MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................................................................................................1
CHƯƠNG I 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO...................................................................................................................................1
1.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại..........................................................................................................................................................1
1.1.1. Công dụng..........................................................................................................................................................................................1
1.1.2. Yêu cầu..............................................................................................................................................................................................1
1.1.3. Phân loại............................................................................................................................................................................................2
1.2. Kết cấu chung của hệ thống.................................................................................................................................................................8
1.2.1. Bộ phận đàn hồi.................................................................................................................................................................................8
1.2.2.Bộ phận giảm chấn............................................................................................................................................................................11
1.2.3. Thanh ổn định và các đòn dẫn hướng..............................................................................................................................................15
1.2.4. Các chi tiết phụ.................................................................................................................................................................................16
1.3.Mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu..................................................................................................................................16
1.3.1. Mục tiêu............................................................................................................................................................................................16
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................................................................16
1.3.3. Nội dung...........................................................................................................................................................................................16
CHƯƠNG II. TÌM HIỂU KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HUYNDAI I20...17
2.1. Giới thiệu chung về xe Hyundai i20.....................................................................................................................................................17
2.2. Phân tích kết cấu của hệ thống treo....................................................................................................................................................19
2.3. Khai thác kỹ thuật một số chế độ làm việc của hệ thống treo..............................................................................................................22
2.3.1. Kiểm nghiệm bền các bộ phận chính................................................................................................................................................22
CHƯƠNG III. KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI I20...............................................................................38
3.1. Các dạng hư hỏng...............................................................................................................................................................................38
3.2. Chẩn đoán...........................................................................................................................................................................................41
3.3. Bảo dưỡng và sửa chữa.....................................................................................................................................................................42
3.3.1. Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng hệ thống treo trên xe hyundai i20................................................................................................42
3.3.2. Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống treo sau.............................................................................................49
KẾT KUẬN.................................................................................................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................................................................54
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền công nghiệp ô tô tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đồng hoà nhập vào sự tiến bộ toàn cầu của ngành này. Sự phát triển của nền kinh tế tạo ra nhu cầu vận chuyển ngày càng cao, đồng thời thúc đẩy nhu cầu sử dụng xe hơi. Điều này làm tăng sự cạnh tranh trong ngành, đòi hỏi các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến và nghiên cứu tính toán khai thác các hệ thống trên ô tô. Trong ngành công nghiệp ô tô, việc nghiên cứu và tính toán các hệ thống trở nên vô cùng cần thiết. Khai thác kỹ thuật hệ thống giúp cải thiện hiệu suất vận hành, tính an toàn và tiết kiệm năng lượng của xe, đồng thời giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp tính toán trong hệ thống ô tô không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định sự thành công và bền vững của các doanh nghiệp trong ngành này.
Trong đồ án lần này, em sẽ trình bày một số nội dung chính như sau:
1. Tổng quan về hệ thống treo trên xe Hyundai i20, bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và vai trò.
2. Phân tích và tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống treo, như trọng lượng của xe, điều kiện đường bộ và tải trọng
3. Xác định và áp dụng các phương pháp tính toán để khai thác kỹ thuật hệ thống treo một cách hiệu quả nhằm tối ưu hoá hiệu suất vận hành và tiết kiệm năng lượng.
4. Xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống treo, bao gồm việc kiểm tra, bảo trì định kỳ và xử lý các vấn đề phát sinh để đảm bảo tính an toàn và ổn định của xe.
Với điều kiện thời gian có hạn, các nội dung trong đồ án chỉ là bước đánh giá kiểm nghiệm các thông số kỹ thuật của hệ thống treo, là cơ sở để xem xét và thực tế khai thác sử dụng hệ thống treo. Trong quá trình làm đồ án em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy : TS……………. cùng các giảng viên trong bộ môn ô tô. Nhưng do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đồ án được hoàn thiện hơn!
Hà nội , ngày…..tháng…..năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………..
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO
1.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại
1.1.1. Công dụng
Hệ thống treo thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau :
- Liên kết mềm giữa bánh xe và khung xe, làm giảm tải trọng động thẳng đứng tác động lên thân xe và đảm bảo bánh xe lăn êm trên nền đường.
