MỤC LỤC
MỤC LỤC....1
LỜI NÓI ĐẦU.....2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TRÊN Ô TÔ.. 3
1.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại hộp số:3
1.1.1. Công dụng:. 3
1.1.2. Yêu cầu.3
1.1.3. Phân loại hộp số. 4
1.2. So sánh ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của hộp số tự động với hộp số cơ khí 5
1.2.1. Hộp số cơ khí 5
1.2.2. Hộp số tự động. 6
1.3. Lý do chọn đề tài 7
1.3.1. Tính cấp thiết của đề tài 7
1.3.2. Ý nghĩa đề tài. 8
1.3.3. Mục tiêu của đề tài. 8
1.3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 8
1.4. Các phương pháp nghiên cứu. 9
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 9
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 9
1.4.3. Phương pháp phân tích thống kê và mô tả. 9
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 9
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE COROLLA ALTIS 2016. 10
2.1. Giới thiệu về xe Toyota Corolla Altis 2016. 10
2.1.1. Giới thiệu chung về xe. 10
2.1.2. Các thông số kĩ thuật của xe Corolla Altis 2016. 17
2.2. Đặc điểm kết cấu hộp số tự động vô cấp trên xe Corolla Altis 2016 1.8L.. 18
2.2.1 Cấu tạo hộp số vô cấp. 18
2.2.2. Nguyên lý làm việc của hộp số CVT. 19
2.3. Kết cấu các cụm chi tiết chính. 20
2.3.1. Puly truyền động. 20
2.3.2. Dây đai truyền động. 21
2.3.3. Bộ biến mô. 22
2.3.4. Bộ truyền bánh răng hành tinh. 26
2.3.5. Ly hợp. 26
2.3.6. Phanh. 28
2.3.7. Cụm thân van. 28
2.3.8. Hệ thống điều khiển điện tử. 31
2.3.9. Các cảm biến sử dụng trong điều khiển hộp số CVT. 32
2.3.10 Các chế độ điều khiển của hệ thống điều khiển điện từ trong hộp số CVT. 34
2.3.11. Cơ cấu khóa đỗ xe. 37
2.3.12. Bộ làm mát dầu. 37
2.3.13. Bơm dầu. 38
2.3.14. Bộ vi sai 39
2.4. Tính kiểm nghiệm bền chi tiết – Trục. 41
2.4.1. Đường kính trục đai 41
2.4.2. Kiểm nghiệm bền trục. 42
2.4.3. Tính trục theo độ bền uốn. 42
2.4.4. Tính trục theo bền xoắn. 43
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XECOROLLA ALTIS 2016. 45
3.1. Những hư hỏng thường gặp. 45
3.2. Quy trình chẩn đoán phát hiện hư hỏng hộp số CVT.. 46
3.2.1. Phương pháp chẩn đoán bằng kinh nghiệm.. 46
3.2.2. Chẩn đoán bằng thiết bị 46
3.3. Quy trình tháo lắp hộp số. 51
3.4. Quy trình kiểm tra hộp số. 56
3.4.1. Kiểm tra các cụm chi tiết 56
3.4.2. Quy trình kiểm tra thay dầu của hộp số CVT. 60
3.4.3. Kiểm tra bộ truyền vô cấp. 62
3.4.4. Kiểm tra áp suất dầu. 62
KẾT LUẬN.. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 66
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại ôtô đang được sử dụng rộng rãi và có xu hướng ngày càng tăng nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đây là nguồn lực quan trọng góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy ngành công nghiệp ôtô đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp ôtô nước ta đã và đang dần nội địa hóa, khẳng định sự nỗ lực trong ngành công nghiệp ôtô. Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam để đến năm 2020 trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Để tăng hiệu quả sản xuất và làm cho người sử dụng thoải mái thì chất lượng ôtô không ngừng tăng cao, bằng cách nghiên cứu, cải tiến các cụm, các hệ thống nhằm đáp ứng được khả năng khai thác tối đa nhất của ôtô.
