ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE URAL-432067

Mã đồ án OTTN003021717
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống phanh xe PAZ-320547, bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh xe PAZ-320547, bản vẽ kết cấu xylanh thủy khí xe PAZ-320547, bản vẽ kết cấu van 2 tầng, bản vẽ kết cấu van ba ngã); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE PAZ-320547.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 2

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

Chương 1: GIỚI  THIỆU CHUNG VỀ XE URAL - 432067. 4

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE URAL – 432067. 7

1.2. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA XE URAL – 432067. 8

Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE URAL – 432067  14

2.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẤU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHANH.. 14

2.1.1. Công dụng. 14

2.1.2. Phân loại. 14

2.1.3. Yêu cầu. 15

2.2 ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG PHANH XE URAL-432067. 17

2.2.1. Hệ thống phanh chính (phanh công tác) 17

2.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh xe URAL - 432067. 17

2.2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh chính trên xe URAL - 432067  19

2.2.1.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính trong hệ thống phanh chính trên xe URAL-432067. 20

2.2.2. Hệ thống phanh tay( phanh dừng) 41

2.2.3. Hệ thống phanh bổ trợ (phanh bằng động cơ) 42

2.2.3.1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh bổ trợ trên xe URAL – 432067  42

2.2.3.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm thuộc hệ thống phanh bổ trợ. 43

Chương 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM  CƠ CẤU PHANH.. 48

3.1  CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU.. 48

3.1.1  Các thông số của kết cấu xe. 48

3.1.2  Các thông số kết cấu của cơ cấu phanh. 49

3.1.3  Các thông số của dẫn động phanh. 50

3.1.4  Thông số về chế độ tính toán cho hai trường hợp. 50

3.2  TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH.. 51

Chương 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE URAL – 432067  63

4.1. KIỂM TRA TRẠNG THÁI KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH.. 63

4.1.1. Những chú ý khi kiểm tra hệ thống phanh. 63

4.1.2. Các nội dung kiểm tra, phương pháp tiến hành và tiêu chuẩn đánh giá đối với hệ thống phanh. 63

4.2. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT HTP XE URAL – 432067. 70

4.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên. 70

4.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp một 70

4.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp hai 71

4.2.4. Bảo dưỡng một số bộ phận trong hệ thống phanh. 71

4.2.5  Điều chỉnh hệ thống phanh xe URAL-432067. 74

4.3. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC. 76

KẾT LUẬN……81

TÀI LIỆU THAM KHẢO……82

LỜI NÓI ĐẦU

Sự phát triển lớn mạnh của tất cả các ngành kinh tế quốc dân đòi hỏi cần chuyên chở khối lư­ợng lớn hàng hoá và hành khách. Tính cơ động cao, tính việt dã và khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau đã tạo cho ôtô trở thành một trong những ph­ương tiện chủ yếu để chuyên chở hàng hoá và hánh khách, đồng thời ôtô đã trở thành ph­ương tiện giao thông t­ư nhân ở các n­ước có nền kinh tế phát triển. Trong quân đội ô tô cũng được sử dụng để vận chuyển người và hàng hóa, phục vụ cho hoạt động chiến đấu và đảm bảo cho sẵn sàng chiến đấu của hầu hết các đơn vị trong toàn quân. Trong thời gian dài tiếp theo việc sử dụng ô tô sẽ càng trở lên phổ biến làm cho lượng ô tô lưu hành trên đường có mật độ ngày càng cao.

Do mật độ ôtô trên đư­ờng ngày càng lớn và tốc độ chuyển động ngày càng cao cho nên vấn đề tai nạn giao thông trên đ­ường là vấn đề cấp thiết hàng đầu luôn cần phải quan tâm. Ở nư­ớc ta những năm gần đây số vụ tai nạn và số ngư­ời chết do tai nạn là rất lớn. Theo thống kê của các n­ước thì trong tai nạn giao thông đ­ường bộ 60-70% do con ng­ười gây ra, 10-15% do h­ư hỏng máy móc, trục trặc về kỹ thuật và 20-30% do đ­ường sá xấu. Trong nguyên nhân hư­ hỏng do máy móc, trục trặc về kỹ thuật thì tỷ lệ tai nạn do các cụm của ôtô gây nên đư­ợc thống kê như­ sau: phanh chân 52,2-74,4%, phanh tay 4,9-16,1%, lái 4,9-19,2%, chiếu sáng 2,3-8,7%, bánh xe 2,5-10%, các hư­ hỏng khác 2-18,2%.

