ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT XE AEROTOWN (HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC)

Mã đồ án OTTN003023921
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ kết cấu hộp số trên xe aerotown, bản vẽ sơ đồ truyền động các đăng, bản vẽ kết cấu ly hợp, bản vẽ kết cấu bộ truyền lực chính trên xe, bản vẽ thiết kế vam tháo vòng bi, bản vẽ chèn thuyết minh, bản vẽ nội dung đề tài); file word (Bản thuyết minh, thuyết trình bảo vệ …). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC KỸ THUẬT XE AEROTOWN (HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC).

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.....

LỜI NÓI ĐẦU....

PHẦN I : KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE AEROTOWN....

Chương 1: Sơ lược về xe AEROTOWN và hệ thống truyền lực

I. Giới thiệu xe AEROTOWN...

II. Hệ thống truyền lực xe AEROTOWN....

Chương 2: Kết cấu hệ thống truyền lực xe AEROTOWN....

I. Kết cấu của ly hợp ....     

II. Kết cấu của hộp số....

III. Kết cấu của truyền động các đăng....

IV. Kết cấu truyền lực chính vi sai.....

PHẦN II: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE AEROTOWN....

Chương 1: Bảo dưỡng và sửa chữa ly hợp....

I. Tháo ly hợp....

II. Kiểm tra và điều chỉnh....

III. Công tác dầu mỡ.....

IV. Lắp và điều chỉnh.....

V. Bảng phân tích nguyên nhân hư hỏng và biện pháp bảo dưỡng sửa chữa....

Chương 2: Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số....

I. Tháo hộp số....

II. Kiểm tra và điều chỉnh....

III. Công tác dầu mỡ bôi trơn...

IV. Quá trình lắp...

V. Bảng phân tích nguyên nhân hỏng của hộp số...

Chương 3: Bảo dưỡng và sửa chữa các đăng.....

I. Tháo các đăng....

II. Kiểm tra và điều chỉnh...

III. Công tác dầu mỡ...

IV. Quá trình lắp....

V. Các hư hỏng và cách khắc phục....

Chương 4: Bảo dưỡng và sửa chữa cầu chủ động

I. Tháo cầu chủ động....

II. Kiểm tra và điều chỉnh....

III. Công tác dầu mỡ....

IV. Lắp truyền lực chính vi sa....

V. Những biểu hiện hư hỏng và biện pháp khắc phục....

PHẦN III: THIẾT KẾ THIẾT BỊ PHỤC VỤ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

Chương 1: Kết cấu của thiết bị

I. Cơ sở lựa chọn thiết bị-...

II. Kết cấu và sự làm việc của thiết bị....

Chương 2: Tính toán thiết kế thiết bị

I. Chọn kích thước thiết bị....

II. Tính toán....

LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, ô tô đã trở thành phương tiện thông dụng của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân. Tuy vậy, ô tô vẫn là một tài sản lớn của các cơ quan, doanh nghiệp hay mỗi cá nhân, và việc tìm hiểu cấu tạo cũng như các phương thức sửa chữa và bảo dưỡng là điều cần phải biết của những kỹ sư, người sử dụng xe, thợ bảo dưỡng và sửa chữa nhằm kéo dài thời gian phục vụ có ích và duy trì lâu dài vẻ đẹp thẩm mỹ của ô tô.

