MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE CON
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống truyền lực
1.1.1. Công dụng
1.1.2. Phân loại
1.1.2.1. Phân loại ly hợp
1.1.2.2. Phân loại hộp số
1.1.2.3. Phân loại các đăng
1.1.2.4. Phân loại truyền lực chính
1.1.2.5. Phân loại vi sai
1.1.3. Yêu cầu
1.2. Các phương ánh truyền lực trên xe con
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE COROLLA
2.1. Giới thiệu chung về xe Corolla
2.2. Kết cấu HTTL trên xe Corolla
2.2.1. Kết cấu của ly hợp
2.2.2. Kết cấu của hộp số
2.2.3. Kết cấu của vi sai
2.2.4. Kết cấu của các đăng và bán trục xe Corolla
CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA COROLLA
3.1. Bảo dưỡng kĩ thuật ly hợp
3.1.1. Những hư hỏng của ly hợp trên xe Corolla.
3.1.2. Bảo dưỡng và sửa chữa ly hợp trên xe Corolla.
3.1.2.1. Tháo ly hợp
3.1.2.2. Kiểm tra sửa chữa các chi tiết của ly hợp
3.1.2.3. Lắp ly hợp
3.2. Bảo dưỡng sửa chữa hộp số.
3.2.2. Bảo dưỡng, sửa chữa hộp sô trên xe Corolla.
3.2.2.1. Tháo hộp số
3.2.2.2. Kiểm tra các cụm chi tiết của hộp sô.
3.2.2.3. Lắp hộp sô
3.3. Bảo dưỡng kĩ thuật các đăng- bán trục trên xe Corolla
3.3.1. Những hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng của các đăng bán trục.
3.3.2. Tháo các đăng - bán trục
3.4. Kiểm tra và lắp các đăng- bán trục
3.4. Bảo dưỡng kĩ thuật truyền lực chính - vi sai trên xe Corolla.
3.4.1. Những hư hỏng thường và nguyên nhân hư hỏng của truyền lực chính.
3.4.2. Bảo dưỡng sửa chữa truyền lực chính - vi sai
3.4.2.1.Tháo vi sai
3.4.2.2. Lắp ráp hộp vi sai.
3.4.2.3. Kiểm tra vi sai
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP TRÊN XE TOYOTA COROLLA
4.1. Mômen cần thiết của ly hợp
4.1.1. Mô men ma sát sinh ra của ly hợp xe Corolla
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ôtô giữ một ví trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Từ lúc ra đời cho đến nay ôtô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... Các tiến bộ khoa học đã được áp dụng nhằm mục đích làm giảm cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn cho xe, người, hàng hoá và tăng chất lượng kéo vận tốc cũng như tăng tính kinh tế nhiên liệu của xe.
ở Việt Nam khi nền kinh tế thị trường mở cửa, hàng loạt nhà đầu tư nước đã đầu tư vào Việt Nam ở tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có nền công nghiệp ô tô, đã mở ra cơ hội làm việc cho nhiều người.
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được nhập khẩu vào Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu kết cấu, khai thác có hiệu quả các hệ thống, cụm, cơ cấu trên xe là hết sức cần thiết. Trong quá trình học tập em đã được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai Thác Kỹ Thuật Hệ Thống Truyền Lực Xe Toyota Corolla”
Với điều kiện thời gian có hạn, nội dung trong đồ án tốt nghiệp tập trung vào việc tìm hiểu các thông số kỹ thuật và kết cấu của một hệ thống truyền lực cơ khí tương đối phổ biến trên các dòng xe con hiện nay, áp dụng vào thực tiễn khai thác sử dụng hệ thống truyền lực nói riêng và ô tô nói chung.
Do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, tài liệu tham khảo rất ít, trong đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy, các bạn trong lớp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: ThS.………… đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE CON
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống truyền lực
1.1.1. Công dụng
Hệ thống truyền lực (HTTL) của ô tô là hệ thống tập hợp tất cả các cơ cấu nối từ động cơ đến bánh xe chủ động, bao gồm các cơ cấu truyền, cắt, đổi chiều quay, biến đổi giá trị mô men truyền .
Hệ thống truyền lực có các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Truyền, biến đổi mô men quay và số vòng quay từ động cơ tới bánh xe chủ động sao cho phù hợp giữa chế độ làm việc của động cơ, và mômen cản sinh ra trong quá trình ôtô chuyển động
- Cắt dòng chuyển đổi chiều chuyển chuyển động nhằm tạo nên chuyển động lùi cho ôtô.
1.1.2. Phân loại
Để đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau của ô tô thì HTTL trên ô tô được chia ra làm nhiều loại. Cụ thể HTTL được phân loại theo các đặc điểm sau:
* Phân chia theo hình thức truyền năng lượng:
- HTTL cơ khí bao gồm các bộ truyền ma sát, các hộp biến tốc, hộp phân phối truyền động các đăng, loại này được dùng phổ biến.
