MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................1
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL 3
1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel............... 3
1.1.1. Nhiệm vụ............................................................................................. 3
1.1.2. Yêu cầu............................................................................................... 3
1.1.3. Phân loại bơm cao áp.......................................................................... 3
1.2. Các loại bơm cao áp cơ khí........................................................................ 3
1.2.1. Bơm cao áp PF.................................................................................... 3
1.2.2. Bơm cao áp PE................................................................................... 6
1.2.3. Bơm cao áp VE................................................................................... 8
1.3. Bơm cao áp VE - EDC .............................................................................. 9
1.3.1. Cấu tạo................................................................................................ 9
1.3.2. Nguyên lý hoạt động......................................................................... 10
1.4. Hệ thống nhiên liệu Common Rail........................................................... 11
1.4.1. Cấu tạo.............................................................................................. 11
1.4.2. Nguyên lý hoạt động......................................................................... 12
1.5. Sự cấp thiết của việc nghiên cứu hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm VE.... 13
Chương 2. HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN XE VEAM VT250 2.5 TẤN VÀ TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM BƠM CAO ÁP..15
2.1. Hệ thống nhiên liệu trên xe Veam VT250 2.5 tấn.................................... 15
2.2. Công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu bơm cao áp VE... 17
2.2.1. Thùng nhiên liệu................................................................................ 18
2.2.2. Bầu lọc nhiên liệu và bơm tay........................................................... 19
2.2.3. Bầu lọc không khí............................................................................. 21
2.2.4. Bơm cao áp....................................................................................... 22
2.2.5. Quá trình cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp.................................. 33
2.2.6. Bộ điều khiển phun nhiên liệu sớm tự động...................................... 35
2.2.7. Bộ điều tốc nhiều chế độ................................................................... 37
2.2.8. Bộ điều chỉnh thời điểm phun theo tải.............................................. 41
2.2.9. Kim phun.......................................................................................... 43
2.2.10. Hệ thống kiểm soát tốc độ động cơ có tăng áp................................ 45
2.2.11. Tuabin tăng áp................................................................................ 47
2.2.12. Bugi xông........................................................................................ 48
2.2.13. Điều khiển phun sớm khởi động lạnh bằng tay............................... 49
2.2.14. Đường dầu cung cấp cho bơm, kim phun và đường dầu hồi........... 50
2.3. Tính toán kiểm nghiệm bơm cao áp VE và kim phun.............................. 51
2.3.1. Mục đích........................................................................................... 51
2.3.2. Nội dung tính toán............................................................................ 51
2.3.3. Số liệu ban đầu.................................................................................. 51
2.3.4. Các bước tính toán............................................................................ 52
Chương 3. KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU............. 59
3.1. Mục đích, nội dung kiểm tra hệ thống nhiên liệu...................................... 59
3.1.1. Mục đích.......................................................................................... 59
3.1.2. Nội dung.......................................................................................... 59
3.2. Bảo dưỡng thùng nhiên liệu..................................................................... 59
3.3. Bảo dưỡng bầu lọc, bơm tay và đường nhiên liệu.................................... 59
3.3.1. Bảo dưỡng bầu lọc và bơm tay........................................................ 59
3.3.2. Bảo dưỡng đường nhiên liệu............................................................ 60
3.4. Kiểm tra, bảo dưỡng kim phun................................................................ 60
3.5. Tháo rời bơm........................................................................................... 63
3.6. Các bước kiểm tra.................................................................................... 70
3.7. Lắp ráp bơm............................................................................................ 73
3.8. Nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE....86
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 89
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung và trong lĩnh vực quốc phòng nói riêng.
Để khai thác sử dụng xe có hiệu quả, đảm bảo tình trạng kỹ thuật xe tốt, có độ tin cậy cao, yêu cầu đặt ra với người sử dụng và cán bộ kỹ thuật là phải hiểu biết kết cấu, nguyên lý hoạt động, tính năng kỹ thuật, đặc điểm sử dụng xe trong các điều kiện khác nhau nhằm khai thác tốt khả năng vốn có của các xe hiện nay.
