MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA..................................................................................................4
1.1. Nhiệm vụ.....................................................................................................................................................................5
1.1.1. Điều chỉnh nhiệt độ...................................................................................................................................................5
1.1.2. Lọc không khí...........................................................................................................................................................5
1.1.3. Loại bỏ độ ẩm..........................................................................................................................................................5
1.1.4. Khử mùi....................................................................................................................................................................5
1.1.5. Tăng cường thông gió..............................................................................................................................................5
1.2. Yêu cầu.......................................................................................................................................................................6
1.2.1. Hiệu quả hoạt động..................................................................................................................................................6
1.2.2. Tiết kiệm năng lượng...............................................................................................................................................6
1.2.3. Độ bền và tin cậy......................................................................................................................................................6
1.2.4. Dễ sử dụng và bảo trì..............................................................................................................................................6
1.2.5. An toàn.....................................................................................................................................................................6
1.3. Phân loại.....................................................................................................................................................................7
1.3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt điều hòa không khí........................................................................................................7
1.3.2. Phân loại theo phương thức điều khiển.................................................................................................................10
1.4. Giới thiệu về xe Toyota Vios 2019.............................................................................................................................12
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019 ..........................................................14
2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trên xe toyota Vios 2019...................................................................................14
2.2. Các bộ phận của hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.................................................................................18
2.2.1. Máy nén..................................................................................................................................................................18
2.2.2. Giàn nóng...............................................................................................................................................................21
2.2.3. Bình lọc/bộ hút ẩm.................................................................................................................................................22
2.2.4. Van tiết lưu hay van giãn nở..................................................................................................................................24
2.2.5. Giàn lạnh................................................................................................................................................................26
2.2.6. Môi chất làm lạnh...................................................................................................................................................27
2.2.7. Một số bộ phận khác.............................................................................................................................................29
2.2.8. Mạch điều khiển của hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019........................................................................32
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019...................................45
3.1. Quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019..................................45
3.1.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019........................................................................45
3.1.2. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019......................................................................................57
3.2. Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.....59
3.3. Các chú ý khi bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019..................................................67
3.3.1. Vấn đề an toàn lao động........................................................................................................................................67
3.3.2 Chú ý khi sử dụng thiết bị.......................................................................................................................................67
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................................71
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua từng giai đoạn tồn tại và phát triển, con người đã có ý thức tự thích nghi với môi trường sống. Ý thức được việc phải tạo ra điều hòa không khí xung quanh mình mùa đông thì sưởi ấm, mùa hạ thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức.
Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, văn phòng, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế… mà còn trong cả các phương tiện đi lại như ôtô, tàu hỏa, tàu thủy…
Kể từ khi chiếc xe ôtô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp nhu cầu cuộc sống của con người những chiếc xe ôtô ra đời sau ngày một tiện nghi hơn, hoàn thiện hơn, và hiện đại hơn. Một trong những tiện nghi phổ biến là hệ thống điều hòa không khí trong ô tô. Đây là một hệ thống mang tính hiện đại và công nghệ cao.
Được sự đồng ý của bộ môn, em đã được giao thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “ KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA Vios 2019 ”.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em được thầy giáo: Ths…………… đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như trang thiết bị và tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh dó là sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy, cô trong khoa cơ khí Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải đã hỗ trợ để em có thể hoàn thành tốt nhất đồ án tốt nghiệp của mình.
Đồ án đã hoàn thành. Song, do khả năng còn nhiều hạn chế, thời gian thực hiện có hạn, và vì một số lý do khách quan, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sự sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các quí thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
……….……..
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA
1.1. Nhiệm vụ.
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là tiện nghi không thể thiếu đối với tất cả các mẫu xe ô tô hiện nay. Điều hòa không khí là quá trình làm mát, lọc sạch và khử bớt độ ẩm trong không khí đi vào khoang hành khách, đem lại cảm giác thoải mái cho người ngồi trong xe.
1.1.1. Điều chỉnh nhiệt độ.
Hệ thống điều hòa giúp điều chỉnh nhiệt độ trong xe mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, mang đến sự thoải mái cho người lái và hành khách.
Nhiệt độ được điều chỉnh thông qua bộ điều khiển nhiệt độ, giúp người dùng lựa chọn mức nhiệt độ mong muốn.
