ĐỒ ÁN KHAI THÁC VÀ LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ 2KD-FTV XE TOYOTA HIACE

Mã đồ án OTTN003024027
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ mặt cắt động cơ 2KD-FTV, bản vẽ sơ đồ hệ thống nhiên liệu trên động cơ 2KD-FTV, bản vẽ kết cấu bơm cao áp, bản vẽ kết cấu ống phân phôi, lọc nhiên liệu, van giới hạn áp suất); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC VÀ LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ 2KD-FTV XE TOYOTA HIACE.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC..........

LỜI NÓI ĐẦU..........

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI………

1.1 Lý do thực hiện và tầm quan trọng của đề tài………

1.2 Mục tiêu đề tài………

1.3 Giới hạn đề tài………

1.4 Các từ viết tắt………

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU…………

2.1 Sơ lược lịch sử hệ thống Common Rail………

2.2 Các dòng xe toyota việt nam sử dụng hệ thống Common Rail……

2.3 Thông số kỹ thuật xe Toyota Hiace………

2.3.1 Các phiên bản xe Toyota Hiace thị trường nước ngoài……

2.3.2 Các phiên bản xe Toyota Hiace thị trường Việt Nam……

2.3.3 Thông số kỹ thuật cơ bản xe Toyota Hiace Việt Nam………

2.4 Thông số kỹ thuật động cơ 2KD-FTV…………

2.5 Hệ thống nhiên liệu động cơ 2KD-FTV………

2.6 Ưu điểm hệ thống Common Rail………

2.7 Cấu tạo hệ thống common rail…………

2.8 Nguyên lý hoạt động hệ thống…………

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU……

3.1 Cấu tạo hệ thống………

3.1.1 Cấu tạo…………

3.1.2 Chức năng các chi tiết………

3.2 Cấu tạo hoạt động các chi tiết…………

3.2.1 Lọc nhiên liệu…………

3.2.2 Bơm cao áp…………

3.2.3 Ống phân phối…………

3.2.4 Kim phun…………

CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ PHUN NHIÊN LIỆU.......

4.1 Sơ đồ hệ thống ……

4.2 Hệ thống thu thập thông tin về điều kiện làm việc của động cơ……..…

4.3 Hệ thống xử lý…………

4.4 Hệ thống chấp hành …………

4.5 Định lượng hỗn hợp nhiên liệu, không khí………

4.6 Xác định góc phun sớm………

4.7 Bộ xử lý…………

4.7.1 Bộ ổn áp bên trong………

4.7.2. Xử lý tín hiệu vào…………

4.8 Mạch cấp nguồn ECM…………

4.9 EDU…………

4.9.1 Cấu tạo EDU………

4.9.2 Mạch điều khiển phun nhiên liệu EDU ……

CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ….…..…

5.1 Các dạng hư hỏng của động cơ ………

5.2 Các chú ý khi tháo lắp và kiểm tra của hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel common rail ……

5.3 Quy trình kiểm tra bảo dưỡng ……..

5.3.1 Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt xu pap………

5.3.2 Quy trình kiểm tra bảo dưỡng cụm két nước………

5.3.3 Quy trình kiểm tra bảo dưỡngvòi phun…………

5.3.4 Quy trình kiểm tra bơm áp thấp…………

5.3.5 Kiểm tra vòi phun khi động cơ hoạt động………

5.3.6 Kiểm tra bơm cao áp………

KẾT LUẬN………

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

LỜI NÓI ĐẦU

Đi lại, vận chuyển hàng hóa là nhu cầu khổng lồ và ngày càng tăng của con ngƣời trên toàn thế giới. Ô tô gần như là phương tiện chủ lực đáp ứng nhu cầu đó.  Công nghệ ô tô là một ngành khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh trên phạm vi toàn thế giới, để đáp ứng nhu cầu trên đã làm cho tốc độ gia tăng số lượng ô tô trên thế giới rất nhanh. Do đó, tình hình giao thông ngày càng phức tạp và nảy sinh ra các vấn đề cấp bách cần phải giải quyết nhƣ tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trƣờng, khủng hoảng nhiên liệu… Để giải quyết các vấn đề đó, đòi hỏi ngành công nghệ ô tô phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế, ứng dụng các nguyên vật liệu và công nghệ hiện đại để cho ra đời những chiếc xe ngày càng hoàn hảo với tính năng vận hành và tính an toàn vượt trội.