- HTTL cơ khí thủy lực bao gồm các bộ truyền cơ khí, bộ truyền thủy lực.
* Phân loại theo phương pháp điều khiển thay đổi tốc độ:
- Điều khiển bằng cần số
- Điều khiển tự động
- Điều khiển bán tự động
Phân biệt giữa điều khiển tự động và điều khiển bán tự động thông qua số lượng cơ cấu điều khiển trong buồng lái.
1.1.2.1 Phân loại ly hợp
- Phân loại theo số lượng đĩa bị động: một đĩa, hai đĩa
- Phân loại theo trạng thái ma sát: ma sat khô, ma sát ướt
- Phân loại theo kết cấu tạo lực ép: nén trung tâm hay nén biên
1.1.2.2. Phân loại hộp số
- Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen xoắn ở các bánh xe chủ động, đồng thời thay đổi tốc độ chay xe sao cho phù hợp với sức cản bên ngoài.
- Thay đổi chiều chuyển động của ô tô ( tiến và lùi)
- Tách động cơ ra khỏi HTTL trong khoảng thời gian tuỳ ý mà không cần tắt máy và mở li hợp.
1.1.2.3. Phân loại các đăng
a. Theo công dụng
- Các đăng nối giữa hộp số chính với cầu xe
- Các đăng nối giữa cầu voéi bánh xe.
c. Theo kết cấu
- Cac đăng có trục chữ thập.
- Cac đăng bi.
- Khớp nối đàn hồi, cho phép có khả năng làm việc ở góc truyền giới hạn.
1.1.2.5 Phân loại vi sai
- Phân theo ma sát trong
- Vi sai ma sát trong thấp.
- Vi sai ma sát trong cao.
- Khoá cứng vi sai.
- Phân loại theo cấu trúc bánh răng: ngày nay trên ô tô con thường dùng bánh răng côn răng thẳng. Các loại vi sai bánh răng trụ, vi sai trục vít - bánh vít, vi sai cam ít được chế tạo.
- Phân loại theo khả năng điều khiển ma sát trong đối với bộ vi sai.
- Điều khiển bằng tay từ ngoài bằng hệ thống cơ khí.
- Điều khiển bằng điện từ ngoài bằng hệ thống điện.
1.1.3 Yêu cầu
Yêu cầu chung của HTTL : Cần có số lượng tay số, tỉ số truyền của từng tay số đảm bảo tính động lực, tính kinh tế. HTTL cần có hiệu suất cao, ổn định. Điều khiển thuận lợi.
a. Yêu cầu của ly hợp
- Truyền hết mô men của động cơ trong các điều kiện khác nhau.
- Ly hợp khi cắt phải dứt khoát, khi nối phải êm dịu.
- Ly hợp phải thoát nhiệt tốt.
c. Yêu cầu của các đăng
- Phải đảm bảo truyền mô men một cách tin cậy.
- Phải đảm bảo giảm thiểu rung động và tiếng ồn.
f. Yêu cầu của bán trục.
- Đảm bảo độ cứng.
- Đảm bảo truyền mô men tin cậy.
1.2. Các phương ánh truyền lực trên xe con
HTTL có thể tập hợp nhiều cụm chức năng khác nhau.Thông thường bao gồm:
- Ly hợp, hộp số chính, cầu chủ động, trục các đăng, bánh xe;
- Ly hợp, hộp số chính, hộp phân phối, cầu chủ động, trục các đăng, khớp nối, bánh xe;
- Hoặc hộp số cơ khí thuỷ lực (hộp số thuỷ cơ), hộp phân phối, cầu chủ động, trục các đăng, khớp nối, bánh xe.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong việc khai thác và sử dụng ô tô, có nhiều phương án truyền lực khác nhau trên ô tô. Trên các loại ô tô thông thường thì người ta có hai kiểu truyền động thường được sử dụng.
CHƯƠNG 2:
KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE COROLLA
2.1. Giới thiệu chung về xe Corolla
Rất ít tên tuổi gợi lên cảm giác tin cậy với mọi người như Corolla. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chiếc xe Corolla của Toyota là chiếc xe bán chạy nhất trên thế giới. Suốt 40 năm kể từ ngày đầu tiên được giới thiệu, thế mạnh của Corolla đó được khai thác và không ngừng phát triển để chiếc xe chứng minh được sự đáng tin cậy của nó.
Thế hệ thứ 5 của Corolla 5/1983 ra đời với mẫu xe Corolla Coupe thể thao 4 xilanh, động cơ DOHC 16 valve.
