MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH................................................................ 4
1.1. Những vấn đề chung về hệ thống phanh......................................................................4
1.1.1. Công dụng..................................................................................................................4
1.1.2. Yêu cầu…...................................................................................................................4
1.1.3. Cấu tạo hệ thống phanh.............................................................................................4
1.2. Giới thiệu chung về xe Honda City 2017...................................................................... 6
1.2.1. Khái quát chung về xe Honda City 2017.....................................................................6
1.2.2. Các thông số kỹ thuật................................................................................................15
1.2.3. Giới thiệu về hệ thống phanh trên xe Honda City 2017.............................................16
1.3. Nhiệm vụ - phạm vi - phương pháp nghiên cứu...........................................................18
1.3.1. Nhiệm vụ...................................................................................................................18
1.3.2. Phạm vi......................................................................................................................19
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................19
CHƯƠNG II: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HONDA CITY 2017.................... 20
2.1. Giới thiệu chung........................................................................................................... 20
2.1.1. Cấu tạo chung của hệ thống phanh. .........................................................................20
2.1.1.1. Cơ cấu phanh đĩa ở cả trước và sau…....................................................................20
2.1.1.2. Hệ thống phanh dừng ô tô Honda City 2017...........................................................20
2.1.1.3. Hệ thống ABS chống hãm cứng…...........................................................................21
2.2. Kết cấu chi tiết của hệ thống phanh trên xe Honda City 2017.......................................21
2.2.1. Cơ cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh chính.......................................21
2.2.2. Dẫn động phanh.........................................................................................................24
2.2.3 Hệ thống ABS.............................................................................................................30
2.3. Các tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh....................................................................37
2.3.1. Các thông số ban đầu...............................................................................................37
2.3.2. Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát .....................................................................38
2.3.3. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh......39
2.3.4. Tính toán xác định công ma sát riêng. .....................................................................42
2.3.5. Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh.....................................................43
2.3.6. Tính toán nhiệt trong quá trình phanh......................................................................43
CHƯƠNG III: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE HONDA CITY 2017......45
3.1. Cơ sở lý thuyết............................................................................................................45
3.1.1. Cơ sở lý thuyết của chẩn đoán kỹ thuật...................................................................45
3.1.2. Cơ sở lý thuyết của bảo dưỡng kỹ thuật ..................................................................45
3.2. Xây dựng quá trình chẩn đoán , bảo dưỡng hệ thống phanh.....................................46
3.2.1. Một số chú ý khi sử dụng.........................................................................................46
3.2.2. Kiểm tra chẩn đoán , bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh ABS..............................47
3.2.3. Kiểm tra chẩn đoán,bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh đĩa .................................48
3.2.3.1. Các hư hỏng chính thường gặp ở dạng phanh đĩa...............................................48
3.2.3.2. Phương pháp bảo dưỡng sửa chữa.....................................................................49
3.2.3.3. Xả khí ra khỏi mạch dầu.......................................................................................51
3.2.3.4. Kiểm tra hoạt động của trợ lực phanh..................................................................52
3.3. Sửa chữa hư hỏng một số chi tiết, bộ phận chính.....................................................53
3.4. Kiểm tra hệ thống chẩn đoán.....................................................................................54
3.5. Kiểm tra bộ phận chấp hành......................................................................................60
3.6. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe.............................................................................61
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................63
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử ngành công nghiệp ô tô đã trải qua hơn một trăm năm, nó không ngừng đánh dấu bước phát triển từ những dòng xe sơ khai nhất chạy bằng hơi nước đến những loại xe hiện đại như ngày nay, nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống con người trong cuộc sống hiện đại.
Do sự phát triển của ngành ôtô dẫn đến hệ thống phanh ngày càng hoàn thiện để đảm bảo tính năng an toàn cho người sử dụng ôtô. Do đó sự phát triển từ hệ thống phanh guốc dẫn đến sự ra đời của hệ thống phanh đĩa, hệ thống chống bó cứng bánh xe (hệ thống ABS) Các hệ thống phanh đó đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ô tô và ngày nay nó cũng trở thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về đời ôtô.
