ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA CAMRY

Mã đồ án OTTN003024156
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 290MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hệ thống gạt mưa rửa kính, bản vẽ hệ thống nâng hạ kính và điều khiển gương chiếu hậu, bản vẽ hệ thống tín hiệu, bản vẽ hệ thống chiếu sáng, bản vẽ hệ thống khởi động); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA CAMRY.

Giá: 1,090,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........................................................................................................................1

DANH  MỤC HÌNH........................................................................................................... 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................................8

LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................10

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................11

1.1. Dẫn nhập...................................................................................................................11

1.2. Giới thiệu xe TOYOTA CAMRY ................................................................................11

1.3. Tổng quan về hệ thống điện thân xe.........................................................................14

1.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................15

1.5. Giới hạn.....................................................................................................................15

Chương 2 HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA CAMRY.............................................16

2.1. Hệ thống khởi động...................................................................................................16

2.1.1. Vị trí bố trí các chi tiết.............................................................................................16

2.1.2. Cấu tạo...................................................................................................................17

2.1.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.................................................................27

2.2. Hệ thống kiểm tra theo dõi........................................................................................28

2.2.1. Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin.......................28

2.2.2. Các tín hiệu đầu vào và màn hình hiển thị đa chức năng......................................30

2.3. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu.....................................................................................35

2.3.1. Vị trí bố trí các chi tiết.............................................................................................36

2.3.2. Cấu tạo...................................................................................................................36

2.3.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.................................................................42

2.4. Hệ thống thiết bị điện phụ..........................................................................................52

2.4.1. Vị trí bố trí các chi tiết.............................................................................................52

2.4.2. Cấu tạo...................................................................................................................55

2.4.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.................................................................66

Chương 3 KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA CAMRY........................74

3.1. Hệ thống khởi động...................................................................................................74

3.1.1. Ắc quy.....................................................................................................................74

3.1.2. Máy khởi động........................................................................................................77

3.2. Kiểm tra hư hỏng hệ thống chiếu sáng - tín hiệu......................................................93

3.3.1. Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng của hệ thống chiếu sáng................................. 93

3.3.2. Kiểm tra hư hỏng hệ thống tín hiệu........................................................................97

3.3. Khai thác, kiểm tra hư hỏng hệ thống gạt nước và rửa kính...................................107

3.3.1. Khảo sát kiểm tra từng bộ phận............................................................................107

3.3.2. Xác định chân của giắc cắm và chân của motor để đấu dây................................112

3.2.1. Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng thường gặp của hệ thống gạt nước................113

KẾT LUẬN......................................................................................................................117

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................118

LỜI NÓI ĐẦU

Trong vài thập kỷ gần đây, nền công nghiệp ôtô đã có những bước phát triển lớn lao. Chẳng hạn, hệ thống điều khiển động cơ đã áp dụng công nghệ GDI (gasoline direct injection) nhằm làm giảm tối đa tiêu hao nhiên liệu. Phần gầm của ô tô ngày nay được trang bị một số hệ thống như: hệ thống phanh chống hãm cứng (ABS) hay hệ thống chống trượt (ASR), hệ thống treo điều khiển điện tử, hộp số tự động nhiều cấp… Do đó, hệ thống điện thân xe cũng được cải tiến nhằm làm cho chiếc ô tô ngày càng hoàn thiện hơn.

Trải qua thời gian học tập tại trường, với những kiến thức đã được trang bị giúp tôi có thêm nhiều tự tin và gắn bó hơn với ngành mình đang theo học. Đồ án tốt nghiệp là môn học cuối cùng của mỗi học viên để hoàn thành khóa học, nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu khai thác hệ thống điện thân xe TOYOTA CAMRY”. Đây là một đề tài rất gần với thực tế sản xuất và sửa chữa các hệ thống điện trên xe.

Với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô, tôi đã hoàn thành đề tài đúng tiến độ được giao. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế còn hạn chế và đây là lần đầu tiên làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các thầy để đề tài được hoàn thiện hơn. Với việc thực hiện đề tài này đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức thực tế, đây chính là hành trang để tôi dễ dàng hơn trong công việc sau này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy : Thạc sĩ………………. và các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                                               TP HCM, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                                 Học viên thực hiện

                                                                                                                                                …………………

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Dẫn nhập.

Ngày nay, khi mà khoa học kỹ thuật đang phát triển từng ngày thì những ứng dụng công nghệ tiên tiến trên ô tô ngày càng nhiều. Trong đó không thể thiếu những thiết bị để tính tiện nghi trên xe, nhu cầu sử dụng xe hơi ngày càng khắt khe hơn người ta ngày càng quan tâm đến những chiếc xe được trang bị các hệ thống hiện đại, mà trên đó không thể thiếu được các thiết bị điện, điện tử. Ngược trở lại những năm 1950 và sớm hơn nữa, xe hơi chỉ được trang bị ắc-quy 6V và bộ sạc điện áp 7V. Dĩ nhiên, những chiếc xe cổ này cũng không cần nhiều điện năng ngoài việc đánh lửa hay vài bóng đèn thắp sáng. Trên những chiếc xe hiện đại ngày nay, ngoài các hệ thống điện chiếu sáng còn rất nhiều các hệ thống điện rất hiện đại phục vụ cho nhu cầu giải trí: Hệ thống âm thanh, CD, Radio…,

1.2. Giới thiệu xe TOYOTA CAMRY .

Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Toyota là dòng xe phổ biến nhất. Tại Việt Nam thì số lượng xe Toyota gia tăng không ngừng và trở thành dòng xe quen thuộc của người Việt Nam. Bước sang năm 2019, Toyota Camry đã chính thức ra mắt 23 năm tại thị trường Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của nền kinh tế, chào đón hàng loạt các đối thủ sừng sỏ khác như Mazda6, Honda AccordHyundai Sonata và Kia Optima, Toyota Camry vẫn giữ vững vị trí ông vua trong phân khúc sedan hạng D. Sau hơn 20 năm tại Việt Nam, Toyota Camry đã trải qua hơn 6 lần ra mắt phiên bản nâng cấp cũng như thế hệ hoàn toàn mới. 

