MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................................................2
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG XE MZKT......................................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về xe MZKT.......................................................................................................................3
1.2. Các hệ thống trên xe MZKT.........................................................................................................................5
1.3. Tính năng kĩ chiến thuật..............................................................................................................................7
1.3.1.Các thông số chung...................................................................................................................................7
1.3.2.Các thông số sử dụng...............................................................................................................................8
1.3.3. Các thông số thành phần..........................................................................................................................9
1.3.3.1. Động cơ.................................................................................................................................................9
1.3.3.2. Hệ thống truyền lực..............................................................................................................................10
1.3.3.3. Phần vận hành......................................................................................................................................12
1.3.3.4. Cabin....................................................................................................................................................13
1.3.3.5. Hệ thống lái..........................................................................................................................................13
1.3.3.6. Hệ thống phanh....................................................................................................................................13
1.3.3.7. Hệ thống điện.......................................................................................................................................13
1.3.3.8. Các trang bị phụ...................................................................................................................................14
1.3.3.9. Các kim loại quý hiếm được sử dụng...................................................................................................14
Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO XE MZKT...................................................................15
2.1. Khái quát về hệ thống treo.........................................................................................................................15
2.1.1. Công dụng của hệ thống treo..................................................................................................................15
2.1.2. Phân loại hệ thống treo...........................................................................................................................15
2.1.2.1. Theo cấu tạo của phần tử hướng.........................................................................................................15
2.1.2.2. Theo cấu tạo của phần tử đàn hồi........................................................................................................17
2.1.2.3. Theo phương pháp dập tắt dao động...................................................................................................18
2.1.3. Yêu cầu của hệ thống treo......................................................................................................................19
2.1.3.1. Yêu cầu chung của hệ thống treo.........................................................................................................19
2.1.3.2. Yêu cầu của phần tử hướng................................................................................................................19
2.1.3.3. Yêu cầu của phần tử đàn hồi................................................................................................................21
2.1.3.4. Yêu cầu của phần tử giảm chấn...........................................................................................................21
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe MZKT-7930.........................................................................................22
2.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống treo xe MZKT-7930....................................................................................22
2.2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe MZKT-7930.......................................................................................24
2.2.2.1. Phần tử đàn hồi chính và phần tử đàn hồi phụ.....................................................................................24
2.2.2.2. Phần tử hướng.....................................................................................................................................29
2.2.2.3. Phần tử giảm chấn................................................................................................................................31
2.2.3. Ưu nhược điểm hệ thống treo xe MZKT-7930.........................................................................................34
Chương 3: TÍNH TOÁN KIỆM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO XE MZKT...........................................................35
3.1. Tính toán sơ đồ treo....................................................................................................................................35
3.1.1 Xác định tần số dao động của hệ treo.......................................................................................................37
3.1.2. Xác định độ cứng của hệ treo...................................................................................................................38
3.1.3. Kiểm tra hành trình động của bánh xe theo điều kiện đảm bảo khoảng sáng gầm xe nhỏ nhất.............39
3.2. Tính toán dao động......................................................................................................................................40
