ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE FORD ESCAPE

Mã đồ án OTTN000000242
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ dẫn động phanh, bản vẽ bầu trợ lực và xi lanh chính, bản vẽ cơ cấu phanh sau, bản vẽ cơ cấu phanh trước…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE FORD ESCAPE.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục..................................................................................i

Mở đầu ............................................................................................ 1

Chương 1. Giới thiệu chung về xe Ford Escape.............................. 2

1.1. Giới thiệu chung về xe Ford Escape................................. 2

1.2. Những hệ thống,tổng thành cơ bản trên xe Ford Escape.. 3

1.2.1. Động cơ............................................................................ 3

1.2.2. Hệ thống truyền lực ......................................................... 4

1.2.3. Hệ thống treo.................................................................... 4

1.2.4. Hệ thống lái...................................................................... 5

1.2.5. Hệ thống phanh................................................................ 5

1.2.6. Thiết bị tiện nghi trên xe Ford Escape.............................. 6

Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe Ford Escape ......... 7

2.1. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh trên xe Ford Escape ... 7

2.1.1. Nguyên lý hoạt động........................................................ 7

2.1.2. Cơ cấu phanh................................................................... 9

2.1.3. Dẫn động phanh............................................................. 12

2.1.4. Hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS........................... 20

2.2. Hệ thống phanh dừng..................................................... 28

2.2.1. Cơ cấu phanh dừng......................................................... 18

2.2.2. Dẫn động phanh dừng.................................................... 28

2.2.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh dừng................ 29

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Ford Escape.......... 32

3.1. Nội dung tính toán......................................................... 32

3.2. Xác định mômen phanh yêu cầu ................................... 33

3.2.1. Cơ cấu phanh trước ....................................................... 35

3.2.2. Cơ cấu phanh sau ..............................................................35 

3.3. Xác định mô men phanh mà cơ cấu phanh sinh ra......... 36

3.3.1. Cơ cấu phanh trước............................................................. 36

3.3.2.   Cơ cấu phanh sau................................................................ 38

3.4. Tính toán các chi tiết phanh ........................................... 39

3.4.1. Gia tốc chậm dần khi phanh.............................................. 40

3.4.2. Thời gian phanh................................................................ 40

 3.4.3 Quãng đường phanh...................................................... 41

3.5 Xác định các thông số đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh.....42

3.5.1 Tính toán xác định công ma sát riêng ............................ 43

3.5.2 Tính toán xác định áp suất trên bề mặt má phanh............... 43

3.5.3 Kiểm tra tăng nhiệt độ của trống phanh............................... 44

Chương 4. Khai thác hệ thống phanh xe Ford Escape. ............... 47

4.1. Các chú  ý với người sử dụng.......................................... 47

4.2. Quy trình khai thác bảo dưỡng ...................................... 48

4.2.1 Kiểm tra tổng hợp hệ thống phanh................................. 48

4.2.2 Bảo dưỡng thường xuyên.............................................. 49

4.2.3 Bảo dưỡng định kỳ cấp một ......................................... 49

4.2.4 Bảo dưỡng định kỳ cấp hai........................................... 49

4.3  Một số hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục 50

4.4 Quy trình tháo lắp một số cụm cơ bản......................... 55

Kết luận................62

Tài liệu tham khảo................63

LỜI NÓI ĐẦU

Nền công nghiệp ôtô trên thế giới ngày nay đã đạt được những thành tựu cao về khoa học kĩ thuật. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ô tô đã thúc đẩy đầu tư nhiều về nghiên cứu các công nghệ mới cho ôtô. Điều này đã làm cho chiếc ôtô hiện đại ngày nay được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến dẫn đến mẫu mã kết cấu chất lượng sử dụng rất tốt. Hệ thống phanh cũng nằm trong sự thay đổi ấy. Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ôtô, đảm bảo có hiệu quả phanh ở tất cả các bánh trong mọi trường hợp, thích ứng nhanh với mọi vấn đề nguy hiểm.