Chính vì vậy, em đã nhận đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác kỹ thuật hộp số tự động trên xe Toyota Corolla Altis 2016”. Nội dung đồ án gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về hộp số trên ô tô.
Chương 2: Kết cấu hộp số tự động trên xe Toyota Corolla Altis 2016.
Chương 3: Khai thác kĩ thuật hộp số tự động trên xe Toyota Corolla Altis 2016.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo : TS…………….., cùng với sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn Ô Tô, cùng các bạn và sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành đồ án đúng thời gian quy định. Tuy nhiên do trình độ còn thấp, kinh nghiệm chưa có và đây cũng là một đề tài mới và khó cho nên đồ án của em không tránh khỏi chỗ thiếu sót, chưa hợp lý. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy, các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Yên, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
……………..
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TRÊN Ô TÔ
1.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại hộp số:
1.1.1. Công dụng
+ Truyền công suất từ động cơ tới bánh xe chủ động.
+ Thay đổi tỉ số truyền và mô men.
+ Cho phép ô tô chuyển động lùi, ô tô dừng mà không cần tắt máy hoặc cắt ly hợp.
1.1.3. Phân loại hộp số
1.1.3.1 Theo cách điều khiển
a. Hộp số cơ khí
Hộp số cơ khí: Có cấu tạo đơn giản, giá thành rẻ… Kết cấu như hình 1.1
b. Hộp số tự động (hộp số hành tinh)
Hộp số tự động: Hộp số tự động cho phép chuyển số tự động, liên tục mà không cần phải ngắt dòng truyền lực từ động cơ. Tuổi thọ kéo dài do tải trọng truyền đồng thời qua nhiều cặp bánh răng ăn khớp. Giảm độ ồn khi làm việc , cho tỷ số truyền cao, kích thước bộ truyền nhỏ gọn.
1.1.3.2 Theo cách thay đổi tỷ số truyền
a. Hộp số có cấp
Hộp số có cấp dùng cho các ô tô có công suất lớn.
b. Hộp số vô cấp
1.1.3.5 Theo nhiệm vụ của hộp số
+ Hộp số chính
+ Hộp số phụ
+ Hộp số phân phối
1.2. So sánh ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của hộp số tự động với hộp số cơ khí
1.2.1. Hộp số cơ khí
* Ưu điểm:
+ Tiết kiệm nhiện liệu khi xe lưu thông qua mọi địa hình.
+ Có giá thành rẻ hơn so với loại hộp số tự động.
+ Việc bảo trì thường ít tốn kém hơn.
1.3. Lý do chọn đề tài
1.3.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ 21, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước sang một tầm cao mới. Rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh sáng chế xuất hiện có tính ứng dụng cao.
Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có những cải cách mở cửa mới để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc tiếp nhận và áp dụng những thành tựu khoa học nhằm cải tạo và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp có nền kinh tế kém phát triển thành một nước công nghiệp hiện đại .
1.3.2. Ý nghĩa đề tài
Đề tài giúp cho những sinh viên năm cuối củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho sinh viên khi ra trường để đáp ứng được phần nào nhu cầu của công việc. Đề tài Khai thác về “Hộp số vô cấp” giúp cho em hiểu rõ hơn nữa và bổ trợ thêm kiến thức mới về hệ thống này.
1.4. Các phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu lý thuyết.
+ Đọc tài liệu, tìm hiểu, quan sát hệ thống trên xe.
+ Phân tích cấu tạo và nguyên lý làm việc để hiểu sâu hơn về hệ thống.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
a. Khái niệm:
Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có sẵn và bằng các thao tác tư duy lôgic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.
b. Các bước thực hiện:
- Bước 1: Thu thập, tìm kiếm các tài liệu viết về “hộp số vô cấp”, cụ thể là hộp số vô cấp dung trên xe Altis 2016.
- Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống lôgic chặt chẽ theo từng bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.
- Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về “hộp số vô cấp” phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.
- Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích được, hệ thống hoá lại những kiến thức (liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã phân tích) tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ và sâu sắc.
