ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ZIL-131

Mã đồ án OTTN003021724
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ bố trí chung xe Zil 131, bản vẽ kết cấu hộp số xe Zil 131, bản vẽ kết cấu ly hợp, bản vẽ sơ đồ động học hộp số xe Zil 131, bản vẽ kết quả tính toán động lực học chuyển động thẳng trên xe Zil 131); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ZIL-131.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.......................................................................................................... 1

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................3

CHƯƠNG 1: CẤU TẠO CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CHIẾN KỸ THUẬT XE ZIL - 131  5

1.1. Cấu tạo chung.. ....................................................................................... 5

1.2. Đặc tính kỹ chiến thuật xe ZIL -131........................................................ 6

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC.......... 9

2.1. Công dụng, yêu cầu của hệ thống truyền lực xe ZIL-131...................... 9

2.1.1. Công dụng của hệ thống truyền lực xe ZIL-131.......................... 9

2.1.2. Yêu cầu của hệ thống truyền lực xe ZIL-131................................ 9

2.2. Ly hợp....................................................................................................... 9

2.2.1. Đặc điểm kết cấu........................................................................... 10

2.2.2. Phần chủ động của ly hợp............................................................. 10

2.2.3. Phần bị động của ly hợp................................................................ 12

2.2.4. Cơ cấu mở ly hợp.......................................................................... 14

2.2.5. Nguyên lí làm việc......................................................................... 14

2.3. Hộp số..................................................................................................... 16

2.3.1. Đặc điểm kết cấu........................................................................... 16

2.3.2. Cơ cấu định vị khoá hãm............................................................... 17

2.3.3. Đồng tốc........................................................................................ 18

2.3.4. Nguyên lý làm việc của hộp số.................................................... 18

2.4. Hộp số phân phối................................................................................... 23

2.4.1. Đặc điểm kết cấu........................................................................... 23

2.4.2. Nguyên lí làm việc ........................................................................ 24

2.5. Truyền động các đăng............................................................................ 28

2.5.1. Công dụng..................................................................................... 28

2.6. Cầu xe..................................................................................................... 29

2.6.1. Truyền lực chính............................................................................ 29

2.6.2. Vi sai ............................................................................................ 31

2.6.3. Bán trục......................................................................................... 35            

2.5.3. Bán trục......................................................................................... 45

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN ĐỘNG THẲNG XE ZIL - 131...... 37

3.1. Cơ sở lý thuyết........................................................................................ 37

3.1.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng đặc tính ngoài động cơ.......................... 37

3.1.2. Xây dựng đặc tính kéo................................................................... 38

3.1.3. Xây dựng đặc tính động lực học ô tô............................................. 41

3.1.4. Phương pháp dây dựng đồ thị gia tốc............................................ 43

3.1.5. Phương pháp xây dựng đặc tính tăng tốc...................................... 44

3.2. Tính toán kéo kiểm nghiệm ô tô zil-131................................................ 46

3.2.1. Thông số ban đầu.......................................................................... 46

3.2.2. Nội dung tính toán sức keo kiểm nghiệm và nhận xét................... 47

CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE ZIL - 131.....54

4.1. Những hư hỏng thường gặp trong quá trình khai thác....................... 54

4.1.1. Ly hợp........................................................................................... 54

4.1.2. Hộp số........................................................................................... 57

4.1.3. Cầu xe........................................................................................... 60

4.2. Quy trình kiểm tra, Bảo dưỡng Kỹ thuật............................................. 61

4.2.1 Phương pháp bảo dưỡng điều chỉnh............................................... 61

4.2.2. . Quy trình kiểm tra, điều chỉnh..................................................... 63

KẾT LUẬN....................................................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 69

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã và đang phát triển không ngừng và ngày càng thu hút được những thành tựu to lớn ứng dụng vào phát triển kinh tế và quốc phòng.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế phát triển, nền quốc phòng vững mạnh. Trong bối cảnh chung đó, ngành xe máy quân đội ta đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng, bảo dưỡng trang bị, đi sâu vào chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đối với lực lượng làm công tác quản lý, khai thác, sử dụng xe máy trong quân đội.

