ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI XE KIA CERATO

Mã đồ án OTTN003021768
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ kết cấu cơ cấu lái, bản vẽ kết cấu cụm trợ lực điện, bản vẽ kết cấu cảm biến mô men, bản vẽ sơ đồ tín hiệu vào ra, bản vẽ quy trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái trên xe Kia Cerato); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI XE KIA CERATO.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...1

LỜI NÓI ĐẦU..2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI 4

1.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại 4

1.1.1. Công dụng. 4

1.1.2. Yêu cầu. 4

1.1.3. Phân loại 5

1.2. Một số loại cơ cấu lái điển hình. 6

1.2.1. Ttrục vít – cung răng. 6

1.2.2. Trục vít – con lăn. 7

1.2.3. Trục vít – chốt quay. 8

1.2.4. Bánh răng – thanh răng. 10

1.2.5. Cơ cấu lái loại liên hợp. 11

1.3. Dẫn động lái 12

1.4.Trợ lực lái 13

1.5. Bố trí chung hệ thống lái xe KIA CERATO 15

1.6. Thông số kỹ thuật của xe kia cerato 18

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE KIA CERATO ....19

2.1. Giới thiệu chung về xe KIA CERATO.. 19

2.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe KIA CERATO.. 25

2.2.1. Cơ cấu lái 25

2.2.2. Dẫn động lái 27

2.2.3. Trợ lực lái 29

2.2.4. Tính tùy động hệ thống lái xe KIA CERATO.. 32

CHƯƠNG 3. KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI XE KIA CERATO.. 36

3.1. Hướng dẫn. 36

3.2. Chẩn đoán hệ thống lái 37

3.2.1. Thiết bị chẩn đoán của hãng KIA (HI - SCAN PRO). 37

3.2.2. Chẩn bị máy HI - SCAN PRO.. 37

3.3. Bảo dưỡng sửa chữa. 41

3.3.1. Quy trình tháo lắp. 41

3.3.2 Cum cơ cấu lái 45

3.3.3 Cụm ecu và cảm biến. 47

3.4. Sửa chữa hệ thống lái 55

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ. 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 61

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền khoa học kỹ thuật trên thế giới đã có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ. Có rất nhiều thành tựu khoa học tiên tiến được ứng dụng rộng dãi vào đời sống và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Nền công nghiệp chế tạo ô tô thế giới hiện nay đã có sự phát triển rất lớn và đang tạo đà cho khả năng phát triển nhanh chóng trong tương lai tới đây. Cùng với sự phát triển của khoa học, ngành công nghiệp ô tô cũng không ngừng đưa đến cho người sử dụng những công nghệ mới. Nó khiến cho xe ô tô những trở nên tiện nghi, an toàn hơn mà còn thân thiện với con người và môi trường. Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đã đưa vào sử dụng các công nghệ hết sức tiên tiến để chế tạo và lắp đặt ô tô như các loại cảm biến, các thiết bị điều khiển điện, điện tử,…

Ở nước ta ngành công nghiệp ô tô đa phần là lắp ráp và sử dụng.Tuy nhiên cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật trên thế giới mà các công ty đã dần đưa các công nghệ tiên tiến, hiện đại ứng dụng vào lắp đặt, chế tạo ô tô. Trong đó hệ thống lái là một phần rất quan trọng, nó quyết định tới độ an toàn cho người sử dụng khi tham gia giao thông.

Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn, em quyết định thực hiện đề tài:“Khai thác hệ thống lái xe KIA CERATO”. Đề tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy: TS……………. khoa cơ khí trường ĐH Công Nghệ GTVT

Đến nay em đã đưa ra được cấu tạo và hoạt động của hệ thống lái trợ lực điện cũng như những hư hỏng thường gặp của cơ cấu trong quá trình hoạt động của ôtô. Xây dựng được quy trình kiểm tra, sửa chữa , tháo, lắp và cách khắc phục hư hỏng của các bộ phận trong cơ cấu lái trợ lực EPS.

Em rất mong những đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đề tài của em ngày một hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!          

                                                                   Vĩnh Yên, ngày…. Tháng …. năm 20

                                                                  Sinh viên thực hiện

                                                                     …………….

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI

1.1 Công dụng, yêu cầu, phân loại

1.1.1. Công dụng

-  Hệ thống lái của ôtô dùng để thay đổi hướng chuyển động của ôtô nhờ  quay vòng các bánh xe dẫn hướng cũng như để giữ phương chuyển động thẳng  hay chuyển động quay vòng của ôtô khi cần thiết.

