MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................................................................................................,.........i
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................................................................,........1
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH XA PHỤC VỤ SỬA CHỮA .......................................................................,...........3
1.1. Công dụng............................................................................................................................................................................................,.............3
1.2. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của một số nước trên thế giới.....................................................................,...............4
1.2.1. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của nước Nga .................................................................................................,.......4
1.2.2. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của nước Mỹ ...................................................................................................,.......9
1.2.3. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của nước Trung Quốc ..................................................................................,........11
1.3. Thực trạng sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động tại Việt Nam.........................................................................................................,..13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU CÁC CỤM VÀ HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE TRẠM NẠP ĐIỆN ЭСБ VÀ TRẠM PHÁT HÀN АДБ.,...17
2.1.Các cụm hệ thống trên trạm nạp điện ЭСБ..............................................................................................................................................,........17
2.1.1. Tính năng của động cơ УД-2М1..........................................................................................................................................................,........18
2.1.2. Máy phát điện ГАБ-4-П/115..................................................................................................................................................................,........19
2.1.3. Cấu tạo...............................................................................................................................................................................................,..........19
2.1.4. Nguyên lý làm việc................................................................................................................................................................................,........21
2.2.Trạm phát hàn АДБ...............................................................................................................................................................................,...........26
2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc..............................................................................................................................................................,........26
2.2.2. Động cơ xăng.......................................................................................................................................................................................,........26
2.2.3. Máy phát điện.....................................................................................................................................................................................,..........29
Chương 3: TÍNH TOÁN KIỂM BỀN KHUNG MOOC KÉO........................................................................................................................,.........,.31
3.1. Công dụng của khung......................................................................................................................................................................................31
3.2. Các loại khung xe và yêu cầu đối với khung xe...............................................................................................................................................31
3.3. Tính toán kiểm bền khung mooc kéo...............................................................................................................................................................32
3.4. Kiểm bền khung mooc kéo................................................................................................................................................................,..........,..35
CHƯƠNG 4 : HƯỚNG DẪN KHAI THÁC TRẠM NẠP ĐIỆN ЭСБ VÀ TRẠM PHÁT HÀN АДБ.........................................................................37
4.1.Trạm nạp điện ЭСБ..........................................................................................................................................................................................37
4.1.1. Chuẩn bị làm việc và thứ tự vận hành thiết bị..............................................................................................................................................37
4.2. Trạm phát hàn АДБ.........................................................................................................................................................................................45
4.2.1. Trình tự chuẩn bị và vận hành........................................................................................................................................................,.............45
4.2.2. Chỉ dẫ̃n an toàn............................................................................................................................................................................................50
4.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật..........................................................................................................................................................................,...........52
4.2.4. Những hư hỏng thường gặ̣p và cách khắc phục..............................................................................................................................,...........55
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................................................................,..........58
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................................................................,...........60
MỞ ĐẦU
Trong tình hình hiện nay để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nhiệm vụ xây dựng quân đội ta ngày càng chính quy từng bước hiện đại là yêu cầu ngày càng trở nên quan trọng. Bên cạnh việc mua sắm các loại vũ khí trang bị kỹ thuật mới thì việc cải tiến, sửa chữa, quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả những loại vũ khí trang bị kỹ thuật hiện có là nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết.
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong thời chiến, cũng như trong thời bình bởi khả năng vận chuyển con người, hàng hoá với tính cơ động cao, đơn giản, an toàn, có thể hoạt động trên những địa hình mà các phương tiện vận chuyển khác khó hoạt động. Điều này đã được chứng minh trong các cuộc chiến tranh của dân tộc, các đoàn xe ô tô đã vận chuyển cung cấp hàng triệu tấn vũ khí, đạn dược... tới những nơi chiến tranh ác liệt nhất. Và trong điều kiện nền kinh tế, điều kiện giao thông của nước ta hiện nay thì vai trò của ngành ô tô ngày càng trở nên quan trọng.
Để thích nghi với yêu cầu của chiến tranh hiện đại, ô tô phải đạt được những mục tiêu chủ yếu như: tính năng thông qua của xe, độ êm dịu chuyển động và an toàn chuyển động, tiện nghi trên xe, tốc độ xe, đảm bảo sử dụng thuận tiện, nhẹ nhàng và tính kinh tế cao nhất. Nhờ có sự phát triển của công nghệ vật liệu, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật số các cụm, các hệ thống trên ô tô ngày càng được hoàn thiện hơn. Do đó để có thể khai thác, sử dụng tốt trang bị xe máy trong quân đội ở điều kiện địa hình Việt Nam đòi hỏi mỗi cán bộ kĩ thuật ngành xe phải nắm chắc đặc tính kết cấu các loại xe để biết cách khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi chi tiết, hệ thống trên xe.
