ĐỒ ÁN KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA XE TOYOTA VIOS 2018

Mã đồ án OTTN003024167
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 290MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ cấu tạo hệ thống điều hòa không khí, bản vẽ sơ đồ điện hệ thống điều hòa không khí, bản vẽ kết cấu máy nén khí, bản vẽ các chi tiết của hệ thống điều hòa không khí, bản vẽ chẩn đoán bảo dưỡng sữa chữa hệ thống điều hòa không khí); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA XE TOYOTA VIOS 2018.

Giá: 1,190,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC…………………………………………..………………….…….......................................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………….…………......................................................................................................................2

Chương 1: TỒNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE Ô TÔ.....................................................................................................4

1.1. Sự ra đời điều hoà ô tô.........................................................................................................................................................................................4

1.2. Vai trò của điều hoà ô tô.......................................................................................................................................................................................4

1.3. Yêu cầu hệ thống điều hoà ô tô............................................................................................................................................................................6

1.4. Phân loại hệ thống điều hoà ô tô...........................................................................................................................................................................6

1.4.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt..................................................................................................................................................................................6

1.4.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển.............................................................................................................................................................8

1.5. Kết cấu hệ thống điều hòa không khí trên ô tô......................................................................................................................................................9

1.5.1. Máy nén..............................................................................................................................................................................................................9

1.5.2. Bộ ly hợp từ.......................................................................................................................................................................................................10

1.5.3. Giàn nóng..........................................................................................................................................................................................................11

1.5.4. Bình lọc.............................................................................................................................................................................................................14

1.5.5. Van tiết lưu........................................................................................................................................................................................................15

1.5.6. Giàn lạnh...........................................................................................................................................................................................................17

1.9. Giới thiệu xe vios 2018........................................................................................................................................................................................19

Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018..............................................................20

2.1. Ga lạnh.................................................................................................................................................................................................................20

2.1.1. Chức năng.........................................................................................................................................................................................................20

2.1.2. Đặc tính của ga lạnh R-134a.............................................................................................................................................................................21

2.2 Hệ thống làm lạnh................................................................................................................................................................................................22

2.2.1 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống làm lạnh..........................................................................................................................................22

2.2.2 Giàn nóng..........................................................................................................................................................................................................25

2.2.3 Phin lọc.............................................................................................................................................................................................................25

2.2.4 Van tiết lưu........................................................................................................................................................................................................26

2.2.5 Giàn lạnh...........................................................................................................................................................................................................28

2.2.6 Ống dẫn môi chất lạnh......................................................................................................................................................................................29

2.2.7. Van giảm áp.....................................................................................................................................................................................................29

2.3 Hệ thống sưởi ấm.................................................................................................................................................................................................30

2.3.1.Chức năng.........................................................................................................................................................................................................30

2.3.2. Két sưởi............................................................................................................................................................................................................30

2.3.3.Bơm nước..........................................................................................................................................................................................................31

2.3.4.Két nước............................................................................................................................................................................................................31

2.3.5. Van hằng nhiệt..................................................................................................................................................................................................32

2.3.6.Hộp chia gió......................................................................................................................................................................................................34

2.3.7. Nguyên lí hoạt động của hệ thống sưởi ấm.....................................................................................................................................................34

2.4 Cảm biến trong hệ thống điều hòa........................................................................................................................................................................34

2.4.1 Nguyên lí hoạt động các loại cảm biến.............................................................................................................................................................34

2.4.2 Cảm biến nhiệt độ trong xe và cảm biến nhiệt độ ngoài trời.............................................................................................................................35

2.4.3 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh..............................................................................................................................................................................35

2.4.4 Cảm biến bức xạ mặt trời..................................................................................................................................................................................36

2.4.5. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát......................................................................................................................................................................37

2.4.6 Cảm biến áp suất...............................................................................................................................................................................................38

2.5 Hệ thống điều khiển điều hòa không khí ô tô.......................................................................................................................................................39

2.5.1 Hệ thống điều khiển không tải...........................................................................................................................................................................39

2.5.2 Điều khiển trộn gió.............................................................................................................................................................................................40

2.5.3 Điều khiển chia gió.............................................................................................................................................................................................41

2.5.4 Điều khiển hệ thống thông gió...........................................................................................................................................................................42

2.5.5 Điều khiển tốc độ quạt giàn lạnh........................................................................................................................................................................43

2.5.6 Điều khiển ngắt A/C khi nhiệt độ nước làm mát cao...........................................................................................................................................43

Chương 3: SỮA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018...............................48