- Truyền lực từ bánh xe lên thân xe và ngược lại, để xe có thể chuyển động, đồng thời đảm bảo sự chuyển dịch hợp lý vị trí của bánh xe so với thùng xe.
1.1.2. Yêu cầu
Sự liên kết giữa bánh xe và khung vỏ cần thiết phải mềm, nhưng cũng phải đủ khả năng để truyền lực. Quan hệ này thể hiện ở các yêu cầu chính được tóm tắt như sau:
- Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kĩ thuật của xe như chạy trên đường tốt hoặc xe có khả năng chạy trên nhiều loại địa hình khác nhau
- Bánh xe có khả năng chuyển dịch trong một giới hạn không gian hạn chế.
- Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý thỏa mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá hỏng các quan hệ động học và động lực học của chuyển động bánh xe.
1.1.3. Phân loại
Hiện nay trên xe con hệ thống treo bao gồm 2 nhóm chính: Hệ thống treo phụ thuộc và hệ thống treo độc lập. thuộc và hệ thống treo độc lập.
1.1.3.1. Hệ thống treo phụ thuộc ( hình 1.1a )
Đặc trưng của hệ thống treo phụ thuộc là các bánh xe lắp trên một dầm cầu cứng. Trong trường hợp cầu xe là bị động thì dầm đó là một thanh thép định hình, còn trường hợp là cầu chủ động thì dầm là phần vỏ cầu trong đó có một phần của hệ thống truyền lực.
1.1.3.2. Hệ thống treo độc lập ( hình 1.1b )
* Đặc điểm:
- Hai bánh xe không lắp trên một dầm cứng mà là lắp trên loại cầu rời, sự chuyển dịch của 2 bánh xe không phụ thuộc vào nhau.
- Mỗi bên bánh xe được liên kết bởi các đòn ngang như vậy sẽ làm cho khối lượng phần không được treo nhỏ như vậy mô men quán tính nhỏ do đó xe chuyển động êm dịu.
a. Dạng treo hai đòn ngang (hình 1.2 )
Kết cấu phức tạp, chiếm khoảng không gian quá lớn. Cấu tạo của hệ treo 2 đòn ngang bao gồm 1 đòn ngang trên, một đòn ngang dưới. Các đầu trong được liên kết với khung, vỏ bằng khớp trụ. Các đầu ngoài được liên kết bằng khớp cầu với đòn đứng. Đòn đứng được nối cứng với trục bánh xe.
b. Dạng treo Mc.pherson :
Sơ đồ cấu tạo của hệ treo (Hình 1.4 ) bao gồm : một đòn ngang dưới, giảm chấn đặt theo phương thẳng đứng, một đầu được gối ở khớp cầu B. Đầu còn lại được bắt vào khung xe.
1.2. Kết cấu chung của hệ thống
1.2.1. Bộ phận đàn hồi
* Chức năng:
Là bộ phận nối mềm giữa bánh xe và thùng xe, làm giảm nhẹ các tải trọng động tác dụng từ bánh xe lên khung, đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi di chuyển nhằm biến đổi tần số dao động cho phù hợp với cơ thể con người (khoảng 60 – 90 lần/ph). Bộ phận đàn hồi có thể bố trí khác nhau trên xe nhưng nó cho phép bánh xe có thể dịch chuyển theo phương thẳng đứng.
* Nhíp:
Bó nhíp được làm từ các lá thép cong, gọi là lá nhíp, sắp xếp lại với nhau theo thứ tự từ ngắn đến dài. Đặc tính làm việc của nhíp là khi tải trọng tác dụng lên nhíp tăng thì biến dạng của nhíp cũng tăng theo quy luật tuyến tính. Trong hệ thống treo nó không chỉ có nhiệm vụ làm êm dịu chuyển động mà còn đồng thời làm nhiệm vụ của bộ phận dẫn hướng và ma sát giữa các lá nhíp góp phần làm tắt dao động.
