MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................................................2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI......................................................................................................4
1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống lái.........................................................................................................4
1.1.1 Nhiệm vụ.........................................................................................................................................................4
1.1.2 Yêu cầu...........................................................................................................................................................4
1.1.3 Phân loại..........................................................................................................................................................5
1.2. Giới thiệu chung về xe Hyundai Tucson 2020...................................................................................................6
1.2.1.Giới thiệu chung...............................................................................................................................................6
1.2.2.Ngoại thất ........................................................................................................................................................7
1.2.3.Nội thất.............................................................................................................................................................7
1.2.4. Tiện nghi giải trí ..............................................................................................................................................9
1.2.5. Động cơ - An toàn..........................................................................................................................................10
1.2.6. Kết luận..........................................................................................................................................................11
1.3. Kết cấu các hệ thống lái thường gặp trên ô tô.................................................................................................12
1.3.1. Hệ thống lái không có trợ lực.........................................................................................................................12
1.3.2. Hệ thống lái có trợ lực thủy lực.....................................................................................................................13
1.3.3. Hệ thống lái trợ lực điện (Electronic Power Steering-EPS)...........................................................................15
1.4. Khái quát chung hệ thống lái có trợ lực............................................................................................................18
CHƯƠNG II: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE HYUNDAI TUCSON 2020 ...............................21
2.1. Kết cấu của hệ thống lái....................................................................................................................................21
2.2. Cơ cấu lái của Hyundai Tucson........................................................................................................................22
2.2.1. Vành tay lái.....................................................................................................................................................22
2.2.2. Trụ lái..............................................................................................................................................................22
2.2.3. Dẫn động lái....................................................................................................................................................24
2.2.4.Motor điện........................................................................................................................................................26
2.2.5. Sơ đồ khối nguyên lý của hệ thống trợ lực lái điện.........................................................................................27
2.2.6. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của EPS.........................................................................................................28
2.3. ECU trợ lực lái....................................................................................................................................................34
2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái.................................................................................................................35
2.5. Các cảm biến trong hệ thống lái trợ lực điện......................................................................................................36
CHƯƠNG III: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE HYUNDAI TUCSON 2020...41
3.1. Cơ sở lý thuyết.....................................................................................................................................................41
3.1.1. Cơ sở lý thuyết của chẩn đoán kỹ thuật ..........................................................................................................41
3.1.2. Cơ sở lý thuyết của bảo dưỡng kỹ thuật..........................................................................................................41
3.2. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống lái trợ lực điện.......................................................................................................41
3.3. Quy trình bảo dưỡng hệ thống lái trợ lực điện....................................................................................................42
3.3.1. Quy trình tháo lắp.............................................................................................................................................43
3.3.2 Vành tay lái .......................................................................................................................................................56
3.3.3. Cơ cấu lái.........................................................................................................................................................56
3.3.4. Hình thang lái ..................................................................................................................................................57
3.3.5. Kiểm tra điều chỉnh độ chụm bánh xe..............................................................................................................58
3.4. Sửa chữa hệ thống lái.........................................................................................................................................58
3.5. Quy trình sử lý sự cố hệ thống EPS....................................................................................................................59
3.6. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục hệ thống lái.........................................................................................60
3.7. Đặc điểm khai thác kĩ thuật hệ thống lái..............................................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................................64
LỜI NÓI ĐẦU
Nền công nghiệp chế tạo ô tô thế giới hiện nay đã có sự phát triển rất lớn và đang tạo đà cho khả năng phát triển nhanh chóng trong tương lai tới đây. Cùng với sự phát triển của khoa học, ngành công nghiệp ô tô cũng không ngừng đưa đến cho người sử dụng những công nghệ mới. Nó khiến cho xe ô tô không những trở nên tiện nghi, an toàn hơn mà còn thân thiện với con người và môi trường. Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đã đưa vào sử dụng các công nghệ hết sức tiên tiến để chế tạo và lắp đặt ô tô như các loại cảm biến, các thiết bị điều khiển điện, điện tử…
Ngày nay với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, nghành công nghiệp ô tô đã chế tạo ra nhiều loại ô tô với hệ thống lái có tính năng kỹ thuật rất cao để đảm bảo vấn đề an toàn và tính cơ động của ô tô.Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn, em đã được giao thực hiện đề tài: “Khai thác kỹ thuật hệ thống lái trên xe Hyundai Tucson 2020 ”.Nội dung của đề tài này giúp em hệ thống được những kiến thức đã học, tìm hiểu các hệ thống của ô tô nói chung và hệ thống lái của xe Hyundai Tucson 2020 từ đây có thể đi sâu nghiên cứu về chuyên môn. Đồ án này trang bị cho người sử dụng, vận hành ô tô có những kiến thức cơ bản về các hệ thống trên ô tô mà đặc biệt là hệ thống lái. Trong quá trình làm việc của hệ thống lái không thể tránh khỏi những hư hỏng hao mòn các chi tiết. Vì vậy đề tài này còn đề cập đến vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa.
