ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT XE HYUNDAI COUNTY

Mã đồ án OTTN000000381
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 340MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tuyến hình xe hyundai County, bản vẽ kết cấu hệ thống treo trước xe hyundai County, bản vẽ cơ cấu lái trục vít êcu-bi-thanh răng-cung răng, bản vẽ kết cấu hệ thống treo sau xe hyundai County, bản vẽ các dạng hư hỏng của hệ thống treo, hệ thốnglái); file word (Bản thuyết minh.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC KỸ THUẬT XE HYUNDAI COUNTY.

Giá: 1,350,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC..1

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

MỤC LỤC.. 3

CHƯƠNG I : SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG GẦM XE. 4

I. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO.. 4

1. Công dụng. 4

2. Yêu cầu. 5

3. Phân loại 5

II. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI HỆ THỐNG LÁI 6

1. Công dụng. 6

2. Yêu cầu. 6

3. Phân loại 7

III. GIỚI THIỆU XE HYUNDAI COUNTY.. 8

IV. HỆ THỐNG TREO VÀ LÁI CỦA XE HYUNDAI COUNTY.. 10

1. Hệ thống  treo trước. 10

2. Hệ thống  treo sau. 10

3. Hệ thống lái 11

CHƯƠNG II: CẤU TẠO HỆ THỐNG GẦM XE. 13

I. CẤU TẠO HỆ THỐNG TREO.. 13

1. Hệ thống treo trước. 13

2. Hệ thống treo sau. 19

II. CẤU TẠO HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI COUNTY.. 20

1. Sơ đồ bố trí chung của hệ thống lái 20

2. Vành lái và trục lái. 21

3. Hệ thống dẫn động lái 22

4. Cơ cấu lái có trợ lực của xe Hyundai County. 23

CHƯƠNG III : KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG GẦM XE HYUNDAI COUNTY   27

I. QUY TRÌNH THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO SAU.. 27

1. Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng nhíp. 27

2. Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng giảm chấn. 30

II. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO TRƯỚC.. 31

1. Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng. 31

2. Hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 33

III. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI 36

1. Bảo dưỡng vành lái, trục lái. 38

2. Bảo dưỡng một số chi tiết của dẫn động lái 40

3. Quy trình bảo dưỡng của cơ cấu lái có trợ lực của xe Hyundai  County  42

4. Hư hỏng, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục. 48

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ SƠ BỘ BỆ THỬ  HỆ THỐNG TREO.. 55

I. GIỚI THIỆU BỆ THỬ TẠO DAO ĐỘNG BẰNG BĂNG TẢI 55

1. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của bệ. 55

2. Các thông số động học của thiết bị. 58

II. TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CỦA BỆ. 58

1. Sơ đồ tải trọng tác dụng lên tang trống. 58

2. Chọn động cơ điện. 59

3. Phân phối tỷ số truyền. 60

KẾT LUẬN……61

TÀI LIỆU THAM KHẢO…62

CHƯƠNG I : SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG GẦM XE HYUNDAI COUNTY

 (HỆ THỐNG TREO, HỆ THỐNG LÁI)

I. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TREO

1. Công dụng

- Đỡ thân xe lên trên cầu xe, cho phép xe chuyển động tương đối theo phương thẳng đối với khung xe hoặc vỏ xe, hạn chế những chuyển động không muốn có khác của bánh xe.

- Bộ phận của hệ thống treo thực hiện nhiệm vụ hấp thụ và dập tắt các dao động, rung động, va đập mặt đường truyền lên.

- Đảm nhận khả năng truyền lực và mômen giữa bánh xe và khung xe.

+ Phần tử dẫn hướng:

- Xác định tính chất chuyển động (động học) của bánh xe đối với khung, vỏ xe.

- Tiếp nhận và truyền lực, mô men giữa bánh xe với khung, vỏ xe và ngược lại.

2. Yêu cầu

- Phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật yêu cầu (trên nhiều loại địa hình khác nhau đảm bảo tính êm dịu, tiện nghi cho con người sử dụng).