1.1.3. Loại bỏ độ ẩm.
Hệ thống điều hòa giúp loại bỏ độ ẩm dư thừa trong xe, ngăn ngừa tình trạng kính xe bị mờ do hơi nước ngưng tụ.
Việc kiểm soát độ ẩm giúp đảm bảo tầm nhìn rõ ràng cho người lái và nâng cao an toàn khi di chuyển.
1.1.4. Khử mùi.
Một số hệ thống điều hòa được trang bị chức năng khử mùi, giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong xe, mang đến không gian trong lành và dễ chịu.
Chức năng này thường sử dụng công nghệ lọc than hoạt tính hoặc ion hóa.
1.1.5. Tăng cường thông gió.
Hệ thống điều hòa giúp tăng cường lưu thông không khí trong xe, tạo cảm giác mát mẻ và sảng khoái hơn.
Quạt gió được điều khiển bởi hệ thống giúp điều chỉnh hướng gió và tốc độ gió theo nhu cầu sử dụng.
Thông gió tự nhiên: Là lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ chênh áp suất được tạo ra do chuyển động của xe.
1.2. Yêu cầu.
1.2.1. Hiệu quả hoạt động.
Hệ thống điều hòa cần hoạt động hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh nhiệt độ, lọc không khí, khử mùi và thông gió của người sử dụng. Năng suất làm mát và sưởi ấm cần phù hợp với kích thước xe và điều kiện môi trường.
Hệ thống cần hoạt động êm ái, ít tiếng ồn và rung lắc.
1.2.3. Độ bền và tin cậy.
Hệ thống điều hòa cần có độ bền cao, hoạt động ổn định và ít hỏng hóc.
Các bộ phận trong hệ thống cần được chế tạo từ vật liệu chất lượng cao, đảm bảo tuổi thọ sử dụng lâu dài.
Hệ thống cần có khả năng chống nước, chống bụi bẩn và các tác nhân môi trường khác.
1.2.4. Dễ sử dụng và bảo trì.
Hệ thống điều hòa cần có giao diện điều khiển đơn giản, dễ sử dụng cho người lái.
Việc bảo trì và bảo dưỡng hệ thống cần dễ dàng thực hiện, không tốn nhiều thời gian và chi phí.
Cần có tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo trì chi tiết đi kèm theo hệ thống.
1.2.5. An toàn.
Hệ thống điều hòa cần đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không gây ra nguy cơ cháy nổ hoặc rò rỉ chất độc hại.
Các bộ phận trong hệ thống cần được thiết kế an toàn, không gây nguy hiểm khi hoạt động.
Hệ thống cần có các chức năng an toàn như cảnh báo khi gas lạnh hết, tự ngắt nguồn khi quá tải...
1.3. Phân loại.
1.3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt điều hòa không khí.
1.3.1.1. Kiểu giàn lạnh đặt phía trước.
Ở kiểu này, điều hòa không khí thường được gắn ở bảng táplô.
Đặc điểm của loại này là không khí lạnh từ cụm điều hòa được thổi thẳng đến mặt trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác hơn so với công suất của cụm điều hòa, cửa ra không khí lạnh được điều chỉnh bởi bản thân người lái nên người lái có thể cảm nhận được hiệu quả làm lạnh.
1.3.1.2. Kiểu giàn lạnh đặt phía sau.
Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau nơi có khoảng trống lớn nên điều hòa kiểu này có ưu điểm của một bộ điều hòa với công suất giàn lạnh lớn và có công suất làm lạnh dự trữ. Ở kiểu này cụm điều hòa không khí đặt ở cốp sau xe. Cửa ra và cửa vào của khí lạnh được đặt ở lưng ghế sau.
1.3.1.3. Kiểu kép.
Kiểu giàn lạnh này là sự kết hợp của kiểu giàn lạnh phía trước với giàn lạnh phía sau được đặt trong khoang hành lý. Cấu trúc này cho không khí thổi ra từ phía trước hoặc từ phía sau. Kiểu kép cho năng suất lạnh cao hơn và nhiệu độ đồng đều ở mọi nơi trên xe.
Khí lạnh được thổi ra từ phía sau và phía trước bên trong xe. Đặc tính làm lạnh bên trong xe rất tốt, phân bố nhiệt độ bên trong xe đồng đều hơn, tạo môi trường vi khí hậu dễ chịu trong xe.
