ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE MATIZ

Mã đồ án OTTN003023938
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống truyền lực xe Matiz, bản vẽ sơ đồ nguyên lý hộp số, bản vẽ kết cấu ly hợp, bản vẽ kết cấu hộp số, bản vẽ kết cấu các đăng Rzeppa, bản vẽ kết cấu các đăng tripod); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản thuyết trình bảo vệ…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE MATIZ.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục........................................................................................1

Mở đầu ............................................................................................ 2

Chương 1. Giới thiệu chung về xe Matiz......................................... 3

1.1. Giới thiệu chung về xe Matiz.................................................. 3

1.2. Đặc tính kỹ thuật của xe Matiz............................................... 4

1.3. Đặc tính các cụm và hệ thống chính của xe Matiz.................. 7

1.3.1. Động cơ............................................................................ 7

1.3.2. Hệ thống truyền lực ......................................................... 7

1.3.3. Hệ thống điều khiển.......................................................... 8

1.3.4. Phần vận hành.................................................................. 9

1.3.5. Hệ thống điện................................................................. 10

1.3.6. Thiết bị phụ.................................................................... 10

Chương 2. Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực trên xe Matiz.........11

2.1. Ly hợp.................................................................................. 12

2.2. Công dụng  và yêu cầu................................................... 12

2.3. Kết cấu ly hợp................................................................ 13

2.4. Kết cấu cụm chi tiết chính của ly hợp............................. 15

2.5. Hộp số ................................................................................. 19

2.5. Công dụng và yêu cầu.................................................... 19

2.6. Kết cấu hộp số................................................................ 21

2.7. Kết cấu cụm chi tiết chính hộp số................................... 21

2.8. Nguyên lý hoạt động của hộp số.................................... 27

2.9. Truyền lực chính và vi sai..................................................... 29

2.10.  Các đăng.............................................................................. 30

2.11.Côngdụng và yêu cầu....................................................... 30

2.12. Đặc điểm kết cấu các đăng.............................................. 31

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm ly hợp xe Matiz..................... 35

3.1. Đặc vấn đề ........................................................................... 35

3.2. Tính toán kiểm nghiệm ........................................................ 35

3.3. Xác định momen cản ma sát cần truyền ........................ 36

3.3.1. Kiểm tra ly hợp theo công trượt riêng.................................. 37

3.3.2. Tính nhiệt độ cho các chi tiết bị nung nóng (bánh đà) ......... 39

3.3.3. Tính sức bền đinh tán đĩa bị động........................................ 40

3.3.3. Moay ơ đĩa bị động.............................................................. 43

3.3.4. Kiểm tra đinh tán nối moayơ với xương đĩa........................ 45

3.3.5. Tính lò xo giảm chấn............................................................ 46

3.3.6. Tính lò xo đĩa...................................................................... 49

Chương 4. Khai thác sử dụng hệ thống truyền lực xe Matiz. ...... 52

4.1. Sử dung, bảo dưỡng và khắc phục những hư hỏng thông thưòng của ly hợp.... 53

4.2. Những hư hỏng thường gặp của hộp số và cách khắc phục.. 62

4.3. Những hư hỏng thường gặp của bộ vi sai............................. 68

4.4. Hướng dẫn sử dụng bảo dưỡng sửa chữa những hư hỏng thông thường của các đăng............ 70

Kết luận.......................................................................................... 74

Tài liệu tham khảo  ....................................................................... 75

MỞ ĐẦU

Ngành ôtô giữ một ví trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ôtô được sử dụng phổ biến để phục vụ trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đã được áp dụng nhanh chóng vào công nghệ chế tạo ôtô. Các tiến bộ khoa học đã được áp dụng nhằm mục đích làm giảm cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn cho xe, người, hàng hoá và tăng chất lượng kéo-vận tốc cũng như tăng tính kinh tế nhiên liệu của xe.

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu kết cấu, khai thác có hiệu quả các hệ thống, cụm, cơ cấu trên xe là hết sức cần thiết. Trong quá trình học tập em đã được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài :

Khai thác hệ thống truyền lực xe Matiz

Với điều kiện thời gian có hạn, các nội dung trong đồ án tốt nghiệp chỉ là bước tìm hiểu các thông số kỹ thuật và kết cấu của  hệ thống truyền lực  là cơ sở để xem xét thực tế khai thác sử dụng hệ thống truyền lực. Nội dung chính của bài tập bao gồm:

Chương 1 : Khái quát chung về xe matiz

Chương 2 : Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực xe Matiz.

Chương 3: Kiểm nghiệm ly hợp xe matiz

Chương 4 : Khai thác sử dụng hệ thống truyền lực xe Matiz.

Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, trong đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy, các bạn trong lớp.

Em  xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn : TS……………. đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn các thầy, các cán bộ trong Bộ môn Ôtô Quân sự - Khoa Động lực đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE MATIZ

1.1. Giới thiệu chung về xe Matiz

Matiz là loại ôtô du lịch 4 chỗ có công thức bánh xe là 4x2, nó được sản xuất từ năm 1998 tại nhà máy ôtô Daewoo Hàn Quốc sau đó du nhập vào Việt Nam và được lắp ráp tại nhà máy liờn doanh ụtụ Việt Mam-Daewoo (Vidamco). Xe Matiz có các kích thước cơ sở như chiều dài cơ sở, chiều rộng cơ sở đều thấp tạo cho xe có tính cơ động cao rất phù hợp với điều kiện đường xá nhỏ hẹp ở Việt Nam do vậy xe có thể đi vào những con đường nhỏ, ngừ nghỏch của nội thị và ven đô mà nhiều loại ôtô khác không thể đi vào được.

