MỤC LỤC
MỤC LỤC.....i
LỜI NÓI ĐẦU...ii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................................. 1
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu....................................................................................... 1
1.1.1. Công dụng của hệ thống lái................................................................................ 1
1.1.2. Yêu cầu hệ thống lái........................................................................................... 1
1.1.3. Phân loại............................................................................................................... 2
1.2. Các cơ cấu lái thường dùng............................................................................................. 3
1.2.1. Hệ thống lái với cơ cấu trục vít - cung răng.................................................... 3
1.2.2. Hệ thống lái với cơ cấu trục vít - con lăn......................................................... 4
1.2.3. Hệ thống lái với cơ cấu trục vít - chốt quay.................................................... 5
1.2.4. Hệ thống lái với cơ cấu liên hợp....................................................................... 6
1.2.5. Hệ thống lái với cơ cấu bánh răng - thanh răng.............................................. 7
1.3. Dẫn động lái...................................................................................................................... 8
1.3.1. Dẫn động lái bốn khâu (Hình thang đan tô).................................................... 8
1.3.2. Dẫn động lái sáu khâu........................................................................................ 9
1.4.Trợ lực lái........................................................................................................................... 9
1.4.1. Vai trò của trợ lực lái.......................................................................................... 9
1.4.2. Phân loại trợ lực lái........................................................................................... 10
1.5.Tìm Hiểu về góc đặt bánh xe
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE KIA MORNING........... 14
2.1. Thông tin chung xe khai thác....................................................................................... 14
2.1.1. Thông số kỹ thuật tham khảo của xe KIA MORING.................................... 14
2.1.2. Cấu tạo chung hệ thống lái xe Kia Morning.................................................. 15
2.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái.............................................................. 16
2.2. Phân tích kết cấu các bộ phận...................................................................................... 17
2.2.1. Vành tay lái........................................................................................................ 17
2.2.2. Trục lái................................................................................................................ 18
2.2.3. Cơ cấu lái............................................................................................................ 22
2.2.4. Thanh dẫn động lái........................................................................................... 24
2.3. Trợ lực lái........................................................................................................................ 25
2.3.1. ECU EPS............................................................................................................. 26
2.3.2. Cảm biến mô men.............................................................................................. 27
2.3.3. Mô tơ trợ lực...................................................................................................... 28
2.3.4. Cảm biến tốc độ................................................................................................. 29
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG LÁI........................................... 30
3.1. Bảo dưỡng kĩ thuật......................................................................................................... 30
3.1.1. Nội dung bảo dưỡng.......................................................................................... 30
3.1.2. Các cấp bảo dưỡng kỹ thuật............................................................................ 30
3.1.3 Chu kỳ bảo dưỡng.............................................................................................. 30
3.1.4 Quy trình dịch vụ thực hiện bảo dưỡng.......................................................... 31
3.2. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục.................................................................... 31
3.3. Một số quy trình khai thác cụ thể................................................................................ 38
3.3.1. Các lỗi thường gặp trên hệ thống lái............................................................... 38
3.3.2. Quy trình xử lý mã lỗi...................................................................................... 38
3.3.2. Sửa chữa các chi tiết trong hệ thống lái......................................................... 41
3.4. Quy trình kiểm tra, tháo lắp chi tiết............................................................................ 42
3.4.1. Quy trình kiểm tra............................................................................................. 42
3.4.2. Quy trình tháo lắp............................................................................................. 44
3.5. Điều chỉnh góc đặt bánh xe.......................................................................................... 48
3.5.1. Các điều kiện trước khi điều chỉnh................................................................ 48
3.5.2. Điều chỉnh độ chụm.......................................................................................... 48
3.5.3. Điều chỉnh góc Camber.................................................................................... 49
3.5.4. Điều chỉnh góc Caster...................................................................................... 50
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................52
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày này, nền công nghiệp hiện đại ngày càng phát triển, trên hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế xã hội. Ngành công nghiệp nói chung và nền công nghiệp ô tô nói riêng đang trong thời kỳ hoàn thiện và phát triển vượt bậc, đảm bảo phục vụ lợi ích tốt nhất của con người, với yêu cầu kỹ thuật và chất lượng không ngừng nâng cao.