Từ các số liệu nêu trên thấy rằng, tai nạn do hệ thống phanh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các tai nạn do kỹ thuật gây nên. Chính vì thế mà hiện nay hệ thống phanh ngày càng đ­ược cải tiến nhiều để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, để khai thác hệ thống phanh có hiệu quả người ta cũng phải tuân theo các qui tắc nhất định. Với xe URAL – 432067 loại xe chuyên chở người và hàng hóa, được sử dụng phổ biến trong quân đội thì việc nghiên cứu và nâng cao hiệu quả hệ thống phanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng của xe có ý nghĩa quan trọng.

Vì vậy, đề tài tốt nghiệp “ Khai thác hệ thống phanh xe URAL-432067” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao. Đồ án đi sâu giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

Lời nói đầu

Chương 1: Giới thiệu chung về xe URAL – 432067 .

Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe URAL – 432067.

Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh.

Chương 4: Hướng dẫn khai thác hệ thống phanh.

Kết Luận.

Qua thời gian gần 4 tháng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS…………… và các thầy trong bộ môn Ôtô Quân sự, em đã hoàn thành nội dung đồ án đ­ược giao. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn và hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy để bản đồ án đ­ược hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn !

Chương 1

GIỚI  THIỆU CHUNG VỀ XE URAL - 432067

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE URAL – 432067

Xe URAL - 432067 (4 x 4) lắp động cơ điezen ЯМЗ - 236M2 của nhà máy động cơ ô tô thành phố I-a-rô-xláp, buồng lái kim loại ba chỗ, đặt sau động cơ, dùng để chở hàng hoá, chở người và kéo rơ moóc chạy trên tất cả các loại đường và địa hình.

* Hệ thống truyền lực:

+ Ly hợp 2 đĩa ma sát khô, dẫn động cơ khí, trợ lực khí nén.

+ Hộp số cơ khí, ba trục, năm số, có đồng tốc trên số II,III,IV và V.

+ Hộp số phụ cơ khí, hai cấp, có khóa vi sai trụ giữa các trục, phân bố mômen giữa cầu trước và cầu sau theo tỷ lệ 1:2 thường xuyên gài dẫn động cầu trước.

* Phần vận hành:

+ Khung: Dập tán;

+ Thiết bị kéo: Phía trước – moóc kéo cứng, phía sau – cơ cấu kéo – moóc tác dụng hai chiều.

1.2. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA XE URAL – 432067.

Hình dáng bên ngoài các kích thước cơ bản của xe URAL-432067 được chỉ ra trên hình 1.1.

Các thông số kỹ thuật của xe URAL-432067 được nêu trong bảng 1.1

Chương 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE URAL – 432067

2.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẤU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHANH

2.1.1. Công dụng.

Hệ thống phanh trên xe ôtô có chức năng giảm tốc độ chuyển động của xe tới vận tốc chuyển động nào đó, dừng hẳn hoặc giữ xe đỗ ở một vị trí nhất định.

2.1.2. Phân loại.

Hiện nay có nhiều cách phân loại hệ thống phanh.

a. Theo công dụng.

- Hệ thống phanh chính (phanh chân);

- Hệ thống phanh dừng (phanh tay);

c. Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh.

Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ điều hòa lực phanh (hệ thống PTC).

d. Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh.

Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống phanh ABS).

2.1.3. Yêu cầu.

a. Yêu cầu chung:

- Hệ thống phanh dùng để nâng cao khả năng chuyển động an toàn cho ôtô. Để thực hiện được chức năng này hệ thống phanh phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

- Đảm bảo hiệu quả phanh cao ở bất kỳ chế độ chuyển động nào, nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm;

b. Yêu cầu đối với hệ thống phanh công tác.

- Cần phải tác dụng lực ở tất cả các bánh xe của phương tiện cơ giới;

- Phải có hai mạch dẫn động làm việc độc lập ( trừ rơ moóc có trọng lượng nhỏ hơn 10T), trong trường hợp một mạch bị hư hỏng thì hiệu quả phanh của mạch còn lại không nhỏ hơn 30% so với tiêu chuẩn;

f. Yêu cầu đối với hệ thống phanh bổ trợ.