Chính điều đó mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay và từng bước hiện đại hoá quân đội, nâng cao sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.

Với thực trạng tình hình quân đội ta vẫn đang tiếp tục khai thác và sử dụng nhiều các loại xe sản xuất tại Liên Xô (cũ) ví dụ: zil, uaz,krat.... Để nhằm mục đích khai thác, sử dụng tốt trang bị xe máy trong quân đội ở địa hình Việt Nam và đặc thù hoạt động quân sự, mỗi cán bộ kỹ thuật ngành xe máy quân sự phải nắm chắc đặc tính kết cấu các loại xe được trang bị và phương pháp bảo dưỡng, phục hồi các chi tiết, các hệ thống trên xe trong điều kiện cho phép để duy trì trang bị xe máy trong quân đội luôn ở trạng  thái sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Do đó đề tài: “Khai thác hệ thống truyền lực xe zil -131 phần nào đó đáp ứng được mục đích, yêu cầu trên và bổ ích cho cán bộ làm công tác quản lý trang bị, khai thác xe zil 131, một loại xe vận tải có tính năng việt dã cao phù hợp với hoạt động quân sự.

Với mục đích và ý nghĩa trên đề tài đi sâu vào giải quyết một số nội dung sau:

+ Lời nói đầu.

+ Giới thiệu chung xe zil-131

+ Phân tích  kết cấu hệ thống truyền lực xe zil-131.

+ Tính toán kiểm nghiệm động lực học truyền thẳng xe  zil-131.

+ Những hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng hệ thống truyền lực zil-131.

+ Kết luận.

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG ZIL-131

1.1. Giới thiệu chung

Xe ZIL- 131 là ôtô vận tải được sử dụng nhiều trong quân đội, dùng để chuyên chở hàng hoá, trang thiết bị quân sự, và bộ đội. Ngoài ra có thể dùng làm xe cơ sở cho các mẫu xe đặc chủng: các xe công trình xa, các xe chuyên dùng khác.Hình dáng ngoài của xe ZIL – 131 đựoc thể hiện ở hình 1.1

1.2. Đặc tính kỹ chiến thuật xe ZIL -131

Thông số kỹ thuật xe ZIL-131 như bảng 1.

Như vậy, qua chương này giúp cho người đọc nắm một cách khái quát nhất về các tính năng kỹ chiến thuật của xe ZIL-131, các thông số kỹ thuật của xe nói chung và của hệ thống truyền lực nói riêng. Từ đó làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu các chương tiếp theo.

Chương 2

 PHÂN TÍCH  KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE ZIL-131

2.1. Công dụng, yêu cầu của hệ thống truyền lực xe ZIL-131

Hệ thống truyền lực xe ZIL-131 là hệ thống truyền lực cơ khí, liên hệ động học giữa động cơ và các bánh xe chủ động là liên hệ cứng. Mô men xoắn được phân ra các cầu nhờ hộp số phân phối, được thể hiện trên hình 2.1. 

2.1.1. Công dụng của hệ thống truyền lực xe ZIL-131

Hệ thống truyền lực của xe là tổ hợp các cụm, các cơ cấu sắp xếp theo một quy luật xác định và hợp lý để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Truyền mô men xoắn từ động cơ đến các bánh xe chủ động.

- Thay đổi lực kéo ở bánh xe chủ động khi xe chuyển động để khắc phục sức cản của đường.

2.1.2. Yêu cầu của hệ thống truyền lực xe ZIL-131

Để thực hiện các nhiệm vụ trên thì hệ thống truyền lực phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có tỷ số truyền hợp lý để đảm bảo chất lượng kéo tốt.

- Hiệu suất truyền lực cao, làm việc không ồn.

