MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ 4
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG.............................................................. 7
1.1. Giới thiệu chung về xe UAZ – 469........................................................... 7
1.2. Các thông số và tính năng kỹ thuật của xe UAZ- 469............................ 8
1.3 Đặc tính các cụm và hệ thống chính trên xe UAZ-469.......................... 11
1.3.1 Động cơ............................................................................................... 11
1.3.2 Hệ thống truyền lực............................................................................. 11
1.3.3 Phần vận hành..................................................................................... 11
1.3.4 Hệ thống lái......................................................................................... 12
1.3.5 Hệ thống điện...................................................................................... 12
1.3.6 Hệ thống phanh................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE UAZ – 469....13
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại của hệ thống phanh trên xe ô tô......... 13
2.1.1. Công dụng của hệ thống phanh.......................................................... 13
2.1.2. Các yêu cầu đối với hệ thống phanh................................................... 13
2.1.3. Phân loại hệ thống phanh................................................................... 14
2.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh chính trên xe UAZ - 469................. 15
2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung................................................. 15
2.2.1.1. Cấu tạo chung.............................................................................. 15
2.2.1.2. Nguyên lý làm việc....................................................................... 15
2.2.1.3. Ưu, nhược điểm hệ thống phanh thủy lực.................................... 16
2.2.2. Đặc điểm kết cấu các cụm cơ bản....................................................... 17
2.2.2.1. Bộ trợ lực chân không.................................................................. 17
2.2.2.2.. Xi lanh phanh chính.................................................................... 20
2.2.2.3. Cơ cấu dẫn động.......................................................................... 22
2.2.2.4. Bộ phận báo tín hiệu.................................................................... 22
2.2.2.5. Xi lanh công tác........................................................................... 23
2.2.3. Cơ cấu phanh..................................................................................... 24
2.2.3.1. Cơ cấu phanh có chốt tựa khác phía và lực tác dụng lên guốc phanh bằng nhau 24
2.2.3.2. Cơ cấu phanh có chốt tựa cùng phía và lực đẩy lên các guốc phanh bằng nhau 26
2.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh tay (phanh dừng)........................... 27
2.3.1. Cơ cấu phanh trục truyền lực............................................................. 28
2.3.1.1. Cấu tạo........................................................................................ 28
2.3.1.2. Nguyên lý làm việc....................................................................... 29
2.3.2. Dẫn động phanh tay........................................................................... 29
2.3.2.1. Cấu tạo........................................................................................ 29
2.3.2.2. Nguyên lý làm việc....................................................................... 30
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH CHÍNH XE UAZ - 469.....31
3.1. Sơ đồ tính toán và số liệu ban đầu........................................................ 31
3.2. Tính toán lực tác dụng lên guốc phanh................................................. 34
3.3. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra và mô men phanh cần sinh ra của cơ cấu phanh.... 34
3.3.1. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra.............................. 34
3.3.1.1. Tính toạ độ điểm đặt hợp lực tác dụng lên má phanh.................. 35
3.3.1.2. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra....................... 37
3.3.2. Xác định mô men cần sinh ra ở các cơ cấu phanh.............................. 38
3.4. Tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu phanh............. 41
3.4.1. Tính toán xác định công ma sát riêng................................................. 41
3.4.2. Tính toán xác định áp suất trên bề mặt má phanh............................. 42
3.4.3. Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh................................... 43