Trên cơ sở đó, nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp của em: Khai thác kĩ thuật hệ thống phanh xe Honda City 2017. Nội dung của đồ án gồm các phần sau:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
CHƯƠNG II: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HONDA CITY 2017
CHƯƠNG III: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE HONDA CITY 2017
Được sự hướng dẫn rất tận tình của thầy giáo: TS…………….., cùng với sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành nhiệm vụ của đồ án này. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên trong tập đồ án này còn mắc những thiếu sót nhất định. Vì vậy em mong các Thầy trong bộ môn chỉ bảo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Vĩnh Phúc, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………..
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH
1.1. Những vấn đề chung về hệ thống phanh.
1.1.1. Công dụng
Hệ thống phanh dùng để:
- Giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó.
- Ngoài ra hệ thống phanh còn có nhiệm vụ giữ cho ô tô đứng yên tại chỗ trên các mặt dốc nghiêng hay trên mặt đường ngang.
1.1.2. Yêu cầu
Để đảm bảo các chức năng trên thì hệ thống phanh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo hiệu quả phanh cao nhất, quãng đường phanh ngắn nhất trong bất kỳ chế độ chuyển động nào.
- Phanh êm dịu trong bất kỳ mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ôtô khi phanh.
- Đảm bảo độ tin cậy làm việc cao, điều khiển nhẹ nhàng và có tính tùy động cao.
- Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh nhỏ.
1.1.3. Cấu tạo hệ thống phanh
a. Theo công dụng:
- Hệ thống phanh chính (phanh chân);
- Hệ thống phanh dừng (phanh tay);
d. Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh:
Theo khả năng điều chỉnh mô men phanh ở cơ cấu phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ điều hòa lực phanh
1.2. Giới thiệu chung về xe Honda City 2017
1.2.1. Khái quát chung về xe Honda City 2017
- Hãng Honda thực sự đã gây một cơn sốt trong năm 2017 khi cho ra đời dòng xe Honda City 2017. Honda City 2017 được đánh giá là đáng lựa chọn số 1 cho dòng sedan cỡ nhỏ tại Việt Nam .
- Hãng Honda thực sự đã gây một cơn sốt trong năm 2017 khi cho ra đời dòng xe Honda City 2017. Honda City 2017 được đánh giá là đáng lựa chọn số 1 cho dòng sedan cỡ nhỏ tại Việt Nam .
Honda City 2017 trông sắc xảo hơn ở cản trước. Ngoài ra, phía trước xe còn có một đường viền crom thanh mảnh kết hợp cùng lưới tản nhiệt dạng tổ ong thay đổi so với thế hệ cũ và được sơn tối màu cứng cáp.
+ Thương hiệu xe Nhật Bản gần như không thay đổi quá nhiều ở đuôi xe Honda City 2017, từ cụm đèn hậu cỡ lớn góc cạnh được “liên kết” bởi một thanh nẹp crom, logo của hãng, tên xe, dòng chữ i-VTEC cho đến ăng-ten radio kiểu vây cá mập gần như được "bê nguyên" từ thế hệ cũ.
* Công nghệ tiên tiến
+ Honda City 2017 được trang bị tiêu chuẩn hệ thống thông tin giải trí gồm: Màn hình cảm ứng kích thước 6.8-inch, chức năng kết nối với điện thoại thông minh qua USB/Bluetooth và hỗ trợ cổng HDMI.
+ Điểm sáng thêm của Honda là liên tục phát triển công nghệ an toàn chủ động và thụ động. HONDA CITY 2017 MỚI V-TOP có phần thân cứng cáp kết hợp với Kỹ thuật Tương thích Tiên tiến (ACETM) giúp tăng cường khả năng tự bảo vệ đồng thời giảm nhẹ hư hại gây ra đối với xe khác.