3.1. Bảo dưỡng máy nén.............................................................................................................................................................................................48

3.2. Bảo dưỡng bộ ngưng tụ.......................................................................................................................................................................................49

3.3. Bảo dưỡng bộ bốc hơi..........................................................................................................................................................................................49

3.4. Bảo dưỡng quạt....................................................................................................................................................................................................49

3.5. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống điều hòa......................................................................................................................................50

3.5.1. Có hoặc không có không khí thoát ra.................................................................................................................................................................50

3.5.2. Không khí thoát ra không đủ lạnh......................................................................................................................................................................50

3.5.3. Không khí có mùi................................................................................................................................................................................................50

3.5.4. Máy nén có tiếng ồn...........................................................................................................................................................................................50

3.5.5. Lõi bộ bốc hơi bị đóng băng...............................................................................................................................................................................50

3.5.6. Phía thấp áp thấp và phía cao áp thấp...............................................................................................................................................................50

3.5.7. Môtơ quạt giàn lạnh không hoạt động hoặc hoạt động không chính xác………………………….…………………………………………….……51

3.5.8. Cửa gió tuần hoàn hoạt động trục trặc...............................................................................................................................................................51

3.5.9. Tình hình của mặt kính quan sát có bong bóng hơi, bọt hoặc các vết dầu, mặt kính quan sát trong suốt nhưng không có không khí lạnh.....51

3.5.10. Sự khác nhau lớn về nhiệt độ của các đường ống...........................................................................................................................................51

3.6. Các dụng cụ sửa chữa của hệ thống điều hòa.....................................................................................................................................................51

3.6.1. Dụng cụ sửa chữa..............................................................................................................................................................................................51

3.6.2. Bộ đồng hồ.........................................................................................................................................................................................................52

3.6.2.1. Các đặc điểm..................................................................................................................................................................................................52

3.6.2.2. Cấu tạo và cách sử dụng................................................................................................................................................................................53

3.6.3. Các ống nạp gas................................................................................................................................................................................................55

3.6.4. Đầu nối bơm chân không...................................................................................................................................................................................55

3.6.5.  Bảo dưỡng bơm................................................................................................................................................................................................56

3.6.6.  Bảo dưỡng quạt................................................................................................................................................................................................56

3.7. Chẩn đoán bằng hệ thống tự chẩn đoán..............................................................................................................................................................56.

3.7.1. Mô tả..................................................................................................................................................................................................................56

3.7.2. Quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota.............................................................................................................................................56

3.2.3. Một số ví dụ về mã tự chẩn đoán trên một số hãng xe tiêu biểu. .....................................................................................................................56.

KẾT LUẬN……………………………………………………………….............................................................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...........................................................................................................................…58     

Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU HÀO KHÔNG KHÍ TRÊN XE Ô TÔ

1.1.Sự ra đời điều hoà ô tô.

- Hệ thống làm mát ô tô đời dựa trên những phát sinh về nhu cầu của người dùng khi sử dụng xe hơi thân kín từ năm 1908. Tuy nhiên đến năm 1939 nhà sản xuất xe cao cấp ở New York – Packard mới phát triển hệ thống điều hòa đầu tiên cho xe ô tô có tên Weather Conditioner. Theo đó, sau khi mua ô tô nếu chủ xe muốn bổ sung điều hòa không khí thì một công ty thứ ba sẽ lắp đặt thiết bị này vào trong xe. Vào thời điểm đó, Packard đã bán Weather Conditioner cho khoảng 2000 xe. Do chi phí lắp đặt cao và nhiều lý do khác nên hệ thống làm mát trên xe hơi của Packard thất bại và ngừng sản xuất vào năm 1941.

Thời điểm sau năm 1945, hệ thống điều hòa ô tô trở nên phổ biến hơn, General Motors là đơn vị phát triển hệ thống điều hòa trên ô tô và cung cấp thiết bị này. Tuy nhiên đến năm 1953, General Motors mới đưa hệ thống điều hòa là trang bị tiêu chuẩn cho xe của họ.

1.2.Vai trò của điều hoà ô tô.

- Hệ thống điều hòa trên xe ô tô là một trong những hệ thống quan trọng nhất của xe, nó quyết định đến sự thoải mái khi sử dụng chiếc xe của bạn.

- Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một hệ thống đảm bảo chất lượng không khí bên trong ô tô nhằm duy trì điều kiện khí hậu trong ô tô thích hợp với sức khỏe con người. Hệ thống bao gồm các chức năng :

+ Điều khiển nhiệt độ không khí trong xe.