Một trong những hệ thống rất mới liên quan đến điều khiển động cơ đó là hệ thống nhiên liệu Common Rail. Hệ thống nhiên liệu Common Rail là một cải tiến trong động cơ diesel và là một trong số những hệ thống được khách hàng quan tâm hiện nay khi mua xe ô tô vì những lợi ích mà nó mang lại khi sử dụng như: tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, công suất lớn, giảm tiếng ồn trong động cơ. Trong quá trình học tập tại trường cũng nhƣ có thời gian được tập huấn về xe ô tô hiện đại em đã đƣợc tiếp xúc, tìm hiểu về hệ thống nhiên liệu này và nhận thấy đây là đề tài rất mới có liên quan đến chuyên nghành xe - máy của mình. Chính vì vậy em đã chọn đề tài tốt nghiệp: “Khai thác và lập quy trình bảo dưỡng động cơ 2KD-FTV trên xe Toyota Hiace”.

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm chƣa nhiều và thời gian có hạn nên đồ án này của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy giáo hƣớng dẫn và các thầy cô trong bộ môn tận tình chỉ bảo thêm để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn : Thạc sĩ ……….….., cùng các thầy giáo trong bộ môn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1 Lý do thực hiện và tầm quan trọng của đề tài

Công nghệ ô tô là một ngành khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Sự tiến bộ trong thiết kế, vật liệu và kỹ thuật sản xuất đã góp phần tạo ra những chiếc xe ô tô hiện đại với đầy đủ tiện nghi, tính an toàn cao, và đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trƣờng. Trong xu thế phát triển ấy, nhiều hệ thống và trang thiết bị trên ô tô ngày nay được điều khiển bằng điện tử, đặc biệt là các hệ thống an toàn nhƣ hệ thống phanh, hệ thống điều khiển ổn định ô tô… 

Vì thế, đề tài: ”Khai thác và lập quy trình bảo dƣỡng động cơ 2KD-FTV trên xe Toyota Hiace” được thực hiện nhằm phần nào bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo, giúp học viên thấy đƣợc bức tranh tổng quát về hệ thống này, đồng thời cũng phần nào giúp các kỹ thuật viên hiểu được cơ bản nguyên lý hoạt động và một số lưu ý trong khi bảo dƣỡng, chẩn đoán, sửa chữa hệ thống mới này.

1.2 Mục tiêu của đề tài

Với yêu cầu nội dung của đề tài, mục tiêu cần đạt được sau khi hoàn thành đề tài như sau:

- Nắm được cơ bản lịch sử ứng dụng hệ thống Common Rail, biết được các model xe của Toyota Việt Nam ứng dụng công nghệ này

- Biết đƣợc cấu tạo và hoạt động tổng quát của hệ thống cũng như tên gọi và chức năng của các chi tiết trong hệ thống này trên xe Toyota

1.3 Giới hạn đề tài

Với yêu cầu về nội dung, các mục tiêu và thời gian có hạn cộng với nguồn tài liệu hiện có, đề tài chỉ giới hạn tập trung khảo sát, phân tích cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu Common Rail cũng nhƣ cấu tạo, nguyên lý hoạt động của từng chi tiết trong hệ thống và các lưu ý trong bảo dƣỡng, chẩn đoán hư hỏng và sửa chữa hệ thống. Đề tài không tập trung vào tính toán, thiết kế các chi tiết trong hệ thống.

Chương 2

GIỚI THIỆU

2.1. Sơ lược lịch sử hệ thống Common Rail

Hệ thống Common Rail đầu tiên đƣợc phát minh bởi Robert Huber, người Switzerland vào cuối những năm 60. Công trình này sau đó đƣợc tiến sĩ Marco Ganser của viện nghiên cứu kỹ thuật Thụy Sĩ tại Zurich tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Đến giữa những năm 90, tiến sĩ Shohei Itoh và Masahiko Miyaki, của tập đoàn Denso – một nhà sản xuất phụ tùng ô tô lớn của Nhật Bản đã phát triển tiếp và ứng dụng trên các xe tải nặng hiệu Hino, và bán rộng rãi ra thị trƣờng vào 1995, sau đó ứng dụng rộng rãi trên các xe du lịch.