Đồ án " Khai thác kỹ thuật trạm nạp điện ЭСБ trên moóc một trục 1-АП-1.5Г và trạm phát hàn АДБ trên moóc một trục ИАПЗ-738” cũng không nằm ngoài mục đích trang bị cho cán bộ ngành xe có thêm hiểu biết về xe công trình xa nói chung và các trạm sửa chữa nói riêng. Để từ đó có cơ sở khai thác, bảo dưỡng xe được tốt hơn.
Xuất phát từ những điều kiện nêu trên. Đồ án được thực hiện theo các nội dung chính sau:
Lời mở đầu.
Chương 1: Giới thiệu chung các loại công trình xa phục vụ sữa chữa.
Chương 2: Phân tích kết cấu các cụm và hệ thống cơ bản trên xe trạm nạp điện ЭСБ và trạm phát hàn АДБ.
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm bền khung mooc kéo.
Chương 4: Hướng dẫn khai thác trạm nạp điện ЭСБ và trạm phát hàn АДБ.
Trong quá trình thực hiện đồ án, cùng với sự hướng tận tình của thầy giáo: Thạc sĩ ...................... và các thầy giáo trong Bộ môn Xe Ô tô và các thầy giáo trong Viện Cơ khí Động lực, em đã hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên do trình độ bản thân còn hạn chế nên chắc chắn đồ án vẫn còn những sai sót. Kính mong các thầy giáo giúp đỡ, chỉ bảo để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
...................
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH XA PHỤC VỤ SỬA CHỮA
1.1. Công dụng.
Xe công trình xa cơ động sửa chữa có chức năng thực hiện sửa chữa vừa và nhỏ, bảo dưỡng ô tô, xe xích theo phương pháp thay thế cụm, chi tiết, gia công cơ khí các chi tiết và sửa chữa phục hồi trong điều kiện dã ngoại.
Ở mỗi cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong quân đội, xe có chức năng bảo đảm công việc sửa chữa bảo dưỡng ở các mức khác nhau. Chiến lược là một kế hoạch chung có tầm bao quát lớn về không gian và thời gian, để thực hiện kế hoạch chung đó người ta sẽ áp dụng những chiến thuật cụ thể trong các phạm vi, thời gian cụ thể. Chiến dịch là khái niệm bao gồm các kế hoạch trong một khoảng không gian tương đối rộng trong một khoảng thời gian, với mục tiêu cụ thể trong chuỗi các mục tiêu cần đạt được để thực hiện chiến lược.
Xe công trình xa cơ động sửa chữa có nhiều loại, trong đó xe công trình xa cơ động sửa chữa ô tô và xe công trình xa cơ động sửa chữa cơ khí được sử dụng nhiều và phổ biến trong quân đội nhân dân Việt Nam cũng như quân đội các nước trên thế giới.
1.2. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của một số nước trên thế giới.
1.2.1. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của nước Nga.
Nga là một đất nước có nền quân sự hàng đầu thế giới với những vũ khí trang bị hiện đại và tối tân nhất. Từ lâu những chiếc xe công trình xa sửa chữa cơ động đã được Nga sản xuất để đảm bảo sửa chữa kịp thời cho ô tô, vũ khí và gia công cơ khí phục vụ cho chiến đấu liên tục, hoàn thành thắng lợi mọi cuộc chiến. Những chiếc xe đó ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn, thích nghi với mọi điều kiện địa hình thời tiết.
* Xe công trình xa cơ động sửa chữa ô tô MPC-AT
Đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe như bảng 1.1.
* Xe công trình xa sửa chữa cơ khí MPM-AT-1M
Biên chế kíp xe 04 người, bao gồm :
- 01 thợ tiện chuyên môn bậc 4;
- 01 thợ nguội kiêm rèn chuyên môn bậc 4;
- 01 thợ gò hàn chuyên môn bậc 4;
- 01 lái xe.
Tính năng chiến kỹ thuật xe công trình MPM – AT-1M như bảng 1.2.
1.2.2. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của nước Mỹ.
Nói đến quân đội Mỹ là một quân đội hùng mạnh, sừng sỏ bậc nhất thế giới với những vũ khí hiện đại. Trong đó những chiếc xe tăng Mỹ có sức mạnh thật đáng nể, để phục vụ, bảo đảm sửa chữa kịp thời cho các dòng xe tăng này thì quân đội mỹ đã chế tạo, sản xuất ra dòng xe công trình xa sửa chữa cơ động M7 (FRS). Xe M7 của quân đội Mỹ không những bảo đảm sửa chữa cho xe tăng mà có thể sửa chữa tất cả các các công cụ cơ khí khi cần.
Được thực hiện bởi PLS (Hệ thống tải Palletized), FRS sẽ đi đến nơi xe tăng M1 đi. PLS có sức mạnh và tốc độ để theo kịp với các xe tăng M1.