Được sự hướng dẫn rất tận tình của thầy giáo: Ths……………….. cùng với sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành nhiệm vụ của đề tài. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên trong đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em mong các thầy giáo trong bộ môn công nghệ và kỹ thuật ô tô đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Ths……………….. cùng các thầy trong bộ môn đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập ở trường và thời gian làm đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Yên, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………….
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI
1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống lái.
1.1.1 Nhiệm vụ
Hệ thống lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của ô tô nhờ quay vòng các bánh xe dẫn hướng cũng như để giữ phương chuyển động thẳng hay chuyển động quay vòng của ô tô khi cần thiết.
Việc điều khiển hướng chuyển động của xe được thực hiện nhờ vô lăng, trục lái (truyền chuyển động quay từ vô lăng tới cơ cấu lái), cơ cấu lái (tăng lực quay của vô lăng để truyền mômen lớn hơn tới các thanh dẫn động lái), và các thanh dẫn động lái (truyền chuyển động từ cơ cấu lái tới các bánh xe dẫn hướng).
1.1.2 Yêu cầu
Hệ thống lái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tính linh hoạt tốt: Khi xe quay vòng trên đường gấp khúc và hẹp thì hệ thống lái phải xoay được bánh trước chắc chắn, dễ dàng và êm.
- Lực lái thích hợp: Để lái dễ dàng hơn và thuận lợi trên đường đi thì nên chế tạo hệ thống lái nhẹ hơn ở tốc độ thấp và nặng hơn ở các tốc độ cao.
1.1.3 Phân loại.
Hệ thống lái có thể phân loại như sau:
* Theo phương pháp chuyển hướng :
- Chuyển hướng hai bánh xe trên cầu trước.
- Chuyển hướng tất cả 4 bánh xe. Ký hiệu 4WD
* Theo đặc điểm truyền lực:
- Hệ thống lái cơ khí (hệ thống lái thường).
- Hệ thống lái cơ khí có trợ lực.
+ Trợ lực thủy lực: với các loại van khác nhau
+ Trợ lực khí nén
+ Trợ lực điện
1.2. Giới thiệu chung về xe Hyundai Tucson 2020
1.2.1.Giới thiệu chung
Trong phân khúc crossover cỡ trung tại thị trường Việt Nam, Hyundai Tucson 2020 là một trong những cái tên được lòng nhiều khách hàng nhất bởi có thiết kế năng động, trẻ trung, đi kèm là danh sách trang bị tiện nghi khá hậu hĩnh trong tầm giá. Nhận định này được chứng minh rõ hơn qua sự ổn định về mặt doanh số mà mẫu xe này đạt được.
1.2.2.Ngoại thất
Có thể nói, so với những đường nét có phần bảo thủ, đứng tuổi và cứng nhắc trên các đối thủ như Honda CR-V, Mitsubishi Outlander... thì Tucson có phần đỏm dáng, trau chuốt, bắt mắt và phù hợp hơn với những khách hàng trẻ tuổi.
1.2.3.Nội thất
Với kích thước tổng thể (Dài x Rộng x Cao) lần lượt là 4.480 x 1.850 x 1.665 (mm), chiều dài cơ sở 2.670 mm, Tucson mới không chỉ bề thế hơn, mà còn mang lại một không gian nội thất rộng rãi và thoải mái.
