MỤC LỤC.
MỤC LỤC....................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE FORD FOCUS......................... 2
1.1. Lịch sử phát triển dòng xe.......................................................................... 2
1.1.1. Lịch sử hãng Ford................................................................................. 2
1.1.2. Những mốc thời gian và sự kiện chính.................................................. 5
1.2. Tổng quan về xe Ford Focus....................................................................... 7
1.2.1. Giới thiệu chung.................................................................................... 7
1.2.2. Thông số kỹ thuật của xe Ford Focus................................................... 9
1.2.3. Động cơ 1.6L Trend AT hatchback -16V Ti-VCT............................... 10
1.2.4. Hệ thống truyền lực............................................................................. 11
1.2.5. Hệ thống phanh................................................................................... 11
1.2.6. Hệ thống lái......................................................................................... 11
1.2.7. Phần vận hành..................................................................................... 12
1.2.8. Hệ thống điện...................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE FORD FOCUS....... 13
2.1. Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực xe Ford Focus............................. 13
2.2. Kết cấu ly hợp xe Ford Focus.................................................................... 14
2.2.1. Công dụng........................................................................................... 14
2.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp........................................... 14
2.2.2.1. Nguyên lý cấu tạo......................................................................... 14
2.2.2.2. Ưu nhược điểm của ly hợp kép...................................................... 16
2.2.2.3. Nguyên lý làm việc của ly hợp....................................................... 16
2.2.3. Đặc điểm kết cấu của ly hợp xe Ford Focus.................................... 16
2.2.3.1 Bánh đà......................................................................................... 17
2.2.3.2. Vỏ ly hợp...................................................................................... 18
2.2.3.3. Đĩa ly hợp..................................................................................... 19
2.2.3.4. Mâm ép........................................................................................ 21
2.2.3.5. Lò xo màng.................................................................................. 22
2.2.3.6. Vòng bi ly hợp.............................................................................. 23
2.2.4. Cơ cấu điều khiển ly hợp xe Ford Focus.......................................... 23
2.3. Kết cấu hộp số Ford Focus................................................................... 26
2.3.1. Công dụng........................................................................................... 26
2.3.2. Cấu tạo............................................................................................... 28
2.3.3. Sơ đồ động học của hộp số xe Ford Focus........................................ 29
2.3.4. Nguyên lý làm việc.............................................................................. 30
2.3.4.1. Hoạt động ở số 1.......................................................................... 30
2.3.4.2. Hoạt động ở số 2.......................................................................... 30
2.3.4.3. Hoạt động ở số 3.......................................................................... 31
2.3.4.4. Hoạt động ở số 4.......................................................................... 32
2.3.4.5. Hoạt động ở số 5.......................................................................... 32
2.3.4.6. Hoạt động ở số 6.......................................................................... 33
2.3.4.7. Hoạt động ở số lùi........................................................................ 34
2.3.4.8. Khóa số đỗ................................................................................... 34
2.3.5. Cơ cấu điều khiển hộp số.................................................................... 36
2.3.5.1. Cơ cấu chuyển số.......................................................................... 36
2.3.5.2. Nguyên lý làm việc........................................................................ 37
2.3.5.3. Cơ cấu đồng tốc loại có khóa....................................................... 40
2.3.5.4. Cơ cấu đồng tốc loại không có khóa............................................ 42
2.3.5.5. Bộ điều khiển TCM....................................................................... 43
2.3.6. Các cảm biến sử dụng trong hộp số.................................................... 45
2.3.6.1. Cảm biến vị trí số TR.................................................................... 45
2.3.6.2. Cảm biến tốc độ đầu vào, đầu ra của hộp số............................... 46
2.4. Kết cấu cầu chủ động Ford Focus.............................................................. 48
2.4.1. Truyền lực chính................................................................................. 48
2.4.1.1. Công dụng................................................................................... 48
2.4.1.2. Cấu tạo........................................................................................ 48
2.4.2. Kết cấu vi sai...................................................................................... 49
2.4.2.1. Nhiệm vụ...................................................................................... 49
