ĐỒ ÁN KHAI THÁC, LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ HONDA CIVIC

Mã đồ án OTTN003021603
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ K20Z2, bản vẽ mặt cắt ngang động cơ K20Z2, bản vẽ chi tiết pít tông-trục khuỷu-thanh truyền, bản vẽ đồ thị động lực học động cơ K20Z2); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC, LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ HONDA CIVIC.

Giá: 990,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 1

LỜI NÓI ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ K20Z2. 3

1.1. Giới thiệu động cơ K20Z2. 3

1.2. Các thông số kỹ thuật động cơ K20Z2 lắp trên xe HONDA CIVIC.. 4

1.3. Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền - pít tông. 5

1.3.1. Pít tông động cơ K20Z2. 5

1.3.1.1 Pít tông. 5

1.3.1.2. Chốt pít tông. 7

1.3.1.3. Xécmăng. 8

1.3.2. Nhóm  thanh truyền động cơ K20Z2. 8

1.3.2.2. Bạc lót đầu to thanh truyền. 11

1.3.2.3. Bulông thanh truyền động cơ. 12

1.3.3. Khuỷu trục động cơ K20Z2. 13

1.4. Nhóm thân máy - nắp máy. 16

1.4.1. Nắp máy. 16

1.4.2. Thân máy. 17

1.5. Cơ cấu phân phối khí 18

1.6. Hệ thống nhiên liệu. 22

1.7. Hệ thống làm mát 23

1.8. Hệ thống bôi trơn. 24

CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ.. 27

2.1. Tính toán các quá trình công tác. 27

2.1.1. Các thông số tính toán. 27

2.1.2. Xây dựng đồ thị công. 28

2.2. Tính toán và kiểm nghiệm bền nhóm pít tông. 34

2.2.1 Tính toán pít tông. 34

2.2.2. Tính toán sức bền của chốt pít tông. 37

2.2.3. Tính toán xecmăng. 39

CHƯƠNG 3. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC LẬP QUY TRÌNH BD-SC.. 41

3.1. Các công tác bảo dưỡng chung. 41

3.1.1 Những dấu hiệu cho thấy cần phải bảo dưỡng hay kiểm tra tình trạng của động cơ: 41

3.1.2 Lịch bảo dưỡng động cơ Honda civic: 41

3.1.3 Lịch bảo dưỡng bổ sung. 43

3.2. Một số công tác kiểm tra cơ bản. 45

3.2.1 Kiểm tra mức dầu động cơ: 45

3.2.2 Kiểm tra mức nước làm mát động cơ: 46

3.3. Công tác bảo dưỡng và kiểm tra từng hệ thống. 47

3.3.1 Hệ thống điều khiển động cơ. 47

3.3.2 Kiểm tra và điều chỉnh các cơ cấu cơ khí của động cơ - các mục cần bảo dưỡng định kỳ cho các chi tiết động cơ. 50

3.3.3 Kiểm tra, bảo dưỡng và điều chỉnh hệ thống nhiên liệu; các mục cần bảo dưỡng định kỳ hệ thống nhiên liệu. 66

3.3.4 Hệ Thống Kiểm Soát Khí Xả. 69

3.3.5  Hệ Thống Làm Mát 70

3.3.6  Hệ Thống Bôi Trơn. 72

3.3.7 Hệ thống đánh lửa. 73

4.1. Chẩn đoán thông qua các triệu chứng hư hỏng. 78

4.1.1. Động cơ bị nóng. 78

4.1.2. Khởi động khó nổ. 78

4.1.3. Vòng quay không tải kém.. 78

4.1.4. Động cơ dễ chết máy/gia tốc kém.. 79

4.1.5. Động cơ vẫn nổ máy sau khi tắt điện. 79

4.1.6. Nổ sót ra ống xả. 79

4.1.7. Mức tiêu hao dầu lớn. 80

4.1.8. Mức tiêu hao xăng lớn. 80

KẾT LUẬN.. 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 83

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, nền công nghiệp ô tô Thế giới nói chung và nền công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng ngày càng lớn mạnh. Nhiều hãng xe, thương hiệu với nhiều mẫu mã, chủng loại với kỹ thuật tiên tiến lần lượt được ra đời. Bên cạnh đó, khoa học kỹ thuật và kinh tế không ngừng phát triển, làm cho mức sống của người dân được nâng lên rõ rệt, thể hiện ở chỗ nhu cầu ngày một tăng cao. Đặc biệt, về nhu cầu đi lại, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, cũng gia tăng chóng mặt. Điều đó buộc các nhà sản xuất và cung cấp các phương tiện giao thông phải cho ra đời nhiều sản phẩm hơn, với những chủng loại mẫu mã đa dạng và hoàn thiện hơn.

