ĐỒ ÁN KHAI THÁC XE CÔNG TRÌNH MTO-AC2M1 TRONG TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG S300

Mã đồ án OTTN003021730
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ 3D giá thử xylanh, bản vẽ bố trí chung xe AC2M1, bản vẽ bố trí các thiết bị trên xe AC2M1, bản vẽ sơ đồ khai triển xe AC2M1, bản vẽ cần cẩu mũi tên trên xe AC2M1, bản vẽ kết cấu cần cẩu kiểu dầm chìa, bản vẽ kết cấu kích thủy lực); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC XE CÔNG TRÌNH MTO-AC2M1 TRONG TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG S300.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC....1

LỜI NÓI ĐẦU...2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CÔNG TRÌNH XA MTO-AC2M1  3

1.1. Giới thiệu chung về tổ hợp S300. 3

1.2. Giới thiệu chung về xe MTO-AC2M1. 5

1.2.1. Công dụng. 5

1.2.2. Tính năng, chiến kỹ thuật xe MTO-AC2M1. 7

1.2.3. Thành phần của xe. 9

1.2.4. Cấu tạo và hoạt động của xe. 13

1.2.5. Nhãn mác của xe. 14

CHƯƠNG 2. KHAI THÁC CÁC TRANG THIẾT BỊ CHÍNH TRÊN XE CÔNG TRÌNH MTO-AC2M1. 15

2.1. Thiết bị điện trên xe công trình. 15

2.1.1. Máy phát điện xoay chiều 3 pha БГ-16, 400V.. 15

2.1.2. Cơ cấu dẫn động. 16

2.1.3. Bảng điều khiển máy phát điện. 18

2.1.4. Khối nguồn và bảo vệ. 20

2.1.5. Bảng điện đấu dây  ra. 21

2.1.6. Các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện một chiều. 22

2.2. Thiết bị nâng tải 23

2.2.1. Cẩu kiểu mũi tên. 23

2.2.2. Cẩu kiểu dầm chìa. 25

2.2.3. Kích thủy lực ДГ-30. 26

2.3. Các thiết bị và dụng cụ dùng chung. 28

2.3.1. Máy mài có thông gió ЗСВ1. 28

2.3.2. Thiết bị hàn, nạp acquy. 31

2.3.3. Các dụng cụ điện cầm tay. 37

2.3.4. Các dụng cụ cơ khí và khí nén. 40

2.3.5. Các dụng cụ sơn. 44

2.3.6. Các dụng cụ đo điện. 47

2.3.7. Thiết bị chỉ báo thứ tự pha УПЧФ-1M.. 49

2.3.8 Dụng cụ bảo dưỡng kỹ thuật 50

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ GIÁ THỬ XI LANH THỦY LỰC.. 51

3.1. Giới thiệu chung về xi lanh thủy lực. 51

3.1.1. Khái quát chung. 51

3.2. Vấn đề  thử nghiệm xi lanh thủy lực. 54

3.2.1. Nội dung, yêu cầu. 54

3.2.2. Một số sơ đồ thủy lực của bệ thử. 55

3.3. Thiết kế giá lắp xi lanh thử. 56

3.4. Kiểm tra điều chỉnh, bảo dưỡng kỹ thuật 63

3.4.1. Kiểm tra điều chỉnh trước khi vận hành. 63

3.4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật thiết bị sau khi thử nghiệm.. 64

CHƯƠNG 4. SỬ DỤNG XE CÔNG TRÌNH.. 65

4.1. Triển khai xe. 65

4.1.1. Quy  tắc an toàn khi triển khai xe. 65

4.1.2. Yêu cầu, thứ tự triển khai xe. 66

4.1.3. Triển khai các trang bị của xe công trình. 67

4.2. Thu hồi xe công trình. 70

4.3. BDKT xe công trình. 71

4.3.1. Các hình thức BDKT trong quá trình sử dụng xe. 71

4.3.2. Quá trình BDKT xe. 72

 KÊT LUẬN.....86

 TÀI LIỆU THAM KHẢO....88

LỜI NÓI ĐẦU

Ô tô là một phương tiện giao thông thuận tiện nhất trên thế giới và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mọi nền kinh tế cũng như trong lĩnh vực quân sự quốc phòng.