2.4.2.2. Cấu tạo........................................................................................ 50
2.4.2.3. Nguyên lý hoạt động..................................................................... 50
2.4.3. Bán trục.............................................................................................. 51
2.4.3.1. Công dụng................................................................................... 51
2.4.3.2. Yêu cầu......................................................................................... 51
2.4.3.3. Cấu tạo khớp nối bán trục............................................................ 51
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE FORD FOCUS..........53
3.1. Mục đích và nội dung tính toán kiểm nghiệm............................................ 53
3.1.1. Mục đích của tính toán kiểm nghiệm................................................... 53
3.1.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm......................................................... 53
3.2. Các giả thuyết và số liệu đầu vào.............................................................. 53
3.2.1. Các giả thiết........................................................................................ 53
3.2.2. Bảng thông số của xe Ford Focus....................................................... 54
3.3. Nội dung tính toán kiểm nghiệm................................................................ 54
3.3.1. Xác định hệ số dự trữ của ly hợp........................................................ 54
3.3.2. Tính kiểm tra điều kiện làm việc của ly hợp........................................ 55
3.3.2.1. Tính công trượt............................................................................. 55
3.3.2.2. Kiểm tra công trượt riêng.............................................................. 59
3.3.3. Kiểm tra nhiệt độ các chi tiết............................................................... 60
CHƯƠNG 4. ĐẶC ĐIỂM KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE FORD FOCUS.........61
4.1. Chú ý trong quá trình sử dụng.................................................................. 61
4.2. Các chế độ và nội dung bảo dưỡng............................................................ 61
4.2.1. Chu kỳ bảo dưỡng............................................................................... 61
4.2.2. Nội dung bảo dưỡng............................................................................ 62
4.3. Các hư hỏng và biện pháp khắc phục ly hợp............................................ 63
4.3.1. Bộ ly hợp bị trượt................................................................................ 63
4.3.2. Bộ ly hợp giật mạnh khi nối động cơ................................................... 63
4.3.3. Bộ ly hợp không cắt hoàn toàn khi cắt động lực................................. 63
4.3.4. Bộ ly hợp bị kêu.................................................................................. 64
4.3.5. Đĩa ma sát bị động của ly hợp chóng mòn........................................... 64
4.4. Các hư hỏng thường gặp ở hộp số............................................................. 64
4.4.1. Bảo dưỡng và sửa chữa ở hộp số........................................................ 65
4.4.2. Những triệu chứng thường gặp ở hộp số.............................................. 67
4.4.3. Quy trình tháo lắp hộp số tự động...................................................... 75
4.5. Những hư hỏng của cầu chủ động, nguyên nhân và cách khắc phục......... 77
4.5.1. Chẩn đoán cầu chủ động..................................................................... 77
4.5.2. Bảo dưỡng cụm cầu ô tô..................................................................... 78
4.5.2.1. Bảo dưỡng hàng ngày.................................................................. 78
4.5.2.2. Bảo dưỡng định kì........................................................................ 78
4.5.3. Các hư hỏng chính của cầu chủ động................................................... 79
KẾT LUẬN..................................................................................................... 80
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của nền khoa học kỹ thuật, con người càng tiến sâu vào thế giới khoa học hiện đại. Ngành công nghiệp ô tô là một trong các lĩnh vực để con người ngày càng tiến xa hơn. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp chế tạo ô tô đang trên đà phát triển mạnh mẽ, cùng với phát triển vượt bậc. Trong đó Ford Focus là thế hệ mới làm thay đổi rất nhiều thứ.
Dòng xe Ford Focus này hiện nay đã phổ biến trên thị trường nước ta. Ngoài lợi thế trẻ trung về thiết kế. Ford Focus còn đáng chú ý với phiên bản động cơ PowerShift dung tích 1.6L, 4 xy-lanh thẳng hàng, ứng dụng công nghệ phun nhiên liệu đa điểm điều khiển điện tử MPI. Hộp số tự động 6 cấp ly hợp kép. Nhưng do việc sử dụng ô tô còn mới bên cạnh đó hệ thống trang bị hiện đại trên xe chưa được sử dụng đúng mức, chưa tận dụng triệt để những tính năng vốn có của nó. Do đó, để tăng hiệu suất sử dụng, phát huy hết tính hiệu quả kinh tế thì việc tìm hiểu về tính năng kỹ thuật của xe là điều rất cần thiết đối với mỗi sinh viên chuyên ngành động lực. Do đó em đã chọn đề tài “Khảo sát hệ thống truyền lực trên xe Ford Focus”.
Với nội dung đề tài này đã giúp em hệ thống được những kiến thức đã học nâng cao khả năng tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về chuyên môn. Do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, tài liệu tham khảo còn ít nên trong quá trình thực hiện đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo: ThS................. đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp trong thời gian vừa qua.