Xe có khoảng duỗi chân giữa các hàng ghế khá rộng rãi kết hợp cùng trần xe cao nên đảm bảo được cảm giác thoải mái ngay cả trên những hành trình dài cho những hành khách có chiều cao trung bình từ 1m65 - 1m7.
1.2.4. Tiện nghi giải trí
Bước vào khoang cabin, người lái sẽ được chào đón và phục vụ bởi hệ thống thông tin với màn hình cảm ứng 8 inch có thiết kế mới, có hỗ trợ kết nối Apple Carplay để có thể chơi nhạc từ bộ sưu tập cá nhân, tích hợp bản đồ định vị dẫn đường vệ tinh, hệ thống âm thanh cao cấp với dàn loa 6 chiếc. Ngoài ra còn hỗ trợ các kết nối cơ bản như Bluetooth/Radio FM/AM/AUX/USB.
1.2.5. Động cơ - An toàn
Với mục tiêu nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, Tucson 2020 vì thế có tới 3 tùy chọn động cơ để đáp ứng tối đa sự lựa chọn của khách hàng, bao gồm:
Động cơ Turbo phun xăng trực tiếp 1.6L T-GDi cho công suất cực đại 177 mã lực tại 5.500 vòng/phút cùng Momen xoắn cực đại 265Nm tại 1.500 ~ 4.500 vòng/phút. Phiên bản động cơ này đi kèm hộp số ly hợp kép 7 cấp DCT.
Động cơ Diesel R 2.0L áp dụng công nghệ van biến thiên điều khiển điện tử eVGT kết hợp phun nhiên liệu trực tiếp CRDi cho công suất tối đa 185 mã lực tại 4.000 vòng/phút cùng Momen xoắn cực đại 400Nm tại 1.750 ~ 2.750 vòng/phút. Phiên bản này đi kèm hộp số tự động 8 cấp.
1.2.6. Kết luận
Trong phân khúc crossover cỡ trung hiện nay, Tucson là một sự lựa chọn hấp dẫn với danh sách tiện nghi, an toàn khá đầy đủ, thiết kế năng động, trẻ trung, và đặc biệt đây là mẫu xe có giá bán dễ tiếp cận hơn hẳn so với các đối thủ còn lại. Với những khách hàng trẻ tuổi, những gia đình trẻ thích một chiếc xe năng động, thể thao, thiết kế đẹp mắt và không chú trọng quá nhiều đến cảm giác lái, hoặc những người mua xe với mục đích kinh doanh dịch vụ thì Tucson là cái tên rất đáng cân nhắc.
1.3. Kết cấu các hệ thống lái thường gặp trên ô tô
1.3.1. Hệ thống lái không có trợ lực
* Hệ thống lái cơ khí loại trục vít, bánh vit
Khi thay đổi hướng chuyển động của ô tô, giả sử quay vòng sang bên phải, người lái phải quay vô lăng hay vành tay lái 1 theo chiều kim đồng hồ, qua cơ cấu lái (trục vít 3 và bánh răng hình quạt 4), đòn quay 5, thanh kéo dọc 6, đòn quay ngang 7, làm cho mặt bích 8 và trục của bánh xe 13 ở bên trái quay quanh trục đứng 12 theo chiều quay của vô lăng, đồng thời qua thanh nối 9 và thanh ngang hay đòn đẩy 10, làm cho mặt bích và trục của bánh xe dẫn hướng bên phải cũng theo chiều quay của vô lăng.
1.3.2. Hệ thống lái có trợ lực thủy lực
Các bộ phận chính của hệ thống lái có trợ lực gồm: bơm, van điều khiển, xilanh trợ lực, hộp cơ cấu lái (bót lái). Hệ thống trợ lực dùng áp suất của chất lỏng để làm giảm lực đánh lái, làm cho lái xe điều khiển vô lăng dễ dàng hơn. Thông thường, lực đánh lái là 20N đến 39N. Hơn nữa, hệ thống trợ lực giúp làm tăng khả năng ổn định trong quá trình xe vận hành và ngăn sự rung động dưới tác dụng của mặt đường truyền lên vô lăng. Hệ thống lái sử dụng công suất động cơ để dẫn động cho bơm trợ lực tạo ra áp suất. Khi xoay vô lăng sẽ chuyển mạch một đường dẫn dầu tại van điều khiển.