- Đảm bảo giữ cho vận tốc chuyển động của ôtô không đổi khi chuyển động xuống dốc dài và điều chỉnh vận tốc một cách độc lập hoặc đồng thời với hệ thống phanh công tác với mục đích giảm tải cho nó;

- Điều khiển phải được thực hiện từ vị trí lái xe để đồng thời vẫn kiểm soát được hệ thống lái.

2.2 ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG PHANH XE URAL-432067

2.2.1. Hệ thống phanh chính (phanh công tác)

2.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh xe URAL - 432067

Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh trên xe URAL - 432067 được trình bày trên hình 2.1

2.2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh chính trên xe URAL - 432067

Qua hình 2.1 ta thấy hệ thống phanh chính trên xe URAL-432067 là hệ thống phanh liên hợp, kết hợp giữa thủy lực và khí nén. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh chính trên xe URAL-432067 như sau:

Máy nén khí 29 cấp khí nén qua van điều chỉnh áp suất 4 trong khối van bảo vệ. Khối này gồm van bảo vệ ba ngả 5 và một ngả 7 của van bảo vệ để phân phối và cấp cho bình khí 3, 9 và 26 thuộc các dòng phanh độc lập.

Các thiết bị dẫn động khí nén dùng để tạo ra lượng khí nén dự trữ cho xe và để thực hiện tác động phanh xe và rơ moóc.

2.2.1.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính trong hệ thống phanh chính trên xe URAL-432067

1.  Máy nén khí

a. Công dụng

Dùng để cung cấp khí nén có áp suất cao cho các hệ thống dẫn động phanh thủy khí và các bộ phận sử dụng khí nén trên xe.

b. Cấu tạo

Trên xe URAL-432067 sử dụng máy nén khí loại pit tông, không thẳng hàng, 2 xi lanh, nén 1 cấp. Kết cấu máy nén khí được biểu diễn trên hình 2.2 là loại máy nén khí một cấp có 2 xi lanh, làm mát bằng nước. 

2. Bộ điều chỉnh áp suất

a. Công dụng

Dùng để điều chỉnh áp suất khí nén đưa từ máy nén khí vào hệ thống cung cấp khí nén. Đảm bảo tự động điều chỉnh áp suất khí nén trong hệ thống ở một mức độ nhất định (0,6¸7,7 MPa).

b. Cấu tạo

Cấu tạo bộ điều chỉnh áp suất dùng trên xe URAL – 432067 được thể hiện trên hình 2.3. Bộ điều chỉnh áp suất được đặt trên khối xi lanh của máy nén khí ở khoang trong vỏ 11 nối với khoang dưới con trượt máy nén khí ( khoang P hình 2.2 ) nhờ rãnh 7.

4. Xi lanh thủy khí

a. Công dụng

Dưới tác dụng của dòng khí nén, tạo ra dòng thủy lực có áp suất cao, điều khiển quá trình phanh.

b. Cấu tạo

Trên hình 2.6 đưa ra kết cấu xi lanh phanh chính được sử dụng trên xe URAL – 432067.

Qua hình 2.6 ta thấy xi lanh thủy khí có kết cấu gồm hai phần chính: phần xi lanh thủy lục và phần xi lanh khí nén.

5.  Xi lanh phanh bánh xe

a. Công dụng

Dầu có áp suất cao do xi lanh chính tạo nên được dẫn động đến xi lanh công tác để đẩy hai guốc phanh dịch chuyển thực hiện phanh bánh xe.

b. Cấu tạo

Xi lanh bánh xe được bắt chặt với mâm phanh bằng bu lông. Trên thân có lỗ để bắt đường dẫn dầu đến và lắp van thông (xả khí). Phía ngoài hai đầu xi lanh có hai lắp chụp bằng cao su để chống bụi bẩn. 

7. Van bảo vệ ba ngả

a. Công dụng

Van bảo vệ ba ngả dùng để phân phối khí nén từ máy nén khí ra hai dòng chính và dòng phụ, tự động ngắt một trong các dòng trong trường hợp nó bị hở, bảo toàn khí nén trong tất cả các dòng trong trường hợp bị thủng, rò rỉ ở các đường ống dẫn khí, cấp khí nén cho dòng phụ từ hai dòng chính, đảm bảo sự làm việc của các dòng còn lại.

b. Cấu tạo

Trên hình 2.9 trình bày kết cấu van bảo vệ ba ngả được sử dụng trên xe URAL – 432067 cấu tạo gồm các bộ phận chính sau: thân 1; ba nắp của thân 2; ba van 3, 12, 15; ba màng 6, 9, 18; hai van thông qua 13, 14 dùng cho mạch thứ 3; các lò xo dẫn hướngvà các vít điều chỉnh.