* Lò xo:
Bao gồm các dạng là lò xo xoắn ốc, lò xo côn và lò xo trụ. Do lò xo trụ có đường kính vòng ngoài không đổi nên biến dạng của nó sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với lực tác dụng, còn đối với lò côn hay lò xo xoắn ốc thì khi tải nhẹ đầu lò xo sẽ bị nén lại và hấp thụ năng lượng va đập, còn phần giữa lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ đủ cứng để chịu tải lớn.
* Thanh xoắn
Thanh xoắn là một thanh bằng thép lò xo, dùng tính đàn hồi xoắn của nó để cản lại sự dao động. Một đầu thanh xoắn được ngàm vào khung hay một dầm nào đó của xe, đầu kia gắn vào kết cấu chịu tải xoắn của hệ thống treo. Trên một số ô tô để dành chỗ cho việc lắp bán trục cầu chủ động người ta dùng thanh xoắn thường được gây tải trước (có ứng suất dư) do đó nó chỉ thích hợp cho một chiều làm việc. Trên các thanh xoắn ở hai phía đều phải đánh dấu để tránh nhầm lẫn khi lắp ráp.
* Phần tử đàn hồi loại khí
Phần tử đàn hồi sử dụng đệm khí dựa trên nguyên tắc không khí có tính đàn hồi khi bị nén. Hệ thống treo loại khí được sử dụng tốt ở các ôtô có trọng lượng phần lớn được thay đổi khá lớn như ở ôtô trở khách, ô tô vận tải và đoàn xe.
1.2.2. Bộ phận giảm chấn
Trên xe ô tô giảm chấn được sử dụng với các mục đích sau:
+ Giảm và dập tắt các va đập truyền lên khung khi bánh xe lăn trên nền đường không bằng phẳng nhằm bảo vệ được bộ phận đàn hồi và tăng tính tiện nghi cho người sử dụng.
+ Đảm bảo dao động của phần không được treo ở mức độ nhỏ nhất, nhằm làm tốt sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đường đảm bảo tính năng lái và tăng tốc cũng như chuyển động an toàn.
* So sánh với loại giảm chấn hai lớp vỏ, giảm chấn một lớp vỏ có các ưu điểm sau:
+ Khi có cùng đường kính ngoài, đường kính của cần piston có thể làm lớn hơn mà sự biến động tương đối của áp suất chất lỏng sẽ nhỏ hơn.
+ Điều kiện toả nhiệt tốt hơn do không có “áo dầu”.
+ Giảm chấn có piston ngăn cách có thể làm việc ở bất kỳ góc nghiêng bố nào.
+ Cùng một tác động bên ngoài thì nó dập tắt dao động nhanh hơn.
+ Nhược điểm của loại giảm chấn một lớp vỏ là:
1.3. Mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu tổng quan về kết cấu, các chi tiết cấu thành hệ thống treo
- Phân tích kết cấu của hệ thống trên xe tham khảo.
- Tính toán một số chế độ thông số làm cơ sở để thay thế các chi tiết của hệ thống phanh trên xe tham khảo.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết, thông qua tính toán các thông số cơ bản tham khảo từ các tài liệu có độ tin cậy cao
- Nghiên cứu các thông số đo trực tiếp.
1.3.3. Nội dung
- Chương 1: Tổng quan về hệ thống treo
- Chương 2: Tìm hiểu kết cấu và tính toán một số chế độ làm việc của hệ thống treo
- Chương 3: Khai thác kĩ thuật hệ thống treo
CHƯƠNG II
TÌM HIỂU KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG
TREO TRÊN XE HUYNDAI I20
2.1. Giới thiệu chung về xe Hyundai i20
Hyundai i20 là biểu tượng của sự linh hoạt và hiệu suất trong phân khúc xe hạng B, sản phẩm của Hyundai Motor Company, một trong những nhà sản xuất ô tô hàng đầu từ Hàn Quốc. Từ khi ra mắt lần đầu vào năm 2008, Hyundai i20 đã không ngừng phát triển và cải thiện, nhanh chóng thu hút sự quan tâm và ưa chuộng từ khách hàng trên toàn thế giới, nhờ vào sự kết hợp hài hoà giữa thiết kế hiện đại, tiện ích và hiệu suất vận hành đáng kinh ngạc.