-  Việc điều khiển hướng chuyển động của xe được thực hiện nhờ vô lăng (vành lái), trục lái (truyền chuyển động quay từ vô lăng tới cơ cấu lái), cơ cấu lái (tăng lực quay của vô lăng để truyền mômen lớn hơn tới các thanh dẫn động lái), và các thanh dẫn động lái (truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng).  

1.1.2. Yêu cầu

An toàn chuyển động trong giao thông vận tải bằng ôtô là chỉ tiêu hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng thiết kế và sử dụng phương tiện này. Một trong các hệ thống quyết định đến tính an toàn và ổn định chuyển động của ôtô là hệ thống lái. 

1.1.3. Phân loại

* Theo cách bố trí vành tay lái

- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên trái;

- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên phải.

* Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của trợ lực

- Hệ thống lái có trợ lực thủy lực;

- Hệ thống lái có trợ lực khí nén;

1.2. Một số loại cơ cấu lái điển hình

1.2.1. Ttrục vít - cung răng

+ Cơ cấu lái trục vít cung răng có ưu điểm là giảm được trọng lượng và kích thước so với loại trục vít bánh răng. Do ăn khớp trên toàn bộ chiều dài của cung răng nên áp suất trên răng bé, giảm được ứng suất tiếp xúc và hao mòn.

+ Tuy nhiên loại này có nhược điểm là có hiệu suất thấp.

1.2.2. Trục vít - con lăn

+ Nhờ trục vít có dạng glô-bô-it cho nên tuy chiều dài trục vít không lớn nhưng sự tiếp xúc các răng ăn khớp được lâu hơn và trên diện rộng hơn, nghĩa là giảm được áp suất riêng và tăng độ chống mài mòn.

+ Tải trọng tác dụng lên chi tiết tiếp xúc được phân tán tùy theo cỡ ôtô mà làm con lăn có hai đến bốn vòng ren.

1.2.4. Bánh răng - thanh răng

Bánh răng có thể chế tạo bằng răng thẳng hoặc răng nghiêng. Để đảm bảo ăn khớp không khe hở bánh răng được ép đến thanh răng bằng lò xo.

1.3. Dẫn động lái

- Dẫn động lái gồm tất cả các chi tiết truyền lực từ cơ cấu lái đến ngỗng quay của tất cả các bánh xe dẫn hướng khi quay vòng.

- Phần tử cơ bản của dẫn động lái là hình thang lái, nó được tạo bởi cầu trước, đòn kéo ngang và các đòn bên. Sự quay vòng của ô tô rất phức tạp, để đảm bảo đúng mối quan hệ động học của các bánh xe phía trong và phía ngoài khi quay vòng là một điều khó thực hiện vì phải cần đến dẫn động lái 18 khâu.

1.3.1. Dẫn động lái bốn khâu

Hình thang lái bốn khâu đơn giản, dễ chế tạo đảm bảo được động học và động lực học quay vòng của bánh xe. Nhưng kiểu dẫn động này chỉ dùng trên xe có cơ cấu lái với hệ thống treo phụ thuộc (lắp với dầm cầu dẫn hướng). 

1.3.2. Dẫn động lái sáu khâu

Dẫn động lái sáu khâu được lắp đặt trên hầu hết các xe du lịch có hệ thống treo độc lập lắp trên cầu dẫn hướng. 

1.4 Trợ lực lái thường dùng trên ô tô

1.4.1 Vai trò của trợ lực lái.

- Đảm bảo tính tùy động Trợ lực của hệ thống lái có tác dụng giảm nhẹ cường độ lao động của người lái, giảm mệt mỏi khi xe hoạt động trên đường dài. Đặc biệt trên xe có tốc độ cao, trợ lực lái còn nhằm nâng cao tính an toàn chuyển động khi xe có sự cố ở bánh xe như nổ lốp, hết khí nén trong lốp và giảm va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái.

- Để cải thiện tính êm dịu chuyển động, phần lớn các xe hiện đại đều dùng lốp bản rộng, áp suất thấp để tăng diện tích tiếp xúc với mặt đường. Kết quả là cần một lực lái lớn hơn. 

1.4.2 Phân loại trợ lực lái

1.4.2.1 Trợ lực thuỷ lực

- Hệ thống được cấu tạo gồm 4 bộ phận chính:

+ Bơm dầu trợ lực: Có nhiệm vụ bơm dầu thủy lực vào bên trong hệ thống để tạo ra sự hỗ trợ lực.