Tp, Hồ Chí Minh ngày....tháng....năm 20...
Sinh viên thực hiện
.....................
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE FORD FOCUS
1.1. Lịch sử phát triển dòng xe
1.1.1. Lịch sử hãng Ford
Được sáng lập bởi Henry Ford năm 1903, Ford là tập đoàn ô tô đa quốc gia của Mỹ và là một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới có trụ sở chính được đặt tại Dearbon, bang Michigan, ngoại ô của Metro Detroit, Hoa Kỳ.
1.1.2. Những mốc thời gian và sự kiện chính
1896: Henry Ford sản xuất chiếc xe đầu tiên - Quadricycle - một khung xe ngựa có 4 bánh xe đạp.
1901: Henry Ford giành thắng lợi trong cuộc đua xe đẳng cấp cao tại Gross Point Mỹ.
1903: Ford hợp tác với 11 nhà đầu tư. Chiếc Ford model A đầu tiên được giới thiệu 1708 chiếc đã được sản xuất.
1985: Ford Tarus được giới thiệu với thiết kế phi thuyền mang tính cách mạng. Doanh thu hàng năm đạt $53 tỷ.
1.2. Tổng quan về xe Ford Focus
1.2.1. Giới thiệu chung
Ford đã giới thiệu phiên bản Focus tại Châu Âu vào năm 1998, trước thời điểm những khách khàng tại đất nước cờ hoa có thể chính thức đặt hàng 2 năm. Kể từ đó, Focus đã có bước chuyển mình ấn tượng, từ một mẫu xe tiết kiệm nhiên liệu với giá bán phải chăng trở thành “ một con quái vật ” với công suất 350 HP.
Những chiếc xe đầu tiên của Focus ra đời tại Mỹ dưới bàn tay của các kỹ sư Mỹ và các nhà thiết kế Mỹ. Phần lớn các mẫu xe Focus tại các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam được trang bị động cơ 1,6 lít trừ những chiếc Focus của quốc đảo Philippines.
1.2.2. Thông số kỹ thuật của xe Ford Focus
Thông số kỹ thuật Ford Focus 2012-2013 như bảng 1.a.
1.2.3. Động cơ 1.6L Trend AT hatchback -16V Ti-VCT
Động cơ sử dụng trên xe Ford Focus là loại động cơ xăng 4 kỳ, với 4 xy-lanh đặt thẳng hàng, thứ tự làm việc 1-3-2-4. Động cơ sử dụng trục cam đôi, dẫn động bằng đai với công nghệ điều khiển đóng van thông minh (Ti-VCT), giúp cho xe tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.
- Công suất tối đa (KW): 92/ 6000 (vòng/phút)
- Mô men xoắn tối đa (N.m): 162/ 4000 (vòng/phút)
- Tỉ số nén: 11:1
1.2.5. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh xe Ford Focus bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng (phanh tay).
Hệ thống phanh chính: có dẫn động phanh thuỷ lực trợ lực chân không hai dòng chéo nhau, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cả bánh trước và bánh sau. Bộ trợ lực phanh và xy-lanh chính được ghép với nhau thành một khối.
1.2.8. Hệ thống điện
- Điện áp mạng: 12V
- Máy phát: 12V - 65A
- Động cơ khởi động: kiểu SD 80, công suất 0,8 KW
- Ắc quy (mf): 12V - 35Ah
- Hệ thống đánh lửa điện tử
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE FORD FOCUS
2.1. Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực xe Ford Focus
Từ lúc dòng xe Ford Focus ra đời vào năm 2003 đến nay nó đã có nhiều thay đổi về hệ thống truyền lực cho phù hợp với xu thế của xã hội và để dễ dàng hơn cho người lái.
Hệ thống truyền lực của xe Ford Focus là cụm chi tiết được lắp ghép trên khung xe theo một trình tự nhất định và hệ thống truyền lực có các nhiệm vụ sau:
- Truyền mô men xoắn từ động cơ tới các bánh xe chủ động.
- Ngắt mô men xoắn khi cần thiết.
- Biến đổi mô men xoắn phù hợp với điều kiện đường sá và làm tăng tính năng thông qua, việt dã của xe.