Sau thời gian học tập, nghiên cứu tại trường em đã được giao đồ án tốt nghiệp “Khai thác hệ thống phanh xe Ford Escape”, nội dung đồ án nhằm giúp em tìm hiểu kỹ về kết cấu, nguyên lý hoạt động và kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa của hệ thống phanh trên ôtô nói chung và trên xe Ford Escape nói riêng.

Em xin chân thành cảm ơn thầy: Ths …………… đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong thời gian em làm đồ án để em hoàn thành tốt đồ án này!

Nội dung phần thuyết minh đồ án bao gồm :     

Lời nói đầu .

Chương 1. Giới thiệu chung về ô tô Ford Escape.

Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe Ford Escape.

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe Ford Escape.

Chương 4.  Khai thác, bảo dưỡng hệ thống phanh xe Ford Escape.

Kết luận.

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE FORD ESCAPE

    Ford tập đoàn xe hơi hàng đầu thế giới với hơn 100 năm kinh nghiệm đã và đang tích cực nối dài thêm chuỗi thành tựu trong sự nghiệp phát triển chung của ngành công nghệ ôtô thế giới. Ford Escape là một trong những loại xe hai cầu tốt nhất thế giới, mang đậm phong cách làm nên một tên tuổi Ford lịch lãm, sang trọng và mạnh mẽ với nhiều tính năng ưu việt.

1.1  Giới thiệu chung về xe Ford Escape.

    Ford Escape với động cơ 2.3L, 4 xi lanh công nghệ biến thiên thời gian mở van nạp (VCT) và bướm ga điều khiển điện tử (ETC) đảm bảo độ nhạy tối ưu, tạo sức mạnh bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu hơn.

1.2  Những hệ thống, tổng thành cơ bản trên xe Ford Escape

1.2.1. Động cơ

    Động cơ  dùng trên xe Ford Escape là loại động cơ xăng 2.3L, 16 van DOHC DURATEC 4 xilanh  được bố trí thẳng hàng. Công nghệ biến thiên thời gian mở van nạp (VCT) và bướm ga điều khiển điện tử (ETC) đảm bảo độ nhạy tối ưu, tạo sức mạnh bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu hơn. 

1.2.3. Hệ thống treo

Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi khung hoặc vỏ của ôtô với hệ thống chuyển động.  Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống treo là giảm các va đập làm ôtô chuyển động êm dịu khi đi qua các mặt đường gồ ghề không bằng phẳng.

1.2.5. Hệ thống phanh

    Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ôtô, đảm bảo có hiệu quả phanh ở tất cả các bánh trong mọi trường hợp, thích ứng nhanh với mọi vấn đề nguy hiểm. 

Qua chương 1, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan về cấu tạo cũng như các trang thiết bị được sử dụng trên xe Ford Escape, có thể nói xe có thiết kế nội, ngoại thất đẹp, khung gầm chắc chắn và an toàn. 

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH

XE FORE ESCAPE

          Hệ thống phanh có chức năng giảm tốc độ chuyển động của xe tới vận tốc chuyển động nào đó, dừng hẳn hoặc giữ xe đỗ ở một vị trí nhất định. Bảo đảm cho ôtô chuyển động an toàn ở tốc độ cao, do đó có thể nâng cao được năng suất vận chuyển. Hệ thống phanh Ford Escape  gồm có phanh chân (phanh chính) và phanh tay (phanh dừng). Phanh chính và phanh dừng có cơ cấu phanh và truyền động phanh hoàn toàn riêng rẽ. 

2.1. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh trên xe Ford Escape

2.1.1. Nguyên lý hoạt động

1. Sơ đồ nguyên lý                 

1. Cụm má phanh; 2. Đĩa phanh; 3. Đường ống dẫn dầu; 4. Xilanh phanh chính; 5. Công tắc báo mức dầu phanh; 6. Bầu trợ lực chân không; 7. Công tắc đèn phanh; 8. Bàn đạp phanh; 9. Guốc phanh; 10. Xilanh phanh bánh sau; 11. Cảm biến tốc độ bánh sau; 12. Đồng hồ táp lô; 13. Bộ chấp hành phanh; 14. ECU điều khiển trượt; 15. Giắc cắm kết nối dữ liệu; 16. Cảm biến tốc độ bánh trước.