Cho tới nay nhiều cơ sở sửa chữa ô tô cũng được trang bị một số thiết bị bảo dưỡng và sửa chữa ô tô hiện đại nhưng hầu hết là chưa đồng bộ và việc đào tạo kỹ sư và công nhân kỹ thuật cho việc bảo dưỡng và sửa chữa chưa tuân theo những yêu cầu mà nền kỹ thuật hiện đại đòi hỏi, một trong những khó khăn khi giải quyết điều này là sự thiếu các tài liệu chuyên môn phản ánh quy trình chuẩn ở những nước tiên tiến. Bên cạnh đó ở nước ta chưa có dây truyền sản xuất ô tô nên đã có nhiều loại ô tô được nhập và lắp ráp tại Việt Nam. Điển hình là xe aerotown được nhập từ Hàn Quốc do công ty cơ khí ô tô 1-5 lắp giáp. Với đề tài “ Khai thác kỹ thuật xe Aerotown (phần hệ thống truyền lực)”, ta đi sâu vào việc bảo dưỡng và sửa chữa. Do sự phát triển của ngành ô tô gần như không còn quá trình sửa chữa chi tiết nữa mà hỏng đâu thay đấy, để đáp ứng cho tuổi bền của xe và đạt yêu cầu kỹ thuật cao.

Trong quá trình làm đồ án mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng và được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo bộ môn ô tô, Khoa cơ khí trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội, đặc biệt là Giáo Viên hướng dẫn: TS……………. Song do khả năng và trình độ có hạn nên đồ án tốt nghiệp không tránh khỏi sai sót.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : TS……………. và các thầy giáo bộ môn đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này.

PHẦN I

KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE AEROTOWN

Chương 1:

SƠ LƯỢC VỀ XE AEROTOWN VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC

I. GIỚI THIỆU XE AEROTOWN.     

Xe AEROTOWN được thiết kế và chế tạo dưới sự hợp tác của công ty cơ khí ô tô 1-5 và hãn Huyn Dai Hàn Quốc. Trong đó phần khung gầm được nhập từ Hàn Quốc được công ty cơ khí ô tô 1-5 lắp ráp theo mẫu của hàn quốc. 

II. HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE AEROTOWN

Hệ thống truyền lực của xe AEROTOWN gồm có: Bộ ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, truyền động chính với bộ vi sai và các bán trục.

1. Bộ ly hợp: Là loại ly hợp một đĩa kiểu ma sát khô thường đóng, dẫn động thuỷ lực có trợ lực khí nén, loại lò xo nén biên.

2. Hộp số: Là loại hộp số cơ khí gồm có ba trục cố định, 5 số tiến và 1 số lùi, hệ thống điều khiển cưỡng bức.

4. Cầu chủ động: Cầu chủ động phía sau, truyền lực chính là loại truyền lực chính kép tập trung, dùng để tăng mô men xoắn. Bộ vi sai bánh răng côn đối xứng. Bán trục dùng để truyền mô men xoắn từ bộ vi sai tới bánh dẫn động.

Chương 2:

KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE AEROTOWN

I. KẾT CẤU CỦA LY HỢP  

 Ly hợp trên xe AEROTOWN là loại ly hợp một đĩa ma sát khô thường đóng dẫn động bằng thuỷ lực có trợ lực khí nén. Kích thước của bộ ly hợp được xác định bởi đường kính ngoài và trong của đĩa ma sát 325 x 210 . Theo kết cấu của bộ ly hợp thì đây là loại ly hợp dùng lò xo nén biên.

1. Các đặc điểm kết cấu của bộ ly hợp

Ly hợp thực chất là một khớp ma sát có nhiệm vụ nối và cắt động cơ với hệ thống truyền lực. Bộ ly hợp trên xe AEROTOWN có 12 lò xo trụ nén biên và 4 đòn mở ly hợp. Loại ly hợp này được sử dụng nhiều vì kết cấu đơn giản, đảm bảo thoát nhiệt tốt, thuận tiện cho bảo dưỡng và sửa chữa.

3, Nguyên lý làm việc                                                                                                                

Vỏ 6 của bộ ly hợp bắt chặt vào bánh đà nhờ 12 bu lông. Vỏ 6 có các vị trí để giữ lò xo 10. Ở trạng thái làm việc, lò xo tác động lên đĩa 18 ép chặt đĩa ma sát vào mặt đầu của bánh đà, đĩa ma sát lắp trên rãnh then của trục sơ cấp của hộp số bằng then hoa “May ơ”. Khi ngắt ly hợp lực từ bàn đạp tác động lên đĩa ép thông qua đòn mở 13, đòn mở 13 đẩy đĩa ép sang bên phải và ngắt áp lực lên đĩa ma sát 1.