2.2. Kết cấu ly hợp xe Ford Focus
2.2.1. Công dụng
Ly hợp là một cụm của HTTL nằm giữa động cơ và hộp số chính, chức năng của ly hợp ô tô là:
- Tạo khả năng đóng ngắt truyền lực từ động cơ tới bánh xe chủ động. Ly hợp đảm bảo đóng ngắt êm dịu nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắn.
- Khi chịu tải quá lớn, ly hợp đóng vai trò như một cơ cấu an toàn nhằm tránh quá tải cho HTTL và động cơ.
2.2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của ly hợp
Ly hợp ma sát hình thành trên cơ sở truyền lực qua các bề mặt ma sát.
Muốn tạo lực ma sát, cấu tạo ly hợp phải có bộ phận tạo lực ép giữa các bề mặt ma sát. Lực ma sát truyền từ bề mặt chủ động sang bề mặt bị động.
Do vậy, các bộ phận chính có tên là: phần chủ động, phần bị động của ly hợp, bộ phận tạo lực ép, bộ phận dẫn động điều khiển.
2.2.3. Đặc điểm kết cấu của ly hợp xe Ford Focus
Ford Focus sử dụng ly hợp kép dùng điện – thủy lực.
Ly hợp kép mang lại sự thoải mái cho người lái, tăng tuổi thọ cho đĩa ma sát nhờ bộ cảm biến tải trọng, tối ưu hóa quá trình truyền lực, giảm đường kính ly hợp.
2.2.4. Cơ cấu điều khiển ly hợp xe Ford Focus
Ly hợp xe Ford Focus có cơ cấu điều khiển kiểu điện tử, gồm các thành phần: mô tơ điện, lò xò nén, trục ren, con lăn, cần gài ly hợp.
Mô tơ điện là loại mô tơ không chổi than, sử dụng dòng điện một chiều. Thanh ren được làm bằng hợp kim để đảm bảo quá trình vận hành chính xác.
2.3. Kết cấu hộp số Ford Focus
2.3.3. Công dụng
Hộp số dùng để thay đổi lực kéo tác dụng lên bánh xe bằng cách thay đổi tỷ số truyền động giữa bánh xe chủ động với động cơ.
Hộp số dùng để cắt động cơ đang làm việc ra khỏi hệ thống truyền lực trong thời gian tùy ý.
Thay đổi chiều chuyển động của xe ( đi số tiến hoặc đi số lùi ).
Hộp số cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có tỷ số truyền thích hợp để đảm bảo chất lượng động học và tình kinh tế nhiên liệu của ô tô.
- Có khả năng trích công suất ra ngoài để dẫn động các thiết bị phụ.
- Điều khiển sang số đơn giản, nhẹ nhàng.
2.2.3. Sơ đồ động học của hộp số xe Ford Focus
Sơ đồ động học xe Ford Focus như hình 2.11.
2.2.4. Nguyên lý làm việc
2.2.4.1. Hoạt động ở số 1
Khi tay số được chuyển sang số 1 thì ống trượt trên trục thứ cấp một được đẩy sang trái để liên kết với bánh răng bị động số 1. Chuyển động từ trục sơ cấp (trục đặc) làm cho bánh răng chủ động số 1 kéo bánh răng bị động số 1.
2.2.4.3. Hoạt động ở số 3
Khi chuyển sang số 3 thì ống trượt trên trục thứ cấp hai được đẩy sang phải để liên kết với bánh răng bị động số 3. Chuyển động từ trục sơ cấp (trục đặc) làm cho bánh răng chủ động số 3 kéo bánh răng bị động số 3.
2.2.4.5. Hoạt động ở số 5
Số răng của bánh răng chủ động nhiều hơn bánh răng bị động, do vậy khi hộp số ở số 5 thì tốc độ của trục thứ cấp hộp số nhanh hơn tốc độ của trục sơ cấp. Đây chính là số có tỉ số truyền tăng.
2.2.4.8. Khóa số đỗ
Một chốt khoá khi đỗ xe được tích hợp trên trục thứ cấp thứ hai giúp đỗ (đậu) xe và ngăn không cho xe bị trôi khi không kéo phanh tay. Khoá vị trí đỗ xe được cài khi bơm dầu không hoạt động hoặc khi động cơ tắt máy. Không có áp suất dầu trong hộp số có nghĩa là cả 2 bộ ly hợp ở trạng thái ngắt không tác động.
