LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ôtô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ôtô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng. Với mức độ sử dụng ô tô như hiện nay, cũng như yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với ngành Xe – máy yêu cầu đội ngũ cán bộ, nhân viên nắm rõ về quy trình khai thác sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản, sửa chữa ô tô là những yếu tố cần thiết và quan trọng.
Sau hai năm nghiên cứu học tập tại trường, với sự đào tạo, hướng dẫn của thầy cô của trường nói chung và các thầy thuộc khoa ô tô nói riêng, được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Ô tô, bản thân em đã được trang bị những kiến thức chuyên môn nhất định để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi ra trường công tác tại đơn vị.
Nhằm cũng cố và hệ thống lại khối kiến thức đã học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi ra trường về đơn vị công tác, đồng thời có thể cung cấp cho các học viên khóa sau những kiến thức cơ bản về mặt lý thuyết bản thân chọn đề tài “Khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ 1SZ-FE lắp trên xe Toyota Yaris”
Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, mặt khác là lần đầu tiên tiếp xúc với một đồ án có tính chất quan trọng cao, đòi hỏi sự chính xác và lượng kiến thức sâu rộng nên chắc chắn không thể nào tránh khỏi sai sót trong quá trình nghiên cứu. Em kính mong nhận được sự phê bình, chỉ bảo của các thầy giáo trong ngành để em được mở rộng kiến thức, hiểu rộng và sâu hơn đối với các vấn đề chuyên môn.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn: Th.S……………… đã chỉ bảo em tận tình, giúp em vượt qua những khó khăn vướng mắc trong khi hoàn thành đồ án của mình. Bên cạnh đó em cảm ơn các thầy trong khoa đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành thật tốt đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Mẫu xe Toyota Yaris
Toyota Yaris được bán lần đầu tiên tại châu Âu vào năm 1999. Sau khi xuất hiện mẫu hatchback ở châu Âu vào tháng 02/ 1999, nó được bán tại Canada vào năm 2004. Toyota Yaris được bầu là “ xe của năm” tại châu Âu vào năm 2000.
Tiêu thụ nhiên liệu :
Thành phố : 7.1 l / 100 km
Xa lộ : 5.8 l / 100 km
Tăng tốc : 0-100 km / 9.9 giây
1.2 Động cơ 1SZ-FE
Động cơ 1SZ - FE khá ấn tượng với dung tích xy lanh 997 cc được trang bị cam kép với hệ thống điện tử điều khiển van nạp biến thiên VVT - i (variable valve timing with intelligence). Ngoài ra, động cơ 1SZ - FE còn được trang bị hệ thống phun nhiên liệu điện tử EFI cùng hệ thống đánh lửa trực tiếp DIS.
1.3. Các chi tiết trong động cơ
1.3.1. Nhóm các chi tiết cố định:
a. Nắp máy (nắp quy lát):
Nắp máy đậy kín một đầu của xy lanh, cùng với pit tông và xy lanh tạo thành buồng cháy. Nhiều chi tiết cũng như bộ phận của động cơ được lắp đặt trên nắp xy lanh như bu gi, cụm xu páp, cơ cấu trục cam….
b. Thân máy:
Thân máy là nơi bố trí xy lanh, trục khuỷu và các bộ phận truyền động để dẫn động các cơ cấu và các hệ thống khác của động cơ như trục cam, bơm nước làm mát, bơm dầu trợ lực lái, máy phát điện…
d. Các te:
Có nhiệm vụ bao kín động cơ và chứa dầu bôi trơn động cơ. Các te được dập từ thép tấm, được gia cố bởi các gân nhằm tăng độ cứng. Cácte có lỗ để tháo dầu bôi trơn. Được lắp ghép với đế thân máy bằng các bu lông có gioăng bao kín.