4. Dẫn động bộ ly hợp

* Sơ đồ dẫn động ly hợp:

Đây là cơ cấu dẫn động nhả khớp ly hợp có trợ lực khí nén, bao gồm xy lanh chính và xy lanh công tác nối thông với nhau bằng ống dẫn. Khoang chứa của các xy lanh và ống dẫn được điền đầy đủ dầu phanh. Bàn đạp nhả khớp ly hợp nối liền với con đội của xy lanh chính, tác động lên pistông áp suất của dầu từ các đường ống dẫn vào xy lanh công tác, làm chuyển dịch pistông. Dưới áp suất của dầu, pistông của xy lanh công tác chuyển động sang phải và qua con đội nằm trong xy lanh công tác, tác động lên càng nhả ly hợp, càng gạt vòng bi mở ra và nhả khớp ly hợp.

Khi người lái nhả bàn đạp ly hợp, lò xo kéo đưa con đội và tay đòn hai vai trở về vị trí ban đầu. Van dịch chuyển sang trái, ngắt dòng không khí nén đi vào xy lanh công tác và xy lanh thông với khí quyển. Trong xy lanh công tác pistông lại ở vị trí tận cùng bên trái.

II. KẾT CẤU CỦA HỘP SỐ XE AEROTOWN

1. Cấu tạo

* Sơ đồ hình vẽ hộp số xe aerotown

Hộp số gồm có, trục sơ cấp (trục dẫn động), trục thứ cấp (trục bị động), trục trung gian, trục bánh răng số lùi, các bánh răng và cơ cấu cài số. Vỏ hộp số được đúc bằng gang có nắp ở phía trên. Bên cạnh đáy vỏ hộp số có bố trí nút đổ và xả dầu nhờn. Trục sơ cấp được đúc bằng thép liền khối với bánh răng chủ động, phần trước có rãnh then hoa lắp vào may ơ ở đĩa ly hợp. Trục sơ cấp quay tựa trong vòng bi trên vỏ hộp số và gối đầu vào trong vòng bi trung tâm đuôi trục khuỷu. 

2. Nguyên lý làm việc

Đây là loại hộp số cơ khí gồm 3 trục cố định, điều khiển cưỡng bức gồm 5 số tiến và 1 số lùi. Trên trục thứ cấp từ trái sang phải ta có: Bộ đồng tốc A dành cho cấp số 4 và 5, bánh răng  4 và 3 là hai bánh răng của cấp số 4 và3, chúng quay trơn trên trục thứ cấp và khớp răng thường trực với trục trung gian. Bộ đồng tốc B dùng để cài số 3 và 2, bánh răng 2 và 1 là hai bánh răng của cấp số 2 và 1, chúng quay trơn trên trục thứ cấp và khớp răng thường trực với trục trung gian. Bộ đồng tốc C dùng để cài số 1 và số lùi, bánh răng R là bánh răng của cấp số lùi quay trơn trên trục thứ cấp và khớp răng thường trực với trục trung gian.

III. KẾT CẤU CỦA TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG XE AEROTOWN

 1. Cấu tạo    

* Sơ đồ cấu tạo truyền động các đăng xe aerotown

2. Nguyên lý làm việc

Cơ cấu các đăng này gồm có ống nạng các đăng và trục các đăng liên kết với nhau bằng mối liên kết then hoa, gồm có 2 khớp các đăng. Các khớp các đăng được nối vào mặt bích của hộp số và mặt bích của truyền lực chính. Mỗi khớp các đăng gồm có nạng các đăng và trục chữ thập. Trục chữ thập lắp trên nạng các đăng với vòng bi kim. Mỡ bôi trơn đi vào vòng bi đi qua vú mỡ và chảy trong thân trục chữ thập. Ưu điểm của loại khớp các đăng này là nó bảo đảm các chuyển động góc theo bất kỳ hướng nào, cho phép truyền động quay dưới góc có độ lớn đến 220, làm việc với độ tin cậy cao và do được bôi trơn đúng lúc nên khớp này có độ chống mòn cao.