Hiện nay quân đội ta mà cụ thể là các đơn vị thuộc Quân Chủng PKKQ được trang bị một số lượng xe ôtô, cũng như các chủng loại xe công trình xa, tuy nhiên hầu hết các loại xe này đều nhập ngoại nên việc khai thác hết công dụng, tính năng của chúng còn nhiều hạn chế do có sự khác nhau về điều kiện địa hình, khí hậu tại Việt Nam. Vì vậy việc khai thác sử dụng chúng trở nên rất quan trọng. Ngoài những khai thác sử dụng về động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống lái… của xe cơ sở thì một trong những yếu tố mà được rất nhiều người quan tâm đối với xe công trình xa đó là trang thiết bị chính trên xe vì đây là các bộ phận đảm nhiệm nhiệm vụ của xe công trình.

Đồ án “Khai thác xe công trình MTO-AC2M1 trong tổ hợp tên lửa phòng không S300” được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu tổng quát, khai thác trang thiết bị chính xe MTO-AC2M1, sử dụng và thiết kế giá thử xi lanh thủy lực.

Nội dung đồ án tập trung vào 4 chương:

Chương 1 Giới thiệu chung về xe công trình xa MTO-AC2M1

Chương 2 Khai thác trang thiết bị chính trên xe công trình MTO-AC2M1

Chương 3 Thiết kế giá thử xi lanh thủy lực

Chương 4 Sử dụng xe công trình

Qua việc nghiên cứu trên một xe cụ thể như vậy giúp tôi rèn luyện thêm được nhiều kỹ năng tính toán, tra cứu  tài liệu và tiếp cận dần với công việc cụ thể của một người kỹ sư trong tương lai.

Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: ThS………….….., Giáo viên khoa  Ô tô, đã giúp tôi đã hoàn thành đồ án, đạt được các mục tiêu đặt ra trong thời gian quy định.

Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính mong được sự chỉ bảo của các thầy, và sự góp ý của các đồng chí để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

                                                                             TPHCM, Ngày … tháng … năm 20…

                                                                      Học viên thực hiện:

                                                                    ………………

CHƯƠNG 1 

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CÔNG TRÌNH XA MTO-AC2M1

1.1. Giới thiệu chung về tổ hợp S300

Trong thành phần của tổ hợp TLPK C300 ПМУ1 được trang bị các xe ôtô chuyên dùng để lắp đặt và vận chuyển các trang bị chiến đấu, các trang thiết bị đồng bộ và các các thành phần khác của tổ hợp.

1.2. Giới thiệu chung về xe MTO-AC2M1

1.2.1. Công dụng

Xe MTO-AC2M1 (hình 1.1) dùng để bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa nhỏ cho các loại xe ô tô hai cầu, ba cầu trong điều kiện dã ngoại gồm các loại xe: УАЗ-3151, УАЗ-33153, УАЗ-3741, ГАЗ-3307, ГАЗ-66-11, ГАЗ-4301, ЗИЛ-131Н, ЗИЛ-4314-10, ЗИЛ-4331, Урал-4320, Урал-4320-31, Урал-4326, Урал-43223,...

 Trang thiết bị trên xe có thể thực hiện được các công việc sau:

+ Nâng - vận chuyển

+ Hàn điện

+ BDKT và nạp điện cho acquy

+ BDKT các ôtô bánh lốp và sửa chữa lốp ôtô

+ Các công việc bôi trơn - tra nạp

1.2.2. Tính năng, chiến kỹ thuật xe MTO-AC2M1

Tính năng kỹ - chiến thuật như bảng 1.2.