3.4.4. Kiểm tra hiện tượng tự xiết của cơ cấu phanh..................................... 45
CHƯƠNG 4. KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHANH XE UAZ - 469.....46
4.1. Bảo dưỡng hệ thống phanh xe UAZ - 469............................................ 46
4.1.1. Vật liệu và dụng cụ sử dụng khi bảo dưỡng........................................ 46
4.1.2. Bảo dưỡng hệ thống phanh xe UAZ - 469.......................................... 47
4.1.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên............................................................. 47
4.1.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1............................................................ 47
4.1.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2............................................................ 47
4.2. Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phanh xe UAZ - 469............................ 47
4.3. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục.......................... 52
4.4. Tháo lắp hệ thống phanh xe UAZ - 469................................................ 55
4.5. Sửa chữa hệ thống phanh...................................................................... 57
KẾT LUẬN.................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 60
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, quân đội ta ngày càng phát triển chính quy hơn và hiện đại hơn. Hiện nay, vấn đề ô tô tham gia giao thông của cả nước nói chung và quân đội nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trong quân đội ta để phục vụ mục đích đưa đón cán bộ, chỉ huy vẫn đang sử dụng một số lượng lớn là các xe của Liên Xô trước đây, cụ thể là dòng UAZ bao gồm nhiều loại khác nhau như: UAZ 469, UAZ 31512, UAZ 3160…Để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thời kì mới, đã có việc thử nghiệm đưa các loại xe khác vào thay thế cho dòng UAZ như Nissan, Fortuner… nhưng khả năng cơ động trên địa hình xấu, địa hình đồi núi kém hơn dòng UAZ rất nhiều, hơn thế màu sơn xe không phù hợp với điều kiện dã chiến. Phấn đấu cho mục tiêu tăng tỉ lệ nội địa hóa, Bộ quốc phòng đã đưa ra đề tài thiết kế xe chỉ huy mới tại Việt Nam nhưng tới nay do gặp phải nhiều khó khăn về công nghệ,vật liệu nên kết quả hiện được chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Nhưng khi mật độ giao thông và tốc độ trung bình của ô tô trên đường tăng lên thì việc đảm bảo an toàn giao thông càng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
Hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng của ô tô, nó đảm bảo cho ô tô chuyển động an toàn ở tốc độ cao, cho phép lái xe điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm, nhờ vậy mà nâng cao vận tốc trung bình của xe cũng như nâng cao được năng suất vận chuyển và an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình xe vận hành.
Quân đội ta mặc dù có đặc thù riêng, xong cũng không thể tránh khỏi tham gia giao thông trong quá trình hoạt động. Để đảm bảo tham gia giao thông an toàn, không những phải chú trọng việc huấn luyện, bồi dưỡng chặc chẽ đội ngũ lái xe mà các xe trong quân đội cũng cần có sự hoàn thiện về kỹ thuật nâng cao hiệu quả phanh và độ tin cậy của hệ thống phanh xe đang sử dụng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Khai thác hệ thống phanh trên xe UAZ - 469” làm đồ án tốt nghiệp của mình. Mục đích của đồ án này là tìm hiểu phân tích đặc điểm kết cấu, tính toán kiểm nghiệm hệ thống thanh trên xe UAZ - 469. Từ đó đưa ra những nội dung và biện pháp cần thiết giúp cho việc khai thác sử dụng hệ thống phanh được tốt hơn, nâng cao hiệu quả và tuổi thọ của nó, tăng được khả năng an toàn cho chuyển động của xe trong mọi điều kiện sử dụng. Từ mục đích đó đồ án này tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Lời nói đầu.
Chương 1: Giới thiệu chung về xe UAZ-469.
Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe UAZ - 469.
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính xe UAZ - 469.
Chương 4: Khai thác sử dụng hệ thống phanh xe UAZ- 469.
Kết luận.
Trong quá trình làm đồ án em nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy: ThS ……………., cùng các thầy giáo trong khoa ô tô. Nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy để đồ án được hoàn thiện hơn.!
TPHCM, Ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………..
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu chung về xe UAZ – 469
Xe ô tô UAZ 469 loại xe chỉ huy do hãng Ulyanovskiy Avtomobilnyi Zavod, tức UAZ của Liên Xô sản xuất. Sau 10 năm thiết kế và hoàn chỉnh, UAZ-469 được ra mắt năm 1973, thay thế loại GAZ-69 trước đó. Đây là loại xe hai cầu, với công thức bánh xe 4x4, sử dụng chuyên dùng để vận chuyển người và hàng hoá trên mọi loại đường, mọi địa hình.
