ĐỒ ÁN KHAI THÁC VÀ LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ZMZ-53 TRONG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Ở VIỆT NAM

Mã đồ án OTTN003021733
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ kết cấu mặt cắt ngang động cơ ZMZ-53, bản vẽ kết cấu mặt cắt dọc động cơ ZMZ-53, bản vẽ các nguyên công bảo dưỡng động cơ); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC VÀ LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ZMZ-53 TRONG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Ở VIỆT NAM.

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...... 1

LỜI NÓI ĐẦU...... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................ 4

1.1. Mở đầu ......................................................................................................... 4

1.1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................ 4

1.1.2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................... 4

1.1.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 5

1.1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................ 5

1.1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 5

1.2. Giới thiệu chung về xe GAZ-53.. ................................................................. 6

1.3. Các bộ phận, cơ cấu của động cơ ZMZ-53 ............................................... 10

1.3.1. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền......................................................... 10

1.3.2. Cơ cấu phối khí.................................................................................. 16

1.3.3. Hệ thống nhiên liệu............................................................................ 19

1.3.4. Hệ thống bôi trơn............................................................................... 25

1.3.5. Hệ thống làm mát............................................................................... 34

CHƯƠNG 2: KHAI THÁC ĐỘNG CƠ ZMZ-53 TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐỊA HÌNH Ở VIỆT NAM...... 39

2.1. Đặc điểm khí hậu, địa hình Việt Nam và sự tác động của chúng tới chất lượng khai thác........39

2.1.1. Đặc điểm khai thác xe ở điều kiện nhiệt độ môi trường cao............... 40

2.1.2. Đặc điểm khai thác xe trong điều kiện độ ẩm của không khí cao....... 43

2.2.3. Khai thác xe trong điều kiện đồi núi cao............................................ 44

2.2. Biện pháp nâng cao độ tin cậy và chất lượng khai thác xe....................... 47

2.2.1. Trong điều kiện nhiệt độ ẩm và nhiều bụi.......................................... 47

2.2.2. Biện pháp nâng cao độ tin cậy khi khai thác xe ở vùng đồi núi......... 48

CHƯƠNG 3: LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ZMZ-53  .......... 51

3.1. Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên............................................................ 51

3.2. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ...................................................................... 51

3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1.................................................................. 51

3.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2.................................................................. 52

3.3. Bảo dưỡng các chi tiết, hệ thống, cơ cấu của động cơ ZMZ-53................ 52

3.3.1. Bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu -thanh truyền...................................... 52

3.3.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu phối khí.................................................. 56

3.3.3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống làm mát............................................... 61

3.3.4. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống bôi trơn............................................... 66

3.3.5. Bào dưỡng hệ thống cung cấp nhiên liệu............................................ 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 79

LỜI NÓI ĐẦU

Động cơ ZMZ-53 do Liên Xô trước đây sản xuất, lắp trên xe ZMZ-53 là xe vận tải hạng trung. Đó là một trong những loại động cơ được sử dụng rất phổ biến trong quân đội.

Các tính năng kỹ thuật của động cơ được thiết kế chủ yếu dựa theo điều kiện khai thác ở Liên Xô. Ở Việt Nam, điều kiện môi trường và địa hình có rất nhiều khác biệt so với Liên Xô. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, đánh giá, khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ trong điều kiện khai thác ở Việt Nam là vấn đề rất cần thiết, từ đó đề ra các biện pháp khai thác, sử dụng động cơ một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao.

Nhiệm vụ đồ án được giao là “Khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 trong điều kiện làm việc ở Việt Nam”. Qua một thời gian làm đồ án, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy trong khoa Ô tô, đặc biệt là: TS…………. tôi đã giải quyết tốt các nội dung sau:

- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ ZMZ-53.

- Khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 trong điều kiện làm việc ở Việt Nam.

- Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng động cơ ZMZ-53

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy, các đồng nghiệp giúp đồ án của tôi hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

                                                                                    TPHCM, ngày…tháng…năm 20…

                                                                                Học viên thực hiện

                                                                           ……………..

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Mở đầu

1.1.1. Khái quát về lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trong quá trình sử dụng xe quân sự các bộ phận của xe nói chung và của động cơ nói riêng dần dần thay đổi tính năng kỹ thuật theo chiều hướng xấu đi, quá trình thay đổi đó kéo dài diễn biến theo qui luật tự nhiên (thí dụ như qui luật mài mòn tự nhiên, quá trình lão hoá, già cỗi hay quá trình ô xy hoá, han gỉ các chi tiết máy...).