1.3.2. Nhóm các chi tiết chuyển động:
a. Trục khuỷu:
Có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của pit tông thành chuyển động quay. Cấu tạo của trục khuỷu được mô tả như hình vẽ: bao gồm đầu trục khuỷu, các cổ trục khuỷu nối với các cổ biên bởi các má khuỷu.
b. Thanh truyền:
Thanh truyền là chi tiết trung gian biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu. Thanh truyền bao gồm: đầu nhỏ thanh truyền, bạc đầu nhỏ thanh truyền, nắp đầu to thanh truyền, bạc đầu to thanh truyền và bu lông thanh truyền.
1.4. Cơ cấu phân phối khí
Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ điều khiển quá trình trao đổi khí trong xy lanh. Yêu cầu cơ bản đối với cơ cấu phân phối khí là phải thải sạch và nạp đầy.
1.4.1 Các bộ phận trong cơ cấu phân phối khí
a. Xu páp:
Xu páp có vai trò đóng mở đường thải và đường nạp để thực hiện quá trình trao đổi khí. Điều kiện làm việc của xu páp cũng rất khắc nghiệt. Xu páp tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên chịu áp lực rất lớn ở nhiệt độ cao. Nấm xu páp va đập với đế xu páp nên dễ bị biến dạng, cong vênh và mòn rỗ bề mặt nấm.
b. Đế xu páp:
Đế xu páp được chế tạo riêng rồi lắp ép vào nắp xy lanh, tiếp xúc với bề mặt làm việc của xu páp khi xu páp đóng. Ngoài ra đế xu páp cũng có nhiệm vụ truyền nhiệt từ xu páp sang nắp xy lanh, làm mát xu páp.
c. Dẫn động xu páp và phớt dầu:
Bạc dẫn hướng xu páp có kết cấu đơn giản là một trụ rỗng, được lắp ép vào nắp xy lanh, nó có tác dụng bảo đảm chuyển động cho xu páp, bảo đảm cho bề mặt làm việc của nấm xu páp và đế xu páp chồng khít lên nhau.
d. Trục cam:
Trục cam mang các cam dẫn động cơ cấu phối khí. Về mặt tải trọng, trục cam không phải chịu điều kiện làm việc nặng nhọc. Các bề mặt của cam thường tiếp xúc ở dạng trượt nên hư hỏng chủ yếu của trục cam là mài mòn.
1.4.2. Cơ cấu VVT-i
Hệ thống VVT-i là thiết kế phun xăng của hãng Toyota theo nguyên lý điện - thủy lực. Cơ cấu này tối ưu hóa góc phối khí của trục cam nạp dựa trên chế độ làm việc của động cơ phối hợp với các thông số điều khiển chủ động.
Hiệu suất làm việc của động cơ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cung cấp nhiên liệu. Hệ thống điện tử điều khiển van nạp biến thiên VVT-i (variable valve timing with intelligence) được thiết kế với mục đích nâng cao mô-men xoắn của động cơ, cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu và khí thải độc hại.
Bộ điều khiển VVT - i gồm một vỏ được dẫn động bởi xích cam và các cánh gạt cố định trên trục cam nạp. Áp suất dầu từ phía làm sớm hay làm muộn trục cam nạp sẽ xoay các cánh gạt của bộ điều khiển VVT - i theo hướng chu vi để thay đổi liên tục thời điểm phối khí của trục cam nạp.
Van điều khiển dầu phối khí trục cam hoạt động theo sự điều khiển từ ECU động cơ để điều khiển vị trí của van ống và phân phối áp suất dầu cấp đến bộ điều khiển VVT-i đến phía làm sớm hay làm muộn.Khi động cơ ngừng hoạt động, thời điểm phối khí xupap nạp được giữ ở góc muộn tối đa.
1.5. Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ cung cấp dầu đến mọi bộ phận của động cơ, tạo ra màng dầu để giảm ma sát và mài mòn. Cho phép các bộ phận của động cơ hoạt động trơn tru, tính năng tối ưu cũng như tăng tuổi thọ của các chi tiết.