3.2.1.Thiết lập hệ phương trình vi phân.............................................................................................................40
3.2.2. Xây dựng đặc tính tần số biên độ.............................................................................................................45
3.2.3. Một số kết quả tính toán...........................................................................................................................53
3.3. Tính toán kiểm nghiệm một số chi tiết hệ thống treo xe MZKT...................................................................53
3.2.1. Tính toán kiểm bền cho trục xoắn hệ thống treo xe MZKT.......................................................................53
3.2.2. Tính toán kiểm bền cho giảm chấn xe MZKT...........................................................................................58
Chương 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO XE MZKT.............................................................64
4.1. Những vấn đề chung về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.........................................................................64
4.2. Những nguyên tắc chung khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật xe MZKT-7930..............................................68
4.3. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống treo xe MZKT-7930..................................................71
4.3.1. Kiểm tra hệ thống treo trước khi xuất xe.................................................................................................71
4.3.2. Bảo dưỡng thường xuyên........................................................................................................................71
4.3.3. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1.......................................................................................................................72
4.3.4. Khi bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2..................................................................................................................72
4.4. Qui trình tháo lắp một số phần tử cơ bản của hệ thống treo xe MZKT-7930.............................................73
4.4.1. Tháo và lắp trục xoắn...............................................................................................................................73
4.4.2. Thay thế trục xoắn phụ của xe MZKT-7930.............................................................................................75
4.4.3. Qui trình tháo lắp giảm chấn, điều chỉnh vòng chắn dầu của giảm chấn và thay thế dầu giảm chấn....75
4.5. Một số hư hỏng của hệ thống treo và biện pháp khắc phục......................................................................77
4.5.1. Đối với trục xoắn.....................................................................................................................................77
4.5.2. Đối với giảm chấn...................................................................................................................................78
4.6. Vận chuyển xe...........................................................................................................................................79
4.6.1. Giữ xe trên phương tiện vận chuyển......................................................................................................80
4.6.2. Giảm tải cho lốp xe khi vận chuyển........................................................................................................81
KẾT LUẬN........................................................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................84
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................................85
LỜI NÓI ĐẦU
Trong tình hình hiện nay để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nhiệm vụ xây dựng quân đội ta ngày càng chính quy từng bước hiện đại là yêu cầu ngày càng trở nên quan trọng. Quân đội ta đang được Đảng, nhà nước quan tâm, số lượng vũ khí trang bị kỹ thuật mới được mua sắm ngày càng nhiều, chính vì vậy việc cải tiến, sửa chữa, quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả những loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết.
S-300 là tổ hợp tên lửa mới được trang bị cho Quân đội nhân dân Việt Nam, được đánh giá là hệ thống tên lửa tối tân nhất trong hệ thống vũ khí trang bị của quân đội ta hiện nay. Hệ thống tên lửa S-300 được đặt trên xe kéo MZKT chủng loại 7930 tạo thành một tổ hợp có tính cơ động cao, hiện đại được trang bị cho một số đơn vị tên lửa của Không quân và Hải Quân.
Dòng xe MZKT đi kèm tổ hợp tên lửa S-300 là dòng xe mới nhập về nên hệ thống tài liệu không được đầy đủ, chưa được hệ thống bài bản như một số dòng xe truyền thống từ trước của Quân đội. Đồng thời việc nghiên cứu khai thác sửa chữa nâng cao hiệu quả sử dụng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, việc nghiên cứu về xe chở tên lửa MZKT có một ý nghĩa cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Hệ thống treo trên xe là một bộ phận quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện làm việc của người lái, tính ổn định của xe, độ êm dịu chuyển động, an toàn cho con người, hàng hoá và các thiết bị trên xe. Nhất là đối với dòng xe chở tên lửa, hệ thống treo đòi hỏi độ ổn định, cứng vững rất cao để xe có thể cơ động trên nhiều địa hình phức tạp, đảm bảo yếu nhanh, bí mật cho hoạt động phóng tên lửa. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống treo là một vấn đề cần thiết.
Sau khi được giao đồ án tốt nghiệp, em được giao nhiệm vụ thực hiện đồ án:
"Khai thác hệ thống treo xe kéo tên lửa MZKT”
Nội dung của đồ án ngoài phần mở đầu, kết luận được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung xe MZKT; Chương 2: Phân tích hệ thống treo xe MZKT; Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo xe MZKT; Chương 4: Hướng dẫn khai thác hệ thống treo xe MZKT
Trong quá trình thực hiện đồ án, cùng với sự hướng tận tình của thầy giáo: ThS……………….. - bộ môn ô tô quân sự và các thầy giáo trong bộ môn em đã hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên do trình độ bản thân còn hạn chế nên chắc chắn đồ án vẫn còn những sai sót. Kính mong các thầy giáo giúp đỡ, chỉ bảo để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
…………………..