Nội dung đồ án tập trung nghiên cứu hệ thống điện thân xe trên xe TOYOTA CAMRY 2.4G 2007..

1.3. Tổng quan về hệ thống điện thân xe.

a. Hệ thống khởi động.

- Nhiệm vụ:

Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng quay tối thiểu đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.

- Các thiết bị chính:

Ắc quy, máy khởi động và có thể có thêm các rơle bảo vệ khóa điện, rơle trung gian, rơle đổi nối điện áp ... Trong một số xe sử dụng động cơ điezen có khi còn có hệ thống xông nóng động cơ.

c. Hệ thống kiểm tra theo dõi.

- Nhiệm vụ

Theo dõi và thông báo cho người sử dụng xe biết những thông số cơ bản về tình trạng làm việc của ô tô.

- Các thiết bị chính:

Gồm các loại đồng hồ cùng các bộ cảm biến của chúng; một số đèn báo nguy và bộ cảm biến báo nguy…Trên những ô tô hiện đại, ở hệ thống này người ta còn trang bị thêm những đèn kiểm tra động cơ (check engine lamp) và giắc kiểm tra (check conector) .v.v…

d. Các hệ thống thiết bị điện phụ.

- Nhiệm vụ:

Là hệ thống tiện nghi, phục vụ cho hành khách đồng thời hỗ trợ cho công việc của người lái.

- Các thiết bị chính: Bộ lau - rửa, nâng- hạ kính, khóa cửa, đồng hồ điện, Rađio cátset, ti vi, điều hòa nhiệt độ…

1.5. Giới hạn.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế do đó đề tài nghiên cứu “Khai thác hệ thống điện thân xe TOYOTA CAMRY ” chỉ nghiên cứu ở phạm vi xe TOYOTA CAMRY 2.4G 2007 mà không đề cập hệ thống điện trên các xe ô tô khác.

Chương 2

HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA CAMRY

2.1. Hệ thống khởi động.

Làm quay trục khuỷu động cơ với số vòng quay tối thiểu đủ để nổ máy và đảm bảo nổ máy dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.

2.1.1. Vị trí bố trí các chi tiết.

a. Ắc quy.

- Bình theo xe: 75D23L

- Thông số kỹ thuật: 12v-65Ah

b. Máy khởi động.

Vị trí bố trí máy khởi động như hình 2.2.

2.1.2. Cấu tạo.

a. Ắc quy.

Dùng khởi động động cơ ở một tốc độ tối thiểu tạo ra moment lớn để quay động cơ. Ắc quy khởi động còn cung cấp điện cho các tải điện quan trọng khác trong hệ thống điện, cung cấp từng phần hoặc toàn bộ trong trường hợp động cơ chưa làm việc hoặc đã làm việc mà máy phát điện chưa phát đủ công suất (động cơ đang làm việc ở chế độ số vòng quay thấp): cung cấp điện cho đèn đậu (parking lights), radio cassette, CD, các bộ nhớ (đồng hồ, hộp điều khiển…), hệ thống báo động…

b. Máy khởi động.

Máy khởi động loại giảm tốc gồm có các bộ phận sau đây:

- Công tắc từ

- Phần ứng (lõi của motor khởi động)

- Vỏ máy khởi động

- Chổi than và giá đỡ chổi than

- Bộ truyền bánh răng giảm tốc

- Li hợp khởi động

- Công tắc từ (Rơle gài khớp)

Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của dòng điện chạy tới motor và điều khiển bánh răng bendix bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động. Cuộn hút được quấn bằng dây có đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi cuộn giữ.

- Phần ứng và ổ bi cầu.

Phần ứng và ổ bi có chức năng sinh ra mô men đồng thời giữ cho đông cơ điện ở tốc độ cao.

- Vỏ máy khởi động.

Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho motor hoạt động. Nó cũng có chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các đường sức từ. Cuộn cảm được mắc nối tiếp với phần ứng.

- Chổi than và giá đỡ chổi than.

Chổi than và giá đỡ chổi than cho phép dòng điện chạy qua phần ứng một chiều, đồng thời giữ ổn định lõi ép chổi than. Chổi than được chế tạo bằng hợp kim đồng và cacbon (60÷70 đồng). Cho phép dẫn nhiệt tốt và chống mòn. Lực của lò xo chổi than ép chổi than ngăn roto quay quá nhanh. Làm rôto ngừng ngay khi ngắt đề.

- Bánh răng bendix và trục xoắn ốc

Bánh răng bendix và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động cơ nhờ sự ăn khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng bendix được vát mép để ăn khớp được dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của motor thành lực đẩy bánh răng bendix, trợ giúp cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng bendix với vành răng.. Để tránh hiện tượng cắt chân răng ở bánh răng của bánh răng này thường chọn từ 9 đến 11 răng.