10. Van điều khiển phanh rơ moóc  loại dẫn động hai đường dẫn

a. Công dụng

Dùng để điều khiển hệ thống phanh rơ moóc dẫn động hai đường dẫn, cũng như hạn chế áp suất khí nén cấp cho hệ thống phanh khí nén của rơ moóc theo

mức độ quy định.

b. Cấu tạo

Trên hình 2.13 đưa ra cấu tạo của van điều khiển phanh rơ moóc đẫn động hai đường dẫn dùng trên xe URAL – 432067.

12. Van thông hai ngả

a. Công dụng

Dùng để cấp khí nén cho van rơ moóc khi sử dụng nút của van cắt phanh rơ moóc.

b. Cấu tạo

Trên hình 2.16 trình bày cấu tạo van thông hai ngả được sử dụng trên xe URAL-432067

c. Nguyên lý làm việc

Qua hình 2.16 ta thấy van thông hai ngả dùng trên xe URAL – 432067 có nguyên lý làm việc như sau

2.2.2. Hệ thống phanh tay( phanh dừng)

a. Công dụng

Phanh tay để giữ xe lâu dài trên dốc hoặc tại chỗ trong thời gian tuỳ ý. Đồng thời cùng phanh chân để phanh xe khi cần thiết.

b. Cấu tạo

Phanh tay xe URAL – 432067  là cơ cấu phanh kiểu tang trống dẫn động cơ khí. Cơ cấu phanh đặt sau hộp số phân phối với tang phanh được lắp trên trục ra của hộp phân phối. Dẫn động phanh tay gồm các thanh kéo và đòn kéo dùng để truyền tác động phanh từ người lái đến cơ cấu phanh.

2.2.3. Hệ thống phanh bổ trợ (phanh bằng động cơ)

2.2.3.1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh bổ trợ trên xe URAL – 432067

a. Công dụng:

Hệ thống phanh bổ trợ loại nén khí dùng để giảm tốc độ xe trên dốc dài. Phanh xe thực hiện nhờ sự tạo ra kháng áp trên đường ống xả khi đóng van nắp của ống xả lại.

b. Cấu tạo: Trên hình 2.18 đưa ra cấu tạo hệ thống phanh bổ trợ dùng trên xe URAL-432067.

Qua hình 2.18 Cấu tạo phanh bổ trợ gồm vỏ 3 và van nắp 4. Dẫn động van nắp nhờ xi lanh khí nén 1 được bắt lên giá trên vỏ phanh phụ. Các đòn dẫn động, chạc nối và chốt cố định.

2.2.3.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm thuộc hệ thống phanh bổ trợ.

1. Cơ cấu hãm động cơ

a. Công dụng:

Cơ cấu hãm động cơ dùng để giảm tiết diện thông qua trên đường ống xả nhằm mục đích chuyển động cơ về làm việc ở chế độ phanh.

b.Cấu tạo và nguyên lý làm việc:

Trên hình 2.19 trình bày cấu tạo cơ cấu hãm động cơ dùng trên xe URAL – 432067. Cơ cấu hãm có cấu tạo dạng van được đặt trên đường ống xả của xe.

2. Xi lanh khí nén

a. Công dụng

Là cơ cấu chấp hành, dẫn động đóng, mở van trên đường ống xả và dẫn động đòn bơm cung cấp nhiên liệu.

b. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM  CƠ CẤU PHANH

3.1  CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU

3.1.1  Các thông số của kết cấu xe

Các kích thước cơ bản và sơ đồ lực tác dụng lên xe khi phanh đối với xe URAL-432067 được biểu diễn trên hình 3.1 và 3.2.

Các thông số cơ bản của xe URAL-432067.

- Trọng lượng toàn bộ khi phanh:                  G  = 12070 (kG)

- Tải trọng phân bố lên các cầu .