+ Điều khiển lưu thông không khí

+ Duy trì độ ẩm và lọc gió.

a. Sưởi ấm

Người ta dùng két sưởi như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không khí trong xe. Két sưởi lấy nước làm mát đã được hâm nóng bởi động cơ này để làm nóng không khí trong xe nhờ quạt gió. Nhiệt độ của két sưởi vẫn còn thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như một bộ sưởi ấm.

c. Hút ẩm.

- Nếu độ ẩm trong không khí lớn khi đi qua giàn lạnh, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại và bám vào các cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là không khí sẽ được làm khô trước khi đi vào trong khoang xe. Nước đọng lại thành sương trên các cánh tản nhiệt và chảy xuống khay xả nước sau đó được đưa ra ngoài xe thông qua vòi dẫn.

d. Lọc gió.

- Một bộ lọc được đặt ở cửa hút của hệ thống điều hòa không khí để làm sạch không khí trước khi đưa vào trong xe.

- Gồm hai loại:

Bộ lọc chỉ lọc bụi.

Bộ lọc lọc bụi kết hợp khử mùi bằng than hoạt tính.

1.4. Phân loại hệ thống điều hoà ô tô.

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô được phân loại theo vị trí lắp đặt và theo phương thức điều khiển.

1.4.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt.

a. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.

- Ở loại này, giàn lạnh được gắn sau bảng đồng hồ. Gió từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn bên trong được quạt giàn lạnh thổi qua giàn lạnh rồi đẩy vào trong khoang xe.

- Kiểu này được dùng phổ biến trên các xe con 4 chỗ, xe tải.

c. Kiểu kép treo trần.

Kiểu kép treo trần bố trí hệ thống điều hòa có giàn lạnh phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trên trần xe. Kiểu thiết kế này giúp tăng được không gian khoang xe nên thích hợp với các loại xe khách.

1.4.2. Phân loại theo phương pháp điều khiển.

a. Phương pháp điều khiển bằng tay.

Phương pháp này cho phép điều khiển bằng cách dùng tay để tác động vào các công tắc hay cần gạt để điều chỉnh nhiệt độ trong xe. Ví dụ: công tắc điều khiển tốc độ quạt, hướng gió, lấy gió trong xe hay ngoài trời...

b. Phương pháp điều khiển tự động. ‘

Điều hòa tự động điều khiển nhiệt độ mong muốn thông qua bộ điều khiển điều hòa ( ECU A/C). Nhiệt độ không khí được điều khiển một cách tự động dựa vào tín hiệu từ các cảm biến gửi tới ECU. VD: cảm biến nhiệt độ trong xe, cảm biến nhiệt độ môi trường, cảm biến bức xạ mặt trời…

1.5. Kết cấu hệ thống điều hòa không khí trên ô tô

1.5.1. Máy nén

a. Chức năng

- Máy nén trong hệ thống điều hòa không khí là loại máy nén đặc biệt dùng trong kỹ thuật lạnh, hoạt động như một cái bơm để hút môi chất ở áp suất thấp nhiệt độ thấp sinh ra ở giàn bay hơi rồi nén lên áp suất cao (100psi; 7÷17.5 kg/cm2) và nhiệt độ cao để đẩy vào giàn ngưng tụ, đảm bảo sự tuần hoàn của môi chất lạnh một cách hợp lý và tăng mức độ trao đổi nhiệt của môi chất lạnh trong hệ thống.

- Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết định. Trong quá trình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5÷8,1. Tỉ số này phụ thuộc vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh. Có thể so sánh máy nén lạnh có tầm quan trọng giống như trái tim của cơ thể sống. 

c. Nguyên lý hoạt động:

+ Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén: Khi piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, các van hút mở ra môi chất được hút vào xy lanh công tác và kết thúc khi piston xuống điểm chết dưới.

+ Bước 2: Sự nén của môi chất: Khi piston từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, van hút đóng van xả mở ra với tiết diện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao hơn khi được hút vào. Quá trình kết thúc khi piston nên đến điểm chết trên.

+ Bước 3: Khi piston nên đến điểm chết trên thì quá trình được lặp lại như trên.

1.5.2. Bộ ly hợp từ.

- Tất cả các loại máy nén của hệ thống điều hòa không khí trên xe đều được trang bị bộ ly hợp hoạt động nhờ từ trường. Bộ ly hợp này được xem như một phần của pully máy nén.

a. Chức năng

- Máy nén được dẫn động bởi động cơ thông qua dây đai, ly hợp từ điều khiển sự kết nối giữa động cơ và máy nén. Trong khi động cơ quay, ly hợp từ ăn khớp hay không ăn khớp với trục máy nén để điều khiển trục quay của máy nén khi cần thiết.

b. Cấu tạo

- Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator  được lắp ở thân trước của máy nén.