Với ngành công nghiệp ô tô, để đảm bảo tính tiện nghi, an toàn cho người sử dụng thì việc thiết kế một hệ thống lái đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đặt ra là một điều rất cần thiết trong xã hội hiện đại. Một hệ thống lái phải đảm bảo tính quay vòng đúng của các bánh xe dẫn hướng, điều khiển dễ dàng, dễ chăm sóc sửa chữa, bảo dưỡng và phù hợp với phần lớn đối tượng sử dụng.
Cũng vì thế mà hệ thống lái ngày càng được cải tiến, tiêu chuẩn về thiết kế chế tạo và sử dụng hệ thống lái ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn. Qua tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với yêu cầu nhiệm vụ của đồ án tốt nghiệp em được giao nhiệm vụ: ‘‘Khai thác kỹ thuật hệ thống lái điện xe Kia Morning”
Trong thời gian được giao đề tài, với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, cụ thể của Thầy giáo : TS…………………. cùng các thầy giáo trong bộ môn, em đã hoàn thành đồ án của mình. Mặc dù bản thân đã có cố gắng và được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo nhưng do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên đồ án của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, phê bình của các thầy trong bộ môn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI
1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu
1.1.1. Công dụng của hệ thống lái
Hệ thống lái của ôtô dùng để thay đổi hướng chuyển động của ôtô nhờ quay vòng các bánh xe dẫn hướng cũng như để giữ phương chuyển động thẳng hay chuyển động quay vòng của ôtô khi cần thiết.
1.1.2. Yêu cầu hệ thống lái
An toàn chuyển động trong giao thông vận tải bằng ôtô là chỉ tiêu hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng thiết kế và sử dụng phương tiện này. Một trong các hệ thống quyết định đến tính an toàn và ổn định chuyển động của ôtô là hệ thống lái. Để giảm nhẹ lao động cho người lái cũng như tăng thêm độ an toàn cho ôtô, ngày nay trên ôtô thường sử dụng cường hoá lái.
- Đảm bảo được động học quay vòng: các bánh xe lăn không trượt.
- Đảm bảo dễ dàng điều khiển, nhanh chóng và an toàn. Các cơ cấu điều khiển bánh xe dẫn hướng và quan hệ hình học của hệ thống lái phải đảm bảo không gây nên các dao động và va đập trong hệ thống lái.
1.2. Các cơ cấu lái thường dùng
1.2.1. Hệ thống lái với cơ cấu trục vít - cung răng
Loại này có ưu điểm là kết cấu đơn giản, làm việc bền vững. Tuy vậy có nhược điểm là hiệu suất thấp, điều chỉnh khe hở ăn khớp phức tạp nếu bố trí cung răng ở mặt phẳng đi qua trục trục vít.
1.2.2. Hệ thống lái với cơ cấu trục vít - con lăn
Cơ cấu lái loại trục vít - con lăn (hình 1.2) được sử dụng rộng rãi trên các loại ô tô do có ưu điểm:
- Kết cấu gọn nhẹ;
- Hiệu suất cao do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn;
- Hiệu suất thuận: ηt = 0,77 - 0,82;
- Hiệu suất nghịch: ηn = 0,6;
1.2.4. Hệ thống lái với cơ cấu liên hợp
Êcu 20 lắp lên trục vít qua các viên bi nằm theo rãnh ren của trục vít cho phép thay đổi ma sát trượt thành ma sát lăn. Phần dưới của êcu bi có cắt các răng tạo thành thanh răng ăn khớp với cung răng trên trục (2).
