MỤC LỤC
MỤC LỤC.. 1
LỜI NÓI ĐẦU....2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE Ô TÔ GAZ-66. 9
1.1. Giới thiệu chung về xe ô tô GAZ-66. 9
1.2. Tính năng kỹ thuật của xe ô tô GAZ-66. 12
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH ÔTÔ GAZ-66. 16
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại của hệ thống phanh trên xe ô tô. 16
2.1.1. Công dụng của hệ thống phanh. 16
2.1.2. Các yêu cầu đối với hệ thống phanh. 16
2.1.3. Phân loại hệ thống phanh. 16
2.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh chính trên ô tô GAZ-66. 17
2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung. 17
2.2.2. Đặc điểm kết cấu các cụm cơ bản. 21
2.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh tay (phanh dừng) 32
2.3.1. Cơ cấu phanh trục truyền lực. 33
2.3.2. Dẫn động phanh tay. 34
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH CHÍNH Ô TÔ GAZ-66. 36
3.1. Sơ đồ tính toán và số liệu ban đầu. 36
3.1.1. Sơ đồ tính toán. 36
3.1.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe ô tô GAZ-66. 38
3.2. Tính toán lực tác dụng lên guốc phanh. 39
3.3. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra và mô men phanh cần sinh ra của cơ cấu phanh 39
3.3.1. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra. 39
3.3.2. Xác định mô men cần sinh ra ở các cơ cấu phanh. 41
3.4. Tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu phanh. 43
3.4.1. Xác định hệ số hiệu quả phanh của từng cơ cấu phanh. 44
3.4.2. Xác định các thông số đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh. 44
CHƯƠNG 4. KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE Ô TÔ GAZ-66. 50
4.1. Những chú ý cơ bản trong khai thác, sử dụng hệ thống phanh trên xe ô tô GAZ-66. 50
4.1.1. Khi kiểm tra hệ thống phanh ô tô GAZ-66. 50
4.1.2. Khi khai thác sử dụng. 51
4.2. Nội dung chính bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh ô tô GAZ-66. 52
4.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên. 52
4.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1. 53
4.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2. 53
4.3. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô GAZ-66. 54
4.3.1. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh. 54
4.3.2. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở má phanh – tang phanh. 56
4.3.3. Xả khí trong hệ thống dẫn động phanh. 58
4.3.4. Xúc rửa hệ thống phanh dẫn động thủy lực. 59
4.3.5. Kiểm tra, điều chỉnh phanh tay. 61
4.3.6. Kiểm tra độ kín khít của hệ thống. 62
4.4. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng. 62
4.4.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống phanh chính. 62
4.4.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống phanh tay. 63
KẾT LUÂN.. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 65
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động nhộn nhịp, sự đô thị hoá cao, nhu cầu đi lại trên trục đường giao thông ngày càng lớn. Song do điều kiện đường xá hẹp cho nên vấn đề an toàn giao thông trên đường chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nó là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội đang được đặt ra và cần tìm được một giải pháp hữu hiệu. Đặc biệt là đối với loại xe quân sự phải thường xuyên hoạt động trên đường rừng núi, đèo dốc. Chính vì vậy mà vấn đề an toàn giao thông được đặt ra là một trong những vấn đề bức xúc hàng đầu.
Hệ thống an toàn chuyển động của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng khai thác xe quân sự, nó được đánh giá cụ thể bằng hiệu quả của hệ thống phanh. Trong thời gian gần đây việc nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống phanh trên ô tô được quan tâm nhiều, đồng thời mạng lưới giao thông ngày càng phát triển, chất lượng đường ngày càng được nâng cấp cho phép nâng cao được vận tốc trung bình của xe. Hệ thống phanh có đảm bảo độ tin cậy mới góp phần tạo điều kiện cho người lái xe điều khiển xe dễ dàng và linh hoạt, đồng thời duy trì được tốc độ của xe theo ý muốn trên mọi địa hình khác nhau. Trong thực tế việc khai thác sử dụng xe ô tô ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy: do điều kiện thời tiết khí hậu , địa hình và điều kiện chăm sóc bảo quản, bảo dưỡng còn nhiều hạn chế, do đó hệ thống phanh còn xảy ra một số hư hỏng mang tính chất đặc thù, dẫn đến việc sử dụng xe còn có những khó khăn nhất định.
