MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU....1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TOYOTA VIOS VÀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 2
1.1 Giới thiệu chung về ô tô Toyota Vios 2
1.1.1 Giới thiệu về ô tô Toyota Vios 2
1.1.2. Lịch sử phát triển. 2
1.1.3. Thông số kỹ thuật 3
1.2. Tổng quan về xe và hộp số tự động. 4
1.2.1. Khái quát 4
1.2.2. Phân loại hộp số tự động. 5
1.2.3. Nguyên lý làm việc chung của hộp số tự động. 6
1.3. Ưu, nhược điểm của hộp số tự động. 7
1.3.1. Ưu điểm.. 7
1.3.2. Nhược điểm.. 7
Chương 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS. 8
2.1. Giới thiệu chung về hộp số tự động. 8
2.2. Các cụm chi tiết chính trong hộp số tự động. 8
2.2.1. Biến mô thủy lực. 8
2.2.2. Bộ truyền bánh răng hành tinh. 15
2.3.1. Giới thiệu bộ truyền hành tinh 3 tốc độ trong hộp số tự động. 18
2.3.2. Các dãy số. 20
2.3.3. Bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng OD.. 27
2.4. Các ly hợp, phanh và khớp một chiều. 31
2.4.1. Các ly hợp. 32
2.4.2. Các phanh sử dụng trong hộp số. 34
2.4.3. Khớp một chiều F1 và F2 38
2.5. Hệ thống điều khiển thủy lực ở hộp số tự động. 39
2.5.1. Khái quát 39
2.5.2. Chức năng nhiệm vụ của hệ thống thủy lực. 40
2.5.3. Các van cơ bản trong hộp số. 41
2.5.4. Bơm dầu. 52
2.5.5. Hệ thống điều khiển điện số OD.. 52
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỘP SỐ TỰ ĐỘNG.. 57
3.1. Tinh toán kiểm nghiệm hộp số tự động thủy cơ. 57
3.2. Tính toán kiểm tra đường kính một bộ phận của ly hợp của hộp số thủy cơ 66
CHƯƠNG 4: KHAI THÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐÔNG TRÊN XE TOYOTA VIOS. 70
4.1. Khai thác bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động trên xe Toyota Vios 70
4.1.1. Chú ý đối với lái xe. 70
4.1.2. Chú ý đối với nhân viên cứu hộ. 71
4.2. Các hư hổng thường gặp của hộp số tự động. 72
4.2.1. Các hư hỏng trong các cụm của hộp số tự động. 72
4.2.2. Một số hiện tượng hư hỏng khi sử dụng, nguyên nhân có thể và biện pháp khắc phục. 74
4.3. Chuẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật hộp số tự động. 75
4.3.1. Kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ. 75
4.3.2. Các phép kiểm tra, chuẩn đoán. 78
4.3.3. Điều chỉnh và sửa chữa hộp số tự động. 79
4.4. Quy trình tháo các chi tiết hộp số. 88
4.4.1. Quy trình tháo rời các chi tiết của hộp số. 88
4.4.2. Làm sạch, kiểm tra và thay chi tiết 89
4.4.3. Lắp, điều chỉnh độ di chuyển dọc và các khe hở bên trong của hộp số. 90
KẾT LUẬN ....91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 92
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp ô tô cũng rất được chú trọng và phát triển. Nó được cho thấy bởi sự xuất hiện nhiều hãng ô tô nổi tiếng được lắp ráp tại Việt Nam như TOYOTA, HONDA, FORD… Do đó vấn đề đặt ra ở đây cho một người kỹ sư là phải nắm rõ được kết cấu của các cụm, hệ thống trên các loại xe hiện đại để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao nhất về công dụng, an toàn, kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam.
Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống truyền lực. Hệ thống này có chức năng truyền và phân phối mômen quay và công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động, làm thay đổi mômen và chiều quay của bánh xe theo yêu cầu. Vì những chức năng quan trọng của nó mà người ta không ngừng cải tiến hệ thống truyền lực để năng cao tính năng của nó.