1.2. Các thông số và tính năng kỹ thuật của xe UAZ- 469
Các thông số cơ bản của xe thể hiện trong bảng 1
1.3 Đặc tính các cụm và hệ thống chính trên xe UAZ-469
1.3.1 Động cơ
Động cơ xe UAZ-460 là loại động cơ xăng 4 kỳ, 4 xi lanh xếp thành 1 hàng thẳng, thứ tự công tác 1-2-4-3. Công suất lớn nhất của động cơ là 75 mã lực ở tốc độ vòng quay trục khuỷu là 4000 vòng/phút. Mô men lớn nhất là 17 Kg.m ở tốc độ vòng quay trục khuỷu 2000-2500 vòng/phút. Tỷ số nén 6,7.
- Hệ thống bôi trơn: Kiểu hổn hợp
- Hệ thống làm mát: bằng chất lỏng tuần hoàn cưỡng bức, kiểu kín.
1.3.2 Hệ thống truyền lực
Ly hợp ma sát khô, một đĩa bị động , tạo lực ép bằng lò xo ép bố trí xung quanh, dẫn động điều khiển thủy lực.
Hộp số cơ khí bốn cấp tốc độ, bốn số tiến một số lùi, điều khiển trực tiếp bằng cơ khí, có đồng tốc quán tính hoàn toàn ở tay số 3 và 4.
1.3.4 Hệ thống lái
Hệ thống lái kiểu cơ khí, không có trợ lực gồm có cơ cấu lái, dẫn động lái.
- Cơ cấu lái loại trục vít lõm, con lăn hai ren.
- Dẫn động lái có đòn quay đứng, đòn kéo dọc và đòn quay ngang.
1.3.6 Hệ thống phanh
Phanh chính là phanh thủy lực hai dòng có trợ lực chân không, cơ cấu phanh loại guốc ở tất cả các bánh xe
Phanh dừng dẫn động cơ khí.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE UAZ – 469
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại của hệ thống phanh trên xe ô tô.
2.1.1. Công dụng của hệ thống phanh
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó, ngoài ra hệ thống phanh còn đảm bảo giữ xe đứng cố định tại một vị trí trong thời gian dài.
2.1.2. Các yêu cầu đối với hệ thống phanh
Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất ở bất kỳ chế độ chuyển động nào, ngay cả khi dừng xe tại chỗ.
Có độ tin cậy làm việc cao để ô tô chuyển động an toàn.
Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh phải nhỏ và đảm bảo phanh xe êm dịu trong mọi trường hợp.
2.1.3. Phân loại hệ thống phanh
Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh trên xe ô tô
- Theo công dụng hệ thống phanh
+ Hệ thống phanh chính (phanh chân)
+ Hệ thống phanh dừng (phanh tay)
- Theo đặc điểm kết cấu dẫn động phanh
+ Hệ thống phanh dẫn động cơ khí.
+ Hệ thống phanh dẫn động khí nén.
- Theo cách bố trí cơ cấu phanh ở bánh xe hoặc ở trục của hệ thống truyền lực
+ Phanh bánh xe.
+ Phanh trục truyền.
2.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh chính trên xe UAZ - 469
2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc chung
2.2.1.1. Cấu tạo chung
Hệ thống phanh xe UAZ- 469 gồm có: Hệ thống phanh chính (phanh chân), các cơ cấu phanh đặt ở bánh xe.
2.2.1.2. Nguyên lý làm việc
Khi không phanh: Lò xo hồi vị kéo guốc phanh về vị trí nhả phanh, dầu áp suất thấp nằm chờ trên đường ống.
2.2.2. Đặc điểm kết cấu các cụm cơ bản
Dẫn động điều khiển của hệ thống phanh công tác gồm có bàn đạp phanh, bầu trợ lực chân không, xi lanh phanh chính, cơ cấu truyền, cơ cấu báo tín hiệu, và xi lanh bánh xe. Trên hình (2.2) thể hiện một số bộ phận chính trong dẫn động điều khiển phanh của hệ thống phanh xe UAZ – 469.