1.2.5. Hệ thống lái với cơ cấu bánh răng - thanh răng
Bánh răng có thể răng thẳng hay răng nghiêng. Thanh răng trượt trong các ống dẩn hướng. Để đảm bảo ăn khớp không khe hở, bánh răng được ép đến thanh răng bằng lò xo.
1.3. Dẫn động lái
Dẫn động lái gồm những chi tiết truyền lực từ cơ cấu lái đến ngõng quay của bánh xe. Dẫn động lái phải đảm bảo các chức năng sau:
+ Nhận chuyển động từ cơ cấu lái tới các bánh xe dẫn hướng.
+ Đảm bảo quay vòng của các bánh xe dẫn hướng sao cho không xảy ra hiện tượng trượt bên lớn ở tất cả các bánh xe, đồng thời tạo liên kết giữa các bánh xe dẫn hướng.
1.3.1. Dẫn động lái bốn khâu (Hình thang đan tô)
Hình thang lái bốn khâu đơn giản, dễ chế tạo, đảm bảo động học quay vòng bánh xe. Nhưng cơ cấu này chỉ dùng trên xe có hệ thống treo phụ thuộc (lắp với dầm cầu dẫn hướng).
1.3.2. Dẫn động lái sáu khâu.
Dẫn động lái sáu khâu được lắp hầu hết trên các xe du lịch có hệ thống treo độc lập, lắp trên cầu dẫn hướng.
1.5. Tìm hiểu về góc đặt bánh xe
* Mô tả
Người lái có thể quay xe theo mọi hướng bằng cách quay vô lăng. Tuy nhiên, nếu người lái phải tác động liên tục lên vô lăng để giữ xe chạy thẳng trên đường thẳng, hay nếu người lái xe phải tốn nhiều năng lượng để quay xe trên đường vòng thì anh ta sẽ phải chịu sự căng thẳng cả cơ bắp lẫn thần kinh.
1.5.1 Góc camber
Các bánh xe trước được lắp với phía trên nghiêng vào trong hoặc ra ngoài. Góc này được gọi là “góc camber”, và được xác định bằng góc nghiêng so với phương thẳng đứng. Khi phần trên của bánh xe nghiêng ra phía ngoài thì gọi là “Camber dương”. Ngược lại, khi bánh xe nghiêng vào trong thì gọi là “Camber âm”.
1.5.2. Góc nghiêng dọc (Caster)
Góc Caster là góc nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục xoay đứng. Góc caster được xác định bằng góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng, nhìn từ cạnh xe. Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là “góc caster dương”, còn trục nghiêng về phía trước thì được gọi là “góc caster âm”.
1.5.3. Góc nghiêng ngang (Kingpin)
Trục mà trên đó bánh xe xoay về phía phải hoặc trái được gọi là “trục xoay đứng”. Trục này được xác định bằng cách vạch một đường thăng tưởng tượng đi qua tâm của ổ bi đỡ trên của bộ giảm chấn và khớp cầu của đòn treo dưới (đối với trường hợp hệ thống treo kiểu thanh giằng).
1.5.5. Bán kính quay vòng
Bán kính quay vòng là góc quay của bánh xe phía trước bên trái và bên phải khi chạy trên đường vòng. Với góc quay của các bánh xe bên phải và bên trái khác nhau, phù hợp với tâm quay của cả bốn bánh xe thì độ ổn định của xe chạy trên đường vòng sẽ tăng lên.
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ CẢU HỆ THỐNG LÁI XE KIA MORNING
2.1. Thông tin chung xe khai thác
2.1.1. Thông số kỹ thuật tham khảo của xe KIA MORING
Thông số kỹ thuật tham khảo của xe KIA MORING như bảng 2.1.
2.1.2. Cấu tạo chung hệ thống lái xe Kia Morning
Trong hệ thống lái, các bánh trước của xe được điều khiển bằng chuyển động quay của vô lăng. Thay đổi chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động sang trái hay sang phải của thanh răng. Cấu tạo đơn giản và nhẹ. Hệ thống lái cứng vững và có độ nhạy rất cao.