Để có được sự êm dịu và thoải mái khi phương tiện vận hành, thì ngoài những yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt không thể thiếu trong quá trình chế tạo lắp ráp, làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất cũng là một vấn đề quan trọng không kém. Một trong những yêu cầu được đặt ra là làm thế nào để khai thác một cách hiệu quả nhất động cơ hiện đại của một chiếc ô tô thế hệ mới.

Ngày nay thì nền công nghệ ô tô thế giới đã tiến rất xa trong việc phát triển chế tạo động cơ. Dựa trên sự kết hợp giữa khoa học, công nghệ cơ bản với sự ứng dụng các thành tựu về điện tử, tin học và kỹ thuật vi điều khiển mà một động cơ ô tô hiện nay ngày càng hoàn thiện về độ chính xác cũng như khả năng tiết kiệm nhiên liệu, tính êm dịu.

Động cơ với hệ thống điều khiển nhiêu liệu điện tử chính là xu hướng phát triển của động cơ ô tô hiện nay và trong tương lai. Nó làm việc dựa trên nguyên lý: dùng các cảm biến để thu thập các thông số trong quá trình vận hành của xe (như cảm biến tốc độ động cơ, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến oxi trong khí thải…) sau đó được mã hóa và đưa về bộ xử lí trung tâm (ECU), từ đó ECU đưa ra các tín hiệu điều khiển các hệ thống trong động cơ. Do đó, việc tìm hiểu, khai thác, sử dụng các động cơ hiện đại này là một yêu cầu tất yếu cho các nước tiêu thụ ô tô như Việt Nam.

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều các loại xe sử dụng động cơ trang bị hệ thống điều khiển nhiêu liệu. Trong đó Honda civic 2.0 với động cơ k20z2 là một trong những chiếc xe sử dụng công nghệ này. Điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng mà còn đáp ứng được các quy định ngày càng gắt gao về nồng độ khí thải và ô nhiễm môi trường.

Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu để tiến tới khai thác hiệu quả động cơ K20z2 nói riêng và động cơ Honda civic nói chung là hoàn toàn cần thiết. Đó cũng là lý do em chọn đề tài tốt nghiệp của mình là:

“Khai thác, lập quy trình bảo dưỡng,sửa chữa động cơ Honda civic”.

Đề tài nghiên cứu khai thác động cơ xe Honda civic 2.0L sử dụng động cơ K20z2 của em bao gồm các phần sau:

Phần I        : Giới thiệu chung và phân tích kết cấu động cơ K20Z2

Phần II       : Tính toán kiểm nghiệm động cơ

Phần III      : Hướng dẫn khai thác,lập quy trình BD-SC

Trong quá trình làm đồ án, do trình độ và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế và thời gian có hạn, nên khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy.

Đồ án được hoàn thành nhờ có sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy giáo trong khoa Ô tô, cùng với sự đóng góp ý kiến của bạn bè. Đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy: ThS……………… trong thời gian em thực hiện đồ án. Cho phép em được gửi lời cám ơn tới thầy: ThS………………, các thầy trong khoa Ô tô cùng các đồng chí,đồng đội. Xin cám ơn tất cả đã giúp em thực hiện đồ án này.

                                                                                TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                               Học viên thực hiện

                                                                          …………….

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ K20Z2

1.1. Giới thiệu động cơ K20Z2

Động cơ K20Z2 là động cơ 4 kỳ dùng nhiên liệu xăng do hãng Honda sản xuất được lắp trên xe Honda civic 2.0L. Động cơ có 4 xy lanh bố trí thẳng hàng. Sử dụng cơ cấu phối khí loại DOHC, trục cam lắp trên nắp máy, dẫn động cho hai dãy xu páp, một trục cam dẫn động xu páp nạp, một trục dẫn động xu páp thải, cam dẫn động trực tiếp lên xu páp. 

1.2. Các thông số kỹ thuật động cơ K20Z2 lắp trên xe HONDA CIVIC

Thông số kỹ thuật của động cơ K20Z2 như bảng 1.a.

1.3. Cơ cấu trục khuỷu - thanh truyền - pít tông

1.3.1. Pít tông động cơ K20Z2

Nhóm pít tông bao gồm pít tông, xécmăng, chốt pít tông và vòng hãm chốt pít tông.