Dầu bôi trơn có nhiều công dụng, có thể kể đến một số công dụng sau:
- Bôi trơn các bề mặt có chuyển động trượt giữa các chi tiết nhằm giảm ma sát, do đó giảm mài mòn và tăng tuổi thọ của chi tiết.
- Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết. Dầu bôi trơn cuốn trôi các vảy tróc trên bề mặt ma sát của các chi tiết trong quá trình làm việc. Do đó tránh cho bề mặt bị cào xước.
1.5.1. Các bộ phận trong hệ thống bôi trơn
a. Bơm dầu:
Bơm dầu có nhiệm vụ hút dầu từ cac te, và cung cấp dầu có áp suất cao đến các bộ phận của động cơ. Bơm dầu sử dụng trong động cơ 1SZ – FE là loại bơm bánh răng ăn khớp trong. Rô to chủ động được dẫn động từ trục khuỷu động cơ.
b. lọc dầu:
Toàn bộ lượng dầu cung cấp từ bơm dầu đều đi qua lọc dầu. Tại đây diễn ra quá trình lọc để loại các mạt kim loại và muội than ra khỏi dầu bôi trơn.
1.6. Hệ thống làm mát
Khi động cơ làm việc, các chi tiết của động cơ, nhất là các chi tiết trong buồng đốt, tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên có nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ của đỉnh Pit tông có thể lên tới 6000 C, còn nhiệt độ của xupap thải có thể lên tới 9000C. Nhiệt độ của các chi tiết cao có thể gây ra nhiều tác hại:
- Giảm sức bền, độ cứng và tuổi thọ của các chi tiết.
- Gây hiện tượng bó kẹt giữa các chi tiết chuyển động như Pit tông, xy lanh....
1.7. Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu tạo thành hỗn hợp cho động cơ phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ. Nhiên liệu được lấy từ bình chứa cung cấp vào ống phân phối trước vòi phun với áp suất cao. Đến thời điểm hòa trộn hỗn hợp không khí nhiên liêu, vòi phun mở, nhiên liệu dưới áp suất cao được phun vào đường ống nạp và đi vào xy lanh.
1.7.1. Các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu
a. Bơm nhiên liệu:
Bơm nhiên liệu được lắp trong thùng chứa nhiên liệu, cùng với bộ lọc nhiên liệu, bộ đo nhiên liệu và vỏ bơm tạo thành cụm bơm nhiên liệu.
Bơm nhiên liệu có cấu tạo là một mô tơ điện 12 V dẫn động cánh bơm.
b. Ống phân phối:
Có kết cấu dạng ống, là nơi chứa nhiên liệu có áp suất cao trước vòi phun và phân phối nhiên liệu vào xy lanh động cơ khi kim phun mở. Trên ống phân phối có lắp bốn kim phun.
d. Lọc nhiên liệu:
Lọc nhiên liệu có nhiệm vụ lọc sạch các cặn bẩn có trong nhiên liệu, để đảm bảo sự làm việc chính xác của bộ định lượng - phân phối nhiên liệu và các kim phun. Cấu trúc của lọc nhiên liệu gồm một lõi lọc bằng giấy xếp chồng lên nhau làm cho nhiên liệu chỉ đi qua khe hở này và một đĩa tròn để giữ lọc.
1.7.2. Van điều khiển tốc độ không tải
Valve ISC loại cuộn dây quay được đặt phía dưới cổ họng gió tại cánh bướm ga, dòng khí nạp sẽ đi tắt qua cánh bướm ga để đi vào valve ISC qua khe hẹp. Valve ISC được kích hoạt bằng các tín hiệu từ ECU và điều khiển lượng khí nạp đi tắt qua cánh bướm ga làm cho tốc độ cầm chừng được duy trì mặc dù cánh bướm ga vẫn đóng hoàn toàn.