Nền tảng của hệ thống M7 Fresh là một mô-đun bảo dưỡng có thể tháo rời được xây dựng trên một giá đỡ bằng phẳng M1077. Ngoài một cần cẩu 5 tấn cho khả năng nâng trên không, mô-đun được bảo vệ thời tiết có các giắc cắm ổn định, nguồn điện, khả năng hàn, dụng cụ cầm tay và điện, phụ tùng và không gian cho một loạt các bộ dụng cụ bảo trì và sửa chữa. Trên thùng xe có khoảng 560 công cụ, cùng với cần cẩu, hàn thiết bị, các giắc cắm khí nén lớn và máy phát điện riêng của nó được thiết lập để cung cấp đèn, điện và thủy lực.
1.2.3. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của nước Trung Quốc.
Trung Quốc là đất nước có nền quốc phòng đang ngày càng phát triển đứng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Nga), khẳng định sức mạnh quân sự của mình bằng những vũ khí hiện đại, có độ tin cậy và chính xác cao. Trong những trang thiết bị đó không thể không nhắc tới những chiếc xe công trình xa sửa chữa tổng hợp Sinotruk, trên thùng xe được thiết kế với những trang thiết bị cần thiết nhất để bảo đảm sửa chữa kịp thời vũ khí, khí tài, gia công cơ khí cho các cuộc dã ngoại và xa hơn là các cuộc chiến tranh.
Tính năng chiến kỹ thuật xe công trình Sinotruk như bảng 1.3.
1.3. Thực trạng sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động tại Việt Nam.
Nền quốc phòng Việt Nam đã và đang trên đà phát triển, chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại. Không ngừng cải tiến các trang thiết bị hiện đại, với sự giúp đỡ của quân đội Nga (Liên xô cũ) quân đội Việt Nam đang hội nhập và dần khẳng định tiềm lực về quốc phòng trên đấu trường quốc tế.
Xe công trình xa sửa chữa cơ động trong quân đội ta hiện nay còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, đa phần là các xe có kích thước nhỏ được cải tiến trên xe cơ sở Zill-131, với các trang thiết bị đã cũ, một số máy móc đã bị hỏng chỉ đáp ứng nhu cầu bảo đảm kỹ thuật ở cấp chiến thuật.
Các phương tiện bố trí trên xe đã được diezen hóa (dùng động cơ diezen D245.9E2 cho vận tốc tối đa 80 km/h). Thùng xe được thiết kế, chế tạo theo hướng mở cho phép thay đổi linh hoạt cấu hình xe, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật khi cơ động, tác chiến ở các địa hình khác nhau; phù hợp với công nghệ chế tạo trong nước và phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu Việt Nam.
Khối lượng thùng xe và thiết bị là 3.994kg
Do xe công trình sửa chữa tổng hợp ở cấp chiến thuật nên thể tích và các trang thiết bị trên trùng xe còn hạn chế, chỉ đảm bảo một phần trong quá trình tác chiến.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU CÁC CỤM VÀ HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE TRẠM NẠP ĐIỆN ЭСБ VÀ TRẠM PHÁT HÀN АДБ
2.1.Các cụm hệ thống trên trạm nạp điện ЭСБ
Các thành phần chính của trạm nạp điện ЭСБ-4-ВЗ-I-м1 như bảng 2.1.
2.1.1. Tính năng của động cơ УД-2М1
Tính năng của động cơ đưa ra trong bảng 2.2.
2.1.2. Máy phát điện ГАБ-4-П/115
Tính năng của máy phát điện đưa ra trong bảng 2.3.
2.1.3. Cấu tạo.
Trạm nạp điện ЭСБ-4-ВЗ-М1 (hình 2.1) sử dụng loại động cơ УД2-М1 là loại động cơ xăng 4 kỳ công suất nhỏ 2 xy lanh. Động cơ có kết cấu kiểu xupáp đặt, bánh đà có cánh quạt làm mát, trục khuỷu được đỡ trên 2 ổ bi cầu trong các te. Xy lanh được đúc bằng gang còn nắp máy và piston được chế tạo bằng hợp kim nhôm. Trên piston lắp 2 vòng găng hơi và 1 vòng găng dầu.
Thiết kế bố trí chung của máy phát АБ-4-П/115 (hình 2.2) bao gồm các khối thiết bị điện và khối thiết bị đo báo, chỉ thị. Nó có thể đóng ngắt phụ tải, thay đổi điện áp đầu ra và điều khiển hệ thống điện.
2.1.4. Nguyên lý làm việc.
Khi cần làm việc ở chế độ điện áp cao 115-138V thì tiến hành bật chuyển mạch 1B (hình 2.3) sang vị trí 115V-138V khi đó chuyển mạch chế độ sẽ nối thêm một cuộn dây phụ C1-C2 để làm tăng điện áp của máy phát.
