MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG XE MAZ543........................................ 2
1.1. Tổng quan xe maz543................................................................................. 2
1.2. Các thông số kỹ thuật xe maz543 ………………………........................... 6
1.2.1.Đặc tính kỹ thuật xe maz543............................................................... 6
1.2.2. Các thông số sử dụng.......................................................................... 6
1.2.3. Các thông số thành phần.................................................................... 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE MAZ543..... 14
2.1. Hộp truyền lực thủy cơ............................................................................. 14
2.1.1. Biến mô men thủy lực........................................................................ 15
2.1.2. Hộp số hành tinh............................................................................... 19
2.1.3. Hệ thống thủy lực của hộp truyền lực thủy cơ.................................... 24
2.1.4. Hệ thống làm mát hộp truyền lực thủy cơ.......................................... 31
2.1.5. Cơ cấu gài số êm và bình giảm chấn bằng không khí......................... 35
2.1.6. Cơ cấu điều khiển hộp truyền lực thủy cơ.......................................... 37
2.1.7. Thùng dầu của hộp truyền lực thủy cơ............................................... 38
2.2. Hộp truyền tăng........................................................................................ 40
2.3. Hộp số phụ............................................................................................... 41
2.3.1. Điều khiển hộp số phụ....................................................................... 43
2.3.1.2. Dẫn động bằng tay chuyển số hộp số phụ...................................... 46
2.4. Các trục các đăng của hệ thống truyền lực................................................ 47
2.4.1.Trục các đăng của biến mô................................................................... 47
2.4.2.Trục các đăng trung gian 2.................................................................. 48
2.4.3.Trục các đăng dẫn động các cụm 3 và 5.............................................. 49
2.4.4.Trục các đăng giữa các cầu.................................................................. 49
2.5. Các cầu chủ động...................................................................................... 50
2.5.1. Hộp giảm tốc trung tâm không chuyển tiếp....................................... 50
2.5.2. Hộp giảm tốc trung tâm chuyển tiếp.................................................. 51
2.5.3. Vi sai bánh xe của hộp giảm tốc trung tâm hai cầu trước................... 56
2.5.3. Vi sai bánh xe của hộp giảm tốc trung tâm hai cầu sau..................... 57
2.5.4. Vi sai cầu của hộp giảm tốc trung tâm cầu 2...................................... 59
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM XE MAZ543......................... 61
3.1. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................... 61
3.1.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng đặc tính ngoài động cơ................................ 61
3.1.2. Phương trình động lực học của xe...................................................... 62
3.1.3 Xây dựng đặc tính kéo........................................................................ 65
3.1.4. Xây dựng đặc tính động lực học của ô tô........................................... 68
3.1.5. Phương pháp xây dựng đồ thị gia tốc.....................................................70
3.1.6. Phương pháp xây dựng đặc tính ang tốc.......................................... 72
3.2. Tính toán kiểm nghiệm xe MAZ543...................................................... 74
3.2.1. Thông số đầu vào tính toán............................................................... 74
3.2.2. Nội dung tính toán sức kéo kiểm nghiệm........................................... 75
CHƯƠNG 4: KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE MAZ543..... 82
4.1. Bảo dưỡng hệ thống truyền lực................................................................. 82
4.1.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hộp truyền lực thủy cơ....................................... 82
4.1.2. Nạp và thay dầu nhờn........................................................................ 82
4.1.3. Rửa bầu lọc thùng chứa dầu nhờn...................................................... 83
4.1.4. Rửa các bộ gom dầu của bơm hút...................................................... 83
4.2. Bảo dưỡng hộp truyền tăng....................................................................... 84
4.3. Bảo dưỡng hộp số phụ.............................................................................. 84
4.4. Bảo dưỡng các trục các đăng của hệ thống truyền lực............................... 85
4.5. Bảo dưỡng kỹ thuật các cầu...................................................................... 86
4.6. Những hư hỏng thông thường của hệ thống truyền lực và biện pháp khắc phục …88
KẾT LUẬN..................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 96
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã cơ chiến lược xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Trước tình hình mới của đất nước hiện nay các nước với khoa học công nghệ ngày càng phát triển, lực lượng vũ trang của các nước có những bước phát triển mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn bảo vệ tổ quốc quân đội đã được Đảng và nhà nước quan tâm phát triển quân đội ngày càng chính quy tinh nhuệ đặc biệt hải quân, tác chiến điện tử, phòng không không quân tiến thẳng lên hiện đại. Hiện nay chúng ta đã được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa S300 của Nga là loại tên lửa hết sức hiện đại nhằm bảo vệ vùng trời vùng biển của đất nước. Và ngành ôtô nói riêng cùng với sự hiện đại hóa quân đội luôn cố gắng sử dụng tốt tối đa trang bị của Đảng và nhà nước giao cho. Hệ thống phòng thủ tên lửa S300 được trang bị theo xe MAZ543 để đảm bảo cơ động trong quá trình tác chiến là loại xe khá mới nên cần có phương án khai thác thật hợp lý để đảm bảo sẵn sàng chiến đấu phục vụ mọi nhiệm vụ.