+ Cụm van chia dầu: Dưới tác dụng từ mặt đường lên thanh xoắn sẽ thực hiện việc mở cửa van chia dầu. Khi có áp suất cao hơn sang phía thước lái ứng với chiều chuyển hướng mong muốn. 

1.4.2.2 Trợ lực điện

- Nguyên lý hoạt động: hệ thống lái trợ lực điện được dựa trên tín hiệu về cảm biến mô men nằm trong cụm trợ lực lái. Khi người lái tác dụng lên vô lăng thực hiện việc chuyển hướng, dưới tác dụng của phản lực từ mặt đường qua bánh xe, thước lái tác dụng lên thanh xoắn nằm trong cụm trợ lực điện. 

1.4.2.3 Trợ lực cơ khí:

- Hệ thống lái này được bố trí trên ô tô tải nhỏ và trung bình. Hệ thống bao gồm các bộ phận chính như sau:

+ Vành lái: vành lái cùng với trục lái có nhiệm vụ truyền lực quay vong của người lái từ vành lái đến trục vít của cơ cấu lái

+ Cơ cấu lái ở sơ đồ trên gồm trục vít 3 và cung răng 4. Nó có nhiệm vụ biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động góc của đòn quay đứng và khuếch đại lực điều khiển trên vành lái

1.5. Bố trí chung hệ thống lái xe KIA CERATO

- Vành lái (vô lăng): vành lái cùng với trục lái có nhiệm vụ truyền lực quay vòng của người lái từ vành lái đến trục răng của cơ cấu lái.

- Dẫn động lái: dẫn động lái bao gồm trục lái, thanh ngang, trục rô tuyn, cam quay. Nó có nhiệm vụ biến chuyển động góc của đòn quay đứng thành chuyển động góc của trục bánh xe dẫn hướng.

1.6. Thông số kỹ thuật của xe kia cerato

Các thông số kỹ thuật chính của xe thể hiện như bảng 1.2.

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU CHI TIẾT HỆ THỐNG LÁI XE KIA CERATO

2.1.Giới thiệu chung về xe KIA CERATO

Kia Forte chính thức ra mắt tại Hàn Quốc và năm 2008. Ngay sau đó, mẫu xe này đã được nhập về thị trường Việt Nam qua các đại lý nhập khẩu. Chiếc xe chúng tôi đang thử nghiệm là phiên bản xuất Đông Âu, full options, tên đầy đủ là Kia Forte Cerato. 

Thiết kế trẻ trung và hiện đại:

So với mẫu xe Kia Spectra mà Cerato thay thế, thì thật sự Cerato đã có một bước tiến dài về kiểu dáng. Từ khi ra đời, chiếc xe như lá cờ đầu cho hãng Kia trong việc thay đổi phong cách thiết kế Hàn Quốc ngự trị trong hơn 1 thập kỷ. 

Thích hợp đi phố, nhưng cũng không ngại đường xa:

Cảm nhận về thân vỏ xe rõ nhất sau tiếng dập đóng cửa đầu tiên, vỏ Kia Cerato chỉ mỏng tương đương với Honda Civic. So với Ford Focus với tiếng đóng cửa chắc nịch thì Cerato vẫn còn kém xa.

Gương chiếu hậu công nghệ chống lóa ECM, tích hợp camera lùi có hồng ngoại, một tính năng khá cần thiết với những người mới lái cũng có trên mẫu Kia Forte Cerato  này.

Khi đi trên đường trường, người lái cũng có thể đưa cần số về vị trí D +/- để đưa chiếc xe vào chế độ bán tự động. Khi đó, sức mạnh chiếc xe được thể hiện qua từng nhịp ga, từng tiếng gằn của hộp số thấp. 

2.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe KIA CERATO

2.2.1. Cơ cấu lái

a. Vành tay lái.

Chức năng: có chức năng tiếp nhận mô men quay từ người lái rồi truyền cho trục lái.

Vành tay lái có cấu tạo tương đối giống nhau ở tất cả các loại ô tô. Nó bao gồm một vành hình tròn và một vài nan hoa được bố trí quanh vành trong của vành tay lái. Ngoài chức năng chính là tạo mô men lái, vành tay lái còn là nơi bố trí một số bộ phận khác của ô tô như: nút điều khiển còi, túi khí an toàn..vv

b. Trụ lái

Chức năng:

Trụ lái là thành tố cấu thành hệ thống lái có chức năng chính là truyền mô men lái từ vành tay lái đến hộp số lái. Một trụ lái đơn giản chỉ bao gồm trục lái và các bộ phận bao che trục lái. 