1.3.2. Phân loại theo phương thức điều khiển.
* Điều hòa cơ:
Tài xế cần sử dụng các phím bấm để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp đối với điều hòa cơ.
Kiểu trang bị điều hòa chỉnh tay trên ô tô (điều hòa cơ) cho phép điều chỉnh nhiệt độ bằng tay từ công tắc và cần gạt. Thiết kế của hệ thống điều hòa chỉnh tay thường có 3 núm xoay: nhiệt độ, gió và hướng gió. Tài xế tự điều chỉnh nhiệt độ, mức gió phụ thuộc vào cảm giác nóng và lạnh của cơ thể.
1.4. Giới thiệu về xe Toyota Vios 2019.
Vios là dòng sedan cỡ nhỏ 4 cửa của Toyota, được hãng xe ra mắt từ năm 2002. Dòng xe này được phát triển chủ yếu dành cho những thị trường mới nổi như Trung Quốc, Đài Loan và Đông Nam Á, bởi hình dáng nhỏ gọn và giá cả phù hợp.
Mẫu xe này đã đem lại rất nhiều thành công cho Toyota ở phân khúc xe hạng B. Cao cấp hơn là Corolla Altis (hạng C) và Camry (hạng D). Đồng thời Vios cũng được hãng bổ sung thêm bằng mẫu Hatchback Yaris để có thể cạnh tranh với những nhãn hiệu ô tô khác.Vios cho đến nay đã trải qua 4 giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 1: từ 2002 - 2007.
+ Giai đoạn 2: từ 2007 - 2013.
+ Giai đoạn 3: từ 2013 - 2018.
+ Giai đoạn 4: từ 2018 - hiện tại.
Những người lựa chọn dòng xe Vios thường ưa chuộng thương hiệu Toyota, thích những sản phẩm bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu của hãng xe này. Tuy nhiên đối với những người quan tâm, chú trọng đến nội thất, thiết bị xe thì có lẽ Vios không phải là lựa chọn hàng đầu.
Thông số kỹ thuật về kích thước thê rhieenj như bảng 1.1.
Thông số kỹ thuật về động cơ thể hiện như bảng 1.2.
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019
2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa trên xe toyota Vios 2019.
Chu trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Vios
Quạt thổi không khí lạnh (blower), Van tiết lưu (expansion valve), Giàn lạnh (avaporization), Giàn nóng (condenser), Máy nén (compressor), Ly hợp điện từ của máy nén ( compressor magnetic clutch), Lọc ga (receiver-drier), Cảm biến nhiệt độ (temperature sensing bulb), Bộ điều chỉnh nhiệt (thermostat).
* Chu trình của máy lạnh bao gồm 4 quá trình:
+ Nén (compression).
+ Ngưng tụ (condensation).
+ Giản nở (expansion).
+ Bốc hơi (vaporization).
Nguyên lý làm việc của hệ thống:
Khi động cơ đang hoạt động và đóng mạch điện điều khiển ly hợp điện từ, máy nén hoạt động và chất làm lạnh được dẫn đến bình ngưng tụ (giàn nóng) nhờ máy nén. Ở đây, chất làm lạnh chuyển sang thể lỏng, nhã nhiệt ra ngoài không khí và được làm mát nhờ quạt làm mát.
* Chu trình sưởi ấm của hệ thống:
Người ta dùng một két sưởi làm bộ trao đổi nhiệt để sấy nóng không khí. Két sưởi lấy nhiệt từ nước làm mát động cơ đã được hâm nóng để làm nóng không khí. Để tăng hiệu quả truyền nhiệt giữa két sưởi và không khí ngươi ta tăng diện tích trao đổi nhiệt của két sưởi nhờ tăng các ống dẫn nước và các cánh tản nhiệt và đồng thời bố trí một quạt gió để tăng lưu lượng gió qua két.
Hệ thống sưởi ấm chủ yếu bao gồm: Van nước, két sưởi (bộ phận trao đổi nhiệt), quạt gió (mô tơ, quạt).
Két sưởi: nước làm mát động cơ (khoảng 80°C) chả vào két sưởi và không khí khi qua két sưởi nhận nhiệt từ nước làm mát này.
Két sưởi gồm các đường ống hay cánh tản nhiệt và vỏ. Việc chế tạo các đường ống dẹt sẽ cải thiện được việc dẫn nhiệt và truyền nhiệt.