1.2.2. Các thông số kỹ thuật
Các thông số kỹ thuật chính của xe Honda City 2017 như bảng 1.1
1.2.3. Giới thiệu về hệ thống phanh trên xe Honda City 2017
1.2.3.1. Cơ cấu phanh bánh trước
Cơ cấu phanh bánh trước ô tô Honda City 2017 là cơ cấu phanh đĩa có giá di động có khả năng điều chỉnh khe hở bằng sự biến dạng của vành khăn làm kín. Trong kiểu này, xi lanh công tác được lắp đặt di động trên một hoặc hai chốt dẫn hướng có bạc lót bằng cao su, nhờ vậy cơ cấu xi lanh còn có thể dịch chuyển sang hai bên. Gía đỡ xi lanh chạy trên bulông, qua bạc, ống trượt.
1.2.3.2. Cơ cấu phanh bánh sau
Phanh sau là phanh đĩa điều khiển bằng thuỷ lực trợ lực chân không, có sử dụng hệ thống chống hãm cứng ABS.
Phanh dừng (phanh tay): phanh cơ khí tác dụng lên bánh sau.
1.2.3.3. Dẫn động phanh
- Dẫn động phanh cần phải đảm bảo nhẹ nhàng, nhanh chóng và tính đồng thời làm việc của các cơ cấu phanh. Đồng thời đảm bảo sự phân bố lực phanh cần thiết giữa các bánh xe. Mặt khác dẫn động phanh còn phải đảm bảo sự tỷ lệ giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh và các lực dẫn động cho các cơ cấu phanh làm việc, đảm bảo hiệu suất làm việc cao.
- Dẫn động của hệ thống phanh chính bao gồm: bàn đạp phanh, bộ trợ lực chân không, xi lanh phanh chính, cơ cấu tín hiệu, các đường ống dẫn và các ống mềm nối ghép giữa xi lanh phanh chính và các xi lanh bánh xe.
1.3. Nhiệm vụ - phạm vi - phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Nhiệm vụ
+ Phân tích kết cấu và nguyên lý làm việc hệ thống phanh trên xe Honda City 2017.
+ Tính toán kiểm nghiệm hệ thống phanh của xe.
+ Xây dựng quy trình chẩn đoán sửa chữa.
1.3.2. Phạm vi
+ Loại xe Honda City 2017.
+ Hệ thống phanh thủy lực có trợ lực.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm sửa chữa thực tế tại cơ sở sản xuất.
CHƯƠNG II: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HONDA CITY 2017
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Cấu tạo chung của hệ thống phanh
2.1.1.1. Cơ cấu phanh đĩa ở cả trước và sau
* Cơ cấu phanh bánh trước
Cơ cấu phanh bánh trước ô tô Honda City 2017 là cơ cấu phanh đĩa có giá di động có khả năng điều chỉnh khe hở bằng sự biến dạng của vành khăn làm kín. Trong kiểu này, xi lanh công tác được lắp đặt di động trên một hoặc hai chốt dẫn hướng có bạc lót bằng cao su, nhờ vậy cơ cấu xi lanh còn có thể dịch chuyển sang hai bên.
* Cơ cấu phanh bánh sau
Phanh sau là phanh đĩa điều khiển bằng thuỷ lực trợ lực chân không, có sử dụng hệ thống chống bó cứng ABS.
Phanh dừng (phanh tay): phanh cơ khí tác dụng lên bánh sau.
2.1.1.2. Hệ thống phanh dừng ô tô Honda City 2017
Công dụng: Dùng dể hãm ô tô trên dốc và khi đỗ xe. Ngoài ra phanh dừng còn được sử dụng trong trường hợp sự cố khi hỏng phanh chính.
2.1.1.3. Hệ thống ABS chống hãm cứng
- Người ta chế tạo hệ thống phanh ABS với khả năng chống cho các lốp không bị khóa cứng khi phanh khẩn cấp làm cho xe không bị mất lái và giảm thiểu được tai nạn xảy ra.
- Hệ thống ABS (viết tắt của Anti-lock Brake System) dùng một máy tính để xác định tình trạng quay của 4 bánh xe trong khi phanh qua các cảm biến lắp ở bánh xe và có thể tự động điều khiển đạp và nhả phanh.