1.2. Đặc tính  kỹ thuật của xe MATIZ

Bảng đặc tính kĩ thuật của xe Matiz như bảng 2.1.

1.3. Đặc tính các cụm và hệ thống chính của xe Matiz

1.3.1. Động cơ

Động cơ xe Matiz là loại động cơ xăng 4 kỡ được bố trí đằng trước và đặt ngang xe. Nó là loại động cơ M-TEC bao gồm 3 xilanh bố trí thẳng hàng có thứ tự làm việc là 1-3-2 với dung tích công tác theo nhà sản xuất là 796cc. Công suất lớn nhất của động cơ là 37,5kw ứng với số vũng quay của trục khuỷu là 6000 v/ph. Mụ men xoắn lớn nhất của động cơ là 68,6 Nm ứng với số vũng quay là 4600 v/ph.

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu: Xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử đa điểm (MPI) với các loại xăng có chỉ số octan là Ron95, 91, 87, 83. Áp suất đầu ra của bơm xăng là 380 kpa, dung tích bỡnh xăng là 35 lít.

- Hệ thống làm mỏt: Hệ thống làm mát bằng nước theo phương pháp tuần hoàn cưỡng bức nhờ bơm nước.

1.3.2. Hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực của xe bao gồm: ly hợp, hộp số, truyền lực chính và vi sai, các đăng.

- Ly hợp: Là loại ly hợp thường đóng 1 đĩa bị động, ma sát khô, có lũ xo ộp hỡnh đĩa, dẫn động cơ khí kiểu cáp. Ở loại ly hợp này sử dụng lũ xo dạng đĩa hỡnh cụn từ đó có thể tận dụng kết cấu này để đóng mở ly hợp mà không cần phải có đũn mở riờng. Mặt đáy của lũ xo được tỡ trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lũ xo được liên kết với vỏ . Mặt đỉnh của lũ xo sẽ được sử dụng để mở ly hợp khi bạc mở ép lên nó.

- Hộp số: là loại hộp số cơ khí 5 cấp (5 số tiến và một số lùi), 2 trục, dẫn động điều khiển cơ khí gián tiếp thông qua các dây kéo. Hộp số sử dụng cơ cấu đồng tốc kiểu khoá hóm, đồng tốc đặt ở đầu bánh răng chủ động số 5, giữa bánh răng chủ động số 3 và 4, giữa bánh răng bị động số 1 và 2.

1.3.3. Phần vận hành

Hệ thống treo trên xe bao gồm treo trước và treo sau

Treo trước là hệ thống treo độc lập kiểu nến (Mcpherson), kích thước đũn treo trờn của hệ thống treo này giảm về bằng 0. Cũn đầu trong của đũn treo dưới được liên kết bản lề với dầm ôtô, đầu ngoài liên kết với trục khớp nối dẫn hướng mà điểm liên kết lằm trên đường tâm của trụ xoay đứng. 

Lốp xe gồm 4 lốp chớnh và 1 lốp dự phũng, kớch thước lốp xe 175/60R13.

Cỏc bộ phận chính đều được lăp đặt trên vỏ xe nên đặc điểm chịu lực của xe là vỏ chịu lực.

1.3.5. Hệ thống điện

- Điện áp mạng: 12V

- Mỏy phỏt: 12V- 65A

- Động cơ khởi động: kiểu SD 80, công suất 0,8 kw

- Ắc quy(MF): 12V- 35AH

- Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)

1.3.6. Thiết bị phụ

- Các thiết bị đo đạc hiển thị như: đồng hồ nhiên liệu, đồng hồ nhiệt độ nước làm mát, đồng hồ tốc độ, đồng hồ công tơ mét...

- Trong xe có chỗ để tàn thuốc lá và để đồ uống, hộp đựng găng tay.

 CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE MATIZ

Hệ thống truyền lực của xe Matiz là tổ hợp các cụm, cơ cấu sắp xếp theo một qui luật xác định và hợp lý để liên kết với nhau mà nhờ chúng cơ năng từ động cơ được truyền đến các bánh xe chủ động. Hệ thống truyền lực có nhiệm vụ:

- Truyền, biến  đổi và phân phối mô men xoắn và công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động (hai bánh trước).

- Cắt nối nguồn từ động cơ tới các bánh xe chủ động khi cần thiết.

Các  yêu cầu cơ bản đối với hệ thống truyền lực:

- Có tỷ số truyền hợp lý để đảm bảo chất l­ượng kéo tốt.

- Hiệu suất truyền lực cao, làm việc không ồn.

- Kích thư­ớc và trọng lựợng nhỏ phù hợp cho bố trí chung.

- Điều khiển thuận tiện, nhẹ nhàng.

- Có tính công nghệ cao, dễ chăm sóc bảo d­ưỡng và sửa chữa.