Nguồn nhiệt: Khi động cơ hoạt động, nước làm mát sẽ được đun nóng và lưu thông trong hệ thống. Một số xe có thể được trang bị lò sưởi phụ để cung cấp thêm nhiệt độ, đặc biệt khi động cơ chưa nóng hoặc khi xe đang đỗ.
2.2. Các bộ phận của hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
2.2.1. Máy nén.
2.2.1.1. Chức năng của máy nén.
Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng khí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa tới giàn nóng
2.2.1.2. Cấu tạo của máy nén.
Các cặp piston được đặt trong đĩa chéo cách nhau một khoảng 720 đối với máy nén 10 xilanh và 1200 đối với loại máy nén 6 xilanh. Khi một phía piston ở hành trình nén, thì phía kia ở hành trình hút.
2.2.1.4. Bộ ly hợp điện từ.
- Chức năng: Ly hợp điện từ được động cơ dẫn động bằng đai. Ly hợp từ là một thiết bị để nối động cơ với máy nén. Ly hợp từ dùng để dẫn động và dùng máy nén khi cần thiết.
- Cấu tạo:
Ly hợp từ gồm có một stator (nam châm điện), puly, bộ phận định tâm và các bộ phận khác. Bộ phận định tâm được lắp cùng với trục máy nén và stator được lắp ở thân trước của máy nén.
Khi động cơ hoạt động, puly máy nén quay theo nhưng trục máy vẫn đứng yên cho đến khi bật công tắc A/C, bộ ly hợp điện từ sẽ khớp với puly vào trục của máy nén cho trục khuỷu động cơ dẫn động.
Khi động cơ hoạt động, puly quay theo do nó được nối với trục khuỷu nhờ dây đai dẫn động, nhưng máy nén chưa hoạt động do ly hợp từ chưa đóng. Khi bật công tắc hệ thống điều hòa không khí, bộ điều khiển cấp dòng cho stato. Lực điện từ sẽ hút đĩa ép và kéo đĩa ép ép lên bề mặt ma sát của puly.
2.2.1.5. Cảm biến tốc độ máy nén.
Cảm biến tốc độ máy nén được gắn trên máy nén. Cấu tạo của nó gồm một lõi sắt và một cuộn dây có chức năng như máy phát điện. Đĩa vát trong máy nén có gắn một nam châm. Khi đĩa vát quay sinh ra các xung điện. ECU A/C có thể đếm tốc độ xung để biết tốc độ máy nén.
2.2.2. Giàn nóng.
* Chức năng của giàn nóng.
Công dụng của giàn nóng (giàn ngưng) là làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái nhiệt độ và áp xuất thấp (phần lớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ở trạng thái khí). từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng.
* Cấu tạo của giàn nóng.
Bộ ngưng tụ (giàn nóng) được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám sát quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa và không gian chiếm chỗ là tối thiểu.
2.2.4. Van tiết lưu hay van giãn nở.
Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ thấp, áp suất cao được phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất thành hơi sương có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Van tiết lưu điều chỉnh được lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một cách tự động.
Van tiết lưu được lắp giữa bộ bốc hơi và bình lọc có tác dụng:
- Phối hợp với cảm biến nhiệt độ để điều khiển lưu lượng của môi chất lạnh và nhiệt độ của giàn lạnh.
- Giảm áp suất môi chất sau khi đi qua van tiết lưu.
Thông thường van tiết lưu có hai loại: loại hộp và loại thường.
Ga lỏng sau khi đi qua bình chứa/hút ẩm được phun ra từ một van tiết lưu làm cho ga lỏng giãn nở đột ngột và biến thành dạng sương mù có áp suất và nhiệt độ thấp.
2.2.5. Giàn lạnh.
* Chức năng của giàn lạnh.
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở. Môi chất trong giàn lạnh có nhiệt độ và áp xuất thấp, nó làm lạnh không khí ở xung quanh giàn lạnh. Giàn lạnh cũng có tác dụng hút ẩm không khí trong xe. Khi môi chất lạnh bay hơi, nó sẽ hấp thụ nhiệt và hơi ẩm từ không khí xung quanh, hỗ trợ làm giảm độ ẩm trong xe, tạo cảm giác dễ chịu cho người ngồi trong xe.
* Cấu tạo của giàn lạnh.