1.2.3. Thành phần của xe

Trong thành phần của xe gồm có:

- Thùng - vỏ KM 4320-00000010-01 trên saxi ôtô Урал-43203

- Các trang bị điện

- Các trang bị nâng tải

- Các trang bị, dụng cụ, thiết bị công dụng chung

1.2.4. Cấu tạo và hoạt động của xe

Xe được bố trí trong thùng - vỏ KM 4320-00000010-01 trên saxi ôtô Урал-43203-31. Trên ôtô có các kết cấu sau: 

- Trên thanh chắn bảo hiểm phía trước đặt hai gối đỡ của cẩu kiểu cần

- Trên dầm ngang phía trước và thanh chắn bảo hiểm bắt tời dẫn động cẩu mũi tên

Việc xếp đặt các trang bị, thiết bị và tên gọi của chúng trong thùng - vỏ, trên các ngăn và trên nóc thùng - vỏ khi di chuyển được thể hiện trên các hình vẽ 1.2, 1.3 và 1.4.

1.2.5. Nhãn mác của xe

- Bên trong thùng - vỏ và trên tấm phía sau xe có tấm bảng ghi rõ:

- Số chứng nhận của xe

- Số sản xuất của saxi

- Kiểu động cơ

CHƯƠNG 2

KHAI THÁC CÁC TRANG THIẾT BỊ CHÍNH TRÊN XE CÔNG TRÌNH MTO-AC2M1

2.1. Thiết bị điện trên xe công trình

Thiết bị điện cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị tiêu thụ điện áp với điện áp xoay chiều 220V.

Thiết bị điện bao gồm:

- Máy phát điện xoay chiều 3 pha G1

- Cơ cấu dẫn động của máy phát

- Bảng điều khiển máy phát ЩУГ1

- Khối nguồn và bảo vệ

- Các thiết bị tiêu thụ điện 1 chiều

2.1.1. Máy phát điện xoay chiều 3 pha БГ-16, 400V

Máy phát điện xoay chiều 3 pha là nguồn cung cấp điện áp 400V xoay chiều 3 pha tần số 50HZ và phân phối, tự động giữ điện áp trong khoảng 400V ± 3%.

2.1.2. Cơ cấu dẫn động

Để đảm bảo cho thiết bị điện động lực hoạt động được cần phải duy trì sự làm việc của máy phát điện.

Máy phát điện được dẫn động từ động cơ ô tô thông qua cơ cấu, đồng thời cơ cấu dẫn động này cũng dẫn động cho máy phát hàn một chiều.

2.1.3. Bảng điều khiển máy phát điện

Bảng điều khiển máy phát ЩУГ1, như trên hình 2.2, đặt trên bảng bên phải của thùng - vỏ xe, dùng để kiểm tra và điều khiển các chế độ làm việc của máy phát và để kiểm tra sự làm việc của động cơ ôtô.

Trên panel của bảng điều khiển máy phát, có lắp đặt các thiết bị sau:

- Ampe kế 1 để kiểm tra dòng tiêu thụ của các thiết bị thu năng lượng điện trên mỗi pha của máy phát

- Vôn kế 2 để kiểm tra điện áp của máy phát

- Tần số kế 8 để kiểm tra tần số của dòng điện của máy phát

2.1.5. Bảng điện đấu dây  ra

Bảng đấu dây ra ПВ1 (hình 2.4) dùng để nối các thiết bị thu năng lượng điện bố trí bên ngoài thùng - vỏ, đặt bên ngoài trên hộp phía sau của thùng-vỏ.

Bảng đấu dây ra, cấu tạo gồm các khe cắm 4 "-" và "+", các ổ cắm

1 "380V", 2 "220V" và 3 "-24V". Bảng khe cắm 4 dùng để nối các dây cáp khi thực hiện các công việc hàn, sử dụng thiết bị hàn điện một chiều trong xe.

Các ổ cắm 1 "380V", 2 "220V" và 3 "-24V" dùng để nối các thiết bị thu năng lượng điện cầm tay bằng các dây cáp, được trang bị theo xe.

2.2. Thiết bị nâng tải

2.2.1. Cẩu kiểu mũi tên

Nhờ nó để thực hiện các công việc tháo - lắp các cụm và sửa chữa các thiết bị, cũng như di chuyển các tải trọng có khối lượng đến 2000 kg bằng cách nhấc lên đến vị trí mới với độ nghiêng không quá 30 (với tốc độ đến 5 km/h), (hình 2.6).

2.2.2. Cẩu kiểu dầm chìa

Cẩu kiểu dầm chìa (hình 2.7) dùng để xếp (dỡ) máy hàn một chiều БД-252 và các trang thiết bị khác có khối lượng đến 200 kg.