2.1.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái
Về nguyên lý hoạt động, hệ thống này được dựa trên tín hiệu về cảm biến mô men nằm trong cụm trợ lực lái, khi người điều khiển ô tô tác dụng lên vô lăng để thực hiện việc chuyển hướng, dưới tác dụng phản lực của mặt đường thông qua bánh xe, thước lái tác dụng lên thanh xoắn nằm trong cụm trợ lực điện.
2.2. kết cấu các bộ phận chính trong hệ thống lái
2.2.1. Vành tay lái
Vành tay lái có nhiệm vụ tạo ra mômen quay cần thiết khi người lái tác dụng vào. Vành tay lái có dạng vành tròn có nan hoa bố trí không đều quanh vành trong của vành tay lái. Trên vô lăng được trang bị một phím còi và một số nút điều khiển các hệ thống ở dưới phím còi là một túi khí dùng để hỗ trợ giảm va đập cho lái khi xảy ra tai nạn..
Vành lái có dạng vành tròn. Lực của người lái tác dụng lên vành lái tạo ra mô men quay để hệ thống lái làm việc. Mô men tạo ra trên vành lái là tích số của lực người lái trên vành tay lái với bán kính của vành lái.
Mvl=Pl.rvl.
2.2.2. Trục lái
Trục lái là thành tố cấu thành hệ thống lái có chức năng chính là truyền momen lái từ vô lăng đến hộp số lái, bao gồm cụm trục lái và trục trung gian lái:
- Cụm trục lái : trục lái chính được lỏng vào trong óng trục lái và được gói trên hai ở đỡ, một ỏ bằng bị và một ổ bằng bạc;
2.2.3. Cơ cấu lái
Cơ cấu lái có chức năng:
- Biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động ngang của dẫn động lái;
- Tăng lực tác động của người lái lên vành tay lái để thực hiện quay vòng xe nhẹ nhàng hơn.
2.2.4. Thanh dẫn động lái
Dẫn động lái gồm hệ thống các đòn, các thanh liên kết với nhau để truyền lực từ cơ cấu lái đến các bánh xe điều khiển, đồng thời đảm bảo cho các bánh xe của ô tô quay vòng với động học đúng. Bộ phận quan trọng của dẫn động lái là hình thang lái, có nhiệm vụ đảm bảo động học các bánh xe dẫn hướng của ô tô làm cho lốp xe không bị trượt, lê khi lái, giảm mòn lốp.
2.3. Trợ lực lái
EPS (Trợ lái bằng điện) tạo mômen trợ lực nhờ mô tơ vận hành lái và giảm lực đánh lái.
Trợ lái điện sử dụng công suất được tạo ra từ mô tở trợ lực để tạo mômen trợ lực. Do EPS dùng mô tơ nên không cần công suất động cơ và làm cho việc tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn.
2.3.1. ECU EPS
ECU EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, đánh giá chung tình trạng của xe và quyết định dòng điện cần thiết để đưa vào động cơ điện một chiều để trợ lực.
Các hoạt động của ECU EPS:
- ECU ABS nhận biết tốc độ của xe và đưa tới ECU EPS.
- ECU động cơ nhận biết tốc độ của động cơ và đưa tới ECU EPS.
- Trong trường hợp hệ thống có sự cố ECU EPS sẽ gửi tín hiệu tới rơlay bật sáng đèn trên đồng hồ táp lô.
- Điều kiển chính: từ giá trị độ xoắn của thanh lái và tốc độ xe sẽ định mức dòng điện cấp đến mô tơ trợ lực lái.
2.3.2. Cảm biến mô men
Cảm biến mômen lái trên Kia là cảm biến loại hall. Cảm biến loại này ngày này được sử dụng khá phổ biến do những ưu điểm: chính xác, bền, ít chịu ảnh hưởng của bụi bẩn như loại quang, không cần các hàm điều khiển logic như loại từ trở sử dụng bánh răng, không tiếp xúc nên rất bền.