Giàn lạnh gồm có một thùng chứa, các đường ống, quạt và cánh làm lạnh. Các đường ống xuyên qua các cánh làm lạnh và hình thành các rãnh nhỏ để truyền nhiệt được tốt.
2.2.6. Môi chất làm lạnh.
Môi chất lạnh là chất được nạp vào hệ thống máy lạnh, tuần hoàn trong hệ thống và thực hiện việc trao đổi nhiệt. Môi chất lạnh nhận nhiệt khi bay hơi và giải phóng nhiệt khi ngưng tụ (hoá lỏng).
Tính chất của gas lạnh trong hệ thống điều hòa:
- Dễ bay hơi và hóa lỏng.
- Không độc, không cháy, không nổ, không ăn mòn và không mùi.
- Ổn định và chất lượng không thay đổi.
Có 2 loại gas lạnh là CFC-12(R12) và HCF-134a(R134a), nhưng hiện nay người ta sử dụng HCF-134a, do CFC-12 gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và là tác nhân chính gây ra hiện tượng nhà kính.
- Đặc tính của CFC-12 (R12):
CFC-12 (R-12) đã được sử dụng trong điều hoà ô tô tới tận năm 1995. Tuy nhiên người ta phát hiện ra rằng CFC-12 (R-12) có thể phá huỷ tầng ô zôn khi nó bay vào tầng không khí. Việc phá huỷ tầng ô zôn sẽ làm tăng lượng bức xạ từ mặt trời đến trái đất gây ra bệnh ung thư da và huỷ hoại môi trường, đây là một vấn đề có tính toàn cầu.
2.2.7. Một số bộ phận khác.
2.2.7.1. Van giảm áp và phớt làm kín trục.
Nếu giàn nóng không được thông hơi bình thường hoặc độ lạnh vượt quá mức độ cho phép, thì áp suất ở phía có áp suất cao của giàn nóng và bình chứa/ máy hút ẩm sẽ trở nên cao bất thường tạo nên sự nguy hiểm cho đường ống dẫn. Để ngăn không cho hiện tượng này xảy ra, nếu áp suất ở phía có áp suất cao tăng lên khoảng từ 3,43 MPa (35kgf/cm2) đến 4,14 MPa (42kgf/cm2), thì van giảm áp mở để giảm áp suất.
2.2.7.2. Ống dẫn môi chất lạnh.
Những thiết bị khác nhau trong hệ thống điều hòa không khí ôtô phải được nối liền với nhau thành vòng kín để môi chất lạnh lưu thông tuần hoàn trong hệ thống.
Cả hai loại ống cao su mềm và ống kim loại cứng được sử dụng để nối các thiết bị lại với nhau.
2.2.7.3. Quạt giàn nóng và giàn lạnh.
Quạt giải nhiệt giàn nóng có công dụng thổi luồng khí mát xuyên qua bộ ngưng tụ (giàn nóng) để giải nhiệt, hoặc thổi một khối lượng lớn không khí xuyên qua bộ bốc hơi (giàn lạnh) để truyền nhiệt.
2.2.8. Mạch điều khiển của hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
Hệ thống điều hoà không khí tự động được kích hoạt bằng cách đặt nhiệt độ mong muốn bằng núm chọn nhiệt độ và ấn vào công tắc AUTO. Hệ thống sẽ điều chỉnh ngay lập tức và duy trì nhiệt độ ở mức đã thiết lập nhờ chức năng điều khiển tự động của ECU.
2.2.8.1. Các cảm biến trong hệ thống.
* Cảm biến nhiệt độ trong xe.
Cảm biến nhiệt độ trong xe là nhiệt điện trở được lắp trong bảng táp lô có một đầu hút. Đầu hút này dùng không khí được thổi vào từ quạt gió để hút không khí bên trong xe nhằm phát hiện nhiệt độ trung bình trong xe.
* Cảm biến bức xạ mặt trời.
Cảm biến bức xạ mặt trời là một đi ốt quang và được lắp ở phía trên của bảng táp lô để xác định cường độ ánh sáng mặt trời.
Chức năng: cảm biến này phát hiện cường độ ánh sáng mặt trời dùng để điều khiển sự thay đổi nhiệt độ trong xe do ảnh hưởng của tia nắng mặt trời.
2.2.8.2. Các bộ điều khiển trong hệ thống.
* Bộ điều khiển đóng ngắt máy nén.