Ngành Xe - Máy quân đội của quân đội ta phần lớn sử dụng xe của Liên Xô (cũ) và các nước XHCN. Các loại xe này phần lớn là các loại xe xăng và đã qua sử dụng rất lâu đến nay bộc lộ tương đối nhiều khuyết điểm do đó ảnh hưởng rất lớn đến tính năng kỹ chiến thuật. Yêu cầu của quân đội đối với ngành Kỹ thuật nói chung và ngành Xe - Máy quân đội nói riêng ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới.
Hướng giải quyết ở đây là hưởng ứng chủ trương “Diesel hóa xe quân sự” của ngành Kỹ thuật quân đội. Sau một thời gian thực hiện đã đem lại những hiệu quả rất tích cực từ những xe cũ sử dụng động cơ xăng bây giờ chuyển sang động cơ diesel. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật phải tìm hiểu kỹ và nắm chắc động cơ diesel nói chung và hệ thống nhiên liệu diesel nói riêng.
Vì thế được sự tin tưởng của các thầy giáo trong khoa đã giao cho tôi đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác, lập quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu Diesel sử dụng bơm cao áp kiểu VE trên xe tải VEAM VT250 2.5 tấn”.
Nội dung chính của đồ án bao gồm các phần sau:
Chương 1. Tổng quan về hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
Chương 2. Hệ thống nhiên liệu trên xe Veam VT250 2.5 tấn và tính toán kiểm nghiệm bơm cao áp VE
Chương 3. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu
Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nên trong đồ án không tránh khỏi các khiếm khuyết. Tôi mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy trong khoa để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng chí giáo viên trong khoa Ô tô và Thủ trưởng các cấp đã quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi để có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: ThS............., giáo viên bộ môn Động cơ - Điện, khoa Ô tô đã tận tình quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến hành thực hiện đồ án của mình./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, Ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………….
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL
1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
1.1.1. Nhiệm vụ
- Bơm nhiên liệu áp suất cao và đồng đều tới các vòi phun.
- Cấp nhiên liệu đúng thời điểm và đúng quy luật thiết kế.
1.1.3 .Phân loại bơm cao áp
Theo phương pháp điều khiển bơm cao áp:
- Điều khiển bằng cơ khí (Bơm cơ khí): PF, PE, VE…
- Điều khiển bằng điện tử: VE – EDC, Common Rail…
1.2. Các loại bơm cao áp cơ khí
1.2.1. Bơm cao áp PF
Bơm cao áp PF còn gọi là bơm cá nhân, vì mỗi bơm cung cấp nhiên liệu cho một xi lanh động cơ. Số bơm bằng số xi lanh động cơ. Bên trong thân bơm không có trục cam, bơm hoạt động nhờ trục cam của động cơ.
a. Cấu tạo
Một vỏ bơm được đúc bằng thép hay hợp kim nhôm trên đó có bệ bắt bơm (bắt đứng hay bắt bên hông), phía ngoài xung quanh có các lỗ để bắt ống dầu vào, vít xả gió, vít chặn xi lanh, lỗ để xỏ thanh răng, lỗ để trông đệm đẩy khi cân bơm.
b. Nguyên lí làm việc
Khi động cơ làm việc, lúc pít tông bơm xuống thấp nhất, nhiên liệu ở xung quanh xi lanh vào xi lanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra. Đến thì phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển pít tông bơm đi lên ép nhiên liệu trong xi lanh. Khi gờ trên của pít tông đến ngang mép trên của lỗ nạp và lỗ xả thì nhiên liệu bắt đầu bị ép (ta gọi là điểm khởi phun).
1.2.2. Bơm cao áp PE
Bơm cao áp PE là bơm dài một dãy, cung cấp nhiên liệu cho nhiều xi lanh của động cơ. Bơm này gồm nhiều tổ bơm PF ghép chung lại thành một khối, có cốt cam điều khiển nằm trong thân bơm và điều khiển chung bởi một thanh răng.