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG XE MZKT
1.1. Giới thiệu chung về xe MZKT
Xe MZKT là xe kéo hạng nặng, công thức bánh xe 8×8, được trang bị và sử dụng trong quân đội chủ yếu dùng để chở tên lửa, dùng bắc cầu phao, dùng làm đài chỉ huy tên lửa, dùng chở các khí tài hạng nặng, dùng làm trạm ra đa định vị. Lịch sử của dòng xe MZKT gắn liền với nhà máy xe kéo Minks-Cộng hòa Belarus.
1.2. Các hệ thống trên xe MZKT
Xe cấu tạo gồm các thành phần sau: Động cơ và các hệ thống của nó, phần vận hành, điều khiển lái, hệ thống phanh, hệ thống điện và các trang bị phụ. Ngoài ra, trong thành phần của xe còn bao gồm các trang bị dự trữ đồng bộ, dụng cụ và phụ tùng và các tài liệu sử dụng đồng bộ. Xe chở tên lửa MZKT-7930 được sản xuất theo nhiều biến thể, được liệt kê trong bảng 1.1.
1.3. Tính năng kĩ chiến thuật
1.3.1. Các thông số chung
Hình dáng kích thước cơ bản của xe MZKT-7930 được thể hiện trên hình vẽ 1.3 và bảng 1.2 .
1.3.3. Các thông số thành phần
1.3.3.1. Động cơ
Xe MZKT-7930 sử dụng động cơ ЯМЗ - 846, 500 Mã lực, mô men xoắn lớn nhất : 650N.m. Thông số chi tiết về động cơ sử dụng trên xe MZKT-7930 được thể hiện qua bảng 1.4.
1.3.3.2. Hệ thống truyền lực
Thông số của hệ thống truyền lực xe MZKT-7930, bao gồm hộp số chính, hộp số phụ, hộp trích công suất, truyền động các-đăng, giảm tốc các cầu, truyền động các cầu được thể hiện qua bảng 1.5.
1.3.3.4. Cabin
+ Kiểu tấm kính, 3 chỗ ngồi, 2 cánh cửa, ca bin được treo trên các thanh xoắn và giảm chấn. Sưởi ấm ca bin bằng chất lỏng và không khí từ hệ thống làm mát động cơ.
1.3.3.5. Hệ thống lái
+ Kiểu điều khiển lái: cơ khí với trợ lực lái thủy lực
+ Cơ cấu lái: hộp giảm tốc với vít truyền lực, đai ốc-thanh răng và quạt răng
+ Hộp giảm tốc lái: hộp giảm tốc 2 cấp truyền lực bánh răng côn.
1.3.3.8. Các trang bị phụ
+ Thiết bị lọc - thông khí: cơ cấu lọc khí và cấp khí đã lọc vào cabin và để duy trì áp suất trong cabin.
+ Hộp trích công suất lớn: hộp giảm tốc với các bánh răng có răng nghiêng trích công suất đến các cụm tiêu thụ
+ Giá trị công suất trích cho phép: không quá 300kW
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO XE MZKT-7930
2.1. Khái quát về hệ thống treo
2.1.1. Công dụng của hệ thống treo.
Hệ thống treo là một tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết các bánh xe (cầu xe) với khung xe (vỏ xe) để đảm bảo độ êm dịu và an toàn chuyển động trên cơ sở tạo ra các dao động của thân xe và bánh xe theo ý muốn, giảm các tải trọng va đập cho xe khi chuyển động trên địa hình không bằng phẳng.
Hệ thống treo bao gồm 3 phần tử chính sau:
- Phần tử đàn hồi: dùng để tiếp nhận và truyền lên khung xe các lực thẳng đứng từ đường, giảm tải trọng động và bảo đảm độ êm dịu chuyển động cho ô tô khi chuyển động trên các loại đường khác nhau.
- Phần tử giảm chấn: năng lượng dao động của thân xe và của các bánh xe được hấp thụ bởi các giảm chấn trên cơ sở biến cơ năng thành nhiệt năng.
2.1.2. Phân loại hệ thống treo
Hệ thống treo ô tô thường được phân loại dựa vào cấu tạo của phần tử đàn hồi, phần tử hướng và theo phương pháp dập tắt dao động.
2.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống treo
2.1.3.1. Yêu cầu chung của hệ thống treo.
+ Đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi xe chuyển động.