- Tín hiệu ra điều khiển máy nén:
Trạng thái ON/OFF của máy nén được điều khiển nhờ rơ le điện từ. Có ba loại gửi tín hiệu đến rơ le.
Tín hiệu điều khiển được truyền đi từ bộ điều khiển, cùng với các tín hiệu điều khiển khác được cung cấp từ ECU động cơ.
- Điều khiển ngắt máy nén khi tăng tốc:
Kiểu điều khiển này sử dụng có hiệu quả trong việc kiểm soát công suất động cơ của các xe có công suất và kích thước nhỏ. Máy nén được ngắt tạm thời trong quá trình tăng tốc để giảm tải cho động cơ.
- Điều khiển ngắt A/C khi nhiệt độ nước làm mát cao:
Cảm biến nhiệt độ nước làm cảm nhận nhiệt độ nước làm mát của động cơ, để ngăn quá nhiệt động cơ. Khi đạt nhiệt độ quy định (xấp xỉ 1000C) ly hợp từ ngừng hoạt động và máy nén bị ngắt. Điều này làm giảm tải cho động cơ.
* Bộ điều khiển tốc độ quạt giàn nóng.
Quạt điện làm mát giàn nóng khi điều hoà hoạt động để tăng khả năng làm lạnh. Ở các xe làm mát két nước bằng quạt điện, sự kết hợp hai quạt cho két nước và giàn nóng điều khiển khả năng làm lạnh ở ba cấp (dừng xe, tốc độ thấp, tốc độ cao). Khi điều hoà không khí hoạt động, việc kết nối các công tắc của hai quạt nối tiếp (tốc độ thấp) hoặc song song (tốc độ cao) tuỳ thuộc vào áp suất của môi chất và nhiệt độ nước làm mát. Khi áp suất môi chất cao hoặc nhiệt độ nước làm mát cao, thì hai quạt điện được kết nối song song và quay ở tốc độ cao.
* Bộ điều khiển chống đóng băng giàn lạnh.
Khi không khí ấm đi qua cánh của giàn lạnh, chúng bị làm lạnh, hơi nước trong không khí bám vào cánh của giàn lạnh. Nếu nhiệt độ của cánh giảm xuống bằng hoặc dưới 00C thì hơi nước sẽ ngưng tụ thành băng. Kết quả là cánh giàn lạnh bị phủ một lớp băng, hệ thống sẽ không đạt được hiệu quả làm lạnh như mong muốn. Để tránh hiện tượng này xảy ra, người ta sử dụng thiết bị chống đóng băng.
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019
3.1. Quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
3.1.1. Quy trình chẩn đoán hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
3.1.1.1. Các thiết bị , công cụ thường dùng để kiểm tra.
Các thiết bị , công cụ thường dùng để kiểm tra như bảng dưới.
3.1.1.2. Lập quy trình chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí xe Toyota Vios .
Sơ đồ quy trình như hình 3.1.
3.1.1.4. Kiểm tra sơ bộ..
- Kiểm tra sức căng dây curoa (dây đai):
- Kiểm tra chất lượng môi chất bằng cách qua sát trên mắt ga:
3.1.1.5. Kiểm tra bằng cách quan sát.
- Kiểm tra độ chùng của dây đai nếu dây đai dẫn động quá lỏng sẽ gây ra trượt và bị mòn.
- Lượng khí thổi không đủ thì kiểm tra bụi bẩn tắc nghẽn trong bộ lọc không khí.
- Nghe thấy tiến ồn gần máy nén không khí thì kiểm tra bu lông bắt máy nén khí và bu lông bắt giá đỡ.
- Nghe thấy tiếng ồn bên trong máy nén, có thể do các chi tiết bên trong máy nén bị hỏng, cần tháo và kiểm tra máy nén.
3.1.1.6. Kiểm tra bằng thiết bị phát hiện xì ga.
Trắc nghiệm hệ thống điều hòa không khí để phát hiện xì ga là một bước công đoạn quan trọng nhất trong việc chẩn đoán sửa chữa hỏng hóc. Sau một thời gian hoạt động, tất cả hệ thống điện lạnh đều bị thất thoát môi chất lạnh. Với một hệ thống điều hòa hoàn hảo, cứ sau mỗi năm, môi chất lạnh bị hao hụt mất khoảng 200gr là chuyện bình thường. Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông số này thì cần phải kiểm tra phát hiện và sửa chữa chỗ bị xì ga.