Thế hệ thứ 6 có mặt trên thị trường vào 5/1987 với túi khí phía trước người lái với động cơ 1.6 - 1.8lit
Trong đồ án này xin giới thiệu loại xe:
Toyota Corolla 1.8lit (C150, 4ZZ - FE ), hộp số 5 số tay
2.2. Kết cấu HTTL trên xe Corolla
Hệ thống truyền lực là một trong những cơ cấu quan trọng trên ô tô là hệ thống tập hợp tất cả các hệ thống từ động cơ tới bánh xe chủ động. Bao gồm các cơ cấu truyền, cắt, đổi chiều quay, biến đổi giá trị mômen truyền. Hệ thống truyền lực của xe Toyota Corolla là truyền lực cầu trước, ly hợp loại ma sát một đĩa, hộp số gắn với truyền lực chính-visai.
2.2.1 Kết cấu của ly hợp
Ly hợp là một cụm hệ thống truyền lực nằm giữa động cơ và hộp số chính.
Chức năng của ly hợp là :
- Tạo khả năng đóng ngắt mạch truyền lực từ động cơ tới bánh xe chủ động.
- Ly hợp đảm bảo đóng ngắt êm dịu nhằm giảm tải trọng động và thực hiện trong thời gian ngắt.
1. Cấu tạo ly hợp xe Toyota Corolla
Ly hợp của xe Toyota Corolla là loại ly hợp một đĩa, ma sát khô thường đóng, dẫn động bằng thuỷ lực, theo kết cấu của ly hợp thì đây là loại ly hợp dùng lò xo một đĩa.
2. Dẫn động ly hợp trên xe Toyota Corolla
a. Cấu tạo
b. Nguyên lý hoạt động
- Trạng thái ngắt
Khi bàn đạp ly hợp 1 dưới tác dụng của thanh đẩy 2 piston xy lanh chính 3 dịch chuyển về phía trước, dầu từ xy lanh chính được đưa đến xy lanh công tác 5 thông qua đường ống dẫn dầu 4, dưới tác dụng của áp xuất dầu, piston của xy lanh công tác 5 dịch chuyển về phía trước đẩy càng cua ly hợp 6 tỳ vào vòng bi mở 7, vòng bi mở tác động vào lò xo đĩa 8 làm tách đĩa 9 ra khỏi đĩa bị động 10 ngắt lực động cơ truyền tới hệ thống truyền lực.
- Trạng thái đóng
Khi nhả bàn đạp ly hợp, nhờ có lò xo hồi vị mà bàn đạp ly hợp trở về trạng thái ban đầu. Cùng với nó là piston của xy lanh công tác trở về xy lanh chính. Lúc này vòng bi mở không ép vào lò xo đĩa, đĩa ép ép chặt đĩa bị động vào bánh đà động lực của động cơ được truyền tới hệ thống truyền lực.
3. Các bộ phận dẫn động ly hợp xe Toyota Corolla
a. Xy lanh chính của ly hợp
* Cấu tạo
Trong xy lanh chính của ly hợp, sự trượt của pistông tạo ra áp suất thủy lực.
* Nguyên lý làm việc
- Khi mở ly hợp:
Khi đạp lên bàn đạp ly hơp, pis tông bị cần đẩy chuyển về bên trái. Dầu phanh trong xi lanh chảy qua van nạp đến bình chứa và đồng thời đến xi lanh cắt ly hợp. Khi pis tông chuyển tiếp về bên trái, thanh nối sẽ tách khỏi bộ phận hãm lò xo, và van nạp đóng đường dầu đi vào bình chứa bằng lò xo côn, dó đó tao thành áp suất trong buồng A và áp suất này truyền đến pis tông của xi lanh cắt.
- Khi đóng ly hợp:
Khi thả bàn đạp ly hợp, lò xo nén đẩy pis tông trở về bên phải và áp suất thuỷ lực giảm xuống. Khi pis tông trở lại hoàn toàn, bộ phận hãm lò xo đẩy thanh nối về bên phải. Như vậy van nạp mở đường đi vào bình chứa và nối với buồng Avà B.
c. Vòng bi mở của ly hợp
Vòng bi cắt (mở) ly hợp hấp thụ sự chênh lệch tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp ( không quay) và lò xo đĩa( quay), truyền chuyển động của càng cắt vào lò xo đĩa.
Vòng bi mở của ly hợp tự định tâm được dùng để tránh tiếng ồn thỉnh thoảng gây ra do ma sát giữa lò xo đĩa và vòng bi cắt ly hợp. Điều đó được thực hiện tự động bằng cách giữ cho đường tâm của vòng bi mở thẳng với đường tâm của trục sơ cấp của hộp số.
e. Bàn đạp ly hợp
Bàn đạp ly hợp có tác dụng giúp người điều khiển xe có thể điều khiển dẫn động ly hợp đóng mở một cách dễ dàng bằng cách đạp bàn đạp. Hành trình của bàn đạp ly hợp phải nằm trong khoảng cho phép. Nếu hành trình của bàn đạp ly hợp nhỏ quá sẽ không ngắt ly hợp hoàn toàn và ngược lại nếu hành trình của bàn đạp quá lớn thì ly hợp sẽ đóng hoàn toàn.