1.8. Hệ thống đánh lửa điện tử
Động cơ xăng sử dụng tia lửa điện để đốt cháy cưỡng bức hỗn hợp không khí nhiên liệu. Do đó, hệ thống đánh lửa của động cơ xăng phải đạt một số yêu cầu sau:
- Phải có tia lửa mạnh: Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa điện được phát ra giữa các điện cực của bu gi để đốt cháy hỗn hợp không khí nhiên liệu.
- Thời điểm đánh lửa chính xác: Hệ thống đánh lửa luôn phải có thời điểm đánh lửa chính xác, phù hợp với mọi chế độ hoạt động của động cơ.
1.9. Hệ thống điều khiển điện tử động cơ
1.9.1. Hệ thống các cảm biến:
a. Cảm biến lưu lượng khí nạp:
Trên xe Yaris sử dụng cảm biến lưu lượng không khí nạp kiểu dây sấy. (MAF - Mass Air Flow)
Vị trí: Cảm biến lưu lượng khí nạp được gắn trên đường ống khí nạp, trên lọc gió
b. Cảm biến vị trí bướm ga:
Cảm biến vị trí bướm ga được lắp trên cổ họng gió. Có nhiệm vụ xác nhận vị trí của góc mở bướm ga. Cảm biến này biến đổi góc mở của cánh bướm ga thành điện áp, được truyền đến ECU như tín hiệu của góc mở bướm ga ( VTA ). Trên TOYOTA YARIS được trang bị cảm biến vị trí bướm ga loại tuyến tính lắp trong cổ họng gió để cảm nhận góc mở của bướm ga.
d. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát:
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát dùng để xác định nhiệt độ động cơ
Cấu tạo: cảm biến nhiệt độ nước làm mát có cấu tạo là một trụ rỗng có ren ngoài, bên trong có gắn một nhiệt điện trở âm.
f. Cảm biến kích nổ:
Cảm biến kích nổ được gắn trên thân động cơ và truyền tín hiệu KNK tới ECM khi phát hiện tiếng gõ động cơ. ECM nhận tín hiệu KNK và làm trễ thời điểm đánh lửa để giảm tiếng gõ.
1.9.2. Các chức năng điều khiển của ECU
a. Điều khiển hệ thống nhiên liệu:
- Điều khiển bơm
Khi khóa điện ở vị trí IG, relay EFI bật mở. ECU điều khiển nối mass Fc để bơm nhiên liệu hoạt động trong vòng 15 giây, sau đó nếu động cơ chưa nổ thì bơm nhiên liệu dừng hoạt động. Khi khoá điện ở vị trí IG, rờ le EFI bật mở cấp dương ở đầu rơ le bơm.
- Điều khiển cắt bơm nhiên liệu.
Khi một trong các túi khí nổ, tín hiệu nổ túi khí sẽ được gửi về ECU động cơ, ECU động cơ sẽ ngắt relay mở mạch để ngừng hoạt động của bơm nhiên liệu.
b. Điều khiển đánh lửa:
ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm và xác nhận thời điểm đánh lửa tối ưu. ECU gửi tín hiệu đánh lửa (IGT) đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa. Tín hiệu đánh lửa được gửi đến IC đánh lửa theo thứ tự nổ của động cơ (1 – 3 – 4 – 2 ).
CHƯƠNG 2: KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ 1SZ-FE
2.1. Tổng quan
Để đảm bảo động cơ hoạt động tốt, tăng thời hạn sử dụng và đảm bảo độ tin cậy trong quá trình vận hành ta tiến hành công tác bảo dưỡng động cơ
Bảo dưỡng kĩ thuật là những hoạt động, những biện pháp kĩ thuật có xu hướng làm giảm cường độ mài mòn của chi tiết máy, phòng ngừa hư hỏng, kịp thời phát hiện hư hỏng, nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt nhất của động cơ trong quá trình khai thác sử dụng.