Độ êm dịu chuyển động của ô tô quân sự được đánh giá qua giá trị cho phép của các thông số như tần số dao động riêng, biên độ dao động lớn nhất, gia tốc dao động lớn nhất…
+ Sự thay đổi quĩ đạo lăn của các bánh xe không đáng kể để đảm bảo độ êm dịu chuyển động thẳng và tính năng thông qua của ôtô.
+ Trọng lượng phần không treo phải nhỏ.
2.1.3.2. Yêu cầu của phần tử hướng.
Phần tử hướng có nhiệm vụ truyền các lực dọc, lực ngang và mô men từ mặt đường lên khung xe. Động học của phần tử hướng xác định đặc tính dịch chuyển của bánh xe đối với khung xe và ảnh hưởng tới tính ổn định và tính quay vòng của ô tô.
2.1.3.3. Yêu cầu của phần tử đàn hồi.
Phần tử đàn hồi dùng để nối đàn hồi giữa bánh xe và thân xe, làm giảm các va đập đột ngột từ đường lên, đảm bảo độ êm dịu khi ô tô chuyển động.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, phần tử đàn hồi phải có độ cứng phù hợp với tải trọng của xe, nhằm tạo ra dao động với tần số thấp của thân xe theo yêu cầu đề ra (do tải trọng của xe thực tế là luôn biến động, có lúc ô tô đủ tải, có lúc ô tô non tải, do vậy cần thiết phải có phần tử đàn hồi thay đổi độ cứng theo tải trọng).
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe MZKT-7930
2.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống treo xe MZKT-7930
Đối với xe MZKT-7930 do yêu cầu tải trọng lớn đòi hỏi độ cứng vững cao, có tính năng thông qua tốt nên hệ thống treo được sử dụng là hệ thống treo độc lập phần tử đàn hồi thanh xoắn ở tất cả các cầu.
Cấu tạo hệ thống treo xe MZKT-7930 bao gồm:
+ Phần tử hướng của hệ thống treo bánh xe là bốn tay đòn, đảm bảo dịch chuyển của bánh xe trong mặt phẳng thẳng đứng.
+ Phần tử đàn hồi của hệ thống treo bánh xe là các trục xoắn.
2.2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo xe MZKT-7930
2.2.2.1. Phần tử đàn hồi chính và phần tử đàn hồi phụ.
Hệ thống treo có phần tử đàn hồi là kim loại, thanh xoắn đơn với trọng lượng kích thước nhỏ chiếm thể tích nhỏ trong xe, dễ bố trí, thế năng đàn hồi cao, làm việc tin cậy, khả năng bị sát thương nhỏ. Các trục xoắn phía trên 5 và dưới 3 (như hình 2.5) có một đầu nối với ống 3 và 7 của cần hệ thống treo qua mối ghép then hoa 10 và 6.
Kết cấu thanh xoắn có kích thước:
D=(1,15..1,25) d
d- đường kính phần làm việc của thanh xoắn.
D- đường kính ngoài phần đầu trụ xoắn.
Giữa phần đầu và phần làm việc kích thước trục thay đổi từ từ với bán kính góc lượn: R = (1-2)d. Do đặc điểm làm việc yêu cầu thanh xoắn có độ bền và độ bền mỏi cao. Vật liệu chế tạo thanh xoắn là thép hợp kim chất lượng cao 45XHMΦA, 45XHMAΦS
+ Với trục xoắn: e = 2/3.
Thanh xoắn chế tạo từ thép hợp kim có giới hạn bền tb trong khoảng 850-900Mpa, khi có ứng suất dư t0 = 260Mpa ở lớp ngoài cùng của mặt cắt ứng suất cho phép của thanh xoắn khi làm việc sẽ tăng lên đáng kể và được tính như sau:
[t] = tb + t0 = (850-900)Mpa + t0 = (1100-1160) Mpa
2.2.2.2. Phần tử hướng
Bộ phận hướng trong hệ thống treo độc lập có thể là loại cơ cấu bốn khâu (hình bình hành, hình thang) hoặc loại nến.