2.2.3. Trợ lực lái

* Cụm trợ lực điện loại sử dụng mô tơ gắn trên trục lái

+ Trục lái: Là trục bắt vào vành lái có nhiệm vụ nhận và truyền lực của người lái từ vành lái xuống dưới.

+ Thanh xoắn: Nối giữa cá trục bằng chốt, có nhiệm vụ xác định đảm bảo cho các trục chuyển động tương đối với nhau. Đồng thời là bộ phận tạo sự chuyển vị tương đối gây ra sự lệch góc giữa các trục

* ECU trợ lực lái

ECU EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, so sánh các tín hiệu mà nó nhận được, tính toán rồi đưa ra tín hiệu để điều khiển tốc độ và hướng quay của mô tơ trợ lực D/C phù hợp với tín hiệu mà ECU nhận được từ các cảm biến.

2.2.4. Tính tùy động hệ thống lái xe KIA CERATO

+ Khi lực cản quay vòng nhỏ (chưa có trợ lực): Với mômen cản ở mặt đường nhỏ hơn 44 Nm (hay lực tác động lên vành lái nhỏ hơn 20N) thì hệ thống làm việc như hệ thống cơ khí đơn thuần không có trợ lực.

+ Lực cản quay vòng lớn (có trợ lực): Khi mômen cản lớn hơn 44 Nm (hoặc lực tác dụng lên vành lái lớn hơn 20 N), thì ECU nhận tín hiệu từ cảm biến mômen và cảm biến tốc độ xe, từ đó tính toán rồi điều khiển motor trợ lực phù hợp cho hệ thống bằng bộ truyền lực trục vít - bánh vít, cho đến khi lực tác dụng lên vành lái là cực đại là 60 N thì motor trợ lực cực đại cho hệ thống.

* Cảm biến mô mem xoắn:

Đặc điểm kết cấu:

Cảm biến được gắn trên trục 1 bên cạnh bánh vít có nhiệm vụ xác định mômen mà người lái tác dụng trên trục 1, từ đó gửi tín hiệu đến ECU.

+ Trên vỏ roto có gắn các nam châm vĩnh cửu ở vành trên và vành dưới.

+ Roto có nhiệm vụ tạo ra từ trường biến thiên khi ta quay trục lái.

+ Cảm biến có 2 tín hiệu ra: Chính và phụ, để đảm bảo tính an toàn tin cậy của hệ thống.

CHƯƠNG 3. KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI XE KIA CERATO

3.1. Hướng dẫn

Hệ thống lái trợ lực điện xe KIA CERATO sẽ bắt đầu hoạt động khi xe được khởi động, lúc này đền EPS sẽ sáng và tắt sau 10s báo hiệu hoạt động của hệ thống là bình thường, nếu đèn EPS không sáng khi khởi động hoặc sau 10s mà đèn không tắt thì phải dừng xe kiểm tra, lúc này hệ thống EPS đã xảy ra sự cố.

Khi đánh lái sang trái và phải, tùy vào tốc độ xe và lực mô men tác động lên vành tay lái mà ECU sẽ điều khiển lực trợ lực lái phù hợp theo mong muốn của người lái, ổn định lái phù hợp với tốc độ của động cơ.

3.2. Chẩn đoán hệ thống lái

3.2.1. Thiết bị chẩn đoán của hãng KIA (HI – SCAN PRO)

* Phương pháp chẩn đoán chung

- Kiểm tra Ắc quy.

- Kiểm tra dữ liệu lưu giữ trên xe.

- Xác nhận các hiện tượng hỏng.

- Kiểm tra hệ thống truyền thông tin.

3.2.2. Chẩn bị máy HI - SCAN PRO

Để sử dụng đầy đủ tính năng quét Hi-Pro về một chiếc xe Kia, bạn phải cài đặt phần mềm mới nhất của thẻ. Các thẻ này thường được giữ trong máy đo hoặc trong một hộp nhựa bên trong máy Hi - scan Pro.

* Nguồn điện (Power Requirements)

Để sử dụng Hi - scan Pro như là một đồng hồ kỹ thuật số, máy hiện sóng, hoặc mô phỏng, nó sẽ cần một nguồn năng lượng điện. Các máy Hi - scan Pro có thể nhận được năng lượng từ năm nguồn năng lượng khác nhau được hiển thị trong hình minh hoạ.

