ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ TRÊN XE HYUNDAI D2.0 TCI-R 2014

Mã đồ án OTTN003021865
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 360MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ diesel, bản vẽ sơ đồ các tín hiệu điều khiển quá trình phun nhiên liệu, bản vẽ kết cấu vòi phun nhiên liệu, bản vẽ kết cấu bầu lọc nhiên liệu, bản vẽ kết cấu bơm cao áp, bản vẽ quy trình tháo kim phun nhiên liệu ); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ TRÊN XE HYUNDAI D2.0 TCI-R 2014.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...1

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ.. 2

1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống diesel và diesel điện tử. 2

1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại 3

1.2.1. Nhiệm vụ. 3

1.2.2. Yêu cầu. 3

1.2.3. Phân loại 4

1.3. Sự khác biệt giữa động cơ phun Diesel điện tử và động cơ phun xăng điện tử  4

1.4. Các ưu điểm của hệ thống phun nhiên liệu Diesel điện tử. 6

1.4.1. Các ưu điểm của hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô. 6

1.4.2. Ưu điểm của hệ thống phun nhiên liệu Diesel điện tử. 9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHUN DIESEL ĐIỆN TỬ TRÊN XE HYUNDAI D2.0 TCI-R 2014. 10

2.1. Giới thiệu về công nghệ phun dầu điện tử trên xe Hyundai D2.0 TCI-R 2014  10

2.2. Sơ đồ tổng quát hệ thống. 11

2.2.1. Sơ đồ. 11

2.2.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống. 12

2.3. Khối áp suất thấp. 13

2.3.1. Bơm chuyển nhiên liệu. 13

2.3.2. Lọc nhiên liệu. 15

2.4. Khối áp suất cao. 16

2.4.1. Bơm cao áp. 17

2.4.2. Đường ống dẫn nhiên liệu cao áp. 19

2.4.3. Ống rail (ống phân phối). 19

2.4.4. Vòi phun. 20

2.5. Khối cơ điện tử. 23

2.5.1. Van điều khiển áp suất chung. 23

2.5.2. Van điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu (IMV) 25

2.5.3. Cảm biến áp suất ống rail 26

2.5.4. Cảm biến nhiệt dộ. 28

2.5.5. Cảm biến lưu lượng khí nạp: 31

2.5.6. Cảm biến áp suất tăng áp. 33

2.5.7. Cảm biến trục khuỷu. 34

2.5.8. Cảm biến vị trí trục cam.. 35

2.5.9. Cảm biến vị trí bàn đạp ga. 36

2.5.10. Module điều khiển ECM (Electronic Control Module). 37

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ TRÊN XE HUYNDAI D2.0 TCI-R 2014. 40

3.1. Những kiến thức chung về kĩ thuật kiểm tra chẩn đoán. 40

3.1.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra, chẩn đoán. 40

3.1.2. Các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán. 40

3.2. Quy trình kiểm tra hệ thống phun nhiên liệu diesel điện tử. 41

3.2.1. Kiểm tra vùng thấp áp. 41

3.2.2. Quy trình kiểm tra bơm cao áp. 43

3.2.3. Kiểm tra van điều chỉnh áp suất (PCV). 44

3.2.4. Kiểm tra rò rỉ kim phun tĩnh (kiểm tra khi không nổ máy). 45

3.2.5. Kiểm tra áp suất phun lớn nhất. 49

3.2.6. Quy trình chẩn đoán kim phun. 51

3.3. Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử được lắp trên xe Hyundai D2.0 TCI-R 2014. 53

3.3.1. Các chú ý quan trọng khi thực hiện kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống phun dầu điện tử trên xe Hyundai. 53

3.4. Phương pháp nhập mã kim phun và kiểm tra lỗi trên xe bằng máy GDS. 62

3.4.1. Cách kiểm tra mã lỗi trên xe. 62

3.4.2. Cách kiểm tra các thông số của xe ở chế độ xe không hoạt động (tốc độ động cơ 0 vòng/phút). 68

3.4.3. Phương pháp nhập mã kim phun bằng máy GDS. 69

3.4.4. Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu. 72

3.4.5. Kiểm tra cảm biến áp suất ống rail 73

3.4.6 Kiểm tra cảm biến vị trí bàn đạp ga. 75

KẾT LUẬN.. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 77

LỜI NÓI ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay ngành ôtô có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, ôtô được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế như: vận tải, xây dựng, du lịch…Cùng với sự phát triển vượt bậc của mình ngành công nghệ ôtô ngày càng khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của một quốc gia.