Vì vậy, trong quá trình học tập về chuyên ngành cơ khí ô tô tại trường sĩ quan Kỹ Thuật Quân Sự em đã được giao nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác hộp số tự động trên xe TOYOTA VIOS’’
Nội dung đồ án gồm các phần sau:
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về xe Toyota Vios và hộp số tự động
- Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu hộp số tự động trên xe Toyota Vios
- Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hộ số tự động trên xe toyota Toyota Vios
- Chương 4: Khai thác bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động trên xe Toyota Vios
TPHCM, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XE TOYOTA VIOS VÀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
1.1 Giới thiệu chung về ô tô Toyota Vios
1.1.1 Giới thiệu về ô tô Toyota Vios
Toyota Vios là loại xe 4 cửa được sản xuất bởi tập đoàn Toyota Motor. Mẫu xe này được phát triển dành cho các thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, và Đài Loan.
1.1.2. Lịch sử phát triển
Được sản xuất từ năm 2002 dựa trên các mẫu xe Tercel (còn được gọi là Soluna ở Thái Lan và Indonesia).
Thế hệ đầu 2003 - 2007, kiểu thiết kế thân xe sedan 4 chỗ, động cơ 1.3 và 1.5 lít. Những chiếc xe đầu tiên của Vios ra đời tại Thái Lan. Phần lớn các mẫu xe Vios tại các quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam được trang bị động cơ 1,5.
1.1.3. Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật như bảng 1.1.
1.2. Tổng quan về xe và hộp số tự động
1.2.1. Khái quát
Trên xe sử dụng hộp số thường, thì lái xe phải thường xuyên nhận biết tải và tốc độ động cơ để chuyển số một cách phù hợp. Khi sử dụng hộp số tự động, những sự nhận biết như vậy của lái xe là không cần thiết. Việc chuyển đến vị trí số thích hợp nhất được thực hiện một cách tự động theo tải động cơ và tốc độ xe.
1.2.2. Phân loại hộp số tự động
Hộp số tự động có thể chia thành hai loại, chúng khác nhau về hệ thống sử dụng để điều khiển chuyển số và thời điểm khóa biến mô. Một loại là điều khiển bằng thủy lực hoàn toàn, nó chỉ sử dụng hệ thống thủy lực để điều khiển và lọai kia là loại điều khiển điện, dùng ngay các chế độ được thiết lập trong ECU (Electronic Controlled Unit: bộ điều khiển điện tử) để điều khiển chuyển số và khóa biến mô, loại này bao gồm cả chức năng chẩn đoán và dự phòng, còn có tên gọi khác là ECT (hộp số điều khiển điện).
1.2.3. Nguyên lý làm việc chung của hộp số tự động
Dòng công suất truyền từ động cơ qua biến mô đến hộp số và đi đến hệ thống truyền động sau đó, nhờ cấu tạo đặc biệt của mình biến mô vừa đóng vai trò là một khớp nối thủy lực vừa là một cơ cấu an toàn cho hệ thống truyền lực, cũng vừa là một bộ phận khuyếch đại mô men từ động cơ đến hệ thống truyền lực phía sau tùy vào điều kiện sử dụng.
1.3. Ưu, nhược điểm của hộp số tự động
1.3.1. Ưu điểm
Giảm mệt mỏi cho lái xe bằng cách loại bỏ các thao tác cắt ly hợp và thường xuyên phải chuyển số.
Chuyển số một cách tự động và êm dịu tại các tốc độ thích hợp với chế độ lái xe do vậy giảm bớt cho lái xe sự cần thiết phải thành thạo các kĩ thuật lái xe khó khăn và phức tạp như vận hành ly hợp.
Tránh cho động cơ và dòng dẫn động được tình trạng quá tải do nó nối chung bằng thủy lực qua biến mô tốt hơn.
1.3.2. Nhược điểm
- Kết cấu phức tạp hơn hộp số cơ khí .
- Tốn nhiều nhiên liệu hơn hộp số cơ khí.
Chương 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS
2.1. Giới thiệu chung về hộp số tự động
Các dãy số trong hộp số tự động
“P”: Sử dụng khi xe đỗ.
“N”: Vị trí trung gian sử dụng khi xe dừng tạm thời động cơ vẫn hoạt động.
“R”: Sử dụng khi lùi xe.
“D”: Sử dụng khi cần chuyển số một cách tự động.
“2”: Sử dụng khi chạy ở đường bằng.
“L”: Sử dụng khi xe chạy ở đoạn đèo dốc.
2.2. Các cụm chi tiết chính trong hộp số tự động
2.2.1. Biến mô thủy lực
* Bánh bơm
Bánh bơm là một cụm chi tiết đứng đầu trong vòng truyền tải năng lượng trong biến mô gồm: bánh bơm, bánh tuabin và bánh phản ứng nên có thể nói các tính chất kỹ thuật đạt được sau khi chế tạo bánh bơm sẽ quyết định hiệu suất của cả biến mô.