1.1.2. Mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

a. Mục tiêu

- Nghiên cứu khai thác các biện pháp nâng cao khai thác và bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 ở Việt Nam có hiệu quả cao nhất.

- Củng cố và nâng cao về kiến thức về nguyên lý hoạt động và quy trình kiểm tra bảo dưỡng động cơ. Qua đó, sinh viên còn hiểu được các nguyên nhân hư hỏng cũng như các phương pháp kiểm tra xem các bộ phận có hoạt động tốt hay không.

b. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ngoài mục đích chính là báo cáo tốt nghiệp, đề tài khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 ở điều kiện Việt còn giúp sinh viên nâng cao kiến thức về nội dung này, đặc biệt là động cơ ZMZ-53 và vấn đề khai thác, bảo dưỡng.

- Làm tài liệu lý thuyết để thực hành nghiên cứu chuyên sâu và ứng dụng trong việc học tập sau này

1.1.3. Nội dung nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu đề tài “Khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 trong điều kiện làm việc ở Việt Nam”  bao gồm:

Mở đầu.

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Khai thác động cơ ZMZ-53 trong điều kiện khí hậu, địa hình ở Việt Nam.

Chương 3: Lập quy trình bảo dưỡng động cơ ZMZ-53.

Kết luận.

1.1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng

- Động cơ ZMZ-53 trên xe Gaz-53.

b. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các nội dung công việc như sau:

+ Nghiên cứu kết cấu động cơ ZMZ-53.

+ Tìm hiểu phân tích một số đặc điểm khai thác động cơ đốt trong và ô tô quân sự trong điều kiện Việt Nam.

+ Lập một số quy trình bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 tiêu biểu.

1.1.5. Phương pháp nghiên cứu

a. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích: tìm hiểu cơ sở lý thuyết về khai thác và bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 ở Việt Nam.

Cách tiến hành: tham khảo, phân tích tài liệu chuyên ngành, các công trình nghiên cứu đã được công nhận.

b. Phương pháp chuyên gia, phỏng vấn

Mục đích: dùng để tăng tính thực tế khi khai thác và bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 ở Việt Nam.

Cách tiến hành: tìm các tài liệu liên quan đến đồ án.

c. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Mục đích: tìm hiểu và thực hành khai thác sử dụng động cơ ZMZ-53

Cách tiến hành: làm trực tiếp trên động cơ với sự hướng dẫn của các giáo viên hướng dẫn.

1.2. Giới thiệu chung về xe GAZ-53

- Xe GAZ-53 là loại xe tải hạng trung, có tính năng thông qua cao và thuộc nhóm xe nhiều công dụng, xe được sử dụng nhiều ở nước ta và chủ yếu trong lĩnh vực quân sự vỡ xe có tính năng ưu việt đặc biệt mà nhiều xe khác không có.

- Động cơ ZMZ-53 là động cơ xăng 4 kỳ, 8 xy lanh, bố trí thành hai hàng hình chữ V, góc nhị diện 900

Một số tính năng cơ bản của động cơ ZMZ-53 như bảng 1.1.

1.3. Các bộ phận cơ cấu của động cơ ZMZ-53

- Động cơ có 3 cơ cấu chính là : cơ cấu khuỷu trục-thanh truyền, cơ cấu phối khí và cơ cấu truyền động.

1.3.1. Cơ cấu khuỷu trục-thanh truyền

Cơ cấu khuỷu trục-thanh truyền của động cơ gồm hai nhóm chi tiết là: nhóm chi tiết cố định và nhóm chi tiết chuyển động. Nhóm chi tiết cố định gồm có thân máy, nắp xy lanh, ống lót xy lanh và màng dầu. Nhóm chi tiết chuyển động gồm có pit tông, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà.

1.3.2. Cơ cấu phối khí.

- Cơ cấu phối khí có nhiệm vụ điều khiển thời điểm và quá trình đóng mở các xupap, thực hiện việc nạp khí mới và thải sản vật cháy ra khỏi xy lanh của động cơ. Cơ cấu phối khí của động cơ thuộc loại cơ cấu phối khí dung xupap treo.