2.1.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.

Khi người lái bật chìa khóa điện đến vị trí khởi động (ST) đồng thời tay số để vị trí P hoặc N thì sẽ có dòng điện chạy trong mạch như sau:

- Dòng điện 12V từ bình ắc quy tới cầu chì 30A AM2 tới chân AM2 và ST2 của khóa điện tới cầu chì 7,5A ST. Một dòng tới chân STA E4 của ECU báo cho ECU tín hiệu khởi động và chân NSW tiếp tục đi qua ECU động cơ tới chân STA E8 đến đầu nối trung gian. Dòng còn lại tiếp tục đi tới công tắc số trung gian và đi tới cuộn dây của rơ le khởi động qua nút đề và đi về mát.

- Khi cuộn dây của rơ le khởi động có điện nó sẽ tạo ra từ trường và biến lõi thép thành nam châm điện, nam châm điện sẽ hút cho công tắc trong rơ le đóng lại, làm xuất hiện dòng điện chạy qua máy khởi động.

2.2. Hệ thống kiểm tra theo dõi.

2.2.1. Các bảng đồng hồ và các đèn báo trên hệ thống hiển thị thông tin.

Ngoài các đồng hồ báo chính trên táp lô xe TOYOTA CAMRY 2.4G 2007 còn bố trí kết hợp nhiều loại đèn báo khác hiển thị các thông số của các hệ thống hoạt động trên xe như đèn báo áp suất lốp, đèn báo hổ trợ lên dốc và xuống dốc, đèn báo có phanh ABS hoạt động…, 

2.2.2. Các tín hiệu đầu vào và màn hình hiển thị đa chức năng.

a. Đồng hồ tốc độ.

Đồng hồ tốc độ hoặc tốc kế là một đồng hồ đo tốc độ hiện thời của phương tiện giao thông chạy là bao nhiêu kilômét trên giờ (hoặc dặm trên giờ). Trên xe TOYOTA CAMRY 2.4G 2007 tốc độ được đo thông qua cảm biến tốc độ được lắp tại bánh xe. Ở bánh xe, cảm biến tốc độ được gắn cố định trên các bợ trục của bánh xe, vành răng cảm biến được gắn trên đầu ngoài của bán trục, hay trên cụm moay-ơ bánh xe, đối diện và cách cảm biến tốc độ một khe hở nhỏ, gọi là khe hở từ.

b. Cơ cấu báo nguy áp suất dầu bôi trơn động cơ.

Cơ cấu này báo hiệu trong trường hợp áp suất dầu bôi trơn động cơ giảm tới mức nguy hại cho điều kiện làm việc. Khi động cơ ô tô máy kéo không làm việc hoặc khi áp suất trong hệ thống bôi trơn giảm xuống thấp hơn 0,4-0,7 KG/cm2, màng 6 ( hình 2.21) nằm ở vị trí ban đầu, còn tiếp điểm 4 ở trạng thái đóng, đảm bảo thông mạch cho đèn hiệu 3.

d. Màn hình hiển thị đa chức năng

Công tắc hiển thị màn hình đa chức năng được đặc bên góc phải vô lăng rất thuận tiện cho việc điều khiển theo dõi các thông tin của xe. Trên màn hình hiển thị đa chức năng còn hiển thị các thông tin về tốc độ trung bình xe chạy, hiển thị vận tốc cài đặt, thông báo về tiêu hao nhiên liệu tức thời và trung bình khi xe chạy, báo áp suất lốp xe... cho phép người lái nhìn rõ các thông tin cần thiết giúp việc lái xe trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

Cấu tạo: Màn huỳnh quang chân không bao gồm 3 phần :

+ Một bộ dây tóc (catốt),

+ 20 đoạn (anốt) được phủ chất huỳnh quang

+ Một lưới được đặt giữa anốt và catốt để điều khiển dòng điện.

2.3. Hệ thống chiếu sáng tín hiệu.

Hệ thống chiếu sáng rất quan trọng đối với phương tiên tham gia giao thông trên đường, nó có các công dụng như: Chiếu sáng phần đường khi xe chuyển động trong đêm tối, báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường, báo kích thước, khuôn khổ xe và biển số xe, báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi xe phanh và khi dừng, chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lý, …). 

2.3.1. Vị trí bố trí các chi tiết.

Vị trí của các đèn trên xe TOYOTA CAMRY như hình 2.26.

2.3.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.

a. Đèn pha.

Dưới đây là sơ đồ mạch điện thực tế của hãng và sơ đồ nguyên lý từ sơ đồ thực tế

Sơ đồ hệ thống đèn pha trên xe TOYOTA CAMRY như hình 2.35.

Nguyên lý hoạt động: người lái vặn công tắc điều khiển đèn đến vị trí Head:

- Dòng điện đi qua đèn cốt như sau: Dòng điện từ cực dương ắc quy qua các cầu chì 15A rồi qua bóng đèn cốt RH(LOW) và LH(LOW) đến giắc nối và đến chân HL của công tắc đảo pha cốt. Khi người lái bật công tắc đảo pha cốt về vị trí LOW,khi đó chân HL được nối với chân ED. Sau đó chân ED nối với chân H của công tắc điều khiển đèn qua chân ED của H của công tắc điều khiển đèn và về mát lúc đó đèn cốt sáng.