- Bánh xe có khả năng chuyển dịch trong một giới hạn không gian nhất định mà không phá hỏng liên kết đàn hồi của bánh xe với thân xe.

- Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý và thỏa mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng, nhưng không phá hỏng các quan hệ động lực học của chuyển động bánh xe.

3. Phân loại

- Theo bộ phận đàn hồi chia ra :

+ Loại bằng kim loại (gồm có nhíp lá, lò xo,thanh xoắn)

+ Loại khí (loại bọc bằng cao su-sợi, màng, loại ống)

- Theo sơ đồ bộ phận dẫn hướng chia ra :

+ Loại phụ thuộc với cầu liền.

+ Loại độc lập (một đòn, hai đòn...)

- Theo phương pháp dập tắt dao động chia ra :

+ Loại giảm chấn thủy lực (loại tác dụng một chiều, loại tác dụng hai chiều).

II. CÔNG DỤNG, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI HỆ THỐNG LÁI.

1. Công dụng

Hệ thống lái là hệ thống điều khiển hướng chuyển động của xe, đảm bảo giữ nguyên hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe ở một vị trí nào đó.

2. Yêu cầu

- Có khả năng quay vòng với bán kính bé, thỏa mãn tính cơ động của ô tô theo yêu cầu của cấu trúc đường bộ.

- Lực đặt trên vành lái nhỏ, giữ ổn định trên vành lái tốt, mà vẫn tạo nên cảm giác mức độ quay vòng khi điều khiển.

- Đảm bảo động học quay vòng tốt.

- Giảm được va đập từ bánh xe tới vành lái, đồng thời đáp ứng khả năng phản ánh mức độ chuyển hướng của ô tô.

III. GIỚI THIỆU XE HYUNDAI COUNTY

Xe ô tô Hyundai county là loại xe chở khách 29 chỗ ngồi được sản xuất và lắp ráp dưới sự hợp tác của nhà máy ô tô Đồng Vàng và hãng Hyundai Hàn Quốc.

IV. HỆ THỐNG TREO VÀ LÁI CỦA XE HYUNDAI COUNTY

1. Hệ thống  treo trước

Hệ thống treo trước: Là hệ thống treo phụ thuộc sử dụng bộ nhíp lá, giảm chấn và đệm giảm va đập được lắp giữa khung xe và cầu trước. Hệ thống treo trước đỡ trọng lượng của thùng xe và hấp thu sự rung động và va đập từ mặt đường, nhờ vậy tránh truyền lực trực tiếp đến thùng xe và bảo vệ hành khách một cách tốt nhất. Đồng thời có thanh ổn định ngang chịu xoắn khi có sự sai lệch lực tác dụng lên hai đầu nhằm giảm khả năng lật xe.

2. Hệ thống treo sau

Hệ thống treo sau : Là hệ thống treo phụ thuộc sử dụng bộ nhíp lá, giảm chấn và đệm giảm va đập lắp giữa khung xe và hệ thống treo sau. Hệ thống treo sau đỡ trọng lượng của thùng xe và hấp thụ rung động và va đập từ mặt đường, nhờ vậy tránh truyền trực tiếp đến thùng xe và bảo vệ hành khách một cách tốt nhất. 

3. Hệ thống lái

Hệ thống lái trên xe Hyundai County điều khiển hướng chuyển động các bánh xe dẫn hướng phía trước với cơ cấu lái loại: Trục vít-êcu-bi, thanh răng-cung răng có trợ lực thuỷ lực nhằm làm giảm sức lao động của người lái.

CHƯƠNG II: CẤU TẠO HỆ THỐNG GẦM XE HYUNDAI COUNTY 

 (PHẦN HỆ THỐNG TREO, HỆ THỐNG LÁI)

I.  CẤU TẠO HỆ THỐNG TREO

1. Hệ thống treo trước

Hệ thống treo trước là hệ thống treo phụ thuộc có cấu tạo: Bộ phận đàn hồi-nhíp lá, giảm chấn và thanh ổn định ngang, thân thanh ổn định ngang bắt bằng quang treo với thân khung xe đặt về phía trước của dầm cầu. Hai đầu thanh ổn định ngang bắt với dầm cầu. 

a) Bộ Phận đàn hồi - Nhíp lá

Nhíp được xếp thành bộ và được kẹp chặt bằng kẹp chống xô ngang nhíp (9). Bộ nhíp hai đầu liên kết với khung qua tai nhíp (6), tai sau có bắt với khung thông qua mắt nhíp nên có khả năng thay đổi chiều dài làm  việc. 