+ Cầu trước:                                                  G1 = 4540 (kG)

+ Cầu sau:                                                       G2 = 7530 (kG)

  - Chiều dài cơ sở của xe:                               La = 4405 (mm)

  - Chiều cao trọng tâm:                                    hg = 1502 (mm)

  - Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu trước:    a1

  - Khoảng cách từ trọng tâm đến cầu sau:       b1

3.1.2  Các thông số kết cấu của cơ cấu phanh

  - Bán kính tính toán của bánh xe:                                      rb = 0,58 (m)

  - Bán kính của tang phanh:                                               R = 0,216 (m)

  - Khoảng cách từ tâm bánh xe đến tâm xi lanh công tác:   a = 0,175 (m)

  - Khoảng cách từ tâm bánh xe đến chốt tựa:                       c = 0,170 (m)

  - Khoảng cách từ tâm cơ cấu phanh đến chốt tựa chung:   d = 0,03 (m)

  - Góc từ trụ đứng đến tấm ma sát trước:                               b1 = 300

  - Góc từ trụ đứng đến cuối tấm ma sát trước:                         b2 = 1500

  - Góc ôm của má phanh:                                                          bo = 1200

3.1.3  Các thông số của dẫn động phanh

- Đường kính xi lanh khí nén:                                         Dkn = 15 (cm)

- Đường kính cần pit tông và xi lanh khí nén:        Do = 2,8 (cm)

- Đường kính xi lanh thủy lực:                                                          dtl = 4 (cm)

- Đường kính xi lanh công tác:                                                           dct = 3,5 (cm)

3.2 TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH

3.2.1 Trường hợp thứ nhất

Khi phanh ô tô với cường độ phanh lớn nhất:  Pkn = 7,5 (kG/cm2 ) ; V0 = 40 (km/h) = 11,111(m/s) ;  Jp  = 6,8 (m/s2).

3.2.1.1  Xác định mô men do cơ cấu phanh sinh ra.  

Xe URAL-432067 có cơ cấu phanh ở các bánh xe hoàn toàn giống nhau về kết cấu. Vì vậy chỉ cần tính toán cho một cơ cấu phanh.

* Xác định hiệu quả phanh.

+ Xác định mô men ở bánh xe.

Mp1: Mô men sinh ra ở cầu trước (2 cơ cấu).

Mp1 = 2. Mp = 2.7826,54 = 15653,08 (N.m)

- Đối với cầu sau:

Mp2: Mô men sinh ra ở cầu sau (2 cơ cấu).

Mp2 = 2.Mp = 2.7826,54 = 15653,08  (N.m)

Như vậy, khi phanh cấp tốc với áp suất khí nén điều khiển xi lanh thủy khí là 7,5 kG/cm2 mô men phanh ở cầu trước lớn hơn mômen bám, còn ở cầu cầu sau  mô men phanh nhỏ hơn mô men bám.

3.2.1.2  Tính toán khả năng làm việc của cơ cấu phanh

Thay số vào ta được  Lms =  1750  (KN.m/m2)

Trị số công ma sát riêng cho phép đối với cơ cấu phanh của ô tô tải như sau: [ Lms] = 3000  - 7000 (KN.m/m2)

 So sánh ta thấy Lms < [Lms]. Vì vậy thời hạn phục vụ của má phanh đảm bảo.

+ Tính toán xác định tỉ số khối lượng toàn bộ ô tô trên tổng diện tích ma sát má phanh q: [TL 03]

Thay số vào ta được: q = 27811,06 (kG/m2) = 2,78. 104 (kG/m2)

Tỉ số cho phép của ô tô vận tải   [q] = (2,5 3,5).104  (kG/m2)

So sánh ta thấy q < [q]. Thời hạn phục vụ của má phanh đảm bảo.

3.2.1.3  Kiểm tra hiện tượng tự xiết của cơ cấu phanh

Vậy kiểm tra hiện tượng tự xiết thỏa mãn yêu cầu.

3.2.2  Trường hợp thứ hai

Khi phanh với cường độ phanh trung bình, Pkn = 6 (kG/cm2);

V0 = 40 (km/h) = 11,111 (m/s) ; Jp = 5 (m/s2).

3.2.2.1  Xác định mô men của cơ cấu phanh sinh ra

Mp = 625,87[kG.m] = 6258,7 (N.m)

Mô men cơ cấu phanh sinh ra ở cầu trước (2 cơ cấu).