2.2.2.1. Bộ trợ lực chân không
a. Đặc điểm
Bộ trợ lực chân không sử dụng ngay độ chân không ở đường ống nạp của động cơ, đưa độ chân không này vào khoang III và IV của bộ trợ lực, còn khoang I và II khi phanh được thông với khí trời.
b.Cấu tạo
Cấu tạo gồm hai khoang ngăn cách nhau nhờ vách ngăn (18) , mỗi khoang được chia làm hai ngăn nhờ piston kiểu màng (2) và (24). Các piston được liên kết với nhau qua thanh nối (7). Hai ngăn I và II khi phanh thông với khí trời, hai ngăn III và IV thông với cổ hút động cơ.
2.2.2.2.. Xi lanh phanh chính
a. Đặc điểm
Hệ thống phanh là loại dẫn động thuỷ lực hai dòng do đó xi lanh phanh chính sử dụng là xi lanh kép.
b. Cấu tạo
Thân xi lanh được đúc bằng gang, trên thân có gia công các lỗ bù, lỗ thông qua, đồng thời đây cũng là chi tiết để gá đặt các chi tiết khác.
2.2.2.3. Cơ cấu dẫn động
Đối với xe UAZ-469 có cơ cấu dẫn động thuỷ lực hai dòng (Hình 2.4): Có nghĩa là từ đầu ra của xi lanh chính có hai đường dầu độc lập dẫn đến các bánh xe. Mỗi dòng dẫn động được nối với một khoang của xi lanh phanh chính. Việc sử dụng dẫn động phanh hai dòng có kết cấu phức tạp hơn so với dẫn động một dòng nhưng nó làm tăng độ tin cậy của hệ thống.
2.2.2.5. Xi lanh công tác
Kết cấu và bố trí xi lanh bánh xe phụ thuộc vào phương án sử dụng cơ cấu phanh trên các ô tô cụ thể. Trên xe UAZ- 469 sử dụng hai loại xi lanh công tác khác nhau: Xi lanh đơn dùng cho cơ cấu phanh cầu trước và xi lanh kép dùng cho cơ cấu phanh cầu sau.
2.2.3. Cơ cấu phanh
2.2.3.1. Cơ cấu phanh có chốt tựa khác phía và lực tác dụng lên guốc phanh bằng nhau
Đặc điểm của cơ cấu này là có hai xilanh phanh bánh xe đặt riêng rẽ cho từng guốc và chốt tựa riêng rẽ được bố trí khác phía. Mô men ma sát sinh ra ở guốc trước và guốc sau bằng nhau.
Cơ cấu phanh có hai xi lanh bố trí riêng rẽ ở hai guốc phanh. Mỗi guốc phanh được quay quanh chốt tựa (15), bố trí đối xứng với với nhau. Dầu được cung cấp đến các xi lanh qua ống nối (13).
2.2.3.2. Cơ cấu phanh có chốt tựa cùng phía và lực đẩy lên các guốc phanh bằng nhau
Đặc điểm của cơ cấu phanh loại này là có lực đẩy guốc phanh bằng nhau P1 = P2 do đường kính píttông xi lanh công tác như nhau. Nhưng mômen ma sát của guốc phanh trước lớn hơn guốc phanh sau. Do mômen ma sát ở trên guốc phanh trước cùng chiều với mô men của lực P1, còn mômen ma sát ở guốc phanh sau (do phản lực tiếp tuyến Y2 gây ra) có xu hướng chống lại lực dẫn động nên sức ép của guốc phanh trước vào tang phanh sẽ lớn hơn so với guốc phanh sau
2.3. Đặc điểm kết cấu hệ thống phanh tay (phanh dừng)
Qua hình 2.9 ta thấy kết cấu hệ thống phanh tay ô tô UAZ 469 gồm: Cơ cấu phanh trục truyền lực và dẫn động phanh tay
Phanh tay được bố trí sau hộp số phân phối, đảm nhận chức năng của hệ thống phanh dừng.