1.3.3. Hệ thống lái trợ lực điện (Electronic Power Steering-EPS)
1.3.3.1. Yêu cầu đối với hệ thống lái trợ lực điện
- Hệ thống lái đảm bảo điều khiển dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Các cơ cấu điều khiển bánh xe dẫn hướng và quan hệ hình học của hệ thống lái phải đảm bảo không gây nên các dao động và va đập trong hệ thống lái.
- Các bánh xe dẫn hướng khi ra khỏi đường vòng cần phải tự động quay về trạng thái chuyển động thẳng, hoặc là để quay bánh xe về trạng thái chuyển động thẳng chỉ cần đặt lực trên vành tay lái nhỏ hơn khi xe đi vào đường vòng.
1.3.3.2. Sơ đồ hệ thống lái trợ lực điện
Các phần tử chính của trợ lực lái điện gồm có: Mô tơ điện một chiều; Các cảm biến; Bộ điều khiển trung tâm (ECU);
* Mô tơ điện trợ lực lái: Mô tơ điện của trợ lực lái là một mô tơ điện một chiều nam châm vĩnh cửu, gắn với bộ truyền động của trợ lực lái. Có nhiệm vụ tạo ra mô men trợ lực dưới điều khiển của ECU, đưa ra được mô men xoắn và lực xoắn mà không làm quay vô lăng.
* Bộ điều khiển trung tâm (ECU): Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến, xử lý thông tin để điều khiển mô tơ trợ lực lái. Thực hiện việc điều khiển dòng điện cấp cho Mô tơ theo qui luật xác định tạo ra lực trợ lực theo tốc độ xe và mômen đặt lên vành lái để đảm bảo lực lái thích hợp trong toàn dải tốc độ xe. Giảm thiểu sự biến động của lực lái bằng cách bù dòng điện cấp cho môtơ tương ứng với sự biến động mômen xoắn đầu vào.
1.4. Khái quát chung hệ thống lái có trợ lực.
1.4.1. Vai trò của trợ lực lái.
Trợ lực của hệ thống lái có tác dụng giảm nhẹ cường độ lao động của người lái, giảm mệt mỏi khi xe hoạt động trên đường dài. Đặc biệt trên xe có tốc độ cao, trợ lực lái còn nhằm nâng cao tính an toàn chuyển động khi xe có sự cố ở bánh xe như nổ lốp, hết khí nén trong lốp và giảm va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái.
1.4.2. Các phần tử cơ bản của trợ lực lái điện.
Do đòi hỏi tốc độ ngày một cao hơn, chất lượng tốt hơn và yêu cầu giảm năng lượng tiêu thụ ở phương tiện ngày một gia tăng. Để đáp ứng cho các đòi hỏi này, việc nghiên cứu và phát triển theo xu hướng cải thiện hệ thống điều khiển điện điện tử nhằm mục đích nâng cao hơn nữa các chức năng và đặc tính của nó. Điểm đặc biệt đó gồm hai đề xuất là giới thiệu lôgic toán học và hệ thống lái chuyên sâu phù hợp với môi trường xe chạy bằng cách thay đổi các trợ lực cho phù hợp với điều kiện giao thông hoặc điều kiện bề mặt đường để tạo cảm giác nhạy bén khi lái xe.
* Mô tơ:
Mô tơ điện của trợ lực lái là một mô tơ điện một chiều nam châm vĩnh cửu, gắn với bộ truyền động của trợ lực lái. Mô tơ chấp hành của trợ lực lái điện có nhiệm vụ tạo ra mô men trợ lực dưới sự điều khiển của ECU và phải đáp ứng các yêu cầu:
- Mô tơ phải đưa ra được mô men xoắn và lực xoắn mà không làm quay vô lăng.
- Mô tơ phải có cơ cấu đảo chiều quay khi có sự cố xảy ra.