2.1. Ly hợp

2.1.1. Công dụng và yêu cầu của ly hợp

a. Công dụng

Ly hợp là một khớp nối dùng để truyền mômen xoắn từ trục khuỷu động cơ đến các cụm tiếp theo của hệ thống truyền lực. Ly hợp được dùng để tách, nối giữa động cơ với hệ thống truyền lực khi khởi hành, dừng xe, chuyển số và cả khi phanh xe và làm cơ cấu an toàn đảm bảo cho động cơ và hệ thống truyền lực khỏi bị quá tải d­ưới tác dụng của tải trọng động và mômen quán tính.

Ly hợp ô tô Matiz là loại thường đóng 1 đĩa bị động, ma sát khô, có lò xo ép hình đĩa, tạo lực ép bằng lò xo bố trí trung tâm, cơ cấu mở kiểu đòn, bạc mở, dẫn động điều khiển cơ khí kiểu cáp.

b. Yêu cầu

- Truyền đ­ược mômen quay lớn nhất của động cơ mà không bị trư­ợt ở bất cứ điều kiện sử dụng nào.

- Đóng êm dịu để tăng từ từ mômen quay lên trục của hệ thống truyền lực không gây va đập các bánh răng.

- Mở nhanh chóng và dứt  khoát, nghĩa là cắt hoàn toàn truyền động từ động cơ đến hệ thống truyền lực trong thời gian rất ngắn.

2.1.2. Kết cấu ly hợp.

- Ly hợp gồm có các thành phần chính sau: Phần chủ động, phần bị động, cơ cấu mở và dẫn động điều khiển.

- Phần chủ động là tập hợp tất cả các chi tiết cùng quay bánh đà và vỏ ly hợp trong mọi trư­ờng hợp , nó bao gồm các chi tiết sau: bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu, vỏ ly hợp được lắp cố định trên bánh đà, đĩa ép.Nó nhận mômen từ trục khuỷu động cơ truyền đến phần bị động.

- Cơ cấu mở dùng để ngắt ly hợp khi cần.Gồm bàn đạp thanh nối khớp trượt cần bẩy và các lò xo ép

Ly hợp xe Matiz  là ly hợp ma sát dùng lò xo màng nên lò xo màng vừa đóng vai trò lò xo ép khi đóng đóng ly hợp vừa đóng vai trò cần bẩy khi mở ly hợp

2.1.3. Kết cấu các chi tiết chính của ly hợp.

Vỏ ly hợp được làm bằng thép và được gắn với bánh đà bằng chiếc bulông có các lỗ để tạo gió làm mát và lắp các đòn mở, với kết cấu như vậy vỏ ly hợp làm việc với độ tin cậy cao

Đòn mở dùng để mở ly hợp đầu trong của đòn mở tỳ vào ổ bi thông qua một càng mở ly hợp

Cụm bàn ép ly hợp mục đích chủ yếu của chi tiết này là để nối và ngắt công suất động cơ.yêu cầu của nó là phải cân bằng trong khi quay và phải đảm bảo toả nhiệt tốt khi nối với bánh đà.để ép được đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp nắp ly hợp sử dụng lò xo đĩa

Nguyên lý làm việc của lò xo hình côn:

Khi đạp bàn đạp ly hợp vòng bi T ép vào lỗ tâm của đĩa lò xo đĩa làm cho vòng ngoài của nó bật lên đĩa ép nhả đĩa ma sát.Khi buông bàn đạp vòng bi T trở về vị trí cũ lò xo đĩa bung trở lại vị trí ban đầu lên nó đè mạnh đĩa ép v à ép đĩa ma sát vào mặt bánh đà

Đĩa ma sát gồm các tấm ma sát bằng vật liệu amian được ghép bằng các đinh tán lên hai mặt của đĩa thép. Đĩa thép có hai lớp với lò xo lá ở giữa để đảm bảo đĩa có độ đàn hồi nhất định theo phương ép. đĩa ép được liên kết với moayơ thông qua các lò xo giảm chấn để đảm bảo đóng ly hợp êm dịu.

2.2. Hộp số

Động cơ đốt trong dùng trong ôtô có hệ số thích ứng rất thấp, đối với động cơ xăng hệ số này bằng 1, 1-1, 2 và đối với động cơ điezen bằng 1, 05 - 1, 15 do đó mô men xoắn của động cơ không thể đáp ứng yêu cầu mômen cần thiết để thắng sức cản chuyển động thay đổi khá nhiều khi ôtô làm việc, muốn giải quyết vấn đề này trên ôtô cần phải đặt hộp số.

2.2.1. Công dụng và yêu cầu.

a. Công dụng

Hộp số dùng để thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực trong quá trình chuyển động của ôtô nhằm thay đổi lực kéo ở các bánh xe chủ động và thay đổi vận tốc chuyển động của ôtô trong khoảng rộng tuỳ ý theo sức cản bên ngoài.

b. Yêu cầu  

- Bảo đảm cho xe có chất lư­ợng kéo trong những điều kiện sử dụng cho trước.

- Điều khiển thuận tiện và nhẹ nhàng.

- Làm việc êm và không ồn

- Phải có các tỷ số truyền đảm bảo tính năng động lực.

- Không sinh ra các lực va đập trên các hệ thống truyền lực.