2. Nguyên lý hoạt động

Khi không phanh: lò xo hồi vị kéo guốc phanh về vị trí nhả phanh, dầu áp suất thấp nằm chờ trên đường ống.

Khi người lái tác dụng vào bàn đạp, qua thanh đẩy sẽ tác động vào pittông nằm trong xilanh, ép dầu trong xilanh đi đến các đường ống dẫn. Chất lỏng với áp suất cao (khoảng 5-8 Mpa) sẽ tác dụng vào các pittông ở xilanh bánh xe và pittông ở cụm má phanh. 

3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm

a. Ưu điểm

- Phanh đồng thời các bánh xe với sự phân bố lực phanh giữa các bánh xe hoặc giữa các má theo yêu cầu.

- Hiệu suất cao.

- Độ nhậy tốt, kết cấu đơn giản.

b. Nhược điểm

Không thể làm tỷ số truyền lớn hơn được vì thế phanh dầu không có cường hóa chỉ dùng cho ô tô có trọng lượng toàng bộ nhỏ, lực tác dụng lên bàn đạp lớn.

2.1.2. Cơ cấu phanh

1. Cơ cấu phanh trước

a. Cấu tạo

Đĩa phanh được chế tạo bằng gang có xẻ rãnh thông gió và có bề dày 25 [mm]. Má kẹp được đúc bằng gang rèn.

Xilanh thuỷ lực: Được đúc bằng hơp kim nhôm. Để tăng tính chống  mòn và giảm ma sát, bề mặt làm việc của xilanh được mạ một lớp crôm. Khi xilanh được chế tạo bằng hợp kim nhôm, cần thiết phải giảm nhiệt độ đốt nóng dầu phanh. Một trong các biện pháp để giảm nhiệt độ dầu phanh là giảm diện tích tiếp xúc giữa piston với má phanh hoặc sử dụng các piston bằng vật liệu phi kim.

b. Nguyên lý làm việc

Khi phanh người lái đạp bàn đạp, dầu được đẩy từ xilanh chính đến bộ trợ lực, một phần trực tiếp đi đến các xilanh bánh xe để tạo lực phanh, một phần theo ống dẫn đến mở van không khí của bộ trợ lực tạo độ chênh áp giữa hai khoang trong bộ trợ lực. Chính sự chênh áp đó nó sẽ đẩy màng của bộ trợ lực tác dụng lên piston trong xilanh thủy lực tạo nên lực trợ lực hỗ trợ cho lực đạp của người lái. 

2. Cơ cấu phanh bánh sau

Cơ cấu phanh bánh sau là cơ cấu phanh loại tang trống kiểu tự tăng cường với cơ  cấu tự điều chỉnh khe hở guốc phanh và tang trống. Các guốc phanh được đặt trên các chốt lệch tâm. 

2.1.3. Dẫn động phanh

1. Xylanh phanh chính

a. Nhiệm vụ

Xilanh phanh phanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp suất thủy lực. 

b. Cấu tạo

Xi lanh phanh chính trong dẫn động phanh xe là loại xi lanh chính kép hai pit tông, được lắp đặt nối tiếp với bầu trợ lực phanh. mỗi pit tông điều chỉnh một dòng phanh. 

c. Hoạt động

Ở trạng thái chưa làm việc pit tông 4 nằm ở vị trí tận cùng phía bên phải, lúc này các lỗ bù dầu và nạp dầu của pit tông đều thông với các khoang trước và khoang sau của mỗi pit tông. 

Khi đạp phanh, pit tông 4 dịch chuyển sang trái khi qua lỗ bù dầu thì áp suất dầu ở khoang phía trước của pit tông 4 sẽ tăng lên để cùng lò xo hồi vị tác dụng lên pit tông 4 cùng dịch chuyển sang trái. Khi pit tông 4 đi qua lỗ bù dầu thì khoang phía trước của pit tông 4 cũng được làm kín nên áp suất bắt đầu tăng. 