2.2.2.3. Phần tử giảm chấn
Giảm chấn trên xe được dùng với mục đích:
- Giảm và dập tắt các dao động của thân xe khi bánh xe lăn trên nền đường không bằng phẳng nhờ vậy mà bảo vệ được bộ phận đàn hồi và tính năng, tiện nghi cho xe và người sử dụng .
- Đảm bảo dao động của phần không treo mức độ nhỏ nhất nhằm làm tốt sự tiếp xúc của bánh xe trên nền đường, nâng cao tính chất chuyển động của xe như khả năng bám đường, khả năng an toàn khi chuyển động.
2.2.3.Ưu nhược điểm hệ thống treo xe MZKT-7930
Đặc trưng của hệ thống treo độc lập là bánh xe bên trái và bánh xe bên phải không có liên kết cứng. Do đó, sự dịch chuyển của một bánh xe không gây nên sự dịch chuyển của bánh xe kia.
Chương 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO XE MZKT
3.1. Tính toán sơ đồ treo
Các thông số ban đầu để tính toán hệ thống treo như bảng 3.1.
3.1.1. Xác định tần số dao dộng của hệ treo.
Đối với xe vận tải hạng trung , tần số dao động cho phép thường nằm trong khoảng ω = 10÷15 (rad/s). Đối với xe vận tải hạng nặng MZKT, thông số gần đúng ωtt= 9,35 (rad/s) và ωts= 9,27 (rad/s) có thể chấp nhận được.
3.1.3. Kiểm tra hành trình động của bánh xe theo điều kiện đảm bảo khoảng sáng gầm xe nhỏ nhất
Ta thấy: fd = 0,17<0,25. Như vậy khoảng sáng gầm xe đảm bảo.
3.2. Tính toán dao động
Dao động của một vật rắn trong không gian có 6 bậc tự do: 3 bậc tự do tịnh tiến theo các trục: X, Y, Z và 3 bậc tự do quay quanh các trục đó. Tuy nhiên trong thực tế khảo sát dao động của ô tô người ta thấy thường chỉ có hai dao động có tác động lớn nhất đến con người và hàng hoá trên xe, đó là dao động tịnh tiến theo trục thẳng đứng Z và dao động góc j quanh trục Y.
- Mô hình tính toán là mô hình phẳng. Có nghĩa là ô tô được giả thiết là đối xứng đối với trục dọc và xem độ mấp mô của biên dạng đường ở hai bánh xe hai bên của một cầu là như nhau.
- Xét dao động thẳng đứng và dao động góc dọc trong mặt phẳng dọc của xe.
- Dao động của các phần tử trong hệ là tuyến tính.
Ta sử dụng các ký hiệu ở trên cùng với những ký hiệu sau đây trong suốt quá trình tính toán:
a, b - khoảng cách từ trọng tâm xe đến tâm cầu trước và tâm cầu sau.
L - chiều dài cơ sở của xe.
z - chuyển dịch thẳng đứng của trọng tâm thân xe theo trục Z.
j - chuyển dịch góc của thân xe quanh trục Y.
x1, x2- chuyển dịch của khối lượng phần không treo.
q1, q2- kích thích động học lên bánh trước và bánh sau.
3.2.1. Thiết lập hệ phương trình vi phân.
Ta có:
i=1,2,...,n.
n- số toạ độ suy rộng (số bậc tự do của cơ hệ).
qi - toạ độ suy rộng thứ i.
Ek- động năng của hệ.
En- thế năng của hệ.
Ep-năng lượng khuếch tán của hệ.
Fi- lực suy rộng tác dụng theo phương của toạ độ qi.
3.2.2. Xây dựng đặc tính tần số biên độ
Để xây dựng các đặc tính tần số biên độ của các lượng ra, ta dùng toán tử Laplace, đưa các ẩn của hệ phương trình vi phân về dạng hàm ảnh và biến đổi tiếp để đưa hệ phương trình vi phân về dạng hệ phương trình đại số có các ẩn là hàm truyền, sau đó giải hệ phương trình đại số để tìm các hàm truyền Laplace.