2.2.2. Kết cấu của hộp số

Hộp số xe Matiz là hộp số cơ khí, 5 tiến và 1 số lùi, gồm có 3 bộ đồng tốc ở số 1-2 và số 3-4 và số 5, loại có khoá hãm truyền lực cuối cùng có bộ vi sai. bánh răng số lùi được lắp liền trên trục sơ cấp , dẫn động cơ khí gián tiếp bằng cáp.

2.2.3. Kết cấu các chi tiết chính của hộp số

a. Trục sơ cấp hộp số

Có rãnh then hoa then để lắp với đĩa bị động của ly hợp để nhận mômen từ trục khuỷu động cơ, đ­ược đúc liền với bánh răng nghiêng chủ động. Trên trục có khoan lỗ dọc để dẫn dầu bôi trơn các ổ đỡ trục thứ cấp hộp số. Trên bánh răng có vành răng để gài số. có lắp bộ đồng tốc bánh răng số 5 và đồng tốc giữa bánh răng số 3 và 4.Kich thước truc có tiêt diên khác nhau. được cô định với vỏ hộp số bằng hai ổ bi đũa ở hai đầu truc

b. Trục thứ cấp 

Đư­ợc gia công có tiết diện thay đổi dùng để truyền mômen ra ngoài đến các bộ phận tiếp theo của hệ thống truyền lực. Trên trục thứ cấp bao gồm các chi tiết: bộ đồng tốc giữa số 1 và số 2, bánh răng bị động số 1 đi từ số 1, bánh răng chủ động và bị động số 3 đi số III, bộ đồng tốc thứ 2 đi Số III, bánh răng số 2, bộ đồng tốc thứ nhất đi số II, bánh răng số 5 đi số V, đồng tốc thứ 3. 

Hộp số xe Matiz đ­ược thiết kế theo sơ đồ trên, trong hộp số có vành răng tư­ơng ứng của tất cả các số, trừ số lùi đều đ­ược nằm ở vi trí cố định. Dùng các bộ đồng tốc quán tính có khoá hãm, các đồng tốc này đảm bảo cho việc vào số không có tiếng kêu và va đập của các bánh răng. Như­ vậy, độ bền của các chi tiết đư­ợc tăng lên.

d. Cơ cấu bảo hiểm số lùi

Khi xe đang chuyển động tiến dù ở bất kỳ tay số nào nếu lúc đó thao tác chuyển số nhầm vào vị trí số lùi thì sẽ gây cưỡng bức, va đập trong các bánh răng của hộp số thậm chí có thể gây gẫy vỡ bánh răng và các chi tiết khác của hộp số. Vì vậy việc bảo hiểm đối với thao tác khi gài số lùi là hết sức cần thiết

2.2.4. Nguyên lý hoạt động của hộp số

Gài số 1: Cắt ly hợp gạt khớp gài 8 sang phải cho ăn khớp với vành răng đầu của bánh răng chủ động số 1.lúc này trục thứ cấp quay cùng bánh răng số 1

Gài số 2: Cắt ly hợp gạt khớp gài 8 sang trái cho ăn khớp với vành răng đầu moayơ của bánh răng chủ động số 2.lúc này trục thứ cập quay cùng bánh răng số 2

Gài số 3: Cắt ly hợp, gạt khớp gài 8 về vị trí trung gian sau đó gạt khớp gài 10 sang phải an khớp vớI bánh răng đầu của bánh răng số 3 lúc này trục thứ cấp quay cùng bánh răng số 3

Gài số lùi:  Ở chế độ này tất cả các khớp gài số tiến phải nằm ở vị trí trung gian , gạt bánh răng gài số lùi vào vị trí ăn khớp với bánh răng trung gian . Lúc này lực truyền từ trục sơ cấp đến trục thứ cấp nhờ sự ăn khớp của bánh răng liền trục với bánh răng số lùi lên làm trục thứ cấp quay theo chiều ngược lại với các trường hợp số tiến.

2.3. Truyền lực chính và vi sai

Truyền lực chính là bộ truyền và giảm tốc bánh răng một cấp hoặc hai cấp (tức là gồm 1 hoặc 1 cặp bánh răng truyền lực) lắp trên cầu chủ động của ôtô

Xe Matiz có động cơ và hộp số đặt ngang và hộp số truyền động trực tiếp truyền lực chính thì truyền lực chính là cặp bánh răng trụ răng nghiêng và bánh răng chủ động nằm trên hộp số và truyền mômen trực tiếp từ hộp số đến bộ vi sai

Vì xe có động cơ đặt trước cầu trước chủ động có động cơ đặt ngang được gắn liền với hộp số

Cụm vi sai được đặt giữa vỏ phía hộp số và vỏ phía vi sai

Công suất của động cơ được truyền từ hộp số đến bộ vi sai và sau đó đến các bán trục và các bánh xe chủ động

Bánh răng nghiêng được dùng làm bánh răng lớn.Bánh răng này liền với vỏ vi sai và được lắp trong vỏ hộp số phía vi sai qua hai vòng bi bán trục.

2.4. Các đăng

2.4.1. Công dụng của các đăng.

Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn giữa các cụm trong hệ thống truyền lực có các vị trí cách xa nhau hoặc có ví trí tương ­ đối thay đổi. Các đăng  trên xe Matiz là loại sử dụng một các đăng từ vi sai đến  hai bánh trước chủ động.