2.2. Phân tích kết cấu của hệ thống treo
Sơ đồ bố trí chung của hệ thống treo trên xe hyundai i20.
Hệ thống treo trước của xe Hyundai i20 là hệ thống treo Mc.Pherson. Nó gồm các thành phần chính là lò xo trụ, ống giảm chấn, thanh ổn định ngang, càng chữ A. Ống giảm chấn trong hệ thống treo Mc.Pherson được lồng bên trong lò xo trụ tạo thành giá đỡ có tính đàn hồi. Đầu trên của nó được liên kết mềm với khung xe, đầu dưới được liên kết cứng với khớp cầu.
Hệ thống treo thanh xoắn hoạt động khá đơn giản và khá giống lò xo. Các đầu của thanh xoắn được gắn vào bánh xe và thùng xe. Khi bánh xe ô tô vượt qua chỗ xóc, chùm xoắn sẽ uốn cong, tạo ra hiệu ứng lò xo, từ đó mang lại sự thoải mái khi lái xe. Khi hết tác dụng kích thích bên ngoài, lực xoắn giảm và bánh xe trở lại trạng thái bình thường.
2.3. Khai thác kỹ thuật một số chế độ làm việc của hệ thống treo
2.3.1. Kiểm nghiệm bền các bộ phận chính
Các số liệu ban đầu và số liệu tham khảo :
- Tải trong toàn xe khi không tải:
- Tải trọng toàn xe khi đầy tải:
- Trọng lượng đặt lên cầu trước khi xe không tải:
- Trọng lượng lên cầu trước khi đầy tải:
- Trọng lượng đặt lên cầu sau khi không tải:
- Trọng lượng đặt lên cầu sau khi có tải:
- Chiều dài cơ sở: L = 2670 (mm)
- Chiều rộng cơ sở: B = 1545 (mm)
- Dài x Rộng x Cao : 4520 x 1806 x 1400
- Kích thước bánh xe : Kí hiệu lốp 205/65 R15
- Vết bánh xe : Trước: 1545 ( mm) Sau : 1520 ( mm)
Hệ thống treo Macpherson kết cấu ít chi tiết hơn không chiếm nhiều khoảng không có thể giảm nhẹ trọng lượng được trọng lượng kết cấu không gây lực cản lớn và không làm mòn lốp quá nhanh.
a. Đòn ngang chữ A
Đòn ngang dưới có cấu trúc hình chữ A được bắt vào thân xe qua 2 khớp trụ. Đầu ngoài bắt với cam quay Rôtuyn. Việc sử dụng 2 đầu trong nối với thân xe bằng khớp bản lề để tăng độ cứng vững cho hệ treo. Trạng thái chủ lực chủ yếu là kéo, nén, uốn, tiết diện của đòn ngang dưới, tham khảo và khi kiểm bền giả thiết rằng: một phần càng chữ A chịu toàn bộ tải trọng.
S: diện tích tiết diện
S= 40.60=2400 (mm2)
Thay vào ta có : tmax = 2,8 (MPa)
Mà [tmax] < [t] = 170 (MPa)
Với đòn ngang dưới thoả mãn điều kiện bền về mặt cắt.
+ Thành phần Fz gây ra mômen uốn dọc có giá trị lớn nhất tại điểm bắt của đòn ngang vào khung xe. Do khớp nối là khớp trụ do đó tại tâm khớp mômen uốn sẽ bằng 0. Ta kiểm nghiệm tại mặt cắt sát gần đó (mặt cắt 1-1).
Thay các giá trị trên vào công thức ta có : eu = 124,7 (MPa).
eu< [eu[ = 340 (MPa). Nên thoả mãn điều kiện bền uốn.
* Kiểm tra hệ số ổn định của càng A :
l: chiều dài của càng l = =400 (mm)
Thay vào tính:
Plim = 35494560 (N)
n = 224650 > [n] = 2
Nên đòn ngang chữ A đủ ổn định
=> Tóm lại đòn A thoả mãn điều kiện bền trong mọi trường hợp chịu lực khác nhau.
b. Kiểm nghiệm bền Rô tuyn.