Trong quá trình làm việc của động cơ, nhóm pít tông có nhiệm vụ chính sau:

+ Bảo đảm bao kín buồng cháy, giữ không cho khí cháy lọt xuống cácte và ngăn không cho dầu nhờn từ catte sục lên buồng cháy.

+ Tiếp nhận lực khí thể thông qua thanh truyền, truyền xuống trục khuỷu làm quay trục khuỷu trong quá trình cháy và giãn nở, nén khí trong quá trình nén, đẩy khí ra khỏi xy lanh trong quá trinh thải và hút khí nạp mới vào buồng cháy trong quá trình nạp.

1.3.2. Nhóm  thanh truyền động cơ K20Z2

Nhóm thanh truyền động cơ K20Z2 gồm có thanh truyền, bulông thanh truyền và bạc lót. Trong quá trình làm việc nhóm thanh truyền truyền lực tác dụng trên pít tông cho trục khuỷu làm quay trục khuỷu.

1.3.3. Khuỷu trục động cơ K20Z2

Trục khuỷu là một trong những chi tiết máy quan trọng nhất, cường độ làm việc lớn nhất của động cơ đốt trong. Công dụng của trục khuỷu là tiếp nhận lực tác dụng trên pít tông truyền qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục khuỷu để đưa công suất ra ngoài (dẫn động các máy công tác khác), trạng thái làm việc của trục khuỷu là rất nặng. 

Trục khuỷu của động cơ K20Z2 được chế tạo gồm một khối liền, vật liệu chế tạo bằng thép cacbon, các bề mặt gia công đạt độ bóng cao, có 5 cổ trục và 4 cổ biên, má khuỷu có dạng hình ôvan.

Trục khuỷu gồm có các phần:

- Đầu trục khuỷu;

- Chốt khuỷu;

- Má khuỷu;

1.4. Nhóm thân máy - nắp máy

Thân máy và nắp máy là những chi tiết máy cố định, có khối lượng lớn và kết cấu phức tạp của động cơ đốt trong. Hầu hết các cơ cấu và hệ thống của động cơ đốt trong đều được lắp trên thân máy và nắp máy.

1.4.1. Nắp máy

Nắp xilanh là chi tiết đậy kín một đầu xilanh ở phía điểm chết trên. Nó là nơi để lắp các bộ phận và cơ cấu khác như: bugi, cơ cấu xupáp, trục cam, v.v... Trong quá trình làm việc, nắp xilanh phải chịu các điều kiện rất xấu như chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, ăn mòn hoá học nhiều. 

1.4.2. Thân máy

Thân máy là nơi để gắn các xy lanh cũng như là bệ để đặt trục khuỷu, chứa các đường dầu bôi trơn động cơ. v.v... Phía trên thân máy gắn với nắp quy lát bằng các bulông và êcu chịu lực, còn phía dưới có gắn cacte chứa dầu bôi trơn. Trong quá trình làm việc, thân máy chịu lực khí thể rất lớn được truyền theo nhiều kiểu khác nhau.

1.5. Cơ cấu phân phối khí

Hệ thống phân phối khí của động cơ K20Z2 được dùng là xu páp treo. Gồm 2 trục cam dẫn động trực tiếp xu páp (cam nạp và cam thải). Trục cam dẫn động xu páp được đặt trên nắp máy. Ở đầu mỗi trục cam được lắp các bánh răng dẫn động. Các bánh răng trục cam được dẫn động bằng đai răng. 

- Quá trình vấu cam đẩy mở xu páp: Khi động cơ làm việc trục khuỷu quay làm cho dây đai dẫn động cơ cấu phân phối khí lắp ở đầu trục khuỷu quay theo, thông qua bộ truyền động đai răng trung gian dẫn động các bánh răng (1)lắp ở đầu các trục cam do đó làm cho các trục cam đóng mở xu páp quay. Khi các vấu cam tiếp xúc với con đội (6).

- Quá trình lò xo giãn đóng kín xu páp: Khi trục cam tiếp tục quay, vấu cam di chuyển theo cho đến khi đỉnh của vấu cam vượt qua đường tâm con đội. Lúc này con đội (6) bắt đầu di chuyển đi lên, lò xo xu páp (10) từ từ giãn ra nhờ vào đế chặn lò xocùng với các móng hãm (7) đẩy xu páp tịnh tiến về vị trí ban đầu thực hiện quá trình đóng kín xu páp.