IV. KẾT CẤU CỦA TRUYỀN LỰC CHÍNH VI SAI CỦA XE AEROTOWN

1. Cấu tạo       

* Sơ đồ cấu tạo của truyền lực chính

Đây là loại truyền lực chính một cấp đặt ở cầu sau gồm bộ bánh răng côn dẫn động chế tạo liền khối với trục của nó và bánh răng bị dẫn cố định với hộp vi sai và quay trong vòng bi đũa côn cùng với bộ vi sai. Một vòng bi trụ và hai vòng bi đũa côn dùng làm gối tựa cho trục bánh răng dẫn động, các vòng bi côn đặt trong ống lót lắp cứng với các te bộ truyền động chính. 

2, Nguyên lý làm việc

Trục các đăng quay dẫn động làm quay trục bánh răng dẫn động, bánh răng dẫn động ăn khớp với bánh răng bị dẫn làm cho bánh răng bị dẫn và bộ vi sai quay. Bộ vi sai quay kéo trục chữ thập bánh răng hành tinh quay theo. Vì các bánh răng hành tinh ăn khớp với hai bánh răng nửa trục trái và phải nên chúng đóng vai trò kéo theo hai bánh răng nửa trục cùng quay với bộ vi sai.

PHẦN II

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE AEROTOWN

Chương 1:

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA LY HỢP

I. THÁO:

Các công việc tháo ly hợp gồm tháo bộ ly hợp và hệ thống dẫn động.

1. Tháo ly hợp.

- Tháo các cơ cấu dẫn động.

- Tháo hộp số và các te ly hợp ra khỏi động cơ bằng cách tháo 12 bu lông quanh các te

- Tháo các te ly hợp

-Tháo đĩa ép ly hợp:

+ Tháo các bu lông định vị, đĩa định vị và bu lông điều chỉnh đòn mở.

+ Đánh dấu lên vỏ ly hợp và đĩa ép.

+ Tháo đồng đều các bu lông định vị để thoá đĩa ép ly hợp.

2. Tháo các chi tiết dẫn động

- Tháo bàn đạp ly hợp: Trước khi tháo bàn đạp ly hợp phải bịt kín ống dẫn dầu để tránh dầu chảy ra ngoài.

- Tháo xy lanh chính: Khi tháo pistông phải cẩn thận tránh làm hỏng đường rãnh. Dùng cồn để rửa phần cao su vừa tháo.

II. KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH

1. Kiểm tra và điều chỉnh các chi tiết của ly hợp.

1.1, Kiểm tra đĩa ma sát

- Kiểm tra độ mòn tấm ma sát: Đo độ sâu từ bề mặt tấm ma sát tới đầu đinh tán, giá trị cho phép là 1,8ữ2,4 mm. Nếu số đo bé hơn giới hạn 0,2 mm thì phải thay thế ly hợp .

- Kiểm tra độ phẳng của đĩa ma sát bằng đồng hồ so. Nếu vượt quá giới hạn 0,5ữ0,6 mm thì phải sửa chữa hoặc thay thế.

1.2, Kiểm tra đĩa ép

- Kiểm tra độ dày của đĩa ép bằng thước kẹp 23,6 - 0,1 mm. Nếu số đo nhỏ hơn giới hạn 21 mm phải thay thế.