Nhờ sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngành ôtô đã không ngừng tự làm mới mình để đáp ứng được những yêu cầu bức thiết trong vấn đề sử dụng. Ngành ôtô đã có những bước tiến bộ vượt bậc về thành tựu kỹ thuật mới như: Điều khiển điện tử và kỹ thuật bán dẫn cũng như các phương pháp tính toán hiện đại… đều được áp dụng trên ôtô. Khả năng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao để đáp ứng mục tiêu chủ yếu về tăng năng suất, vận tốc, tải trọng có ích, tăng tính kinh tế, giảm cường độ cho người lái, tính tiện nghi sử dụng cho khách hàng và giảm tối ưu lượng nhiên liệu.

Việc giảm tối ưu lượng nhiên liệu mà công suất của động cơ vẫn đảm bảo đang là vấn đề bức thiết và là nhu cầu hàng đầu trong mục đích sử dụng của khách hàng. Công nghệ phun nhiên liệu điện tử đã ra đời và đáp ứng được mục đích sử dụng. Cùng với công nghệ phun xăng điện tử, công nghệ phun Diesel điện tử cũng đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tiễn sử dụng của nghành ôtô.

Là một người kỹ sư cơ khí ô tô tương lai, em cũng hết sức trăn trở trước những khó khăn và thách thức trước mắt. Nhận thấy ô tô dần đi vào cuộc sống của mỗi người, nên những đòi hỏi về khai thác kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa một chiếc xe đang ngày một trở nên cấp thiết, từ đó em quyết định chọn đề tài đồ án tốt nghiệp của mình là: “Khai thác kĩ thuật hệ thống phun dầu điện tử trên xe Hyundai D2.0 TCI-R 2014.” Do thầy: TS…………….. hướng dẫn.

Đây là một đề tài còn mới mẻ nên em gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và sẽ còn thiếu sót. Vậy kính mong các thầy giáo chỉ bảo để đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa và thầy: TS…………….. đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn chúng em thực hiện đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ

1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống diesel và diesel điện tử.

Ra đời sớm nhưng động cơ Diesel không phát triển như động cơ xăng do gây ra nhiều tiếng ồn, khí thải bẩn. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, các vấn đề được giải quyết và Diesel ngày càng trở nên phổ biến và hữu dụng hơn.

Các biện pháp chủ yếu tập chung vào giải quyết các vấn đề:

- Tăng tốc độ phun để giảm nồng độ bồ hóng do tăng tốc hòa trộn nhiên liệu không khí.

- Tăng áp suất phun, đặc biệt là đối với động cơ phun trực tiếp.

- Điều chỉnh dạng quy luật phun theo khuynh hướng kết thúc nhanh quá trình phun để làm giảm HC.

1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại

1.2.1. Nhiệm vụ

- Cung cấp nhiên liệu cần thiết tuỳ theo chế độ làm việc của động cơ.

- Cung cấp lượng nhiên liệu đồng đều cho các xi lanh động cơ đúng thời điểm và đúng thứ tự thì nổ.

- Phun sương và phân tán đều hơi nhiên liệu vào buồng đốt.

1.2.2. Yêu cầu

- Thùng nhiên liệu dự trữ phải đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong suốt thời gian quy định.

- Các lọc phải sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu.

- Các chi tiết phải chắc chắn, có độ chính xác cao, dễ chế tạo.

1.3. Sự khác biệt giữa động cơ phun Diesel điện tử và động cơ phun xăng điện tử

Không giống động cơ xăng, máy dầu không cần hệ thống đánh lửa. Nhờ đặc tính vốn có của dầu diesel, quá trình đốt cháy sẽ tự động diễn ra dưới áp suất kết hợp với nhiệt độ nhất định trong suốt kỳ nén của chu kỳ ô tô. Thông thường, chu kỳ này đòi hỏi tỷ số nén cao khoảng 22:1 đối với động cơ không tăng áp. Ngoài ra, cần có vỏ và lốc máy vừa chắc vừa nặng để đương đầu với áp suất. Do đó, động cơ diesel luôn nặng hơn hẳn loại động cơ xăng tương đương. 