2.4.2. Đặc điểm kết cấu các đăng.           

Xe Matiz  là loại xe du lịch cỡ nhỏ nên khoảng cách chiều rộng xe nhỏ nên có thể dùng 2 trục các đăng trực tiếp dẫn động từ bộ vi sai ra hai bánh chủ động mà không phải nối trục trung gian.  Chiều dài của hai trục là khác nhau vì động cơ đặt ngang.

Trong tr­ường hợp này đầu cuối then của trục được thay đổi trong lẫy với một nấc nào đó phù hợp với sự thay đổi khoảng cách giữa các khớp các đăng.

Để đảm bảo việc nối then hoa khỏi bị mòn nhiều do bẩn và mất bôi trơn, ở một đầu của ống tr­ượt ngư­ời ta hàn vào đó  một nắp kim loại, còn đầu kia của nối then có đệm bịt kín nắp, đó là đệm dạng phớt, nó đựoc lắp trong vỏ  d­ưới dạng êcu chụp, nó tỳ vào vòng chắn mỡ tới mặt mút của ống tr­ượt khi mà ở đó là đư­ờng ren cuối.

CHƯƠNG  3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP XE MATIZ

3.1. Đặt vấn đề .

Khi thiết kế ng­ười ta đó cú giải phỏp về thiết kết cấu và cụng nghệ đảm bảo cỏc yờu cầu làm việc của ly hợp. Như­ng từ thiết kế qua cỏc bước gia cụng, cụng nghệ lắp rỏp, và sử dụng thỡ vẫn cú sự cố mà chúng ta khó xác định đư­ợc. Khi thiết kế và chế tạo thỡ nhà thiết kế theo những điều kiện và khớ hậu tại HÀN QUỐC...

3.2. Tính tóan kiểm nghiệm.

Các thụng số vào để tớnh toỏn kiểm nghiệm ly hợp của xe Matiz như bảng 2.1.

3.2.1. Xác định mô men ma sát mà ly hợp cần truyền.

Mụmen ma sỏt của ly hợp được tính theo cụng thức sau:

Mc = b.Memax                           (3.1)

Dựa theo tiờu chớ trờn và dựa theo kinh nghiệm, đối  với ụtụ du lịch (b = 1, 3 ¸ 1, 75) cú thể  chọn  b = 1, 5.

Mômen lớn nhất của động cơ: Memax = 68, 8 (Nm), vậy thay số vào (3.1) ta cú mụmen mà ly hợp cần truyền là:

Mc = 120, 05 (Nm).

3.2.2. Kiểm tra ly hợp theo cụng  trư­ợt riêng.

Xác định mômen quán tính của các khối l­ượng vận động quay của động cơ và phần chủ động của ly hợp J­­­­e [Nms2]

Je  = (1, 2 -1, 4) Jm

Thay số vào (3.5) ta được: Je = 1, 784  [Nms2].

Thay tất cả các giá trị đó tớnh toỏn đư­ợc vào biểu thức (3.2) ta tính được giá trị L như sau: L  =  1278, 92279 [J]

Cụng tr­ượt chư­a phản ánh đầy  đủ điều kiện làm việc của ly hợp. Xét điều kiện làm việc nặng nhọc của ly hợp phải tính đến công  tr­ượt riêng. Công trượt riờng trờn một đơn vị  diện tớch bề mặt làm việc của tấm ma sỏt, đặc trưng cho sự việc sự hao mũn của ma sỏt.

Thay các giá trị vào  (3.6) ta được :

l = 12115, 8576   [J/m2]

Theo tài liệu [5] thỡ cụng trư­ợt riêng cho phép [l]=20.106 [J/m2], như­ vậy theo kết quả tính toán l<[l]. phản ánh đ­ược rằng công  ma sát sinh ra trên một đơn vị diện tích tấm ma sát là nhỏ hơn so với  giá trị cho phép, như vậy là tốc độ hao mũn bề mặt ma  sỏt là nhỏ, kộo dài thời gian làm việc của cỏc tấm ma sỏt. Ly hợp xe MATIZ hoàn toàn thoả món bền.

3.4. Tính nhiệt độ cho các chi tiết bị nung nóng (bánh đà ).    

Quá trình tr­ượt ly hợp sinh ra nhiệt, nhiệt độ  tăng cao  làm giảm khả năng truyền mô men của ly hợp, làm giảm cơ tính của lo xo, giảm hệ số ma sỏt ỡ đồng thời gây ra ứng suất nhiệt. Nói tóm lại, là giảm khả năng làm việc của các chi tiết máy.Thực tế đĩa ma sát truyền nhiệt kém cho vá bánh đà. Đĩa ép và bánh đà đ­ược nung nóng tức thời. Bởi vậy khối  l­ượng  của đĩa ép và bánh đà phải đủ lớn  để hấp thụ nhiệt và truyền ra môi  tr­ờng xung quanh.

Gbd : là khối lư­ợng của bánh đà [Kg].

C  : là nhiệt dung riờng  của chi tiết bị nung núng, theo [5]: C=481, 5  [J/Kg0C].