- Kiểm tra độ phẳng của đĩa ép bằng thước thẳng và thước lá, giá trị cho phép 0,05 mm. Nếu vượt quá giới hạn 0,2 mm  thì mài lại hoặc thay thế 

1.4, Kiểm tra khe hở giữa chốt và lỗ chốt của vít điều chỉnh đòn mở: Giá trị cho phép 0,02ữ0,12 mm. Nếu vượt quá giới hạn 0,4 mm thì thay thế

1.5, Kiểm tra lò xo nén biên

 Đo độ dài tự do, độ vuông góc, sức căng lớn của lò . Độ dài tự 76,5 mm , độ dài khi nén với tải trọng 835 N là: 49,1 mm, độ cong cho phép 2,9 mm . Nếu vượt quá giới hạn 4,0 mm thì thay thế.

2. Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu dẫn động ly hợp bằng thuỷ lực có trợ lực khí nén.

2.1, Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp

 Giá trị cho phép : 30ữ40 mm

Điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp theo trình tự như sau:

- Tháo lò xo hồi vị trên xy lanh công tác, nới lỏng bu lông cho đến khi cần đẩy chạm vào thành sau động cơ thì thôi.

- Vặn chặt bu lông cần đẩy

Khi điều chỉnh cần lưu ý nếu cần đẩy không trở về vị trí ban đầu thì đĩa ly hợp bị hỏng, cần phải thay mới đĩa ma sát

2.2, Kiểm tra điều chỉnh hành trình làm việc của bàn đạp ly hợp

- Điều chỉnh chốt lệch tâm để thay đổi vị trí tại đầu cuối bàn đạp ly hợp là 1ữ4 mm. Quá trình này sẽ tạo ra một khe hở giữa pistông và cần đẩy xy lanh chính là 0,1ữ0,8 mm

2.4, Kiểm tra và điều chỉnh xy lanh công tác có trợ lực khí nén

- Làm sạch:

+ Dùng chổi sắt để làm sạch các chi tiết kim loại

+ Đối với bộ phận bằng cao su thì sử dụng vải mềm thấm cồn để lau

+ Nếu van, mặt trong của xy lanh và pistông thuỷ lực bị xước nhẹ thì dùng giấy ráp mịn để đánh qua. Không được đánh quá tay hoặc dùng giấy ráp quá thô

- Kiểm tra van nhỏ khi đầy khí : Giữ áp suất khí nén trong khoảng 590ữ785 kPa (6ữ8kgf/cm2) và tháo nắp lỗ xả trên bộ phận trợ lực. Dùng một sợi chỉ nhỏ để gần lỗ ống xả, nếu sợi chỉ bị thổi thì van nhỏ chắc chắn bị hở..

- Xả e : Khi đã tháo ống dẫn hoặc khi bình chứa đầ cạn hoặc khi có khí trong ống dẫn của ly ta phải xả khí. Phải có người hỗ trợ trong quá trình thao tác, nội dung tiến hành như sau:

+ Đổ đầy dầu vào bình chứa dầu, nếu mức dầu hạ xuống phải bổ xung vào

+ Tháo nắp đậy trên lỗ xả e dùng ống nhựa cắm vào lỗ xả e và đầu kia cắm vào cốc chứa

III. CÔNG TÁC DẦU MỠ.

- Bôi mỡ vào chốt, vít điều chỉnh của đòn mở và đòn mở

- Bôi mỡ vào rãnh then hoa của may ơ đĩa ma sát

- Bôi mỡ vào các bu lông lò xo lá .

IV. LẮP GIÁP VÀ ĐIỀU CHỈNH

Lắp ly hợp tiến hành theo trình tự ngược với quá trình tháo

Chương 2:

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ

I. THÁO

1. Tháo hộp số từ  xe xuống

- Đỗ xe trên mặt đất

- Chèn bánh xe

Lưu ý: Sau khi tháo trục các đăng, phải giữ phanh tay cùng với bu lông trục các đăng. Nếu không phanh tay nó sẽ rơi và có thể làm người bị thương.

- Tháo dây phanh, dây đo tốc độ và các dây liên quan khác.