1.4. Các ưu điểm của hệ thống phun nhiên liệu Diesel điện tử

1.4.1. Các ưu điểm của hệ thống điều khiển điện tử trên ô tô.

Từ những năm 1970 đến nay với việc phát triển các ứng dụng của công nghệ điện tử trên ô tô đã làm thay đổi ngành công nghiệp sản xuất ô tô một cách mạnh mẽ. Có thể nói nó đã tạo thành cuộc cách mạng thứ 2 về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lịch sử ra đời và phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

1.4.2. Ưu điểm của hệ thống phun nhiên liệu Diesel điện tử.

- Công suất động cơ: Nhiên liệu diesel được phun trực tiếp vào buồng cháy của động cơ kịp thời trong mọi quá trình cháy của động cơ. Công suất đều ở từng máy và được tận dụng một cách tối ưu nhất.

- Tiết kiệm nhiên liệu: Tỷ lệ hòa khí luôn ổn đinh và chính xác do điều chỉnh được lượng dầu diesel phun với lượng không khí nạp, tiết kiệm nhiên liệu tối đa.

- Đảm bảo tối thiểu lượng khí xả và tiếng ồn

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHUN DIESEL ĐIỆN TỬ TRÊN XE HYUNDAI D2.0 TCI-R 2014

2.1. Giới thiệu về công nghệ phun dầu điện tử trên xe Hyundai D2.0 TCI-R 2014

Công nghệ phun Diesel điện tử trên xe Hyundai là hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp dạng common rail (Đường dẫn chung) trong động cơ diesel. Công nghệ này cung cấp lợi thế về sự linh hoạt vừa đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt nhất. Được biết, công nghệ động cơ diesel CRDI, CDI còn có nhiều tên gọi khác như CDI(Daimler-Benz),TDCi(Ford),i-CTDi(Honda),CRDi (Hyundai/Kia)

2.2. Sơ đồ tổng quát hệ thống

2.2.1. Sơ đồ

a. Các chức năng của hệ thống      

- Khối cấp dầu thấp áp: Thùng dầu, bơm tiếp dầu, bộ lọc dầu, ống dẫn dầu thấp áp và đường dầu hồi.

- Khối cấp dầu cao áp: Bơm áp cao, Ống phân phối dầu cao áp đến các vòi phun (ống rail), các đường cao áp, van an toàn và van xả áp, vòi phun.

b. Các đặc đểm của hệ thống.

- Có chế độ phun mồi cho động cơ.

- Kim phun được bố trí ở gữa buồng đốt và được đặt thẳng đứng.

- Hệ thống nhiên liệu đường cao áp chung được điều khiển bằng van điện tử do đó đạt được sự đốt cháy nhiên liệu tối ưu.

2.2.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống

Nhiên liệu từ thùng chứa được bơm chuyển nhiên liệu thấp áp 18 chuyển lên bơm cao áp qua bầu lọc tinh và van IMV (van hiệu chỉnh nhiên liệu), nếu áp suất nhiên liệu trong bơm cao áp vượt quá mức cho phép là 1350 bar thì sẽ được hồi về thùng chứa. 

2.3. Khối áp suất thấp

2.3.1. Bơm chuyển nhiên liệu.

Bơm thấp áp có nhiệm vụ chuyển nhiên liệu từ thùng nhiên liệu lên bơm cao áp.

Xe Hyundai D2.0 sử dụng loại bơm được đặt trong thùng dầu, áp suất bơm thấp áp từ 3÷5 bar.

Khi ECM nhận được tín hiệu khởi động hoặc tín hiệu Ne thì sẽ cấp tín hiệu dương nguồn vào rơ le hút và làm tiếp xúc tiếp điểm từ đó nối thống mạch điện qua bơm và nối mát, từ đó bơm hoạt động

2.3.2. Lọc nhiên liệu.

Một bộ lọc nhiên liệu không tích hợp có thể dẫn tới hư hỏng cho các thành phần của bơm, van phân phối và kim phun. Bộ lọc nhiên liệu sẽ làm sạch nhiên liệu và nước trược khi đưa dến bơm cao áp, và do đó ngăn ngừa sự mài mòn nhanh của các chi tiết của bơm.