2. Bộ chia

Bộ chia của cơ cấu dẫn động phanh là một bộ phận dùng để phân dẫn động ra hai dòng độc lập, nhằm tăng tính an toàn trong trường hợp các phần tử của bánh xe trước hoặc bánh xe sau bị hư hỏng, tức là để ngắt (cắt) dòng khi bộ phận của cơ cấu dẫn động của dòng đó bị hư hỏng.

2.1.4. Hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS(Antilock Bracking System)

1. Giới thiệu về cấu tạo và chức năng của ABS

ABS là một hệ thống phanh điều khiển áp suất dầu xilanh phanh của tất cả 4 bánh xe khi phanh đột ngột và phanh trên đường trơn trượt , để ngăn cản việc hãm cứng các bánh xe. Các thành phần cơ bản của hệ thống ABS:

Cảm biến tốc độ bánh xe:Được đặt tại các bánh xe,thu nhận và gửi các tín hiệ về tình trạng của bánh xe đến bộ điều khiển trung tâm. Ngoài ra còn có một số thiết bị cảm biến khác như: cảm biến gia tốc, cảm biến trọng lực…

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận

a.  Bộ điều khiển trung tâm ECU(Electronic Control Unit)

Dựa vào tín hiệu của các cảm biến tốc độ, ECU điều khiển trượt cảm nhận tốc độ quay của các bánh xe cũng như tốc độ của xe. Trong khi phanh, mặc dù tốc độ quay của các bánh xe giảm xuống, mức giảm tốc sẽ thay đổi tuỳ theo cả tốc độ của xe trong khi phanh và các tình trạng của mặt đường, như mặt đường nhựa khô, ướt hoặc có nước, …

b. Cảm biến tốc độ bánh xe

Cảm biến tốc độ bánh xe có nhiệm vụ nhận biết sự thay đổi của tốc độ bánh xe và gởi tín hiệu về ECU, từ đó ECU nhận biết, xử lý thông tin và điều khiển các bộ phận chống hãm cứng bánh xe.

Các cảm biến tốc độ được bố trí ở mỗi bánh xe để nhận biết tốc độ của bánh xe dựa trên tốc độ quay của cầu xe.

c. Bộ phân phối lực phanh điện tử EBD (Electronic brakeforce distribution)

Khi xe được trang bị ABS có nghĩa là chức năng EBD cũng có sẵn. Chức năng này thay thế van điều tải trọng (LAV) được dùng thay trong các hệ thống phanh thường. Chức năng EBD là phần mềm được đưa thêm vào chương trình ABS truyền thống. Không đòi hỏi thêm bộ phận nào.

3.Nguyên lý làm viêc hệ thống phanh ABS trên xe Ford Escape

a. Khi không phanh

Không có lực tác dụng lên bàn đạp phanh nhưng cảm biến tốc độ luôn đo tốc độ của bánh xe và gửi về khối điều khiển ECU khi xe hoạt động.

c. Khi phanh khẩn cấp

Khi người lái xe tác động lên bàn đạp phanh đủ lớn sẽ gây nên hiện tượng trượt. Khi hệ số trượt vượt quá giới hạn quy dịnh  (10  30 % ) thì ABS sẽ bắt đầu làm việc và chế độ làm việc của ABS gồm có các giai đoạn sau:

Chế độ giữ:

Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt đóng mạch van điện tử giữ áp suất và ngắt van điện từ giảm áp suất bằng cách đóng kín cửa (a) và cửa (b). Điều này ngắt áp suất thuỷ lực ở cả hai phía xilanh chính và bình chứa để giữ áp suất thuỷ lực của xilanh ở bánh xe không đổi.