* Mạch động lực: "-" Đầu ra thiết bị đầu cuối, tụ điện 1K, chuyển mạch chọn chế độ 1B và các chế độ tải, shunt 1C,được kết nối đến ampe kế 1A cầu chì 1ПР, một phần cuộn dây cực bổ sung д1, tụ điện 3K, các chổi than 1г máy phát điện, tụ điện 4K, một phần cuộn dây cực bổ sung д2, cầu chì 2ПР, cuộn dây phụ của máy phát điện C1C2, chuyển đổi và chuyển tải 1B, tụ điện 2K, "+" đầu ra thiết bị đầu cuối thiết bị;
* Mạch chiếu sáng: Bao gồm một đèn chiếu sáng 1Л thiết bị chuyển đổi 2B và ổ cắm 1Ш. Chúng được cấp điện áp 12V qua điện trở hạn chế 2C, phân phối song song thông qua các cuộn dây phần ứng của máy phát điện và cầu chì 1ПР, 2ПР. Bật và tắt đèn chiếu sáng 1Л và ổ cắm chuyển đổi 1Ш bằng công tắc 2B;
* Dụng cụ chỉ thị: Trong mạch đo báo chỉ thị (hình 2.6) là một Ampe kế 1A và vôn kế 1V. Vôn kế được kết nối song song với phần ứng cuộn dây của bộ bảo vệ máy phát điện, ampe kế song song shunt 1C và nối với mạch động lực.
2.2. Trạm phát hàn АДБ
2.2.1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Tổ hợp máy phát điện hàn (hình 2.9) bao gồm động cơ xăng 4 kỳ và máy phát điện hàn được nối với nhau nhờ khớp nối mềm và được cố định trên khung giá bằng giảm chấn cao su.
2.2.2. Động cơ xăng
Động cơ xăng dẫn động máy phát hàn là loại động cơ kiểu 320-1. Thiết bị điều khiển động cơ và các đồng hồ chỉ thị được đặt trên bảng điều khiển.
Bố trí của bảng điều khiển động cơ được trích ra trên hình 2.10, bao gồm:
- Đồng hồ Ampe dùng để kiểm soát dòng phóng nạp của bình điện.
- Đồng hồ chỉ nhiệt độ nước làm mát của hệ thống làm mát.
- Đồng hồ chỉ áp suất dầu của hệ thống bôi trơn động cơ.
* Hệ thống điều khiển động cơ (hình 2.11) gồm:
- Núm ấn khởi động.
- Công tắc (khóa) điện.
- Tay kéo bướm gió.
- Tay kéo bướm ga.
* Các thiết bị điện gồm: Rơ le khởi động, ổ cắm cấp nguồn cho chiếu sáng thông qua cầu chì, công tắc đèn chiếu sáng bảng điều khiển, điện trở 8 hạn chế dòng cho cuộn hút của nam châm điện УИ-01 (ЭМ-УИ-01), công tắc đóng ngắt cuộn hút nam châm điện của thiết bị truyền động УИ-01 (ЭМ-УИ-01).
2.2.3. Máy phát điện.
Máy phát sử dụng là máy phát hàn chỉnh lưu dòng điện một chiều.Về cấu trúc, máy phát điện hàn là một máy điện có cấu tạo đặc biệt tần số cao, cùng với bộ chỉnh lưu và các thiết bị phân phối, kết cấu của các máy phát điện hàn được thể hiện trong hình 2.12.
Máy phát điện hàn có 2 bộ chỉnh lưu bán dẫn nối song song БПВ 19-230, mỗi bộ chỉnh lưu có 30 điốt silíc Д204-20, tạo thành mạch cầu 3 pha.Trên trục của máy phát điện hàn có quạt hướng trục thổi không khí làm mát cho bộ chỉnh lưu và máy phát.
Chương 3
TÍNH TOÁN KIỂM BỀN KHUNG MOOC KÉO
3.1. Công dụng của khung
Khung là xương cốt của ôtô, để đỡ và bắt chặt động cơ, các cụm của hệ thống truyền lực và phần vận hành, cơ cấu điều khiển, các thiết bị phụ và thiết bị chuyên dụng. Khung xe là hệ thống giàn truyền lực nhận và truyền tất cả các lực và phản lực từ mặt đường tác động lên.