- Dòng điện đi qua đèn pha như sau: Dòng điện từ cực dương ắc quy qua các cầu chì 15A rồi qua bóng đèn pha RH(HI) và LH(HI) đến giắc nối và đến chân HU của công tắc đảo pha cốt. Một dòng diện khác từ cực dương ắc quy qua cầu chì 7,5A DOME đến bóng đèn báo pha qua giắc nối và đến chân HU của công tắc đảo pha cốt. Khi người lái bật công tắc đảo pha cốt về vị trí HIGH, khi đó chân HU và HL được nối với chân ED. 

b. Đèn hậu và đèn kích thước.

Nguyên lý làm việc: Khi tài xế bật công tắc đèn hậu, dòng điện chạy từ ắc quy -> cầu chì -> chân B1 của công tắc -> đến chân T1 -> các bóng đèn ->mát. Các bóng đèn hậu, đèn kích thước và đèn soi biển số sáng lên. Khi tài xế tắt công tắc, các đèn đều tắt. Công tắc đèn hậu và đèn kích thước thường được tích hợp với công tắc số mo và số lùi.

- Đèn sương mù phía sau

Nguyên lý hoạt động: Khi bật công tắc đèn sương mù, có dòng điện chạy từ ắc quy -> cầu chì -> cuộn dây rơ le -> chân B -> LFG -> mát. Trong cuộn dây sinh ra lực từ hút khóa k đóng lại, cho dòng điện chạy từ ắc quy -> cầu chì- > khóa K -> đèn sương mù -> mát. Đèn sương mù sáng.

e. Đèn phanh.

Nguyên lý làm việc: Khi tài xế đạp phanh, công tắc đèn phanh đóng, cho dòng điện chạy từ (+) ắc quy qua cầu chì đến công tắc đèn phanh -> giắc nối dây ->  đèn phanh đến mát, đèn phanh sáng, đồng thời có dòng chạy qua đèn táp lô, đèn táp lô 

g. Còi xe

Nguyên lý làm việc: Khi tài xế bấm còi, công tắc còi đóng, cho dòng điện chạy từ (+) ắc quy -> cầu chì -> cuộn dây của rơle còi -> công tắc-> mát. Lúc này trong cuộn dây sinh ra lực từ hút khóa K của rơle đóng lại, cho dòng chạy qua khóa K -> còi -> mát. Còi xe kêu.

2.4. Hệ thống thiết bị điện phụ.

 Hệ thống các thiết bị phụ: Bao gồm quạt gió, hệ thống gạt nước lau kính, nâng hạ kính, đóng mở cửa xe, radio, tivi, hệ thống chống trộm, hệ thống nâng hạ ghế…

2.4.1. Vị trí bố trí các chi tiết.

a. Hệ thống gạt nước rửa kính.

Hệ thống gạt nước và rửa kính là một hệ thống đảm bảo cho người lái nhìn được rõ ràng bằng cách gạt nước mưa trên kính trước và kính sau khi trời mưa. Hệ thống có thể làm sạch bụi bẩn trên kính chắn gió phía trước nhờ thiết bị rửa kính. Vì vậy đây là thiết bị cần thiết cho sự an toàn của xe khi chạy. 

b. Hệ thống điều khiển cửa và hệ thống nâng hạ kính.

Hệ thống điều khiển cửa là một hệ thống để mở và đóng các cửa sổ bằng cách điều khiển các công tắc. Motor cửa sổ điện quay khi vận hành công tắc điều khiển cửa sổ. Chuyển động quay của motor điện này sau đó được chuyển thành chuyển động lên xuống nhờ bộ nâng hạ cửa sổ để mở hoặc đóng cửa sổ.

Hệ thống nâng hạ kính có chức năng sau đây:

- Chức năng đóng (mở) bằng tay;

- Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn;

- Chức năng khóa cửa sổ;

Một số xe có chức năng vận hành cửa sổ liên kết với ổ khóa của người lái.

- Chức năng đóng (mở) bằng tay

Khi công tắc cửa sổ bị kéo lên hoặc đẩy xuống giữa chừng, thì cửa sổ sẽ mở hoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra.

- Chức năng tự động đóng (mở) cửa sổ bằng một lần ấn

Khi công tắc điều khiển cửa sổ bị kéo lên hoặc đẩy xuống hoàn toàn, thì cửa sổ sẽ đóng và mở hoàn toàn. Một số xe chỉ có chức năng mở tự động và một số xe chỉ có chức năng đóng (mở) tự động cho cửa sổ phía người lái

- Chức năng khóa cửa sổ

Khi bật công tắc khóa cửa sổ, thì không thể mở hoặc đóng tất cả các cửa kính trừ cửa sổ phía người lái.

c. Hệ thống điều khiển gương điện.

Gương chiếu hậu là loại gương được gắn trên xe hơi nói chung và trên một số phương tiện giao thông khác. Thông thường gương chiếu hậu được gắn ở hai bên thân xe và phần trên cùng của kính chắn gió. 

Theo vị trí lắp đặt gương chiếu hậu chia làm hai loại:

- Gương chiếu hậu lắp trên kính chắn gió: Đây lá loại gương chiếu hậu kiểu cũ tuy nhiên vẫn được sử dụng và rất cần thiết đối với lái xe có thể giúp quan sát trong khoang xe phía sau và giúp quan sát điều khiển xe được tốt hơn khi lùi tránh va đập vào các vật cản phía sau khó quan sát trong điểm mù.