* Đặc điểm chịu tải của nhíp lá

- Nếu coi bộ nhíp là một dầm đàn hồi chịu tải ở giữa và tựa lên hai đầu, khi tác dụng tải trọng thẳng đứng lên bộ nhíp, cả bộ nhíp sẽ bị biến dạng. Một số các lá nhíp có xu hướng bị căng ra, một số các lá nhíp khác có xu hướng bị ép lại. Nhờ sự biến dạng của các lá nhíp cho phép các lá có thể trượt tương đối với nhau và toàn bộ nhíp biến dạng đàn hồi.

-  Do ma sát trong quá trình làm việc, các lá nhíp cọ sát lên nhau nên có thể coi đóng vai trò là bộ phận giảm chấn, để giảm mài mòn và tải trọng va đập thường được bổ sung mỡ chì giữa các bề mặt tiếp xúc của các lá nhíp .

b) Giảm chấn

*  Cấu tạo

Giảm chấn của xe là loại giảm chấn thủy lực có hai lớp vỏ có tác dụng dập tắt các dao động theo hai chiều, đầu trên của giảm chấn được nối với khung xe thông qua đai ốc, đầu dưới của giảm chấn được nối với cầu xe bằng bu lông.

* Nguyên lý làm việc

- Trạng thái nén nhẹ: Cần pittông (3) và van pittông (6) đi vào xylanh. Van lá (4) bị mở ra, chất lỏng chảy từ buồng (B) lên buồng (A) một cách tự do. Nhưng tất cả thể tích không thể đi hết vào buồng (B) vì cần pittông (3) đi vào xylanh choán một phần thể tích, phần thể tích dầu tương ứng này sẽ chảy qua khe (16) của van (10) và các lỗ (17) của đế van (8) vào buồng bù (C) làm tăng áp suất không khí trong buồng này lên một ít. 

- Trạng thái trả nhẹ: Ngược lại với trạng thái nén, cần pittông (3) và van pittông (6) dịch chuyển lên trên, van lá (4) và các lá đàn hồi phía duới bịt kín lỗ (17), áp suất chất lỏng ở trong xylanh tăng lên.chất lỏng từ buồng bù (A) chảy xuống buồng (B) qua dãy lỗ bên ngoài của van pittông (6), khắc phục lực đẩy của lò xo cụm đế van, đẩy van lá biến dạng mở đường dầu thông với buồng (B).

2. Hệ thống treo sau

Hệ thống treo sau là hệ thống treo phụ thuộc có cấu tạo và chức năng gần giống hệ thống treo trước, cơ bản bao gồm: Nhíp lá, giảm chấn và thanh ổn định ngang. Tuy nhiên hệ thống treo sau có bộ nhíp lá đặt ở phía dưới cầu xe được định vị bằng quang nhíp và bát đỡ quang nhíp sau, giảm chấn sau của xe có đầu trên nối với khung xe bằng bu lông, đai ốc còn đầu dưới được nối vào bát đỡ quang nhíp bằng đai ốc.

II. CẤU TẠO HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI COUNTY

1. Sơ đồ bố trí chung của hệ thống lái

Hình thang lái bao gồm : Dầm cầu, hai đòn bên và đòn ngang hình thang lái, các khớp cầu liên kết.

Dầm cầu vừa là cụm chi tiết nối cứng hai bánh xe dẫn hướng và đồng thời là khâu cố định của hình thang lái. Hai đầu ngoài của dầm cầu bố trí trụ đứng. Nhờ liên kết với trụ quay bánh xe, qua trụ đứng, bánh xe dẫn hướng thực hiện quay quanh trụ đứng điều khiển dẫn hướng cho ô tô.