1.5.3. Giàn nóng.

a. Chức năng

Giàn nóng làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái và nhiệt độ áp suất cao ( phần lớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ít trạng thái khí).

b. Cấu tạo

Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám sát quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu.

c. Nguyên lý hoạt động

Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào. Hơi môi chất lạnh nóng chui vào bộ ngưng tụ qua ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dòng hơi này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới, nhiệt của khí môi chất truyền qua các cánh toả nhiệt và được luồng gió mát thổi đi. Quá trình trao đổi này làm toả một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí. Lượng nhiệt được tách ra khỏi môi chất lạnh thể hơi để nó ngưng tụ thành thể lỏng tương đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong giàn lạnh để biến môi chất thể lỏng thành thể hơi.

Trong hệ thống có giàn lạnh tích hợp, môi chất lỏng được tích lũy trong bộ chia hơi-lỏng, nên không cần bình chứa hoặc lọc ga. Môi chất được làm mát tốt ở vùng làm mát trước làm tăng năng suất lạnh.

1.5.5. Van tiết lưu.

a. Chức năng

- Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ thấp, áp suất cao được phun ra từ  lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

- Van tiết lưu điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một cách tự động.

b. Phân loại

- Van tiết lưu dạng hộp:

+ Van tiết lưu kiểu hộp gồm thanh cảm ứng nhiệt, phần cảm ứng nhiệt được thiết kế để tiếp xúc trực tiếp với môi chất.

+ Thanh cảm ứng nhiệt nhận biết nhiệt độ của môi chất (tải nhiệt) tại cửa ra của giàn lạnh và truyền đến hơi chắn trên màn. Lưu lượng của môi chất được điều chỉnh khi kim van di chuyển. Điều này xảy ra khi có sự chênh lệch áp suất trên màn thay đổi, giãn ra hoặc co lại do nhiệt độ và tác dụng của lò xo.

- Van tiết lưu loại thường

- Bộ phận cảm nhận nhiệt độ của van giãn nở được đặt bên ngoài của cửa ra giàn lạnh. Ở đỉnh của màng dẫn tới ống cảm nhận điện, có chứa môi chất và áp suất của môi chất thay đổi tùy theo nhiệt độ bên ngoài của giàn lạnh.

- Áp suất môi chất bên ngoài tác động vào đáy màng. Sự cân bằng giữa lực đầy lên màng (áp suất của môi chất bên ngoài giàn lạnh) và áp suất môi chất của ống cảm nhận nhiệt làm dịch chuyển van kim do đó điều chỉnh được dòng môi chất.

1.6 Giới thiệu xe vios 2018.

Là chiếc xe Seden phân khúc B được đánh giá là chiếc xe hàng đầu phù hợp về giá cả tham gia giao thông đáng tin cậy và linh hoạt. Kiểu dáng, nội thất phù hợp với nhiều lừa tuổi khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau.

Được trang bị động cơ xăng 1,5 lít 4 xi-lanh thẳng hàng công suất/mô-men xoắn 107/140, ghép nối với hộp số vô cấp CVT (biến thể E MT là số sàn 5 cấp) và hệ dẫn động cầu trước. Là dòng xe được lắp ráp trong nước.

Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG

TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018

2.1. Ga lạnh.

2.1.1. Chức năng.

- Ga lạnh là chất tuần hoàn qua các chi tiết chức năng của bộ làm lạnh để tạo ra tác dụng làm lạnh bằng cách hấp thụ nhiệt từ việc giãn nở và bay hơi.

- Ga lạnh phải đảm bảo:

+ Không cháy

+ Không nổ

+ Không độc

- Trong rất nhiều loại ga lạnh có vẻ như không ảnh hưởng đến tầng ozon, HCF-134a (R-134a) có tính làm lạnh rất giống với R-12 đã được chọn để dùng trong hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.

- Lưu ý rằng, hệ thống điều hòa không khí R-134a và R-12 không thể dùng lẫn nhau. Vì vậy, phải dùng đúng loại ga lạnh, dầu và các chi tiết cho từng hệ thống. Và một hệ thống điều hòa dùng R-12 có thể sửa đổi để dùng ga R-134a.

2.1.2. Đặc tính của ga lạnh R-134a.