2.4. Khối áp suất cao

2.4.1. Bơm cao áp.

Bơm cao áp trang bị trên xe hãng HUYNDAI của có 3 piston, được dẫn động từ trục cam bằng dây đai răng, có nhiệm vụ cung cấp và nén nhiên liệu vào trong thân rail.

2.4.2. Đường ống dẫn nhiên liệu cao áp.

Những đường ống nhiên liệu này mang nhiên liệu áp suất cao. Do đó chúng phải thường xuyên phải chịu áp suất cực đại của hệ thống và trong suốt quá trình ngưng phun. Vì vậy chúng được chế tạo từ thép ống. Thông thường chúng có đường kính ngoài khoảng 6mm và đường kính trong khoảng 2.4mm

2.4.3. Ống rail (ống phân phối).

Bình tích áp có kết cấu khá đơn giản, dạng hình ống. Bình tích áp có tác dụng dự chữ dầu có áp suất cao để chuẩn bị chia cho vòi phun. Đồng thời sự dao động của áp suất do bơm cao áp tạo ra sẽ được giảm trấn bởi thể tích của ống.

2.5. Khối cơ điện tử.

2.5.1. Van điều khiển áp suất chung.

Van điều khiển áp suất giữ cho nhiên liệu trong ống phân phối có áp suất thích hợp tùy theo tải trọng của động cơ, và duy trì ở mức này.

Van được lắp lên ống phân phối. Để ngăn khu vực có áp suất cao với khu vực có áp suất thấp, một lõi thép đẩy đẩu van bi vào vị trí đống kín. Nếu áp trong ống phân phối quá thấp thì van này sẽ đóng lại và ngăn khu vực có áp cao với khu vực có áp suất thấp.

2.5.2. Van điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu (IMV)

Điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu từ đường thấp áp tới bơm cao áp.

Nguyên lý hoạt động:

Van IMV lắp trên đầu của bơm cao áp. Nhiên liệu thấp áp được chuyển qua hai lỗ xuyên tâm qua màng lọc để đảm bảo dầu không bị cặn khi tới thống phun, bảo vệ chính van không bị tắc và hư hỏng. Van IMV được điều khiển bằng tín hiệu từ ECM, dựa vào áp suất trên ống rail. Khi không được cấp điện từ ECM van sẽ mở bình thường.

2.5.4. Cảm biến nhiệt dộ

a. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

Dùng để xác định nhiệt độ động cơ, có cấu tạo là một điện trở nhiệt. Vị trí của cảm biến ở thường được đặt ở trên áo nước động cơ.

Cấu tạo: Thường là trụ rỗng có ren ngoài bên trong có gắn một điện trở dạnh bán dẫn có hệ số nhiệt điện trở âm.

b. Cảm biến nhiệt độ khí nạp.

Cảm biến nhiệt độ khí nạp cảm biến nhiệt độ nước làm mát được nắp trên thân máy dùng để phát hiện nhiệt độ của nước làm mát động cơ, dùng để xác định nhiệt độ khí nạp. Cũng giống như cảm biến nhiệt độ nước, nó gồm một điện trở được gắn trong bộ đo gió hay trên đường ống nạp.

2.5.6. Cảm biến áp suất tăng áp.

Trên xe với sự thay đổi của góc cánh tuabin, một cảm biến áp suất tăng áp được đặt tại ống dẫn khí và phát hiện áp suất đường ống nạp. Cảm biến này rất cần trong việc kiểm soát khí bên trong tu bô tăng áp. Cảm biến này bao gồm một buồng chân không, một vi mạch tích hợp IC và một chip sillic. 

2.5.7. Cảm biến trục khuỷu.

Dùng để xác định vị trí trục khuỷu

2.5.9. Cảm biến vị trí bàn đạp ga

Đo gia tốc vị trí bàn đạp, cảm biến này có hai biến trở. Khi tác dụng vào bàn đạp ga thì sẽ làm biến trở thay đổi điện trở, tạo ra tín hiệu gửi về ECM. MODULE cảm biến dựa trên góc độ cảm biến vị trí bán đạp ga. Sử dụng hai biến trở này sẽ đảm bảo thông tin từ cảm biến gửi về ECM là chính xác.