- Gương chiếu hậu lắp bên ngoài: Gương chiếu hậu ngoài trở giúp cho người lái có được cái nhìn tốt hơn ở phía sau xe. Bên cạnh đó, gương chiếu hậu ngoài còn cho phép điều chỉnh linh hoạt để có được góc nhìn tốt nhất phù hợp với chiều cao và vị trí của người lái.

2.4.2. Cấu tạo.

a. Hệ thống gạt mưa rửa kính.

Cấu tạo của hệ thống gạt nước và rửa kính gồm các bộ phận sau:

- Cần gạt nước phía trước/Lưỡi gạt nước phía trước

- Motor và cơ cấu dẫn động gạt nước phía trước.

- Vòi phun của bộ rửa kính trước.

- Bình chứa nước rửa kính (có motor rửa kính)

- Công tắc gạt nước và rửa kính (Có relay điều khiển gạt nước gián đoạn)

- Cần gạt nước phía sau/lưỡi gạt nước phía sau

- Cần gạt nước/ thanh gạt nước

Cấu trúc của cần gạt nước là một lưỡi cao su gạt nước được lắp vào thanh kim loại gọi là thanh gạt nước. Gạt nước được dịch chuyển tuần hòan nhờ cần gạt. Vì lưỡi gạt nước được ép vào kính trước bằng lò xo nên gạt nước có thể gạt được nước mưa nhờ dịch chuyển thanh gạt nước. 

- Relay điều khiển gạt nước gián đoạn

Relay này kích hoạt các gạt nước hoạt động một cách gián đoạn. Phần lớn các kiểu xe gần đây các công tắc gạt nước có relay này được sử dụng rộng rãi. Một relay nhỏ và mạch Transistor gồm có tụ điện và điện trở cấu tạo thành relay điều khiển gạt nước gián đoạn. Dòng điện tới motor gạt nước được điều khiển bằng relay theo tín hiệu được truyền từ công tắc gạt nước làm cho motor gạt nước chạy gián đoạn.

b. Công tắc điều khiển nâng hạ kính.

Công tắc điều khiển nâng hạ kính bao gồm một công tắc điều khiển nâng hạ chính, bố trí tại cửa bên trái người lái xe và mỗi cửa hành khách có một công tắc điều khiển nâng hạ phụ. Ở công tắc nâng hạ chính có công tắc khoá cửa sổ. Công tắc nâng hạ kính có hai chế độ hoạt động:

- Chức năng đóng/mở bằng tay: khi công tắc nâng hạ kính bị kéo lên hoặc đẩy -xuống giữa chừng, thì của kính sẽ mở hoặc đóng cho đến khi thả công tắc ra.

- Chức năng tự động đóng/mở cửa sổ bằng một lần ấn: khi công tắc điều nâng hạ kính bị kéo lên hoặc nay xuống hoàn toàn, thì cửa kính sẽ đóng và mở hoàn toàn.

e. Motor nâng hạ cửa kính.

Motor nâng hạ kính là động cơ điện một chiều, kích từ bằng nam châm vĩnh cữu, có công suất thấp, có cấu tạo nhỏ gọn, dễ lắp ráp, bố trí.

Motor nâng hạ kính  gồm có ba bộ phận: Motor, bộ truyền bánh răng và cảm biến. Motor thay đổi chiều quay nhờ công tắc điều khiển. Bộ truyền bánh răng truyền chuyển động quay của motor tới bộ nâng hạ cửa sổ. Cảm biến gồm có công tắc hạn chế và cảm biến tốc độ để điều khiển chống kẹt cửa sổ. Việc xác định kẹt cửa sổ đợc xác định dựa trên các tín hiệu của cảm biến tốc độ và công tắc hạn chế từ motor điều khiển cửa sổ phía nguời lái.

h. Công tắc điều khiển khoá cửa.

Hệ thống điều khiển khoá cửa không đơn thuần đóng/mở các cửa xe bằng công tắc cơ khí, mà còn điều khiển motor khóa của tuỳ theo sự vận hành công tắc điều khiển khoá cửa và chìa khoá.

Có hai phương pháp điều khiển khóa cửa:

- Khoá cửa bằng công tắc điều khiển khóa cửa: Khi ấn công tắc điều khiển khoá cửa về phía khóa hay mở khoá, thì tất cả các cửa đều được khoá hay mở khoá.

- Khóa cửa bằng chìa khóa: Khi chìa khoá được tra vào ổ khoá và xoay về vị trí khoá hay mở khoá, thì tất cả các cửa đều được khóa hay mở.

2.4.3. Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc.

a. Hệ thống gạt nước phía trước.

Nguyên lý làm việc: Thường thì tiếp điểm (1) và (2) nối với nhau. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây relay, tiếp điểm (1) từ (2) nối sang (3).

Chế độ phun nước: Khi bật công tắc phun nước, chân (W) và chân (EW) được nối với nhau, cho dòng điện chạy từ (+) ắc quy -> cầu chì -> bơm nước -> (W) -> (EW) -> mát. Bơm nước quay, khi tắt công tắc, bơm nước dừng lại.

Chế độ HIGH: Chân (+B) được nối với chân (+2) cho dòng điện chạy từ (+B) -> (+2) -> chổi than tốc độ cao-> motor gạt nước-> mát. Motor gạt nước quay với tốc độ nhanh.

Chế độ OFF: motor vẫn tiếp tục quay khi đến điểm dừng , chân (1’) bỏ (3’) nối (2’) motor dừng hoạt động.

b. Hệ thống gạt nước phía sau.