2.2 Các dòng xe Toyota Việt Nam sử dụng hệ thống Common Rail

Các dòng xe Toyota có mặt tại thị trường Việt Nam sử dụng động cơ diesel với hệ thống nhiên liệu Common Rail

2.3 Thông số kỹ thuật xe toyota hiace

2.3.1 Các phiên bản Toyota Hiace thị trường nước ngoài:

Xe Toyota Hiace Common Rail bắt đầu sản xuất từ tháng 7 năm 2005, với các phiên bản ở các thị trường như sau

2.3.3. Các thông số cơ bản xe Hiace Việt Nam:

Các thông số cơ bản xe Hiace Việt Nam như bảng dưới.

2.5 Hệ thống nhiên liệu động cơ 2KD-FTV

Động cơ 2KD-FTV sử dụng hệ thống nhiên liệu diesel Common Rail  của Denso, áp suất phun tối đa khoảng 1800bar, đây là hệ thống đƣợc điều khiển hoàn toàn bằng điện, với các chức năng:

- Điều khiển áp suất nhiên liệu

- Điều khiển lượng phun

- Điều khiển thời điểm phun

2.7 Cấu tạo hệ thống Common Rail

Hệ thống Common Rail có cấu tạo gồm 2 phần:

* Hệ thống cung cấp nhiên liệu: gồm thùng nhiên liệu, lọc nhiên liệu, bơm cao áp, ống phân phối, kim phun, các đường ống cao áp. Hệ thống cung cấp nhiên liệu có công dụng hút nhiên liệu từ thùng chứa sau đó nén nhiên liệu lên áp suất cao và chờ tín hiệu điều khiển từ ECM sẽ phun nhiên liệu vào buồng đốt.

* Hệ thống điều khiển điện tử: gồm bộ xử lý trung tâm ECM, bộ khuyếch đại điện áp để mở kim phun EDU, các cảm biến đầu vào và bộ chấp hành. ECM thu thập các tín hiệu từ nhiều cảm biến khác nhau để nhận biết tình trạng hoạt động của động cơ, sau đó tính toán lượng phun, thời điểm phun nhiên liệu và gửi tín điều khiển phun đến EDU để EDU điều khiển mở kim phun.

Chương 3

HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU

3.1. Cấu tạo hệ thống

3.1.1 Cấu tạo:

Hệ thống cung cấp nhiên liệu như hình 3.1.

3.1.2 Chức năng các chi tiết:

Chức năng các chi tiết thể hiện như bảng.

3.2. Cấu tạo hoạt động các chi tiết

3.2.1. Lọc nhiên liệu:

Lọc nhiên liệu được lắp giữa thùng nhiên liệu và bơm cao áp, có công dụng tách nƣớc và cặn bẫn lẫn trong nhiên liệu trước khi đƣa đến bơm cao áp

Lọc nhiên liệu có lõi lọc bằng giấy, vỏ ngoài bằng nhựa và đƣợc lắp thêm:

- Bơm tay để bơm mồi nhiên liệu từ thùng chứa lên bơm cao áp khi tháo lắp hệ thống.

- Công tắc cảnh báo mực nước lắng đọng trong lọc và tình trạng nghẹt lọc để hiển thị đèn cảnh báo tình trạng lọc nhiên liệu. Khi mực nƣớc trong cốc lọc cao, đèn báo trên đồng hồ táp lô sẽ nháy liên tục. Khi lọc nghẹt, đèn báo sẽ luôn sáng.

3.2.2 Bơm cao áp:

Bơm cao áp sử dụng loại 2 pít tông đặt lệch nhau 1800, đƣợc dẫn động bởi trục khủy động cơ qua cơ cấu bánh răng. Bơm cao áp có công dụng hút nhiên liệu từ thùng chứa và nén nhiên liệu lên áp suất cao khoảng 1500 ~ 1800 bar khi hệ động cơ hoạt động.

Các bộ phận chính trong bơm cao áp:

- Bơm tiếp vận và van điều áp bơm tiếp vận

- Van điều khiển hút SCV

3.2.3. Ống phân phối:

Ống phân phối được chế tạo bằng gang đúc, thành ống dày để chịu được áp suất cao ( > 1800 bar), một đầu ống được lắp cảm biến áp suất nhiên liệu, đầu còn lại lắp van xả áp. Dọc theo thân ống đƣợc bố trí các cút nối để nhận nhiên liệu áp suất cao từ bơm cao áp đến và phân phối nhiên liệu áp suất cao đến các kim phun.