* Kết nối DLC (DLC Connections)

Để bảo vệ máy Hi - scan Pro, hãy chắc chắn rằng động cơ ngừng hoạt động khi kết nối hoặc ngắt kết nối Hi - scan Pro từ các DLC.

- Nếu bạn muốn xem dữ liệu OBD - II, kết nối cáp DLC để kết nối với bảng điều khiển.

- Nếu bạn muốn xem thông tin túi khí, kết nối cáp adapter để các DLC dưới mui xe. Bạn cũng sẽ sử dụng DLC ABS để kiểm tra thông tin về các mô hình năm 1998 và các năm sau đó. 

* Chức năng quét (SCAN TOOL FUNCTIONS)

Để sử dụng chức năng quét từ "màn hình nền ban đầu", sử dụng các phím mũi tên lên hoặc xuống để hiện lên mục 01. KIA VEHICLE DIAGNOSIS, sau đó bấm phím ENTER.

3.3. Bảo dưỡng sửa chữa

3.3.1. Quy trình tháo lắp

* Tháo vành tay lái và dẫn động lái

Tháo vành tay lái và dẫn động lái như bảng 2.1.

3.3.2 Cụm cơ cấu lái

Trơ lực lái > thanh nối hệ thống trợ lực lái > tháo ra

Trơ lực lái > thanh nối hệ thống trợ lực lái > tháo ra như bảng 2.2.

3.3.3 Cụm ecu và cảm biến

Cụm ecu và cảm biến thể hiện như bảng 2.3.

Trong bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày, kiểm tra khoảng chạy tự do của tay lái và cả tác động của hệ thống lái đối với đường đi của ôtô. Cần xem tình trạng bên ngoài các tấm đệm khít của cácte cơ cấu lái để ngăn ngừa tình trạng rò rỉ dầu.

3.4. Sửa chữa hệ thống lái

* Kiểm tra thanh răng:

Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của thanh răng như hình vẽ.

Gá đồng hồ so lên giá, đặt thanh răng lên khối chữ V cho đầu đo của đồng hồ tiếp xúc với răng tại vị trí giữa. Quan sát trị số sau đó di chuyển đồng hồ về hai đầu của thanh răng và đọc trị số.

Độ dao động của kim đồng hồ là chỉ độ cong của thanh răng.

Nếu độ cong ³ 0, 3mm thì uốn lại thanh răng trên máy ép thủy lực.

Nếu độ cong < 0, 3 mm thì dùng tiếp.

* Kiểm tra trụ lái:

Kiểm tra sự biến dạng của trụ lái.

Kiểm tra các giắc nối trong hệ thống.

Kiểm tra tổng thể để chắc chắn không có chi tiết nào bị rạn nứt, hư hỏng.

3.5. Quy trình sử lý sự cố hệ thống EPS           

- Đưa xe vào xưởng

- Kiểm tra Ắc quy

- Kiểm tra dữ liệu lưu giữa trên xe

- Xác nhận các hiện tượng hỏng

3.6. Chuẩn hóa cho cảm biến mô men   

Chuẩn “ không” cho cảm biến mô men Bằng Thiết bị thử Thông minh

Chú ý: Cần phải chuẩn “ không” cho cảm biến mô men bằng thiết bị thử thông minh khi có các hiện tượng sau:

- Lắp ráp cột lái có cảm biến mô men sau khi thay thế.

- Sau khi thay ECU

- Sau khi thay vành lái

*Chuẩn “ không” cho cảm biến mô men bằng thiết bị thử cầm tay SST

a. Để vành lái ở vị trí chính giữa và các bánh xe dẫn hướng ở vị trí đi thẳng

b. Khởi tạo tín hiệu chuẩn “không “ của cảm biến mô men

Chú ý: Nếu ECU đã được thay thế thì không cần khởi tạo

1. Dừng xe, tắt khóa điện

2. Sử dụng SST  09843-18040 nối TS và CG của DLC3

3. Sử dụng SST  09843-18040 nối TC và CG của DLC3

4. Bật khóa điện

6. Đảm bảo không có giắc nối DTC có tín hiệu ra sau khi chuẩn “không “ đã hoàn thành. Nếu Có tín hiệu ra ở DTC nào thì phải kiểm tra lại DTC đó theo các qui trình đã có.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