2.3.1. Cơ cấu phanh trục truyền lực.
2.3.1.1. Cấu tạo
Kết cấu cơ cấu phanh trục truyền được biểu diễn trên hình 2.10
2.3.1.2. Nguyên lý làm việc
Khi phanh trong trường hợp dừng xe, dưới tác dụng của lực trên cần phanh tay, qua hệ thống đòn dẫn động sẽ tác dụng đẩy thân cơ cấu chứa bi doãng má phanh (15) dịch chuyển vào trong. Các viên bi sẽ đẩy các thanh đẩy (12) và đẩy guốc phanh ép sát vào tang phanh.
2.3.2. Dẫn động phanh tay
Dẫn động phanh tay của xe UAZ - 469 là dẫn động phanh cơ khí gồm hệ thống các thanh đòn. Để tiến hành phanh, sử dụng năng lượng của người lái (điều khiển bằng tay).
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH CHÍNH XE UAZ - 469
3.1. Sơ đồ tính toán và số liệu ban đầu
Các lực tác dụng lên ô tô khi phanh được biểu diễn trên hình 3.1
Các lực tác dụng lên cơ cấu phanh guốc được thể hiện trên hình 3.2
- P1, P2: Lực đẩy tác dụng lên guốc phanh trước và sau. [N]
- Y1, Y2: Hợp lực pháp tuyến tác dụng từ tang phanh lên tấm ma sát guốc phanh trước và sau. [N]
- U1, U2: Phản lực tác dụng từ chốt tựa lên guốc phanh trước và sau. [N]
- a: Khoảng cách từ tâm CCP đến XLP. [m]
- c: Khoảng cách từ tâm CCP đến chốt tưạ. [m]
- d: Khoảng cách từ tâm CCP đến chốt tựa chung. [m]
Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe ô tô UAZ- 469 như bảng 3.a.
3.2. Tính toán lực tác dụng lên guốc phanh
Vậy ta chọn Pi3 = 687 (N/cm2) để tính toán.Thay các giá trị vào công thức (3.1) ta xác định được lực tác dụng lên guốc phanh là: P = 5522,38 (N)
3.3. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra và mô men phanh cần sinh ra của cơ cấu phanh
3.3.1. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra
Dưới tác dụng của lực lên má phanh P = P1 = P2 các má phanh được đẩy ra ép má phanh sát vào tang phanh. Khi đó mô men ma sát giữa má phanh và tang phanh còn gọi là mô men phanh có tác dụng làm cho bánh xe quay chậm lại thực hiện quá trình phanh xe.
3.3.1.1. Tính toạ độ điểm đặt hợp lực tác dụng lên má phanh
Với quy luật phân bố áp suất là quy luật hình sin nên ta xác định được góc (góc giữa trục (x - x) và hướng của lực pháp tuyến N).
Thay các giá trị vào công thức (3.2) ta được: S1 = 30
* Xác định khoảng cách ( ) từ điểm đặt lực N tới tâm 0.
Thay các giá trị vào công thức (3.3) ta tính được: p1 = 0,183 m
3.3.1.2. Xác định mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra
Đối với cơ cấu phanh bánh trước
- Thay các giá trị vào công thức (3.5), ta được : Mp1 = 1324,38 Nm
Thay các giá trị vào công thức (3.5) ta tính được: 108 (Nm)
Vậy mô men phanh ở cơ cấu phanh bánh sau là: 24422,88 (Nm)
Do đó mô men thực tế của toàn xe là: 5070,84 (Nm)
3.3.2. Xác định mô men cần sinh ra ở các cơ cấu phanh
Mô men cần sinh ra ở các cơ cấu phanh của ô tô phải đảm bảo giảm tốc độ hoặc dừng ô tô hoàn toàn với gia tốc chậm dần trong giới hạn cho phép.
Để đảm bảo phanh xe có hiệu quả thì mô men phanh cần sinh ra sẽ tỷ lệ với tải trọng phân bố lên các bánh xe và phụ thuộc vào hệ số bám của lốp với mặt đường. Khi ô tô chuyển động, tải trọng phân bố lên các bánh xe thay đổi phụ thuộc vào gia tốc chậm dần hoặc gia tốc khi tăng tốc.