Liên kết quay của hai bánh xe dẫn hướng thực hiện qua đòn ngang hình thang lái. Liên kết quay này được đảm bảo nhờ các khớp cầu. Kích thước của các đòn bên bằng nhau và đặt đối xứng qua trục dọc của ô tô.

2. Vành lái và trục lái

- Vành lái được chế tạo bằng kim loại, có dạng hình tròn. Có chức năng truyền lực lái đến trục lái.

- Trục lái được liên kết bởi 3 đoạn: Phần trên bắt với vành lái, phần giữa là trục cácđăng bi với hai khớp cácđăng khác tốc, phần giữa nối với trục chủ động cơ cấu lái.

3. Hệ thống dẫn động lái

Hệ thống dẫn động đảm nhận chức năng nhận chuyển động từ  cơ cấu lái đến bánh xe dẫn hướng, đảm bảo quan hệ giữa các góc quay của bánh xe dẫn hướng khi thực hiện quay vòng để không xảy ra sự trượt bên ở tất cả các bánh xe, đồng thời tạo liên kết giữa các bánh xe dẫn hướng.

4. Cơ cấu lái có trợ lực của xe Hyundai County

a) Công dụng của trợ lực lái

- Giảm nhẹ sức lao động của người lái trong việc điều khiển hướng chuyển động của xe, đặc biệt với những xe có trọng tải lớn có mômen cản quay vòng lớn.

- Trợ lực lái còn có ý nghĩa nâng cao an toàn chuyển động khi có sự cố xảy ra ở bánh xe (nổ lốp, áp suất lốp quá thấp... ) và giảm trọng tải va đập truyền lên vành lái, tăng tính tiện nghi và êm dịu trong điều khiển nên được sử dụng trên các xe du lịch. 

b) Cấu tạo cơ cấu lái có trợ lực

* Cấu tạo

Trục vít vô tận (10) là phần chủ động gắn liền với trục lái và vành lái. Trục vít dạng trụ có các rãnh vít vô tận bố trí góc nghiêng nhỏ (góc nâng ren). Profin của ren là dạng tròn lõm, các viên bi chạy trong rãnh lõm. Trục vít được quay trơn trên các ổ đỡ, không cho phép di chuyển dọc trục.

Liên kết với trục vít vô tận là êcu (3) thông qua các viên bi. Bi bố trí nằm trong nửa rãnh ren của trục vít và nửa rãnh ren của êcu. Chiều nghiêng của rãnh ren trong trên êcu có cùng góc nghiêng với ren trục vít. Êcu ăn khớp với cung răng (8) nên không quay mà chỉ di chuyển dọc trục.

* Nguyên lý làm việc

Khi xe đi thẳng van phân phối có vị trí như hình 2.13. Mô men lái không sinh ra từ vô lăng, với trường hợp này, dầu đi qua giữa thân van trong và thân van ngoài, dầu được cung cấp có áp lực bởi bơm dầu trở về thùng dầu mà không chảy qua buồng xy lanh bên trái và bên phải.

CHƯƠNG III: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG GẦM XE HYUNDAI COUNTY  

I. QUY TRÌNH THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO SAU   

* Tiêu chuẩn bảo dưỡng :  

1. Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng nhíp

 a) Tháo nhíp

1. Tháo bánh xe.       

Lưu ý:

- Gắn cục chèn an toàn vào bánh xe

- Đội xe trên chân kê vững chắc

3. Đai ốc bắt dưới giảm sóc sau .

4. Tháo quang nhíp và bát đỡ quang nhíp.

5. Tháo cụm ắc nhíp và mắt nhíp

6. Tháo nhíp sau

- Tháo đai ốc và long đen ắc nhíp.

- Tháo cụm mắt nhíp.

b) Lắp nhíp:  Quy trình lắp ráp ngược lại với quy trình tháo.