Chế độ tăng áp suất

Tín hiệu điều khiển từ ECU điều khiển trượt ngắt các van điện từ giữ và giảm áp suất bằng cách mở cửa (a) ở phía van điện từ giữ áp suất và đóng cửa (b) ở phía van điện từ giảm áp giống như trong khi phanh bình thường. 

4. Ưu, nhược điểm của hệ thống chống bó cứng

Tốc độ bánh xe và tốc độ xe gần như nhau, khi tốc độ bánh xe trở về không cũng là lúc xe dừng lại coi như bánh xe không bị bó cứng và trượt trên mặt đường nửa. Khi phanh đột ngột, áp lực phanh cực đại nếu bánh xe nào giảm tốc độ quá nhanh thì áp lực dầu sẽ được giảm xuống để bánh xe không bị hãm cứng, sau đó thì bánh xe tăng tốc trở lại do lực phanh giảm. 

2.2.1. Cơ cấu phanh dừng

Cấu tạo cơ cấu phanh dừng:

1. Dây cáp; 2. Đòn đứng; 3,11. Guốc phanh; 4. Cơ cấu điều khiển; 5. Lò xo hồi vị; 8. Bu lông bánh xe; 9,10. Lò xo hồi vị guốc phanh; 12. Thanh đẩy; 13. Moay ơ;   14. Mâm phanh

2.2.2. Dẫn động phanh dừng

Cần điều khiển trên buồng lái thông qua các đòn và dây cáp dẫn tới cơ cấu phanh đặt tại bánh xe, các cơ cấu điều khiển từ phanh tay đặt trong cơ cấu phanh nhận chuyển dịch nhờ dây cáp lồng vào cớ cấu phanh. 

2.2.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh dừng

- Khi chưa phanh: Người lái không tác dụng vao cần kéo phanh, chốt điều chỉnh nằm ở vị trí bên phải, đế bi chưa tác dụng vào các viên bi, dưới tác dụng của lò xo kéo guốc phanh và má phanh cách tang trống phanh một khoảng nhất định.

- Khi thôi phanh: Người lái nhả cá hãm cần kéo phanh tay các chi tiết lại trả về vị trí khi chưa phanh nhờ các lò xo hồi vị, lò xo kéo má phanh do xe không bị phanh.

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG PHANH

XE FORD ESCAPE

          Việc tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh nói chung và cơ cấu phanh nói riêng được tiến hành đối với hệ thống phanh hoăc cơ cấu phanh cụ thể. Mục đích của tính toán kiểm nghiệm là xác định các thông số đánh giá chất lượng hệ thống phanh và chất lượng phanh ôtô. 

3.1 Nội dung tính toán:

+ Xác định mômen phanh yêu cầu.

+ Xác định mômen phanh mà cơ cấu phanh có thể sinh ra.

+ Tính toán các chỉ tiêu phanh.

3.2. Xác định mômen phanh yêu cầu

Mômen phanh cần sinh ra được xác định từ điều kiện đảm bảo hiệu quả phanh lớn nhất. tức là sử dụng hết lực bám để tạo lực phanh. Muốn đảm bảo điều kiện đó. lực phanh sinh ra cần phải tỷ lệ thuận với các phản lực tiếp tuyến tác dụng lên bánh xe.

Trọng lượng toàn bộ của xe: Ga = 19,86 [KN]    = 19860  [N]

Phân bố cầu trước: G1 =  9,21 [KN]  = 9210  [N]

Phân bố cầu sau: G2 =  10,65 [KN]  = 10650 [N]

Chiều dài cơ sở:  Lo =  2620 [mm]

Theo phần trên ta có ký hiệu lốp:215/70R16

Ta tính được bán kính thiết kế của bánh xe:

ro = (70.215/100 + 16.25,4/2) = 353,7 [mm]

3.2.1. Cơ cấu phanh trước

Mô men phanh của mỗi bánh xe cầu trước Mp1:

Thay giá trị vào các công thức (3-2) ta được:             

Mp1 =  1243,14.j.(1,405+ j.1.1)

Mp1 =  1746,6.j + 1367,4.j2                                                  (3-7)