2.2. Kết cấu chi tiết của hệ thống phanh trên xe Honda City 2017
2.2.1. Cơ cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh chính.
* Cấu tạo phanh bánh trước :
Cơ cấu phanh bánh trước ô tô Honda City 2017 là cơ cấu phanh đĩa có giá di động có khả năng điều chỉnh khe hở bằng sự biến dạng của vành khăn làm kín. Trong kiểu này, xi lanh công tác được lắp đặt di động trên một hoặc hai chốt dẫn hướng có bạc lót bằng cao su, nhờ vậy cơ cấu xi lanh còn có thể dịch chuyển sang hai bên.
Giá đỡ không bắt cố định mà có thể di trượt ngang được trên một số chốt bắt cố định với dầm cầu. Trong giá đỡ di động người ta chỉ bố trí một xi lanh bánh xe với một pittông tì vào một má phanh. Má phanh ở phía đối diện được gá trực tiếp trên giá đỡ.
* Cơ cấu phanh bánh sau :
- Phanh sau là phanh đĩa điều khiển bằng thuỷ lực trợ lực chân không, có sử dụng hệ thống chống hãm cứng ABS.
2.2.2. Dẫn động phanh
- Dẫn động phanh cần phải đảm bảo nhẹ nhàng, nhanh chóng và tính đồng thời làm việc của các cơ cấu phanh. Đồng thời đảm bảo sự phân bố lực phanh cần thiết giữa các bánh xe. Mặt khác dẫn động phanh còn phải đảm bảo sự tỷ lệ giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh và các lực dẫn động cho các cơ cấu phanh làm việc, đảm bảo hiệu suất làm việc cao.
- Dẫn động của hệ thống phanh chính bao gồm: bàn đạp phanh, bộ trợ lực chân không, xi lanh phanh chính, cơ cấu tín hiệu, các đường ống dẫn và các ống mềm nối ghép giữa xi lanh phanh chính và các xi lanh bánh xe.
* Trợ lực chân không:
- Cấu tạo :
Cấu tạo bầu trợ lực chân không như hình 1.10/
- Nguyên lý làm việc:
Động cơ làm việc, khi người lái không tác dụng lực vào bàn đạp phanh, van chân không mở, các khoang I và II, III và IV thông với nhau qua van chân không (24). Van khí trời đóng nên cả 4 khoang I, II, III, IV đều là môi trường chân không nên cả hai mặt pittông kiểu màng ở hai khoang đều có áp suất bằng nhau. Lò xo (4) đẩy pittông về vị trí tận cùng bên phải.
2.2.3 Hệ thống ABS
Theo kinh nghiệm lái xe, để tránh cho các lốp không bị bó cứng và làm mất khả năng quay vô lăng trong khi phanh khẩn cấp, người điều khiển nên lặp lại động tác đạp và nhả bàn đạp phanh nhiều lần. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp thường không có thời gian để thực hiện việc này. Người lái đạp dí phanh và xe trượt trên mặt đường trong khi các lốp không quay. Cuối cùng xe cũng dừng lại do ma sát trượt giữa lốp và mặt đường lớn nhưng xe mất khả năng lái khiến cho xe bị văng đi và tai nạn xảy ra là điều khó tránh khỏi.
2.2.3.1. Sơ đồ nguyên lý cơ bản của hệ thống phanh ABS
Ngoài bộ cường hoá chân không và xi lanh chính hệ thống phanh ABS còn có thêm các bộ phận sau: các cảm biến tốc độ bánh xe, bộ ABS-ECU, bộ chấp hành ABS (hình 2.15)
2.2.3.3. Các bộ phận của ABS
Các bộ phận và bố trí chung của hệ thống phanh ABS được chỉ ra trên hình 2.13. Và đã trình bày trong phần sơ đồ cấu tạo và nguyên lý cơ bản.
Dưới đây sẽ phân tích cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính.