1.2.3. Bơm cao áp VE
Bơm cao áp VE có đặc điểm pít tông bơm phải kết hợp chuyển động tịnh tiến với chuyển động quay để thực hiện đồng thời hai chức năng: bơm và phân phối nhiên liệu cho các xi lanh.
1.3. Bơm cao áp VE - EDC
1.3.1. Cấu tạo
Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp VE - EDC là hệ thống nhiên liệu được điều khiển bằng điện tử. Các cảm biến được gắn ở các vị trí khác nhau trên động cơ thu thập các tín hiệu để đưa về ECU xử lý và sau khi xử lý sẽ dẫn các tín hiệu điện đến cơ cấu chấp hành (bơm VE) để điều khiển van điện từ, điều khiển lượng nhiên liệu bơm cao áp.
1.3.2. Nguyên lý hoạt động
Nhiên liệu được hút bởi bơm tiếp vận, đi từ thùng nhiên liệu qua bầu lọc vào bơm cao áp. Trong bơm cao áp nhiên liệu bị nén lại và được đưa đến các kim phun bởi pít tông bơm. Khi nhiên liệu được nén đến một áp suất nhất định thì nó được phun vào buồng đốt của động cơ.
1.4. Hệ thống nhiên liệu Common Rail
Hệ thống nhiên liệu Common Rail là một hệ thống nhiên liệu được điều khiển bằng điện tử. Hệ thống có thể được sử dụng ở tất cả các loại động cơ diesel trên xe ôtô, động cơ diesel tĩnh tại, đầu máy xe lửa và trên các tàu thủy. Áp suất phun có thể lên đến 1350 bar, công suất phát ra tương ứng trên mỗi xi lanh lên đến 160 kW.
1.4.1. Cấu tạo
Hệ thống Common rail có thể được phân ra làm 3 phần:
1. Mạch áp suất thấp gồm:
- Thùng chứa nhiên liệu
- Bơm cung cấp
2. Mạch áp suất cao gồm:
- Bơm cao áp với van điều khiển áp suất
- Các đường ống áp suất cao
3. Mạch áp suất cao gồm:
- Bơm cao áp với van điều khiển áp suất
- Các đường ống áp suất cao
1.4.2. Nguyên lý hoạt động
Nhiên liệu từ thùng chứ được bơm chuyển vào trong bơm cao áp. Tại đây áp suất nhiên liệu được tạo ra và được bơm liên tục vào trong ống trữ. Bơm cao áp chỉ có nhiệm vụ duy nhất là tạo cho nhiên liệu có một áp suất cao và đưa nó vào trong ống trữ.
1.5. Sự cấp thiết của việc nghiên cứu hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm VE
Quá trình ra đời và phát triển của động cơ ô tô trải qua nhiều giai đoạn từ đơn giản đến hiện đại mà đặc biệt quan trọng là sự phát triển của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ.
Kết luận Chương 1: Qua phần giới thiệu chung về hệ thống nhiên liệu diesel giúp tôi trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống nhiên liệu diesel và các loại bơm cao áp cơ khí, bơm cao áp điều khiển bằng điện tử.
Chương 2
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN XE VEAM VT250 2.5 TẤN TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM BƠM CAO ÁP
2.1. Hệ thống nhiên liệu trên xe VEAM VT250 2.5 tấn
Động cơ D4BH do hãng Huyndai sản xuất được lắp trên xe tải nhẹ VEAM VT250 2.5 tấn, là xe tải do hãng VEAM sản xuất có 1 cầu sau chủ động, cầu trước dẫn hướng.
Khối động cơ Huyndai D4BH được nhập về từ nhà máy Huyndai Hàn Quốc. Động cơ 4 kỳ 4 xi lanh thẳng hàng. Dung tích xi lanh 2.5 lít với turbo tăng áp loại lớn giúp tăng công suất hỗ trợ cho việc leo đèo rất tốt.
Các thông số kỹ thuật chính của động cơ D4BH như bảng 2.1.