3.1.1.7. Kiểm tra bằng đồng hồ đo áp suất.
- Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh khi hút chân không hay nạp gas. Khi ta vặn van LO và HI trên phía trước của đồng hồ sẽ mở và đóng van áp suất thấp và áp suất cao.
- Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất như hình vẽ bên dưới:
Các bước tiến hành đo kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô:
1. Khóa kín hai van đồng hồ phía áp suất cao và phía áp suất thấp. Lắp bộ áp kế vào hệ thống theo đúng kỹ thuật, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ.
2. Cho hệ thống vận hành.
3. Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “Max Cold”.
6. Tùy theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ô tô, kết quả đo kiểm áp suất có thể có nhiều giá trị khác nhau. Trong quá trình đo kiểm áp suất cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường.
* Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất:
Trên hình vẽ ta thấy khi hệ thống hoạt động trong tình trạng thiếu môi chất, giá trị áp suất trên đồng hồ ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp đều nhỏ hơn bình thường.
- Triệu chứng:
+ Áp suất thấp ở cả hai vùng áp suất cao và áp suất thấp.
+ Bọt có thể thấy ở mắt ga.
+ Độ lạnh yếu so với bình thường.
- Biện pháp khắc phục:
+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa.
+ Nạp thêm môi chất lạnh.
* Nếu có hơi ẩm trong hệ thống:
- Triệu chứng:
+ Hệ thống điều hòa hoạt động bình thường sau khi bật: sau một thời gian, phía áp thấp giảm tới áp suất chân không. Tại điểm này, tính năng làm lạnh giảm.
- Nguyên nhân:
+ Không lọc được ẩm.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thay bình chứa (lọc ga).
+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.
* Tắc nghẽn trong hệ thống:
- Triệu chứng:
+ Khi tắc nghẽn hoàn toàn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm xuống giá trị chân không ngay lập tức (không thể làm lạnh).
+ Khi có xu hướng tắc nghẽn, giá trị áp suất ở phần áp thấp giảm dần xuống giá trị chân không.
- Nguyên nhân:
+ Bẩn hoặc ẩm đóng băng thành khối tại van tiết lưu, van EPR và các lỗ làm ngăn dòng môi chất.
+ Rò rỉ ga trong đầu cảm ứng nhiệt.
3.1.2. Bảo dưỡng hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
* Bảo dưỡng máy nén.
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.
Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong các thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.
* Bảo dưỡng giàn nóng và giàn lạnh.
Thời gian bảo dưỡng: 3 tháng phải vệ sinh giàn một lần.
Giàn nóng: Sau một thời gian sử dụng bụi bẩn bám vào các nan toả nhiệt hạn chế đến độ thoát nhiệt của giàn,làm cho hiệu suất làm lạnh của hệ thống bị giảm đi. Do đó chúng ta phải có thao tác thường xuyên kiểm tra và làm sạch các nan toả nhiệt cũng như làm sạch giàn nóng (dùng khí nén làm sạch, xịt bằng nước) để luôn bảo đảm độ thông thoáng cho giàn như sau:
- Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
- Vệ sinh bể nước, xả cặn.
- Xả băng giàn lạnh:
+ Giai đoạn 1: Hút hết gas trong giàn lạnh.
+ Giai đoạn 2: Xả băng giàn lạnh.
+ Giai đoạn 3: Làm khô giàn lạnh.
* Bảo dưỡng bình lọc.
Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
Khi có cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.
3.2. Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019 như bảng dưới.
* Quy trình nạp ga điều hòa:
a. Lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống để đo áp suất.
Chuẩn bị phương tiện như sau: Tháo nắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và phía thấp áp bố trí trên máy nén hoặc trên các ống dẫn môi chất lạnh.
Khóa kín cả hai van của hai đồng hồ đo. Lắp các ống nối đồng hồ đo vào máy nén, thao tác như sau:
- Vặn tay ống nối màu xanh của đồng hồ thấp áp vào cửa hút (cửa phía thấp áp) của hệ thống.
- Vặn tay ống nối màu đỏ của đồng hồ cao áp vào cửa xả máy nén (cửa phía cao áp).
b. Hút chân không hệ thống.
Sau mỗi lần xả ga để tiến hành sửa chữa, thay mới bộ phận của hệ thống điều hòa, phải tiến hành rút chân không trước khi nạp môi chất lạnh mới vào hệ thống.