* Các cảm biến:
Các cảm biến có nhiệm vụ cấp tín hiệu mô men lái, vận tốc chuyển động xe và tốc độ trục khuỷu động cơ. Về cơ bản trợ lực lái điện có cảm biến mô men lái hoặc tốc độ đánh lái. Đa phần hiện nay sử dụng cảm biến mô men lái. Các cảm biến này có hai loại chính là có tiếp điểm và không có tiếp điểm. Ưu điểm của loại không tiếp điểm là: không bị mòn do lão hóa, từ trễ nhỏ, là ít bị ảnh hưởng bởi dịch chuyển dọc trục và lệch trục.
CHƯƠNG II: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE HYUNDAI TUCSON 2020
2.1. Kết cấu của hệ thống lái.
Bộ điều khiển trung tâm (ECU)
* Mô tơ điện trợ lực lái: Mô tơ điện của trợ lực lái là một mô tơ điện một chiều nam châm vĩnh cửu, gắn với bộ truyền động của trợ lực lái. Có nhiệm vụ tạo ra mô men trợ lực dưới điều khiển của ECU, đưa ra được mô men xoắn và lực xoắn mà không làm quay vô lăng.
* Bộ điều khiển trung tâm (ECU): Có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các cảm biến, xử lý thông tin để điều khiển mô tơ trợ lực lái. Thực hiện việc điều khiển dòng điện cấp cho Mô tơ theo qui luật xác định tạo ra lực trợ lực theo tốc độ xe và mô-men đặt lên vành lái để đảm bảo lực lái thích hợp trong toàn dải tốc độ xe. Giảm thiểu sự biến động của lực lái bằng cách bù dòng điện cấp cho Mô tơ tương ứng với sự biến động mô-men xoắn đầu vào.
2.2. Cơ cấu lái của Hyundai Tucson
2.2.1. Vành tay lái.
Chức năng:
Có chức năng tiếp nhận mô men quay từ người lái rồi truyền cho trục lái.
Túi khí an toàn có hình dáng tương tự cây nấm được làm bằng nilon phủ neoprene, được xếp lại và đặc trong phần giữa của vành tay lái. Khi xe đâm thẳng vào một xe khác hoặc vật thể cứng, túi khí sẽ phồng lên trong khoảnh khắc để hình thành một chiếc đệm mềm giữa lái xe và vành tay lái. Túi khí an toàn chỉ được sử dụng một lần. Sau khi hoạt động túi khí phải được thay mới.
2.2.2. Trụ lái
* Chức năng:
Trụ lái là thành tố cấu thành hệ thống lái có chức năng chính là truyền mô men lái từ vành tay lái đến hộp số lái. Một trụ lái đơn giản chỉ bao gồm trục lái và các bộ phận bao che trục lái. Trụ lái của những ô tô hiện đại có cấu tạo phức tạp hơn nó cho phép thay đổi độ nghiêng của vành tay lái hoặc cho phép trụ lái chùn ngắn lại khi người lái va đập trong trường hợp xảy ra tai nạn để hạn chế tác hại đối với người lái. Ngoài ra trụ lái còn là nơi lắp đặt nhiều bộ phận khác của ô tô như: công tắc điều khiển hệ thống đèn, công tắc điều khiển gạt nước, hệ thống dây điện và các đầu nối điện…
2.2.3. Dẫn động lái
* Chức năng:
- Biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động ngang của dẫn động lái
- Tăng lực tác động của người lái lên vành tay lái để thực hiện quay vòng xe nhẹ nhàng hơn.
* Cấu tạo:
Thanh răng trượt trong các ống dẩn hướng. Để đảm bảo ăn khớp không khe hở, trục vít được ép đến thanh răng bằng lò xo.
Thước lái (Steering gears):Biến đổi momen xoắn từ vô-lăng thành chuyển động tịnh tiến sang trái hoặc phải, thông qua các khớp lái để làm bánh xe chuyển hướng.
- Khớp nối rô tuyn
Chức năng: là khớp nối mềm trong hệ thống giúp giảm chấn động và linh động trong khi làm việc.
* Cấu tạo:
- Rôtuyn lái.
Gồm có rotuyn lái trong và lái ngoài.
+ Rotuyn lái trong sẽ gắn với hai đầu của thước lái.