- Nếu R-134a bị hở và bay vào không khí ở nhiệt độ bình thường và áp suất khí quyển, nó sẽ hấp thụ nhiệt của không khí xung quanh và sôi ngay lập tức, rồi biến thành khí. R-134a cũng rất dễ ngưng tự thành chất lỏng dưới điều kiện bị nén và lấy nhiệt.

- Đồ thị bên trên là đường đặc tính của R-134a, nó mỏ ta mối lien hệ giữa áp suất và nhiệt độ. Đồ thị chỉ là điểm sôi của R-134a ở mỗi nhiệt độ và áp suất. Trên đồ thị, phần phía trên đường cong là vùng trạng thái khí và phần phía dưới đường cong là vùng trạng thái lỏng.

- Ga lạnh thể khí có thể biến sang thể lỏng chỉ bằng cách tăng nhiệt độ hay bằng cách giảm nhiệt độ mà không cần phải thay đổi đổi áp suất.

- Ngược lại ga lỏng có thể biến thành ga khí bằng cách giảm áp suất mà không cần thay đổi nhiệt độ hay tăng nhiệt độ mà không cần thay đổi áp suất.

2.2 Hệ thống làm lạnh.

2.2.1 Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống làm lạnh.

a. Sơ đồ.

Sơ đồ hệ thống làm lạnh như hình 2.2.

b. Nguyên lí hoạt động hệ thống làm lạnh.

Khi động cơ đang hoạt động và bật công tắc A/C đóng mạch điện điều khiển ly hợp điện từ, máy nén hoạt động nén môi chất ở nhiệt độ cao áp suất cao, sau đó đi đến giàn nóng ở đây quạt giàn nóng sẽ thổi, lấy đi nhiệt độ cao và chỉ còn áp suất cao đi tiếp qua phin lọc, tại đây phin lọc sẽ lọc đi hơi nước và mạt kim loại, sau đó chất làm lạnh được đẩy qua van tiết lưu. 

d. Ly hợp điện từ

+ Chức năng:

Ly hợp từ là một thiết bị được dẫn động bằng đai để nối động cơ với máy nén. Nó thực hiện chức năng dẫn động hoặc dừng máy nén khi cần thiết.

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

+ Ly hợp từ gồm có một Stator (nam châm điện), puli, bộ phận định tâm và các bộ phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và Stator được lắp ở thân trước của máy nén.

+ Khi ly hợp hoạt động, cuộn dây Stato được cấp điện. Stator trở thành nam châm điện và hút đĩa ép để quay máy nén cùng với puli.

2.2.2 Giàn nóng.

a. Chức năng.

- Chức năng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao từ máy nén bơm đến ngưng tụ thành thể lỏng.

b. Cấu tạo.

- Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng.

2.2.4 Van tiết lưu.

a. Chức năng.

- Khi môi chất lỏng từ bình lọc tới van tiết lưu, có nhiệt độ cao, áp suất cao nó được được phun ra từ lỗ tiết lưu vào giàn lạnh. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

b. Cấu tạo và hoạt động:

+ Van tiết lưu loại hộp.

- Khi độ lạnh lớn nhiệt độ xung quanh đầu ra của giàn lạnh giảm xuống và do đó nhiệt độ được truyền từ thanh cảm nhận nhiệt tới môi chất ở bên trong màng ngăn cũng giảm xuống làm cho khí co lại. Kết quả là van kim bị đẩy bởi áp lực môi chất ở cửa ra của giàn lạnh và áp lực của lò xo nén chuyển động sang phải. Van đóng bớt lại làm giảm dòng môi chất và làm giảm khả năng làm lạnh.

- Khi độ lạnh nhỏ, nhiệt độ xung quanh cửa ra của dòng lạnh tăng lên và khí giãn nở. Kết quả là van kim dịch chuyển sang trái đẩy vào lò xo. Độ mở của van tăng lên làm tăng lượng môi chất tuần hoàn trong hệ thống và làm cho khả năng làm lạnh tăng lên.

2.2.6 Ống dẫn môi chất lạnh.

- Môi chất lạnh được lưu thông trong hệ thống là nhờ sự liên kết các bộ phận bởi các đường ống dẫn môi chất lạnh.

- Ống dẫn môi chất lạnh gồm hai loại: Ống mềm và ống cứng. Khi nối hệ thống với máy nén phải sử dụng ống mềm, điều này cho phép máy nén và động cơ có thể chuyển động tương đối với nhau. Các loại ống mềm được sử dụng trong hệ thống điều hoà không khí hiện nay được chế tạo bằng cao su có thêm một hoặc hai lớp không thấm ở bên trong. Bên ngoài được gia cố thêm một lớp nilon không thấm tạo ra một lớp màng chắn không bị rò rỉ.