2.2. Một số điểm kỹ thuật cần chú ý trong khi tiến hành bảo dưỡng động cơ
Khi tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật xe, kĩ thuật viên cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Cần tìm hiểu kĩ công việc đang làm và tiến hành từng công việc một cách chính xác. Cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, không được dựa vào các đánh giá của bản thân để tiến hành công việc.
- Sử dụng phủ sườn, phủ ghế, phủ sàn để không làm trầy xước hay bôi bẩn xe.
2.3. Bảo dưỡng các hệ thống trên ô tô:
2.3.1. Bảo dưỡng các chi tiết trong động cơ:
a. Bảo dưỡng các chi tiết cố định:
- Kiểm tra nắp xy lanh động cơ
Kiểm tra gioăng nắp máy, thay thế nếu gioăng hư hỏng
- Kiểm tra thân máy
b. Bảo dưỡng các chi tiết chuyển động:
- Kiểm tra pit tông, chốt pit tông và rãnh xec măng
2.3.2. Bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí:
a. Điều chỉnh khe hở xu pap:
Khe hở xupap nhằm đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả, các xupap tiếp xúc thật kín với đế xupap khi chúng đóng. Trong quá trình sử dụng, do mài mòn, khe hở này thay đổi làm giảm tính năng động cơ và tăng tiếng ồn xupap. Do đó khe hở này cần được kiểm tra và điều chỉnh theo định kì.
c. Kiểm tra xích cam:
Xích cam sau một thời gian sử dụng sẽ bị mòn, dẫn đến độ dài của xích tăng lên. Là nguyên nhân chính làm sai lệch thời điểm đánh lứa và thời điểm phối khí tối ưu. Xích cam được đo độ giãn dài bằng thước kẹp.
2.3.3. Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn:
a. Thay thế dầu động cơ:
Trong quá trình hoạt động của động cơ, dầu động cơ bị trộn lẫn các mạt kim loại cũng như hấp thụ các chất độc hại trong quá trình cháy của động cơ. Do đó mất dần các tính chất lý hóa cơ bản. Vì vậy để bảo vệ động cơ, dầu động cơ được thay thế định kì sau 5000 km quãng đường xe chạy.
b. Thay thế lọc dầu động cơ:
Lọc dầu được lắp trên mạch dầu để lấy đi bụi và các mạt kim loại mài mòn chứa trong dầu. Sau thời gian làm việc, cặn dầu nhiều lên sẽ làm giảm tính năng lọc của lọc dầu động cơ.
c. Kiểm tra khe hở bơm dầu:
Khe hở tiêu chuẩn giữa roto bị động và roto chủ động là 0.06 ÷ 0.18 mm. Tối đa là 0.28 mm
Khe hở tiêu chuẩn giữa roto bị động và thân bơm là 0.25 ÷ 0.325 mm. Tối đa là 0.425 mm.
d. Kiểm tra rò rỉ trong hệ thống làm mát:
Kiểm tra rò rỉ trong hệ thống làm mát bằng cách đổ đầy nước làm mát vào két nước và lắp bộ thử nắp két nước. Hâm nóng động cơ. Bơm đến 1,4 kgf/cm2 và kiểm tra rằng áp suất trong hệ thống không giảm xuống.
e. Kiểm tra cánh tản nhiệt:
Nếu bị tắc, rửa bằng nước và làm khô bằng khí nén.
f. Kiểm tra bơm mước:
Kiểm tra bằng mắt xem có rò rỉ nước qua lỗ xả. Quay pu li, kiểm tra vòng bi bơm nước chuyển động êm và không có tiếng kêu.
k. Kiểm tra quạt làm mát:
- Kiểm tra quạt nếu bị bẩn thì rửa bằng nước hoặc chất tẩy rồi sấy khô.
+ Kiểm tra relay quạt làm mát.
+ Điện trở giữa 2 cực B5 và B8 là 10kW hoặc hơn. Nếu cấp nguồn giữa 2 cực B6 và B7 thì điện trở giữa 2 cực B5 và B8 là 1W.