Khi tháo phải chú ý giữ các ổ cắm khỏi bụi bẩn và không được tháo các bình khí hoặc các dây khí

- Tháo 12 bu lông các te ly hợp

- Dùng kích đỡ hộp số

2. Tháo cơ cấu cấu sang số của hộp số

Dịch chuyển từng cần chuyển số để xem có phần nào bị mòn, hỏng để thay phần hư hỏng. Đảm không một núm hay lò xo nào còn sót lại trong hộp số

Trình tự tiến hành như sau:

- Tháo dây dẫn nối với thiết bị chuyển số

- Tháo thiết bị chuyển số ra khỏi nắp điều khiển

- Tháo nắp điều khiển ra ngoài vỏ hộp số

- Tháo công tắc đèn lùi

- Tháo càng cua chuyển số: Bằng cách dùng búa và dụng cụ chuyên dùng đường kính 5 mm.

4. Tháo trục trung gian

- Tháo vòng hãm khỏi trục:

 Chú ý vòng hãm có bắn ra

- Tháo vòng hãm ra ngoài vòng bi: Cẩn thận vòng hãm có thể bắn ra

- Tháo vòng bi đầu trục bằng thiết bị chuyên dùng

- Tháo trục trung gian ra khỏi hộp số: Buộc một sợi dây thừng hoặc một vòng móc quanh trục trung gian (giữa số3 và 4) và cẩn thận đẩy trục trung gian về phía sau cho đến khi mặt trước của trục tụt hẳn ra khỏi vỏ hộp số

- Tháo vòng bi trước của trục trung gian ra khỏi vỏ

- Dùng kìm chuyên dùng để tháo vòng hãm: Chú ý vòng có bắn ra ngoài khi tháo.

II. KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH

1. Điều chỉnh cơ cấu điều khiển của hộp số

- Điều chỉnh khe hở đòn dẫn động đạt giá trị 0,2ữ0,6 mm bằng cách tăng giảm ống điều chỉnh 2 đầu đòn

- Điều chỉnh hành trình tự do của bộ phận điều khiển khi đòn bẩy chuyển số ở vị trí trung gian

- Kiểm tra khe hở giữa càng cua và ống gài số. Nếu khoảng trống vượt quá giới hạn cho phép, phải thay thế cần chuyển số hoặc tay số.

2. Kiểm tra và điều chỉnh các bộ phận của hộp số

- Kiểm tra các vết xước, nứt của các bánh răng. Nếu có dấu hiệu biến dạng thì thay thế.

- Kiểm tra trục thứ cấp. Nếu có biến dạng hay hư hỏng thì thay thế.

- Kiểm tra vòng ma sát của bộ đồng tốc. Thay thế nếu có hư hang.

- Kiểm tra khe hở giữa vòng đồng tốc và vòng ma sát của bộ đồng tốc. Nếu số đo nhỏ quá giới hạn thì thay thế.

- Kiểm tra trục trung gian và số lùi

+ Đo độ rơ của bánh răng số lùi của trục số lùi và bánh răng số lùi của trục trung gian

Tiêu chuẩn: 0,08ữ0,16 mm

Giới hạn: 0,4 mm

+ Đo khi độ rơ hướng trục của bánh răng số lùi trên trục số lùi

Tiêu chuẩn: 0,15ữ0,6 mm

Giới hạn: 0,7 mm

III. CÔNG TÁC DẦU MỠ BÔI TRƠN

- Bôi mỡ lên nắp của hộp số

- Bôi mỡ lên rãnh then của trục sơ cấp

- Bôi mỡ lên ống đỡ vòng bi mở ly hợp và vòng bi trục sơ cấp

- Bôi mỡ vào vòng bi đầu của trục sơ cấp                  

- Đỗ đủ dầu vào hộp số

- Lau vỏ đièu khiển và bôi mỡ vào các chốt quay của cơ cấu điều khiển

- Bôi mỡ nhẹ lên cần trục chuyển và cần trục vào vỏ điều khiển

IV. QUÁ TRÌNH LẮP

Quá trình lắp lại ngược với quá trình tháo

Chương 3:

BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC ĐĂNG

I. THÁO CÁC ĐĂNG

Trước khi tháo cần chú ý đánh dấu vào những chi tiết lắp ráp với nhau

Thứ tự tháo lần lượt được tiến hành như sau:

1, Tháo 4 bu lông mặt bích các đăng trước nối với hộp số

2, Tháo bốn bulông mặt bích các đăng sau nối với trục chủ động của truyền lực chính

3, Tháo khớp các đăng

- Tháo các bu lông định vị trục chữ  thập

- Tháo cá định vị, vòng bi kim ống lót và trục chữ thập

5, Tháo ống các đăng bằng dụng cụ chuyên ding

II. KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH

1, Kiểm tra độ cong của trục các đăng bằng đồng hồ so, định vị bằng hai khối V (Giới hạn : 0,6mm)

4, Kiểm tra độ dơ dọc cảu trục chữ thập (Giá trị giới hạn : 0 - 0,15mm, điều chỉnh bằng căn đệm)

5, Kiểm tra rãnh then hoa của trục các đăng và ống các đăng bằng đồng hồ so

- Đo độ tiếp xúc của rãnh then hoa

- Đo độ mòn cuả rãnh then hoa

- Đo độ dơ của mối ghép then hoa

6, Kiểm tra nạng các đăng

- Đường kính lỗ lắp vòng bi

- Độ đồng tâm các lỗ lắp vòng bi

IV. LẮP LẠI

Quá trình lắp ngược lại hoàn toán với quá trình tháo

Chương 4:

BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA CẦU CHỦ ĐỘNG

I. THÁO

1,Tháo hệ thống truyền lực chính - vi sai

Thứ tự tháo được tiến hành như sau:

- Tháo các đăng

- Tháo các bulông trên mặt bích đầu bán trục và rút các bán trục ra

- Tháo cụm bánh răng bị động và vi sai của cầu chủ động

- Tháo rời từng chi tiết trong nhóm chủ động và bị động

- Tháo các vòng bi trên trục chủ động

II. KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH

1, Kiểm tra độ rơ ngang của nhóm bánh răng bị động

Giá trị cho phép : 0,25 – 0,33mm

Giá trị giới hạn : 0,6mm

2, Kiểm tra độ đảo của nhóm bánh răng bị động

Giá trị cho phép : 0,15 hoặc nhỏ hơn

Giá trị giới hạn: 0,2mm

5, Kiểm tra độ rơ của bán trục và bánh răng bán trục

Giá trị cho phép 0,1 - 0,18mm

Giá trị iới hạn: 0,5 mm

7, Kiểm tra sự tiếp xúc của cặp bánh răng bị động và chủ động.

Dùng chổi quét 1 lớp sơn lên 3 - 4 răng của bánh răng bị động và quay vài vòng để kiểm tra sự tiếp xúc. Nếu sự tiếp xúc nằm ngoài phạm vi cho phép điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm đệm lót. Nếu phải thay thì thay cả bộ

 IV. LẮP TRUYỀN LỰC CHÍNH VI SAI

Quá trình lắp ngược lại hoàn toàn với quá trình tháo

PHẦN III

THIẾT KẾ THIẾT BỊ PHỤC VỤ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

Chương 1:

KẾT CẤU CỦA THIẾT BỊ

I. Cơ sở lựa chọn thiết bị

Để đáp ứng cho quá trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống truyền lực đạt yêu cầu kỹ thuật cao thì phải đảm bảo độ chính xác cho các chi tiết, giảm bớt sức và an toàn cho người thợ. Nên để đáp ứng được điều này chúng ta cần phải thiết kế các dụng cụ chuyên dùng, để tháo một số chi tiết mà người thợ không thể tháo bằng tay được. Theo kết cấu của hệ thống truyền lực thì ta chọn dụng cụ chuyên dùng là vam có thể tháo một số vòng bi có đường kính khác nhau, chi tiết cần để tháo là vòng bi côn vỏ bộ vi sai. Các thông số của vòng bi d= 40 mm, D= 100 mm, B= 36 mm.