Vì vậy với đồ án “Khai thác hệ thống truyền lực xe MAZ543” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong vấn đề hiện đại hóa quân đội hiện nay. Với đề tài như vậy nội dung của đề tài bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu chung xe MAZ543
Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống truyền lực xe MAZ543
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm xe MAZ543
Chương 4: Hướng dẫn khai thác hệ thống truyền lực xe MAZ543
TPHCM, Ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………..
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG XE MAZ543
1.1. Tổng quan xe maz543
- Xe đầu kéo bánh lốp cơ sở xe MAZ543 là loại xe có khung dài , 4 cầu chủ động ,công thức bánh xe 8x8.
- Xe được dùng để vận dụng các dạng thiết bị khí tài cỡ lớn trên mọi loại đường, địa hình và thời tiết ở nhiệt độ từ +50oc đến -40 oc.
Thiết bị động lực:
Bao gồm động cơ và các hệ thống bảo đảm chính (hệ thống cung cấp nhiên liệu,cung cấp không khí, hệ thống khí xả, hệ thống bôi trơn, làm mát,khởi động và sấy động cơ trước khi khởi động).
+ Động cơ: Trên xe lắp động cơ diesel cao tốc 4 kỳ, loại 12 xi lanh bố trí chữ V, phun nhiên liệu trực tiếp và làm mát bằng chất lỏng, mác động cơ 12A-525A.
+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm: 2 thùng nhiên liệu, khóa phân phối nhiên liệu, bơm tay, bầu lọc thô và lọc tinh, bơm thấp áp, bơm cao áp, vòi phun, hộp xả nhiên liệu thừa, các đường ống thấp áp và cao áp.
Bộ phận truyền lực:
Bao gồm: hộp truyền lực thủy cơ (bộ biến đổi momen thủy lực, phần truyền lực cơ khí: hộp truyền tăng(HTT), hộp số phụ(HSP), truyền lực chính của các cầu xe, truyền lực bánh xe và các trục các đăng.
Buồng lái:
Trên xe MAZ543 lắp 2 buồng lái (trái và phải). Các buồng lái kiểu 2 cửa, 2 chỗ ngồi, đóng kín. Cánh cửa buồng lái trang bị khóa bên trong, ô cửa kính mở ra phía ngoài.
Kính chắn gió trước cố định chặt vào khung, không mở được, có chổi làm sạch kính và các tấm che nắng.
Hệ thống phanh:
Hệ thống phanh kiểu 1 dòng, phanh guốc ở tất cả các bánh xe. Dẫn động phanh kiểu khí nén kết hợp thủy lực, điều khiển bằng bàn đạp phanh trong buồng lái.
Các thiết bị phụ:
Bao gồm: Hộp trích công suất (HTCS), thùng nhiên liệu phụ (trên xe maz543), hệ thống thông hơi các cụm máy.Dẫn động HTCS được thực hiện từ hộp truyền tăng. Hệ thống thông hơi các cụm máy là hệ thống các đường ống nối các khoang phía trong của cacte các cụm máy với khí trời qua các hộp lọc.
1.2. Các thông số kỹ thuật xe maz543
1.2.1.Đặc tính kỹ thuật xe maz543
Đặc tính kỹ thuật xe maz543 như bảng 1.1.
1.2.3. Các thông số thành phần
1.2.3.1. Động cơ và các hệ thống của nó
Động cơ và các hệ thống của nó như bảng 1.3.
1.2.3.2. Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực như bảng 1.4.