Rô tuyn là khớp cầu để giữa đòn ngang và cam quay. Trạng thái làm việc của rô tuyn chủ yếu chịu lực cắt, uốn, chèn dập.
Ở đây ta tính cho trường hợp có lực cắt lớn nhất Qc= 6556 (N)
S: diện tích tiết diện nguy hiểm: mặt cắt 1-1: S = 314 (mm2)
d: đường kính chỗ thắt rô tuyn, d = 20 (mm)
=> tc = 332 (MPa). Doa đó tc<[tc] = 1000 (MPa)
Vậy rô tuyn đảm bảo bền cắt.
* Tính theo ứng suất uốn:
Thay số được: Mu =785 (mm) ; eu = 108,6 (MPa).
Kiểm tra theo ứng suất uốn:
eb = 1000 (N/mm2)
=> [eu] = 667 (MPa)
=> eu]< [eu] . Rô tuyn thoả mãn bền uốn.
* Tính theo chèn dập:
R: bán kính cầu, R = 15 (mm)
Trường hợp 1: Q= Fz = 4432 (N)
=> ecd = 9,58 (Mpa).
Mà ta có: [ecd]= 9,58 (Mpa).
Vậy ecd < [ecd].Do vậy Rô tuyn thoả mãn điều kiện bền.
Trong hệ thống treo, lò xo là phần tử đàn hồi có nhiệm vụ làm êm dịu chuyển động. Lò xo trong quá trình làm việc chỉ chịu tác dụng của tải trọng thẳng đứng Z mà không truyền lực dọc lực ngang.
Dựa vào chế độ tải trọng đã phân tích ở phần động lực học, ta thấy rằng trường hợp tải trọng động trị số Z có giá trị lớn nhất nên ta cần thiết kế theo chế độ tải trọng này.
* Lực tác dụng lên lò xo:
Lò xo được tính toán cho trường hợp chịu tải trọng động lớn nhất:
Z = 9000 (N).
Z: tải trọng động
llx: chiều dài cánh tay đòn đặt lò xo mm
ld: chiều dài đòn ngang ld = 400 mm
Lực nhỏ nhất tác dụng lên lò xo:
Fmin = 5232 (N)
Fmax= 12000 (N)
Lực cực đại tác dụng lên giảm chấn.
* Xác định các thông số tính toán:
Tỷ số truyền của giảm chấn: i = 0,7
Thay số ta được : Ktr = 1120,5 (N.S/m)
* Tính lực sinh ra trong quá trình giảm chấn:
K : hệ số cản của giản chấn.
v : vận tốc dịch chuyển của piston.
Khi tính toán không xét đến đặc tính của lò xo lá nên đường đặc tính của giảm chấn coi như tuyến tính ( m = 1).
+ Lực nén và trả max.
Pnmax= Kn.vmax = 373,5.0,6= 224 (N)
Ptrmax= Ktr.vmax=1120,5.0,6=672 (N)
+ Lực nén và trả nhẹ: vmin=0,3 (m/s2)
Pnmin=Kn.vmin=373,5.0,3=112 (N)
Ptrmin=Ktr.vmin=1120,5.0,3=336 (N)
* Kiểm tra bền ty đẩy piston của giảm chấn:
Khi giảm chấn làm việc ty đẩy sẽ chịu kéo ở hành trình trả và nén ở hành trình nén (hay uốn dọc) do đó sẽ kiểm tra theo uốn và nén dọc.
=> ek = 2,64 (N/mm2)
Như vậy là: ek < [ek] = 850 (N/mm2)
Vậy khi chịu ứng suất kéo ty đẩy thoả mãn điều kiện bền.
Khi đòn bầy chịu nén
Kiểm tra hệ số ổn định của ty đẩy:
Thay vào tính:
=> Plim = 885430 (N)
=> n = 3942 > [n] = 2
=>en = 0,88 < [en] = 220 (N/mm2]. Vậy Ty đẩy đủ bền.