Trong quá trình học tập chuyên ngành Ô tô quân sự tôi được giao nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống phanh ô tô GAZ-66”. Mục đích của đồ án này là tìm hiểu phân tích đặc điểm kết cấu, tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính ô tô GAZ-66. Từ đó đưa ra những nội dung và biện pháp cần thiết giúp cho việc khai thác sử dụng hệ thống phanh được tốt hơn, nâng cao hiệu quả và tuổi thọ của nó, tăng được khả năng an toàn cho chuyển động của xe trong mọi điều kiện sử dụng. Từ mục đích đó đồ án này tập trung giải quyết các vấn đề:
Mở đầu.
Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2 : Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh ô tô GAZ-66
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh ô tô GAZ-66
Chương 4: Khai thác hệ thống phanh ô tô GAZ-66
Kết luận.
Trong quá trình làm đồ án em nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : ThS…………….. cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô quân sự. Nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy để đồ án được hoàn thiện hơn!
TPHCM, Ngày .. tháng … năm 20….
Học viện thực hiện
……………….
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE Ô TÔ GAZ-66
1.1. Giới thiệu chung về xe ô tô GAZ-66
Xe ô tô GAZ-66 loại ô tô tải hạng trung do nhà máy Gorski (Liên Xô) sản xuất năm 1964. Khi sản xuất người ta chú trọng đến đảm bảo chất lượng động lực học tốt, tính năng thông qua cao, tính ổn định chuyển động tốt, điều khiển nhẹ nhàng, đảm bảo độ tin cậy cao và thuận tiện cho việc bảo dưỡng sửa chữa.
Hình dáng bên ngoài xe ô tô GAZ-66 được biểu diễn trên Hình 1.1
* Động cơ: xe GAZ-66 sử dụng động cơ ЗмЗ-66 là loại động cơ 4 kỳ, 8 xi lanh, bố trí hình chữ V, thứ tự công tác 1-5-4-2-6-3-7-8. Công suất lớn nhất động cơ là 115 mã lực ở tốc độ vòng quay trục khuỷu là 3200 v/p.
* Hệ thống truyền lực kiểu cơ khí gồm:
- Ly hợp ma sát khô, một đĩa bị động, tạo lực ép bằng lò xo ép bố trí xung quanh, dẫn động điều khiển thủy lực.
- Hộp số cơ khí 4 cấp, 3 trục dọc, sử dụng đồng tốc ở số truyền 3 và 4, dẫn động điều khiển trực tiếp. Khóa hãm kiểu chốt và con trượt, định vị bi và lò xo, khóa hãm số lùi kiểu bi và cốc.
* Hệ thống lái sử dụng hệ thống lái cơ khí có trợ lực thủy lực, có tỷ số truyền i=20,5.
- Cơ cấu lái kiểu trục vít lõm-con lăn
- Dẫn động lái kiểu cơ khí có trợ lực thủy lực
1.2. Tính năng kỹ thuật của xe ô tô GAZ-66
Tính năng chiến kỹ thuật của xe ô tô GAZ-66 được thể hiện trong Bảng 1.1
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH ÔTÔ GAZ-66
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại của hệ thống phanh trên xe ô tô.
2.1.1. Công dụng của hệ thống phanh
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó, ngoài ra hệ thống phanh còn đảm bảo giữ xe đứng cố định tại một vị trí trong thời gian dài.
2.1.2. Các yêu cầu đối với hệ thống phanh
Hệ thống phanh trên ô tô phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau.
- Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất ở bất kỳ chế độ chuyển động nào, ngay cả khi dừng xe tại chỗ.
- Có độ tin cậy làm việc cao để ô tô chuyển động an toàn.
- Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh phải nhỏ và đảm bảo phanh xe êm dịu trong mọi trường hợp.
2.1.3. Phân loại hệ thống phanh
Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh trên xe ô tô:
- Theo công dụng hệ thống phanh
+ Hệ thống phanh chính (phanh chân)
+ Hệ thống phanh dừng (phanh tay)
- Theo đặc điểm kết cấu dẫn động phanh:
+ Hệ thống phanh dẫn động cơ khí
+ Hệ thống phanh dẫn động khí nén
- Theo vị trí bố trí cơ cấu phanh:
+ Phanh bánh xe.
+ Phanh trục truyền.
2.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh chính trên ô tô GAZ-66
Ô tô GAZ-66 là xe tải có trọng lượng không lớn, sử dụng hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực, có trợ lực chân không, bố trí cơ cấu phanh guốc chốt tựa khác phía và lực đẩy lên các guốc bằng nhau trên cầu trước và cơ cấu phanh guốc chốt tựa cùng phía và lực đẩy lên các guốc bằng nhau trên cầu sau.
2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung
2.2.1.1. Cấu tạo chung
Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh chính trên xe ô tô GAZ-66 được biểu diễn trên Hình 2.1
Cơ cấu phanh gồm có các guốc phanh (4), (6), với các lò xo kéo, chốt tựa của guốc. Tang phanh được cố định trên moay ơ bánh xe và quay cùng với bánh xe. Guốc phanh một đầu cố định lên giá qua khớp quay với chốt tựa, đầu kia của guốc tỳ vào ụ tỳ của pít tông xi lanh công tác.
2.2.1.2. Nguyên lý làm việc
* Khi chưa phanh: Trong hệ thống tồn tại một áp suất dư có giá trị nhỏ P = (1,04¸1,1) MPa, nên dưới sức căng của lò xo cụm van thì van không khí đóng, van chân không mở. Các khoang của bầu trợ lực và cụm van điều khiển được nối thông với nhau qua van chân không.
* Khi đạp phanh với lực đạp lớn hơn (QBĐ>13 KG): xi lanh chính làm việc tạo nên dầu có áp suất cao dẫn tới xi lanh trợ lực. Lúc này áp lực dầu tác dụng phía dưới pít tông điều khiển đủ lớn thắng được sức căng của lò xo van làm pít tông điều khiển cùng màng cao su dịch chuyển đi lên, van chân không đóng van không khí mở.
* Khi thôi phanh: khi thôi tác dụng vào bàn đạp phanh áp suất xi lanh chính giảm, pít tong điều khiển dịch chuyển về vị trí ban đầu, van không khí đóng van chân không mở các khoang của bầu trợ lực và van điều khiển được nối thông với nhau và nối với đường nạp của động cơ.
2.2.2. Đặc điểm kết cấu các cụm cơ bản.
2.2.2.1. Đặc điểm kết cấu cơ cấu phanh.
Cơ cấu phanh có nhiệm vụ tạo ra mô men phanh cần thiết và giữ ổn định về chất lượng phanh trong quá trình sử dụng.
a. Đặc điểm kết cấu cơ cấu phanh cầu sau
Kết cấu cơ cấu phanh cầu sau xe ô tô GAZ-66 được biểu diễn trên Hình 2.2
Qua hình 2.2 và ta thấy cơ cấu phanh cầu sau xe ô tô GAZ-66 là cơ cấu phanh kiểu guốc (tang trống), có chốt tựa một phía và lực đẩy lên các guốc phanh bằng nhau. Cơ cấu phanh này có lực đẩy guốc phanh P = P2 do đường kính pít tông, xi lanh công tác bằng nhau.
b. Đặc điểm kết cấu cơ cấu phanh cầu trước.