2.2.3. Kích thủy lực ДГ-30

Kích  thủy lực ДГ-30 (hình 2.8) dùng để nâng các cụm khi bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.

2.3. Các thiết bị và dụng cụ dùng chung

2.3.1. Máy mài có thông gió ЗСВ1

Dùng để mài các dụng cụ cắt gọt bằng tay, cũng như thực hiện các công việc mài khác.

Đặc tính kỹ thuật máy mài có thông gió ЗСВ1 như bảng 2.5.

* Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Kết cấu của máy (hình 2.9) gồm máy mài điện, được bắt chặt trên đế 1 của máy qua các giảm chấn 15 bằng các bulông 20M8, các đai ốc 21 với các đệm 22 và cơ cấu thông gió, bố trí cùng trên đế 1. Máy mài điện với hai đá mài hình tròn hai mặt lắp với động cơ điện không đồng bộ ba pha 2 lắp trên chân 3. Đá mài hai mặt lắp trên trục động cơ điện và được cố định trên trục với mặt bích 10 có các đệm cattông 11 bằng các đai ốc 12 (ren phải và ren trái) và đệm.

2.3.2. Thiết bị hàn, nạp acquy

2.3.2.1. Máy hàn một chiều БД-252

Dùng để cung cấp dòng một chiều cho cầu hàn của máy hàn khi hàn hồ quang và cắt kim loại bằng tay.

2.3.2.2. Máy nắn dòng kiểu B-ОПЕД-22-24/12-3

Dùng để nạp dòng điện cân bằng cho các acquy có dung lượng đến 220Ah với điện áp 12V hoặc 24V.

Máy nắn dòng có hai chế độ làm việc:

+ Nạp một cấp với việc nối tự động máy nắn từ nguồn tới cuối dãy

+ Nạp hai cấp cho các bình acquy với việc nối tự động cầu nạp trên cấp nạp thứ hai

2.3.4. Các dụng cụ cơ khí và khí nén

2.3.4.1. Khoan tay hai tốc độ ДР1-8

Dùng để khoan các lỗ trên kim loại mềm, kim loại và hợp kim mầu, gỗ và các vật liệu khác, dễ gia công cơ khi với chuôi kẹp hình trụ (hình 2.17).

Đặc tính kỹ thuật của khoan hai tốc độ ДР1-8 như bảng 2.1.2.

2.3.4.2. Súng để thổi khí nén

Dùng để thổi khí nén cho các chi tiết của ôtô và các cụm, cũng như các bề mặt của ôtô hình (2.18).

2.3.6. Các dụng cụ đo điện

2.3.6.1. Đồng hồ Vôn-Ampe ЭК 2346-2

Đồng hồ (hình 2.22) dùng để đo điện áp và cường độ dòng điện một chiều, cường độ và điện áp hiệu dụng của dòng điện xoay chiều, điện trở của dòng điện một chiều.

Đặc tính kỹ thuật của đồng hồ Vôn-Ampe ЭК 2346-2 như bảng 2.16.

2.3.6.2. Mêgaôm kế ЭСО 202/2-Г

Mêgaôm kế (hình 2.23) dùng để đo điện trở cách điện riêng của các thiết bị điện, không đặt dưới điện áp.

2.3.8. Dụng cụ bảo dưỡng kỹ thuật

Bộ dụng cụ И 148 (hình 2.25) dùng để thực hiện các công việc tháo - lắp khi sửa chữa và BDKT ôtô.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ GIÁ THỬ XI LANH THỦY LỰC

3.1. Giới thiệu chung về xi lanh thủy lực

3.1.1. Khái quát chung

Xi lanh thủy lực là động cơ thủy lực có nhiệm vụ biến áp năng của dòng chất lỏng thành cơ năng dưới dạng chuyển động tịnh tiến tương đối của piston với xi lanh hoặc biến áp năng dòng chất lỏng thành momen quay, tạo nên chuyển động quay tương đối giữa trục và vỏ của xi lanh momen ở một góc nhỏ hơn 3600

Theo chiều tác động của áp suất chất lỏng: xi lanh được chia thành xi lanh có 1 chiều tác động và 2 chiều tác động.