+ Rotuyn lái ngoài sẽ được gắn với càng A xe.
2.2.5. Sơ đồ khối nguyên lý của hệ thống trợ lực lái điện.
Trợ lực lái được điều khiển theo các bản đồ được lưu trữ sẵn trong bộ nhớ của ECU. EPS ECU có thể lưu trũ 16 bản đồ, các bản đồ này được kích hoạt ở nhà máy phụ thuộc vào các yêu cầu cho trước (ví dụ trọng lượng của ô tô).
Nguyên lý làm việc của trợ lực lái gồm các bước:
Bước 1: Trợ lực lái sẽ bắt đầu làm việc khi người lái tác dụng lực để quay vô lăng.
Bước 2: Lực tác dụng lên vành lái sẽ làm cho thanh xoắn trong cơ cấu lái xoay. Cảm biến mô men lái sẽ xác định góc quay của thanh xoắn và gửi các lực lái đã được tính toán đên ECU
Bước 3: Cảm biến góc quay của vô lăng sẽ thông báo góc quay vành lái và tốc độ đánh tay lái hiện thời.
2.3. ECU trợ lực lái.
ECU EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, so sánh các tín hiệu mà nó nhận được, tính toán rồi đưa ra tín hiệu để điều khiển tốc độ và hướng quay của mô tơ trợ lực D/C phù hợp với tín hiệu mà ECU nhận được từ các cảm biến.
Trong trường hợp hệ thống có sự cố ECU EPS sẽ gửi tín hiệu tới rơle bật sáng đèn báo EPS trên đồng hồ táp lô, đồng thời ECU EPS là nơi lưu mã hư hỏng để phục vụ cho việc sửa chữa.
2.4. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái.
Hệ thống lái trợ lực điện hoạt động không như các hệ thống lái trợ lực khác. Khi xe chuyển động với tốc độ chậm, bình thường thì tài xế phải mất nhiều lực để thay đổi hướng chuyển động của xe, nhận biết được điều này thông qua cảm biến mô men gắn trên trục lái nên ECU gửi tín hiệu tới động cơ trợ lực cho nó hoạt động mạnh hơn giúp tài xế giảm lực đánh lái.
2.5. Các cảm biến trong hệ thống lái trợ lực điện
Trong trợ lực lái điện, có một phần tử rất quan trọng không thể thiếu đó là các cảm biến. Các cảm biến này có nhiệm vụ truyền thông tin đến ECU để ECU xử lý thông tin và quyết định vòng quay của môtơ trợ lực.
Các cảm biến trong hệ thống lái trợ lực điện – điện tử gồm: Cảm biến mômen lái, cảm biến tốc độ đánh lái (tốc độ quay vành lái )
2.5.2. Cảm biến mômen xoắn
Đặc điểm kết cấu:Cảm biến được gắn trên trục lái bên cạnh bánh vít có nhiệm vụ xác định mômen mà người lái tác dụng trên trục lái, từ đó gửi tín hiệu đến ECU.
+ Roto là bộ phận ghép vào trục lái bằng then hoa.
+ Trên vỏ roto có gắn các nam châm vĩnh cửu ở vành trên và vành dưới.
+ Roto có nhiệm vụ tạo ra từ trường biến thiên khi ta quay trục lái.
+ Cảm biến có 2 tín hiệu ra: Chính và phụ, để đảm bảo tính an toàn tin cậy của hệ thống.
+ Vỏ: Có nhiệm vụ giữ và bảo vệ các chi tiết bên trong, vỏ trên và vỏ dưới được ghép với nhau bằng các lẫy.
CHƯƠNG III: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE HYUNDAI TUCSON 2020
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1. Cơ sở lý thuyết của chẩn đoán kỹ thuật
Chẩn đoán kỹ thuật ô tô là một loại hình tác động kĩ thuật vào quá trình khai thác sử dụng ôtô nhằm đảm bảo cho ô tô hoạt động có độ tin cậy, an toàn và hiệu quả cao bằng cách phát hiện và dự báo kịp thời các hư hỏng và tình trạng kĩ thuật hiện tại mà không cần phải tháo rời ô tô hay tổng thành máy của ô tô.