Theo bảng 3.a ta có các thông số cơ bản sau đây:
G =2290 (KG) = 22464,9 (N) L = 2,38 (m)
Lb =1,38 (m) g = 9,81 (m/s2 )
= 0,7 La = 0,99 (m)
hg =0,75 (m) Jpmax= 8 (m/s2)
Thay các thông số trên vào các công thức 3.11 và 3.12 tương ứng trên ta có:
Mp1= 2758,49 (N.m)
Mp2= 949,38 (N.m)
* Tổng mô men phanh cần sinh ra ở các cơ cấu phanh là:
M’p = Mp1 + Mp2 (3.14)
Thay các thông số trên vào công thức 3.14 ta có
M’p = 2758,49 + 949,38= 3707,87 (N.m)
Tổng hợp các kết quả tính toán kiểm nghiệm mô men phanh như bảng 3.b.
3.4. Tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu phanh
Khả năng làm việc của cơ cấu phanh được đánh giá qua các thông số sau:
* Công ma sát riêng (lms).
* Áp suất trên bề mặt má phanh (p).
* Nhiệt phát ra trong quá trình phanh ( T).
* Hiện tượng tự xiết của cơ cấu phanh.
3.4.1. Tính toán xác định công ma sát riêng
Công ma sát riêng được xác định trên cơ sở các má phanh thu toàn bộ động năng của ô tô khi phanh ô tô ở vận tốc ban đầu nào đó.
Thay số vào công thức 3.15 trên ta có: L = 8483,84KN.m/m2
3.4.2. Tính toán xác định áp suất trên bề mặt má phanh
- Giả thiết áp suất trên bề mặt má phanh phân bố đều
Thay các giá trị vào công thức 3.19 ta có
Đối với phanh trước: pt = 1,84(MN/m2)
Đối với phanh sau: ps = 1,98 (MN/m2)
Áp suất trên bề mặt má phanh phụ thuộc vào nguyên liệu chế tạo má phanh và tang phanh. Đối với các má phanh hiện nay thì:[ p] = 1,5 - 2,0 (MN/m ) .
3.4.3. Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh
Thay các giá trị:
Ga = 2290 (KG).
V = 30 (Km/h)
Gt = 15 (Kg)
c = 0,125 (Kcal/Kg.độ) vào công thức 3.19 ta được:
AT = 2,5 ( ) < 15
Vậy đảm bảo điều kiện:
Độ tăng nhiệt độ của tang phanh khi phanh ở V= 30 Km/h cho đến khi dừng hẳn không vượt quá 15 C. Khi phanh liên tục thì số thứ hai trong phương trình sẽ tăng lên.
3.4.4. Kiểm tra hiện tượng tự xiết của cơ cấu phanh
Hiện tượng tự xiết (tự phanh) của cơ cấu phanh xảy ra khi má phanh ép sát vào tang phanh chỉ bằng lực ma sát mà không cần tác động lực P của cơ cấu doãng má phanh lên guốc phanh.
Qua kết quả chứng tỏ không thoả mãn tự xiết, phanh làm việc êm dịu.
Vậy qua các kết quả tính toán kiểm nghiệm trên ta thấy cơ cấu phanh chính xe ô tô UAZ-469 đủ khả năng hoạt động tốt trong điều kiện Việt Nam.
CHƯƠNG 4
KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHANH XE UAZ - 469
4.1. Bảo dưỡng hệ thống phanh xe UAZ - 469
Bảo dưỡng kỹ thuật là toàn bộ những công việc và biện pháp nhằm phòng ngừa và phát hiện những hư hỏng do tác động của môi trường và trong khai thác sử dụng làm cơ sở cho xây dựng quy trình bảo dưỡng sửa chữa.
4.1.1. Vật liệu và dụng cụ sử dụng khi bảo dưỡng
Dầu phanh: GT - 22 hoặc GT - 22M dung tích dầu trong dẫn động là 0,5 lít.
Vị trí bôi trơn: Cơ cấu doãng má phanh, điều chỉnh phanh tay, các chốt lệch tâm.
Rẻ lau, xăng, mỡ bảo quản.