* Trước hết cần tóm tắt cơ sở về toán tử Laplace như sau:
Ta gọi hàm f(t) của biến thực t là hàm gốc nếu nó thoả mãn các điều kiện sau đây:
1) Hàm f(t) liên tục từng khúc khi t ³ 0, nghĩa là nếu lấy một khoảng [a,b] bất kỳ trên nửa trục t ³ 0, bao giờ cũng có thể chia nó thành một số hữu hạn khoảng nhỏ sao cho trong mỗi khoảng nhỏ, f(t) liên tục và tại các nút của mỗi khoảng nhỏ, nó có giới hạn một phía.
2) Khi t -> +¥, hàm f(t) tăng không nhanh hơn một hàm mũ, nghĩa là tồn tại các số M > 0, s0 ³ 0.
Theo định lý đạo hàm gốc [8]: thì f’(t) cũng là hàm gốc và nếu f(t)®F(p) thì f’(t)®p.F(p)-f(0).
Hay tổng quát ta có: f(n)(t)® pn.F(p) - pn-1.f(0) - pn-2.f’(0) - ... - f(n-1)(0).
Như đã nói ở trên ta chọn kích động động học có dạng hàm điều hòa:
q1 = q0.sin(wt); q2 = q0.sin[w(t-L/V)]
Sau khi giải ra các hàm truyền chuyển dịch, ta có thể tìm các hàm truyền vận tốc, gia tốc hoặc các hàm truyền của lực động tác dụng xuống nền đường,…
Khi cần thiết xác định các đặc tính biến dạng của các phần tử đàn hồi, ta cũng làm tương tự, ví dụ để xác định đặc tính biến dạng của nhíp trước và nhíp sau ta có:
WZtd1 = Wx1 – WZ1 = C3+j.D3 - (C1+a.C2) - j. (D1+a.D2)
WZtd2 = Wx2 – WZ2 = C4+j.D4 - (C1+b.C2) - j. (D1+b.D2)
* Khi khảo sát dao động ô tô, nhiều khi chỉ cần khảo sát chuyển dịch thẳng đứng của những điểm trên xe tương ứng trên trục bánh trước và trục bánh sau mà ít quan tâm tới dao động góc dọc, khi đó chúng ta có thể mô tả toán học theo các tọa độ z1, z2.
3.2.3. Một số kết quả tính toán
Để đánh giá độ êm dịu chuyển động của xe một cách tương đối chính xác, chúng ta cần phải tính toán cho nhiều chế độ tải khác nhau, vận tốc chuyển động của xe khác nhau và với các loại đường phù hợp điều kiện thực tế sử dụng xe; sau đó đối chiếu theo các tiêu chuẩn khác nhau.
* Các thông số đầu vào của xe.
- Trọng lượng phần treo: Gt = 450 200 (N).
+ Phân bố lên cầu trước: Gt1 = 220 100 (N).
+ Phân bố lên cầu sau: Gt2 = 230 100 (N).
- Trọng lượng phần không treo.
+ Phân bố lên cầu trước: Gkt1 = 14200 (N).
+ Phân bố lên cầu sau: Gkt2 = 31000 (N).
- Chiều dài cơ sở của xe: L = 12,67 (m).
- Độ cứng treo trước: Ctt = 920 (N/mm).
- Độ cứng treo sau: Cts = 990 (N/mm).
- Độ cứng lốp trước: CL1 = 580 (N/mm).
- Độ cứng của lốp sau: CL2 = 680 (N/mm).
- Hệ số cản của giảm chấn treo trước qui dẫn về bánh xe cầu trước: K1 = 7380 (N.s/m).
- Hệ số cản của giảm chấn treo sau qui dẫn về bánh xe cầu sau: K2 = 7413,75 (N.s/m).