Mp1 = 2.6258,7 = 12517,4  (N.m).

Mô men cơ cấu phanh sinh ra ở cầu sau (2 cơ cấu).

Mp2 = 2.6258,7 = 12517,4  (N.m).

3.2.2.2  Tính toán khả năng làm việc của cơ cấu phanh

Lms =  1750 (KN.m/m2)

Trị số công ma sát riêng cho phép với cơ cấu phanh của ô tô tải như sau: [Lms] = 3000 - 7000 (KNm/m2)

So sánh ta thấy Lms < [Lms]

Vì vậy thời hạn phục vụ của má phanh đảm bảo.

3.2.3  Tính toán nhiệt thoát ra trong quá trình phanh

Trong quá trình phanh, động năng chuyển động của xe sẽ chuyển thành nhiệt năng ở trong tang phanh và các chi tiết khác. Một phần sẽ thoát ra môi trường không khí.

Phương trình cân bằng nhiệt khi phanh do lực phanh Pp gây lên sau quãng đường phanh ds và thời gian dt. 

Thay số vào ta được: T2  = 26,4460C

Độ tăng nhiệt độ của tang phanh: dT = T2 - T1 = 26,446 - 25 = 1,4460C

Độ tăng nhiệt độ của tang phanh cho phép là: [dT] < 150C

So sánh ta thấy  dT < [dT].

Vậy nhiệt độ của tang phanh đảm bảo. Cơ cấu phanh đảm bảo đủ bền về nhiệt.

Chương 4

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE URAL – 432067

4.1. KIỂM TRA TRẠNG THÁI KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH

4.1.1. Những chú ý khi kiểm tra hệ thống phanh

Khi kiểm tra hệ thống phanh, cần chú ý những yêu cầu chung đối với hệ thống phanh như sau:

1. Trong quá trình sử dụng, không được thay đổi kết cấu của hệ thống phanh nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Dầu phanh phải dùng đúng loại do nhà máy sản xuất hoặc loại tương tự do cơ quan có thẩm quyền cho phép.

5. Hiệu quả phanh của rơ moóc (sơ mi rơ moóc) được kiểm tra cùng với ôtô kéo.

4.1.2. Các nội dung kiểm tra, phương pháp tiến hành và tiêu chuẩn đánh giá đối với hệ thống phanh

a. Kiểm tra bàn đạp phanh 

* Nội dung kiểm tra: Cần kiểm tra.

- Sự lắp đặt của bàn đạp phanh;

- Hành trình tự do;

* Phương pháp kiểm tra

Quan sát sự lắp đặt của bàn đạp phanh. Dùng tay lắc bàn đạp phanh, sau đó đạp và nhả bàn đạp phanh một vài lần để kiểm tra độ dơ rão của các khâu khớp. Dùng thước đo hành trình tự do, hành trình làm việc và khe hở tương đối với sàn xe.

b. Kiểm tra cần điều khiển phanh tay

* Nội dung kiểm tra: Cần kiểm tra các nội dung sau:

- Sự lắp đặt;

- Hành trình làm việc;

- Sự hoạt động của cóc hãm và những hư hỏng.

e. Kiểm tra độ kín khít của dẫn động phanh

* Nội dung kiểm tra: Cần kiểm tra các nội dung sau:

- Độ kín khít của các van, bình chứa khí;

- Độ kín khít của các đường ống, đầu nối.

g. Kiểm tra hiệu quả phanh của hệ thống phanh chính

Hiệu quả phanh của hệ thống phanh chính được kiểm tra trên đường hoặc trên băng thử.

4.2. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT HTP XE URAL – 432067

4.2.1. Bảo dưỡng thường xuyên

*  Nội dung này được thực hiện hàng ngày trước khi xe hoạt động, hay khi dừng nghỉ. Do lái xe trực tiếp thực hiện.

- Làm sạch bên ngoài các cụm chi tiết của hệ thống;

- Kiểm tra độ kín khít của hệ thống dẫn động khí nén và thủy lực;

4.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp một

*  Thực hiện khi xe chạy được 1800 đến 3000 km;

Làm hết những công việc của bảo dưỡng thường xuyên và làm thêm những công việc sau:

- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do bàn đạp phanh, hành trình tự do bàn đạp phanh từ 15-25 mm);

- Kiểm tra điều chỉnh khe hở giữa guốc phanh và tang phanh, với xe

URAL – 432067 khe hở giữa guốc phanh và tang phanh từ 0,25 ¸  0,35mm.