2.2.2. Kết cấu của hộp số
1. Chức năng của hộp số
- Biến đổi tỷ số truyền và mô men xoắn từ động cơ xuống bánh xe chủ động.
- Thay đổi chiều chuyển động của ô tô.
- Cho xe dừng tại chỗ mà không cần tắt máy hoặc cắt bộ ly hợp.
3. Sơ đồ đường truyền công suất
a. Vị trí trung gian
Trục sơ cấp (bánh răng chủ động số 1 và số 2->bánh răng bị động số 1 và số 2.
c. Khi gài số 2
Trục sơ cấp -> bánh răng chủ động số 2-> bánh răng bị động số 2 -> trục thứ cấp-> bộ vi sai.
e. Khi gài số 4
Trục sơ cấp -> bánh răng chủ động số 4 -> bánh răng bị động số 4 -> trục thứ cấp -> bộ vi sai.
g. Khi gài số lùi
Trục sơ cấp -> bánh răng trung gian số lùi-> trục thứ cấp-> bộ vi sai
4. Những cơ cấu quan trọng của hộp số C50
a. Bộ đồng tốc
Khi sang số mặc dù đã cắt bộ ly hợp song do quán tính nên các bánh răng còn quay với tốc độ khác nhau, nếu gài số sẽ sinh ra nứt mẻ các bánh răng. Để khắc phục hiện tượng này trên hộp số C50 sử dụng cơ cấu đồng tốc có khoá.
- Vòng đồng tốc đặt giữa moay ơ đồng tốc và mặt côn của từng bánh răng số. Nó bị ép vào các mặt côn này. Vòng đồng tốc có các rãnh hẹp để đảm bảo ăn khớp với ly hợp chính xác. Vòng đồng tốc còn có 3 rãnh để khi ăn khớp với khoá đồng tốc.
- Nguyên lý làm việc
- ở vị trí số trung gian: mỗi bánh răng số được vào khớp với bánh răng bị động tương ứng và chạy lồng không trên trục.
+ Bắt đầu quá trình đồng tốc:
Khi dịch chuyển cần chuyển số, cần chuyển số nằm trong rãnh trong ống trượt, dịch chuyển theo chiều mũi tên. Vì phần nhô ra ở tâm của khoá chuyển số được gài vào rãnh cảu ống trượt, khoá chuyển số cùng dịch chuyển theo chiều mũi tên cùng một lúc, và đẩy vòng đồng tốc vào mặt côn của bánh răng số bắt đầu quá trình đồng tốc
+ Kết thúc quá trình đồng tốc:
Khi tốc độ của ống trượt và bánh răng trở lên bằng nhau càng đồng tốc bắt đầu quay tự do. Lúc này các then hoa của ống trượt ăn khớp hoàn toàn với then hoa trên vành đồng tốc.
b. Cơ cấu điều khiển gài số Các yêu cầu đối với cơ cấu điều khiển gài số:
- Không tự động gài số, nhẩy số hoặc trả số.
- Các cặp bánh răng ăn khớp hết chiều rộng của răng.
- Không cùng một lúc gài hai số.
* Có hai cơ cấu chính đảm nhiệm thoả mãn các yêu cầu trên đó là cơ cấu định vị một trục sang số và khoá hãm tương hỗ giữa các trục sang số.
* Cơ cấu chống gài số đồng thời: cơ cấu này ngăn ngừa khả năng chuyển hai số cùng một lúc. Khoá càng gạt chuyển số dược chống xoay bởi một bu lông, nó cho phép cần chuyển và chọn số trượt theo một hướng đã chọn nhưng không theo hướng chuyển số.
* Cơ cấu hãm số lùi: Cơ cấu này không cho phép gài số lùi khi chưa mở khoá. Bánh răng trung gian số lùi chỉ chuyển động khi hộp số chuyển sang số lùi.
2.2.3 Kết cấu của vi sai
1. Chức năng
- Bộ vi sai đặt giữa các bánh xe chủ động của một cầu đảm bảo cho các bánh xe đó quay với vận tốc khác nhau lúc xe quay vòng, hoặc chuyển động trên đường không bằng phẳng hoặc có sự sai lệch về kích thước lốp.
- Phân bố lại mômen xoắn cho hai bán trục.