1.2.3.5. Điều khiển lái
- Cơ cấu lái: Kiểu trục vít- đai ốc- cung răng với bi luân chuyển
- Xi lanh trợ lực lái: dạng piston, tác dụng 2 chiều, lắp trên mỗi cầu chuyển hướng
- Lực tác động của thanh đẩy xi lanh trợ lực khi áp suất dầu lớn nhất,kgl: 3000.
1.2.3.6. Hệ thống phanh
- Kiểu: Hệ thống chung 1dòng,phanh bánh xe kiểu guốc ở tất cả bánh xe
- Dẫn động phanh : Thủy khí, từ bàn đạp phanh
- Đường kính tang trống phanh,mm: 500 mm
- Chiều rộng má phanh,mm: 140 mm
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE MAZ543
2.1. Hộp truyền lực thủy cơ
Hộp truyền lực thủy cơ dùng để:
- Thay đổi lực kéo trên các bánh xe chủ động và thay đổi tốc độ chuyển động của xe căn cứ vào điều kiện đường xá.
- Lùi xe mà không cần thay đổi chiều quay của trục khuỷu của động cơ.
- Ngắt động cơ khỏi hệ thống truyền lực khi khởi động và cho động cơ làm việc khi xe dừng tại chỗ.
2.1.1. Biến mô men thủy lực
2.1.1.1. Tác dụng và cấu tạo của biến mô men thủy lực
Biến mô men thủy lực dụng để thay đổi mô men xoắn của động cơ một cách tự động , vô cấp (biến đổi đều) trong khoảng giới hạn nhất định, tùy thuộc vào sự thay đổi của điều kiện đường xá.
Bánh bơm 12 là chi tiết chủ động. Bánh bơm được nối với trục chủ động 1 thông qua vỏ 9 và thân 4 của ly hợp khóa. Nó nhận chuyển động quay từ động cơ truyền tới qua hộp truyền tăng. Trên bánh bơm có các cánh bơm được bố trí đều theo chu vi. Hình dạng cánh bơm có khả năng tạo ra dòng dầu công tác có tốc độ và hướng xác định.
Bánh phản lực 6 đảm bảo sự biến đổi mô men xoắn nhờ tác động của các cánh của bánh phản lực lên dòng dầu đi ra từ bánh tua bin.
Ly hợp khóa của bộ biến mô cấu tạo gồm: thân 4 có vòng đệm làm kín, pít tông 5 với vòng làm kín, đĩa bị động 7, moay ơ 3 của ly hợp khóa được nối cứng với trục tua bin 15 qua moay ơ bánh tua bin và đĩa tỳ 8.
2.1.1.2. Nguyên lý làm việc của biến mô men thủy lực
Bộ biến mô men thủy lực làm việc ở ba chế độ: chế độ biên đổi mô men, chế độ làm việc khớp nối thủy lực và chế độ khóa.
2.1.2. Hộp số hành tinh
2.1.2.1. Tác dụng và cấu tạo của hộp số hành tinh
Hộp số hành tinh dung để bổ sung khoảng thay đổi mô men xoắn của biến mô men thủy lực.
Các dãy hành tinh: Sự thay đổi mô men xoắn trong hộp số hành tinh được thể hiện ở hai dãy hành tinh. Mỗi dãy hành tinh gồm có bánh răng mặt trời, bánh răng ngoại luân và ba bánh răng hành tinh.
Các ly hợp điều khiển số: Việc chuyển số được thực hiện bằng cách lần lượt hãm các chi tiết của các dãy hành tinh lại nhờ các ly hợp điều khiển số. Ở mỗi tay số gài chỉ gài được một trong số bốn ly hợp, các ly hợp còn lại ngắt. Các ly hợp của số I, số II và số lùi là cố định, còn ly hợp số III là ly hợp quay tròn.
2.1.2.2. Nguyên lý làm việc của hộp số hành tinh
Nguyên lý làm việc của hộp số hành tinh ở số I:
Khi gài số I, ly hợp ΦI sẽ hãm bánh răng ngoại luân 40 lại, khi đó chỉ có dãy hành tinh thứ hai làm việc và chịu tải. Bánh răng mặt trời 41 là chi tiết chủ động, còn giá hành tinh 24 là chi tiết bị động. Giá hành tinh quay cùng hướng với bánh răng mặt trời nhưng với tốc độ nhỏ hơn. Ở số I mô men xoắn tăng lên lớn nhất.