3.2. Các loại khung xe và yêu cầu đối với khung xe
3.2.1. Yêu cầu đối với khung xe
Khung xe làm việc trong điều kiện nặng nhọc với tải trọng cao. Khung chịu tải trọng thẳng đứng từ khối lượng ôtô, lực đẩy, mômen xoắn phát sinh khi ôtô chuyển động và các tải trọng động khi ôtô chuyển động trên đường không bằng phẳng. Vì vậy khung xe cần thỏa mãn các yêu cầu riêng sau đây:
+ Có độ bền và độ tin cậy cao trong sử dụng với trọng lượng nhỏ;
+ Đảm bảo không làm thay đổi vị trí của các cụm, cơ cấu và vỏ xe trong bất kỳ điều kiện sử dụng và chế độ chuyển động;
3.2.2. Các loại khung xe
Trên oto hiện nay, theo kết cấu của khung xe chia ra các loại sau đây:
+ Khung có xà dọc ở hai bên (Hình 3.2);
+ Loại hỗn hợp (hình chữ X) – Hình 3.1.b;
+ Khung có xà dọc ở giữa (Hình 3.1.d);
3.3. Tính toán kiểm bền khung mooc kéo
3.3.1.Chế độ tính và các thông số để tính toán kiểm nghiệm bền khung mooc kéo.
a) Chế độ tính toán kiểm nghiệm.
Ở đây, ta xét xe ở chế độ xe đang được kéo đi trên đường bằng phẳng, trong điều kiện lý tưởng ( bỏ qua các tác nhân bên ngoài ).
b) Nhóm các thông số tính toán kiểm nghiệm bền
Nhóm các thông số tải trọng:
- Tải trọng toàn xe G0 = 1,5.104 N.
- Tự trọng toàn xe GT = 5.103 kg.
- Tải trọng đặt lên mỗi gá bắt nhíp G10 = 5.103 kg.
3.3.2. Xác định các lực tác dụng lên khung xe
c) Các lực tác dụng theo phương X
Chiếu các lực tác dụng lên trục X sẽ được phương trình cân bằng lực kéo của oto như sau:
Pk = Pf + Pi + Pj + Pw (1)
Pf = f . G . cosα = f . G (Do xe di chuyển trên đường bằng phẳng nên cosα = 1)
Để phù hợp cho điều kiện tác chiến thực tế của quân đội ta, nên em chọn hệ số cản lăn trên đường đất khô là: f = 0,03
Do đó, lực cản lăn tác dụng lên khung xe :
Pf = f . G = 0,03.20000 = 600 N (2)
Từ (1), (2), (3), (4), (5), ta có:
Pk = Pf + Pj = 600 + 10000
=> Pk = 10600 N
d) Các lực tác dụng theo phương Z
Với Z1, Z2, Z3, Z4 là các lực từ nhíp xe tác dụng vào gá nhíp; G là trọng lực của toàn bộ xe
Chiếu các lực tác dụng lên trục Z sẽ được phương trình cân bằng lực của oto như sau:
Z1 + Z2 + Z3 + Z4 = G = 2000.10 = 20000 N
Giả sử các lực phân bố tại các đầu gá nhíp là như sau, nên ta được:
Z1 = Z2 = Z3 = Z4 = 5000 N
3.4. Kiểm bền khung mooc kéo
Vật liệu chế tạo khung xe: Thép cacbon CT3 có
Sử dụng phần mềm inventor để kiểm bền cho khung xe.
Chuyển vị lớn nhất của khung xe chịu phải là 0.1107 mm rất nhỏ so với mức cho phép là 0,77 mm.
Do đó khung xe đảm bảo làm việc hiệu quả với giả thiết yêu cầu đề bài.
CHƯƠNG 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC TRẠM NẠP ĐIỆN ЭСБ VÀ TRẠM PHÁT HÀN АДБ
4.1.Trạm nạp điện ЭСБ
4.1.1. Chuẩn bị làm việc và thứ tự vận hành thiết bị
* Chuẩn bị làm việc:
- Đặt trạm làm việc ở vị trí có địa hình bằng phẳng.
- Thả và tỳ chân chống sau của rơ moóc xuống và cố định lại, sau đó mở khóa thành bên và hạ các thành bên xuống.
- Gập chân đỡ càng móc đưa về vị trí gấp gọn, hạ càng xuống đất.
- Tháo khóa hãm của các khối thiết bị trên rơ moóc dỡ các thùng đựng dụng cụ và đưa xuống nhẹ nhàng.
* Vận hành:
- Tiến hành khởi động động cơ: Mở khóa xăng, nhấn núm ở buồng phao đè phao xăng xuống cho đến khi xăng rỉ ra từ nắp bộ chế hòa khí thì dừng lại, đóng bướm gió của chế hòa khí bằng cách xoay cần gạt bướm gió theo hướng vị trí một buồng phao.