Cụm vi sai được đặt giữa vỏ phía hộp số và vỏ phía vi sai. Bánh răng nghiêng được dùng làm bánh răng lớn. Bánh răng này liền với vỏ vi sai và được lắp phía trong vỏ hộp số phía vi sai qua hai vòng bi bán trục.
3. Nguyên lý hoạt động
Trên xe Corolla bộ vi sai được gắn liền với hộp số, xe có động cơ đặt nằm ngang, công suất động cơ không truyền qua trục các đăng mà truyền qua hộp số và sau đó đến các bán trục và các bánh xe chủ động.
2.2.4 Kết cấu của các đăng và bán trục xe Corolla
Xe Corolla có động cơ đặt nằm ngang, cầu trước chủ động nên các đăng cũng là bán trục.
1. Chức năng của các đăng- bán trục
- Muốn truyền chuyển động từ một trục này sang trục khác mà góc độ giao nhau của hai trục đó thay đổi trong quá trình chạy xe thì dùng khớp nối trục các đăng. Khớp nối trục các đăng liên kết với bán trục thành một tổ hợp gọi là truyền lực các đăng.
2. Yêu cầu đối với các đăng bán trục
- Có cơ cấu bù lại sự thay đổi chiều dài các đăng bán trục khi các bánh xe dịch chuyển.
- Do các bánh trước vừa là bánh dẫn hướng vừa là bánh chủ động nên các bán trục phải có khả năng đảm bảo góc hoạt động không thay đổi, trong khi đang lái các bánh trước và các bán trục phải làm các bánh trước quay cùng tôc độ.
4. Khớp các đăng đồng tốc.
* Chức năng: Điều chỉnh sự thay đổi góc gây ra bởi sự thay đổi vị trí tương đối của bộ vi sai với hộp số làm cho mô men xoắn truyền từ hộp số đến bộ vi sai được êm hơn.
* Yêu cầu:
- Truyền lực mà không làm thay đổi vận tốc góc.
-Truyền lực êm dịu mà không gây ồn.
- Có cấu tạo đơn giản mà không gây sự cố.
a. Khớp các đăng đồng tốc kiểu Tripod (3trạc ).
Trong khớp này chạc ba với ba ngõng trục xoay trên cùng mặt phẳng, ba viên bi được gắn trên ba ngõng trục này, gắn vào ba viên bi vào ba cánh với các rãnh song song với nhau. Cấu tạo của khớp này đơn giản và giá thành cũng không cao. Khớp này di chuyển dọc trục
b. Khớp các đăng đồng tốc kiểu Rzeppa.
Vòng lăn trong được nắp vào vòng lăn ngoài bằng bi thép. Các bi được giữ bởi ống lồng đặt giữa chúng. Cấu tạo khớp cácđăng loại này rất đơn giản và khả năng truyền lực của nó lớn nên được sử dụng rộng rãi ở những xe có cầu trước chủ động.
Mặt tựa của các viên bi có một độ cong đặc biệt được tạo ra trên đế bi sao cho giao điểm(O) của đường tâm trục chủ động và trục bị động luôn nằm trên đường nối tâm (P) của mỗi viên bi. Vận tốc góc của trục chủ động luôn bằng trục bị động.
CHƯƠNG 3:
BẢO DƯỠNG KĨ THUẬT HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA COROLLA
3.1. Bảo dưỡng kĩ thuật ly hợp
1.1. Những hư hỏng của ly hợp trên xe Corolla.
Các hư hỏng ly hợp thường thấy trên xe Corolla là bị trượt, bị rung, có tiếng ồn khi đóng mở ly hợp, bàn đạp ly hợp nhả không hoàn toàn, vào khớp không êm dịu, giật và ồn.
1. Ly hợp bị trượt
Ly hợp trượt dẫn tới không truyền được hết mômen của động cơ, gây ra mòn đĩa ly hợp. Nguyên nhân dẫn tới sự trượt ly hợp:
- Hành trình tự do bàn đạp ly hợp không đủ.
- Lá ma sát dính dầu hoặc quá mòn.
2. Khó mở hoặc không mở được ly hợp
Nguyên nhân:
- Hành trình tự do của bàn đạp quá lớn.
- Có bọt khí trong đường ống.
- Xy lanh mở ly hợp hỏng.
3.1.2 Bảo dưỡng và sửa chữa ly hợp trên xe Corolla.
3.1.2.1. Tháo ly hợp
1. Tháo hệ thống dẫn động:
- Tháo bàn đạp ly hợp: Trước khi tháo bàn đạp ly hợp phải bịt kín ống dẫn dầu để tránh dầu chảy ra ngoài.
- Tháo xy lanh chính: Khi tháo xy lanh chính phải cẩn thận tránh làm hỏng đường rãnh của gioăng cao su.
- Tháo piston của xy lanh chính: Khi tháo piston ra khỏi xylanh ta nhấn núm nằm trên xylanh và dùng khí nén để đẩy piston ra ngoài.