Kết cấu cơ cấu phanh cầu trước xe ô tô GAZ-66 được biểu diễn trên hình 2.3
2.2.2.2. Đặc điểm kết cấu dẫn động phanh.
Dẫn động phanh cần phải bảo đảm sự nhẹ nhàng, nhanh chóng và tính đồng thời làm việc của các cơ cấu phanh. Đồng thời bảo đảm sự phân bố lực phanh cần thiết giữa các cầu.
2.2.2.3. Đặc điểm kết cấu bầu trợ lực chân không.
Trong dẫn động thuỷ lực, áp suất làm việc cực đại của chất lỏng khi phanh vào khoảng 5,0 8,0 MPa. Để bảo đảm độ tin cậy làm việc thường bố trí trợ lực song song với nguồn năng lượng do lái xe sinh ra. Hệ thống phanh chính của ô tô GAZ-66 sử dụng bộ trợ lực chân không với độ chân không lấy ra từ đường nạp của động cơ.
2.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh tay (phanh dừng)
Phanh tay được lắp ở đầu ra của hộp số phân phối, đảm nhận chức năng của hệ thống phanh dừng. Ưu điểm của hệ thống phanh dừng là đơn giản về dẫn động và tăng được mô men phanh tới bánh xe phanh tương ứng với tỷ số truyền của truyền lực chính.
Kết cấu hệ thống phanh tay được biểu diễn trên hình 2.7
Qua hình 2.7 ta thấy kết cấu hệ thống phanh tay ô tô GAZ-66 gồm: Cơ cấu phanh trục truyền lực và dẫn động phanh tay.
2.3.1. Cơ cấu phanh trục truyền lực.
2.3.1.1. Cấu tạo
Kết cấu cơ cấu phanh trục truyền được biểu diễn trên hình 2.8
2.3.1.2. Nguyên lý làm việc
Khi phanh trong trường hợp dừng xe, dưới tác dụng của lực trên cần phanh tay, qua hệ thống đòn dẫn động sẽ tác dụng đẩy thân cơ cấu chứa bi doãng má phanh (15) dịch chuyển vào trong. Các viên bi sẽ đẩy các thanh đẩy (12) và đẩy guốc phanh ép sát vào tang phanh.
2.3.2. Dẫn động phanh tay.
Dẫn động phanh tay của xe GAZ-66 là dẫn động phanh cơ khí gồm hệ thống các thanh đòn. Để tiến hành phanh, sử dụng năng lượng của người lái (điều khiển bằng tay).
2.3.2.1. Cấu tạo
Qua hình 2.7 ta thấy dẫn động phanh tay bao gồm: cần kéo dẫn động phanh tay (4), thanh kéo dẫn động phanh tay (1), trên thanh kéo có các răng để ăn khớp với cơ cấu định vị, nó được bọc bởi vỏ thép bảo vệ (2). Cơ cấu định vị thanh kéo (3) dạng bánh cóc để đảm bảo giữ cho thanh kéo (1) không bị tụt xuống dưới khi phanh, nhằm đảm bảo an toàn khi phanh.
2.3.2.2. Nguyên lý làm việc
Khi phanh, người lái kéo cần kéo (4), thông qua thanh kéo dẫn động (1) làm cho đòn trung gian (21) quay quanh trục, đồng thời kéo thanh dẫn động (19). Thanh dẫn động dịch chuyển làm cho đòn dẫn động (17) quay quanh trục của nó, đầu còn lại đẩy thân chứa bi cơ cấu doãng má phanh (15) dịch chuyển vào trong.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH CHÍNH Ô TÔ GAZ-66
3.1. Sơ đồ tính toán và số liệu ban đầu
3.1.1. Sơ đồ tính toán
* Các lực tác dụng lên ô tô khi phanh được biểu diễn trên hình 3.1.