2.3.6. Bảo dưỡng hệ thống đánh lửa:
a. Kiểm tra, bảo dưỡng bu gi:
Kiểm tra điện trở bugi : 10MW hoặc hơn
Trong quá trình hoạt động, các điện cực của bugi bị ăn mòn dần và tăng khe hở của bu gi, dẫn đến khó sinh ra tia lửa điện. Đồng thời muội than bám bám ở đầu phần sứ cách điện và các cực có xu hướng làm ngắn mạch, khó phát sinh ra tia lửa điện. Để đảm bảo hiệu quả cho việc đốt cháy hỗn hợp không khí nhiên liệu bu gi phải được làm sạch và thay thế theo định kì.
b. Bảo dưỡng Ác quy:
Trong quá trình làm việc ác quy sẽ hết điện nếu lượng điện sử dụng nhiều hơn lượng điện cung cấp bởi máy phát hay dùng quá nhiều khi động cơ không hoạt động.
Lượng dung dich ác quy giảm dần khi ác quy nạp và phóng điện do sự bay hơi. Lượng dung dịch giảm đặc biệt nhanh khi ác quy nạp bị quá già vào mùa hè. Vì vậy cần kiểm tra mức dung dịch và tỉ trọng của ác quy một cách định kì.
2.4. Lịch bảo dưỡng định kỳ cho động cơ 1SZ-FE
Lịch bảo dưỡng định kì của động cơ được Toyota lập nên để đảm bảo xe chạy êm, không có trục trặc, an toàn và kinh tế.
Kì bảo dưỡng được quyết định bằng quãng đường xe đã đi hoặc khoảng thời gian mà xe hoạt động, tùy theo điều kiện nào tới trước, các thông số này được quy định trên lịch bảo dưỡng của chính hãng.
CHƯƠNG 3: CHẨN ĐOÁN HƯ HỎNG
3.1. Giới thiệu chung về chẩn đoán
Trên xe ô tô hiện đại có trang bị hệ thống điều khiển động cơ điện tử đều có trang bị hệ thống tự chuẩn đoán, gọi tắt là OBD (On Board Diagnosis), là chức năng tự chẩn đoán của xe được cung cấp bởi ECU.
3.2. Một số hư hỏng và cách khắc phục
Một số hư hỏng và cách khắc phục như bảng 3.1.
KẾT LUẬN
Sau thời gian làm đồ án tốt nghiệp với đề tài “Khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ 1SZ-FE lắp trên xe Toyota Yaris”.
Thông qua việc nghiên cứu khai thác động cơ 1SZ-FE đã giúp em củng cố kiến thức đã được học trong suốt thời gian qua. Đây là những kiến thức rất quan trọng là nền tảng giúp chúng em có thể tự tin hơn khi tiếp xúc với các thế hệ động cơ đời mới về sau này. Trong giai đoạn hiện nay khi mà vấn đề tiết kiệm nhiên liệu và chống ô nhiễm môi trường cũng như vấn nạn kẹt xe đang là vấn đề nhức nhối ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là tại các thành phố lớn thì việc ra đời các dòng xe nhỏ tiết kiệm nhiên liệu như Toyota Yaris là hướng đi của các hãng xe.
Hy vọng đề tài của chúng em có thể phần nào giúp ích được cho các Thầy trong việc giảng dạy cho sinh viên các khóa sau. Chúng em rất mong đề tài của chúng em được các Thầy và các bạn học viên các khóa sau quan tâm và giúp đỡ để đề tài chúng em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo dưỡng kỹ thuật - Toyota.
2. Cẩm nang sửa chữa - Toyota - xe6ri NCP (Tập 1, 2)
3. Các cuốn tài liệu đào tạo New Team giai đoạn 2 của Toyota.
4. Thông số Kỹ thuật của một số loại xe ô tô - Cục đăng kiểm Việt Nam.
5. Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại, PGS-TS Đỗ Văn Dũng.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"