* Kiểm tra xy lanh chính của lợp:
Dùng khí nén làm sạch các chi tiết đã tháo ra
- Kiểm tra lỗ xy lanh chính xem có bị tróc xước hay bị gỉ không: Nếu phát hiện có vấn đề phải làm sạch hoặc thay xy lanh.
- Kiểm tra mức độ mòn, độ tróc xước, phồng rộp của pis tông: Nếu có một trong các trường hợp trên dẫn đến phải thay thế thì sử dụng chi tiết trong bộ xy lanh mới.
2. Tháo bộ ly hợp
- Tháo ly hợp khỏi bánh đà bằng cách tháo sáu bu lông, đánh dấu ghi nhớ vị trí trên bánh đà và vỏ ly hợp. Nới lỏng cùng một lúc mỗi bu lông một vòng cho đến khi lò xo hết căng sau đó tháo vỏ và đĩa ly hợp ra.
3.1.2.2 Kiểm tra sửa chữa các chi tiết của ly hợp
1. Kiểm tra sửa chữa đĩa ly hợp
Kiểm tra độ mòn và cong nứt, vỡ của đĩa ly hợp: Dùng thước cặp, đo chiều sâu và chiều rộng vết mòn. Giới hạn lớn nhất đối với độ sâu là 0,6mm, chiều rộng là 5 mm. Nếu nhỏ hơn giới hạn cho phép thì phải thay thế.
3. Kiểm tra độ cong vênh bề mặt bánh đà.
Dùng đồng hồ so kiểm tra độ cong vênh của bánh đà
Độ cong vênh cho phép là 0,2mm. Nếu độ cong vênh vượt quá mức cho phép thì phải thay bánh đà. Bánh đà bị mòn, xước có thể dùng giấy ráp đánh lại.
5. Kiểm tra khớp trượt và vòng mở ly hợp.
Khớp trượt và vòng bi mở ly hợp làm thành một cụm chi tiết kín có sẵn mỡ bôi trơn ở bên trong. Vòng bi mở thuộc loại vòng bi chặn, mặt đầu ngoài tỳ lên mặt đầu của lò xo đĩa và quay theo đĩa ép khi bàn đạp ngắt ly hợp..
Để kiểm tra sự hoạt động của vòng bi mở ta thực hiện xoay vòng bi mở bằng tay và tác động lực theo chiều mũi tên. Nếu thấy có hiện tượng rơ, lỏng kêu hoặc bị kẹt ta tiến hành thay mới. Không nên ngâm vòng bi mở, khớp trược trong dầu vì nó sẽ rửa mỡ bôi trơn bên trong.
7. Xả bọt khí cho hệ thống trợ lực ly hợp.
a. Nạp dầu phanh vào bầu trợ lực.
Phải thường xuyên kiểm tra bầu dầu trợ lực, bổ xung dầu ngay nếu cần.
b. Nối ống nhựa để xả bọt khí.
3.1.2.3. Lắp ly hợp
Qúa trình lắp ráp các bộ phận của ly hợp hoàn toàn ngược vớí quá trình tháo ly hợp.
Ta có bảng phân tích triệu chứng, nguyên nhân hư hỏng và biện pháp bảo dưỡng sửa chữa ly hợp thể hiện như bảng.
3.2. Bảo dưỡng sửa chữa hộp số.
Những hư hỏng của hộp số trên xe Corolla.
Các hư hỏng thường gặp của hộp số trên xe Corolla la: khó gài số, chuyển số bị kẹt, bị nhảy số, phát ra tiếng kêu lạ hoặc ồn. Các hư hỏng này làm giảm hiệu suất của hộp số.
Ta có bảng phân tích nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục hộp số xe Corolla thê rhieenj như bảng.
3.2.2. Bảo dưỡng, sửa chữa hộp sô trên xe Corolla.
3.2.2.1. Tháo hộp số
Trước khi tháo hộp số, kiểm tra bằng mắt thường xem có chảy dầu và những vấn đề khác như nứt vở hộp số.
Khi tháo hộp số phải lau sạch cát và bụi, để dảm bảo không có bụi bẩn vào bên trong hộp số khi lắp lại.
Khi tháo vỏ hộp số, các chi tiết có các khớp nối hợp kim nhẹ không được dùng tô vít để lạy chúng.
1. Tháo các bộ phận cơ bản của hộp số
- Tháo càng cua và vòng bi mở ly hợp
- Tháo đèn lùi và bánh răng dẫn động đồng hồ cây số.
- Tháo lắp che ly hợp ra khỏi hộp số
- Tháo vỏ hộp số
2. Tháo các cụm chi tiết trên trục thứ cấp hộp số.
- Tháo vòng bi, bánh răng bị động số 4 và ca bi trong từ trục thứ cấp.