* Van xả áp: Khi xảy ra hư hỏng chức năng điều khiển áp suất, van xả áp trên ống phân phối đóng vai trò nhƣ một van an toàn nhằm tránh áp suất nhiên liệu tăng quá cao.

3.2.4. Kim phun:

Vòi phun của động cơ 2KD-FTV sử dụng vòi phun kín, thời điểm phun và lượng phun được điều khiển bằng van điện từ dƣới sự điều khiển của ECU.

Hoạt động của vòi phun có thể chia làm 4 giai đọan chính khi động cơ làm việc và bơm cao áp tạo ra áp suất cao :

* Ở  trạng thái nghỉ):

Nhiên liệu từ Rail đến vòi và theo đường ống dẫn sẽ đi đến buồng điều khiển 7 thông qua tiết lƣu 10 buồng điều khiển đƣợc nối với đƣờng dầu về thông qua lỗ xả 17 được điều khiển bởi van từ 8(solenoid).

* Khi phun mở hoàn toàn:

Nhiên liệu qua đầu ra rồi chảy bên dƣới ống rò nhiên liệu và pít tông điều khiển, nâng pít tông lên và tăng cường phản ứng đóng mở cửa miệng. Khi dòng điện tiếp tục tác dụng lên cuộn dây từ, kim phun lên cao nhất làm cho tốc độ phun đạt mức cao nhất (kim phun mở hoàn toàn)

* Đầu kim phun: Thiết kế của đầu phun đƣợc quyết định bởi :

- Việc kiểm soát nhiên liệu phun ra (thời điểm và lượng nhiên liệu phun theo góc độ trục cam).

- Việc điều khiển nhiên liệu (số lỗ tia, hình dạng nhiên liệu phun ra và sự phun sương tơi nhiên liệu, sự phân phối nhiên liệu trong buồng cháy, mức độ làm kín buồng cháy). Hiện nay có hai loại đầu phun dùng cho Common Rail : Đầu phun lỗ tia hở và đầu phun lỗ tia kín. Lỗ tia phun được định vị nhờ vào hình nón phun. Số lựợng lỗ tia và đựờng kính của chúng dựa vào:

- Lượng nhiên liệu phun ra.

- Hình dạng buồng cháy.

Chương 4

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ PHUN NHIÊN LIỆU

4.1. Sơ đồ hệ thống

Đối với động cơ diesel có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cháy trong động cơ, các yếu tố đó có nhiều yếu tố thuộc khâu kết cấu, thiết kế buồng cháy, kết cấu đƣờng ống nạp... và có nhiều yếu tố phụ thuộc vào chế độ hoạt động của động cơ nhƣ: Số vòng quay, thời điểm phun, lƣợng phun....

4.3. Hệ thống xử lý

Căn cứ vào các tín hiệu gởi về từ các cảm biến, hệ thống xử lý so sánh với các thông tin đã đƣợc cài đặt sẵn trong bộ nhớ và xác định các thông số đầu ra để điều khiển các bộ phận thừa hành, đảm bảo điều kiện làm việc tối ưu cho động cơ.

4.4. Hệ thống chấp hành

Các cơ cấu chấp hành được điều khiển bằng các tín hiệu đầu ra của bộ xử lý. Các cơ cấu chấp hành như: vòi phun, bơm cao áp... được hệ thống thừa hành điều khiển sao cho động cơ làm việc phù hợp với các tín hiệu đầu vào.

4.6. Xác định góc phun sớm

Cũng tương tự như nguyên tắc điều khiển lƣợng phun, bộ xử lý điều khiển góc phun sớm trên cơ sở tín hiệu thu được từ cảm biến đo số vòng quay động cơ và các cảm biến xác định trạng thái động cơ.

Để lựa chọn góc phun sớm tốt nhất đƣợc xác định nhờ thực nghiệm bằng cách xây dựng đặc tính điều chỉnh góc phun sớm của động cơ. Đặc tính điều chỉnh góc phun sớm được thực hiện ở điều kiện không thay đổi tốc độ n và lượng nhiên liệu cấp cho chu trình.