2.3.6. Các cảm biến sử dụng trong hộp số
2.3.6.1. Cảm biến vị trí số TR
Cảm biến vị trí số được lắp tích hợp trên phần vỏ hộp số. Cảm biến vị trí TR theo dõi sự dịch chuyển của cần chuyển thực hiện bởi tài xế và chuyển thông tin này về cho TCM.
Cảm biến TR phát hiện vị trí của trục cần số điều khiển bằng tay. Cảm biến TR được gắn trên hộp số. Cảm biến TR cho phép xe khởi động ở vị trí Park (đỗ) và Neutral (trung gian). Tín hiệu đầu ra cảm biến TR tuyến tính trên phạm vi đo lường và TCM nhận vị trí của cần số.
Tín hiệu từ các cảm biến TR được sử dụng cho các chức năng sau:
- Để nhận biết vị trí cần số.
- Để khởi động rơ le an toàn khởi động.
- Để khởi động đèn lùi.
2.3.6.2. Cảm biến tốc độ đầu vào, đầu ra của hộp số
Cảm biến quét quanh phần bên ngoài của ly hợp kép và xác định được tốc độ sơ cấp của hộp số. Tín hiệu cảm biến đóng vai trò như là một biến số để tính toán sự trượt của các bộ ly hợp nhiều đĩa.
Cảm biến ISS 2 cũng được gắn vào thân hộp số. Có vòng đệm cách giữa cảm biến và bánh truyền. Vòng đệm cách có độ dày 3,2 mm ± 0,05 mm.
2.4. Kết cấu cầu chủ động xe Ford Focus
Cầu chủ động của xe Ford Focus bao gồm truyền lực chính và vi sai được bố trí trong hộp số.
2.4.1. Truyền lực chính
2.4.1.1. Công dụng
- Truyền mô men từ hộp số đến bộ vi sai.
- Giảm tốc và tăng mômen truyền đến các bánh xe để đảm bảo tỷ số truyền chung thích hợp của hệ thống truyền lực trong khi hộp số vẫn nhỏ gọn.
2.4.1.2. Cấu tạo
Truyền lực chính và vi sai được bố trí kết hợp với hộp số và động cơ thành một khối.
Vì động cơ đặt ngang nên tâm trục hộp số song song với tâm trục cầu trước có nghĩa là hướng truyền lực từ trục ra hộp số đến trục vào của truyền lực chính là song song với nhau nên truyền lực chính sử dụng cặp bánh răng trụ.
2.4.2. Kết cấu vi sai
2.4.2.1. Nhiệm vụ
Là bộ truyền bánh răng hành tinh, có nhiệm vụ bảo đảm cho các bánh xe chủ động hai bên có thể quay với vận tốc khác nhau khi xe quay vòng hoặc đi trên đường không bằng phẳng để tránh hiện tượng trượt cứng của bề mặt bánh xe gây mòn nhanh.
2.4.2.2. Cấu tạo
Hộp vi sai như hình 2.36
2.4.3. Bán trục
2.4.3.1. Công dụng
Bán trục của Ford Focus là loại khớp các đăng đồng tốc vì xe sử dụng hệ thống treo độc lập ( hoặc dùng cho xe làm thêm nhiệm vụ dẫn hướng ).
2.4.3.3. Cấu tạo khớp nối bán trục
Khớp nối đồng tốc kiểu bi Rzeppa gồm có: trục chủ động, một đầu nối với bánh răng bán trục của cầu xe hay cơ cấu vi sai, một đầu còn lại nối bằng then hoa với lõi hay quả cầu, mặt ngoài qua cầu có 6 rãnh. Trục bị động có một hốc cầu cũng có 6 rãnh ở mặt trong.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE FORD FOCUS
3.1. Mục đích và nội dung tính toán kiểm nghiệm
3.1.1. Mục đích của tính toán kiểm nghiệm
Mục đích của việc tính toán kiểm nghiệm ly hợp là kiểm tra xem nó đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật khi làm việc hay không. Các yêu cầu đó bao gồm:
- Truyền được mô men xoắn lớn nhất của động cơ trong mọi điều kiện làm việc.
- Đóng êm dịu để tăng từ từ mô men xoắn khi khởi động xe không bị rung dật, không gây va đập răng khi sang số.
3.1.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm
Để thực hiện được yêu cầu trong phạm vi đồ án đề ra, nội dung tính toán bao gồm:
- Xác định hệ số dự trữ của ly hợp.
- Kiểm tra điều kiện làm việc của ly hợp theo công trượt riêng.