Khi giảm chấn làm việc ty đẩy sẽ chịu lực kéo ở hành trình trả và nén ở hành trình nén (hay uốn dọc) do đó ty đẩy được kiểm tra theo ứng suất kéo và uốn dọc.
CHƯƠNG III
KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO TRÊN XE HYUNDAI I20
3.1. Các dạng hư hỏng.
Các hiện tượng hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục như bảng 3.1.
3.2. Chẩn đoán
- Các bộ phận kể trên của hệ thống treo có quan hệ chặt chẽ và biểu hiện giống nhau. Để có thể tách biệt các hư hỏng này cần thiết phải có kinh nghiệm hay sử dụng suy luận logic.
- Trong các biểu hiện có thể dùng làm thông số chẩn đoán hay dùng là:
+ Tiếng ồn, gõ ở mọi tốc độ hay ở một vùng tốc độ nào đó.
+ Rung động ở khu vực bánh xe hay trong thùng xe.
3.3. Bảo dưỡng và sửa chữa
3.3.1. Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng hệ thống treo trên xe hyundai i20
3.3.1.1. Tháo kiểm tra sửa chữa giảm chấn trước
a. Quy trình tháo lắp giảm chấn trước khỏi thân xe
- Tháo bánh xe và lốp cầu trước.
- Tháo đường ống dẫn dầu phanh và cáp nối tín hiệu từ cảm biến tốc độ bánh xe khỏi khung đỡ bằng cách nới lỏng các bu lông hãm.
- Mở nắp ca bô và tháo ba đai ốc hãm đầu trên giảm chấn với thân xe.
b. Tháo rời cụm giảm chấn và lò xo cuộn
- Dùng vam lò xo để nén lò xo A cho đến khi chỉ còn lực căng của lò xo tác dụng vào giảm chấn là nhỏ hoặc không đáng kể.
- Dùng khẩu lục giác tháo đai ốc khóa C khỏi cần giảm chấn.
- Tháo các chi tiết như : đệm cách nhiệt, tấm chặn lò xo, lò xo và nắp đậy lò xo ra khỏi thân giảm chấn.
d. Lắp ráp cụm lò xo và giảm chấn trước
- Lắp đệm lót cao su cách nhiệt phía dưới sao cho các phần nhô ra khít phù hợp với lỗ trong giá đỡ lò xo dưới.
- Nén lò xo bằng vam sau đó đưa vào giảm chấn để lắp.
+ Những điều cần chú ý:
* Trong trường hợp thay thế lò xo hoặc giảm chấn hoặc cả hai thì cần tra bảng catalog để chọn màu sắc giảm chấn và lò xo phù hợp, tức là chọn chiều cao lò xo cũng như khả năng chịu tải phù hợp.
3.3.1.2. Tháo lắp, kiểm tra đòn treo dưới
- Tháo bánh xe và lốp cầu trước.
- Tháo liên kết khớp cầu giữa đòn treo dưới với moay ơ.
- Dùng vam chuyên dùng (có số hiệu : 09214-32000 & 09216-21100) tháo hai ống lót ở đòn treo dưới.
3.3.1.3. Tháo lắp, kiểm tra thanh ổn định cầu trước
a. Quy trình tháo lắp
- Tháo rời bánh xe cầu trước.
- Tháo liên kết giữa thanh ổn định và thân giảm chấn sau khi tháo đai ốc hãm.
- Nới lỏng các bu lông sau đó tháo liên kết giữa các đăng trục tay lái đến hộp cơ cấu lái.
- Tháo thanh ổn định khỏi cụm bưởng - thanh ngang bằng cách nới lỏng các bu lông và đai ốc.
b. Kiểm tra
- Kiểm tra các ống lót đỡ thanh ổn định, các gối cao su có bị mòn hoặc biến dạng thì sẽ thay thế.
- Kiểm tra thanh ổn định có bị biến dạng hoặc nứt hay không.
3.3.2. Quy trình tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa bảo dưỡng hệ thống treo sau
3.3.2.1. Tháo lắp, kiểm tra lò xo và giảm chấn sau
a. Quy trình tháo lắp
- Tháo bánh xe cầu sau ra.