4.7.Bộ xử lý

4.7.1. Bộ ổn áp bên trong

Vì bộ xử lý và các cảm biến đòi hỏi một điện áp làm việc rất ổn định, nên trong bộ điều khiển có lắp một bộ ổn áp. Bộ ổn áp điện này cung cấp cho bộ xử lý một điện áp có giá trị xác định và ổn định.

4.7.2. Xử lý tín hiệu vào

Bộ xử lý tín hiệu đầu vào thu nhập những tín hiệu từ các cảm biến, dƣới dạng tín hiệu xung, tín hiệu điện áp biến đổi, tín hiệu tần số…. Để đƣa vào xử lý, biến đổi chúng thành các tín hiệu số. Tín hiệu là sự kết hợp giữa các mức điện áp có và không, mức điện áp có là số 1 và mức điện áp không là số 0. Tín hiệu phải đƣợc biến sang dạng số vì bộ xử lý chỉ có thể làm việc với các tín hiệu 0 và 1.

4.8. EDU

Do kim phun trong hệ thống nhiên liệu Common Rail hoạt động với điện áp cao (khoảng 85V), EDU đảm nhận nhiệm vụ khuếch đại điện áp từ 12V lên 85V để  dẫn động mở kim phun

4.8.1. Cấu tạo EDU

EDU có cấu tạo gồm 2 phần: (1) là mạch khuyếch đại điện áp, có công dụng nâng điện áp từ 12V lên khoảng 85V khi dẫn động kim phun; (2) là mạch điều khiển dẫn động kim phun khi nhận đƣợc các tín hiệu IJT#... từ ECM, và gửi tín hiệu xác nhận IJF ngƣợc về ECM làm thông tin phản hồi việc điều khiển kim phun.

4.8.2 Mạch điều khiển phun nhiên liệu EDU

EDU làm nhiệm vụ khởi động cao các vòi phun. EDU là thiết bị dùng điện thế cao bộ đôi DC/DC để mở các van từ với tốc độ cao .

Các tín hiệu điều khiển :

+ IJt#1 đến 4 : Đầu vào cho các tín hiệu khởi động vòi phun từ ECU động cơ

+ IJf : Đầu ra cho các tín hiệu kiểm tra khởi động vòi phun (đến ECU động cơ)

+ COM: Đầu ra cao áp để tạo ra dòng không đổi đến các vòi phun.

+ IJ #1 đến 4: Đầu ra để khởi động các vòi phun.

* Điều khiển phun nhiên liệu ECU và EDU.

Quá trình điều khiển ECU và EDU này điều khiển thời gian và lượng nhiên liệu phun chính xác vào động cơ. ECU thực hiện những tính toán cần thiết dựa vào những tín hiệu nhận được từ các cảm biến. Sau đó ECU điều khiển khoảng thời gian dòng tác dụng lên các vòi phun để đạt thời gian và lượng phun nhiên liệu tối ưu.

* Điều khiển thời gian phun: Thời gian phun được điều khiển theo thời gian dòng tác dụng lên vòi phun

+ Điều khiển thời gian phun chính thức và thời gian phun thử nghiệm.

+ Thời gian phun chính thức: Thời gian phun cơ bản được tính từ tốc độ động cơ và lựợng phun cuối cùng (đã điều chỉnh) để quyết định thời gian phun chính tối ưu.

+ Thời gian phun thử nghiêm: Thời gian phun thử nghiệm đựợc tính bằng cách cộng quãng thử nghiệm vào thời gian phun chính thức. Quãng thử nghiệm đựợc tính từ lựợng phun cuối cùng, tốc độ động cơ, nhiệt độ chất làm mát, nhiệt độ không khí và áp suất không khí nạp. Khi động cơ khởi động, quãng thử nghiệm được tính từ nhiệt độ chất làm mát và tốc độ động cơ.

* Điều khiển khiển tỉ lệ phun nhiên liệu:

Việc điều khiển tỉ lệ phun nhiên liệu dựa vào cảm biến vị trí van cắt đường nạp trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vì động cơ diesel khác so với động cơ xăng. Động cơ xăng không khí nạp phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí bướm ga, ngược lại động cơ diesel lại không phụ thuộc hoàn toàn vào vị trí van cắt đựờng nạp mà chỉ phụ thuộc một khoảng nhất định vì động cơ diesel tự tạo ra dòng khí trong buồng đốt để hoà trộn nhiên liệu.