3.2. Các giả thuyết và số liệu đầu vào
3.2.1. Các giả thuyết
Để tính nhiệt độ nung nóng các chi tiết của ly hợp ta giả thiết rằng: Vì đĩa ma sát truyền nhiệt kém do đó toàn bộ nhiệt sinh ra trong quá trình trượt ly hợp đều truyền qua đĩa ép và bánh đà. Đĩa ép và bánh đà được nung nóng tức thời, nghĩa là không kể đến sự truyền nhiệt từ đĩa ép và bánh đà ra môi trường xung quanh.
3.2.2. Bảng thông số của xe Ford Focus
Các thông số cơ bản của xe Ford Focus 2012-2013 như bảng 3.a.
3.3. Nội dung tính toán kiểm nghiệm
3.3.1. Xác định hệ số dự trự của ly hợp
Mô men ma sát của ly hợp được xác định theo công thức:
MLH = b.Memax (Nm) (3.1).
Vậy b ≈ 1,6
Vậy xe đáp ứng được yêu cầu.
3.3.2. Tính kiểm tra điều kiện làm việc của ly hợp
3.3.2.1. Tính công trượt
Khi khởi động hoặc khi sang số, người lái thường đóng mở ly hợp nên sinh ra sự chênh lệch về tốc độ giữa đĩa bị động và đĩa chủ động. Điều này bao giờ cũng sinh ra trượt. Hiện tượng trượt này sinh ra công ma sát và công này biến thành nhiệt làm nung nóng các chi tiết của ly hợp nên lò xo có thể bị ủ ở nhiệt độ cao và như vậy có thể làm mất khả năng ép của lò xo, dẫn đến gây hao mòn nhanh các chi tiết như đĩa ép, đĩa ma sát.
Bán kính thiết kế của bánh xe:
r0 = 326.2 (mm) = 0,3262 (m)
Thay vào công thức (3.6), ta có:
rb = 0,94. 0.3262 ≈ 0,3 (m).
Thay vào công thức (3.4), ta được: Ma≈ 12,6 (N.m).
Như vậy công trượt của ly hợp ở từng giai đoạn là:
L1 = 221,7348 (J).
L2 = 84112,155 (J).
Như vậy tổng công trượt là: L = L1 + L2 = 221,7348 + 84112,155 = 84333,8898 (J).
3.3.2.2. Kiểm tra công trượt riêng
Thay số vào công thức (3.12), ta được: l0 ≈ 76,5 (J/cm2).
Thỏa mãn l0 < [l0] = 70 ¸ 90 (J/cm2).
3.3.3. Kiểm tra nhiệt độ các chi tiết
Công trượt sinh ra làm nung nóng các chi tiết: đĩa bị động, đĩa ép, bánh đà, lò xo. Do đó phải kiểm tra nhiệt độ của các chi tiết bằng cách tính độ gia tăng nhiệt độ.
- [DT]: Độ tăng nhiệt độ cho phép. Với ôtô con [DT] = 20 0C.
Thay số vào công thức (3.13), ta được: Dt ≈ 17,5 0C.
Vậy thỏa mãn điều kiện cho phép.
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE FORD FOCUS
4.1. Chú ý trong quá trình sử dụng.
Trong quá trình sử dụng hệ thống truyền lực xe Ford Focus phải chú ý đến các vấn đề sau:
+ Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh đúng hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp ly hợp.
+ Quan sát các vết xước trên bề mặt làm việc của đĩa ép.
4.2. Các chế độ và nội dung bảo dưỡng
4.2.1. Chu kỳ bảo dưỡng
Trong đó:
K: Kiểm tra, lau chùi, sửa chữa, bôi trơn hoặc thay nếu cần.
T: Thay thế.
S: Siết chặt.
4.2.2. Nội dung bảo dưỡng
+ Kiểm tra điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp.
+ Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp.
+ Kiểm tra độ mòn của ly hợp, nếu cần phải thay.
4.3. Các hư hỏng và biện pháp khắc phục ly hợp
Các hư hỏng thường gặp của ly hợp ma sát có thể được phát hiện qua các hiện tượng làm việc không bình thường như ly hợp bị trượt, rung, ồn ở chế độ đóng, không nhả hoàn toàn khi đạp bàn đạp để ngắt, vào khớp không êm gây giật và ồn.