Theo vị trí của cán lắp vào piston: có các loại xi lanh có cán 1 phía và 2 phía.

Theo tính chất giảm chấn: xi lanh thường và xi lanh có giảm chấn.

3.1.1.1. Kết cấu xi lanh thủy lực thử

Dvỏ trong = 135mm, Dvỏ ngoài = 175mm, Lvỏ= 1330mm, d = 95mm, l = 1334mm.

3.1.1.2.Thông số kỹ thuật của xi lanh thử

- Xi lanh thủy lực làm việc trong điều kiện phức tạp, tải trọng lớn và có thể thay đổi liên tục.

- Áp suất chất lỏng công tác trong các khoang công tác của xi lanh rất lớn p = 200÷400 KG/cm2

- Xi lanh thủy lực làm việc tốt hay xấu phụ thuộc vào các chi tiết như piston, cán piston, các chi tiết làm kín ngăn không cho chất lỏng công tác chảy ra từ khoang bên trái sang khoang bên phải của xi lanh hoặc chảy ra ngoài.

3.2. Vấn đề  thử nghiệm xi lanh thủy lực

3.2.1. Nội dung, yêu cầu

Xi lanh thủy lực là một thành phần quan trọng trong hệ thống truyền động thủy lực. Chính vì vậy, các xi lanh thủy lực phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 

3.2.2. Một số sơ đồ thủy lực của bệ thử

Thiết bị thử nghiệm xi lanh là thiết bị thử thủy lực tổng hợp. Nó có thể tiến hành thử được nhiều phần tử của hệ thống truyền động thủy lực như: bơm thủy lực, van phân phối, các bộ trợ lực lái và xi lanh thủy lực.

Sơ đồ thủy lực của bệ thử dùng để thử bền ở tải trọng tĩnh, thử áp suất dẫn động xi lanh không tải (thử ma sát trong của xi lanh) thử rò rỉ trong, thử rò rỉ ngoài của xi lanh như hình 3.3.

3.3. Thiết kế giá lắp xi lanh thử

Giá lắp xi lanh thử và xi lanh tải là khung thép chịu lực sử dụng các thanh thép chữ U 150 và được liên kết với nhau bằng các mối ghép bu lông, mối ghép hàn.

Trong quá trình thử nghiệm xi lanh thủy lực thì phần khung thép chữ U chỉ là phần giá chịu tải trọng của các xi lanh tải và xi lanh thử đặt lên chứ không chịu lực kéo hay nén. Phần chịu lực kéo và nén trong quá trình thử là phần dầm hộp được liên kết với piston nên ta chỉ chọn và thử bền cho phần dầm hộp.

Chọn các kích thước cho phần dầm hộp: L= 950 mm, H = 100mm, B = 220mm. Chiều dày của thép là 14mm. Áp suất chất lỏng p chọn là 200 [kg/cm2]

Với lực tác dụng lên giá thép là: Lực của xi lanh tải là

P = p.F

=> Pp = 307880 N

Ta mô hình hóa giá lắp xilanh tải và thử trên inventer như hình 3.5.

Kết quả mô phỏng tính ứng suất cho ứng suất cực đại là 652,725 (Mpa).

Kết luận: Phần dầm hộp như đã thiết kế đảm bảo đủ điều kiện bền và đảm bảo an toàn.

3.4. Kiểm tra điều chỉnh, bảo dưỡng kỹ thuật

3.4.1. Kiểm tra điều chỉnh trước khi vận hành

Thiết bị thử nghiệm xi lanh thủy lực là thết bị tạo lực thử lớn, áp suất dầu trong hệ thống cao. Do vậy phải kiểm tra xem xét tình trạng kỹ thuật của thiết bị với các nội dung sau:

- Kiểm tra sự rò rỉ dầu trong hệ thống

- Kiểm tra lượng dầu thủy lực trong thùng; mức dầu theo đúng quy định nếu thiếu phải tiến hành bổ xung

3.4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật thiết bị sau khi thử nghiệm

- Lau sạch bụi bẩn, rò rỉ dầu

- Kiểm tra lại mức dầu thủy lực

- Ghi chép cụ thể tình trạng của thiết bị thử vào sổ theo dõi.