2.Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng giảm chấn

a) Quy trình tháo giảm chấn

1. Dùng đội cá sấu để đỡ vỏ cầu sau.

2. Tháo đai ốc và bạc lót.

b) Trình tự lắp giảm chấn

 Siết tạm thời đai ốc của giảm chấn vào khung xe và bát đỡ quang nhíp sau đó siết lại lực theo đúng quy định

Lực siết đai ốc:  21 - 31 (Nm)

II. QUY TRÌNH THÁO LẮP, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TREO TRƯỚC

* Tiêu chuẩn bảo dưỡng

1. Quy trình tháo lắp và bảo dưỡng

 a) Quy trình tháo

1. Tháo bánh xe

Lực tháo :550 - 600 (Nm)

Lưu ý: Bịt các ống mềm và ống cứng dẫn dầu phanh đã tháo để bảo vệ không cho vật lạ lọt vào         

2. Tháo đệm chống va đập : Dùng một thanh để đỡ máng nhớt và tháo bu lông bắt đệm chống va đập.

Lực tháo đệm : 35 - 55 (Nm)

5. Tháo cụm ắc nhíp và mắt nhíp.                       

 Lực tháo ắc nhíp : 95 - 130 (Nm)

Lực tháo mắt nhíp : 95 - 130 (Nm)

6. Tháo thanh ổn định ngang

Lực tháo thanh ổn định :19 - 28 (Nm)

2. Hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Hệ thống treo trước và treo sau có cấu tạo tương đối giống nhau, vì vậy quá trình khắc phục hư hỏng sẽ giống nhau.

III. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI         

* Tiêu chuẩn bảo dưỡng

1. Bảo dưỡng vành lái, trục lái.

a) Quy trình tháo

1. Tháo đệm còi.           

2. Tháo vô lăng.                                               

4. Tháo bu lông và vít để tháo miếng đệm

5. Tháo bu lông để tháo cần gạt để tháo cột lái khỏi đỡ cột

6. Tháo 6 bu lông và đai cáp để tháo nắp che bụi

b) Kiểm tra và bảo dưỡng.

* Kiểm tra

1. Kiểm tra độ dơ của vành lái.

2. Kiểm tra độ cong của trục lái bằng đồng hồ đo và được đặt lên hai khối V

3. Kiểm tra độ dơ của trục chữ thập

4. Xác định số long đen để độ hở có thể là 0,1 đến 0,3 khi chúng tiếp xúc gần.

c) Quy trình lắp ráp

Quy trình lắp ráp hoàn toàn ngược lại với quy trình tháo

2. Bảo dưỡng một số chi tiết của dẫn động lái

a) Thanh kéo

- Quy trình tháo:

1. Tháo chốt che 1 và nút đầu mút 2

2. Tháo lò xo 3 và mặt tựa bi 4

3. Tháo khớp cầu của đòn quay đứng ra khỏi hốc cầu 6.

4. Tháo mặt tựa 5

5. Tháo thanh kéo 13 ra khỏi mặt tựa 6

6. Tương tự ta tháo đòn kéo dọc ra khỏi khớp cầu của đòn quay ngang ta cũng lần lượt tháo chốt chẻ 7, sau đó tháo nút đầu mút 8, tháo mặt tựa bi 9, cuối cùng là tháo khớp cầu của đòn quay ngang để tháo ra mặt tựa bi 10 và lò xo 11.

- Kiểm tra và bảo dưỡng:

1. Kiểm tra nút đầu mút 2,8

2. Kiểm tra độ biến dạng, nứt của lò xo 3,11

3. Kiểm tra các mặt tựa 4,5,9,10 có bị mòn hay không.

4. Tra mỡ vào các mặt tựa.

b) Rô-tuyn lái

- Quy trình tháo:

1. Tháo chốt chẻ 1bằng kìm, sau đó ta dùng cờ lê để tháo đai ốc 2

2. Tháo long đen 3, kẹp 4 và che bụi 5

3. Tháo cụm rô-tuyn ngoài và rô-tuyn trong

- Kiểm tra và bảo dưỡng

1. Đo độ đảo của rô-tuyn lái trong

Trị số quy định: 2mm

2. Kiểm tra độ cũ, mòn của bu lông

3. Kiểm tra kẹp nút

4. Tra mỡ vào các ổ khớp cầu đứng của rô-tuyn lái ngoài

3. Quy trình bảo dưỡng của cơ cấu lái có trợ lực của xe Hyundai  County

a) Kiểm tra trước khi tháo

1. Xoay trục chủ động theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim hồ để xả dầu ra khỏi xy lanh. Lúc này, kiểm tra dầu xả xem có bị nhiễm bẩn không