3.3. Tính toán kiểm nghiệm một số chi tiết hệ thống treo xe MZKT
3.2.1. Tính toán kiểm bền cho trục xoắn hệ thống treo xe MZKT
Mô hình bài toán sức bền khi tính toán kiểm nghiệm trục xoắn, đó là coi 1 thanh bị ngàm một đầu. Một đầu tự do chịu mô men xoắn Mx
a) Các thông số của trục xoắn:
+ Góc xoắn của trục xoắn dưới khi chịu tải trọng tĩnh: γtd =140
+ Góc xoắn của trục xoắn trên khi chịu tải trọng tĩnh: γtt =17,50
+ Góc xoắn cực đại của trục xoắn dưới: γm2 = 34,30
+ Góc xoắn cực đại của trục xoắn trên: γm1 = 44,20
+ Chiều dài làm việc của trục xoắn: Lx = 1,812 m
+ Đường kính làm việc của trục xoắn: dX = 0,06 m
b) Tính toán kiểm nghiệm bền
Mô men xoắn tĩnh: Mxt = 55000.γtd = 13432 (Nm)
Mô men xoắn lớn nhất (khi đòn treo trên chạm vấu hạn chế hành trình)
Mxmax = 55000.γm2 = 32908(N.m)
3.2.3. Tính toán giảm chấn hệ thống treo xe MZKT
* Các thông số tính toán:
- Đường kính xi lanh công tác dx=56(mm).
- Chiều dài phần chứa dầu của giảm chấn L=305(mm).
- Đường kính cần xilanh dc= 19,6 (mm)
Vậy nhiệt độ thành ống giảm chấn là: t = 116,720C
Nằm trong khoảng [t] = 110 - 1200C. Vậy giảm chấn sau đảm bảo bền
Chương 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO XE MZKT
4.1. Những vấn đề chung về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.
Hiện nay việc khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị hiện có đối với quân đội ta là vấn đề hết sức quan trọng, phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước. Quá trình tiến hành chăm sóc bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô nói chung, cũng như hệ thống treo trên ô tô nói riêng đòi hỏi phải thường xuyên và đúng yêu cầu kỹ thuật.
4.2. Những nguyên tắc chung khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật xe MZKT-7930
* Đối với cá nhân làm bảo dưỡng:
+ Để thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật cần phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và các trang bị trong bộ ЗИП đi kèm theo xe, cũng như các trang bị ( kiểu MTO - 4OC) để bảo dưỡng kỹ thuật xe bánh lốp nhiều cầu và 4 cầu.
Khu vực tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cần phải chuẩn bị sẵn các phương tiện phòng cháy và cứu thương.
+ Khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật trong điều kiện cần đưa xe ra sử dụng khẩn cấp, việc thực hiện các công việc bảo dưỡng cần phải tiến hành theo trình tự với việc tính toán sao cho khi cần đưa xe ra sử dụng có thể kết thúc công việc bảo dưỡng ( bảo dưỡng cụm, hệ thống ) sau không quá 1 giờ.
* Quy tắc an toàn khi thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật:
+ Không sử dụng các clê quá mòn hoặc không tương ứng với kích thước,cũng như các thiết bị khác có các hư hỏng hoặc các lắp ghép không đúng ở phần làm việc, bị gãy hoặc đã được lắp ghép lại bằng tay nhưng không đảm bảo.
+ Không thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật xe khi động cơ đang hoạt động, trừ khi để điều chỉnh động cơ.
+ Không thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa xe khi khoá " mát " đang đóng.
4.3. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống treo xe MZKT-7930.
Trong quá trình sử dụng, để kiểm tra sự làm việc, để ngăn chặn sự mài mòn của các chi tiết và giữ xe luôn ở trạng thái làm việc, nhất thiết phải tiến hành công tác kiểm tra kỹ thuật và bảo dưỡng định kỳ.
Căn cứ vào thời hạn tiến hành và khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật của xe được chia thành các dạng sau:
- Kiểm tra trước lúc xuất xe.
- Kiểm tra trên đường (ở những chỗ nghỉ)
- Bảo dưỡng thường xuyên (sau mỗi lần sử dụng xe)
4.3.1. Kiểm tra hệ thống treo trước khi xuất xe.
Trước khi xuất xe đi công tác cần làm những công việc sau:
Kiểm tra tình trạng bên ngoài của các bộ phận.
4.3.3. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1.