Nguyên lý làm việc của hộp số hành tinh ở số III:
Khi cài số III ( số truyền thẳng), ly hợp quay ΦIII khóa bánh răng mặt trời 21 với bánh răng ngoại luân 18, do đó bánh răng hành tinh 20 và bánh răng hành tinh dài 43 của dãy hành tinh thứ hai ăn khớp thường xuyên với nó, bị hãm lại.
2.1.3. Hệ thống thủy lực của hộp truyền lực thủy cơ
Hệ thống thủy lực của hộp truyền lực thủy cơ dùng để:
- Chuyển số trong hộp số hành tinh;
- Khóa bộ biến mô men thủy lực;
- Để điền đầy dầu vào khoang của bộ biến mô(đưa nó vào trạng thái làm việc) và bảo đảm tuần hoàn dầu để thoát nhiệt;
2.1.4. Hệ thống làm mát hộp truyền lực thủy cơ
2.1.4.1. Công dụng và cấu tạo của hệ thống
Hệ thống làm mát hộp truyền lực thủy cơ dùng để duy trì chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho các cụm máy của hộp truyền lực thủy cơ.
Két mát dầu- nước:
Dùng để thoát nhiệt cho dầu nóng bằng nước làm mát. Két mát dầu-nước có dạng ống. Các phần cơ bản gồm: phần két làm mát dầu bộ biến mô 5, phần két làm mát dầu của hộp số hành tinh 2, nắp bên trái 1, nắp bên phải 4, thân 3 và 7.
Quạt gió:
Để tạo luồng gió làm mát cho két mát nước. Quạt gồm sáu cánh dập và lắp trong vỏ riêng . Quạt được cố định với mặt bích 1, lắp với trục 5 của mô tơ thủy lực.
2.1.4.2. Dẫn động thủy lực của quạt gió và bơm nước tuần hoàn
Dẫn động thủy lực của quạt gió và bơm tuần hoàn của hệ thống làm mát hộp truyền thủy cơ gồm: bơm thủy lực, mô tơ thủy lực và các ống dẫn.
2.1.6. Cơ cấu điều khiển hộp truyền lực thủy cơ
Cơ cấu điều khiển hộp truyền lực thủy cơ gồm hai phần cơ bản sau: thân 3 và nắp 1. Trong thân được lắp các cơ cấu sau: cơ cấu gài số gồm tay đòn dẫn động , tay đòn 7 và van trượt chuyển số 6, van hạn chế chuyển số với những chi tiết: van trượt 13, lò xo 12, thanh đẩy 9, van con lắc 10.
2.1.7. Thùng dầu của hộp truyền lực thủy cơ
Thùng dầu của hộp truyền lực thủy cơ xe MAZ 543 đặt trên hai giá đỡ và được giữ chặt bằng đai thép. Giá đỡ phía trước được giữ chặt với dầm dọc bên trái bằng bu lông, còn giá sau được hàn ở phía ưên dầm ngang cầu thứ hai
2.2. Hộp truyền tăng
Hộp truyền tăng dùng để tăng số vòng quay phía sau động cơ với mục đích bảo đảm điều kiện làm việc tương thích của động cơ với biến mô.
2.3. Hộp số phụ
Hộp số phụ dùng để:
- Truyền mô men xoắn từ hộp số hành tinh đến các cầu xe qua hai trục đầu ra;
- Thay đổi lực kéo trên các bánh xe và thay đổi tốc độ chuyển động của xe căn cứ vào điều kiện đường xá;
2.4. Các trục các đăng của hệ thống truyền lực
Các trục các đăng dùng để truyền mô men xoắn từ hộp truyền tăng qua hộp truyền lực thủy cơ và hộp số phụ đến các cụm cầu xe.
Trục các đăng của hệ thống truyền lực gồm: trục các đăng 1 của biến mô, trục các đăng trung gian 2, trục các đăng 3 và 5 dẫn động cụm cầu trước và cụm cầu sau, trục các đăng giữa các cầu 4.
2.4.1. Trục các đăng của biến mô
Dùng để truyền mô men xoắn từ hộp truyền tăng tới hộp truyền lực thủy cơ. Trục gồm hai khớp quay. Khớp quay sau( tới biến mô) có cấu tạo bình thường và làm bằng các bạc cao su. Càng 8 của khớp quay sau được chế tạo với dạng trục có then hoa, trên đó lắp mặt bích trượt 1; mặt bích là chi tiết của khớp quay trước.