1.4.3. Phương pháp phân tích thống kê và mô tả
Là phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn và nghiên cứu tài liệu để đưa ra kết luận chính xác, khoa học.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Khai thác kĩ thuật hộp số tự động xe Corolla Altis 2016”.
Phạm vi nghiên cứu: Hộp số xe Toyota Corolla Altis 2016 - CVT.
CHƯƠNG 2
KẾT CẤU HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE COROLLA ALTIS 2016
2.1. Giới thiệu về xe Toyota Corolla Altis 2016
2.1.1. Giới thiệu chung về xe
Rất đỗi quen thuộc với thị trường Việt Nam, Corolla Altis vốn là mẫu xe sedan hạng C chiến lược của Toyota nhưng thế hệ hiện tại đã ra mắt từ năm 2014.
2.1.1.1. Ngoại thất
a. Đuôi xe
Phần đuôi xe hài hòa tinh tế với trang bị LED cho cụm đèn sau thiết kế liền mạch qua khối nẹp trang trí biển số mạ Crom sáng bóng sang trọng.
c. Cụm đèn trước
Cụm đèn trước phiên bản 1.8 hiện đại với thiết kế đèn hoàn toàn mới cùng 4 bóng đèn Bi-Led.
e. Gương chiếu hậu ngoài
Gương chiếu hậu ngoài cùng màu với thân xe, tích hợp đèn bào rẽ và điều chỉnh bằng điện mang đến tiện ích tối đa cho người lái.
2.1.1.3. Các tính năng nổi bật
a. Chế độ lái Sport
Chế độ lái Sport chỉ bằng 1 nút bấm tăng khả năng tăng tốc cho bạn cảm giác phấn khích chưa từng có.
b. Cấu trúc giảm tiếng ồn
Sử dụng vật liệu cách âm mới tại nhiều vị trí trên khung sườn xe.
f. Động cơ 1.8L
Động cơ 2ZR-FE với hệ thống điều phối van biến thiên thông minh kép Dual VVT-I và hệ thống điều khiển biến thiên đường ống nạp ACIS giúp xe vận hành mạnh mẽ, tăng tốc êm ái.
2.1.2. Các thông số kĩ thuật của xe Corolla Altis 2016
Các thông số kỹ thuật của xe như bảng 1.2.
2.2. Đặc điểm kết cấu hộp số tự động vô cấp trên xe Corolla Altis 2016 1.8L
2.2.1 Cấu tạo hộp số vô cấp
Hộp số CVT gồm các cụm bộ phận chính sau:
Bộ truyền vô cấp gồm có puly chủ động và puly bị động được nối với nhay bằng 1 dây đai. Việc ra vào của puly và truyền công suất của dây đai tạo ra các dải tỉ số truyền tốc độ khác nhau.
Cụm ly hợp: Bộ ly hợp có chức năng kết nối hoặc ngắt kết nối giữa các bộ phận trong bộ truyền bánh răng hành tinh.
2.2.2. Nguyên lý làm việc của hộp số CVT
Cách tạo ra số:
Khoảng cách từ tâm puly tới điểm tiếp xúc của dây đai gọi là bán kính dốc. Khi hai mặt puly cách xa nhau dây đai truyền xuống thấp bán kính dốc giảm. Hai nửa puly lại gần nhau dây đai chậy lên cao hơn và bán kính dốc tăng, tỷ số truyền giữa bán kính dốc của puly chủ động và puly bị động tạo nên các tốc độ khác nhau cho xe.
2.3. Kết cấu các cụm chi tiết chính
2.3.1. Puly truyền động
* Cấu tao puly chủ động và bị động:
Cấu tạo puly gồm 2 khoang dầu và piston. Việc cấp thêm dầu vào một khoang làm đẩy piston ép áp suất dầu sang khoang bên làm thay đổi khoảng cách khe hở khoảng cách puly.
2.3.3. Bộ biến mô
* Nhiệm vụ: Khuếch đại mô men từ động cơ vào hộp số (bộ truyền bánh răng hành tinh) bằng việc sử dụng dầu như một môi chất thông qua bộ biến mô làm thay đổi momen truyền momen sẽ được biến đổi và truyền tới trục sơ cấp của động cơ.