- Quay trục khủy động cơ 2¸3 vòng bằng đòn bẩy khởi động để đưa nhiên liệu vào các xi-lanh, Đóng bướm ga ở bộ chế hòa khí, để bướm ga dịch chuyển về vị trí giới hạn tốc độ vòng quay về vị trí có ghi chữ "3", Xoay trục khuỷu cho đến chu kỳ nén trong xy lanh, và sau đó nhanh chóng (giật) để khởi động động cơ, và sau đó cố kẹp chặt cần khởi động lại, để động cơ chạy ở chế độ không tải tại với tốc độ vòng quay trục khuỷu nhỏ nhất cho đến khi đạt áp suất dầu của hệ thống bôi trơn (Khi đó núm báo dầu nhô lên).
* Thao tác với bảng phóng nạp:
Nối các nhóm bình điện và thiết bị phóng nạp, Tắt chuyển mạch phụ tải ở máy phát đưa biến trở điều chỉnh dòng nạp về vị trí có giá trị lớn nhất đối với những nhóm bình điện tiến hành nạp. Ngắt áp tô mát của các nhóm này, đặt các chuyển mạch của các nhóm này về vị trí ngắt "Откл".
* Để ngắt thiết bị phóng nạp tiến hành theo 4 bước:
- Ngắt áp tô mát nhóm phóng nạp
- Đưa chuyển mạch của nhóm phóng nạp thứ 2 và thứ 4, chuyển mạch cộng thêm điện trở của nhóm thứ nhất trên bảng phóng nạpvề vị trí ngắt "Откл",
- Đưa chuyển mạch tải của máy phát về vị trí ngắt
* Bảo dưỡng kỹ thuật ngày được thực hiện với các nội dung: Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong các te động cơ, kiểm tra nhiên liệu trong thùng. Dùng giẻ lau sạch động cơ, máy phát, thùng nhiên liệu, khung giá và các bộ phận khác của thiết bị, xả lắng cặn bẩn của thùng nhiên liệu. Kiểm tra các chi tiết kẹp chặt của thiết bị phát điện và trạm phóng nạp bằng cách xiết chặt các mối ghép. Bảo trì các thiết bị đặt dưới đất.Khi nhiệt độ dưới -150C phải kiểm tra bầu lọc không khí và các ống dẫn khí loại bỏ đá đông ở trong nếu có.
* Bảo dưỡng cấp 1 được thực hiện sau khi làm toàn bộ các công việc bảo dưỡng ngày. Để làm các nội dung này phải tháo bầu lọc khí bằng cách tháo các đai ốc kẹp nắp bầu lọc và nhấc nắp ra khỏi thân bầu lọc. Xả dầu ra khỏi bầu lọc, rửa thân bầu lọc , cùng trống và bao gói bằng xăng. Sau đó làm ẩm lõi lọc bằng dầu nhờn. Lắp thân bầu lọc vào đường ống khí nạp, rót một ít dầu nhờn sạch vào thân bầu lọc và lắp bầu lọc.
* Bảo dưỡng 2 được tiến hành sau khi làm đầy đủ các nội dung công việc của bảo dưỡng ngày và bảo dưỡng 1. Thay lõi lọc của bầu lọc dầu, để thay lõi lọc phải tháo ốc nắp dưới các te động cơ, tháo que thăm dầu, tháo đường ống dẫn dầu (chỉ đối với động cơ УД1-М1), tháo bầu lọc dầu và tách ra khỏi bơm dầu, thay lõi lọc và lắp lại bầu lọc sau đó lắp vào động cơ.
Làm sạch xu páp và xy lanh, nếu các van xả bị mòn và cháy nặng thì thay mới lấy trong bộ dự phòng (ЗИП)
Làm sạch buồng đốt, phần phía trên của xy lanh khỏi muội than, tháo vòng găng pit tông và làm sạch muội than, kiểm tra độ mòn của vòng găng, để xác định độ mòn của vòng găng đặt nó vào trong xy lanh và đo khe hở miệng vòng, nếu khe hở vượt quá 2mm thì thay vòng găng.
* Quy tắc an toàn.
Khi vận hành động cơ cần phải tuân thủ đúng các quy tắc sau đây:
- Không cho phép những người chưa qua đào tạo, huấn luyện chuyên môn kỹ thuật thao tác vận hành động cơ.
- Không được bôi trơn và lau chùi khi động cơ đang làm việc.
- Khi động cơ đang làm việc không được để gần cửa hút gió của quạt làm mát động cơ các vật làm sạch như giẻ lau, khăn lau…..
Những hư hỏng của trạm ЭСБ-4-ВЗ-I-М1 và cách khắc phục như bảng 4.1.
4.2. Trạm phát hàn АДБ
4.2.1. Trình tự chuẩn bị và vận hành.
Trạm phát hàn được thiết kế có thể làm việc ngoài trời ở nhiệt độ môi trường từ -45 ÷ +40°C, độ cao trên 1000m so với mực nước biển và độ ẩm tương đối lên đến 98% ở nhiệt độ 25°C.