2.3. Các tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh
2.3.1. Các thông số ban đầu
- Chiều dài cơ sở : L= 2600 mm
- Khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu trước a= 1045 mm
- Khoảng cách từ trọng tâm xe đến cầu sau b= 1555 mm
- Chiều cao trọng tâm xe : 620 mm
- Trọng lượng toàn bộ xe G = 1530 kg
- Trọng lượng phân bố ra cầu trước: 915 kg
- Trọng lượng phân bố ra cầu sau: 615 kg
- Khoảng cách từ tâm bàn đạp đến khớp quay: 240 mm
- Đường kính xi lanh phanh chính D= 25.4 mm
- Bán kính ngoài của tấm ma sát ở phanh đĩa R= 145 mm
- Bán kính trong của tấm ma sát ở phanh đĩa r = 95 mm
- Bán kính trung bình của tấm ma sát ở phanh đĩa Rtb = 120 mm
2.3.2. Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát
- Cơ cấu phanh trước :
Thay các giá trị vào công thức (2.2), (2.3), (2.4) ta xác định được :
S = 699,79
Q' = 699,79.5,886= 4119,1 [N]
Pi = 921,028 [N/cm2]
Thay các giá trị vào công thức (2.1) ta xác định được:
Lực tác dụng lên tấm ma sát phanh trước là : 18075,175 [N]
Tương tự đối với cơ cấu phanh sau :
Lực tác dụng lên tấm ma sát phanh sau là : 18075,175 [N]
2.3.3. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh
2.3.3.1. Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra.
- Đối với cơ cấu phanh bánh trước:
Thay các giá trị vào công thức (2.5) ta được :
Mp1= 0,3.18075,175.0,1125.2 = 1220,075 [ Nm ]
Vậy mô men ở cơ cấu phanh bánh trước là : 1220,075 [ Nm ].
Tương tự đối với cơ cấu phanh sau :
Mp2 = 0,3.18075,175,1.0,111.2= 1203,807 [Nm]
Vậy mô men ở cơ cấu phanh bánh sau là : 1203,807 [ Nm ].
Vậy mô men phanh thực tế ở toàn xe là :
M = 1220,075 + 1203,807 = 2423,882 [Nm]
2.3.3.2. Mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh.
Với bánh trước : dùng lốp 205/55R16
B =205 mm : Chiều rộng của lốp, 55% : Tỉ lệ giữa chiều cao so với chiều rộng của lốp => ta có: H =55. 205/100 = 112.75 mm
d : Đường kính vành bánh xe , d = 16 inch = 16.25,4 = 406,4 mm.
u: Hệ số biến dạng của lốp ,xem gần đúng biến dạng của lốp là như nhau chọn u = 0,93
Thay các giá trị vào công thức (2.12) v à (2.13) ta được :
m1 = 1,4
m2 = 0,73
Thay các giá trị đã tính toán được vào công thức (2.8) và (2.9) ta có :
Mp1= 1354,017 [Nm]
Mp2 = 474,54 [Nm]
Vậy mô men phanh yêu cầu của toàn xe là :
Mp = 1828,557 [Nm]
Mô men phanh thực tế : N = 2423,882 Nm > 1828,557 Nm
Mô men do cơ cấu phanh sinh ra lớn hơn mô men phanh yêu cầu của phanh. Vậy mô men của phanh đạt yêu cầu đặt ra.
2.3.4. Tính toán xác định công ma sát riêng
Công ma sát riêng được xác định trên cơ sở má phanh thu toàn bộ động năng của ô tô ở vận tốc nào đó.
Thay các giá trị vào công thức (2.14) ta có :
Fz = 49920 = 0.05 [ m2 ]
Lms = 7535,78 [ KNm/m2]
Theo tài liệu [3] - Trị số cho phép công ma sát riêng với cơ cấu phanh như sau :
Ô tô con và ô tô du lịch có [Lms ] = 4000 - 15000 KNm/m2]
Do vậy công ma sát riêng tính trên thoả mãn điều kiện cho phép.
Thời hạn phục vụ của má phanh phụ thuộc vào công ma sát riêng, công ma sát càng lớn thì nhiệt độ phát ra càng lớn má phanh chóng bị hỏng.
2.3.5. Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh
+ Đối với cơ cấu phanh bánh trước : q1 = 0,65 [ MN/m2 ]
+ Đối với cơ cấu phanh bánh trước : q2 = 0,64 [ MN/m2 ]
q = q1 + q2 = 0,65 + 0,64 =1,29 [ MN/m2 ]
Giá trị cho phép áp suất trên bề mặt má phanh theo tài liệu [ II ] thì : [q] > q=1,2 - 2,0 [ MN/m2 ]
Do đó áp suất trên bề mặt tính toán các má phanh thoả mãn.