1.6. Hệ thống nhiên liệu

Khi nhận được tín hiệu truyền về từ các cảm biến trong đó quan trọng nhất là cảm biến lưu lượng khí nạp và cảm biến tốc độ động cơ, ECU sẽ nối mạch cho rơle điều khiển bơm xăng cấp điện cho bơm xăng. Nhiên liệu được hút từ bình nhiên liệu bằng bơm và đưa qua lọc nhiên liệu, sau đó qua dàn vòi phun rồi đến các vòi phun, cuối ống dàn vòi phun có bộ ổn định áp suất nhằm giữ áp suất của nhiên liệu ở một khoảng nhất định (phía có áp suất cao), nhiên liệu thừa được đưa trở lại bình xăng qua đường xăng hồi. 

1.8. Hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn động cơ K20Z2 là hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức để đưa dầu đi bôi trơn các bề mặt ma sát và làm mát các chi tiết. Dầu bôi trơn được lọc toàn phần. Hệ thống bôi trơn gồm có: bơm dầu, lọc dầu, cácte dầu và đường ống dẫn dầu. 

Kết luận chương 1: Qua tìm hiểu, ta có thể nắm được tổng quan về kết cấu các bộ phận, các hệ thống trong động cơ K20Z2 của Honda civic, nắm được nguyên lý làm việc của từng hệ thống trên động cơ. 

CHƯƠNG 2

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG CƠ

Thông số kỹ thuật động cơ như bảng 2.a.

2.1. Tính toán các quá trình công tác

2.1.1. Các thông số tính toán

- Áp suất khí sót: pr = (1,05 ÷ 1,1)pth

pth = (1,02 ÷ 1,04)p0 = (1,02 ÷ 1,04).0,1 = (0,102 ÷ 0,104)(MN/m2)

pr = (1,05 ÷ 1,1)pth = (1,05 ÷ 1,1).0,102 = (0,107 ÷ 0,112)(MN/m2)lấy: pr = 0,1(MN/m2)

Chỉ số giãn nở sớm đối với động cơ xăng

- Áp suất cuối kỳ nạp:

Động cơ bốn kỳ tăng áp: pa = 0,9.pk  

Có thể coi gần đúng pk ≈ p0 = 1 at = 0,1 (MN/m2 ) Tk ≈ T0

Suy ra:pa = 0,09(MN/m2)         

2.1.2. Xây dựng đồ thị công

2.1.2.1. Xây dựng đường nén

Ta có:

pnx , vnx : là áp suất và thể tích tại một điểm bất kỳ trên đường nén.

i : là tỉ số nén tức thời.

Áp suất cuối kỳ nén: pc = pa e. n1 = 0,09.81,34 = 1,46(MN/m2)

2.1.2.3. Tính Va , Vh , Vc

Thay số được:

Va = Vh + Vc = 0,5 + 0,07 = 0,57(dm3)

  Vz = Vc = 0,07 (dm3)

- Cho i tăng từ 1 đến e ta lập được bảng xác định tọa độ các điểm trên đường nén và đường giãn nở.

- Thể tích buồng cháy ban đầu: Vcbd = 20(mm)

- Áp suất cực đại ban đầu: pzbd = 160 ÷ 200 mm; chọn pzbd = 180(mm)

Áp suất khí sót pr, phụ thuộc vào động cơ

Lấy: pr = 0,1(MN/m2)

Vậy điểm r(0,07 ; 0,1)

Điểm mở sớm của xu páp nạp: r xác định từ Brick ứng với a1 = 80

Điểm đóng muộn của xu páp thải: r ” xác định từ Brick ứng với a4 = 00

Điểm đóng muộn của xu páp nạp: a ‘ xác định từ Brick ứng với a2 = 350

Điểm đóng sớm của xu páp thải: b ‘ xác định từ Brick ứng với a3 = 300

Điểm y(V; 0,85pz)

Vậy điểm y(0,07 ; 4,25)

2.1.2.4. Vẽ đồ thị công

- Vẽ hệ trục tọa độ trong đó: trục hoành biểu diễn thể tích xi lanh, trục tung biểu diễn áp suất khí thể.

Từ các số liệu đã cho ta xác định được các tọa độ điểm trên hệ trục tọa độ. Nối các tọa độ điểm bằng các đường cong thích hợp được đường cong nén và đường cong giãn nở. 

Vẽ đồ thị Brick phía trên đồ thị công. Lấy bán kính cung tròn R bằng ½ Vhbd , nghĩa là giá trị biểu diễn của AB = Vhbd(mm).