* Bánh tuabin
Tương tự như bánh bơm, bánh tuabin cũng là một cụm chi tiết trong vòng truyền tải năng lượng trong biến mô gồm bánh bơm, bánh tuabin và bánh phản ứng nên các tính chất kỹ thuật đạt được sau khi chế tạo tuabin sẽ quyết định hiệu suất đạt được của cả biến mô.
a. Kết cấu
Kết cấu của khớp như hình 2.6 bao gồm: Hai vành trong và ngoài của bánh phản ứng, các con lăn bằng thép và lò xo.
b. Chức năng khớp một chiều
Trên hình 2.7 mô tả hoạt động của khớp một chiều trong cả hai giai đoạn làm việc của biến mô thủy lực.
Được lắp trên bánh phản ứng khớp một chiều giúp bánh phản ứng đạt được mục tiêu thiết kế đề ra là khi biến mô làm việc ở chế độ biến đổi mômen thì giúp bánh phản ứng thay đổi hướng chuyển động của dòng dầu đi ra khỏi bánh tuabin và biến áp năng của dòng dầu thành động năng tác động vào mặt sau của bánh bơm, trợ giúp cho bánh bơm trong quá trình tích lũy năng lượng lên các dòng dầu qua nó.
2.2.2. Bộ truyền bánh răng hành tinh
Bộ truyền hành tinh bao gồm bánh răng mặt trời lắp trên trục của nó ăn khớp với các bánh răng hành tinh, chúng được lắp trên trục bánh răng hành tinh và các trục này cố định trên cùng một cần dẫn. Cả cần dẫn và bánh răng mặt trời được đặt trong bánh răng bao như trên hình 2.11.
2.3. Các tay số trong hộp số tự động
2.3.1. Giới thiệu bộ truyền hành tinh 3 tốc độ trong hộp số tự động
Bánh răng trung gian chủ động tương ứng với trục thứ cấp của hộp số, được lắp ghép bằng mối ghép then hoa với trục trung gian và ăn khớp với bánh răng bị động trung gian.
2.3.2. Các dãy số
a. Dãy “D” hoặc “2”(số 1)
Trên hình 2.17 là dòng truyền công ở dãy “D”, hộp số đang ở số 1.
Trên hình 2.18 là mô hình hoạt động của các ly hợp, phanh và các bánh răng khi tay số ở dãy “D”, hộp số đang ở số 1.
b. Dãy “D” (số 2)
Trên hình 2.19 là sơ đồ dòng truyền công suất khi cần chọn số ở dãy “D”, hộp số ở số 2.
Ly hợp số tiến (C1) đang hoạt động như khi ở số 1. Chuyển động quay của trục sơ cấp được truyền đến bánh răng bao trước làm quay các bánh răng hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ, đồng thời kéo cần dẫn trước quay theo chiều kim đồng hồ.
d. Dãy “2” (số 2), phanh bằng động cơ
Trên hình 2.23 là sơ đồ dòng truyền công suất khi cần chọn số ở dãy “2”, hộp số ở số 2.
f. Dãy “R”
Trên hình 2.27 là dòng truyền công suất khi tay số ở dãy “R”.
Trên hình 2.28 là mô hình hoạt động của các ly hợp, phanh và các bánh răng khi tay số ở dãy “R”.
g. Dãy “R” và “P”
Khi cần chọn số đang ở vị trí “N” hay “P”, ly hợp số tiến (C1) và ly hợp số truyền thẳng (C2) không hoạt động, do vậy chuyển động của trục sơ cấp không được truyền đến bánh răng chủ động trung gian.
2.3.3. Bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng OD
Một bộ truyền hành tinh được thêm và hộp số tự động 3 tốc độ để trở thành hộp số tự động 4 tốc độ (3 số tiến và một số truyền tăng). Với tỷ số truyền tăng là nhỏ hơn 1,0.
a. Có số truyền tăng
Trên hình 3.32 là dòng truyền công suất khi có số truyền tăng.
Ở số truyền tăng, phanh OD sẽ khóa bánh răng mặt trời OD nên khi cẫn dẫn mang bánh răng hành tinh của bộ số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ, các bánh răng hành tinh OD quay xung quanh bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ trong khi quay quanh trục của nó. Do vậy bánh răng bao OD quay theo chiều kim đồng hồ nhanh hơn cần dẫn OD như hình 2.33.
b. Không có số truyền tăng
Trên hình 2.34 là dòng truyền công suất khi không có số truyền tăng.