2.2. Công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu bơm cao áp VE
Hệ thống nhiên liệu bơm cao áp VE được dùng trên các loại xe tải hạng nhẹ như Veam, Kia, Isuzu… Bơm cao áp phân phối VE là loại bơm cao áp chỉ có một pít tông xi lanh bơm cao áp. Đặc điểm của loại bơm cao áp vừa chuyển động tịnh tiến để ép nhiên liệu vừa xoay tròn để phân phối nhiên liệu cao áp tới các vòi phun.
2.2.1. Thùng nhiên liệu
a. Cấu tạo
Thùng nhiên liệu gồm các bộ phận sau: tấm ngăn, ống đổ nhiên liệu, nút xả, ống khoá, lưới lọc, nắp và cảm biến mức nhiên liệu. Tấm ngăn có tác dụng hạn chế sự dao động của nhiên liệu khi xe đi qua chỗ đường xóc.
b. Công dụng
Thùng nhiên liệu dùng để chứa nhiên liệu diesel cần thiết cho sự làm việc của động cơ, kích thước thùng lớn hay nhỏ tùy thuộc vào công suất và đặc tính làm việc.
2.2.2. Bầu lọc nhiên liệu và bơm tay
a. Bầu lọc nhiên liệu
Công dụng
Nhiên liệu đi vào bơm cao áp và vòi phun tiếp xúc với các cặp chi tiết siêu chính xác, do đó phải lọc sạch cặn bẩn, nước và tạp chất lẫn trong nhiên liệu trước khi cung cấp cho bơm cao áp và vòi phun.
b. Bơm tay
Công dụng:
Trên bơm tay có núm xả khí, công dụng để xả khí nhiên liệu trước khi khởi động động cơ.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:
Vị trí phía trên bầu lọc, có cấu tạo màng cao su mỏng. Trên thân bầu lọc có núm dẹt để xả khí nhiên liệu.
2.2.4. Bơm cao áp
Bơm cao áp VE gồm 3 phần chính là: đầu bơm, thân bơm và nắp bơm.
Phần đầu bơm có xi lanh bơm, pít tông, van điện từ và van phân phối.
Phần thân bơm có trục dẫn động, một đầu được lắp với bánh răng dẫn động từ động cơ bằng then bán nguyệt, đầu còn lại được lắp với bánh răng dẫn động bộ điều tốc.
2.2.5. Quá trình cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp
Hành trình hút: Trong hành trình pít tông hồi về, khi cửa dầu vào ở thân bơm và rãnh dầu vào trên pít tông bơm trùng nhau, thì dầu sẽ được hút vào buồng áp suất.
Hành trình nén và cung cấp: Khi pít tông bơm vừa quay, vừa được tịnh tiến nhờ đĩa cam, thì mặt ngoài của pít tông bơm sẽ đóng cửa dầu vào và nén dầu lại. Cùng lúc đó rãnh dầu ra trên pít tông bơm cũng trùng với cửa ra trên thân bơm.
Chống quay ngược: Đặc điểm của bơm VE là chống quay ngược. Trong khi pít tông chuyển động theo chiều quay bình thường, thì cửa vào sẽ mở trong suốt hành trình hút của pít tông và sẽ có đủ lượng dầu được hút vào buồng áp suất. Trong hành trình cung cấp, cửa dầu vào được đóng lại và việc phun dầu được thực hiện.
2.2.6. Bộ điều khiển phun nhiên liệu sớm tự động
a. Cấu tạo
Cũng tương tự như thời điểm đánh lửa trên động cơ xăng, thời điểm tạo ra tia lửa phải thay đổi phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. Trên động cơ diesel cũng trang bị cơ cấu phun dầu sớm để bù trừ cho sự phun và cháy trễ khi thay đổi tải và tốc độ.
b. Nguyên lý hoạt động
Pít tông phun dầu sớm được giữ ở vị trí ban đầu của nó bởi tải trọng ban đầu của lò xo. Trong thời gian hoạt động, áp lực nhiên liệu ở khoang bơm được điều chỉnh tương ứng với tốc độ động cơ bởi van điều áp và van dầu tràn. Do đó, mặt pít tông đối diện với lò xo sẽ chịu một áp lực và áp lực này tăng cùng với sự tăng tốc của động cơ.