- Tháo giảm chấn và lò xo sau khỏi khung xe và dầm xoắn bằng cách tháo các bu lông liên kết.
b. Kiểm tra
- Kiểm tra giảm chấn: tương tự kiểm tra giảm chấn cầu trước
+ Kiểm tra các chi tiết có bị biến dạng hoặc nứt gãy hay không.
+ Nén và kéo cần piston và kiểm tra rằng không có lực kháng nặng bất thường hoặc tiếng kêu bất thường.
3.3.2.2. Tháo lắp kiểm tra dầm xoắn
a. Quy trình tháo lắp
- Tháo bánh xe cầu sau
- Tháo cơ cấu phanh đĩa sau bằng hai bu lông (A).
- Tháo đầu cáp cảm biến tốc độ bánh xe bằng cách tháo các bu lông.
- Tháo giảm chấn khỏi dầm xoắn.
- Tháo dầm xoắn khỏi khung xe bằng cách tháo các bu lông.
b. Kiểm tra dầm xoắn
- Kiểm tra các khớp nối, gối đỡ cao su,… xem có bị hư hỏng hay không.
- Kiểm tra dầm có bị nứt hay biến dạng hay không.
KẾT KUẬN
Hệ thống treo là một bộ phận quan trọng của xe, chất lượng của hệ thống ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của xe vì nó phải đảm bảo khả năng êm dịu, an toàn cho người và trang thiết bị, hàng hóa trên xe khi xe vận hành trên các loại địa hình khác nhau. Như vậy hệ thống treo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm việc của xe.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế tạo ô tô, hệ thống treo của ô tô ngày càng được hoàn thiện hơn trên cơ sở của các xe đã sản xuất từ trước, để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao trong quá trình sử dụng của xe về tốc độ, độ tin cậy, tính êm dịu…. Trên cơ sở đó việc nghiên cứu, khai thác những xe đã và đang sử dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính năng, hoạt động của xe, khai thác, bảo dưỡng xe được tốt, phục vụ ngày càng tốt hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua khai thác về hệ thống treo xe HYUNDAI I20 em đã trình bày được:
1. Tổng quan về hệ thống treo trên xe Hyundai i20, bao gồm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và vai trò.
2. Phân tích và tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống treo, như trọng lượng của xe, điều kiện đường bộ và tải trọng
3. Xác định và áp dụng các phương pháp tính toán để khai thác kỹ thuật hệ thống treo một cách hiệu quả nhằm tối ưu hoá hiệu suất vận hành và tiết kiệm năng lượng.
4. Xây dựng quy trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống tre, bao gồm việc kiểm tra, bảo trì định kỳ và xử lý các vấn đề phát sinh để đảm bảo tính an toàn và ổn định của xe.
Có thể nhận thấy đây là loại xe có tính năng ưu việt cao, thích hợp với địa hình, khí hậu và điều kiện sử dụng nước ta. Tuy đề tài không được chuyên sâu nhưng em hy vọng nó cũng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu và sử dụng xe HYUNDAI I20 nói riêng và các loại xe cùng phân khúc nói chung.
Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của các thầy giáo cùng các bạn đồng nghiệp để giúp em nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn và toàn thể các thầy giáo trong khoa cơ khí đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Thiết kế tính toán ô tô. Hà Nội 2011 - Nguyễn Trọng Hoan.
2. Cấu tạo gầm xe con. Nxb Giao thông vận tải 2002 - Nguyễn Khắc Trai.
3. Kết cấu ô tô. NXB Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội 2010 - Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng.
4. Lý Thuyết ô tô máy kéo. Nxb Khoa học và kĩ thuật 2008 - Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng.
5. Dung sai và lắp ghép. NXB giáo dục Việt Nam - Ninh Đức Tốn.
6. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí. NXB giáo dục - Trịnh Chất, Lê Văn Uyển.
7. Chi tiết máy, Tập I&II. NXB Giáo dục 2006 - Nguyễn Trọng Hiệp
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"