2.2. Ly hợp

2.2.1. Đặc điểm kết cấu.

Ly hợp ZIL 131 là loại ly hợp ma sát khô một đĩa,thường đóng,lò xo ép bố trí xung quanh,dẫn động cơ khí.ưu diểm kết cấu gọn,độ cứng vững cao,kích thước chiều trục nhỏ,không gian bố trí bạc mở rộng rãi hơn,an toàn trong sử dụng, thoát nhiệt tốt và thuận tiện cho bảo dưỡng và sửa chữa.

2.2.2. Phần chủ động của ly hợp.

- Phần chủ động của ly hợp gồm có bánh đà 2, đĩa ép 3, vỏ ly hợp 9, lò xo ép 7, càng mở 16. Các bề mặt ma sát của bánh đà được gia công phẳng.

- Trong quá trình làm việc ly hợp sẽ phát sinh nhiệt làm cho các chi tiết của ly hợp bị nóng lên vì vậy đĩa ép được chế tạo bằng gang hợp kim có độ bền mòn cao, độ chống mòn tốt, độ bền cơ học cao, khả năng thoát nhiệt tốt. 

 2.2.3. Phần bị động của ly hợp

- Phần bị động của ly hợp bao gồm: đĩa bị động 26, trục bị động 29.

- Cấu tạo đĩa bị động gồm 4 phần: xương đĩa, moay ơ đĩa, tấm ma sát, bộ giảm chấn xoắn.

2.2.5. Nguyên lí làm việc.

- Khi người lái đạp lên bàn đạp ly hợp 1 lực thắng sức căng lò xo hồi vị bàn đạp và lực nén lò xo ép đĩa ma sát, lúc đó ly hợp mở ra và cắt động lực truyền từ động cơ đến đĩa ma sát, lúc này trục bị động của ly hợp không còn truyền mô men xoắn.

- Khi đóng ly hợp thì người lái nhả từ từ bàn đạp, nhờ lò xo hồi vị và thông qua hệ thống đòn dẫn động bạc mở được đưa về vị trí ban đầu, đòn mở được giải phóng, lò xo ép ép đĩa ép vào tấm ma sát lên bề mặt bánh đà, ly hợp được đóng lại và truyền mô men của động cơ.

2.3. Hộp số:

2.3.1. Đặc điểm kết cấu

Hộp số xe ZIL-131 (hình 2.6) là hộp số 3 trục dọc, có trục sơ cấp và trục thứ cấp đồng tâm, hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi.

2.3.2. Cơ cấu định vị khoá hãm

Cơ cấu dẫn động diều khiển bao gồm: Cần số, các trục trượt và càng gạt. Hộp số xe ZIL-131 có 3 trục trượt 1 (hình 2.7a) trên mỗi trục được cố định 1 càng gài số đồng thời có lỗ và rãnh lõm để hãm định vị trong quá trình làm việc.

2.3.4. Nguyên lý làm việc của hộp số

Việc truyền mô men xoắn qua hộp số cơ khí có cấp được thực hiện theo nguyên tắc làm việc của chuyển động bánh răng ăn khớp ngoài, ở các số truyền tiến, truyền động đều qua 2 cặp bánh răng ăn khớp nên trục sơ cấp và thứ cấp có cùng chiều quay.

Ở số lùi, qua 3 cặp bánh răng ăn khớp nên trục thứ cấp quay ngược chiều với trục sơ cấp, ở số truyền thẳng V do gài trực tiếp trục sơ cấp với trục thứ cấp nên chúng quay thành một khối và các cặp bánh răng không phải chịu tải.

2.4. Hộp số phân phối:

Những xe có tính năng thông qua cao là những xe có tất cả các cầu là chủ động, nghĩa là tất cả các bánh xe đều được dẫn động. Do đó trong hệ thống truyền lực cần thiết phải có cơ cấu đảm bảo phân chia mô men xoắn đến tất cả các cầu chủ động của xe. Cơ cấu này được gọi là hộp số phân phối.