3.1.2. Cơ sở lý thuyết của bảo dưỡng kỹ thuật
Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô là những hoạt động hoặc những hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng làm giảm cường độ hao mòn chi tiết máy, phòng ngừa hư hỏng (bôi trơn, điều chỉnh, xiết chặt, lau chùi …) và kịp thời phát hiện các hỏng hóc (kiểm tra, xem xét trạng thái, sự tác động của các cơ cấu, các cụm, các chi tiết …) nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng.
- Mục đích: Duy trì trạng thái tốt của ô tô, ngăn nhừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo cho ô tô chuyển động với độ tin cậy cao.
- Tính chất: Mang tính chất cưỡng bức, dự phòng có kế hoạch nhằm phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.
3.2. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống lái trợ lực điện.
- Sử dụng máy chẩn đoán
- Trợ lực lái sẽ bắt đầu làm việc khi người lái tác dụng lực để quay vô lăng. Lực tác dụng lên vành lái sẽ làm cho thanh xoắn trong cơ cấu lái xoay. Cảm biến mô men lái sẽ xác định góc quay của thanh xoắn và gửi các lực lái đã được tính toán đên ECU. Cảm biến góc quay của vô lăng sẽ thông báo góc quay vành lái và tốc độ đánh tay lái hiện thời.
3.3. Quy trình bảo dưỡng hệ thống lái trợ lực điện.
Thường xuyên kiểm tra siết chặt các bu lông, đai ốc ghép giữa các bộ phận của hệ thống lái với vỏ xe cũng như trong hệ thống lái.
3.3.1. Quy trình tháo lắp
a. Tháo vành tay lái và dẫn động lái:
Tháo vành tay lái và dẫn động lái như bảng 3.1.
b. Tháo cụm cơ cấu lái
Trợ lực lái > thanh nối hệ thống trợ lực lái > tháo ra
Tháo cụm cơ cấu lái như bảng 3.2.
3.3.3. Cơ cấu lái
Kiểm tra khe hở ăn khớp giữa trục răng và thanh răng và độ dơ dọc trục của trục bánh răng. Nếu khe hở ăn khớp không đảm bảo cần điều chỉnh lại bằng đai ốc chỉnh, còn độ dơ dọc trục điều chỉnh lại bằng thay đổi chiều dày đệm kín (7) phía trước ổ bi trên.
Khi tháo các chi tiết của cơ cấu lái ra thì:
- Quan sát các phớt làm kín của cụm xi lanh lực xem có bị rách biến cứng và hư hỏng không.
- Dùng panme đo, kiểm tra độ mòn của xi lanh, piston, van phân phối.
- Kiểm tra khe hở miệng của vòng găng tương tự như kiểm tra vòng găng ở động cơ chính.
3.3.4. Hình thang lái
* Kiểm tra độ mòn, lỏng của các khớp cầu, bằng cách lắc và xoay chúng, nếu vượt quá tiêu chuẩn thì thay cái mới.
* Kiểm tra độ cong vênh của thanh kéo bên.
* Kiểm tra thanh răng.
Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của thanh răng như hình vẽ.
Gá đồng hồ so lên giá, đặt thanh răng lên khối chữ V cho đầu đo của đồng hồ tiếp xúc với răng tại vị trí giữa. Quan sát trị số sau đó di chuyển đồng hồ về hai đầu của thanh răng và đọc trị số.
Độ dao động của kim đồng hồ là chỉ độ cong của thanh răng.
Nếu độ cong ³ 0, 3mm thì uốn lại thanh răng trên máy ép thủy lực.
Nếu độ cong < 0, 3 mm thì dùng tiếp.
* Kiểm tra trụ lái.
Kiểm tra sự biến dạng của trụ lái.
Kiểm tra các giắc nối trong hệ thống.
Kiểm tra tổng thể để chắc chắn không có chi tiết nào bị rạn nứt, hư hỏng.
* Kiểm tra, sửa chữa khớp cầu rô tuyn.