Sơ đồ hệ thống phun gạt nước của hãng và sờ đồ nguyên lý từ sơ đồ thực tế.

Nguyên lý làm việc: Khi bật công tắc gạt nước, cộng (+1) được nối mát thông qua chân EW, motor gạt nước được nối mát, dòng điện chạy từ (+) ắc quy -> cầu chì -> motor gạt nước -> (+1) -> EW-> mát. Motor gạt nước quay. Khi tắt công tắc, motor gạt nước vận tiếp tục quay đến điểm dừng thì dừng lại.

c. Hệ thống nâng hạ kính

Nguyên lý làm việc

- Khi tài xế ngắt công tắc chính thì các công tắc hành khách không thể điều khiển được. Vì đây là motor điện một chiều nên khi ta đổi chiều dòng điện, motor sẽ quay theo chiều ngược lại. Khi bật công tắc máy, dòng qua cầu chì, cung cấp nguồn cho cụm công tắc điều khiển nơi người lái. Bật công tắc sang vị trí down: lúc này 2 sẽ nối với 3’, motor sẽ quay kính hạ xuống. Khi bật sang vị trí Up: 1 nối với 3, 2 nối với 0, dòng qua motor ngược ban đầu nên kính được nâng lên.

- Tương tự, người lái có thể điều khiển nâng hạ kính tất cả các của còn lại theo nguyên lý như trên. Khi công tắc chính được mở, người ngồi trong xe có thể điều khiển sự thông thoáng theo sợ thích của mình bằng cách điều khiển các công tắc hành khách cũng theo nguyên lý trên.

d. Hệ thống điều khiển gương chiếu hậu

Nguyên lý làm việc: khi tài xế muốn điều khiển gương bên trái, tài xế bật công tắc chung sang bên trái. Khi bật sang trái thì chân (4) được nối chân (6), chân (5) được nối chân (7), cho dòng điện chạy từ (+) ắc quy -> chân(6) ->chân (4) -> motor trái ->  chân (5) -> chân (7) -> mát. Motor quay theo chiều làm lòng kính hướng sang trái.

Chương 3

KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA CAMRY

3.1. Hệ thống khởi động.

3.1.1. Ắc quy.

a. Các bước kiểm tra bảo dưỡng ắc quy.

Bước 1: Tháo ác quy trên xe xuống.

- Xác định được dây nối mát;

- Tháo dây nối mát;

- Tháo dây còn lại;

- Tháo cơ cấu cố định;

Bước 3: Lau chùi bình ắc quy.

Bước 4: Kiểm tra tình trạng ắc quy

Quan sát qua lỗ trên ắc quy và so sánh với hình in trên ắc quy ta xác định được tình trạng ắc quy. Nếu cần thiết thì thay bình ắc quy mới.

Bước 6: Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy

Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ắc quy cho chúng ta biết khả năng phân phối dòng điện của ắc quy. Trước khi kiểm tra tải nặng phải xác định dung lượng bình ắc quy. Dung lượng bình ắc quy ghi trên nhãn bình

b. Sạc bình ắc quy

Những quy định chung khi sạc ắc quy:

- Luôn luôn làm theo những chỉ dẫn của nhà sản xuất.

- Luôn luôn sạc bình ắc quy ở những nơi thông khí tốt, đeo bảo vệ mắt và găng tay.

- Luôn luôn tránh để gần tia lửa và ngọn lửa (Tránh hút thuốc gần)

- Tỉ lệ nạp giống như khi phóng, ắc quy

- Ắc quy phóng nhanh thì nạp nhanh, phóng chậm thì nạp chậm (Nếu nghi ngờ thì thực hiện nạp chậm)

3.1.2. Máy khởi động.

a. Quy định an toàn.

- Tuân thủ quy tắc an toàn trong xưởng thực hành.

- Tuân thủ các bước thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên

b. Các nội dung chính.

- Công tác chuẩn bị:

+ Tuốc nơ vít, móc than, Clê 12x14; 8 x10, kìm nhọn;

+ Lực kế, Xăng rửa, dẻ lau, giấy nhám, khay rửa, bóng đèn 12V;

- Tháo theo quy trình:

+ Tháo hộp tiếp điểm và cụm rơ le điện từ.

+ Tháo lấy than ra ngoài.

+ Tháo 2 ốc suốt.

*  Dùng đồng hồ điện kiểm tra chạm mát cuộn dây stato.

Bước 1: Chạm 1 đầu que đo vào cuộn dây hoặc chổi than.

Bước 2: Chạm đầu que đo kia vào vỏ stato.

Đồng hồ báo không thông mạch thì tốt. Nếu thông mạch thì cuộn dây bị chạm mát và phải thay stato

* Dùng lực kế kiểm tra lò xo chổi than bằng cách lắp chổi than vào vị trí của nó trong máy khởi động luồn 1 miếng giấy mỏng vào vị trí giữa chổi than và cổ góp. Dùng lực kế kéo lò xo lên cho tới khi rút được miếng giấy ra thì đọc trị số trên lực kế.

Tiêu chuẩn: 18–24N(1.79–2.41kg)

* Các bước lắp lại khớp ly hợp.

Bước 1: Đưa khớp ly hợp lên thanh đồng đã được lắp sẵn trên ê tô.

Bước 2: Đẩy khớp ly hợp xuống thanh đồng.

Lắp các bộ phận:

(1) Long đền chặn lò so

(2) Lò xo nén

(3) Bánh răng gài khớp

Bước 4: Sử dụng kìm, bóp vòng hãm: Kiểm tra xem vòng hãm phù hợp chính xác.

