bản Đại học và THCN Hà Nội, năm 1987

3. Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập, Lý thuyết ôtô Quân sự,  Học viện kỹ thuật Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân Việt Nam, năm 2002

4. Vũ Đức Lập - Phạm Đình Vi, Cấu tạo ôtô Quân sự,  Học viện kỹ thuật
Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân Việt Nam, năm 2002  

5. Đặng Quý, Tính toán thiết kế ôtô, Trường đại hoc Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh, năm 2001

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"