Khi cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ, Các bánh răng hành tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục của nó.
2.4. Các ly hợp, phanh và khớp một chiều
Trên hình hình 2.37 là hình vẽ bố trí ly hợp khớp một chiều và phanh và hình 2.36 là hình vẽ lắp các ly hợp và khớp một chiều trên hộp số tự động.
2.4.1. Các ly hợp
2.4.1.1. Kết cấu
Ly hợp có nhiệm vụ truyền công suất từ biến mô qua bánh răng bao ở bộ truyền hành tinh kề nó qua trục sơ cấp. Các đĩa ma sát và đĩa ép được bố trí xen kẽ sao cho các đĩa ma sát ăn khớp bằng then hoa với bánh răng bao phía trước còn các đĩa ép ăn khớp với tang trống ly hợp số tiến.
2.4.1.2. Hoạt động
a. Điều khiển thủy lực
* Ăn khớp
Khi dầu có áp suất chảy vao trong xy lanh tác động lên viên bi của van một chiều của pitông ép làm đóng van một chiều lại. Lúc này pitông dịch chuyển bên trong xy lanh ép các đĩa ép tiếp xúc với đĩa ma sát để trục sơ cấp nối với bánh răng bao thực hiện truyền công suất từ trục sơ cấp đến bánh răng bao như hình 2.39a.
* Nhả khớp
Khi dầu thủy lực được xả ra áp suất dầu trong xy lanh giảm xuống cho phép viên bi của van một chiều tách khỏi đế van bằng lực ly tâm tác dụng lên nó, pittông ép không tỳ lên các vành ép nữa nhờ tác dụng của lò xo hồi vị đặt trong xy lanh ép như hình 2.39b.
b. Dòng truyền công suất khi các ly hợp hoạt động
Khi C1 hoạt động công suất được truyền từ trục sơ cấp của hộp số đến bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trước qua bánh răng hành tinh, đến cần dẫn và tới trục thứ cấp của hộp số (hình 2.39)
2.4.2. Các phanh sử dụng trong hộp số
Trong hộp số tự động sử dụng hai loại phanh. Một là loại phanh dải B1, hai là loại phanh ướt nhiều đĩa B0, B2, B3.
2.4.2.1. Phanh dải
a. Kết cấu
Phanh dải B1 dùng trong hộp số tự động là loại phanh dải điều khiển một đầu. Dải phanh được quấn quanh vòng ngoài của trống phanh, một đầu của dải phanh này được bắt chặt vào vỏ hộp số bằng chốt trong khi đầu còn lại tiếp xúc với pittông phanh qua cần đẩy pittông.
b. Hoạt động
Khi áp suất thủy lực tác dụng lên pittông, pittông dịch chuyển trong xy lanh nén lò xo ngoài lại.
2.4.2.2. Phanh ướt nhiều đĩa B0, B2, B3
a. Kết cấu
Trên hình 2.44 là hình vẽ lắp một phanh ướt nhiều đĩa gồm các chi tiết: vòng chặn, đĩa ma sát, đĩa ép, pitông ép, lò xo hồi vị.
Phanh B0 để giữ bánh răng mặt trời OD cố định vào vỏ hộp số. Các đĩa ma sát ăn khớp với moay ơ của bánh răng mặt trời OD, đĩa ép ăn khớp với các rãnh trên vơ hộp số.
b. Điều khiển thủy lực
Khi áp suất thủy lực tác dụng lên xylanh, pittông dịch chuyển bên trong xy lanh ép các đĩa ép và các đĩa ma sát tiếp xúc và ép lên nhau tạo thành một khối khóa cứng cần dẫn (hay đối tượng cần hãm) vào vỏ hộp số (hình 2.45a).
2.5. Hệ thống điều khiển thủy lực ở hộp số tự động
2.5.1. Khái quát
Hệ thống điều khiển thủy lực biến đổi tải của động cơ (góc mở của bướm ga) và tốc độ xe thành các áp suất thủy lực khác nhau để tham gia vào quá trình điều khiển chuyển số (như hình 2.47).
2.5.2. Chức năng nhiệm vụ của hệ thống thủy lực
- Cung cấp dầu có áp suất đến bộ biến mô và điều khiển sự hoạt động của cơ cấu khóa biến mô.
- Điều khiển áp suất thủy lực do bơm tạo ra.