2.5. Truyền động các đăng:

Trên xe ZIL -131 sử dụng 4 trục các đăng: Trục các đăng nối giữa hộp số và hộp số phân phối, trục các đăng dẫn động cầu giữa nối hộp số phân phối,Trục các đăng nối cầu giữa và cầu sau, trục các đăng nối cầu trước và hộp số phân phối.

2.6. Cầu xe:

Ô tô ZIL -131 có tất cả các cầu chủ động, trong đó cầu trước còn đảm nhiệm chức năng cầu dẫn hướng. Cấu tạo truyền lực chính cầu giữa và cầu sau được thể hiện ở hình 2.16, cầu chủ động dẫn hướng và truyền lực chính cầu trước được thể hiện ở hình 2.17.

Giả sử  bánh xe quay nhanh là np>nt khi đó sẽ xuất hiện mô men ma sát (Mr) do chuyển động quay tương đối giữa các bánh răng bán trục, ta gọi Mr là mô men ma sát trong của bộ vi sai. Khi đó mô men phân chia 2 bán trục sẽ là:

Mp=(Mo-Mr)/2

Mt=(Mo+Mt)/2

Có nghĩa là mô men trên trục quay chậm hơn sẽ có giá trị lớn hơn mô men trên bán trục quay nhanh hơn. Từ hai phương trình trên ta có:

Mt=Mp+Mr

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG LỰC HỌC TRUYỀN THẲNG ZIL-131

3.1. Cơ sở lý thuyết

3.1.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng đặc tính ngoài động cơ.

a. Định nghĩa đặc tính ngoài động cơ.

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mô men xoắn Me, công suất Ne và suất tiêu hao nhiên liệu ge của động cơ với số vòng quay ne hoặc vận tốc gúc we của trục khuỷu khi cung cấp nhiên liệu ở mức tối đa được gọi là đặc tính vận tốc ngoài của động cơ (gọi tắt là đặc tính ngoài)

b. Cơ sở lý thuyết xây dựng đặc tính ngoài động cơ.

Đặc tính ngoài của động cơ thường được xây dựng khi thử nghiệm động cơ trên băng thử (băng thử thuỷ lực, băng thử điện... ).

Mô men xoắn của động cơ đặt trên băng thử được thay đổi bằng phanh thuỷ lực hoặc phanh điện. ứng với mỗi giá trị mô men người ta đo được số vòng quay tương ứng. Công suất động cơ tại các điểm đó xác định theo công thức:

Ne = Me . we

Đối với động cơ xăng:

a = b = 1 ;   c = -1

Đối với động cơ diezel hai kỳ:

a = 0,87;     b = 1,13;     c = -1

Đối với động cơ diezel bốn kỳ có buồng cháy trực tiếp:

a = 0,5;       b = 1,5;       c = -1

Đối với động cơ diezel bốn kỳ có buồng cháy dự bị:

a = 0,6;       b = 1,4;       c = -1

Đối với động cơ diezel bốn kỳ có buồng cháy xoáy lốc:

a = 0,7;       b = 1,3;       c = -1

3.1.2 Xây dựng đặc tính kéo.

a. Định nghĩa đặc tính kéo.

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo tính theo động cơ và vân tốc chuyển động của xe ở các số truyền được gọi là đặc tính kéo của ô tô.

Pk = P(v)

b. Phương pháp xây dựng đặc tính kéo.

Sử dụng đặc tính ngoài của động cơ, lấy một loạt các giá trị khác nhau của công suất Ne1, Ne2, ..., Nen trên đường đặc tính ứng với các vân tốc góc we1, we2, ..., wen của trục khuỷu (lấy các giá trị we cách đều nhau). Sau đó theo công thức (1.2) tính các giá trị v11, v12, ..., v1n cho số truyền thứ nhất của hệ thống truyền lực (ứng với itli). Tiếp theo tính các giá trị Pk11, Pk12, ..., 

3.1.3 Xây dựng đặc tính động lực học của ô tô.

a. Định nghĩa đặc tính động lực học.