2.3.3. Mô tơ trợ lực
* Cấu tạo:
Mô tơ DC bao gồm rô to, stato và trục chính. Cơ cấu giảm tốc bao gồm trục vít và bánh vít.
Mô-men do rô to tạo ra truyền tới cơ cấu giảm tốc. Sau đó, mô men này được truyền tới trục lái.
* Hoạt động:
Khi người lái tác động lực lên vành tay lái, lực được truyền xuống trục lái, trục các đăng lái, đến cảm biến mômen lái. Lực từ mặt đường sẽ tác dụng ngược lại lên bánh xe qua cơ cấu lái về cảm biến mômen lái. Cảm biến mômen lái cung cấp tín hiệu cho ECU EPS để điều chỉnh mô tơ trợ lực điện quay.
2.3.4. Cảm biến tốc độ
* Cấu tạo
Cấu tạo của cảm biến bao gồm 1 cánh phát xung được lắp ở trục quay của bánh xe và 1 cuộn phát xung với 3 phần tử: Lõi thép, nam châm và cuộn dây. Được đặt cách cánh phát xung một khe hở 0,5 ÷ 1,0 mm.
* Hoạt động
Hoạt động: khi trục bánh xe quay, khoảng cách giữa lõi cuộn dây và rô to tăng hay giảm bởi các răng. Số lượng đường sức từ đi qua lõi tăng hay giảm tương ứng tạo ra một điện áp xoay chiều AC trong cuộn dây. Do tần số của điện áp xoay chiều này tỷ lệ với tốc độ quay của roto, nó có thể dùng để nhận biết tốc độ xe.
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG LÁI
3.1. Bảo dưỡng kĩ thuật
3.1.1. Nội dung bảo dưỡng
Bảo dưỡng kỹ thuật nhằm nghiên cứu, phục hồi và duy trì điều kiện hoạt động bình thường của các chi tiết, các cơ cấu và các hệ thống và cho cả ôtô.
3.1.3 Chu kỳ bảo dưỡng
Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác của ô tô.
- Bảo dưỡng cấp nhỏ: Bắt đầu từ 5.000Km đầu tiên và lần tiếp theo sau mỗi 10.000Km (15.000 km, 25.000 km…) hoặc mỗi 6 tháng tuỳ điều kiện nào đến trước;
- Bảo dưỡng cấp trung bình: Bắt đầu từ 10.000Km đầu tiên và lần tiếp theo sau mỗi 20.000Km (30.000 km, 50.000 km…) hoặc mỗi 12 tháng tuỳ điều kiện nào đến trước;
3.2. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục
Hệ thống lái phải đảm bảo cho ôtô chạy đúng hướng mong muốn, ở bất kỳ điều kiện đường xá nào và bất kỳ tốc độ nào của ôtô. Người lái không phải mất nhiều công sức để điều khiển vành tay lái, khi xe chạy thẳng cũng như khi thao tác
Các hư hỏng thường gặp trên hệ thống lái được liệt kê trong bảng 3.1.
3.3. Một số quy trình khai thác cụ thể
3.3.2. Quy trình xử lý mã lỗi
a. Quy trình xử lý mã lỗi C1512/ C1513/ C1514/ C1517
c. Quy trình xử lý mã lỗi C1516
3.3.3. Các lỗi thường gặp trên hệ thống lái
Các lỗi thường gặp trên hệ thống lái như bảng 3.2.