2.3.1.Chức năng.

- Hệ thống sưởi giúp đảm bảo độ ấm vào những ngày mùa đông giá rét. Nhờ vậy mà tạo được không gian ấm áp, cảm giác thoải mái cho cả người lái lẫn hành khách.

- Hệ thống sưởi giúp làm ấm khoang xe nhờ nhiệt độ tỏa ra trong quá trình động cơ hoạt động nên không làm ảnh hưởng đến tiêu hao nhiên liệu cho xe. Ngoài ra, động cơ quạt gió còn có chức năng kiểm soát lượng nhiệt cũng như tốc độ đưa nhiệt vào cabin để sưởi ấm xe vào những ngày buốt giá. Vì vậy, mức độ tiêu thụ nhiên liệu trong xe không quá lớn.

2.3.2. Két sưởi.

- Chức năng: Bộ phận két sưởi sẽ lấy nước làm mát tự động đã được hâm nóng bởi động cơ và thổi hơi ấm ra ngoài bằng quạt.

2.3.4. Két nước.

- Chức năng: Két nước có tác dụng để chứa nước và truyền nhiệt từ nước ra không khí để hạ nhiệt độ của nước thông qua dàn trao đổi nhiệt và cung cấp nước mát cho động cơ khi làm việc. Để đảm bảo yêu cầu làm mát tốt nhất, két nước được cấu tạo từ những đường ống, xen lẫn là những lá nhôm mỏng nhằm tăng hiệu quả tản nhiệt.

- Nắp két nước: Bộ phận này còn có tên gọi khác là “nắp áp suất” vì lò xo có thể nén một lực lên đến 20 PSI. Nắp két nước được sử dụng để đóng mở két nước khi cần. Cấu tạo của nắp két nước gồm có van xả và van hút. Bạn cần lưu ý không mở nắp két khi động cơ vẫn còn nóng.

2.3.6. Hộp chia gió.

- Hộp chia gió: Hộp chia gió nằm trong cabin là trung tâm điều phối lượng gió đến các vị trí như: kính, chân, mặt và trộn gió nóng, lạnh dưới tác động từ bộ công tắc điều khiển.

2.4 Cảm biến trong hệ thống điều hòa.

2.4.1 Nguyên lí hoạt động các loại cảm biến.

- Hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động tiếp nhận thông tin nạp vào từ các nguồn khác nhau, xử lý thông tin và sau cùng ra lệnh bằng tín hiệu để điều khiển các chức năng.

+ Cảm biến nhiệt độ trong xe.

+ Cảm biến nhiệt độ ngoài trời.

2.4.3 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.

- Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh được lắp ở phía sau giàn lạnh để cảm nhận nhiệt độ của gió sau khi đi qua giàn lạnh. Nó là một nhiệt điện trở có giá trị điện trở thay đổi tỷ lệ nghịch với nhiệt độ.

- Sự thay đổi nhiệt độ được nhận biết bởi cảm biến nhiệt độ giàn lạnh sẽ được chuyển thành tín hiệu điện áp gửi tới ECU A/C.

2.4.5. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát.

a. Chức năng.

- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải, …ở một số dòng xe, tín hiệu này còn được dùng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, chạy quạt làm mát động cơ.

b. Nguyên lí hoạt động.

- Điện trở nhiệt là một phần tử cảm nhận thay đổi nhiệt trở theo nhiệt độ. Nó được làm bằng vật liệu bán dẫn nên có hệ số nhiệt điện trở âm. Khi nhiệt độ tăng điện trở giảm và ngược lại, khi nhiệt độ giảm thì điện trở tăng. 

2.5 Hệ thống điều khiển điều hòa không khí ô tô

2.5.1 Hệ thống điều khiển không tải.

a. Chức năng.

- Khi động cơ chạy không tải, công suất động cơ nhỏ. Bật máy nén sẽ làm quá tải động cơ. Điều này có thể gây chết máy hoặc động cơ quá nóng. Để máy điều hòa hoạt động khi xe chạy ở chế độ không tải thì tốc độ động cơ phải được tăng lên một cách tự động gọi là điều khiển tốc độ không tải hay bù ga.

b. Giải pháp điều khiển tốc độ không tải (bù điều hòa).

- Đối với động cơ phun xăng điện tử:

+ Điều khiển mô tơ ETCS để mở thông đường gió từ trước ra sau bướm ga khi xe chạy ở chế độ không tải.