3.3. Xác định mômen phanh mà cơ cấu phanh sinh ra

3.3.1. Cơ cấu phanh trước

 Giả sử rằng có lực P tác dụng lên vòng ma sát với bán kính trong là R1 và bán kính ngoài là R2

=>  Mpt   =  3435 (N.m)     

3.3.2. Cơ cấu phanh sau

 Ta có:P = 3622,5 (N),  a=c= 0,075(m), e = 0,16(m) =0,4 , rt=0,15(m)   

Thay các thông số vào công thức trên ta có:

Mps=3198,44 (Nm)  

3.4. Tính toán các chi tiết phanh

Giản đồ phanh nhận được bằng thực nghiệm và qua giản đồ phanh có thể phân tích và thấy được bản chất của quá trình phanh.

3.4.1. Gia tốc chậm dần khi phanh

Gia tốc chậm dần khi phanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phanh ôtô.

Thay các số liệu vào (5.16) ta được:

jpmax = j.g = 0,8.9,81 = 7,848  [m/s2]

3.4.2. Thời gian phanh

Thời gian phanh cũng là một trong các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng phanh. Thời gian phanh càng nhỏ thì chất lượng phanh càng tốt.

Thời gian phanh thực tế là:

tp = t1 + t2 + tpmin = 0,3 + 0,7 + 0,6668

tp = 1,6668  [s]

3.5. Xác định các thông số đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh

Khả năng làm việc của cơ cấu phanh được đánh giá qua các thông số sau:

- Công ma sát riêng (lms)

- Áp suất trên bề mặt má phanh (p)

- Nhiệt phát ra trong quá trình phanh.

Trong chương 3 chúng ta đã lần lượt xác định được mômen phanh yêu cầu, mômen phanh mà cơ cấu phanh có thể sinh ra, các chỉ tiêu phanh và các thông số đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh. Vậy khả năng khai thác và quy trình bảo dưỡng, sửa chữa của hệ thống phanh trên xe Ford Escape như thế nào sẽ được thể hiện trong chương tiếp theo sau đây.

CHƯƠNG 4. KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE FORD ESCAPE

Như đã biết hệ thống phanh là một hệ thống có vai trò quyết định đến sự an toàn của người lái cũng như hành khách và hàng hóa trên xe.

4.1.Các chú ý với người sử dụng 

- Người sử dụng cần nắm rõ lịch trình bảo dưỡng xe và hệ thống phanh do nhà sản xuất quy định.

- Chú ý mức độ sử dụng hệ thống phanh thực tế của xe mà có chế độ và thời gian bảo dưỡng hợp lý.

- Duy trì áp suất lốp các bánh theo quy định và để áp suất các bánh bằng nhau.

- Trong quá trình sử dụng, không được thay đổi kết cấu của hệ thống phanh nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

- Trong quá trình sử dụng, khi có chi tiết bị hư hỏng phải thay thế bằng các chi tiết tương tự do nhà máy chế tạo ô tô đó sản xuất hoặc do cơ sở chế tạo được cơ quan có thẩm quyền cho phép. không được thay thế bằng các chi tiết chế tạo tùy tiện.

4.2. Quy trình khai thác bảo dưỡng

4.2.1. Kiểm tra tổng hợp hệ thống phanh

1.  Kiểm tra tổng hợp khi xe dừng

- Kiểm tra hệ thống cần bẩy chuyển động có dễ dàng không, không được vướng các nắp tôn ở buồng lái.

- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp (đối với phanh tay) và tay kéo (đối với phanh dừng) có đúng tiêu chuẩn không.

 2. Kiểm tra tổng hợp cho xe chạy

Trước khi cho xe chạy chính thức trên mặt đường để điều chỉnh và thử hệ thống phanh cần cho xe chạy chậm (tốc độ 10 – 15[km]/hệ thống phanh) đạp thử phanh chân bỏ hờ tay lái xem hệ thống phanh chân có ăn tốt không hệ thống tay lái có làm lệch xe khi phanh không. Sau khi hai yêu cầu trên đã đảm bảo rồi tiến hành thử xe trên mặt đường.