4.3.1. Bộ ly hợp bị trượt
Khi khởi động động cơ và kéo phanh tay, ấn bàn đạp ly hợp gài số, đồng thời tăng nhẹ ga, nếu như bộ ly hợp tốt sẽ hãm động cơ tắt máy. Nếu động cơ vẫn làm việc bình thường thì bộ ly hợp đã bị trượt và do một số nguyên nhân:
+ Đĩa bị động của ly hợp bị mòn và chai cứng.
+ Cần kéo bị cong cần khắc phục bằng cách uốn thẳng và bôi trơn cho các khớp nối.
4.3.3. Bộ ly hợp không cắt hoàn toàn khi cắt động lực
Khi gài số khó có khả năng bộ ly hợp không cắt hoàn toàn. Đĩa ma sát bị động của ly hợp vẫn tiếp tục quay theo bánh đà thì do các nguyên nhân sau:
+ Đĩa ma sát bị động bị vênh thì nắn lại.
+ Đĩa ép bị vênh, biến dạng, nứt vỡ thì phải thay mới.
4.3.4. Bộ ly hợp bị kêu
Tiếng kêu của bộ ly hợp rất dễ nhận biết khi động cơ nổ nhỏ. Nhưng cần phân biệt tiếng kêu khi cắt hay nối động lực.
+ Tiếng kêu phát ra khi nối động lực do rãnh then hoa của moay ơ và rãnh then hoa trên trục bị động của ly hợp mòn làm mối lắp ghép lỏng thì phải thay mới hai chi tiết này.
+ Đường tâm của trục chủ động của hộp số và trục khuỷu động cơ không đồng tâm thì phải chỉnh lại.
4.4. Các hư hỏng thường gặp ở hộp số
Hộp số khi bị trục trặc hoặc hỏng hóc bên trong sẽ không hoạt động bình thường, như gài số khó khăn, hộp số kêu trong quá trình hoạt động hoặc không truyền động được.
Một số hư hỏng đặc biệt có thể là sự biến dạng, nứt, vỡ vỏ hộp số do va đập, do kẹt hoặc quá tải gây ra.
4.5. Những hư hỏng của cầu chủ động, nguyên nhân và cách khắc phục
4.5.1. Chẩn đoán cầu chủ động
Kiểm tra nhanh cầu chủ động:
- Kiểm tra rạn nứt, rò rỉ dầu.
- Kiểm tra độ rơ dọc trục của ổ bi trục chủ động bánh răng truyền lực chính.
- Kiểm tra độ rơ dọc trục bánh răng côn bị động (hoặc trục trung gian) trong truyền lực chính hai cấp.
4.5.2. Bảo dưỡng cụm cầu ô tô
Trong quá trình sử dụng cầu chủ động, cơ cấu truyền lực chính và vi sai có thể có những hư hỏng như :
- Các răng bánh răng mòn hoặc sứt mẻ, trục chữ thập của vi sai và các vòng bi bị mòn hoặc hư.
- Dầu rò rỉ ở các chỗ nối của cầu sau, bán trục bị vặn, rãnh trục bị mòn, đai ốc bắt mặt bích bán trục với mayơ bị lỏng hoặc các gujông bị đứt.
4.5.3. Các hư hỏng chính của cầu chủ động
Các hư hỏng chính như bảng 4.f.
KẾT LUẬN
Với những kiến thức đã được học tại Đại học Trần Đại Nghĩa và được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy hướng dẫn: ThS. …………, các thầy trong bộ môn ô tô quân sự, các thầy trong khoa động lực và các bạn em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp:“Khai thác hệ thống truyền lực trên xe Ford Focus”.
Qua các nội dung đã được tìm hiểu về hệ thống truyền lực trên xe Ford Focus em thấy nó có nhiều ưu điểm, làm việc ổn định và tin cậy, phù hợp với địa lý Việt Nam.
Qua quá trình khai thác hệ thống truyền lực, bản thân em cũng mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp cho công việc thực tế sau này. Vì thời gian khai thác đề tài không nhiều, kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong nội dung đồ án không thể tránh những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự chỉ bảo và các ý kiến đóng góp để đồ án được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong khoa Ô tô - Đại học Trần Đại Nghĩa đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thiết kế và tính toán ô tô, máy kéo, Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên, NXB đại học và THCN, Hà Nội, 1985.
2. Hệ thống truyền lực ô tô con, Nguyễn Khắc Trai, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1999.
3. Lý thuyết ô tô, máy kéo, Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1998.
4. Tài liệu đào tạo KTV Ford.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"