*Các lực tác dụng lên cơ cấu phanh guốc được thể hiện trên hình 3.2
Ta có:
- P1, P2: Lực đẩy tác dụng lên guốc phanh trước và sau. [N]
- Y1, Y2: Hợp lực pháp tuyến tác dụng từ tang phanh lên tấm ma sát guốc phanh trước và sau. [N]
- U1, U2: Phản lực tác dụng từ chốt tựa lên guốc phanh trước và sau. [N]
- a: Khoảng cách từ tâm CCP đến XLP. [m]
- c: Khoảng cách từ tâm CCP đến chốt tưạ. [m]
- d: Khoảng cách từ tâm CCP đến chốt tựa chung. [m]
3.1.2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe ô tô GAZ-66
Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe ô tô được thể hiện trên bảng 3.1. TL[6].
3.2. Tính toán lực tác dụng lên guốc phanh
Trong tính toán kiểm nghiệm người ta xác định p0 bằng phương pháp thực nghiệm, đối với xe GAZ-66 ta lấy : p0 = 80 (KG/cm2).
Thay số vào công thức 3.1 ta có: P = 7548,83 N
3.3. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra và mô men phanh cần sinh ra của cơ cấu phanh
3.3.1. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra
Giả thiết:
- Áp suất phân bố đều trên bề mặt má phanh
- Hợp lực pháp tuyến Y tác dụng từ tang phanh lên tấm ma sát đặt tại giữa cung ma sát.
Đối với loại xe GAZ-66 ta có:
P = 7546,83 (N), a = c = 0,15 (m)
e = 0,16 (m), = 0,35 , rt = 0,19 (m)
Thay các thông số vào công thức (3.5) và (3.7) trên ta có:
Mps = 2332,56 (N.m)
Mpt = 3203,89 (N.m)
*Tổng mô men phanh do các cơ cấu phanh sinh ra là:
Mp = 2.(Mpt + Mps) (3.8)
Thay các thông số trên vào công thức 3.8 ta có
Mp = 2.(3203,89 + 2332,56) =11072,9 (N.m)
3.3.2. Xác định mô men cần sinh ra ở các cơ cấu phanh.
Mô men cần sinh ra ở các cơ cấu phanh của ô tô phải đảm bảo giảm tốc độ hoặc dừng ô tô hoàn toàn với gia tốc chậm dần trong giới hạn cho phép.
Theo bảng 3.1 ta có các thông số cơ bản sau đây:
G =5800 (KG) = 56898 (N) L = 3,30 (m)
Lb =1,56 (m) g = 9,81 (m/s2 )
u = 0,7 La = 1,74 (m)
hg =1,25 (m) Jpmax= 6 (m/s2).
Thay các thông số trên vào các công thức 3.12 và 3.13 tương ứng trên ta có:
Mp1= 6873,55 (N.m)
Mp2= 2884,45 (N.m)
*Tổng mô men phanh cần sinh ra ở các cơ cấu phanh là:
M’p = 2.(Mp1 + Mp2) (3.16)
Thay các thông số trên vào công thức 3.16 ta có
Mp = 2.(6873,55 + 2884,45) = 19516 (N.m)
Tổng hợp các kết quả tính toán kiểm nghiệm mô men phanh được chỉ ra trong bảng 3.2.
3.4. Tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu phanh
3.4.1. Xác định hệ số hiệu quả phanh của từng cơ cấu phanh
Đối với xe GAZ-66 ta có các thông số sau:
P1 = P2 = P = 7546,83 (N) rt = 0,19 (m)
Mpt = 3203,89 (N.m) Mps = 2332,56 (N.m)
Thay các giá trị trên vào công thức 3.17 ta tìm được hệ số hiệu quả phanh:
Với cầu trước: Ke = 1,11
Với cầu sau: Ke = 0,81
Vậy các cơ cấu phanh đảm hiệu quả phanh theo yêu cầu.