- Lực từ vấu cam 10 của trục cam được truyền qua con đội 9, qua cò mổ 15, đến xupap 2. Khi động cơ làm việc, thân xupap chuyển động tịnh tiến theo ống dẫn hướng 3. 

a. Con đội: Con đội được chế tạo dạng hình cốc, phần hở hướng lên trên và được lắp vào các lỗ dẫn hướng ở thành thân máy. Vật liệu chế tạo bằng thép.

b. Đũa đẩy: Đũa đẩy được chế tạo bằng thép, đầu dưới tựa vào ổ của con đội, đầu trên cắm vào lỗ hình cầu ở đầu vít điều chỉnh của cò mổ.

c. Cò mổ: Cò mổ chế tạo theo dạng đòn hai cánh và lắp vào trục. Trục cò mổ lắp trong trụ đứng bắt ở nắp xi lanh. Cò mổ một đầu qua vít điều chỉnh tựa vào đũa đẩy, còn đầu kia tựa vào thân xu páp. Để giữ cho cò mổ ở vị trí nhất định, trên trục có lắp bạc lót cách và lò xo chặn.

1.3.3. Hệ thống cung cấp nhiên liệu.

- Hệ thống nhiên liệu của động cơ có nhiệm vụ chuẩn bị hỗn hợp cháy và cung cấp vào xi lanh của động cơ. Thành phần của hệ thống nhiên liệu gồm một số cụm chi tiết chính sau:

a. Bộ chế hòa khí.

- Trên động cơ ZMZ-53 sử dụng bộ chế hòa khí K-126Б hai buồng, với cơ cấu hãm nhiên liệu bằng khí nén. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của chế hòa khí K-126Б cũng giống như chế hòa khí K-88A

- Ở chế độ tải trung bình và tương đối lớn. Xăng được hút qua các gíc lơ cùng với không khí qua gíc lơ 11 tạo thành nhũ tương và phun vào họng khuếch tán 4 của bộ chế hòa khí.

b. Bộ hạn chế tốc độ tối đa.

- Khi động cơ làm việc với số vòng quay cao hơn số vòng quay cho phép thì sự mài mòn các chi tiết trục khuỷu – thanh truyền và tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn sẽ tăng. Để hạn chế các hiện tượng này, trên động cơ có sử dụng một cơ cấu gọi là bộ hạn chế tốc độ tối đa.

- Cấu tạo của bộ hạn chế tốc độ tối đa gồm hai phần chính: Phần cảm biến được lắp trên nắp bánh răng cam và được dẫn động từ trục cam, còn phần chấp hành gán liền với vỏ của bộ chế hòa khí. Giữa hai phần được nối với nhau bằng hai đường ống nhỏ 28.

c. Bầu lọc xăng và cốc lọc lắng.

- Bầu lọc thô dùng để lọc sơ bộ xăng  đưa từ thùng xăng vào bơm xăng.

- Xăng từ thùng chứa đi vào bầu lọc qua đường vào, do khoang chứa của bầu lọc có thể tích lớn hơn ống dẫn, nên tốc độ di chuyển của xăng trong bầu lọc giảm đột ngột, tạo điều kiện cho các tạp chất cơ học và nước lắng xuống dưới. 

1.3.4. Hệ thống bôi trơn.

a. Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống bôi trơn

* Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn

- Hệ thống bôi trơn của động cơ đốt trong có nhiệm vụ đưa dầu đến các bề mặt làm việc của các chi tiết, đồng thời lọc sạch các tạp chất lẫn trong dầu nhờn khi dầu nhờn tẩy rửa các bề mặt làm việc này và làm mát dầu nhờn để đảm bảo tính năng hóa lí của nó.

- Hệ thống nôi trơn của động cơ sử dụng dầu nhờn để làm giảm ma sát của ổ trục, đưa nhiệt lượng do ma sát sinh ra ra khỏi ổ trục, do đó làm giảm chất lượng mài mòn các loại cổ trục. Ngoài ra, dầu nhờn còn bảo vệ các bề mặt của các chi tiết trong động cơ không bị ôxít hóa.

b. Các phương án bôi trơn.

- Có nhiều phương án bôi trơn dùng trong động cơ đốt trong như: bôi trơn bằng phương pháp vung té dầu; phương pháp bôi trơn cưỡng bức; bôi trơn bằng cách bôi dầu nhờn vào nhiên liệu.