2.1.3. Dựng đường đặc tính ngoài của động cơ.

Mục đích của việc dựng đặc tính ngoài là để biểu thị sự phụ thuộc của các chỉ tiêu như công suất có ích (Ne), mô men xoắn có ích (Me), lượng tiêu hao nhiên liệu trong một giờ (Gnl) và suất tiêu hao nhiên liệu có ích (ge) vào số vòng quay của trục khuỷu [n (v/ph)] khi bướm ga mở hoàn toàn. 

Giá trị biến thiên của Gnl được xác định theo từng cặp giá trị tương ứng của ge và Ne theo biểu thức:

Gnl = ge. Ne   [kg/h]

Trong đó: - ge  : được tính bằng [kg/KW.h] và Ne[KW].

Chọn giá trị của n biến thiên từ nmin =1000 [v/ph] đến nmax = 6800 [v/ph].

Kết quả tính toán của Ne, Me , Gnl, ge ứng với từng giá trị n được ghi trong bảng dưới đây.

2.2. Tính toán và kiểm nghiệm bền nhóm pít tông

2.2.1 Tính toán pít tông

Các kích thước cơ bản của pít tông:

- Đường kính pít tông, D = 84(mm);

- Chiều cao của pít tông, H = 0,8.D = 67,2(mm);

- Đường kính chốt, dcp = 22(mm);

- Đường kính bệ chốt,dbc = 36(mm);

- Số xéc măng khí 2, số xéc măng dầu 1;

Xác định khối lượng chuyển động tịnh tiến:

m’ = mpt + m1

Trong đó: m’ : Khối lượng chuyển động tịnh tiến (kg);

mpt = 0,6 (kg) : Khối lượng nhóm pít tông;

m1 : Khối lượng thanh truyền qui về tâm chốt pít tông (kg).

Theo công thức kinh nghiệm:

m1 = (0,275 ÷ 0,350).mtt. Lấy m1 = 0,275.0,7 = 0,1925(kg).

mtt = 0,7 (kg) : Khối lượng nhóm thanh truyền.

=> m’ = 0,6 + 0,1925 = 0,7925(kg).

- Các lực tác dụng lên nhóm pít tông:

+ Lực khí thể cực đại: Pz = pz.Fpt = 4,25.0,0055 = 0,0235(MN)

+ Lực quán tính cực đại khối lượng chuyển động tịnh tiến,

Pjmax = pjmax.Fpt = 3,14.0,0055 = 0,0127(MN)

Lực ngang lớn nhất:

Nmax = 14,94.0,0286.0,0055 = 0,0025(MN)

2.2.2. Tính toán sức bền của chốt pít tông

Chốt pít tông làm việc trong trạng thái chịu uốn, chịu cắt, chịu va đập và biến dạng.

Các thông số kích thước:

- Chiều dài chốt pít tông, lcp = 78(mm);

- Đường kính chốt pít tông, dch = 22(mm);

- Đườngkính trong chốt pít tông,d0 = 16(mm);

- Khoảng cách giữa hai gối tựa, l = 60(mm);

- Chiều dài lắp với đầu nhỏ thanh truyền, lđ = 28(mm)

- Chiều dài lắp với bệ chốt (một bên),l1 = 21(mm)

2.2.3. Tính toán xecmăng

Tính toán xecmăng dựa trên giả thiết coi xecmăng là một dầm cong, lực phân bố trên bề mặt làm việc tùy thuộc vào kiểu xecmăng đẳng áp hay không đẳng áp.

Tính kiểm nghiệm xecmăng không đẳng áp. Áp suất ở phần miệng xecmăng rất lớn. Tính theo phương pháp Ghinxbua.

Kết luận: Xécmăng đảm bảo điều kiện bền

Kết luận chương 2: Qua quá trình tính toán vẽ đồ thị công,đồ thị đường đặc tính ngoài động cơ và tính toán bền chi tiết pít tông giúp bản thân em nắm vững kết cấu, tính toán kiểm nghiệm các kết cấu quan trọng trong hệ thống động cơ.Đặc biệt hiểu sâu hơn cơ cấu pít tông- khuỷu trục-thanh truyền trong động cơ đốt trong. 

CHƯƠNG 3

 HƯỚNG DẪN KHAI THÁC LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA

3.1. Các công tác bảo dưỡng chung

Công tác bảo dưỡng động cơ thường xuyên không những mang đến rất nhiều lợi ích, mà còn tạo cho người sử dụng niềm hứng khởi làm việc, cũng như sự thoải mái trong vận hành. Công tác bảo dưỡng xe mang đến rất nhiều ích lợi:

- Tiết kiệm nhiên liệu

- Kéo dài tuổi thọ của xe

- Tạo sự thích thú khi lái xe

- Lái xe an toàn

3.1.1 Những dấu hiệu cho thấy cần phải bảo dưỡng hay kiểm tra tình trạng của động cơ:

- Bỏ máy, máy không ổn định hoặc kêu.