Thay số vào (3.8) ta được; At[ = 3,0010850C]

Kết quả  trên cho ta thấy rằng sự tăng nhiệt độ ở bánh đà sau mỗi lần đóng ly hợp là không đáng kể vỡ [t]= 0-15 0C, Điều này đảm bảo cho các chi tiết của ly hợp nh­ư lũ xo ộp, đũn mở làm việc bền, đảm bảo các thông số làm việc.

3.5. Tính sức bền đinh tán đĩa bị động

Để giảm kích thước của ly hợp làm việc trong điều kiện ma sát khô chọn vật liệu có hệ số ma sát cao, đĩa bị động gồm các tấm ma sát và xương đĩa. Tấm ma sát được gắn với xương đĩa bị động bằng đinh tán. Xương đĩa thường chế tạo bằng thép cácbon trung bỡnh và cao (thộp 50 ¸ 85), chiều dày xương đĩa chọn từ (1, 5 ¸ 2, 0) mm.

Chiều dày tấm ma sát thường chọn từ (3 ¸ 5) mm, vật liệu của tấm ma sát thường là Phêrađô đồng.

Đinh tán được kiểm tra theo ứng suất cắt và chèn dập. Khi tính lực F1 và F2 lấy chế độ tải trọng là Memax vỡ trong thực tế Memax luôn nhỏ hơn Mj ( Mj là mômen tính theo lực bám từ đường lên).

Chọn:

r1 = 95mm = 0, 095m  và  r2 = 115mm = 0, 115m

n1 = 12, n2 = 4 đinh tán.

d = 4mm = 0, 004m

l = 1, 5mm = 0, 0015m

So sánh ta thấy đinh tán đủ bền.

3.6. Moay ơ đĩa bị động

Chiều dài của moay ơ đĩa bị động được chọn tương đối lớn để giảm độ đảo của đĩa bị động, moay ơ được ghép với xương đĩa bị động bằng đinh tán và lắp với trục ly hợp bằng then hoa.

Memax: Mômen xoắn cực đại của động cơ, Memax = 68, 8 Nm.

Z1: Số moayơ riêng biệt, ly hợp có 1 đĩa bị động nên Z1 = 1.

Z2  =10: Số then hoa của moay ơ.

L: Chiều dài moay ơ.

D: Đường kính ngoài của then hoa.

b: Bề rộng của một then hoa.

Memax = 68, 8 Nm = 6880 Nmm

[t] : là ứng suất xoắn cho phộp (thộp 40X) [t] = 20 MPa.

Tra bảng 9.3 (Trang 176[4.1]) ta chọn mối ghép có kích thước là:

D = 35mm = 0, 035m     d = 28mm = 0, 028m

Z2 = 10 then                   b = 4mm = 0, 004m

Chiều dài của moay ơ thường được chọn bằng đường kính ngoài của then hoa trên trục ly hợp: L = D = 0, 035m.

Thay vào (3.15) và (3.16) ta được:

tc » 3, 12   (MPa)

scd » 3, 556  ( MPa)

So sỏnh với ứng suất cho phộp ta thấy then hoa đủ bền.

3.7. Kiểm tra đinh tán nối moayơ với xương đĩa

Đinh tán nối moay ơ với xương đĩa bị động thường làm bằng thép có đường kính d = ( 6 ¸ 10 ) mm. Ta cũng kiểm tra theo bền cắt và chèn dập tương tự đinh tán dùng để tán các tấm ma sát với xương đĩa.

Chọn cỏc thụng số :

Đường kính đinh tán: d = 8mm = 0, 008m

Chiều dài bị chốn dập: l = 4mm = 0, 004m

Số lượng đinh tán: n = 4

Bán kính bố trí đinh tán: R = 60mm = 0, 06m

Vật liệu làm đinh tán là thép C65 có ứng suất cho phép: [tc] = 30MPa và  [tcd] = 80 MPa

Vậy đinh tán đủ bền.

3.9. Tính lò xo đĩa

Dựa trên cơ sở xe tham khảo và các yêu cầu trong việc chọn lựa, thiết kế lũ xo màng ta chọn cỏc kớch thước cơ bản sau:

Đường kính ngoài lũ xo màng:  De =  170 mm

Đường kính trong: Di = 45 mm

Chiều dày lũ xo màng: d = 2 mm

Số thanh phân bố đều lên màng: Z = 18

Thay số vào ta được : K2=0,659

Môđun đàn hồi: E = 2.105 (N/mm2)

Chiều cao h = 12 (mm)

(Hệ số 2 đảm bảo vùng lực ép không đổi rộng và không lật lũ xo ).

Dịch chuyển của đĩa tại điểm đặt lực ép l1 = 5 mm.

mP : hệ số, mp = 0, 3

Thay số vào (2.26) ta được: PS = 137,5 (N)

So sỏnh ta thấy: FS > PS (FS = 381,11 N). Lực ép bé hơn dẫn đến hệ số b giảm đi. Ta tính lại hệ số b:

Thay số vào ta được;  D = 214 (mm)

Và a = 2h(De – Da) = 0, 85

Thay số vào (2.28) ta được:

s = 7, 04.108 (N/m2)

Vật liệu chế tạo lũ xo đĩa là thép 60C2A có: [s] = 14.108 (N/m2)

Vậy lũ xo đĩa đủ bền.