- Phương án bôi trơn bằng phương pháp vung té dầu: dầu nhờn trong cácte được thìa múc lắp trên đầu to thanh truyền múc hất tung lên, các hạt dầu rơi tự do xuống các bề mặt làm việc của các chi tiết bôi trơn nó.

1.3.5. Hệ thống làm mát của động cơ

- Trong quá trình làm việc, các chi tiết tiếp xúc với khí cháy bị đốt nóng mãnh liệt gây ra các hậu quả xấu như: làm giảm sức bền, tuổi thọ của các chi tiết; giảm độ nhớt của dầu bôi trơn làm tổn thất ma sát tăng; gây bó kẹt pittông trong xi lanh; giảm hệ số nạp; gây hiện tượng kích nổ.

- Để khắc phục các hậu quả trên động cơ cần phải được làm mát. Hệ thống làm mát của động cơ có nhiệm vụ thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí cháy qua thành buồng cháy đến môi chất làm mát để đảm bảo cho nhiệt độ các chi tiết không quá nóng nhưng cũng không quá nguội. 

- Trên động cơ ZMZ-53, sử dụng hệ thống làm mát bằng nước lưu thông tuần hoàn cưỡng bức nhờ bơm nước.

CHƯƠNG 2

KHAI THÁC ĐỘNG CƠ ZMZ-53 TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, ĐỊA HÌNH Ở VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm khí hậu, địa hình Việt Nam và sự tác động của chúng tới chất lượng khai thác

Những yếu tố về khí hậu, đường xá, địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khai thác và độ tin cậy cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu của xe quân sự.

Lãnh thổ Việt Nam có nhiều vùng khí hậu và địa hình khác nhau. Việc nghiên cứu các yếu tố trên, sự ảnh hưởng của chúng đến chất lượng khai thác cho phép ta tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng , độ tin cậy và tuổi thọ của xe, khai thác triệt để tính năng kỹ chiến thuật của các loại xe. 

Qua đặc điểm địa hình khí hậu Việt Nam có thể thấy lãnh thổ Việt Nam mang các đặc trưng chính sau:

- Nhiệt độ môi trường cao.

- Độ ẩm và độ bẩn bụi lớn.

- Địa hình phức tạp, nhiều sông ngòi, đồi núi trùng điệp.

2.1.1. Đặc điểm khai thác xe ở điều kiện nhiệt độ môi trường cao

Nhiệt độ cao có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc của xe. Khi làm việc ở nhiệt độ cao, công suất của động cơ bị giảm. 

Từ phương trình trên ta thấy khi nhiệt độ môi trường thay đổi sẽ làm cho công suất động cơ thay đổi. Cụ thể khi nhiệt độ môi trường tăng lên sẽ làm cho công suất động cơ giảm xuống. Ảnh hưởng tới nhiệt độ của môi trường tới công suất của động cơ được minh họa cho ở hình 2.1.

Xe quân sự thường hoạt động trên những đường xấu, không đường. do vậy ki hoạt động trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, lượng bụi bẩn cuốn theo chuyển động của xe sẽ tăng lên. Bụi bẩn lọt vào trong xe, bám lên bề mặt các ci tiết, các cơ cấu, các cụm, làm co cường độ mài mòn tăng lên, gây hiện tượng kẹt…

2.1.2. Đặc điểm khai thác xe trong điều kiện độ ẩm của không khí cao

Điều kiện địa lý và các mùa trong năm cũng ảnh hưởng lớn tới độ tin cậy, công suất của xe và tốc độ ăn mòn các chi tiết.

Khi độ ẩmtrong không khí cao, hệ số dự trữ không khí α giảm, nồng độ hỗn hợp cháy không hết. Đặc biệt do độ ẩm cao, hơi nước trong hỗn hợp cháy lớn sẽ thu một phần nhiệt trong buồng đốt của động cơ và làm cho quá trình cháy xấu đi. Ở điều kiện độ ẩm trong không khí quá lớn(lớn hơn 100%) sẽ làm động cơ khó khởi động, làm giảm độ tin cậy và khà năng sẵn sàng chiến đấu.

2.1.3. Khai thác xe trong điều kiện đồi núi cao

Hệ số hiệu ứng nhiệt dung có mối quan hệ với hệ số dư lượng không khí. Hệ số dư lượng không khí ở bình độ càng cao thì càng nhỏ. Ngược lại, hệ số hiệu đính nhiệt dung ở bình độ càng cao thì càng tăng (Bảng 2.b). Do vậy biểu thức (To + ∆T

+ λtt.Tr) có giá trị tăng dần khi xe hoạt động ở địa hình càng cao so với mực nước biển. điều này làm cho công suất của động cơ giảm (Công thức B.2).