- Tháo bánh răng bị động số 3, bánh răng số 2, ổ bi kim và vòng đồng tốc.
- Tháo vòng ống then số 1, bánh răng số 1, vòng đồng tốc, vòng bi kim, vòng đệm và bi hãm.
3.2.2.2. Kiểm tra các cụm chi tiết của hộp sô.
1. Kiểm tra khe hở dọc trục bánh răng số 5
Dùng đồng hồ so để đo khe hở dọc trục. Khe hở tiêu chuẩn 0,1 - 0,57 mm. Khe hở lớn nhất la 0,65 mm.
2. Kiểm tra vòng đồng tốc.
- Xoay và ấn vòng đồng tốc vào sát khớp đồng tốc để kiểm tra khả năng hãm.
- Đo khe hở giữa càng cài số và ống then trượt
Dùng thước căn lá để đo khe hở. Khe hở tối thiểu 1,0 mm, nếu khe hở lớn quá mức giới hạn, phải thay thế cang cài số và ống trượt.
4. Kiểm tra các chi tiết trên trục thứ cấp.
- Kiểm tra khe hở dọc trục bánh răng số 1 và số 2.
Khe hở tiêu chuẩn: 0,1 - 0,4 (bánh răng số 1) ; 0,1 - 0,45( bánh răng số 2).
Khe hở lớn nhất: 0,45 ( số 1) ; 0,5 ( số 2).
3.2.2.3.Lắp hộp sô
Qúa trình lắp hộp số hoàn toàn ngược với quá trình tháo hộp số
3.3. Bảo dưỡng kĩ thuật các đăng- bán trục trên xe Corolla
3.3.1. Những hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng của các đăng bán trục.
1. Các đăng bán trục phát ra tiếng keu khi làm việc
* Nguyên nhân:
- Vòng bi bán trục bị mòn hay kẹt.
- Khớp trượt then hoa bị mòn hoặc hỏng.
- Vòng bi đỡ bán trục các đăng bị mòn.
2. Các đăng bán trục bị rung.
Nguyên nhân:
- Các khớp các đăng lắp không đúng.
- Vòng bi đỡ các đăng bán trục lắp không đúng.
- Khớp trượt then hoa bị kẹt.
3.3.2. Tháo các đăng - bán trục
1. Kích xe lên và tháo bán trục
2. Tháo tấm che động cơ và xả dầu hộp số.
3. Tháo cảm biến ABS
6. Tháo cam quay ra khỏi đòn treo dưới.
Tháo bu lông và hai đai ốc hãm, tháo đòn treo dưới ra khỏi cam quay.
7. Tháo các đăng bán trục trước
- Dùng búa nhựa nới lỏng moay ơ trên bán trục
- Ấn đòn treo dưới xuông dưới và đẩy cam quay ra phía ngoài sau đó tháo moay ơ ra khỏi các đăng bán trục.
9. Tháo kẹp cao su che bụi
Dùng tô vít tháo kẹp cao su che bụi, trượt cao su che bụi khớp trong ra phía ngoài
10. Tháo khớp ba chạc
Tháo cánh khớp trong: Trước khi tháo phải đánh dấu ghi nhớ vị trí giữa cánh khớp trong và khớp ba chạc. Sau khi đánh dấu tháo cánh khớp trong ra khỏi bán trục.
3.4. Kiểm tra và lắp các đăng- bán trục
1. Kiểm tra
- Kiểm tra bằng mắt xe có độ dơ ở khớp ngoài không.
- Kiểm tra khớp trong có trượt êm theo hướng dọc trục không.
- Kiểm tra cao su che bụi có bị hỏng không.
2. Lắp các đăng - bán trục
- Lắp tạm thời cao su che bụi khớp ngoài và kẹp mới.
- Trước khi lắp cao su, quấn băng nhựa quanh then hoa của bán trục để tránh làm hỏng cao su
- Lắp cao su che bụi vào khớp ngoài.
Trước khi lắp cao su che bụi khớp ngoài, bôi mỡ vào khớp ngoàivà cao su
- Lắp các đăng bán trục lên xe.
+ Bôi trơn mỡ MP lên miệng của phớt dầu.
+ Dùng búa và thanh đồng thau lắp các đăng bán trục đến khi nó tiếp xúc với trục vi sai.
* Kiểm tra lắp các đăng bán trục trên xe.
- Kiểm tra độ dơ theo phương dọc trục của các đăng bán trục. Độ dơ cho phép là 2-3 mm. Nếu lớn hơn phải tiến hành điều chỉnh lại.
- Dùng tay kéo hết sức các đăng bán trục để kiểm tra các đăng bán trục không bị tụt ra ngoài.