2.5.3. Các van cơ bản trong hộp số
a. Chức năng của các van
Van điều khiển được điều khiển bằng cần chọn số, có nhiệm vụ cung cấp áp suất chuẩn tới các van chuyển số từ đó cung cấp đến các phanh ly hợp.
b. Van điều khiển
Van này được nối với cần chọn số ở khoang lái, tùy vào vị trí cần chọn số mà van sẽ cung cấp dầu có áp suất chuẩn từ một khoang đến các khoang khác để có các chế độ số “P”, “R”, “N”, “2”, “D” và “L” như hình 2.49.
d. Van điều áp thứ cấp
Trên hình 2.51 là van điều áp thứ cấp. Van này điều chỉnh áp suất bộ biến mô và áp suất bôi trơn nhờ sự cân bằng giữa hai lực, lực căng của lò xo cọng với lực đẩy từ B (bằng áp suất từ van bướm ga nhân diện tích B) theo hướng lên trên và lực ấn xuống từ A (bằng diện tích A nhân áp suất điều áp sơ cấp) sẽ cân bằng với nó.
f. Van cắt giảm áp
Van cắt giảm áp (hình 2.54) có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất cắt tác động lên van bướm ga và nó được dẫn động bằng áp suất ly tâm và áp suất bướm ga.
h. Van ly tâm
Van ly tâm được dẫn động bằng bánh răng bị động ly tâm ăn khớp với bánh răng chủ động vi sai. Van cân bằng áp suất chuẩn từ van điều khiển (của dãy “D”, “2” và “L”) và áp suất ly tâm do nó tạo ra để tạo ra áp suất thủy lực tương ứng với tốc độ xe.
n. Van chuyển số 1 – 2
Khi xe bắt đầu chạy thì áp suất bướm ga sẽ lớn hơn áp suất ly tâm, pitông van chuyển số 1-2 dịch chuyển xuống làm phanh số 2 bị đóng nên hộp số làm việc ở số 1.
2.5.4. Bơm dầu
Bơm dầu được đặt giữa vách bộ biến mô và hộp số hành tinh nó là loại bơm bánh răng lệch tâm. Kết cấu gồm có : bánh răng chủ độnG, bánh răng bị động, vỏ bơm. bơm dầu được dẫn động từ động cơ qua vỏ bộ biến mô (như hình 2.65).
2.5.5. Hệ thống điều khiển điện số OD
a. Khái quát
Ngoài mạch điều khiển thủy lực, cơ cấu số truyền tăng cũng được điều khiển bằng mạch điện. Mạch này có nhiệm vụ bật và tắt van điện từ được đặt trong mạch điều khiển thủy lực.
b. Công tắt OD chính
Trên hình 2.68 là vị trí công tắt OD chính trên cần chọn số.
Khi công tắt ở vi trí bật, đèn báo OD tắt dòng điện chạy qua van điện từ bị ngắt và cho phép hộp số chuyển từ số 3 lên số truyền tăng kèm theo điều kiện nhiệt độ nước làm mát lớn hơn 50 độ C.
e. Công tắt áp suất kick-down và công tắt kick-down
Van áp suất kick-down được lắp trên thân van (trên đường dầu áp suất cắt giảm áp) của hộp số và đựoc điều khiển bằng áp suất thủy lực. Khi bướm ga mở lớn hơn 85% (xảy ra trong quá trình kick-down), van áp suất này gởi một tín hiệu áp suất cắt đến ECU của số truyền tăng.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
3.1. Tinh toán kiểm nghiệm hộp số tự động thủy cơ
Tính tỷ số truyền hộp số thủy cơ:
Tỷ số truyền trong hộp số là tỷ số truyền của bộ bánh răng hành tinh và được tính bằng tỷ số giữa số răng của phần tử bị động và số răng của phần tử chủ động.
Trong hộp số số răng của các bánh răng như sau:
+ Số răng của bộ hành tinh trước:
Bánh răng trung tâm: Z1T = 43
Bánh răng hành tinh: Z2T = 17
Vành răng bao: Z3T = 77
+ Số răng của bộ hành tinh sau:
Bánh răng trung tâm: Z1S = 31
Bánh răng hành tinh: Z 2S = 19
Vành răng bao : Z3S = 69
+ Số răng của bộ hành tinhOD:
Bánh răng trung tâm: Z1OD = 32
Bánh răng hành tinh: Z2OD = 26
Vành răng bao : Z3OD = 84
* Tỷ số truyền ở tay số n là in .