Sau khi xe chạy được 1000¸1200 km ta tiến hành bảo dưỡng cấp I cho xe nói chung và hệ thống treo nói riêng. các nội dung công việc cần làm khi tiến hành bảo dưỡng cấp I đối với hệ thống treo :
- Hoàn thành các nội dung bảo dưỡng thường xuyên và làm thêm:
- Kiểm tra sự cố định và trạng thái của các giảm chấn thuỷ lực.
4.3.4. Khi bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2.
Tiến hành khi sau 14000-1500 km xe chạy và không dưới 1 lần trong 3 năm. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2:
- Hoàn thành các nội dung bảo dưỡng cấp 1 và làm thêm:
- Kiểm tra các giảm chấn thuỷ lực có bị rò rỉ dầu hay không, nếu bị rò dầu thuỷ lực thì phải tháo rời giảm chấn thuỷ lực, kiểm tra và thay các chi tiết bị hỏng, sau đó lắp lại như cũ.
4.4. Qui trình tháo lắp một số phần tử cơ bản của hệ thống treo xe MZKT-7930.
4.4.1.Tháo và lắp trục xoắn.
Trong trường hợp trục xoắn bị hỏng hoặc võng nhiều do có phần bị biến dạng dư xuất hiện thì cần phải thay thế, bởi vì có thể làm xe có hiện tượng võng xuống, góc mở của bánh xe dẫn hướng bị thay đổi và làm cho khe hở giữa đệm cao su hạn chế và cần treo phía trên bị nhỏ đi và đòn phía trên của hệ thống treo.
4.5. Một số hư hỏng của hệ thống treo và biện pháp khắc phục.
4.5.1. Đối với trục xoắn.
Thay trục xoắn trong những trường hợp sau:
+ Trục xoắn bị gãy (xác định bằng cách dùng xà beng nâng bánh tỳ lên).
+ Trên mặt răng có vấu lõm ba via hoặc răng bị xoắn.
4.5.2. Đối với giảm chấn.
Hư hỏng hay gặp đối với giảm chấn dạng ống lắp trên xe MZKT : giảm chấn không làm việc, giảm chấn bị chảy dầu ra ngoài, giảm chấn làm việc kém linh hoạt,
4.6. Vận chuyển xe
Xe có thể được vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy và đường không.
Việc vận chuyển xe cần được thực hiện theo đúng các quy tắc về xếp tải, tương ứng với danh mục các kết cấu và điều kiện kỹ thuật.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian nỗ lực cố gắng cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo : Ths…………….. cùng các thầy trong Bộ môn Ôtô quân sự em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.Với nhiệm vụ được giao, đồ án đã thực hiện được các nội dung sau:
1. Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo chung của xe MZKT.
2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống treo xe MZKT.
3. Kiểm nghiệm một số thông số và một số phần tử của hệ thống treo xe MZKT
4. Xây dựng được một số quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống treo xe MZKT-7930.
Do thời gian có hạn nên trong phần tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo và xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống treo xe MZKT chưa thực sự hoàn chỉnh. Mặt khác do điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy và các đồng chí để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện. Hướng phát triển của đồ án là tiếp tục xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng hệ thống treo xe MZKT một cách hoàn thiện để đảm bảo nâng cao chất lượng khai thác sử dụng xe.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Ths…………….. cùng các thầy trong Bộ môn Ôtô quân sự, Khoa Động lực đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh.“Thiết kế tính toán ôtô máy kéo”, NXB Khoa học và Kỹ thuật-2005.
2. TS Nguyễn Phúc Hiểu, TS Vũ Đức Lập. “Lý thuyết ôtô quân sự”, NXB QĐND-2002.
3.TS Vũ Đức Lập. “Dao động ôtô”, HVKTQS-1994.
4.ThS Nguyễn Hoàng Hải - ThS Nguyễn Việt Anh.“Lập trình Matlap”,NXB KHKT-2004
5. ThS Nguyễn Văn Toàn. “Công nghệ sửa chữa bảo dưỡng ô tô”, Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh-2008.
6. Thái Nguyễn Bạch Liên. “Kết cấu tính toán ôtô”, NXB GTVT-1984.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"