4.2.3. Bảo dưỡng định kỳ cấp một

Thực hiện khi xe chạy được 1800 đến 3000 km, làm hết những công việc của bảo dưỡng thường xuyên và làm thêm những công việc sau:

- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh.

- Bổ sung dầu cho hệ thống thủy lực.

4.2.4. Bảo dưỡng định kỳ cấp hai

Thực hiện khi xe chạy được 7000-12000 km, làm hết các công việc của bão dưỡng kỹ thuật hàng ngày, bão dưỡng kỹ thuật cấp một và làm thêm các công việc sau:

-  Tháo phần bổ trợ chân không và xilanh chính,

-  Rửa các chi tiết bằng dầu hoả.

4.3 Một số hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Một số hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được thể hiện như bảng dưới.

4.4. Quy trình tháo, lắp một số cụm cơ bản 

1) Tháo cơ cấu phanh đĩa phía trước

1. Tháo bánh trước

2. Xả dầu phanh

3. Ngắt ống mềm phía trước:

- Tháo bu lông nối và gioăng, và ngắt ống mềm ra khỏi xilanh phanh đĩa.

5. Tháo má phanh đĩa phía trước:

- Tháo 2 má phanh ra khỏi giá bắt xilanh phanh đĩa phía trước.

6. Tháo đệm chống ồn má phanh trước:

- Tháo đệm chống ồn số 1 và số 2 cho từng má phanh.

2) Tháo cơ cấu phanh guốc phía sau

1. Tháo bánh xe sau

2. Xả dầu phanh

3. Tháo trống phanh sau:

- Nhả phanh đỗ và tháo trống phanh sau. Nếu trống phanh sau không tháo được dễ.

4. Tháo bộ guốc phanh sau:

- Dùng SST, tách lò xo hồi guốc phanh ra khỏi guốc phanh trước.

SST: 09921- 00010

- Dùng SST tháo lắp lò xo giữ guốc phanh, lò xo, chốt, và guốc phanh trước. SST: 09718- 00011

Quy trình lắp ngược lại so với quy trình tháo.

KẾT LUẬN

Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp, bằng những kiến thức đã được học, được tích luỹ ở nhà trường, với sự nỗ lực của bản thân trong việc sưu tầm, thu thập tài liệu, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong bộ môn xe quân sự và thầy giáo hướng dẫn nay em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với những nội dung đã đề ra. Đồ án có những nội dung chính:

1. Giới thiệu chung về xe Ford Escape.

2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe Ford Escape.

3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Ford Escape.

4. Khai thác và bảo dưỡng hệ thống phanh xe Ford Escape.

Qua phân tích đặc điểm kết cấu và tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Ford Escape cho thấy:

- Xe Ford Escape có hệ thống phanh đảm bảo an toàn và tin cậy.

- Hệ thống phanh thuỷ khí kết hợp dẫn động hai dòng riêng biệt, khắc phục được những nhược điểm của hệ thống phanh khí nén và hệ thống phanh thủy lực.

Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ đồ án, do kiến thức, lý luận, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên trong đồ án còn có những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy giáo trong bộ môn xe quân sự và các bạn trong lớp để cho đồ án của em được hoàn chỉnh hơn và bản thân em cũng được hoàn thiện hơn, để phục vụ cho công tác sau này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy trong bộ môn xe quân sự và thầy giáo hướng dẫn: Ths ………….. đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập và làm đồ án này!

Em xin chân thành cám ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1]. Vũ Đức Lập. Cấu tạo ôtô quân sự; tập 1,2. Học Viện KTQS, 2000.

[2]  Ngô Hắc Hùng. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ô tô. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2002.

[3] Ngô Hắc Hùng. Kết cấu và tính toán ôtô.

[4] Ngô Hắc Hùng. Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ô tô. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 2004.

[5]  Nguyễn Hữu Cẩn-Phan Đình Kiên. Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo; tập III. Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà nội 1985.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"