2.4.2. Trục các đăng trung gian 2
Được đặt giữa hộp truyền lực thủy cơ và HSP. Trục gồm: hai khớp quay với trục chữ thập 5 đặt trên các ổ bi kim 14. Trên trục các đăng có khớp then hoa trượt, khớp được bảo vệ khỏi bụi bẩn bằng vòng chắn 8 đặt ở đầu có ren của càng trượt 9.
2.4.3.Trục các đăng dẫn động các cụm 3 và 5
Có cấu tạo tương tự như trục các đăng trung gian, chỉ khác nhau về chiều dài (hình 2. 23).
2.5. Các cầu chủ động
Cầu chủ động của xe gồm : hộp giảm tốc trung tâm, hai bánh trục các đăng, hai truyền lực bánh xe và cơ cấu quay vòng (đối với các xe dẫn hướng).
Hộp giảm tốc trung tâm dùng để truyền mô men xoắn từ hộp số phụ đến bánh xe của cầu chủ động.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM XE MAZ543
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng đặc tính ngoài động cơ.
a. Định nghĩa đặc tính ngoài động cơ.
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mô men xoắn Me, công suất Ne và suất tiêu hao nhiên liệu ge của động cơ với số vòng quay ne hoặc vận tốc gúc we của trục khuỷu khi cung cấp nhiên liệu ở mức tối đa được gọi là đặc tính vận tốc ngoài của động cơ (gọi tắt là đặc tính ngoài)
b. Cơ sở lý thuyết xây dựng đặc tính ngoài động cơ.
Đặc tính ngoài của động cơ thường được xây dựng khi thử nghiệm động cơ trên băng thử (băng thử thuỷ lực, băng thử điện...).
Mô men xoắn của động cơ đặt trên băng thử được thay đổi bằng phanh thủy lực hoặc phanh điện. Ứng với mỗi giá trị mô men người ta đo được số vòng quay tương ứng. Công suất động cơ tại các điểm đó xác định theo công thức:
Ne = Me . we (3.1)
Đối với động cơ xăng:
a = b = 1 ; c = -1
Đối với động cơ diezel hai kỳ:
a = 0,87; b = 1,13; c = -1
Đối với động cơ diezel bốn kỳ có buồng cháy trực tiếp:
a = 0,5; b = 1,5; c = -1
Đối với động cơ diezel bốn kỳ có buồng cháy dự bị:
a = 0,6; b = 1,4; c = -1
Đối với động cơ diezel bốn kỳ có buồng cháy xoáy lốc:
a = 0,7; b = 1,3; c = -1
3.1.2. Phương trình động lực học của xe
a. Phương trình cân bằng lực kéo
Phương trình động lực học chuyển động thẳng của ô tô thiết lập mối quan hệ giữa các nội lực và các ngoại lực tác dụng lên xe. Phương trình này cho phép xác định giá trị của các lực chưa biết khi cho trước những số liệu cần thiết.
Sử dụng sơ đồ khảo sát tổng quát của xe (hình 2.1), chiếu các lực lên trục OX ta được phương trình cân bằng lực kéo của xe:
Pk = (Pf ± Pi) ± Pj + Pw (3.3)
Pk = PY ± Pj + Pw
b. Phương trình cân bằng công suất
Công suất của động cơ phát ra sau khi đã mất mát trong hệ thống truyền lực, phần vận hành thì phần còn lại dùng để khắc phục lực cản lăn, lực cản lên dốc, lực cản không khí, lực cản tăng tốc. Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa công suất phát ra và công suất kể trên gọi là phương trình cân bằng công suất, Ta có :
Ne = Nt + Nf + Nw ± Ni ± Nj (3.11)
Trong trường hợp khi ôtô chạy trên đường bằng (α = 0), khi không có gia tốc
(j = 0) thì phương trình (3.12) được viết dưới dạng như sau :
Nk = G.f.V + K.F.v3.
3.1.4. Xây dựng đặc tính động lực học của ô tô.
a. Định nghĩa đặc tính động lực học.
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với vận tốc chuyển động của ô tô ở các số truyền được gọi là đặc tính động lực học.
D = D(v)
b. Phương pháp xây dựng đặc tính động lực học.
Trước tiên xây dựng D(v) ở số truyền 1. Với các giá trị vân tốc v1i đã biết ở bảng 1 tiến hành xác định lực cản không khí Pw1i = K.F.v21i.