Bước 5: Đưa khớp ly hợp ra khỏi thanh đồng: Sử dụng một cái búa nhựa gõ lên mặt trục ly hợp và vòng chụp vào vòng hãm.

- Kiểm thử máy khởi động

+ Kiểm tra cuộn hút

Bước 1: Nối ắc quy tới công tắc từ… (bản dương nối với cực “50”, bản âm nối với cực “C” và vỏ).

Bước 2: Khớp bánh răng chủ động dịch chuyển ra ngoài, nếu không, cần thay công tắc khởi động.

+ Kiểm tra sự hồi vị của khớp bánh răng: Cắt nối dây dẫn giữa vỏ và bản cực âm. Lúc đó khớp bánh răng phải hồi vị vào trong. Nếu không, cần thay thế công tắc từ.

+ Kiểm tra sự vận hành không tải

Bước 1: Nối bản âm ắc quy với cuộn giữ, bản dương với ampe kế.

Bước 2: Nối bản âm ampe kế với cực “30” và cực “50”.

Bước 3: Bộ khởi động cần phải quay êm dịu với khớp bánh răng di chuyển ra ngoài, ampe kế phải đọc giá trị xác định.

3.2. Kiểm tra hư hỏng hệ thống chiếu sáng - tín hiệu.

3.2.1. Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng của hệ thống chiếu sáng.

a. Cụm đèn pha.

Sau đây là các dang hư hỏng thường gặp của hệ thống đèn pha, nguyên nhân, phương pháp sửa chữa.

Các dạng hư hỏng, nguyên nhân và phương pháp khắc phục của đèn pha như bảng 3.1.

b. Đèn hậu, đèn kích thước và đèn sương mù.

Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và phương pháp khắc phục được liệt kê trong bảng 3.2.

3.2.2. Kiểm tra hư hỏng hệ thống tín hiệu.

a. Khảo sát kiểm tra từng bộ phận.

- Kiểm tra rơ le

+ Kiểm tra rơ le đèn báo rẽ báo nguy

Bước 1: ngắt giắc nối T23 của rơ le.

Bước 3: Nối lại giắc đấu dây T23.

Bước 4: Đo điện áp của giắc nối.

+ Kiểm tra công tắc còi:

Tháo giắc nối A của cụm công tắc mặt vô lăng ra khỏi mặt vô lăng.

Tháo giắc nối Y1 của cụm công tắc mặt vô lăng ra khỏi cáp xoắn.

- Kiểm tra cáp xoắn

Nếu có bất cứ một hư hỏng nào được nói đến dưới đây, hãy thay thế cáp xoắn bằng chiếc mới: Nứt, xước, có vết lõm hoặc phi kim lại trên giắc nối hoặc cáp xoắn. Để tránh đứt cáp xoắn, không được xoay cáp xoắn nhiều hơn mức cần thiết.

b. Xác định chân của các linh kiện để đấu dây

- Xác định các chân của công tắc máy.

Ta thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Kẻ bảng thứ tự các chân (hoặc các màu dây) và các vị trí công tắc để ghi kết quả đo.

Bước 2: Bật công tắc sang vị trí OFF và sử dụng đồng hồ VOM thang đo  để đo thông mạch các chân của công tắc.

Bước 6: Lần lượt bật công tắc sang các vị trí ACC, IG, ST và tiến hành đo tương tự.

Bước 7: Khi đo xong các vị trí ta nhận được kết quả như  sau:

- Xác định các chân của công tắc điều khiển hệ thống tín hiệu

Ta tiến hành thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Kẻ bảng thứ tự các chân và các vị trí công tắc để ghi kết quả.

Bước 2: Bật công tắc TURN sang vị trí OFF và sử dụng đồng hồ VOM thang đo  để đo thông mạch các chân của công tắc. Sau đó lần lượt bật công tắc sang các vị trí LEFT, RIGHT và tiến hành đo tương tự.

Bước 3: Cắm que đo của đồng hồ vào một chân cố định. Que thứ hai cắm lần lượt vào các chân còn lại để đo thông mạch.

Bước 7: Que thứ hai cắm lần lượt vào các chân còn lại để đo thông mạch.

Bước 8: Ghi kết quả đo được vào bảng.

c. Khảo sát chẩn đoán hư hỏng hệ thống tín hiệu.

Các dạng hư hỏng thường gặp, phương pháp khắc phục, nguyên nhân khả nghi của hệ thống được liệt kê trong bảng 3.14.

3.3. Khai thác, kiểm tra hư hỏng hệ thống gạt nước và rửa kính.

3.3.1. Khảo sát kiểm tra từng bộ phận.

a. Cụm công tắc điều khiển phun gạt nước.

- Đo điện trở công tắc theo bảng 3.15.

- Kiểm tra hoạt động gián đoán.

Bước 1: Nối đầu đo dương(+) của vôn kế vào cực B-3 (+1) vào đầu đo âm(-) của vôn kế vào cực A-2 (EW).

Bước 2: Nối cực dương (+) ắc quy vào cực B-2 (+B) và cực âm (-) ắc quy vào cực A-2 (EW) và B-1 (+S).

Bước 4: Nối cáp dương (+) ắc quy vào cực B-1 (+S) trong 5 giây.

Bước 5: Nối cáp âm (-) ắc quy vào cực B-1 (+S). Vận hành rơle gạt nước gián đoạn và kiểm tra điện áp giữa cực B-3 (+1) và A-2 (EW).