3.5. Quy trình sử lý sự cố hệ thống EPS
- Đưa xe vào xưởng
- Kiểm tra Ắc quy
- Kiểm tra dữ liệu lưu giữa trên xe
- Xác nhận các hiện tượng hỏng
- Kiểm tra hệ thống truyền thông tin
- Nếu mạng CAN lỗi chuyển sang h nếu không chuyển sang g
- Kiểm tra DTC
3.6. Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục hệ thống lái.
Hệ thống lái trên xe luôn có thể xảy ra những hư hỏng làm mất khả năng điều khiển của xe. Do đó có thể gây ra nhiều tai nạn bất ngờ gây thiệt hại đến tính mạng tài sản của mọi người. Chính vì vậy mà việc thường xuyên kiểm tra phát hiện những hư hỏng của hệ thống lái là một việc rất cần thiết, bảo đảm tính an toàn khi sử dụng xe.
Một số hư hỏng và biện pháp khắc phục được thể hiện trong bảng 3.1
3.7. Đặc điểm khai thác kĩ thuật hệ thống lái.
Trong quá trình chúng ta sử dụng xe, các chi tiết trong hệ thống lái sẽ chịu tác dụng của các lực làm cho chúng có thể hao mòn, biến dạng, hoặc gây ra hư hỏng và chúng ta sẽ cảm nhận được các dấu hiệu trước khi hệ thống lái của xe mất kiểm soát.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Hệ thống lái trợ lực điện EPS ngày nay được dùng rộng trên các phương tiện giao thông, góp phần tạo nên bước ngoặt mới cho ngành ôtô động cơ nhiệt.
Sau thời gian làm đồ án, được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo: Ths…………………. cùng với sự phấn đấu của bản thân, đến nay em đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao đó là đề tài “Khai thác kĩ thuật hệ thống lái xe HYUNDAI TUCSON 2020”
Đây là loại hệ thống lái trợ lực được đưa vào sử dụng chủ yếu trong các dòng xe hiện đại. Với mục đích tăng độ tin cậy của xe khi làm việc tức là tăng độ an toàn khi sử dụng bằng cách điều khiển trợ lực lái bằng điện tử. Từ đó nâng cao hiệu quả lái và đặc biệt tăng tính an toàn của xe khi đi trên đường.
Trong quá trình làm đồ án em đã cố gắng tham khảo các tài liệu liên quan, quan sát các mô hình thực tế và xin ý kiến thầy giáo hướng dẫn, với mong muốn sau khi kết thúc đồ án sẽ nắm vững thêm về cấu tạo, hoạt động cũng như các hư hỏng thường găp của cơ cấu lái trợ lực điện EPS. Từ đó tìm hiểu thêm về xu hướng phát triển của cơ cấu lái trợ lực điện tử sau này. Đến nay em đã đưa ra được cấu tạo và hoạt động cũng như tính toán thiết kế hệ thống lái trợ lực điện EPS cũng như những hư hỏng thường gặp của cơ cấu trong quá trình hoạt động của ôtô. Xây dựng được quy trình kiểm tra, sửa chữa, tháo, lắp và cách khắc phục hư hỏng của các bộ phận trong cơ cấu lái trợ lực điện EPS.
Để hoàn thành được đồ án này trước hết em xin cảm ơn toàn thể các thầy giáo trong khoa cơ khí trường Đại Học Công nghệ giao thông vận tải đã chỉ bảo và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quãng thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: Ths…………………., thầy đã tạo điều kiện cũng như tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy góp ý để đồ án của em được hoàn thiện hơn và có thể phát triển thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tập bài giảng thiết kế tính toán Ôtô Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoan
[2]. Cơ sở thiết kế Ôtô Tác giả: Nguyễn Khắc Trai Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2006.
[3]. Cấu tạo Ôtô con Tác giả: Nguyễn Khắc Trai Nhà xuất bản Giao thông vận tải - 2004.
[4]. Tài liệu về bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái trợ lực điện HYUNDAI
[5]. Tài liệu đào tạo cho kỹ thuật viên của hãng Toyota, Honda, Kia, HuynDai
[6]. Tài liệu về hệ thống lái- ĐH Bách Khoa HN.
[7]. Tài liệu gầm xe con- PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai- NXB GTVT.
[8]. Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại - Đỗ Văn Dũng – Trường ĐHSPKT TP.HCM.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"