Số liệu được sử dụng để xây dựng đặc tính động lực học của ô tô như bảng 3.b.
c. Các đặc điểm của đặc tính động lực học.
- Trên đặc tính có các điểm đặc biệt sau:
H: Điểm bắt đầu;
M: Điểm ứng với Dmax (tương ứng với điểm Memax);
T: Điểm ứng với Nemax (thường gọi là điểm tính toán);
K: Điểm kết thúc của đường đặc tính.
Thông thường điểm K T.
- Vận tốc của xe ở mỗi số truyền nằm trong khoảng vH vK (dải vận tốc của xe ở mỗi số truyền).
- Tương ứng với Dimax của từng số truyền có vận tốc tới hạn viM
viM = v1M, v2M, …, vnM.
3.2. Tính toán kiểm nghiệm xe MAZ543
Tính toán kiểm nghiệm xe MAZ543 nhằm mục đích kiểm tra các đặc tính động học, động lực học của xe để xác định khả năng khai thác sử dụng xe hiệu quả nhất.
3.2.1. Thông số đầu vào tính toán
Thông số đầu vào tính toán như bảng 3.d.
3.2.2. Nội dung tính toán sức kéo kiểm nghiệm
a. Đặc tính ngoài của động cơ
Xe Maz543 là động cơ diezel bốn kỳ buồng cháy trực tiếp hệ số thực nghiệm được chọn theo loại động cơ như sau: a = 0,5; b = 1,5; c = -1
Từ bảng tính toán 3.1 ta xây dựng được đồ thị đặc tính ngoài của động cơ như hình 3.10.
Nhận xét:
+ Động cơ đạt công suất cực đại Nemax= 386,4 kw ứng với số vòng quay 2000v/p.
+ Động cơ đạt công suất nhỏ nhất Nemin= 78,48 kw ứng với số vòng quay 500v/p
+ Động cơ đạt mô men xoắn cực đại Memax= 1960 N/m với số vòng quay 1550 v/p.
+ Động cơ đạt mô men xoắn nhỏ nhất Memin= 1499 N/m với số vòng quay 500 v/p.
Khoảng hoạt động ổn định nằm trong khoảng từ Memax đến Nemax ứng với số vòng quay từ 1550 đến 2000v/p.
b. Lực kéo
Ta có: Lực cản không khí tính theo công thức theo công thức: Pω = K.F.vi2 [N]
Lực cản lăn tác dụng lên bánh xe: Pf=f.g (N)
Tổng lực cản: P= Pw + Pf =
Ta có bảng lực cản tổng của xe trong bảng 3.2.
Nhận xét:
+ Lực kéo pkmax=46.75kN tại vận tốc 4.52km/h (số 1)
+ Lực kéo pkmax=13.99kN tại vận tốc 15.12km/h (số 2)
+ Lực kéo pkmax=7.77kN tại vận tốc 27.21km/h(số 3)
Nhận xét:
+ Tại số 1 có gia tốc đạt cực đại 1.208615 m/s2 với vận tốc 4.52 km/h
+ Tại số 2 có gia tốc đạt cực đại 0.265088 m/s2 với vận tốc 15.12 km/h
+ Tại số 3 có gia tốc đạt cực đại 0.265088 m/s2 với vận tốc 33.07 km
CHƯƠNG 4
KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE MAZ543
4.1. Bảo dưỡng hệ thống truyền lực
4.1.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hộp truyền lực thủy cơ
- Khi bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 thì phải:
+ Kiểm tra chất lượng dầu trong thùng chứa dầu, lượng dầu phải đến vạch trên của thước đo dầu. Kiểm tra lượng dầu trong thùng chứa sau khi dừng động cơ (1-2) phút;
+ Kiểm tra sự cố của hộp truyền lực thủy cơ
+ Khi bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 phải:
+ Thay dầu trong hộp truyền lực thủy cơ. Phải xả dầu cũ trước khi thay dầu;
+ Rửa sạch bầu lọc dầu của thùng chứa dầu
4.1.2. Nạp và thay dầu nhờn
Hộp truyền lực thủy cơ được nạp dầu nhờn nhãn hiệu MT hoặc A.