+ Sử dụng hệ thống bướm ga điện tử thông minh (ETCS-i) điều khiển mô tơ điện để kênh ga.

2.5.3 Điều khiển chia gió.

a. Chức năng.

Khi điều hòa không khí được bật lên giữa sưởi ấm và làm mát, thì chế độ A/C được tự động bật về dòng khí mong muốn.

b. Điều khiển:

- Việc điều khiển gió được thay đổi theo cách sau:

+ Hạ thấp nhiệt độ trong xe: FACE.

+ Khi nhiệt độ trong xe ổn định xung quanh nhiệt độ đặt trước: BI- LEVEL.

+ Khi hâm nóng không khí trong xe: FOOT

2.5.6 Điều khiển ngắt A/C khi nhiệt độ nước làm mát cao.

Khi nhiệt độ nước làm mát cao, động cơ có thể đang trong tình trạng quá tải. Để giảm tải cho động cơ điều hòa sẽ được ngắt.

Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát động cơ sẽ được truyền từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát tới ECU động cơ. ECU động cơ sẽ gửi tín hiệu đó tới ECU A/C để điều khiển máy nén ngừng hoạt động.

2.5.7. Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa xe Toyota Vios 2018.

Sơ đồ mạch điện hệ thống điều hòa xe Toyota Vios 2018 như các hình 2.39

Chương 3: SỮA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀO KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG

TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018

3.1. Bảo dưỡng máy nén.

Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống điều hoà không khí hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất. Máy nén dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ:

Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy vì vậy. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu một lần

- Máy dùng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra:

+ Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.

+ Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

- Kiểm tra dầu bên trong qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy.

- Kiểm tra bảo dưỡng dầu bôi trơn máy nén

+ Bảo dưỡng máy nén

- Bảo dưỡng định kỳ: Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong cácte, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ

- Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như: xilanh, piston, đệm kín, vòng chặn v.v...

3.2. Bảo dưỡng bộ ngưng tụ

Tình trạng làm việc của bộ ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:

- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị

- Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt

- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ

3.4. Bảo dưỡng quạt

- Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường

- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế

- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ

3.5.1. Có hoặc không có không khí thoát ra.

a. Nguyên nhân : Cầu chì của hệ thống điều hòa bị đứt, gãy hoặc nới lỏng các đầu dây hoặc chổ nối,công tắc tắt/ mở bị hư

b. Khắc phục : Kiểm tra và thay thế cầu chì, kiểm tra và sửa chữa các chổ nối, thay thế công tắc

3.5.4. Máy nén có tiếng ồn.

a. Nguyên nhân: Các van bị gãy, mức dầu không đúng, Piston bị gõ, các vòng bạc bị gãy, các bulông của puly dây đai dẫn động bị lỏng.

b. Cách khắc phục: Thay thế đĩa van, kiểm tra và điều chỉnh mức dầu, thay thế piston, thay thế máy nén, siết chặt các bulông theo đúng lực.

3.5.5. Lõi bộ bốc hơi bị đóng băng

a. Nguyên nhân: Van điều chỉnh áp suất không đúng, ống mao dẫn của bộ điều nhiệt lắp không đúng chỉnh.

b. Khắc phục: Điều chỉnh hoặc thay van mới, lắp ống mao chính xác.

3.5.9. Tình hình của mặt kính quan sát có bong bóng hơi, bọt hoặc các vết dầu, mặt kính quan sát trong suốt nhưng không có không khí lạnh.

a. Nguyên nhân: Hệ thống sạc không đủ, không có chất làm lạnh ở trong hệ thống, bình lọc hút ẩm bị rò rĩ.

b. Khắc phục: Sạc ga hệ thống, kiểm tra và sạc hệ thống, kiểm tra hệ thống.

3.5.10. Sự khác nhau lớn về nhiệt độ của các đường ống

a. Nguyên nhân: Hệ thống sạc ga không đủ.

b. Khắc phục: Sạc và kiểm tra rò rĩ của hệ thống.

3.6. Các dụng cụ sửa chữa của hệ thống điều hòa

3.6.1. Dụng cụ sửa chữa

Hiện nay trên thị trường đã có sẵn hai kiểu bộ dụng cụ sửa chữa. Một cho hệ thống R-134a và một cho hệ thống R-12. Để tránh sự lẫn lộn gas và dầu máy nén, không được dụng lẫn bộ đồng hồ cho hệ thống điều hoà R-134a và R-12.