CHƯƠNG 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ TRÊN XE HUYNDAI D2.0 TCI-R 2014

3.1. Những kiến thức chung về kĩ thuật kiểm tra chẩn đoán

3.1.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra, chẩn đoán

- Tăng độ bền sử dụng các chi tiết, cụm máy, giảm chi phí về phụ tùng thay thế, giảm hao mòn chi tiết do không phải tháo rời...

- Giảm tiêu hao nhiên liệu dầu nhờn dẫn đến tính kinh tế tăng.

- Giảm giờ công lao động trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa.

3.1.2. Các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán

- Theo phương pháp chẩn đoán gồm: Xác suất thống kê, theo kinh nghiệm thông qua các cảm quan của con người, phương pháp tìm dấu vết, nhận dạng, mô hình hóa.

- Theo công cụ chẩn đoán gồm: đơn giản, tự chẩn đoán, chẩn đoán bằng hệ chuyên gia chẩn đoán máy.

- Theo công nghệ chẩn đoán gồm:

- Chẩn đoán theo tiêu chuẩn pháp lý: Chủ yếu mang tính cộng đồng, bắt buộc thực hiện, phương pháp này để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

3.2. Quy trình kiểm tra hệ thống phun nhiên liệu diesel điện tử.

3.2.1. Kiểm tra vùng thấp áp.

Tháo ống mềm ở lọc nhiên liệu và nối với đồng hồ thấp áp (CRT- 1051) hoặc đồng hồ chân không (CRT- 1050) tùy thuộc vào hệ thống động cơ:

-  Nổ máy và cho chạy không tải khoảng 5 giây, sau đó tắt máy.

-  Đọc áp suất nhiên liệu trên đồng hồ.

-  Bảng thống số và đánh giá.

3.2.3. Kiểm tra van điều chỉnh áp suất (PCV)

- Tháo giắc điện của van PCV trên.

- Tháo đường nhiên liệu hồi từ van PCV dưới.

- Tháo giắc điện van PCV và nối cáp PCV CRT-1044, sau đó nối hai kẹp ở đầu kia với bình điện sao cho van điều khiển áp suất ngăn không cho nhiên liệu về từ đường cao áp chung.

3.2.4. Kiểm tra rò rỉ kim phun tĩnh (kiểm tra khi không nổ máy).

Mục đích là để kiểm tra độ kín khít của kim phun và tình trạng bơm cao áp.

a. Các bước thực hiện.

- Lắp dầu chuyển ống mềm hồi (CRT- 1032), ống nhựa trong (CRT- 1031) và nối đầu ống nhựa trong vào bình chứa (CRT-1030).

- Tháo giắc kim phun để ngăn ngừa nó làm việc.

- Tháo giắc van IMV (Inlet Metering Valve) để cho phép nhiên liệu cấp tới đường cao áp.    

b. Cách kiểm tra.                                                                                             

- Lắp đặt đầu nối hồi kim phun (CRT-1032), ống trong suốt (CRT-1031), lọ đựng (CRT-1030) và ống hồi kim phun (CRT-1033) theo như cách kiểm tra rò rỉ kim phun tĩnh như trên.

 - Nối Hi-Scan và chọn chế độ dự liệu hiện thời (curren data), chọn mục áp suất cao và tốc độ dộng cơ (High- Pressure and engine rpm).

3.2.6. Quy trình chẩn đoán kim phun

a. Chẩn đoán kim phun cơ bản.

Kiểm tra cơ bản:                                                                                                    

- Nới lỏng bulông kim phun                                                                    

 - Kiểm tra bằng mắt hiện tượng rò rỉ kim phun và tình trạng của êcu đồng: Nếu đầu kim phun có muội, thay rong đen đồng.

b. Quy trình chẩn đoán kim phun theo biểu hiện xe.

 Các biểu hiện của động cơ.

* Máy chạy tải không đều.

Kiểm tra cân bằng công suất (Để tìm xylanh hoặc kim phun có lỗi)

- Tháo giắc kim phun từng cái một:

- Nếu tốc độ động cơ tụt xuống đột ngột và lượng nhiên liệu tăng lên thì xylanh và kim phun bình thường.