3.4.2. Xác định các thông số đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh
Khả năng làm việc của cơ cấu phanh được đánh giá qua các thông số sau:
* Công ma sát riêng (lms).
* Áp suất trên bề mặt má phanh (p).
* Tỷ số khối lượng toàn bộ ôtô trên tổng diện tích ma sát của các má phanh (q).
* Độ tăng nhiệt độ của tang phanh trong quá trình phanh ( T).
Xét biểu thức: ui = 0,243
Qua kết quả chứng tỏ không thoả mãn tự xiết, phanh làm việc êm dịu.
Vậy qua các kết quả tính toán kiểm nghiệm trên ta thấy cơ cấu phanh chính xe ô tô GAZ-66 đủ khả năng hoạt động tốt trong điều kiện Việt Nam.
CHƯƠNG 4
KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE Ô TÔ GAZ-66
4.1. Những chú ý cơ bản trong khai thác, sử dụng hệ thống phanh trên xe ô tô GAZ-66.
Hệ thống phanh giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển động của ô tô, nó đảm bảo an toàn cho hàng hóa, hành khách và phương tiện. Hệ thống phanh tốt giúp nâng cao tốc độ trung bình, nâng cao năng suất, hạ giá thành vận chuyển.
4.1.1. Khi kiểm tra hệ thống phanh ô tô GAZ-66.
Hệ thống phanh là một hệ thống đảm bảo chuyển động của ô tô. Do vậy phải đáp ứng những yêu cầu kiểm tra khắt khe, nhất là đối với ô tô hoạt động ở tốc độ cao.
Trong quá trình sử dụng, không được thay đổi kết cấu của hệ thống phanh nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
4.1.2. Khi khai thác sử dụng.
- Tránh phanh đột ngột để lết bánh xe trên đường làm lốp nhanh mòn và hiệu quả phanh không cao.
- Giảm thiểu việc phanh xe với tốc độ quá lớn hoặc phanh liên tục vì như vậy sẽ làm cơ cấu phanh nóng lên, làm giảm hệ số ma sát của phanh đồng thời làm cho các chi tiết của hệ thống phanh nóng lên, làm giảm tuổi thọ cho các chi tiết và làm giảm chất lượng của quá trình phanh.
4.2. Nội dung chính bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh ô tô GAZ-66.
Trong quá trình khai thác, sử dụng hệ thống phanh luôn có những thay đổi về trạng thái, khả năng làm việc, giảm hiệu quả dần sau một thời gian sử dụng của hệ thống.
Bảo dưỡng hệ thống phanh cũng tuân thủ theo đầy đủ các cấp bảo dưỡng kỹ thuật ô tô đó là:
- Bảo dưỡng thường xuyên.
- Bảo dưỡng định kỳ cấp 1.
- Bảo dưỡng định kỳ cấp 2.
4.3. Kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô GAZ-66.
4.3.1. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh.
Hành trình tự do (HTTD) của bàn đạp phanh là khoảng dịch chuyển của bàn đạp (khi chịu lực tác động) mà chưa có tác dụng phanh xe.
HTTD quá nhỏ hoặc không có dễ gây nên hiện tượng bó phanh, dễ gây lên hiện tượng tự phanh không theo ý muốn khi có sự rung xóc ngẫu nhiên.
4.3.2. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở má phanh – tang phanh.
4.3.2.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ tháo lắp: Clê 14, 17, 19; Kích 5 tấn: 01 chiếc
- Vật tư đảm bảo: Dẻ lau: 0,2 Kg; Khay đựng: 01 chiếc
4.3.2.2. Kiểm tra.
Đối với xe ô tô GAZ – 66 không có vị trí kiểm tra bằng căn lá vì vậy tiến hành kiểm tra bằng kinh nghiệm.
4.3.3. Xả khí trong hệ thống dẫn động phanh
Dầu phanh có lẫn không khí sẽ giảm hiệu quả phanh, thậm chí còn làm mất khả năng phanh hoàn toàn. Vì vậy trong sử dụng cần phải xả hết khí trong hệ thống.