Tay số 1:
(+) Cùng chiều với chiều kim đồng hồ, (-) Ngược chiều với chiều kim đồng hồ.
Tỷ số truyền số 1 được tính theo công thức sau:
Tay số 2:
Ly hợp C1 , phanh B1 , B3 , khớp một chiều F2 hoạt động.
(+) Cùng chiều với chiều kim đồng hồ, (-) Ngược chiều với chiều kim đồng hồ.
Tay số 4 :
(+) Cùng chiều với chiều kim đồng hồ, (-) Ngược chiều với chiều kim đồng hồ.
Tay số 5 (số truyền tăng U/D)
(+) Cùng chiều với chiều kim đồng hồ, (-) Ngược chiều với chiều kim đồng hồ
3.2. Tính toán kiểm tra đường kính một bộ phận của ly hợp của hộp số thủy cơ
Tính toán đường kính cho đĩa ma sát bộ ly hợp C1 .
- Mms : Mô men ma sát cần thiết của ly hợp.
- Z : Số đĩa ma sát. Z = 5
- Điều kiện làm việc: Trong dầu.
Thông số tính toán:
+ Đường kính trong (D1) của đĩa ma sát.
+ Đường kính ngoài (D2) của đĩa ma sát.
Mặt khác, nếu gọi p [N/m2] là áp suất pháp tuyến sinh ra ở các đôi bề mặt ma sát dưới tác dụng của lực ép F, và với giả thiết áp suất p là phân bố đều trên toàn bộ bề mặt ma sát (p = const).
Vậy chọn : pN = 1,3.106 [N/m2].
Vậy đường kính đĩa ma sát ly hợp C3 là : D1 = 139,15 (mm) Và D2 = 178,4 (mm)
CHƯƠNG 4
KHAI THÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐÔNG TRÊN XE TOYOTA VIOS
4.1. Khai thác bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động trên xe Toyota Vios
4.1.1. Chú ý đối với lái xe
Hộp số tự động có ưu điểm giúp người lái giảm bớt thao tác đạp chân côn và chuyển số. Do dễ sử dụng nên có những thói quen sử dụng thiếu kỹ thuật, an toàn mà người lái mắc phải như chuyển sang số P, số N hay số R khi xe đang chạy. Khi dùng hộp số tự động ta nên chú ý đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.
4.1.2. Chú ý đối với nhân viên cứu hộ
Khi xe có hộp số tự động bị tai nạn hoặc trục trặc giữa đường cần kéo về trạm sửa chữa, nếu nhân viên cứu hộ không chú ý hoặc không tuân thủ những nguyên tắc cần thiết thì có thể sẽ làm hỏng hộp số tự động bởi các lý do sau:
+ Khi xe đang được kéo, động cơ không hoạt động nên bơm dầu của hộp số tự động cũng không hoạt động. Điều đó có nghĩa là dầu thủy lực điều khiển sẽ không cung cấp đến hộp số.
+ Trường hợp ắc-quy yếu không đề nổ được, chỉ áp dụng phương pháp "kéo nổ" đối với các xe dùng hộp số tay còn đối với xe trang bị hộp số tự động có bộ biến mô thủy lực thì không được phép sử dụng. Lý do chủ yếu là khi động cơ không hoạt động, bơm dầu thủy lực điều khiển không làm việc nên dầu thủy lực không thể làm quay trục khuỷu. Thậm chí dù khi trục thứ cấp có quay bằng cách kéo xe, bơm vẫn không cung cấp đủ áp suất để làm trục khuỷu quay.
4.2. Các hư hỏng thường gặp của hộp số tự động
4.2.1. Các hư hỏng trong các cụm của hộp số tự động
a. Biến mô men thuỷ lực
Biến mô men thuỷ lực vô cấp bao gồm các bánh: bơm, tuabin, bánh dẫn hướng. Các bánh này được lắp ghép đồng tâm trên cùng một đường tâm trục bằng các dạng trục lồng.
b. Hộp số hành tinh
Hộp số hành tinh bao gồm các cặp bánh răng ăn khớp trong và ăn khớp ngoài, các trục được lắp trên các ổ bi. Sự rơ lỏng các ổ bi sẽ gây ra tiếng ồn, tăng ma sát và nhiệt độ. Sự mài mòn ổ bi dẫn tới các trục lồng làm việc không đồng tâm và các bánh răng ăn khớp không chính xác, ban đầu gây mòn nhiều bánh răng và phần tủ ma sát, sau đó gây ồn và giật xe khi tự động chuyển số.