* Kết luận :

Hệ thống lái trợ lực điện EPS ngày nay được dùng rộng trên các phương tiện giao thông, góp phàn tạo nên bước ngoặt mới cho ngành ôtô động cơ nhiệt. Sau thời gian làm đồ án, được sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy: TS…………… cùng với sự phấn đấu của bản thân, đến nay chúng em đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao đó là “Khai thác kỹ thuật hệ thống lái xe KIA CERATO ”

Trong quá trình làm đồ án em đã cố gắng tham khảo các tài liệu liên quan, quan sát các mô hình thực tế và xin ý kiến thầy giáo hướng dẫn, với mong muốn sau khi kết thúc đồ án sẽ nắm vững thêm về cấu tạo, hoạt động cũng như các hư hỏng thường găp của cơ cấu lái trợ lực điện EPS. Từ đó tìm hiểu thêm về xu hướng phát triển của cơ cấu lái trợ lực điện tử sau này.

Đến nay em đã đưa ra được cấu tạo và hoạt động cũng như khai thác hệ thống lái trợ lực điện EPS và những hư hỏng thường gặp của cơ cấu trong quá trình hoạt động của ôtô. Xây dựng được quy trình kiểm tra, sửa chữa , tháo, lắp và cách khắc phục hư hỏng của các bộ phận trong cơ cấu lái trợ lực điện EPS.

Em hy vọng đồ án của mình sẽ là tài liệu hữu ích cho các sinh viên thế hệ sau. Em xin cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của thầy giáo: TS…………… đã chỉ bảo tận tình, tạo mọi điều kiện để cho em có thể vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao!

* Kiến Nghị :

Vấn đề tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là câu hỏi lớn đối với các nhà thiết kế và sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới .Hệ thống lái trợ lực điện EPS ra đời đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường ô tô thế giới, không những thế nó không ngừng được hoàn thiện và được dánh giá là sự lựa trọn đầu tiên của các nước trên thế giới trong tương lai. Ở Việt Nam, mặc dù chưa phát triển mạnh mẽ nhưng nó đã gây ảnh hưởng lớn đến thị trường ô tô trong nước , vì thế việc nghiên cứu và tìm hiểu các thế hệ lái trợ lực điện EPS điện tử cũng trở lên vô cùng quan trọng .

Chính vì vậy việc đầu tư vào các trang thiết bị, tư liệu nghiên cứu , các mô hình để sinh viên có cập nhật thêm là rất càn thiết.

Bằng việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng về đề tài em thấy lượng kiến thức của mình đã từng bước có tiến triển. Để có thể phát triển nâng cao chất lượng học của sinh viên để đầu ra ngày một đáp ứng đòi hỏi của các nhà tuyển dụng lao động. Em xin đề xuất một số kiến nghị sau :

- Về phía sinh viên:

Tham gia nghiên cứu khoa học, tích cực tham dự các hội thảo lớn mà nhà trường dày công tổ chức.

Cần chủ động tìm hiểu, nắm vững kiến thức, nâng cao tay nghề, chủ động ra ngoài làm những công việc có liên quan đến chuyên ngành.

- Về phía nhà trường:

Cần đổi mới phương pháp dạy gắn liền với thực tế, nhu cầu của xã hội đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực có cả tay nghề và lý thuyết đạt chuẩn trong nước và cao hơn là chuẩn quốc tế.

Đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới phù hợp với công nghệ trong các khu công nghiệp hiện đại và sự đổi mới liên tục của máy móc có sự thông minh cao.

Xây dựng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng vào đời sống dành cho sinh viên.Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sinh viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng xin việc có mức lương khá và có thể đem lại một phần danh tiếng cho nhà trường.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình bảo dưỡng sữa chữa ô tô, Trường đại học công nghệ giao thông vận tải

Nguyễn Văn Chót.

2.  Thiết kế tính toán ôtô - máy kéo -  Năm 1971

Trương Minh Chấp, Dương Đình Khuyến, Nguyễn Khắc Trai.

3. Chi tiết máy Tập I, tập II - Năm 1997

Nguyễn Trọng Hiệp.

4. Cấu tạo gầm xe con, Nhà xuất bản giao thông vận tải - Năm 1996

Nguyễn Khắc Trai.

5. Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy

Trần Văn Địch.

6. Thiết kế hệ thống lái của ôtô - máy kéo bánh xe, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội -  Năm 1991

Phạm Minh Thái.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"