Chương 5

CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ

5.1. Các dạng hư hỏng của động cơ

Các dạng hư hỏng của động cơ như bảng dưới.

5.2. Các chú ý khi tháo lắp và kiểm tra của hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel common rail

- Làm sạch và rửa kỹ khu vực làm việc đề loại bỏ bụi bẩn bên trong của hệ thống nhiên liệu khỏi bị nhiễm bấn trong quá trình tháo.

- Việc điều chỉnh mã vòi phun không thể thực hiện đƣợc khi động cơ đang làm việc.

- Nghiêm cấm không được ăn hoặc hút thuốc trong khi đang làm việc với hệ thống phun nhiên liệu common rail. Việc đầu tiên cần làm trƣớc khi tiến hành bất kỳ một công việc gì trên hệ thống phun nhiên liệu common rail là ngắt bình ắc quy.

- Không được sử dụng vỏ của ECU như là điểm tiếp mát khi sửa chừa.

- Gỡ phụ tùng ra khỏi hộp đóng gói trước khi sử dụng. Không nên tháo các nắp bảo vệ và chụp làm kín vòi phun, đầu ống dẫn ra trước, chỉ tháo bỏ nắp bảo vệ khi bắt đầu thực hiện công việc.

- Chỉ có thể kiểm tra kim phun bằng cách ngắt giắc điện kim phun khi máy đang nổ.

- Khi lắp đặt các ống phun cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa sau.

+ Không sử dụng lại các ống tuy ô cao áp, khi tháo tuy ô cao áp ra cần phải thay hằng một cái mới.

+ Lắp lại các chi tiết đã tháo vào vị trí ban đầu, rửa sạch các ống phun và đảm bảo bề mặt làm kín của chúng khỏi các dị vật hoặc bị cào xƣớc trƣớc khi lắp các ông.

5.3.Quy trình kiểm tra bảo dưỡng

5.3.1 Quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt xu pap

1. Ngắt cáp âm ra khỏi ắc quy:

Chú ý:

Khi ngắt cáp, cần phải được tiến hành thiết lập ban đầu sau khi lắp cáp vào.

2. Tháo nắp che động cơ số 1

- Nhả khớp 4 vấu hãm ra khỏi các chốt của giá bắt nắp và tháo nắp che động cơ.

3. Tháo giá bắt nắp che động cơ Tháo 2 bu lông và giá bắt.

5. Nới lỏng cụm nắp bình nhiên liệu

6. Tháo ống phun

Chú ý:

Sau khi tháo ống nhiên liệu, hãy che các đầu ra trên ống phân phối bằng băng dính để tránh cho vật lạ khỏi dính vào.

Sau khi tháo các đƣờng ống nhiên liệu, hãy cho vào túi nilông để tránh khỏi làm bẩn ống vào của vòi phun.

9. Đặt xi lanh số 1 ở điểm chết trên/kỳ nén

Hãy gióng thẳng các dấu khớp của puli trục khuỷu và nắp bánh răng phối khí bằng cách quay trục khuỷu cùng chiều kim đồng hồ.

Gợi ý:

Chắc chắn rằng cả hai vấu cam (phía hút và xả) của xi lanh số 1 hƣớng lên trên.

10. Kiểm tra khe hở xu páp

- Chỉ kiểm tra những xu páp được chỉ định.

- Dùng thước lá, đo khe hở giữa con đội xu páp và trục cam.

* Chiều dày con đội mới:

- Lắp trục cam

- Lắp nắp đai phối khí số 2

- Lắp puly căng đai cam số 1.

- Lắp puli phối khí trục cam.

- Lắp đai cam.

- Lắp nắp che đai cam số 1.

Mômen:

22 *m{ 220 kgf*cm , 16 ft.*lbf }

- Xiết chặt 4 vít rỗng theo đúng thứ tự từ 1 đến 4.

Mômen:

16 N*m{ 163 kgf*cm , 12 ft.*lbf } Chú ý:

Nếu vít rỗng bị xiết quá mômen tiêu chuẩn, thì phải thay thế nó.

- Dùng cờ lê đai ốc nối 17 mm, xiết chặt các đai ốc nối của ống vòi phun vào phía ống phân phối.