4.2.2. Một số hiện tượng hư hỏng khi sử dụng, nguyên nhân có thể và biện pháp khắc phục
Một số hiện tượng hư hỏng khi sử dụng, nguyên nhân có thể và biện pháp khắc phục như bảng 4.2.
4.3. Chuẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật hộp số tự động
4.3.1. Kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ
Trong rất nhiều trường hợp, có thể giải quyết hư hỏng một cách đơn giản qua việc kiểm tra và tiến hành các công việc điều chỉnh cần thiết. Do đó điều tối quan trọng là phải thực hiện kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ trước khi chuyển sang bước tiếp theo.
4.3.1. 1. Kiểm tra tốc độ không tải
Nếu tốc độ không tải cao hơn nhiều so với giá trị tiêu chuẩn, các va đập khi vào số sẽ lớn hơn rất nhiều khi chuyển cần số từ vị tŕ “N” hay “P” đến các vị trí khác. Tốc độ không tải thường nằm trong khoảng: 700 - 750 (v/p).
4.3.1. 2. Kiểm tra mức dầu và tình trạng dầu
Nếu mức dầu hộp số quá thấp, không khí sẽ lọt vào bơm dầu làm giảm áp suất chuẩn và kết quả là làm cho ly hợp cũng như phanh bị trượt, các rung động và tiếng ồn không bình thường cũng như các sự cố khác sẽ sảy ra.
4.3.1. 4. Kiểm tra dẫn động cần số
Khi kéo cần điều khiển từ vị trí “N” tới các vị trí khác thì nó phải dịch chuyển được nhẹ nhàng, êm tới từng vị trí, khi đó đèn báo phải báo đúng vị trí tương ứng. Nếu đèn báo không đúng vị trí thực của cần thì phải chỉnh lại theo quy trình sau:
+ Tháo đai ốc trên cần điều khiển.
+ Ấn trục cần điều khiển tụt hết về phía sau.
4.3.2. Các phép kiểm tra, chuẩn đoán
Có 4 phép đo, kiểm tra có thể tiến hành trong trường hợp hộp số tự động có trục trặc, mỗi phép đo, kiểm tra có một mục đích khác nhau. Để giúp việc phát hiện và khắc phục hư hỏng một cách chắc chắn và nhanh chóng, cần phải hiểu rõ mục đích của mỗi phép đo, kiểm tra.
4.3.3. Điều chỉnh và sửa chữa hộp số tự động
4.3.3.1. biến mô
a. Kiểm tra khớp một chiều
+ Đặt SST vào vành trong của khớp một chiều.
+ Lắp STT sao cho nó vừa khít với vấu lồi của moay ơ biến mô và vành ngoài của khớp một chiều.
+ Khớp phải khóa khi cho nó quay ngược chiều kim đồng hồ (lock), và quay tự do, êm (free) khi quay thuận chiều kim đồng hồ.
b. Kiểm tra độ đảo của tấm truyền động và kiểm tra vành răng
Để đo độ đảo của tấm dẫn động ta dùng một đồng hồ so. Nếu độ đảo vượt quá tiêu chuẩn cho phép (0,2 mm) hay vành răng bị hỏng, thay tấm truyền động khác.
4.3.3. 2. Bơm dầu
a. Kiểm tra khe hở giữa thân bơm dầu và bánh răng bị động.
Để kiểm tra, ta ấn bánh răng bị động về một phía của thân bơm. Dùng thước lá để đo khe hở.
Khe hở tiêu chuẩn: 0,1 – 0,17 mm.
Khe hở cực đại: 0,17 mm.
Nếu khe hở lớn hơn giá trị cực đại cần thay bơm dầu.
b. Kiểm tra khe hở giữa các bánh răng
Dùng một thước vuông góc và một thước lá tiến hành đo khe hở cạnh của cả hai bánh răng.
Khe hở tiêu chuẩn: 0,07 – 0,15 mm.
Khe hở cực đại: 0,15 mm.
4.3.3.4. Ly hợp số tiến
a. Đo hành trình piston của ly hợp số tiến.
Dùng đồng hồ so (SST), đo hành trình piston của ly hợp số tiến trong khi thổi và xả khí nén 4 – 8 kg/cm2.
Hành trình piston: 1 – 1,25 mm.
b. Kiểm tra ly hợp số tiến.
* Kiểm tra piston của ly hợp.
+ Kiểm tra viên bi van một chiều chuyển động tự do bằng cách lắc piston.