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với vận tốc chuyển động của ô tô ở các số truyền được gọi là đặc tính động lực học.

D = D(v)

b. Phương pháp xây dựng đặc tính động lực học.

Trước tiên xây dựng D(v) ở số truyền 1. Với các giá trị vân tốc v1i đã biết ở bảng 1 tiến hành xác định lực cản không khí Pw1i = K.F.v21i. Thay các giá trị Pk1i (đã xác định được ở bảng 1), Pw1i

3.1.4. Phương pháp xây dựng đồ thị gia tốc.

Như vậy giá trị gia tốc ji sẽ phụ thuộc vào hai biến số là nhân tố động lực học Di và hệ số khối lượng quay dj trên đường cho trước (có hệ số cản y).

Phương pháp xây dựng đồ thị ji =f(v) qua đặc tính động lực học Di = D(v) được tiến hành như sau:

Trước tiên xây dựng đồ thị gia tốc cho số truyền 1.

Thông thường gia tốc ở số 1 lớn hơn số 2 do D1>D2. Song đôi khi ở một số xe tải j12 vì d1 lớn hơn nhiều so với d2 (nguyên nhân là do tỷ số truyền ở số 1 quá lớn).

3.2. Tính toán kéo kiểm nghiệm ô tô zil-131

3.2.1Thông số ban đầu:

+ Trọng lượng toàn bộ:              Ga = 10185 (kg).

Phân bố trọng lượng lên các trục

Cầu trước:                           3060 (kg).

2 cầu sau (trục cân bằng):   7125 (kg).

+ Tải trọng:                                   5000 (kg).

+ Số lượng bánh xe: 06+01, công thức bánh xe: 6x6.

+ Chiều rộng lốp:                          B = 0,3048 (m).

+ Chiều cao lốp:                            H = 0,3048 (m).

3.2.2. Nội dung tính toán sức kéo kiểm nghiệm và nhận xét:

a. Đường đặc tính ngoài của động cơ đốt trong .

Để xác định các thông số đánh giá chất lượng vận tốc kéo , đặc biệt là khi giải trên máy tính, chúng ta cần có các quan hệ giải tích  Me = f(ne) hoặc Ne = f(ne).

Thay các thông số a, b, c trên vào phương trình tính Me, Ne ta được đường đặc tính ngoài của động cơ  cần kiểm nghiệm.

Đồ thị đặc tính ngoài của xe ZIL-131 có  giá trị mô men cực đại là Memax = 41 KG.m tại neM = 2000 vg/ph, và giá trị công suất cực đại là Nemax= 150[mã lực] tại neN = 3200 vg/ph.

b. Lực kéo chủ động  Pki và nhân tố động lực học Di.

Công thức xác định lực kéo riêng: Pki =Ai .v2+Bi.v +Ci.

d. Đồ thị quãng đường tăng tốc ở các cấp số truyền

Cách xây dựng như sau: Trên đồ thị gia thời gian tăng tốc ta lấy tổng các diện tích bé (v.dt) này lại ta được quãng đường tăng tốc tử v1 đến v2. Từ đó xây dựng đồ thị quãng đường tăng tốc ôtô phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của ôtô.

* Nhận xét:

- Thời gian để ôtô đạt vận tốc v = 3,9m/s = 14km/h ở tay số 1 là 4s.

- Thời giân để ôtô đạt vận tốc v = 6,1m/s = 22km/h ở tay số 2 là 5,9s.

- Thời gian để ôtô đạt vận tốc v = 10,2m/s = 37km/h ở tay số 3 là 9,6s.

- Thời gian để ôtô đạt vận tốc v = 16,2m/s = 58km/h ở tay số 4 là 18,3s.