4.2.4. Bảo dưỡng một số bộ phận trong hệ thống phanh

1. Bảo dưỡng kỹ thuật máy nén khí.

- Van không đảm bảo kín phải được rà với đế van, van bị mòn hoặc hỏng phải được thay mới. Các van mới thay phải được rà với đế van để tiếp xúc vòng đều khi kiểm tra bằng sơn.

- Đai ốc của vít cấy lắp nắp máy phải được xiết theo từng cặp, bắt đầu từ cặp giữa. Xiết đai ốc theo hai mức: mômen xiết cuối cùng phải đạt 12- 16 N.m (1,2-1,6 kG.m).

3. Bảo dưỡng kỹ thuật dẫn động phanh thủy – khí.

- Các thiết bị dẫn động khí nén phanh không yêu cầu bảo dưỡng và điều chỉnh đặc biệt.

- Khi có hư hỏng, chỉ cho phép thợ bậc cao tháo tại trạm sửa chữa.

4.2.5  Điều chỉnh hệ thống phanh xe URAL-432067

1. Điều chỉnh phanh dừng (phanh tay).

- Để cần phanh tay ở vị trí thấp nhất.

- Tháo thanh kéo ra khỏi các cần đẩy.

2. Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh.

Điều chỉnh bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo. Lúc này cần dẫn động phải ép vào đế tựa lắp trên khoá phanh hành trình tự do của bàn đạp phanh là 15-25 mm.

4.3. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN, CÁCH KHẮC PHỤC

* Những hư hỏng của hệ thống phanh chính xe URAL-433206

       Các hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh chính xe URAL-432067, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng đó được trình bày trong bảng 4.1.

KẾT LUẬN

Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp tích cực và hiệu quả, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS …………., các thầy trong bộ môn Ô tô Quân sự - khoa động lực. Đến nay tôi đã hoàn thành đồ án. Đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau:

1. Tìm hiểu, giới thiệu chung về xe URAL-432067.

2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe URAL-432067.

3. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh.

4. Hướng dẫn khai thác hệ thống phanh.

Hệ thống phanh xe URAL – 432067 có 3 dòng dẫn động độc lập nên trong quá trình làm việc nó đảm bảo tính an toàn cao hơn so với các xe ôtô vận tải thế hệ trước nó chỉ có một dòng phanh dẫn động. Tuy nhiên nó còn có một số nhược điểm như chưa có hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS, áp suất trong bầu phanh được duy trì ở giá trị nhất định mà không tự động điều chỉnh tăng hoặc giảm áp suất khi tốc độ góc của bánh xe thay đổi. Đầu nối loại “A” ra rơ moóc vẫn ở dạng cơ khí, khoá điều khiển chưa được tự động hoá...

Do điều kiện thời gian, điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy rất kính mong được sự đóng góp của các thầy và bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo : TS …………., cùng các thầy trong bộ môn Ô tô Quân sự - khoa động lực đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.

                                                                  Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                 Học viên thực hiện

                                                             ……………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Đình Kiên. Thiết kế và tính toán ôtô- máy kéo. Tập 2. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp,1968.

2. TS Nguyễn Phúc Hiểu - TS Vũ Đức Lập. Lý thuyết ôtô Quân sự . Nhà xuất bản quân đội nhân dân. Hà Nội – 2002.

3. Vũ Đức Lập. Hướng dẫn thiết kế môn học “ kết cấu tính toán ôtô Quân sự” tập V: HỆ THỐNG PHANH. Học viện kỹ thuật quân sự. Hà Nội – 1998.

4. Vũ Đức Lập, Phạm Đình Vi. Cấu tạo ôtô quân sự. Tập 2. Học viện kỹ thuật quân sự. Hà Nội – 1995.

5. Nguyễn Khắc Trai – Nguyễn Trọng Hoan. Kết cấu tính toán ô tô. Nhà xuất bản bách khoa – Hà Nội.

6. Nguyễn Hoàng Nam – Nguyễn Quốc Điệt. Giáo trình cơ sở khai thác xe quân sự. Tập 1. Học viện kỹ thuật quân sự. Hà Nội – 2006.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"