* Nguyên lý hoạt động của bộ biến mô
Sự truyền mô men: Khi tốc độ bánh bơm tăng thì lực ly tâm bắt đầu lằm cho dầu chảy từ tâm bánh bơm ra phía ngoài khi tốc độ bánh bơm tăng lên nữa thì dầu sẽ ép văng ra khỏi bánh bơm.
2.3.5. Ly hợp
Ly hợp trong hộp số vô cấp có chức năng giống như ly hợp cơ khí ở chỗ nó đóng và cắt lực truyền từ động cơ đến hộp số. Nếu quay trục sơ cấp của hộp số trong khi những lá đĩa ly hợp chuyển số bị cắt thì trục thứ cấp của hộp số sẽ không quay. Nhưng nếu quay trục sơ cấp khi những đĩa ly hợp đóng thì trục thứ cấp sẽ quay theo.
2.3.6. Phanh
Phanh được sử dụng trong hộp số vô cấp có tác dụng giữ 1 phần tử của bộ truyền hành tinh với mục đích tạo số đảo chiều (số lùi trong hộp số).
2.3.8. Hệ thống điều khiển điện tử
Hệ thống điều khiển điện tử sử dụng trong hộp số CVT với các mục đích:
- Điều khiển phối hợp động cơ – CVT.
- Điều khiển tăng khả năng tăng tốc (Nâng cao cảm giác tăng tốc).
- Điều khiển khi giảm tốc.
- Điều khiển khi lên/xuống dốc.
- Điều khiển tỉ số truyền tốc độ.
- Điều khiển thời điểm khóa biến mô.
- Chức năng an toàn.
- Chức năng chẩn đoán.
2.3.9. Các cảm biến sử dụng trong điều khiển hộp số CVT
Nguyên lý hoạt động:ECU nhận các tin hiệu cảm biến bướm ga, công tắc nguồn, cảm biến áp suất ban đầu, cảm biến áp suất sau van thủy lực, cảm biến tốc độ động cơ sau đó sử lý tín hiệu và đưa ra tín hiệu điều khiển các cảm biến áp suất van của phanh va các ly hợp.
Cảm biến tốc độ NT đo tốc độ quay trục sơ cấp.
Cảm biến tốc độ NIN đo tốc độ quay puly sơ cấp.
Cảm biến tốc độ NOUT đo tốc độ quay puly thứ cấp.
2.3.11. Cơ cấu khóa đỗ xe
Cơ cấu này có tác dụng giúp cho xe có thể đỗ trên những đoạn dốc mà không lo xe bị trôi. Một bánh răng khóa đỗ xe lắp chặt với puly thứ cấp,tay chuyển số được nối với cần khóa đỗ xe có thể ăn khớp với bánh răng khóa đỗ xe khóa cứng truyền động của puly thứ cấp làm cho puly thứ cấp đứng yến lực không được truyền ra ngoài giúp xe đứng yên.
2.3.14. Bộ vi sai
1. Nhiệm vụ
+ Truyền moomen quay đến các bán trục bên trái và bên phải.
+ Đóng vai trò là cơ cấu giảm tốc cuối cùng trước khi truyền tới bánh xe.
+ Tạo ra sự chênh lệch tốc độ quay giữa các bánh xe dẫn động bên trái và bên phải giúp cho xe chuyển động êm ái khi vào đường vòng.
2. Cấu tạo
Cấu tạo bộ vi sai như hình 2.59
2.4. Tính kiểm nghiệm bền chi tiết - Trục
2.4.1. Đường kính trục đai
Thông số trục:
D = 40 mm; d1= 32 mm; d2 = 15 mm.
D >= 32,59 mm
Vậy D thỏa mãn yêu cầu.
2.4.2. Kiểm nghiệm bền trục
Ta có sơ đồ lực:
Gọi các lực đặt lên các ổ O1 và O2 lần lượt là:
Fx1, Fy1, Fz1 và Fx2, Fy2, Fz2 khi đó ta có hệ:
Fz1=Fz2= 0
Fx1 = Fx2
Fy1.L1 + Fy2.L2 =0
Fy2.L1 + Fy1.(L1-L2) =0
=> Fy1= -3686 (N).