2.2. Biện pháp nâng cao độ tin cậy và chất lượng khai thác xe

2.2.1. Trong điều kiện nhiệt độ ẩm và nhiều bụi

Như đã phân tích ở trên, trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao và nhiều bụi bẩn, các cơ cấu cụm, và hệ thống trên xe làm việc ở chế độ rất nặng nề, không phát huy hết công suất , bị mài mòn với cường độ lớn và độ tin cậy, khả năng sẵn sàng chiến đấu giảm rõ rệt. 

- Nhiên liệu dùng cho động cơ phải là loại nhiên liệu mùa hè

- Chất lỏng làm mát cho động cơ phải là nước có phụ gia ba thành phần.

- Kiểm tra độ sạch của két mát nước, két mát dầu và làm sạch chúng khi cần thiết. kiểm tra tình trạng các ống dẫn nước, ống dẫn dầu, đảm bảo kín khít không rò rỉ, làm sạch bề mặt các cụm, cơ cấu truyền lực.

2.2.2. Biện pháp nâng cao độ tin cậy khi khai thác xe ở vùng đồi núi.

P- Lực cản chuyển động có hướng song song với mặt đường và ngược với chiều chuyển động. lực cản Pđược xác định theo công thức:

P= f.G.cosα

f - Hệ số cản chuyển động.

Pw - Lực cản chuyển động của gió.

M - Khối lượng toàn bộ của xe

j - Gia tốc tịnh tiến của xe

Trên cao, do áp suất thấp nên khả năng hóa hơi và bay hơi của nhiên liệu tăng. Do vậy lượng nhiên liệu qua lỗ giclơ vào buồng đốt lớn hơn bình thường. đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hỗn hợp cháy luôn luôn giàu. 

CHƯƠNG 3

LẬP QUY TRÌNH  BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ZMZ-53

3.1. Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên.

BDKT thường xuyên còn gọi là BDKT hàng ngày được tiến hành trước và sau mỗi lần động cơ hoạt động hoặc xe đi công tác.

Nội dung công tác BDKT thường xuyên là:

- Kiểm tra độ kín khít của hệ thống nhiên liệu, làm mát, bôi trơn.

- Kiểm tra độ căng của dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, máy phát điện.

- Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu.

3.2. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ

3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1

Nội dung của BDKT cấp 1 gồm các công việc của bảo dưỡng thường xuyên, ngoài ra còn:

- Kiểm tra, bắt chặt các bu lông bắt nắp máy, đường ống nạp, các te, các bu lông bắt động cơ trên xe.

- Bôi trơn cho các ổ đỡ của bơm nước và quạt gió.

3.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2

Công việc của BDKT cấp 2 ngoài các công việc của BDKT cấp 1, cần làm thêm các công việc:

- Tháo, rửa các loại bầu lọc nhiên liệu, dầu nhờn, thay lõi lọc bị hư.

- Xúc rửa thùng chứa nhiên liệu, rửa bộ chế hòa khí, kiểm tra mức xăng trong bầu, kiểm tra sự thông qua của các gíc lơ.

- Xúc rửa và thay nước làm mát trong hệ thống làm mát.

3.3. Bảo dưỡng các chi tiết, hệ thống, cơ cấu của động cơ ZMZ-53

3.3.1. Bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu -thanh truyền

a. Những hư hỏng của cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền

- Cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền có những dấu hiệu hư hỏng như sau: xuất hiện tiếng kêu gõ khác thường, công suất động cơ giảm thấp, mức tiêu hao dầu tăng, tiêu ao nhiên liệu quá mức, xuất hiện khói đen trong khí thải.