Mômen:

khi dùng cờ lê đai ốc nối:

32 N*m{ 326 kgf*cm , 24 ft.*lbf } khi không dùng cờ lê đai ốc nối:

35 N*m{ 357 kgf*cm , 26 ft.*lbf }

Gợi ý: Hãy dùng một cờ lê cân lực có chiều dài tay đòn là 30 cm (11.81 in.).

- Dùng cờ lê đai ốc nối 17 mm, xiết chặt đai ốc nối ống phun lên phía vòi phun.

Mômen:

Khi dùng cờ lê đai ốc nối: 32 N*m{ 326 kgf*cm , 24 ft.*lbf }

Khi không dùng cờ lê đai ốc nối: 35 N*m{ 357 kgf*cm , 26 ft.*lbf } Gợi ý: Hãy dùng một cờ lê cân lực có chiều dài tay đòn là 30 cm (11.81 in.).

- Lắp tạm ống vòi phun số 4 bằng các đai ốc nối.

- Lắp 2 bulông.

23. Kiểm tra rò rỉ nhiên liệu

Lưu ý:

+ Trong chế độ Test Mode, tốc độ động cơ sẽ tăng lên cao và tiếng ồn liên quan tới quá trình cháy sẽ tăng lên, do vậy hãy lưu ý.

+ Khi ở chế độ Active Test, nhiên liệu sẽ bị nén ở áp suất cao. Hãy đặc biệt cẩn thận không để nhiên liệu bắn vào mắt, tay hoặc cơ thể bạn.

- Kiểm tra rằng hệ thống nhiên liệu không bị rò rỉ sau khi động cơ tắt máy. Nếu bị rò rỉ nhiên liệu, hãy sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận cần thiết.

- Khởi động động cơ và kiểm tra rằng không có chi tiết nào của hệ thống nhiên liệu bị rò rỉ cả. Nếu bị rò rỉ nhiên liệu, hãy sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận cần thiết.

5.3.2. Quy trình kiểm tra bảo dưỡng cụm két nước

- Kiểm tra rằng két nƣớc và giàn nóng không bị tắc bởi lá, bụi bẩn hoặc côn trùng. Hãy làm sạch các chỗ nối ống.

- Nếu các cánh tản nhiệt bị tắc, hãy rửa chúng bằng nƣớc hay máy rửa hơi nƣớc.

Chú ý:

+ Nếu khoảng cách giữa vòi phun hơi nước và lõi két nước là quá gần, thì cánh tản nhiệt sẽ bị hư hỏng.

+ Hãy giữ khoảng cách phun như sau.

5.3.3 Quy trình kiểm tra bảo dưỡng vòi phun

* Quy trình Tháo vòi phun:

- Tháo rời các tuy ô cao áp của vòi phun ra truớc (tham khảo phương pháp tháo thê hiện như trang dưới đây).

- Tháo các giắc cam điện ra.

- Tháo các đường ống hồi nhiên liệu ra

- Nới lỏng và tháo mặt bích giữ vòi phun ra

- Tháo vòi phun, bích giữ và bulông ra khỏi mặt máy. Sử dụng dụng cụ đặc biệt Để tháo vòi phun.

* Quy trình lắp lại vòi phun

1. Lắp vòi phun và bích giữ vào lồ vòi phun.

2. Xiết bu lông bích giữ vòi phun với lực 19N.m.

3. Lắp lại các đầu ống dầu hồi vào vòi phun. Cắm lại các giắc cắm điện.

4. Khi tháo các ống tuy ô cao áp tham khảo phucmg pháp tháo trong các trang trƣớc.

5.3.5. Kiểm tra vòi phun khi động cơ hoạt động

a. Phuơng pháp đo luợng dầu hồi.

- Chuân bị dụng cụ.

+ Đồng hồ đo áp suất cao.

+ Bình chứa nhiên liệu có các vạch đo.

+ Các đầu nối và các ống nối trong suốt.

- Các bước tiến hành đo.

1. Lắp một ống trong suốt từ đƣờng dầu hồi trên vòi phun tới bình kiểm tra.

2. Tháo tại điểm A trên đƣờng dầu hồi nhiên liệu từ vòi phun.

3. Nối thiết bị đo áp suất cao vào cảm biến áp suất trên ống Rail và quan sát trên đồng hồ.

7. So sánh với bảng áp suất sau. 

b. So sánh lượng dầu hồi ở các bình.