Chương 4

KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE MATIZ

4.1. Sử dụng, khắc phục những hư­ hỏng thông thường của ly hợp.

4.1.1. Nguyên tắc sử dụng.

Mở ly hợp phải dứt khoát, hoàn toàn để tắt hoàn toàn động lực của động cơ khỏi hệ thống truyền lực giúp cho việc thay đổi số nhẹ nhàng, tránh va đập giữa các chi tiết hộp số.

Khi đóng ly hợp phải êm (đóng từ từ) để nối êm động cơ với hệ thống truyền lực, giúp cho việc khởi hành xe không bị dật và tránh va đập các cơ cấu của hệ thống truyền động.

Khi ở trạng thái đóng ly hợp phải đóng hoàn toàn, không bị trượt để nối chắc chắn động cơ với bộ phận truyền động.

4.1.2. Điều chỉnh ly hợp và cơ cấu điều khiển của nó.

Điều chỉnh độ lùi của đĩa ép để đảm bảo khe hở cần thiết. Điều chỉnh khe hở giữa mặt nút của nắp vỏ van phân phối và đai ốc  điều chỉnh. Điều chỉnh hành trỡnh tự do của bàn đạp ly hợp. Các nội dung điều chỉnh trên đ­ược tiến hành nh­ư sau :

Khi điều chỉnh đĩa ép cần phải tháo các te  đ­ưa tay số về số 0, xoay bánh đà vặn 4 vít điều chỉnh  vào hết cỡ (trư­ớc đó phải nới lỏng ốc hóm) xoay bỏnh đà và lần lư­ợt vặn các vít điều chỉnh ra 1 vũng và vặn đai ốc hóm  lại. Việc điều chỉnh này tạo ra khe hở này nên đảm bảo cho ly hợp cắt dứt khoát và có khoảng cách an toàn khi ngắt ly hợp.

Điều chỉnh khoảng cách giữa đai ốc và nắp sau của van phân phối, khoảng cách 3,5 mm.

4.1.3. Những h­ư hỏng th­ường gặp và ph­ương pháp sửa chữa.

Trong quỏ trỡnh sử dụng xe ly hợp là một cụm chi tiết hoạt động nhiều nên việc xảy ra hư  hỏng là không thể tránh khỏi.Dưới đây là một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục được ghi trong bảng 4.1

4.1.4. Thỏo kiểm tra và lắp ly hợp

a. Tháo bàn ép và đĩa ma sát ly hợp         

- Tháo các mối bắt vít(1) của bàn đạp ly hợp

- Tháo bàn ép và đĩa ma sát ly hợp(2)

b. Tháo bánh đà:

- Tháo  bạc lót của trục vào cụm hộp số sử dụng tháo  bạc lót 09917-58010 , cuộn giữ bánh đà 09924-17810 và khoá có răng mở đai ốc

d. Kiểm tra đĩa ma sát ly hợp

- Đo độ sâu của đầu đinh tán từ  bề mặt đĩa ly hợp-; Giới hạn;

- Độ rộng;1.2 mm

- Độ sâu; 0.5 mm

f.  Kiểm tra cần dẫn hướng ly hợp

- Kiểm tra độ cong vênh của trục(1)

- Kiểm độ mũn .Thay thế trục khi cần thiết.

j. Lắp bàn ép và đĩa ma sát ly hợp;

- Lắp đặt đĩa ma sát ly hợp

- Lắp đặt bàn ép (1)

- Căn thẳng hàng bàn ép và đĩa ma sát ly hợp trên bánh đà sử dụng lắ trung tâm ly hợp DW210-010 và bán đà 09924-17810

4.2. Những h­ư hỏng thư­ờng gặp của hộp số và cách khắc phục.

4.2.1. Các hư hỏng của hộp số.

a. Tự nhiên trả số:

Do mũn cỏc bỏnh răng: trong quá trỡnh sử dụng cỏc bỏnh răng bị mũn, khi gài số do bỏnh răng mũn một bờn làm chiều dài răng giảm, phần cũn lại của răng mũn khụng đều gây nên hỡnh cụn do đó gây hiện t­ợng nhả số. Khắc phục bằng cách thay bánh răng bị mũn.

Bỏnh răng ch­ưa ăn khớp hết chiều dài của răng. Nếu ăn khớp không hết sẽ sinh ra nhả số. Nguyên nhân không gài hoàn toàn có thể do càng gài số bị hỏng, bộ phận định vị thanh tr­ượt bị mũn, khắc phục bằng cỏch thay cỏc chi tiết bị hỏng.

b. Khi chuyển số cú tiếng kờu:

Do đồng tốc bị mũn .

Ly hợp cắt khụng hoàn toàn.

Hộp số thiếu dầu bôi trơn.

Khe hở dọc trục bánh răng.

4.2.2. Kiểm tra một số chi tiết của hộp số

a. Đo khe hở dọc trục của từng bánh răng

Dùng thước lá để đo  khe hở

Khe hở giữa bánh răng và

Độ rộng ;1

Độ sâu;0,5

c. Kiểm tra đồng tốc

- Kiểm tra cú mũn hoặc nứt vỡ đồng tốc            

- Thay thế đồng tốc khi cần thiết.

e. Kiểm tra càng gạt số.