Chương 4

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC ZIL-131

4.1. Những hư hỏng thường gặp trong quá trình khai thác

4.1.1. Ly hợp

a. Ly hợp bị trượt

Hiện tượng khi khởi động động cơ và kéo phanh tay, ấn bàn đạp ly hợp, gài số 4 rồi buông từ từ bàn đạp ly hợp. Đồng thời tăng nhẹ ga, nếu như bộ ly hợp tốt sẽ hãm động cơ làm tắt máy khi buông bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ vẫn làm việc bình thường thì bộ ly hợp đã bị trượt. 

b. Ly hợp bị giật mạnh khi nối động lực

Hiện tượng sau khi gài số, buông từ từ bàn đạp ly hợp, thấy động cơ giật, rung động mạnh. Khi nối động lực không êm, thì ly hợp đã bị hỏng một số chi tiết sau:

+ Có dầu mỡ dính vào tấm ma sát, đinh tán bị lỏng, đĩa bị động của ly hợp không di chuyển được trên rãnh then hoa của trục bị động. Cách khắc phục là phải lau sạch tấm ma sát, tán lại các đinh tán, tra dầu bôi trơn cho các rãnh then hoa trên trục bị động.

+ Có chi tiết bị gãy, vỡ, nứt đĩa ép, cách khắc phục là phải thay thế bằng các chi tiết mới.

d. Ly hợp đóng đột ngột

Hiện tượng khi ta nhả bàn đạp ly hợp thấy rất êm, nhẹ nhưng ô tô vẫn chuyển bánh bị giật. Hiện tượng này có thể xảy ra trong trường hợp khớp ngắt bị kẹt ở bạc dẫn hướng. Khi nhả bàn đạp ly hợp khớp nối sẽ di chuyển không đều đặn theo bạc dẫn hướng, còn khi lực lò xo thắng sự kẹt của khớp nối thì khớp nối sẽ di chuyển nhanh chóng. 

g. Đĩa ma sát của ly hợp chóng mòn

Có rất nhiều yếu tố làm cho đĩa ma sát bị mòn. Chủ yếu do các nguyên nhân chính sau đây:

+ Do đĩa ma sát bị trượt với mặt bánh đà và đĩa ép của ly hợp.

+ Do người lái xe thường xuyên để chân lên bàn đạp ly hợp làm cho đĩa ma sát bị mòn. Do vậy khi lái người điều khiển phải bỏ chân ra khỏi bàn đạp ly hợp khi đã nối động lực.

4.1.2. Hộp số

Trong qúa trình xe hoạt động do điều kiện địa hình, lực cản của mặt đường luôn thay đổi nên tải trọng của xe cũng bị thay đổi theo dẫn đến những chi tiết của hộp số phải chịu những tải trọng động, làm cho các chi tiết bị biến đổi, cụ thể như sau:

+ Đối với trục hộp số:

- Mòn các vị trí lắp ráp ổ bi, then hoa bị mòn rộng, chờn ren ở đầu trục, cong trục, mòn các vị trí lắp các bánh răng quay trơn trên trục.

+ Bánh răng:

- Răng của các bánh răng bị mòn, bọ bong tróc, rổ bề mặt, bị mỏi do vật liệu chế tạo, do tải trọng thay đổi đột ngột hoặc quá tải. Phần đầu của các bánh răng trực tiếp ra vào số bị mòn, sứt mẽ dẫn đến vào số có tiếng kêu, khó vào số, nhảy số, va đập rung động, nóng hộp số.

4.2. Quy trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống truyền lực

4.2.1. Phương pháp bảo dưỡng điều chỉnh hệ thống truyền lực xe ZIL- 131

a. Ly hợp

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là 35 - 50 mm. Nếu ly hợp được điều chỉnh đúng thì ở vị trí đóng không bị quay trượt còn khi cắt thì nhả hoàn toàn. 

b. Hộp số

Bảo dưỡng hộp số gồm các công việc: Kiểm tra xiết chặt các ốc bắt hộp số vào vỏ ly hợp, duy trì đủ mức dầu và thay dầu đúng quy định. Chú ý mỗi lần thay dầu cần làm sạch nút xả dầu và ống thông hơi. 