2. Đo mômen khởi động của trục chủ động.

b) Quy trình tháo

1. Tháo đòn quay đứng

2. Tháo trục và nắp bên

Lưu ý: Cẩn thận không để phần răng cưa trục ngang làm hư những bộ phận khác

5. Tháo nắp đầu mút bằng dụng cụ đặc biệt

6. Tháo hộp van và bộ phận trục vít bi

d) Quy trình lắp

1. Lắp nắp đầu mút ấn trục tiếp động cho đến khi đạt mômen khởi động trục tiếp động quy định

2. Đo mômen khởi động trục tiếp động

Mômen khởi động có giá trị từ: 29 đến 69 (N.cm)

3. Siết đai ốc hãm đặc biệt

Sau khi đã siết đai ốc hãm, kiểm tra lại mômen khởi động trục. 

5. Đo mômen khởi động toàn diện Đo mômen khởi động bằng cách xoay trục tiếp động khoảng 1/4 vòng theo chiều kim đồng hồ. Nếu không đạt được trị số quy định, điều chỉnh bằng bu lông điều chỉnh.

8. Điều chỉnh khe hở ăn khớp của trục ngang để bánh răng ăn khớp ở vị trí trung hoà, đo khe hở ăn răng ở đầu đòn quay đứng. Dùng bu lông điều chỉnh để điều chỉnh.

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ SƠ BỘ BỆ THỬ HỆ THỐNG TREO

I. GIỚI THIỆU BỆ THỬ TẠO DAO ĐỘNG BẰNG BĂNG TẢI

1.  Sơ đồ và nguyên lý làm việc của bệ

a) Sơ đồ cấu tạo

b) Nguyên lý làm việc

 Bệ thử có khung 11 trên đó có lắp các tang trống đỡ 8, 10 và tang trống căng đai 13. Cơ cấu căng đai 12 cho phép hiệu chỉnh việc căng băng tải 14 một cách vô cấp. Giữa các tang trống có các tấm đỡ 9 vừa để xe đi qua vừa để băng tải khỏi bị chùng. Thiết bị ghi 16 bố trí suốt chiều dài bệ thử để ghi lại dao động của ôtô ở bất kỳ thời điểm nào theo ý muốn.

Độ nhấp nhô của điều kiện giả định của mặt đường được thực hiện bởi các vấu nhấp nhô chuyên dùng 15.

Các bánh xe của ôtô được đặt trên băng.

c) Các thông số cơ bản

* Theo thông số của lốp ta có:

- Bán kính của bánh xe là: Rbx= l0 . r0­ = 0.95 x r0

Trong đó:

r: là bán kính thiết kế của xe.

l0: là hệ số kể đến biến dạng của lốp. r0 = (7 + 16/2).25,4 = 381 (mm)

=> Rbx = 0,95 x 381 =  361,95 (mm)

- Chiều rộng của lốp: BL= 7 x 25,4 = 177,8 (mm)

Khi thiết kế để đơn giản ta lấy đường kính tang trống bằng đường kính bánh xe.

* Chiều dài của bệ và chiều dài của băng thử:

Theo sơ đồ trên tang trống 1 và 2 cố định, tang trống 1 được dẫn động bởi động cơ  điện, tang trống 3 có thể di chuyển đươc để căng đai.

Gọi L: là khoảng cách giữa tang trống 1 và 2, tương ứng với chiều dài cơ sở của xe.

C : là khoảng cách giữa tang trống 2 và 3, C phải đảm bảo cho khoảng cách Lbệ là ngắn nhất

.- Tính khoảng cách C :

Khi thiết kế để đơn giản ta lấy đường kính tang trống bằng đường kính bánh xe.

dtt = dbx , hay rtt =rbx= ro

hay rtt= 381 ( mm).