4.3.4. Xúc rửa hệ thống phanh dẫn động thủy lực.
4.3.4.1. Chuẩn bị.
- Dụng cị tháo lắp: Clê 10, 24
- Vật tư đảm bảo: Dẻ lau: 0,2 Kg; Khay đựng: 02 chiếc; Dầu phanh: 1 lít; Dung dịch xúc rửa: 1lít; Ống cao su dài 400÷500 mm: 01 chiếc; Bình thủy tinh: 01 chiếc.
4.3.4.2. Tiến hành.
Khi thay mới các chi tiết trong hệ thống phanh, thay dầu phanh cũ đã lẫn nhiều tạp chất hoặc khi thay dầu phanh khác loại, khi làm sạch xi lanh, pít tông, cupen phanh ...
4.3.5. Kiểm tra, điều chỉnh phanh tay
Hệ thống phanh tay của ô tô GAZ – 66 là loại dẫn động cơ khí, có cơ cấu phanh kiểu guốc. Trong quá trình sử dụng phanh tay, má phanh bị mài mòn, khe hở má phanh và tang phanh tang lên làm cho phanh tay kém tác dụng (phanh không “ăn” hoặc “ăn” không chặt).
4.3.6. Kiểm tra độ kín khít của hệ thống
Hệ thống dẫn động phanh của xe ô tô GAZ – 66 là dẫn động thủy lực, nếu rò rỉ dầu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phanh.
4.4. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng
4.4.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống phanh chính
- Toàn bộ hệ thống phải sạch sẽ, bảo đảm độ kín, không bị rò chảy dầu.
- Khi vận hành, phanh phải có hiệu lực và có hiệu lực đều ở tất cả các bánh xe, không có hiện tượng bó phanh.
4.4.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống phanh tay
- Cơ cấu phanh phải sạch sẽ, định vị chắc chắn.
- Điều khiển nhẹ nhàng, linh hoạt, hành trình phanh tay đúng tiêu chuẩn quy định.
KẾT LUÂN
Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp tuy thời gian không nhiều, song với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo : ThS………….. cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô Quân Sự, đồ án tốt nghiệp đã được hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Đồ án tập trung đi sâu vào các nội dung sau:
Mở đầu.
Chương 1: Giới thiệu chung.
Chương 2 : Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh ô tô GAZ-66
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh ô tô GAZ-66
Chương 4: Khai thác hệ thống phanh trên ô tô GAZ-66
Kết luận.
Quá trình tính toán kiểm nghiệm các chi tiết đều đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép, độ tin cậy cao. Tuy nhiên, đồ án mới dừng lại ở tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh và đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu mà chưa xét tới các ảnh hưởng của các yếu tố khác như bầu trợ lực, cụm van điều khiển.v.v..
Quá trình làm đồ án do kiến thức còn hạn chế, tài liệu khó, thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy giáo và góp ý của đồng đội để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong các nội dung tiếp theo cũng như quá trình công tác ở đơn vị sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phúc Hiểu. Lý thuyết Ô tô Quân sự - NXBQĐND - 2002
2. Ngô Khắc Hùng. Kết cấu tính toán ô tô - NXBGTVT - 2008
3.Vũ Đức Lập & Phạm Đình Vy. Cấu tạo Ô tô Quân sự. Tập 2 (lí thuyết) - HVKTQS - 1995
4. Vũ Đức Lập & Phạm Đình Vy. Cấu tạo Ô tô Quân sự. Tập 2 (hình vẽ) - HVKTQS - 1995
5. Vũ Đức Lập. Hướng dẫn thiết kế môn học. Tập 5: Hệ thống phanh - HVKTQS - 1998
6. Vũ Đức Lập. Sổ tay tính năng tra cứu kỹ thuật ô tô - HVKTQS - 2003
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"