4.2.1.1. Khi đặt thiết bị:
Khi đặt thiết bị phải tuân thủ các yêu cầu:
- Đặt máy phát hàn trên địa hình bằng phẳng (theo thiết kế thiết bị cho phép hoạt động liên tục ở vị trí nghiêng một góc không quá 100 so với phương nằm ngang).
- Cố định máy phát hàn không cho máy xê dịch trong quá trình làm việc
- Cuộn dây hàn phải được sắp xếp gọn gàng không làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành thao tác của nhân viên vận hành.
4.2.1.3. Trước khi hàn
Trước khi hàn cần phải:
- Vặn chặt dây cáp hàn vào 2 cọc đầu ra của máy phát. Đầu + của máy phát nối với kìm hàn, đầu – của máy phát nối với kẹp mát.
- Phải đảm bảo hai đầu kìm của 2 dây cáp hàn không được chạm vào nhau hoặc cùng đồng thời tiếp xúc với bề mặt kim loại.
- Làm sạch bề mặt kim loại bằng các dụng cụ chuyên dụng. Kẹp mát phải chắc chắn và đảm bảo tiếp xúc tốt.
4.2.1.5. Khi thôi hàn
- Bật công tắc phân vùng dòng điện hàn về vị trí ”0¸160” .
- Bật chuyển mạch thay đổi dòng điện hàn về vị trí nhỏ nhất “0¸40”
- Xoay biến trở điều chỉnh về vị trí có giá trị lớn nhất.
- Giảm tốc độ vòng quay động cơ.
- Tắt khóa điện.
4.2.2. Chỉ dẫ̃n an toàn.
Trước khi bắt đầu thao tác vận hành trạm phát hàn nhân viên khai thác nên đọc kỹ và tuyệt đối tuân thủ nghiêm ngặt các nội dung của tài liệu, cũng như trình tự và các bước thao tác vận hành .
4.2.2.1. Các quy tắc cơ bản về an toàn phòng chống cháy nổ
Chỉ bổ sung nhiên liệu khi máy ngừng làm việc.Vệ sinh sạch sẽ sau khi đổ nhiên liệu.
Kiểm tra kỹ tuyệt đối không có sự rò rỉ nhiên liệu từ thùng nhiên liệu hoặc ống dẫn nhiên liệu.Nếu phát hiện thấy có hiện tượng rò rỉ thì phải sữa chữa khắc phục ngay.
4.2.2.2. An toàn thiết bị
Để ngăn chặn quá trình tăng tốc đột ngột của động cơ trước khi cho máy phát làm việc cần phải tiến hành các biện pháp sau:
- Kiểm tra sức căng dây đai quạt gió,và dây đai bộ điều tốc bằng cách ấn 1 lực 4kgf lên dây đai ở vị trí giữa puly máy phát và quạt gió thì độ chùng của dây đai không được lớn hơn 12¸15mm, còn dây đai giữa quạt gió và điều tốc không được vượt quá 10¸12mm.
- Kiểm tra dây đai của máy phát;
- Kiểm tra sự linh hoạt của cơ cấu truyền động của bộ điều tốc với bướm ga;
- Kiểm tra cơ cấu điều chỉnh của bộ điều tốc;
4.2.2.3. An toàn lao động
Khi hàn hồ quang cần chú ý:
- Tránh tổn thương do điện giật;
- Tổn thương mắt và da bị bỏng mặt và tay do các tia hồ quang điện;
- Chấn thương và bỏng từ sự bắn tóe của kim loại nóng chảy.
4.2.3. Bảo dưỡng kỹ thuật
Chế độ bảo dưỡng định kỳ đảm bảo cho máy phát làm việc tốt, ngăn ngừa các hư hỏng phát sinh trong quá trình làm việc và tăng tuổi thọ của thiết bị.
4.2.3.1. Bảo dưỡng thường xuyên
- Trước khi bắt đầu làm việc cần phải quan sát các bộ phận bên ngoài của máy phát, nếu phát hiện thấy các mối ghép bu lông lỏng thì phải bắt chặt lại;
- Kiểm tra các mối lắp ghép bằng bu lông giữa máy phát với động cơ.
- Kiểm tra tình trạng của thanh kéo 10 (xem hình 2.9).
4.2.3.3. Bảo dưỡng định kỳ động cơ
Nội dung bảo dưỡng động cơ như đối với động cơ ô tô.
Bảo dưỡng định kỳ là các công việc chăm sóc kỹ thuật phương tiện sau từng thời gian vận hành. Thường bảo dưỡng định kỳ động cơ được chia thành 3 cấp; Các cấp bảo dưỡng đều phải thực hiện những công việc được nhà sản xuất quy định, phụ thuộc vào chủng loại và điều kiện hoạt động của phương tiện.