Thao tác việc rút chân không như sau:
- Sau khi đã xả sạch môi chất lạnh trong hệ thống, ta khóa kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp, để nguyên bộ đồng hồ đo gắn trên hệ thống điện lạnh ôtô.
- Trước khi tiên hành hút chân không, nên quan sát các áp kế để biết chắc chắn môi chất lạnh đã được xả ra hết nhẵn.
- Lắp nối ống giữa màu vàng của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân không.
c. Nạp ga điều hòa.
Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điều hòa ô tô là việc làm quan trọng, phải được thực hiện đúng phương pháp, đung yêu cầu kỹ thuật nhằm tránh làm hỏng máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điều hòa ô tô đúng loại và đúng lượng môi chất cần thiết.
d. Kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống.
Muốn trắc nghiệm kiểm tra xem môi chất lạnh có được nạp đầy đủ vào hệ thống không, ta thao tác như sau:
- Khởi động cho động cơ nổ ở vận tốc 1.500 vòng/phút.
- Bật công tắc máy lạnh A/C đến vị trí vận hành ON.
- Chỉnh núm nhiệt độ ở chế độ lạnh tối đa.
- Cho quạt gió lồng sóc quay với tốc độ nhanh nhất.
3.3. Các chú ý khi bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
3.3.1. Vấn đề an toàn lao động.
Trước khi kiểm tra sửa chữa điên lạnh ô tô cần lưu ý một số đề phòng sau đây:
- Lưu trữ môi chất lạnh ơ nới mát, nhiệt độ không được tăng quá 125oF (51,67oC).
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh.
- Khi cần xả các môi chất hay tháo rời các bộ phận hệ thống lạnh, nên thao tác đúng quy trình, vì áp xuất hoạt động của hệ thống lạnh rất cao.
3.3.2 Chú ý khi sử dụng thiết bị.
Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo:
- Bước 1. Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng: Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng.
- Bước 4. Hãy cố gắng giữ ngăn nắp:Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng.
- Bước 5. Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt: Dụng cụ phải được làm sạch bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo.
B6. Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo: Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn đến sai số về giá trị đo. Bề mặt phải được làm sạch trước khi đo.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thầy: Ths……………… cùng các thầy, cô trong Khoa cơ khí, đến nay em đã hoàn thành đề tài được giao. Điều hòa không khí là một trong những hệ thống không thể thiếu trên các xe du lịch ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật điều hòa không khí nói chung, điều hòa không khí trên ô tô cũng ngày càng hoàn thiện. Sau khi trải qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em thấy mình đã có sự hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn về chuyên ngành cơ khí động lực.
Sau hơn 3 tháng nghiên cứu và thực hiện đồ án em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “ KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2019”. Trong đề tài này em đi tìm hiểu sâu về kết cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe.
Đồ án gốm :
Chương 1: Tổng quan về hệ thống điều hòa.
Chương 2: Kết cấu hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
Chương 3: Khai thác kỹ thuật hệ thống điều hòa trên xe Toyota Vios 2019.
Thông qua đồ án tốt nghiệp em đã bổ sung được cho mình thêm nhiều kiến thức chuyên ngành về hệ thống ô tô đặc biệt là hệ thống điều hòa không khí. Giúp em hiểu thêm về các quy trình chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa của hệ thống điều hòa hơn.
Những ý kiến trên chỉ mang tính chủ quan nên còn thiếu sót và chưa hoàn thiện. Vì vậy, em kính mong các thầy cô hướng dẫn và phản biện xem xét đóng góp ý kiến đồng thời chỉ ra những thiếu sót cũng như khiếm khuyết của đồ án để em có thể kịp thời nhận ra và chuẩn bị tốt cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Th.S Nguyễn Văn Thình, “Hệ thống điều hòa không khí ôtô”, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, 2007.
[2]. Nguyễn Oanh, “Ô Tô Thế Hệ Mới - Điện Lạnh Ô Tô”, NXB Giao Thông Vận Tải, 2008.
[3]. Nguyễn Đức Lợi, “Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí”, NXB Khoa học Công nghệ, 2005.
[4]. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Chí, “Kỹ thuật sửa chữa hệ thống điện trên xe ô tô”, NXB Trẻ, 2006.
[5]. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, “Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại”, NXB Trường ĐH SPKT Tp. HCM, 2008.
[6]. www.caronline.com.vn
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"