3.4. Quy trình kiểm tra, tháo lắp chi tiết
3.4.1. Quy trình kiểm tra
a. Kiểm tra độ rơ vô lăng
Độ zơ vô lăng được định nghĩa như sau: xoay bánh trước về vị trí hướng thẳng, rồi xoay nhẹ vô lăng sao cho không làm bánh trước quay. Khoảng dịch chuyển của vô lăng khi đó được gọi là độ dơ của vô lăng.
b. Kiểm tra lỏng của ổ bi bánh xe và các thanh dẫn động lái
Ổ bi bánh xe và thanh dẫn động lái là các chi tiết hao mòn theo chu kĩ vận hành của xe. Khi các chi tiết này mòn có thể gây ra tiếng kêu, tăng độ zơ vô lăng làm ảnh hưởng đến người lái và an toàn chuyển động của xe.
3.4.2. Quy trình tháo lắp
a. Tháo rời cơ cấu lái
Quy trình tháo hệ thống lái gồm các bước sau:
Bước 1: Cho xe lên cầu nâng và tháo lốp;
Bước 2: Tháo rô tuyn cân bằng và đai ốc- bulong giảm chấn;
Bước 3: Tháo thanh dẫn động lái ra khỏi cụm moay ơ;
Bước 4: Tháo bulong bắt giữ càng A;
b. Tháo rời các chi tiết
Sau khi tháo rời cơ cấu lái ra khỏi ôi tô, các bước tháo rời để kiểm tra và thay thế các chi tiết như sau:
Bước 1 : Gá cơ cấu lái lên ê tô ;
Bước 2 : Tháo thanh dẫn động lái ngoài (rô tuyn lái ngoài);
Bước 3 : Tháo cao su chắn bụi khớp cầu thanh dẫn động ;
Bước 4 : Tháo thanh dẫn động lái trong;
3.5. Điều chỉnh góc đặt bánh xe
3.5.1. Các điều kiện trước khi điều chỉnh
Trước khi đo góc đặt bánh xe, mỗi yếu tố liên quan đến góc đặt phải được kiểm tra và nếu cần phải chỉnh lại cho đúng. Tiến hành đúng bước chuẩn bị này mới có thể đo được giá đúng.
3.5.3. Điều chỉnh góc Camber
Một cơ cấu cam lệch tâm được gắn ở phần nối giữa cam quay và giảm chấn. Camber được điều chỉnh bằng cách thay đổi góc tạo bởi giảm chấn và cam quay.
3.5.4. Điều chỉnh góc Caster
Caster được điều chỉnh bằng cách thay đổi khoảng cách 1 giữa đòn treo dưới và thanh giằng bằng việc sử dụng đai ốc hay đệm cách trên thanh giằng.
KẾT LUẬN
Trong thời gian ngắn, em được giao nhiệm vụ về đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác kỹ thuật hệ thống lái điện xe Kia Morning” Qua đó em đã tìm hiểu được tổng quan về hệ thống lái, biết cách phân tích, đánh giá hệ thống, tìm hiểu ưu nhược điểm và khai thác toàn bộ hệ thống lái của xe tham khảo. Thời gian này em cũng đã tìm hiểu thực tế để giải quyết các vấn đề kĩ thuật hợp lí, đây cũng là những bước đi đầu tiên của em trong việc tiếp cận với thực tế ngành ô tô hiện nay của nước ta.
Bên cạnh những vấn đề đã đạt được, do thời gian và kiến thức có hạn nên đồ án của em còn nhiều hạn chế và còn nhiều vấn đề chưa thể để cập đến trong này. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy, các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin được cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy: TS. ..................... cùng các thầy trong bộ môn đã giúp đỡ em thực hiện đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lưu Văn Tuấn, Kết cấu ô tô, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018.
[2]. Nguyễn Khắc Trai, Giáo trình kết cấu ô tô, Nhà xuất bản GTVT, Hà Nội
[3]. Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chương, Trịnh Minh Hoàng, Kết cấu ô tô, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2006.
[4]. Tài liệu kỹ thuật ô tô Kia Morning.
[5]. Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái trên xe Kia Morning
[6]. Ths. Trương Mạnh Hùng, Bài giảng chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, NXB GTVT Hà Nội, 2012.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"