* Lắp đai ốc hãm ổ bi, lắp đai ốc hãm và chốt chẻ.
- Xiết đai ốc hãm ổ bi trong khi đạp phanh. Mô men xiết: 216 N.m.
- Lắp nắp đai ốc hãm rồi dùng kìm lắp chốt chẻ mới.
Bảng phân tích nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục các đăng bán trục xe Corolla.
3.4. Bảo dưỡng kĩ thuật truyền lực chính - vi sai trên xe Corolla.
3.4.1. Những hư hỏng thường và nguyên nhân hư hỏng của truyền lực chính.
1. Tiếng kêu khi xe chuyển động thẳng về phía trước
* Nguyên nhân:
- Thiếu dầu hộp số.
- Ăn khớp giữa bánh răng nghiêng và bánh răng quả dứa không đúng.
- Tải trọng ban đầu của bánh răng quả dứa và vòng bi bán trục không đúng theo quy định.
2. Tiếng kêu khi xe chuyển động quay vòng.
- Nguyên nhân:
+ Bánh răng vi sai hoặc bánh răng bán trục bị hỏng, mòn ,nứt và vỡ.
+Trục bánh răng vi sai bị mòn, hư hỏng.
3.4.2. Bảo dưỡng sửa chữa truyền lực chính - vi sai
3.4.2.1. Tháo vi sai
- Tháo ca bi ngoài và vòng bi bán trục từ vỏ vi sai
- Tháo bánh răng vành chậu
+ Đánh dấu ghi nhớ thẳng hàng tên bánh răng vành chậu và vỏ vi sai
+ Tháo sáu bu lông
- Tháo rã vỏ vi sai
+ Dùng mũi đột có chốt và búađể đóng móc hãm trục bánh răng vi sai ra.
+ Tháo trục bánh răng vi sai.
+ Tháo hai bánh răng vi sai và hai bánh răng bán trục với bốn bòng đệm chặn điều chỉnh.
3.4.2.4. Kiểm tra vi sai
- Kiểm tra khe hở bánh răng bán trục.
- Dùng đồng hỗ so đo đo khe hở trong khi tay kẹp chặt bánh răng hành tinh vào khung vi sai. Khe hở tiêu chuẩn là 0,05 - 0,2 mm .
- Nếu khe hở răng đo được khác xa so với tiêu chuẩn thì phải thay vòng đệm đúng cỡ vào.
Bảng phân tích nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục truyền lực chính vi sai xe Corolla.
CHƯƠNG 4
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP TRÊN XE TOYOTA COROLLA
4.1. Mômen cần thiết của ly hợp
Xuất phát từ việc muốn truyền được mô men xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt trong bất cứ điều kiện nào, thì mô men xoắn sinh ra trong ly hợp phải lớn hơn mô men xoăn của động cơ.
Mm = BMm
Do đó: Mm = (1,3 - 1,75 ) N.m
4.1.1. Mô men ma sát sinh ra của ly hợp xe Corolla
Theo công thức ta có: Mm = .P.p.Rtb (N.m)
Từ đó ta có : Mm = 0,3.200.0,28.1=243,6 N.m
Kết luận: hệ số dự trữ ly hợp B = 1,4 đảm bảo muốn truyền được mô men xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt.
KẾT LUẬN
Sau hơn ba tháng làm việc liên tục với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: ThS. ………… - Bộ môn Cơ Khí ôtô - ĐHGTVT cùng sự góp ý của bạn bè em đã hoàn thành đề tài “Khai Thác Kỹ Thuật Hệ Thống Truyền Lực Xe Toyota Corolla”. Đề tài đã đi sâu vào việc phân tích kết cấu và quy trình sửa chữa bảo dưỡng hệ thống truyền lực xe Toyota Corolla.
Do nội dung đề tài nghiên cứu nghiên cứu có khối lượng tương đối lớn nên trong quá trinh làm không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của các thầy và các bạn nhằm bổ sung cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày ... tháng ... năm 20...
Sinh viên thực hiện
.....................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấu tạo ô tô
- n. Borõpkic, V.Klennhikop, A.Xobinhi
- Người dịch: Trần Huy Đức
2. Kết cấu và tính toán ô tô
- Trường ĐHGTVT ĐS - ĐB
3. Cấu tạo Hệ thống truyền lực ô tô con
- Nguyễn Khắc Trai - NXB khoa học và kĩ thuật
4. Tài liệu đào tạo Toyota
- Công ty Toyota
5. Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại (Tập 4: Khung gầm bệ)
- Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai
6. Bảo dưỡng kỹ thuật và chẩn đoán ô tô
- Chủ biên: Cao Trọng Hiền
7. Công nghệ sửa chữa ô tô
- Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải
8. Công nghệ sửa chữa và phục hồi phụ tùng ô tô
- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"