2.3.6. Tính toán nhiệt trong quá trình phanh
Số hạng thứ nhất ở vế phải phương trình là năng lượng nung nóng đĩa phanh . Còn số hạng thứ hai là phần năng lượng truyền ra không khí . Khi phanh ngặt với thời gian ngắn năng lượng truyền ra môi trường coi như không đáng kể , cho nên số hạng thứ hai có thể bỏ qua. Thay các giá trị vào công thức (2.17) ta được: t = 3,40C
Theo tài liệu [ 2 ] đối với xe con phanh ở 30 km/h thì độ tăng nhiệt độ cho phép không lớn hơn 150C. Do đó nhiệt độ tính ở trên là thoả mãn yêu cầu.
CHƯƠNG III: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE HONDA CITY 2017
3.1. Cơ sở lý thuyết
3.1.1. Cơ sở lý thuyết của chẩn đoán kỹ thuật
Chẩn đoán kỹ thuật là ngành khoa học nghiên cứu các hình thái xuất hiện hư hỏng , dự đoán thời hạn sẽ xuất hiện hư hỏng mà không cần phải tháo rời các tổng thành ô tô. Chẩn đoán kỹ thuật dựa trên hệ thống các quy luật, các tiêu chuẩn đặc trưng cho trạng thái kỹ thuật tốt , xấu của ô tô.
* Mục đích của chẩn đoán kỹ thuật là :
+ Nâng cao tuổi bền giảm chi phí do không phải tháo lắp và giảm được cường độ hao mòn của chi tiết .
+ Quyết định được các phương án bảo dưỡng , sửa chữa kịp thời những hư hỏng đã phát hiện .
3.1.2. Cơ sở lý thuyết của bảo dưỡng kỹ thuật
* Khái niệm
Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô là những hoạt động hoặc những hoặc những biện pháp kỹ thuật có xu hướng làm giảm cường độ hao mòn chi tiết máy , phòng ngừa hư hỏng ( bôi trơn , điều chỉnh, xiết chặt , lau chùi …) và kịp thời phát hiện các hỏng hóc ( kiểm tra , xem xét trạng thái , sự tác động của các cơ cấu , các cụm , các chi tiết …) nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của xe trong quá trình sử dụng .
3.2. Xây dựng quá trình chẩn đoán, bảo dưỡng hệ thống phanh
3.2.1. Một số chú ý khi sử dụng
Hệ thống phanh trên xe giữ vai trò rất quan trọng. Nó dùng để giảm tốc độ chuyển động, dừng và giữ xe ở trạng thái đứng yên. Vì vậy bất kỳ một hư hỏng nào cũng làm mất an toàn và có thể gây ra tai nạn khi xe vận hành.
Những hư hỏng chính của bộ trợ lực chân không:
- Ống dẫn từ buồng chân không tới bộ trợ lực bị hỏng.
- Van không khí không hoạt động
- Bình lọc bộ trợ lực bị tắc.
- Bộ trợ lực làm việc không tốt nếu điều chỉnh chạy không tải không hợp lý.
3.2.2. Kiểm tra chẩn đoán , bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh ABS
Trước khi sửa chữa ABS, đầu tiên phải xác định xem hư hỏng là trong ABS hay là trong hệ thống phanh. Về cơ bản, do hệ thống ABS được trang bị chức năng dự phòng, nếu hư hỏng xảy ra trong ABS, ABS ECU dừng hoạt động của ABS ngay lập tức và chuyển sang hệ thống phanh thông thường.
3.2.3. Kiểm tra chẩn đoán,bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh đĩa .
- Kiểm tra , sửa chữa thay thế má phanh
- Cốt má phanh: Bề mặt cốt sắt để tán má phanh nếu bị vênh quá 0,4 (mm) thì phải sữa chữa lổ để lắp đệm lệch tâm không được mòn quá (0,1-0,12)mm các đầu đinh tán phải chắc chắn không lỏng má phanh không nứt và cào xướt mặt đầu của các đinh tán phải cao hơn má phanh ít nhất là 2,5 (mm).