Kết quả thỏa mãn theo hình ảnh dưới đây.

b. Kiểm tra hoạt động phun nước rửa kính.

Bước 1: Tắt công tắc gạt nước OFF.

Bước 2: Nối cực dương (+) ắc quy vào cực B-2 (+B) và cực âm (-) ắc quy vào cực B-1 (+S) và A-2 (EW).

Bước 4: Bật công tắc phun nước rửa kính ON và OFF, và kiểm tra điện áp giữa cực B-3 (+1) và A-2 (EW).

d. Kiểm tra hoạt động gạt nước phía sau.

- Kiểm tra hoạt động của gạt nước.

Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 (+) và cực âm (-) ắc quy vào cực 2 (-), và kiểm tra rằng môtơ hoạt động. Nếu motor không hoạt động, thay motor mới.

- Kiểm tra chế độ dừng tự động.

Nối cực dương (+) ắc quy vào cực 1 (B) và cực âm (-) ắc quy vào cực 2 (-1). Khi môtơ đang quay, hãy ngắt dây ra khỏi cực 1 (+) để dừng hoạt động của môtơ gạt nước ở vị trí dừng tự động.

3.3.2. Xác định chân của giắc cắm và chân của motor để đấu dây.

a. Xác định các chân của công tắc gạt nước.

Bước 1: Kẻ bảng thứ tự các chân (hoặc các màu dây) và các vị trí công tắc để ghi kết quả đo.

Bước 2: Bật công tắc sang vị trí OFF và sử dụng đồng hồ VOM thang đo  để đo thông mạch các chân của công tắc.

Bước 5: Ghi kết quả đo được vào bảng.

Bước 6: Lần lượt bật công tắc sang các vị trí LOW, HIGH, INT, M, W và tiến hành đo tương tự.

 Dựa vào bảng ta xác định được các chân thông qua điện trở khi đo.

b. Xác định các chân của motor gạt nước.

*  Loại motor gạt nước sử dụng cơ cấu dừng loại luôn nối dương (dương chờ)

+ Motor gạt nước có 5 chân: dương, mát, Low, High, S.

+ Cấp dương và âm ắc quy cho motor gạt nước, quan sát tốc độ hoạt động của motor xác định được chân Low,chân High và chân mát (E).

+ Mở nắp cơ cấu tự động dừng, quan sát miếng đồng.

* Loại motor gạt nước sử dụng cơ cấu dừng loại luôn nối mát (âm chờ)

+ Motor gạt nước có 5 chân: dương, mát, Low, High, S.

+ Cấp dương và âm ắc quy cho motor gạt nước, quan sát tốc độ hoạt động của motor xác định được chân dương (+), chân Low, chân High.

+ Mở nắp cơ cấu tự động dừng, quan sát miếng đồng.

KẾT LUẬN

Hệ thống điện thân xe là một khái niệm tương đối rộng vì nó bao hàm nhiều hệ thống điện khác nhau, mỗi hệ thống điện đó có một mục đích và nguyên lý hoạt động khác nhau. Trên thực tế thì hệ thống điện thân xe rất hay bị hư hỏng do cách vận hành xe của người sử dụng thường không đúng so với nhà sản xuất yêu cầu và do điều kiện môi trường làm việc của các hệ thống điện trên xe. Điều này thể hiện ở việc phải thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa ắc quy, máy phát (hệ thống cung cấp), mô tơ gạt nước lau kính... được xem là những chi tiết hay gặp sự cố nhất trong các hệ thống của ô tô. Một ví dụ minh họa cho điều này là rất hay xảy ra hiện tượng chạm mạch trong hệ thống điện do khung sườn xe được sử dụng làm dây dẫn chung (dây (-)), nếu dây dẫn (dây (+)) vì một lý do nào đó bị xước vỏ bọc thì ngay lập tức sẽ bị chập mạch và có thể xảy ra những thiệt hại rất lớn.

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu được một số hệ thống điện cơ bản dưới dạng các sơ đồ mạch điện, đồng thời cũng đề ra một số biện pháp khắc phục hư hỏng của các hệ thống điện đó.

Tuy nhiên đề tài cũng còn một số hạn chế nhất định như:

- Chưa thể trình bày được đầy đủ các mạch điện trong hệ thống điện thân xe.

- Chưa tính toán, thiết kế các vi mạch điều khiển và khả năng chịu tải của dây dẫn.

Tôi hy vọng sau khi đề tài được hoàn thiện nó sẽ trở thành cuốn tài liệu thực hành cho công việc sửa chữa các hệ thống điện thân xe.

Sau khi hoàn thiện xong đề tài đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức thực tế, các kiến thức về công tác bảo dưỡng, sửa chữa điện thân xe, đây chính là hành trang để tôi dễ dàng hơn trong công việc sau này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy : Thạc sĩ ....................... và các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, “Hệ thống điện và điện tử trên ô tô hiện đại”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2007.

2.Phạm Quốc Thái, “Bài giảng môn học Trang bị điện và điện tử trên ô tô”, Đại học Đà Nẵng, 2007

3. Phạm Ngọc Tuấn, “Giáo trình Trang bị điện”, Trường Sỹ Quan Kỹ Thuật Quân Sự, 2007.

4. Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam, “Tài liệu đào tạo giai đoạn 2 - ĐIỆN THÂN XE”, 1998.

5. Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam, “TOYOTA GSIC - Global Service Information Center”, 2015.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"