Vậy C = 2 rtt + a = 2 x 381 + 100 = 862 ( mm).

- Tính chiều dài của bệ:

Lbệ = L + C

Lbệ  = 4085 + 862 = 4947 ( mm)

- Tính chiều dài của băng tải:

Lbăng tải = 2. Lbệ + 2.p rtt = 2 x 4947+ 2 x3,14 x 381 = 12286,68 ( mm) = 12,28668 ( m).

2. Các thông số động học của thiết bị.

Tần số tác dụng cưỡng bức của bệ để ít ảnh hưởng đến kết quả đo ghi là: f = 0,5 ¸ 4(Hz)

Chọn số lượng vấu là: 4( vấu).

Khoảng cách các vấu: LV­­ =Lbăng tảI  : 4 = 12.28668 / 4 =3 (m)

Chọn    f=2,5      ÞT=1f=12,5=0,4(s)

Vận tốc dài của tang trống là: Vt = LV : T= 3 / 0,4   = 7,5 ( m/s).                                            

II. TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CỦA BỆ.

1. Sơ đồ tải trọng tác dụng lên tang trống.

Vì băng tải chủ động( kéo ôtô) nên lực kéo được tính theo công thức sau:

Pk ³  PW L= Gbx . ( f + i)

Trong đó:

- Gbx: Trọng lượng xe: Gbx = 0,7.G0 = 0,7 x 4085  =  2859,5 (KG)

- f: Hệ số cản lăn : f = 0,015

- i: Độ dốc của vấu nhấp nhô

Thay số vào ta được: Pk = 2859,5 x ( 0,015 + 0,67)  = 1958,7575 (KG)

- Mô men của tang trống: Mt = Pk . rtt  = 2859,5 x 0,381 = 746,29 ( KG.m)

2. Chọn động cơ điện. 

Công suất động cơ được tính:

Nđ/c = Nt/h

Trong đó:

+Nt: là công suất cần thiết của tang trống: Nt = 2. Z.V/1000 = 2 x 2859,5 x 7,5/1000 = 42,8925 (KW)

Vậy công suất cần thiết của động cơ điện  là: Nđc = Nt/ h = 42,8925/ 0,8 = 53,615 (Kw)

3. Phân phối tỷ số truyền.

Ta có tốc độ quay của tang trống là: nt  =182,45(v/ph)

Vậy tỷ số truyền của hộp số: ihs= ndc/nt = 1880/182,45= 10,455.

Vì ihs =10,455 theo bảng 2_4( trang 21)_tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí thì ta chọn hộp giảm tốc 1 cấp .

Công suất trên các trục:

N1=Nđc´hkn´hol =73,92´0,98´0,994 =72(kw).

N2 =N1´hbr =72´0,97 =69,85(kw)

KẾT LUẬN

   Sau một thời gian dài tìm hiểu và nghiên cứu em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với nội dung “Khai thác kỹ thuật gầm xe Hyundai County” (Phần hệ thống treo và hệ thống lái). Đồ án đi sâu vào việc nghiên cứu cấu tạo của hệ thống treo, hệ thống lái cũng như việc tìm hiểu các hư hỏng thường xảy ra đồng thời tìm ra các nguyên nhân gây hư hỏng và tìm biện pháp khắc phục các hư hỏng đó nhằm kéo thời gian phục vụ có ích và duy trì vẻ đẹp thẩm mỹ của xe.

   Đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo trong bộ môn cơ khí ô tô, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: ThS...................... đã giúp em haofn thành đề tài Tốt nghiệp này.

   Em xin chân thành cảm ơn!

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cấu tạo gầm ôtô tải-ôtô buýt

Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Khắc Trai - NXB GTVT - Năm 2003

2. Cấu tạo gầm xe con

Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Khắc Trai - NXB GTVT - Năm 2003

3. Kỹ thuật chẩn đoán ôtô

Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Khắc Trai - NXB GTVT - Năm 2006

4. Tài liệu đào tạo hãng Huyndai

5. Sổ tay xe Hyundai County

6. Thiết kế chi tiết máy

Nhà xuất bản giáo dục

7. Chi tiết máy

Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"