3.4. Kiểm tra hệ thống chẩn đoán
* Chức năng kiểm tra ban đầu:
Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành.
a) Nổ máy và lái xe với tốc độ lớn hơn 6 km/h.
b) Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng động làm việc của bộ chấp hành không.
Lưu ý: ABS ECU tiến hành kiểm tra ban đầu mổi khi nổ máy và tốc độ ban đầu vượt qua 6 km/h. Nó cũng kiểm tra chức năng của van điện 3 vị trí và bơm điện trong bộ chấp hành. Tuy nhiên, nếu đạp phanh, kiểm tra ban đầu sẽ không được thực hiện nhưng nó xẽ bắt đầu khi nhả chân phanh.
* Chức năng kiểm tra cảm biến:
Chức năng kiểm tra cảm biến tốc độ:
* Kiểm tra điện áp ắc quy: Kiểm tra rằng điện áp ắc quy khoảng 12 V.
* Kiểm tra đèn báo ABS.
+ Bật khoá điện ON.
+ Kiểm tra rằng đèn báo ABS sáng trong vòng 3 giây. Nếu không, kiểm tra và sửa chửa hay thay cầu chì, bóng đèn hay dây điện.
3.5. Kiểm tra bộ phận chấp hành
* Kiểm tra điện áp ắc quy: Điện áp ắc quy khoảng 12 V.
* Tháo vỏ bộ chấp hành.
* Tháo các giắc nối: Tháo 4 giắc nối ra khỏ bộ chấp hành và rơ le điều khiển.
* Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào bộ chấp hành:
- Nối thiết bị kiểm tra bộ chấp hành (SST) vào rơ le điều khiển bộ chấp hành và dây điện phía thân xe qua bộ dây điện phụ.
- Nối dây đỏ của thiết bị kiểm tra với cực dương ắc quy và dây đen với cực âm. Nối dây đen của bộ dây điện phụ vào cực âm ắc quy hay mát thân xe.
3.6. Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe
* Kiểm tra cảm biến tốc độ bánh xe.
- Tháo giắc cảm biến tốc độ.
- Đo điện trở giữa các điện cực.
+ Điện trở: 0,8 ÷ 1,3 k (cảm biến tốc độ bánh trước)
+ Điện trở: 1,1 ÷ 1.7 k (cảm biến tốc độ bánh sau)
+ Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, thay cảm biến.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu thực tế và các tài liệu chuyên ngành, em đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp với đề tài là: “Khai thác kỹ thuật hệ thống phanh xe Honda City 2017 ”. Đồ án đã đạt được những kết quả như sau:
- Trình bày kết cấu và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh có tích hợp hệ thống phanh ABS
- Trình bày một số phần tính toán khái niệm ban đầu
- Xây dựng được quy trình chẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật của hệ thống phanh
- Đồ án này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu về hệ thống phanh và cho sinh viên tham khảo
Để hoàn thành đồ án này em đã nhận sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS……………… cùng với sự giúp đỡ của các Thầy trong bộ môn Ô tô và toàn thể các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trong quá trình làm đồ án do trình độ và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hữu Cẩn - Dư Quốc Thịnh - Phạm Minh Thái - Nguyễn Văn Tài - Lê Thị Vàng. “Lý thuyết ôtô máy kéo”. NXB khoa học và kỹ thuật - Hà Nội; 1998.
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Ðình Kiên. “Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo” NXB Ðại học và trung học chuyên nghiệp - Hà Nội; 1985.
[3]. Nguyễn Hoàng Việt. “Kết cấu và tính toán ôtô”. Tài liệu lưu hành nội bộ khoa Cơ Khí Giao Thông; Đại Học Đà Nẵng; Đà Nẵng,1998.
[4]. Nguyễn Hoàng Việt. “Bộ điều chỉnh lực phanh - hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh ABS”. Tài liệu lưu hành nội bộ của khoa cơ khí Giao Thông; Ðại Học Ðà Nẵng; Ðà Nẵng,2003.
[5]. Trang web http://www.TOYOTA.com.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"