=> Fy2= -1229 (N).
Dấu âm chứng tỏ lực có chiều ngược lại.
2.4.4. Tính trục theo bền xoắn
Ya có:
Mz : mômen xoắn trục: Mz = 150 (Nm).
Wz : mômen chống xoắn đối với trục đặc:
Wx=0,2d3
Wx=0,2.0,0353Wx=8,575. 10-6 m3
=> t = 17,5 Mpa < 26 MPa
Kết luận: trục đủ bên xoắn.
Khi đó ứng suất uốn xoắn tổng hợp là: e = 125,5 Mpa < [e]
Kết luận: Trục đủ bền.
CHƯƠNG 3
KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE COROLLA ALTIS 2016
3.1. Những hư hỏng thường gặp
Những hư hỏng thường gặp trên hộp số như bảng 3.1.
3.2. Quy trình chẩn đoán phát hiện hư hỏng hộp số CVT
3.2.1. Phương pháp chẩn đoán bằng kinh nghiệm
Hộp số có tiếng ồn
Khi chuyển số, ta có thể nghe thấy một vài tiếng ồn nhưng lại không thể rõ chúng được phát ra từ đâu. Có thể là do dầu bởi có thể chất lỏng truyền dẫn không đạt được chất lượng yêu cầu.
Kiểm tra nhiệt và sự chảy dầu
Bằng mắt thường ta có thể quan sát xem hộp số có bị chảy dầu hay không,quan sát vỏ hộp số xem có vết rạn nứt không.
3.2.2. Chẩn đoán bằng thiết bị
a. Chẩn đoán bằng máy chẩn đoán IT II (Intelligent tester II)
Hệ thống chẩn đoán trên xe sử dụng theo chuẩn M-OBD, việc truyền dữ liệu chẩn đoán từ ECM qua thiết bị chẩn đoán thông qua đường truyền CAN. Để hỗ trợ chẩn đoán này Toyota sử dụng thiết bị chẩn đoán chuyên dùng được gọi là máy chẩn đoán thông minh (Intelligent Tester II).
b. Chẩn đoán bằng thiết bị chẩn đoán SCAN VG:
* Các bước chẩn đoán bằng máy chẩn đoán CARMAN SCAN VG:
- Bước 1: Kết nối giắc chẩn đoán với máy.
- Bước 3: Trên thiết bị chẩn đoán chọn trương trình chẩn đoán VEHICLE DIAGNOISIS sau đó chọn nước sản xuất,chọn dòng xe-chọn đời xe-chọn loại động cơ cần kiểm tra máy sẽ tự chẩn đoán ra tình trạng của bộ phận cần chẩn đoán và sẽ đưa ra kết quả sau khi chẩn đoán xong.
3.3. Quy trình tháo lắp hộp số
Quy trình tháo lắp hộp số như bảng 3.3.
Quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo, khi tháo lắp cần chú ý:
+ Đánh dấu vị trí các chi tiết (chiều, vị trí ăn khớp …).
3.4. Quy trình kiểm tra hộp số
3.4.1. Kiểm tra các cụm chi tiết
Quy trình kiểm tra hộp số như bảng 3.4.
3.4.3. Kiểm tra bộ truyền vô cấp
* Kiểm tra dây đai :
Trong quá trình làm việc vận hành lâu ngày dây đai sẽ xảy ra hiện tượng dãn dài trong quá trình làm việc chúng ta nên phải có công tác kiểm tra định kì.
Thông thường mỗi dây đai thường có tuổi thọ nhất định được nhà sản suất đưa ra.
KẾT LUẬN
Sau khi nhận được đề tài em đã nhanh chóng tìm kiếm tài liệu, trang thiết bị có liên quan tới đề tài, vận dụng vốn kiến thức đã được học tại trường và sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy trong khoa Cơ Khí, đặc biệt là thầy cùng với sự giúp đỡ của Nhà trường, đến nay đề tài của em đã được hoàn thành và đạt được một số kết quả sau:
- Trình bày một cách có hệ thống các vấn đề về “hộp số vô cấp” nói chung và “hộp số vô cấp trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS 2016” nói riêng.