2.2.7. Bộ điều tốc nhiều chế độ
Bánh răng dẫn động bộ điều chỉnh gắn trên trục bộ điều chỉnh ăn khớp với bánh răng trên cốt bơm. Trên bánh răng trục bộ điều chỉnh có gắn các quả văng, các quả văng này phát hiện tốc độ góc trục bộ điều khiển nhờ lực li tâm, bạc bộ điều chỉnh truyền lực li tâm đến các cần điều khiển.
2.2.8. Bộ điều chỉnh thời điểm phun theo tải
a. Công dụng:
Dùng điều chỉnh thời điểm (cũng như điều chỉnh áp suất dầu bên trong khoang bơm) phun theo tải động cơ. Khi động cơ chạy ở chế độ tải cục bộ, nó làm trễ thời điểm một chút để giảm tiếng ồn của động cơ.
b. Hoạt động:
Động cơ chạy ở chế độ tải cục bộ hoặc không tải, các quả văng bung ra nhiều, đẩy bạc dịch chuyển sang phải, dầu (có áp suất và đã điều áp) trong khoang bơm xả qua khe bạc theo đường dầu bên trong trục bộ điều tốc về cửa bơm tiếp vận.
2.2.9. Kim phun
a. Nhiệm vụ
Kim phun được lắp trên nắp xi lanh, dùng để phun tơi nhiên liệu vào buồng cháy động cơ.
b. Yêu cầu
- Số lượng, đường kính, vị trí và phương hướng của các lỗ phun phải phù hợp với dạng buồng cháy và tình hình lưu động của môi chất trong buồng cháy để nhiên liệu phun vào được phân phối đều trong không gian buồng cháy.
c. Phân loại
Kim phun có thể chia thành hai loại: Kim phun hở và kim phun kín.
Kim phun hở là loại kim phun không có van ngăn cách không gian trong kim phun với không gian trong xi lanh động cơ.
2.2.10. Hệ thống kiểm soát tốc độ động cơ có tăng áp
a. Mục đích
Đảm bảo cho động cơ làm việc ổn định ở mỗi vùng tốc độ, ở tốc độ động cơ thấp tua bin nạp không khí vào xi lanh động cơ rất ít, bộ tự động điều khiển làm ngăn cản vành tràn di chuyển về phía cung cấp nhiên liệu lớn nhất.
b. Cấu tạo
Bộ kiểm soát tăng áp sử dụng màng ngăn nhạy cảm với sự thay đổi áp suất và tạo sự thay đổi cung cấp nhiên liệu. Kết cấu gồm một màng ngăn chịu áp lực khí nạp phía trên, lò xo đẩy lên phía dưới.
2.2.12. Bugi xông
Hệ thống xông nóng buồng đốt ngăn cách rất phổ biến trên các động cơ diesel hiện nay. Hệ thống này dùng điện trở đặt bên trong mỗi buồng đốt phụ ở động cơ có buồng đốt ngăn cách. Dùng nguồn điện 12V của ắc quy để nung nóng dây điện trở đến nhiệt độ 800 - 10000C đủ sức xông nóng buồng đốt.
2.2.14. Đường dầu cung cấp cho bơm, kim phun và đường dầu hồi
Nhiên liệu ban đầu từ thùng nhiên liệu sẽ được hút qua bầu lọc đến bơm tiếp vận. Tại đây dầu tiếp tục được đưa vào khoang bơm cao áp. Nếu áp suất vượt quá mức, van điều tiết sẽ hoạt động làm lượng dầu dư được xả về đường dầu tới bơm tiếp vận. Dầu ở khoang bơm tiếp tục được cặp pít tông và xi lanh bơm hoạt động cung cấp cho vòi phun.