+ Kiểm tra rằng van không bị rò rỉ bằng cách thổi khí nén có áp suất vào.
4.3.3.6. Trục trung gian
Tháo trục trung gian theo các bước sau:
a. Tháo vòng bi trước của trục trung gian.
Dùng SST, ép vòng bi ra.
b. Tháo vòng bi sau trục trung gian
4.4. Quy trình tháo các chi tiết hộp số
4.4.1. Quy trình tháo rời các chi tiết của hộp số
Sau khi làm sạch bên ngoài, đưa hộp số về bàn tháo để tháo rời các chi tiết để kiểm tra, sửa chữa. Quy trình tháo được thực hiện như sau:
- Tháo Cácte dầu, cụm van thuỷ lực điều khiển số và tháo hộp bánh đà- Biến mômen khỏi hộp số.
- Tháo vít điều chỉnh rồi tháo thanh giằng dải phanh phía trước và tháo cum bơm thuỷ lực khỏi hộp số
4.4.2. Làm sạch, kiểm tra và thay chi tiết
Các chi tiết như các loại đệm, gioăng phớt, lõi lọc dầu bắt buộc phải thay mới lên sau khi tháo sẽ bỏ luôn, không cần làm sạch và kiểm tra. Các chi tiết còn lại cần được rửa sạch và kiểm tra nếu bị mòn nhiều hoặc xước hỏng thì phải thay chi tiết mới.
4.4.3. Lắp, điều chỉnh độ di chuyển dọc và các khe hở bên trong của hộp số
- Lắp các cụm bơm thuỷ lực, cụm pít tông và lò xo đóng ngắt ly hợp, chú ý: dùng đệm và các vòng hãm mới.
- Lắp ổ quay một chiều lên thân hộp số, thay mới cả hai vòng ổ, viên lăn và lò xo
KẾT LUẬN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu, bằng những kiến thức đã được tích luỹ ở nhà trường, với sự nổ lực của bản thân trong việc sưu tầm, thu thập tài liệu, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong Khoa Ô tô đặc biệt là thầy : TS……….….. trực tiếp hướng dẫn tôi làm đồ án tốt nghiệp, nay tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp
Đồ án đã trình bày được những vấn đề cơ bản nhất về hộp số tự động từ tổng quát đến một hộp số cụ thể; Khảo sát hộp số tự động giúp chúng ta nắm bắt thêm về kết cấu và nguyên lý làm việc của một hộp số tự động cụ thể về cơ chế tạo tỉ số truyền của cơ cấu hành tinh bằng sự kết hợp hoạt động của phanh, ly hợp, hệ thống điều khiển thủy lực đi kèm, các van thủy lực được bố trí trong hệ thống điều khiển cùng với các sơ đồ điều khiển ở các dãy số và tay số khác nhau; Ngoài ra trong đồ án còn nêu được quy trình kiểm tra sửa chữa của xe có trang bị hộp số tự động. Điều này giúp cho chúng ta không chỉ hiểu rõ tính năng, nguyên lý của một hộp số tự động mà còn giúp chúng ta sửa chữa nó và có những chú ý thích hợp khi sử dụng xe có trang bị hợp số tự động.
Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ đồ án tôi đã học hỏi được thêm rất nhiều kiến thức hữu ích từ giáo viên hướng dẫn, để nâng cao kiến thức bản thân, tích lũy thêm được kinh nghiệm thực tế, rèn luyện được tác phong làm việc khoa học hơn, tỷ mỉ cụ thể hơn.
Tuy nhiên do kiến thức, lý luận, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên trong đồ án không thể tránh những sai sót. Tôi rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy giáo và các đồng chí trong lớp để cho đồ án tốt nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn và bản thân tôi cũng được hoàn thiện hơn, để phục vụ cho công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Khắc Trai. Kỹ thuật chuẩn đoán ô tô. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải. Hà Nội 2007
[2]. Hoàng Đình Long. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô. Nhà xuất bản Giáo Dục 2009
[3]. Nguyễn Văn Bang - Trịnh Chí Thiện - Tô Đức Long. Kết cấu và tính toán ô tô. Nhà xuất bản giao thông vận tải. Hà Nội 1984.
[4]. Nguyễn Trọng Hiệp. Chi tiết máy. Học viện kỹ thuật quân sự. 1997
[5]. Vũ Đức Lập. Cấu tạo ôtô quân sự . Học viện kỹ thuật quân sự. 1995
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"