- Nghiên cứu được kết cấu cũng như nguyên lý hoạt động của nó.
- Nâng cao vốn kiến thức chuyên ngành cho những người thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài em có một số thuận lợi và gặp những khó khăn nhất định như sau:
* Thuận lợi:
Trong thời gian thực hiện đề tài em đã được sự tận tâm nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, sự động viên tinh thần cũng như vật chất của các thầy giáo trong khoa, đặc biệt là thầy: TS....................... và sự giúp đỡ của các bạn học cùng sự nỗ lực cố gắng em đã hoàn thành đề tài.
Do đã được các thầy giảng dạy trên lý thuyết và thực hành dưới xưởng nên khi thực hiện đề tài em không quá bỡ ngỡ, lúng túng trong việc hoàn thành đề tài.
* Khó khăn:
Đây là một hệ thống quan trọng trên ôtô, có kết cấu, bố trí hoạt động khá phức tạp nên em đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu.
Đối với cơ sở lý thuyết còn nhiều hạn chế do đây là những hệ thống khá phức tạp và là những hệ thống mới tài liệu không được viết tập trung mà phân bố trên nhiều đầu sách nên việc tìm hiểu kiến thức, chắt lọc cũng gặp khó khăn.
Bên cạnh đó thời gian thực hiện đề tài ngắn nên việc chuẩn bị chưa được chu đáo.
Đến nay đề tài của em đã hoàn thành nhưng còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định. Để đề tài được hoàn thiện hơn em rất mong các thầy trong Khoa và Nhà trường xem xét bổ xung đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin cảm ơn nhà trường, các thầy giáo trong bộ môn Ô tô, các bạn học đã tin tưởng, tạo mọi điều kiện cho em thực hiện và hoàn thành đề tài. Đặc biệt là thầy : TS....................... đã tận tình chỉ bảo, động viên, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em có một số kiến nghị như sau để góp phần giúp đỡ nhà trường có thêm phương pháp lựa chọn để giảng dạy:
“Hộp số vô cấp” đang được áp dụng rất phổ biến trên các xe ô tô hiện nay nhưng sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Do đó để giảng đường đại học sát với thực tế xã hội em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất để khắc phục tình trạng trên.
* Về phía nhà trường:
Ra đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp cho sinh viên thực hiện để nâng cao kiến thức chuyên ngành.
Tổ chức cho sinh viên đi thực tập xí nghiệp, tham quan các xưởng sản xuất để sinh viên được tiếp xúc với thực tế.
* Về phía sinh viên
Nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, rèn luyện tay nghề, tìm hiểu thực tế để nâng cao kiến thức chuyên ngành.
Học hỏi và tiếp thu những góp ý của những người đi trước, để ngày một nâng cao hơn về tay nghề cũng như hiểu biết.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất của em, trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đánh giá, góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.Nguyễn Khắc Trai - Tài liệu Hệ thống gầm ô tô con - Trường ĐH Giao thông vận tải.
[2]. PGS.TS Nguyễn Trọng Hoan - Tập bài giảng “Thiết kế tính toán ô tô”- Trường ĐH Bách khoa hà nội, 2011.
[3]. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quê - Giáo trình “Ô tô máy kéo và xe chuyên dụng” – Trường ĐH nông nghiệp.
[4]. Tài liệu về bảo dưỡng và sửa chữa xe Toyota Corolla Altis- Toyota Việt Nam, 2016.
[5]. Cao Trọng Hiền, Trịnh Chí Thiện, Dương Văn Tiệm, Nguyễn Chí Đốc, Nguyễn Đức Tuấn, Nguyễn Đức Toàn, Đào Mạnh Hùng - “Bảo dưỡng kỹ thuật và chẩn đoán ô tô, Tập II” - Trường ĐH Giao thông vận tải, 1992.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"