Đối với động cơ, nội dung các bảo dưỡng định kỳ như sau:
a) Bảo dưỡng 1
Được thực hiện sau 60 giờ hoạt động của động cơ. Nội dung gồm các thao tác bảo dưỡng hàng ngày và thêm:
- Lau rửa sạch mặt ngoài máy.
- Kiểm tra nếu cần thì điều chỉnh độ căng dây đai quạt gió và máy phát.
- Bảo dưỡng bình lọc khí: rửa lưới lọc, lõi lọc và bôi dầu rồi lắp vào vị trí.
c) Bảo dưỡng 3
Được thực hiện sau 960 giờ hoạt động của động cơ. Bảo dưỡng 3 nhằm chẩn đoán tổng hợp tình trạng kĩ thuật của động cơ để quyết định cho động cơ hoạt động tiếp hay cần phải sửa chữa một vài bộ phận. Bảo dưỡng 3 gồm phần lớn nội dung bảo dưỡng 2 và thêm:
- Cọ rửa thân bình lọc, bình chứa nhiên liệu; Thay lõi lọc tinh nhiên liệu.
- Thông rửa đường ống nhiên liệu và ống nạp.
- Kiểm tra góc phun sớm và áp suất vòi phun.
4.2.3.4. Bảo dưỡng máy phát
Khi tiến hành bảo dưỡng định kỳ máy phát hàn cần tiến hành các bước sau:
- Kiểm tra tình trạng của các mạch điện, các mối nối, đảm bảo sự làm việc tin cậy của hệ thống;
- Kiểm tra tình trạng của ổ đỡ và mỡ bôi trơn của ổ đỡ, (sau mỗi 1200h, nhưng ít nhất mỗi năm một lần), Khi vượt quá thời gian sử dụng trên thì nên thay mỡ bôi trơn. Để thay mỡ hoặc vòng bi, cần phải tháo vòng bi rời khỏi máy phát điện. Để loại bỏ mỡ bôi trơn cũ, rửa sạch vòng bi bằng xăng và sau đó tra vào vòng bi một lượng mỡ bằng 1/2¸2/3 thể tích chứa của ổ bi. Sử dụng mỡ bôi trơn loại LITOL GOST 21150-75 hoặc tương đương.
4.2.4. Những hư hỏng thường gặ̣p và cách khắc phục.
4.2.4.1. Động cơ
Những hư hỏng thường gặp của động cơ và cách khắc phục được chỉ dẫn trong tài liệu khai thác sử dụng động cơ.
4.2.4.2. Máy phát
Những hư hỏng thường gặp của máy phát điện hàn, nguyên nhân và biện pháp khắc phục được cho trong bảng 4.2.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian nỗ lực của bản than cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo : Thạc sĩ ...................... và cùng các thầy trong Bộ môn Xe Ô tô em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.
Với nhiệm vụ được giao, đồ án đã thực hiện được đầy đủ các nội dung. Trong chương 1, đồ án đã giới thiệu chung các loại công trình xa phục vụ sữa chữa, đối tượng nghiên cứu của đồ án. Trong đó giới thiệu khái quát các thông số của một số công trình xa của các nước lớn mạnh về quân sự trên thế giới cũng như ở Việt Nam chúng ta. Chương 2 tập trung vào phân tích kết cấu các cụm và hệ thống cơ bản trên xe trạm nạp điện ЭСВ và trạm phát điện АДБ. Chương 3, đồ án đã tính toán kiểm nghiệm bền khung mooc kéo bằng phần mềm Inventor. Cuối cùng là chương 4 có nội dung là hướng dẫn khai thác trạm nạp điện ЭСВ và trạm phát điện АДБ .
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn nên trong phần tính toán kiểm nghiệm bền cho khung mooc kéo và một số nội dung trong đồ án chưa thực sự hoàn chỉnh. Mặt khác do điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy và các đồng chí để kiến thức của em ngày càng hoàn thiện. Hướng phát triển của đồ án là tiếp tục nghiên cứu khai thác các trạm sửa chữa cơ động một cách hoàn thiện để đảm bảo nâng cao chất lượng khai thác sử dụng xe.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Thạc sĩ ...................... và cùng các thầy trong Bộ môn Xe Ô tô, Viện Cơ khí Động lực đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Nguyễn Văn Trà, Kết cấu tính toán ô tô (tập 1, 2), NXB Quân đội nhân dân, 2016.
2. Nguyễn Phúc Hiểu, Vũ Đức Lập, Lý thuyết ô tô quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự, 2002.
3. Phạm Đình Vi, Vũ Đức Lập, Cấu tạo ô tô quân sự (tập 1, 2), Học viện Kỹ thuật Quân sự, 1995.
4. Hướng dẫn sử dụng Tổ hợp trạm phát hàn АДБ-3122-У1
5. Hướng dẫn sử dụng Trạm nạp điện ЭСБ trên moóc một trục 1-АП-1.5Г
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"