- Kiểm độ cong vênh và nứt vỡ của trục.

- Thay thế trục khi cần thiết.

g. Kiểm tra khe hở của các càng gạt số và ống trượt

Dựng thước đo chiều dày,đo khe hở giữa vành trượt và càng gạt số.

Khe hở lớn nhất 1mm.

4.3. Những hư hỏng thường gặp bộ vi sai

4.3.1. Tiếng kêu khi xe chuyển động thẳng về phía trước

Do thiếu dầu

Vết ăn khớp răng hoặc khe hở ăn khớp giữa bánh răng vành chậu và bánh răng quả dứa không đúng .

Do tải trọng ban đầu của vũng bi trục bỏnh răng quả dứa hoặc vũng bi bỏn trục .

Do mũn hoặc hư hỏng bánh răng quả dứa hoặc bánh răng vành chậu.

4.3.3. Biện phỏp khắc phục

Vỡ cỏc bỏnh răng cuối cùng và bánh răng vi sai truyền mômen xoắn lớn,chúng thường là nguyên nhân gây ra tiếng kêu .vỡ vậy cần phải duy trỡ luụn ăn khớp dùng để đảm bảo hoạt động dúng chức năng.

Điều đó được thục hiện bằng việc kiểm tra và điều chỉnh như sau ;

Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vũng bi bỏnh răng quả dứa

Điều chỉnh tải trọng ban đầu của vũng bi bỏn trục

4.3.4. Kiểm tra một số chi tiết của bộ vi sai

a. Kiểm tra độ rơ của bánh răng quả dứa

Hỏng cỏc vũng bi bánh răng quả dứa

c. Kiểm tra độ đảo của bánh răng vành chậu

Nếu độ đảo bánh răng vành chậu lớn hơn độ đảo lớn nhất thỡ thay bỏnh răng vành chậu mới

Độ đảo lớn nhất 0.10mm

d. Kiểm tra khe hở của bánh răng vành chậu

 Nếu khe hở ăn khớp không đúng tiêu chuẩn thỡ đIều chỉnh tảI trọng ban đầu của vũng bi bỏn trục hay sửa chữa nếu cần

Khe hở ăn khớp 0,13-0,18mm

g. Đo tải trọng ban đầu của bánh răng quả dứa

Dùng đo mômen xoắn đo tải trọng ban đầu của khe hở ăn khớp giữa bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu

Tải trọng ban đầu 9-13kG.cm (0,09 - 0,3N.m)

4.4. H­ướng dẫn sử dụng, bảo dư­ỡng, sửa chữa những hỏng hóc thông th­ường của trục các đăng.

Theo định kỳ phải bơm mỡ vào các khớp các đăng và mối nối then trượt

Khi mũn hoặc hư­ hỏng các phớt của ổ bị kim cần thay thế mới, bởi vỡ cỏc cổ trục của chạc chữ thập và cỏc ổ bi sẽ bị mũn rất nhanh do bẩn và bị chảy mỡ bôi trơn. Cũng cần phải kiểm tra trạng thái của phớt ở cuối ống trượt. Nếu phớt hỏng thỡ mài mũn rất nhanh và tăng độ đảo của trục các đăng.

Kiểm tra độ bắt chặt của các bu lông mặt bích các đăng và kiểm tra ốc bắt nắp ổ bi.

KẾT LUẬN

Sau khi nhận đồ án tốt nghiệp em đã tiến hành làm. Trên cơ sở bản thân tự nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, và được sự hướng dẫn tận tình của: TS. ………………, và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự, Khoa Động lực em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình với những nội dung chính sau:

- Tìm hiểu được các tính năng, đặc điểm của xe Matiz, hiểu thêm các cơ cấu, các hệ thống trên xe.

- Tìm hiểu đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống truyền lực  xe Matiz.

- Nắm được các hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục.

Ôtô MATIZ là một loại xe được sử dụng nhiều ở nước ta hiện nay làm taxi, xe gia đình….hệ thống truyền lực xe MATIZ là hệ thống đơn giản. Tuy nhiên trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe.,         

Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em được sự hướng dẫn rất nhiệt tình của các thầy trong Khoa Động lực đặc biệt là : TS. ………………,Với thời gian có hạn, cũng như trình độ bản thân còn hạn chế, nên trong đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy giáo và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn đồ án môn học ô tô ‘’ Lý thuyết kết cấu và tớnh toỏn ụ tụ quõn sự ’’. (Tập IV)

Trường Đại học kỹ thuật quân sự – 1977

2. Cấu tạo Ôtô Quân sự . Tập 1,2 HVKTQS.

Tác giả: Vũ Đức Lập, Phạm Đình Kiên

4. Cấu tạo Ôtô Quân sự. Tập 1, 2 (hình vẽ) HVKTQS.

Tác giả: Vũ Đức Lập, Phạm Đình Kiên

5. Cơ sở kết cấu Ôtô Quân sự và xe bọc thép bánh hơi.

Tác giả: Vũ Đức Lập.

5. Thiết kế và tính toán Ôtô- máy kéo. Tập 1 NXB ĐH&THCN.

Tác giả: Nguyễn Hữu Cẩn & Phan Đình Kiên.

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"