II. Kết cấu và sự làm việc của thiết bị

1, Hình dáng

Hình dáng như hình 3.1.

2, Nguyên lý làm việc

   Vặn trục vít lên sau đó cho hai tay vam 1 móc vào mép dưới của vòng bi. Do kết cấu của trục lắp vòng bi rỗng nên ta chọn miếng đệm có đường kính lớn hơn đường kính trong của trục và nhỏ hơn đường kính trong của vòng bi. Định vị miếng đệm trùng với tâm của vòng bi sau đó giữ cho các tay vam áp chặt vào vòng bi, rồi từ từ vặn trục vít 2, sao cho đầu của trục vít 2 đúng tâm với miếng đệm. 

Chương 2:

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ

I. Chọn kích thước thiết bị

  Do kết cấu của vam ta có thể chọn kích thước của một số chi tiết của vam như sau:

- Chiều dài của tay vam là L= 200 mm

- Chiều dài thanh giằng là C= 60 mm

- Khoảng cách giữa hai bu lông B’= 100 mm

- Độ dày của tấm đệm là d1= 10 mm

II, Tính toán và kiểm nghiệm

1, Chọn vật liệu

- Vật liệu dùng để chế tạo thân vam, tay vam, thanh định vị là thép 45

- Vật liệu dùng để chế tạo trục vít là thép 45

Khi đó ta có lực dọc trục là: W = 6277,07 N

Vậy lực tháo của vòng bi là: W = 6277,07.1,2 = 7532,484 N

3, Đường kính trung bình của trục vít theo điều kiện bền mòn

- Chọn áp suất cho phép sinh ra trên mặt ren là [P0]= 9 MPa

- Hệ số chiều cao ren hình thang Wh= 0,5

- Hệ số chiều cao thân có ren WH= 2,5

- Lực tháo của vòng bi là W = 7532,484 N

Vậy các thông số của trục vít là:

Chiều cao làm việc của ren là h= 0,1.d2 = 1,5 mm chọn h= 1 mm

Đường kính đỉnh ren là d= d2 + h = 16 mm

Đường kính chân ren là d1= d2 – h =14 mm

Bước ren P= 2.h = 2 mm

4, Kiểm nghiệm theo điều kiện bền

Vít làm việc với trạng thái ứng suất phức tạp vừa chịu kéo (nén) và xoắn, do đó phải tính ứng suất tương đương etd và kiểm nghiệm theo diều kiện.

Vậy: etd=109 MPa < ech=120 MPa

Vậy thoả mãn điều kiện bền 

6, Kiểm nghiệm độ bền tại mặt cắt nguy hiểm

Do kết cấu của vam có một số mặt cắt nguy hiểm sau:

- Tại các lỗ bu lông thanh giằng của thanh giăng, của thân vam và tay vam do chịu lực nhỏ không ảnh hưởng lớn đến tay vam, thanh giằng, thân vam nên có thể bỏ qua.

Ta có:

W = 7532,484 N                                  

F = 16.12 = 192 mm

l = 6 mm       

Thay số vào ta có: e = 120 MPa                                                

Vậy thoả mãn điều kiện nguy hiểm tại mặt cắt A-A

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Khai thác kỹ thuật gầm xe AEROTOWN

2, Cấu tạo ô tô

Nhà xuất bản Công nhân kỹ thuật

3, Kết cấu và tính toán ô tô

Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải

4, Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại (Tập 4: Khung gầm bệ)

Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai

5, Bảo dưỡng kỹ thuật và chẩn đoán ô tô

Chủ biên: Cao Trọng Hiền

6, Công nghệ sửa chữa ô tô

Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"