Khi thay dầu, phải xả dầu cũ khỏi thùng chứa dầu. Khi xả phải tháo các nắp đậy bố trí trên khối các te trên của bộ biến mô men thủy lực, phía bên phải động cơ; tách hệ thống truyền lực khỏi động cơ và bằng cách quay trục chủ động 58 lần lượt để từng nút đậy lỗ xả trên vỏ 8 của bộ BMMTL đối diện với cửa của nắp đậy và vặn chúng ra.
4.1.3. Rửa bầu lọc thùng chứa dầu nhờn
Rửa bầu lọc thùng chứa dầu nhờn của hộp truyền lực thủy cơ cần phải:
- Tháo các đường ống dẫn dầu ra khỏi các đầu nối trên nắp đậy ra;
- Tháo các bu lông cố định nắp đậy bầu lọc dầu và nhấc nắp đậy ra;
Khi tháo nắp đậy cần phải hết sức cẩn thận tránh lam hỏng đêm cao su làm kín nắp đậy;
4.1.4. Rửa các bộ gom dầu của bơm hút
- Rửa bộ gom dầu cần phải
+ Xả hết dầu khỏi các te hộp số;
+ Tháo nắp đậy dưới của các te hộp số hành tinh;
- Khi rửa bộ gom dầu của bơm trước và bơm sau phải:
+ Tháo các đường ống dẫn dầu ra khỏi mặt bích bộ gom dầu;
+ Tháo các bu lông cố định mặt bích rồi rút bộ gom dầu ra và rửa sạch trong diesel;
4.3. Bảo dưỡng hộp số phụ
- Khi bảo dưỡng hộp số phụ cấp 1 cần phải:
+ Kiểm tra mức dầu trong hộp số phụ;
+ Kiểm tra sự làm việc của bơm dầu hộp số phụ.
4.4. Bảo dưỡng các trục các đăng của hệ thống truyền lực
- Sau 2000 km đầu tiên xe chạy và ở mỗi lần bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 tiếp theo phải kiểm tra các bu lông, đai ốc cố định trục các đăng đã xiết chặt chưa.
- Khi bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 phải kiểm tra sự cố dịnh gối đỡ trung gian trục các đăng dẫn động cầu thứ hai.
4.5. Bảo dưỡng kỹ thuật các cầu
- Khi bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên phải:
+ Kiểm tra sự cố định các bánh xe và tình trạng kỹ thuật của lốp.
Sau 1000 km đầu tiên và sau lần bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2 tiếp theo, phải kiểm tra mức độ xiết chặt các bu lông đai ốc cố định bán trục các đăng và tình
trạng các khớp quay.
- Khi bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 phải:
+ Kiểm tra sự cố định giá hành tinh ngoài của hộp truyền lực bánh xe vào moay ơ bánh xe;
+ Kiểm tra mức dầu của hộp giảm tốc trung tâm của các cầu, mức dầu phải lên tới mép dưới của lỗ kiểm tra;
4.6. Những hư hỏng thông thường của hệ thống truyền lực và biện pháp khắc phục
Những hư hỏng thông thường của hệ thống truyền lực và biện pháp khắc phục như bảng 4.f.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm đến nay đồ án đã cơ bản hoàn thành theo đúng tiến độ. Đồ án “Khai thác hệ thống truyền lực xe MAZ543” nhằm mục đích nghiên cứu, hướng dẫn khai thác hệ thống truyền lực khi sử dụng và khi xe niêm cất, các hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế. Đồ án làm cơ sở để tiến hành khai thác hệ thống truyền lực khi đưa xe vào sử dụng
Được sự giúp đỡ của thầy giáo: TS……………… đến nay em đã hoàn thành đồ án của mình. Do trình độ bản thân của hạn chế, vì vậy trong quá trình làm đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Đức Lập, Cấu tạo ô tô quân sự. Học viện KTQS- 1998.
2. Hướng dẫn sử dụng xe MAZ543.
3. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên,“Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo, tập ”, NXB đại học và THCN, Hà Nội,1985.
4. Giáo trình môn học kết cấu động cơ đốt trong ”,T.S Dương Việt Dũng, Đại học bách khoa Đà Nẵng,2007.
5. Nguyên lý động cơ đốt trong , Nguyễn Tất Tiến, NXB Giáo dục; 2000.
6. Bài giảng môn học tính toán thiết kế động cơ đốt trong , TS. Trần Thanh Hải Tùng ,Đại học bách khoa Đà Nẵng; 2007.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"