4.2.2. Quy trình kiểm tra, điều chỉnh hệ thống truyền lực xe ZIL-131

a. Quy trình kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp

Trong quá trình làm việc ly hợp thường hay có hiện tượng đóng mở không hoàn toàn. Hư hỏng này có thể do nhiều nguyên, một trong các nguyên nhân phải nói đến hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. 

b. Quy trình kiểm tra, điều chỉnh hộp số

Trong quá trình sử dụng xe, sự vận hành các chi tiết làm cho các bộ phận hộp số bị rơ rão và tiêu hao bản chất dầu nhờn, cho nên nội dung chủ yếu trong  kiểm tra bảo dưỡng hộp số là kiểm tra, vặn chặt ốc bên ngoài, có thể điều chỉnh các đầu trục có vòng bi côn và thay dầu.

c. Quy trình kiểm tra, điều chỉnh cầu xe

Trong quá trình khai thác cầu xe có thể xảy ra một trong những hư hỏng thường gặp như làm việc có tiếng kêu, cầu xe bị nóng hay cầu bị chảy dầu. Để khắc phục những hư hỏng này ta có thể tiến hành kiểm tra và điều chỉnh cầu xe như sau:

- Người thực hiện : Thợ gầm.

- Thời gian           : 120 phút.

KẾT LUẬN

Khả năng truyền lực của hệ thống truyền lực xe ZIL 131:

- Có tỷ số truyền hợp lý để đảm bảo chất lượng kéo tốt.

- Hiệu suất truyền lực cao, làm việc không ồn.

- Kích thước và trọng lượng nhỏ, thuận tiện cho bố trí chung.

- Điều khiển thuận tiện, nhẹ nhàng.

- Có tính công nghệ cao, dễ chăm sóc bảo dưỡng và sửa chữa.

Qua thời gian nghiên cứu làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống truyền lực ZIL-131”. Với những kiến thức tích luỹ trong thời gian học tập tại trường, kết hợp với quá trình khảo sát thực tế tại Nhà máy Z735 - quân khu 7 cục kỹ thuật, và được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: TS…………., cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô quân sự, đến nay tôi đã hoàn thành đồ án.

Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ đồ án đặt ra, tôi đã củng cố lại được kiến thức và nâng cao sự hiểu biết về một số nội dung khai thác thực tế tại đơn vị tạo thuận lợi cho bản thân trong công việc sau này cũng như làm tiền đề cho việc tìm hiểu sâu hơn cho các dòng xe khác hiện có tại đơn vị.

Đề tài có ý nghĩa thiết thực, mang tính thực tiễn cao, đòi hỏi phải nghiên cứu làm thử nghiệm nhiều lần. Nhưng do thời gian có hạn, với kiến thức của đề tài rất phong phú, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên được tiếp xúc thực hiện nhiệm vụ đồ án một cách tổng thể, bao quát, có quy mô chuyên sâu về một nội dung, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất kính mong thầy giáo và bạn đọc cho những ý kiến đóng góp để đề tài hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong khoa đặc biệt hướng dẫn: TS…………. để tôi hoàn thành đồ án này./.

                                                                    TP, Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

                                                                 Học viên thực hiện

                                                                ………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đức Lập, Phạm Đình Vi

Cấu tạo ô tô quân sự (tập 1) - Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự - 1995

2. Vũ Đức Lập, Phạm Đình Vi

Cấu tạo ô tô quân sự (Phần hình vẽ - tập 1) - Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự

3. Nguyễn Hữu Cẩm, Phan Ngọc Kiên

Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, tập 3 – NXB đại học và THCN, Hà Nội, 1985

4. Sổ tay ô tô

Nhà xuất bản KHKT – 1987

5. Nguyễn Phúc Hiểu

Hướng dẫn đồ án môn học kết cấu tính toán ô tô quân sự - Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"