1. Tháo các đường dầu hồi từ vòi phun ra.

2. Lắp các đầu ống kiểm tra vào đường dầu hồi của vòi phun và nối đầu còn lại của ống kiểm tra vào bình chứa như hình vẽ.

3. Khởi động động cơ, cho chạy một phút không tải, tăng tốc độ động cơ nên 3000 rpm và giữ khoảng 30 giây sau đó tắt động cơ.

4. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra đo lượng nhiên liệu trong mỗi bình.

7. Ví dụ bảng so sánh lượng nhiên liệu hồi ở các vòi phun.

KẾT LUẬN

Sau khi khảo sát hệ thống nhiên liệu Common Rail lắp trên động cơ 2KD-FTV thì trên cơ sở lí thuyết ta thấy rằng: Sử dụng hệ thống Common Rail cho động cơ nói chung là rất có lợi không những về kinh tế mà còn làm giảm rõ rệt mức độ ô nhiễm môi trƣờng so với động cơ Diesel nguyên thủy.

Động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu Common Rail có các đặc điểm sau: Khả năng tạo hơi nhiên liệu tốt vì phun nhiên liệu với áp suất cao khoảng 1800 bar, các sản vật cháy ít độc hại hơn nhiều lần so với hệ thống nhiên liệu Diesel bình thường, vì quá trình cháy hoàn thiện hơn. Ngoài sự ưu việt về mặt môi trƣờng động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu Common Rail còn hàng loạt các ưu điểm khác: Động cơ sử dụng hệ Common Rail nhiên liệu cháy hoàn toàn, không tạo ra các sản phẩm phụ khác, ít tạo khói, ít tạo ra muội than và khói thấp hơn động cơ sử dụng hệ thống nhiên liệu Diesel bình thường nên cải thiện rất nhiều vấn đề ô nhiễm không khí.

Đối với hệ thống Common Rail do lượng phun được điều khiển chính xác bằng ECU theo sự thay đổi về tốc độ động cơ và tải trọng nên có thể phân phối đều đến từng xy lanh. Mặt khác, tỷ lệ khí - nhiên liệu có thể điều nhờ ECU bằng việc thay đổi thời gian hoạt động của vòi phun (khoảng thời gian phun nhiên liệu). Vì thế hỗn hợp khí - nhiên liệu được phân phối đều đến tất cả các xi lanh và tạo ra được tỷ lệ tối ưu.

Xét về mức độ phát ô nhiễm thì hệ thống có đặc tính phun đựợc cải thiện với đặc điểm phun hai lần là phun sơ khởi và phun chính có tác dụng không ồn và giảm được độ độc hại của khí thải, các sản phẩm cháy ít độc hại hơn nhiều lần so với động cơ Diesel cổ điển.

Như vậy với hệ thống Common Rail quá trình cháy của động cơ được cải thiện đáng kể, tăng tính kinh tế nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trƣờng, tăng hiệu suất của động cơ.

Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp với sự nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, đặc biệt là thầy giáo hƣớng dẫn : Thạc sĩ ……………, đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp được giao, đồ án đã giúp em hiểu thêm về tính năng và kết cấu của hệ thống nhiên liệu Common Rail lắp trên động cơ 2KD-FTV.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và khả năng hiểu biết và tài liệu về hệ thống Common Rai còn hạn chế nên trong quá trình làm Đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự lƣợng thứ và đóng góp ý kiến bổ  sung của các thầy.

Cuối cùng em chân thành cảm ơn các thầy trong khoa Ô TÔ trường Sĩ Quan Kỹ Thuật Quân Sự, đặc biệt em chân thành cảm ơn thầy giáo : Thạc sĩ …………… đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

                                                                                                                                Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm 20…

                                                                                                                     Học viên thực hiện

                                                                                                                        ……………..

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại- Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM, 2007.

[2]. Toyota Service Training- New car Feature Hiace- Oversea Service Division, Toyota Motor Corporation.

[3]. New Model Hiace 2005- Toyota Motor Vietnam.

[4]. Đĩa CD Hiace Repair Manual- Toyota Motor Vietnam.

[5]. Đĩa DVD    động    cơ    diesel    và    điều    khiển    động    cơ    diesel- Toyota Motor Corporation.

[6]. Các thông tin truy cập từ Internet.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"