2.3. Tính toán kiểm nghiệm bơm cao áp VE và kim phun
2.3.1. Mục đích
Từ những thông số ban đầu và những kiến thức đã được trang bị ở phần trên sau khi tính toán để biết được các thông số cơ bản nhất của bơm cao áp lẫn kim phun, làm cơ sở trong quá trình khai thác và so sánh với thông số ban đầu của nhà sản xuất để thuận tiện cho quá trình kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa bơm cao áp cũng như kim phun.
2.3.2. Nội dung tính toán
a. Tính toán kiểm nghiệm bơm cao áp
- Thể tích nhiên liệu cung cấp cho một chu trình
- Thời gian phun nhiên liệu tp
b. Tính toán kiểm nghiệm vòi phun
- Lưu lượng phun nhiên liệu lớn nhất trong một chu trình
- Đường kính của lỗ vòi phun
2.3.3. Số liệu ban đầu
- Kiểu động cơ: D4BH diesel 4 kỳ, 1 hàng 4 xi lanh
- Thứ tự công tác: 1-3-4-2
2.3.4. Các bước tính toán
Những kích thước chính của bơm cao áp được xác định theo lượng nhiên liệu cấp cho chu trình khi động cơ chạy ở chế độ thiết kế.
a. Tính toán kiểm nghiệm bơm cao áp
- Thể tích nhiên liệu cung cấp cho một chu trình
Ta có:
Ne - Công suất của động cơ; Ne = 75 (kW)
ge - Suất tiêu hao nhiên liệu có ích; ge = 220 - 285 [g/(kW.h)]. Chọn ge = 240 [g/(kW.h)]
Vct - Thể tích nhiên liệu cung cấp cho một chu trình công tác, (lít)
n - Số vòng quay của động cơ; n = 4000 (vg/ph)
i - Số xylanh động cơ; i = 4
Thay số được: Vct = 51,9 mm3
- Thời gian phun nhiên liệu tp
Ta có:
tp - thời gian phun (s)
φp - góc quay trục khuỷu ứng với thời gian phun, chọn φp = 200
n - số vòng quay định mức của động cơ; n = 3400 (vòng/phút)
Thay số được: tp = 0,98.10-3
- Xác định hành trình có ích của bơm cao áp ha
Thay số được: ha= 3,526 mm
b. Tính toán kiểm nghiệm vòi phun
Những thông số cơ bản của vòi phun phải đảm bảo tốc độ cung cấp nhiên liệu thích hợp và đạt áp suất phun cần thiết.
- Hành trình nâng cực đại của kim phun
Thế vào phương trình (2.17) ở trên ta có:
0,679xk2 – 2,355xk + 0,594 = 0 (2.18)
Giải phương trình (2.18) ta được:
xk1 = 3,194 (mm)
xk2 = 0,274 (mm)
Từ đó ta thấy xk1 bị loại xk2 thỏa mãn điều kiện trên
Vậy hành trình của kim phun cực đại là xk = 0,274 (mm)
- Xác định độ cứng của lò xo
Ở trên ta đã chọn ppo = 17 (MN/m2).
Từ đó ta thấy áp suất phun của vòi phun vẫn nằm trong khoảng cho phép nên kim phun đóng kín đường nhiên liệu ra khỏi lỗ vòi phun một cách dứt khoát và kết thúc quá trình phun.
Kết luận Chương 2: Chương 2 đề cập đến các vấn đề nghiên cứu sâu về hệ thống nhiên liệu của xe Veam VT250 2.5 tấn. Nghiên cứu về cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc của các bộ phận nằm trong hệ thống nhiên liệu, nghiên cứu sâu về cấu tạo nguyên lý làm việc của các chi tiết bơm cao áp VE: hệ thống tiếp vận nhiên liệu, hệ thống nâng cao áp và phân phối nhiên liệu, bộ điều tốc và bộ phun sớm tự động. Đồng thời nghiên cứu về các chi tiết theo kèm trên bơm cao áp như: tăng áp cho động cơ, bộ kiểm soát tốc độ động cơ có tăng áp, bugi xông, bộ điều khiển khởi động lạnh bằng tay và kim phun.