- Tiếng kêu và tiếng gõ trong động cơ xuất hiện là do độ mòn nhiều của các chi tiết chính của động cơ và độ rơ lớn giữa các chi tiết liên kết.

b. Những công viêc chính của cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền

* Bảo dưỡng thường xuyên:

- Lau chùi bụi bẩn ở động cơ và kiểm tra trạng thái của nó. Cạo đất, bụi bẩn ở động cơ bằng que cạo, dùng chổi lông tẩm dung dịch xút hoặc dung dịch bột giặt, cọ rửa, sau đó lau khô. Không được dùng xăng để rửa động cơ bởi vì làm như vậy có thể dẫn tới hỏa hoạn. Tình trạng của động cơ kiểm tra bằng cách xem xét bên ngoài và nghe động cơ làm việc ở các chế độ khác nhau.  

c. Kỹ thuật bảo dưỡng của cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền

* Kiểm tra áp suất xi lanh cuối kỳ nén:

 Mục đích là để xác định tình trạng kỹ thuật của nhóm pít tông, xéc măng, xi lanh, su páp, nắp máy.

- Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ chuyên dùng. Có hai loại đồng hồ đo:

+ Đồng hồ có van một chiều: Với loại đồng hồ này đễ đọc kết quả nhưng sau mỗi lần đo phải xả hết khí trong đồng hồ.

+ Đồng hồ không có van một chiều: Với loại đồng hồ này khi đo khó đọc kết quả, phải tập trung quan sát nhanh và nhớ kết quả chỉ thị của kim đồng hồ.

* Kiểm tra siết chặt cơ cấu khuỷu trục thanh truyền

- Quay máy, kiểm tra sự bó kẹt khác thường.

- Phát động máy, nghe tiếng kêu gõ khác thường.

d. Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng

- Các chi tiết của cơ cấu khuỷu trục thanh truyền phải đảm bảo sạch sẽ. chắc chắn, động cơ làm việc tin cậy.

- Không có tiếng kêu gõ, bó kẹt khi động cơ làm việc.

3.3.2. Bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu phối khí

a. Những hư hỏng của cơ cấu phối khí

- Cơ cấu phân phối khí có hai loại hư hỏng đặc trưng: xupáp không áp khít vào ổ và  xupáp mở không hoàn toàn.

- Xupáp không áp khít vào ổ có thể phát hiện theo những dấu hiệu sau đây: áp suất nén giảm; có những tiếng nổ theo chu kỳ trong ống hút hoặc ống xả; công suất của động cơ giảm. 

b. Những công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật cơ cấu phối khí

* Bảo dưỡng thường xuyên:

- Lau chùi bụi bẩn ở động cơ và kiểm tra trạng thái của nó. Cạo đất, bụi bẩn ở động cơ bằng que cạo, dùng chổi lông tẩm dung dịch xút hoặc dung dịch bột giặt, cọ rửa, sau đó lau khô. 

* Bảo dưỡng 2:

- Siết chặt các êcu bắt nắp máy. Nếu nắp máy bằng hợp kim nhôm thì siết chặt nó khi động cơ nguội bằng cơlê lực hoặc cơlê thông thường trong bộ đồ nghề của người lái. Trên hình 3.1 giới thiệu trình tự siết êcu bắt nắp máy của động cơ 3M3-53. Lực siết phải từ 7,3 đến 7,8 kGm. 

- Kiểm tra khe hở giữa đuôi xupáp và dầu mỏ quạ và nếu cần thiết thì tiến hành điều chỉnh.

* Bảo dưỡng theo mùa:

 - Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của xupáp và nắp máy.

b. Kỹ thuật bảo dưỡng 

* Cách điều chỉnh khe hở đuôi xupáp. 

+ Kiểm tra khe hở đuôi xu páp nếu không đúng tiêu chuẩn quy định phải tiến hành điều chỉnh theo trình tự sau:

+ Nới lỏng ốc hãm, dùng tuốc nơ vít vặn vít điều chỉnh để đạt khe hở nhiệt theo tiêu chuẩn. (Vặn vít vào khe hở giảm và ngược lại)

* Phương pháp KT, điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp.

Có 3 phương pháp KT điều chỉnh sau:

- Điều chỉnh theo thứ tự nổ của động cơ.

- Điều chỉnh hàng loạt (lập bảng).

3.3.3. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống làm mát

a. Những hư hỏng của hệ thống làm mát

- Hệ thống làm mát là một trong những hệ thống quan trọng của động cơ. Nếu hệ thống làm mát bị hỏng thì động cơ sẽ bị quá nóng hoặc quá lạnh. Việc chẩn đoán hệ thống làm mát căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài.

- Động cơ quá nóng là do hệ thống làm mát, cũng như hệ thống cung cấp, hệ thống đánh lửa và bôi trơn bị hỏng.

b. Những công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống làm mát

* Bảo dưỡng thường xuyên:

 - Kiểm tra mức nước trong két nước. Mức nước phải thấp hơn miệng két nước từ 15 – 20mm.