Thực hiện tốt các nội dung bảo dưỡng hàng ngày và làm thêm:

- Kiểm tra, nếu cần thiết thì điều chỉnh độ căng dây đai của bộ truyền đai

- Kiểm tra sự liên kết chắc chắn các liên kết hàn, chốt của cụm giá lắp xi lanh, cụm đồ gá bơm dầu thủy lực

- Thay thế bầu lọc dầu thuỷ lực khi cần thiết (được thực hiện sau 500h thử nghiệm)

CHƯƠNG 4

SỬ DỤNG XE CÔNG TRÌNH

4.1.Triển khai xe

4.1.1.Quy  tắc an toàn khi triển khai xe

Khi triển khai xe cần phải tuân thủ các quy tắc an toàn, được trình bày trong các tài liệu HDSD của xe.

Để triển khai xe cần xác định các trưởng nhóm, tương ứng với các công việc và tuân theo các quy tắc an toàn.

Khi triển khai (thu hồi) xe phải tuân theo các quy tắc sau:

- Xe ôtô cần phải được hãm bằng phanh tay

- Khi tất cả các nhóm cùng làm công việc chung, người chỉ huy phải chỉ định các nhóm trưởng

- Hạ xuống (nâng lên) cần của cẩu mũi tên thực hiện ở bên trái của thùng - vỏ bằng sức của hai người, sử dụng dây có sẵn trên xe và đai nịt, bắt chặt trên tay vịn bên phải

4.1.2. Yêu cầu, thứ tự triển khai xe

4.1.2.1. Yêu cầu

Khi chọn vị trí để triển khai cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Vị trí triển khai phải bí mật, kín đáo

- Có khả năng di chuyển đến và đi khỏi mặt bằng làm việc nhanh chóng và thuận tiện

- Có nguồn nước

- An toàn trong cháy nổ

4.1.2.2. Thứ tự triển khai

Việc triển khai xe do các nhân viên của xe thực hiện, theo mức độ thực hiện toàn bộ hoặc từng phần các công việc và theo thứ tự sau:

- Chuẩn bị mặt bằng để bố trí xe tại vị trí triển khai

- Triển khai các trang bị cơ khí của xe

- Triển khai các trang bị điện của xe

4.1.3. Triển khai các trang bị của xe công trình

4.1.3.1. Triển khai các trang bị điện của xe

Khi triển khai các trang bị điện thực hiện:

- Nối nguồn cho các trang bị điện của xe  với máy phát hoặc với nguồn điện điện áp 380V (xe phát điện tính tại điện áp 400V) tần số 50Hz

- Bật chiếu sáng xe

- Nối các thiết bị thu năng lượng điện của xe.

4.1.3.2. Triển khai các trang bị cơ khí của xe

Việc triển khai các trang bị cơ khí của xe thực hiện theo sơ đồ (hình 4.1) song song với việc triển khai các trang bị điện của xe.

Để triển khai các trang bị cơ khí của xe cần phải:

- Triển khai mặt bằng cho các công việc lưu hoá và BDKT acquy

- Triển khai mặt bằng cho các công việc hàn

- Triển khai mặt bằng BDKT và kỹ thuật sửa chữa

4.2.Thu hồi xe công trình

Sau khi nhận được lệnh thu hồi xe cần thực hiện các công việc sau:

- Thu hồi các trang bị cơ khí của xe

+ Thu hồi các trang bị, thiết bị, dụng cụ đồ nghề tại các vị trí làm việc

+ Ngắt thiết bị sưởi - thông gió

- Thu hồi các trang bị điện của xe

+ Ngắt các thiết bị thu năng lượng điện

+ Ngắt chiếu sáng

+ Ngắt xe ra khỏi nguồn điện ngoài

4.3. BDKT xe công trình

4.3.1.Các hình thức BDKT trong quá trình sử dụng xe

4.3.1.1. BDKT xe trong khi sử dụng.

Đối với xe công trình MTO-AC2M1 có các hình thức BDKT trong sử dụng như sau:

- Kiểm tra xem xét (KO)

- BDKT thường xuyên (ETO)

- BDKT cấp 1 (TO-1)

4.3.1.4. BDKT xe khi niêm cất

Khi niêm cất ngắn hạn xe thì thời hạn thực hiện BDKT cấp 1 trong  niêm cất xe (TO-1x) là sau sáu tháng cất giữ hoặc theo kết quả kiểm tra xem xét tình trạng kỹ thuật.