3.4. Phương pháp nhập mã kim phun và kiểm tra lỗi trên xe bằng máy GDS.

3.4.1. Cách kiểm tra mã lỗi trên xe.

- Lắp thiết bị máy tính và kết nối với rắc cắm kiểm tra lỗi trên ECM.

- Mở phần mềm kiểm tra lỗi GDS của hãng KIA-HYUNDAI

- Kiểm tra khi khóa điện bật ON.

3.4.2. Cách kiểm tra các thông số của xe ở chế độ xe không hoạt động (tốc độ động cơ 0 vòng/phút).

- Chọn mục Curent data màn hình sẽ xuất hiện các thông số trên xe ở chế độ không hoạt động.

3.4.3. Phương pháp nhập mã kim phun bằng máy GDS.

* Bước 1:

- Lắp thiết bị máy tính và kết nối với rắc cắm kiểm tra lỗi với ECM.

- Mở phần mềm kiểm tra lỗi GDS của hãng KIA.

* Bước 2:

- Chọn mục Vihicle S/w management.

- Chọn mục INJECTOR SPECIFIC DATA.

3.4.4. Kiểm tra cảm biến vị trí trục khuỷu

- Sơ đồ mạch điện:

- Kiểm tra bằng máy đọc lỗi: (phần 3.4.1)

- Mã lỗi: P0340

- Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng:

Kết luận: Nếu các đường điện đều thông mạch bình thường thì dùng phương pháp thay thế hoặc thay mới cảm biến

3.4.6 Kiểm tra cảm biến vị trí bàn đạp ga

- Sơ đồ mạch điện:

- Mã lỗi: P2109

- Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng:

Kết luận: Nếu các đường điện đều thông mạch bình thường thì dùng phương pháp thay thế hoặc thay mới cảm biến.

KẾT LUẬN

Đề tài đã phân tích được các đặc tính làm việc, ưu điểm và khả năng ứng dụng của hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển điện tử trên ô tô. Việc ứng dụng hệ thống nhiên liệu Diesel điều khiển điện tử trên ô tô đã làm thay đổi diện mạo của kỹ thuật, công nghệ chế tạo ô tô, nó đã mang lại những hiệu quả thiết thực, đáp ứng đước các nhu cầu của người sử dụng và luật pháp xã hội: tốc độ cao, tiết kiệm nhiên liệu, giảm nồng độ khí xả, tăng độ an toàn và tính tiện nghi khi sử dụng.

Trong quá trịnh thực hiện, chúng em cũng đã tham khảo và thực hiện các phương pháp kiểm tra, chẩn đoán thực tế trên động cơ trên xe Hyundai D2.0 TCI-R 2014, để đảm bảo tính thực tiễn, chính xác của đề tài.

Nội dung đề tài nghiên cứu các đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc, phương pháp chẩn đoán lỗi của hệ thống phun Diesel điện tử trên động cơ trên xe Hyundai D2.0 Tci-R 2014. Vì vậy, nó có tính ứng dụng thực tế cao.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực của bản thân cũng như sự chỉ bảo nhiệt tình của các thầy giáo hướng dẫn. Song nội dung đề tài còn mắc một số lỗi, sai sót. Kính mong “HỘI ĐỒNG BẢO VỆ”, các thầy, cô giáo và bạn bè góp ý để chúng em có thể hoàn thiện đề tài với tính ứng dụng vào thực tiễn cao hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

                                                              Hà Nội, ngày … tháng … năm 20..

                                                              Sinh viên thực hiện

                                                          ………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Trần Thanh Hải Tùng. “Bài giảng môn học chuyên đề động cơ phun. Đại Học Bách khoa Đà Nẵng, 2008.

[2]. TS. Trần Thanh Hải Tùng. Bài giảng kết cấu và tính toán động cơ đốt                         trong. Đại Học Bách khoa Đà Nẵng, 2008.

[3]. Phạm Quốc Thái. Trang bị điện và điện tử trên ô tô. Đại Học Bách Khoa    Đà Nẵng, 2008.

[4]. Công ty Hyundai-Vinamotor. Tài liệu đào tạo của hãng Hyundai, 2007.

[5]. Công ty Hyundai-Vinamotor. EMS & Troubleshooting của hãng Hyundai, 2007.

[6]. Công ty Hyundai-Vinamotor. Actuators and Troubleshooting của hãng Hyundai, 2007.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"