3.6.2  Bộ đồng hồ

Bộ đồng hồ không chỉ dùng để hút chân không và nạp gas mà còn để chẩn đoán hư hỏng. Phải nắm vững các đặc điểm, cấu tạo và cách sử dụng của nó trình bày trong phần này.

a. Các đặc điểm.

- Các núm ở phía trước đồng hồ là các tay vặn van. LO cho van thấp áp và HI cho van phía cao áp. Đối với cả hai van, việc mở và đóng có thể được thực hiện một cách hiệu quả chỉ bằng cách xoay núm một vòng

- Bằng cách dùng đầu nối (với lõi van bên trong) nhô ra từ phía bên trái của đồng hồ, việc hút khí và nạp ga có thể được tiến hành một cách có hiệu quả

b. Cấu tạo và cách sử dụng.

Các khoang như trong sơ đồ được dùng để đóng và mở các van cao áp và thấp áp.

-  Khi van thấp áp (LO) mở và van cao áp (HI) đóng (3) thông với (LO), (3) thông với (2), (3) thông với (4) lõi van hở, (1) thông với (HI). Khi sử dụng đồng hồ phải nắm vững cấu tạo và tuân thủ quy tắc an toàn.

- Khi van thấp áp (LO) đóng và van cao áp (HI) mở (2) thông với (LO), (1) thông với (HI), (1) thông với (2), (1) thông với (4) lõi van hở

3.6.3. Các ống nạp gas.

Các ống phân biệt bởi màu sắc: Đỏ (da cam), xanh lá cây và xanh da trời. Như qui định chung, ống xanh da trời được dùng ở phía thấp áp, ống xanh lá cây được dùng ở phía nạp và ống đỏ (da cam) cho phía cao áp.

Dùng ống đỏ và da cam cho bộ dụng cụ sửa chữa R-134a.

Khi nạp ga vào máy nén trong khi máy nén đang hoạt động, phải nạp từ phía thấp áp, nhưng nếu dùng nhầm ống nạp phía cao áp cho ống nạp phía thấp áp và van phía thấp áp mở để nạp từ phía thấp áp, ga cao áp sẽ chảy ngược vào bình chứa ga làm bình chứa có thể bị nổ.

3.6.6. Bảo dưỡng quạt

- Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường

- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.

- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.

- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất.

KẾT LUẬN

Thời gian vừa qua với sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn Thầy: ThS………..……. cùng với việc tìm hiểu, tham khảo những tài liệu chuyên ngành điện lạnh ôtô, kinh nghiệm của những người đi trước và đề tài liên quan em đã hoàn thành cơ bản về nội dung đề tài tốt nghiệp “Khảo sát hệ thống điều hòa trang bị trên xe TOYOTA VIOS 2018”. Trong suốt hơn 3 tháng thực hiện đề tài, có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Khó khăn là do phải tìm hiểu, tiếp thu những kiến thức tương đối mới và sự hạn chế trong việc tìm kiếm tài liệu về xe TOYOTA VIOS 2018. Thuận lợi là sự quan tâm, chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn.Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu tính năng hoạt động của hệ thống điều hòa, nguyên lý làm việc của các bộ phận đến các chi tiết chính trong hệ thống điều hòa.

Trong đề tài có một vài phần còn thực hiện rập khuôn theo sách, có vài thông số trong khi chọn em vẫn chưa hiểu sâu về bản chất cũng như những thiếu sót về kiến thức chuyên ngành điện lạnh. Kính mong sự thông cảm và chỉ bảo thêm của quí thầy cô cùng các bạn nhằm giúp em ngày càng hoàn thiện về kiến thức cũng như kỹ năng phục vụ cho ngành nghề sau này. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về các hệ thống trên xe và đặc biệt là hệ thống điện lạnh ôtô. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin: Word, Excel, AutoCAD phục vụ cho công tác sau này. Ðồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực.

                                                                                                                                       Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                          Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                          …………………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. OTO HUI.COM

[2]. Nguyễn Bốn - Hoàng Ngọc Đồng , “Nhiệt kỹ thuật”, Nhà xuất bản giáo dục

[3]. Nguyễn Đức Lợi - Phạm Văn Tùy, “Kỹ thuật lạnh cơ sở ”, Nhà xuất bản giáo dục

[4]. Nguyễn Đức Lợi, “Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;

[5]. Pgs.Ts Võ Chí Chính, “Điều hòa không khí và thông gió”, Tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHBK Đà Nẵng

[6]. Nguyễn Đức Lợi, “Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí”, Hà Nội,  Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật;

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TIỂU LUẬN"