Khi niêm cất dài hạn thì có các dạng BDKT trong niêm cất như sau:

- BDKT cấp 1 trong niêm cất (TO-1x)

- BDKT cấp 2 trong niêm cất (TO-2x)

4.3.2. Quá trình BDKT xe

BDKT được thực hiện bởi các nhân viên của xe, đã được nghiên cứu và huấn luyện kỹ  về quá trình BDKT xe, hướng dẫn về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy, nổ.

Quá trình BDKT xe công trình như bảng 4.2.

KẾT LUẬN

Trong thực tế quân đội ta hiện nay, công tác khai thác các loại xe công trình nói chung và xe công trình  MTO-AC2M1  nói riêng là rất thiết thực và đóng vai trò quan trọng ở các đơn vị bảo dưỡng sửa chữa ô tô trong điều kiện dã ngoại.

Qua một thời gian tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu kết hợp với khai thác thực tế, bằng sự chủ động, nỗ lực, cố gắng của bản thân. Đồng thời được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Th.s ………….. tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành đồ án.

Trong phạm vi đề tài đồ án tốt nghiệp tôi đã giải quyết được những nội dung chính sau:

1. Trong chương một tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu công dụng, tính năng chiến kỹ thuật và đặc điểm của xe công trình MTO-AC2M1. Trong nội dung chương này tôi đã trình bày đầy đủ công dụng, nội dung tính  năng kỹ - chiến thuật, sơ lược về xe cơ sở gồm khung xe cơ sở và thùng xe, vị trí lắp đặt các trang thiết bị trên xe.

2. Trong chương hai tôi tập chung khai thác các trang thiết bị chủ yếu trên xe trong đó đi sâu vào khai thác thiết bị động lực, cần cẩu mũi tên, cẩu kiểu dầm chìa, kích thuỷ lực, các thiết bị sửa chữa như máy mài, máy khoan, các thiết bị phục vụ cho công việc sơn, mộc …

3. Trong chương ba tôi tiến hành thiết kế giá thử xi lanh thủy lực. Kết quả giá thử phù hợp với yêu cầu của xi lanh cần thử và đủ bền đảm bảo an toàn.

4. Trong chương bốn tôi đã đề cập đến một số vẫn đề như : Triển khai (thu hồi)  xe công trình MTO-AC2M1 trong điều kiện dã ngoại, một số chỉ dẫn về sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật, vận chuyển xe công trình và an toàn khi sử dụng các trang thiết bị chủ yếu trên xe.

Qua một thời gian làm việc nghiêm túc, so với nhiệm vụ được giao đến nay tôi đã hoàn thành nội dung đồ án của mình. Tuy nhiên do thời gian làm đồ án chưa nhiều, kiến thức bản thân còn hạn chế, tài liệu có liên quan đến xe còn ít và kiến thức thực tế ở mức độ nhất định nên tôi chưa có điều kiện để đề cập hết mọi lĩnh vực có liên quan đến xe công trình. Mặt khác kinh nghiệm vận dụng kiến thức đã tiếp thu vào một vẫn đề cụ thể còn có hạn, do đó trong nội dung đồ án không tránh khỏi những thiếu sót.

Tôi rất mong được  sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy giáo cũng như bạn đọc để đồ án của tôi hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Ngọc Ban, “Các phương tiện bảo dưỡng, sửa chữa cơ động ngành xe quân sự”,  HVKTQS 1999.

[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên,“Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo, tập 3”, NXB đại học và THCN, Hà Nội, 1985.

[3]. Nguyễn Khắc Chanh, “Lý thuyết - Kết cấu ô tô”, Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự, TP.HCM 2010.

[4]. Hướng dẫn sử dụng trạm bảo dưỡng kỹ thuật MTO – AC2M1, QCPKKQ 2009.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"