Chương 3
KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
3.1. Mục đích, nội dung kiểm tra bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu
3.1.1. Mục đích
Nắm chắc được các bước kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ như thùng nhiên liệu, bầu lọc và bơm tay, bơm cao áp và kim phun để nâng cao tuổi thọ cũng như độ tin cậy của động cơ.
3.1.2. Nội dung
Các nội dung kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu:
- Bảo dưỡng thùng nhiên liệu
- Bảo dưỡng bầu lọc và bơm tay
3.2. Bảo dưỡng thùng nhiên liệu
- Rửa nắp thùng nhiên liệu và lưới lọc miệng rót: nắp và lưới lọc được rửa sạch trong dầu lửa hoặc dầu diesel.
- Xả cặn thùng nhiên liệu: trước khi cho động cơ làm việc tiến hành xả cặn lắng qua nút xả cặn.
3.3. Bảo dưỡng bầu lọc, bơm tay và đường nhiên liệu
3.3.1. Bảo dưỡng bầu lọc và bơm tay
- Trước hết tiến hành tháo bầu lọc và bơm tay ra khỏi động cơ.
- Làm sạch cặn dầu ở bên ngoài.
- Vặn nút xả dầu ra, tháo dầu bẩn bên trong.
3.3.2. Bảo dưỡng đường nhiên liệu
- Nếu đường ống nhiên liệu bị gãy, nứt, thủng làm rò rỉ nhiên liệu thì tiến hành thay thế mới.
- Thường xuyên kiểm tra xem đường ống nhiên liệu bị tắc ở vị trí nào để tiến hành khắc phục kịp thời.
3.4. Kiểm tra, bảo dưỡng kim phun
- Tháo kim phun ra khỏi động cơ:
+ Nhỏ một vài giọt dầu mỡ vào các ốc bắt ống dẫn dầu để tẩy gỉ sét và tháo được dễ dàng.
+ Mở các ống dẫn dầu đến và ống dầu về.
3.5. Tháo rời bơm
Quy trình tháo rời bơm như bảng 3.1.
3.6. Các bước kiểm tra
Các bước kiểm tra như bảng 4.2.
3.7. Lắp ráp bơm
Quy trình lắp ráp bơm như bảng 4.3.
3.8. Nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE
Nguyên nhân hư hỏng, kiểm tra và sửa chữa bơm cao áp phân phối VE như bảng 4.4.
KẾT LUẬN
Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp, sau một thời gian dài nghiên cứu thực tế, các giáo trình, tài liệu chuyên ngành cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo : ThS……..…… và các thầy giáo khác trong khoa Ô tô, đồ án tốt nghiệp “Khai thác và lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu diesel sử dụng bơm cao áp kiểu VE trên xe tải VEAM VT250 2.5 tấn” đã hoàn thành đúng thời gian và tiến độ đồ án. Thông qua quá trình làm đồ án, tôi đã:
- Hiểu về hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
- Nắm chắc kết cấu, nguyên lý làm việc của các bộ phận hệ thống nhiên liệu
- Tính toán kiểm nghiệm bơm cao áp và kim phun
- Nắm được quy trình khai thác và kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu
Do điều kiện thời gian cũng như khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy kính mong được sự góp ý của các thầy giáo trong khoa để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy : ThS……………. cùng các thầy giáo trong khoa Ô tô đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ được giao trong suốt quá trình thực hiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, Nguyễn Văn Toàn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM - 2010.
[2]. Giáo trình Kết cấu động cơ đốt trong tập 2, Đại tá, Thạc sĩ Trần Quốc Toản, Khoa Ô tô, Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự - 2010.
[3]. Giáo trình Thực tập động cơ Diesel, Lê Xuân Tới, Châu Quang Hải, Bộ môn Động cơ, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.
[4]. Thực tập động cơ 1,2, Nguyễn Tấn Lộc, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM -2007.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"