4.1.2. Bảo dưỡng hệ thống phanh xe UAZ - 469
4.1.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên
Trước khi ô tô đi công tác: Kiểm tra sự rò rỉ của hệ thống phanh cũng như sự làm việc của hệ thống phanh.
4.1.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2
Thực hiện khi ô tô chạy được 6000 - 8000 km
Thực hiện các công việc của bảo dưỡng cấp 1
Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh, kiểm tra độ mòn của guốc phanh. Nếu mòn mặt mút của guốc phanh thì hàn đắp gia công lại.
4.2. Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phanh xe UAZ - 469
Trước khi tiến hành điều chỉnh hệ thống phanh thì chúng ta cần tiến hành kiểm tra những hư hỏng nhỏ thường gặp trong quá trình sử dụng của hệ thống phanh, đồng thời thực hiện các bước kiểm tra định kì và ghi nhật kí các hư hỏng của hệ thống phanh trong quá trình sử dụng.
Các nội dung kiểm tra, điều chỉnh hệ thống phanh xe UAZ-469 như bảng 4.a.
4.3. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục
Những hư hỏng và biện pháp khắc phục đối với hệ thống phanh chính như bảng 4.b.
4.4. Tháo lắp hệ thống phanh xe UAZ - 469
Tháo lắp hệ thống phanh xe UAZ - 469 như bảng 4.d.
4.5. Sửa chữa hệ thống phanh
Khi phát hiện các chi tiết của hệ thống phanh bị mòn nhiều hoặc có các hư hỏng khác phải tháo, kiểm tra thay thế.
Các guốc phanh có má phanh bị dính dầu trong quá trình sử dụng được ngâm 20 - 30 phút trong xăng. Sau đó làm sạch cẩn thận bề mặt làm việc của má phanh bằng bàn trải sắt và giấy nhám (ráp).
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu và vận dụng những kiến thức đã được trang bị để thực hiện nhiệm vụ đồ án cùng với sự hướng dẫn tận tình và tâm huyết của thầy giáo: ThS ……………. cùng với sự giúp đỡ của các thầy trong Khoa Ôtô và với sự nỗ lực của bản thân, đến nay đồ án của tôi đã hoàn thành được các nội dung đã được giao trong nhiệm vụ đồ án.
Sau khi nghiên cứu, hoàn thành đồ án tốt nghiệp “Khai thác hệ thống phanh xe UAZ - 469” đã giúp tôi thấy được khả năng làm việc của hệ thống phanh và làm rõ được các ưu, nhược điểm của nó. Mặt khác, đã giúp bản thân củng cố lại được nhiều kiến thức và nâng cao sự hiểu biết về một số kiến thức chuyên ngành tạo thuận lợi trong công việc sau này tại đơn vị bản thân công tác, cũng như làm tiền đề cho việc tìm hiểu sâu hơn về kết cấu của các hệ thống phanh khác và trên các dòng xe khác nhau.
Măc dù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đồ án bản thân đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều nhưng do kiến thức còn hạn hẹp cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên trong đồ án không tránh khỏi những sai sót nhất định, do vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp và chỉ dạy tận tình của các thầy giáo trong Khoa Ôtô để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: ThS ……………., cùng các thầy trong Khoa Ôtô - Trường Sĩ Quan Kỹ Thuật Quân Sự cùng toàn thể các đồng chí trong đơn vị đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Phúc Hiểu. Lý thuyết Ô tô Quân sự - NXBQĐND - 2002
[2]. Ngô Khắc Hùng. Kết cấu tính toán ô tô - NXBGTVT - 2008
[3]. Vũ Đức Lập & Phạm Đình Vy. Cấu tạo Ô tô Quân sự. Tập 2 -HVKTQS –1995
[4]. Vũ Đức Lập. Sổ tay tính năng tra cứu kỹ thuật ô tô - HVKTQS - 2003
[5]. Vũ Đức Lập. Hướng dẫn thiết kế môn học. Tập 5: Hệ thống phanh - HVKTQS - 1998
[6]. Nguyễn Hữu Cẩn & Phan Đình Kiên. Thiết kế và tình toán ô tô máy kéo. Tập 2 – NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội-1971
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"