- Khi đổ chất chống đông vào két nước cần đổ nó ít hơn thể tích nước từ 6-7%, bởi vì nóng chất chống đông dẫn nở nhiều hơn nước. 

d. Yêu cầu kỹ thuật

Hệ thống phải sạch sẽ, làm việc chắc chắn, an toàn, không rò chảy nước, không kêu gõ. Nhiệt độ ổn định 70-80độ C với động cơ xăng. Dây đai căng trong phạm vi quy định

3.3.4. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn có tác dụng làm giảm mài mòn các bề mặt làm việc của các chi tiết, giảm tổn hao cơ khí, truyền nhiệt và chống gỉ…. Trong quá trình làm việc, hệ thống bôi trơn có thể xảy ra các hư hỏng, các hư hỏng này chủ yếu là liên quan đến áp suất và nhiệt độ của dầu bôi trơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Với đề tài nghiên cứu “Khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 trong điều kiện làm việc ở Việt Nam”, sau một thời gian ngắn với sự nỗ lực của bản thân, bằng những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu qua những năm học, những kinh nghiệm thực tế của bản thân được đúc rút trong những năm tháng học tập tại mái trường SQKTQS và công tác tại đơn vị vàg sự iúp đỡ nhiệt tình của các thầy trong khoa Ô tô tôi đã hoàn thành đồ án của mình.

Những kết quả mà đồ án tốt ngiệp đã thực hiện:

+ Nghiên cứu kết cấu động cơ ZMZ-53.

+ Tìm hiểu phân tích một số đặc điểm khai thác động cơ đốt trong và ô tô quân sự trong điều kiện Việt Nam.

+ Lập một số quy trình bảo dưỡng động cơ ZMZ-53 tiêu biểu.

Qua tìm hiểu thực tế, hàng năm số lượng xe đưa đi sửa chữa khá nhiều, vì vậy cần có quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý, nội dung phù hợp thực trạng hư hỏng của động cơ và điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam nhằm hạn chế khắc phục nhanh tại đơn vị những hư hỏng trong các cụm, cơ cấu, hệ thống, từ đó nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng.

Khi đưa vào khai thác, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa phải kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý. Đây là nội dung phức tạp, yêu cầu khắt khe, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của mỗi cán bộ, chiến sỹ. Thực tế ở đơn vị ít coi trọng công tác bảo dưỡng kỹ thuật, điều này ảnh hưởng đến tuổi thọ của động cơ. Các chi tiết, cơ cấu, hệ thống bị mài mòn nhanh dẫn đến mài mòn quá mức, khó có thể phục hồi và bị phá huỷ gây lãng phí, không tận dụng được khả năng khai thác động cơ triệt để, hiệu quả cao. Vì vậy, cần phải nghiên cứu, áp dụng các quy trình bảo dưỡng hợp lý vào trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, cần phải có công tác quản lý chặt chẽ, phù hợp nhằm giúp đơn vị tiết kiệm được vật tư, phụ tùng thay thế mà vẫn đảm bảo được tuổi thọ của các chi tiết, các cơ cấu, hệ thống. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn khó khăn, kinh phí cho quốc phòng còn hạn chế.

Do những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên việc thực hiện đồ án còn có nhiều sai sót, mong được sự đóng góp của quý thầy giáo và các bạn cùng lớp.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm tài liệu làm bài tập, tôi đã được củng cố thêm các kiến thức đã học và làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, các bạn cùng lớp và nhà trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cơ sở khai thác xe quân sự, PGS.TS Nguyễn Hoàng Nam, HVKTQS - 2003.

2. Kết cấu tính toán động cơ đốt trong, PGS.TS Lại Văn Định - TS Vy Hữu Thành nxb Quân đội nhân dân - 2003.

3. Kỹ thuật chuẩn đoán ô tô, PGS.TS Nguyễn Khắc Trai, nxb Giao thông vận tải - 2005.

4. Lý thuyết ô tô quân sự, TS Nguyễn Phúc Hiểu - TS Vũ Đức Lập, nxb Quân đội nhân dân - 2001.

5. Lý thuyết động cơ đốt trong, PGS.TS Hà Quang Minh, nxb Quân đội nhân dân - 2002.

6. Hướng dẫn đồ án môn học động 

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"