- Công suất động cơ giảm rõ rệt.

- Tiếng máy khác lạ.

- Sự rò rỉ dưới gầm xe (tuy nhiên, nước nhỏ ra từ điều hoà nhiêt độ sau khi dùng là bình thường).

3.1.2 Lịch bảo dưỡng động cơ Honda civic:

Kỳ bảo dưỡng được quyết định bằng quãng đường xe đã đi hoặc khoảng thời gian xe đã hoạt động, tuỳ theo yếu tố nào đến trước ghi trên lịch bảo dưỡng. Các công việc bảo dưỡng sau từng chu kỳ cuối cùng phải được lặp lại theo định kỳ như trước. Công tác kiểm tra định kỳ động cơ Honda civic được thực hiện theo theo lịch bảo dưỡng thông thường.

 - Bảo dưỡng hạng A ( 5, 15, 25, 35, 45…nghìn km)

3.1.3 Lịch bảo dưỡng bổ sung

Các mục đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên hơn đối với các loại xe hoạt động dưới điều kiện đặt biệt được thể hiện dưới bảng.

3.2. Một số công tác kiểm tra cơ bản

3.2.1 Kiểm tra mức dầu động cơ:

Với động cơ đang ở nhiệt độ vận hành, hãy kiểm tra mức dầu động cơ trên que thăm dầu.

- Để đọc chính xác mức dầu trên que, xe phải được để ở nơi bằng phẳng. Sau khi tắt động cơ, hãy đợi vài phút để dầu chảy về đáy của động cơ.

- Kéo que thăm dầu ra và dùng một miếng giẻ lau sạch nó.

- Cắm lại que thăm dầu vào và ấn sâu hết cỡ để có kết quả chính xác.

3.2.2 Kiểm tra mức nước làm mát động cơ:

Có 2 loại nước làm mát động cơ. Một loại chống ăn mòn còn loại kia vừa chống ăn mòn vừa chống đóng băng. Cả 2 loại nước làm mát này đều bị giảm tính năng do nhiệt độ và sự thay đổi hoá học trong quá trình sử dụng, nên chúng cần phải thay thế định kỳ.

Hãy nhìn vào bình chứa nước làm mát loại bình trong suốt khi động cơ nguội. Mức nước làm mát được xem là đủ nếu nó ở giữa vạch “F” và “L” trên bình. Nếu mức này thấp thì hãy thêm nước làm mát cùng với loại nước đang dùng trong hệ thống.

3.3. Công tác bảo dưỡng và kiểm tra từng hệ thống

3.3.1 Hệ thống điều khiển động cơ

Kiểm tra cụm van dầu điều khiển phối khí trục cam

- Đo điện trở giữa của van điều khiển dầu. Điện trở tiêu chuẩn: 6.9 đến 7.9 ohm tại 200C (680F). Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế cụm van điều khiển dầu.

- Nối cực (+) ắc quy vào cực 1 và cực âm ắc quy vào cực 2, và kiểm tra sự thay đổi giá trị. 

3.3.2 Kiểm tra và điều chỉnh các cơ cấu cơ khí của động cơ - các mục cần bảo dưỡng định kỳ cho các chi tiết động cơ

1. Kiểm tra và bảo dưỡng phần tử lọc của lọc gió

Tháo bộ lọc gió.

 Kiểm tra bằng quat sát xem lọc khí không bị bám bẩn hay dính dầu. Nếu cần thiết, hãy thay bộ lọc gió.

2. Thao tác thử bộ điều chỉnh khe hở xu páp

- Rồ máy trong vài lần. Kiểm tra rằng động cơ không phát ra tiếng kêu bất thường.

- Nếu tiếng kêu bất thường xuất hiện, hãy hâm nóng động cơ ở tốc độ không tải lâu hơn 30 phút. Sau đó lặp lại bước nói trên.

4. Kiểm tra áp suất nén

- Hâm nóng và tắt động cơ.

- Ngắt các giắc vòi phun.

- Tháo các cuộn đánh lửa.

5. Kiểm tra CO/HC

- Khởi động và hâm nóng động cơ.

- Chạy động cơ tại tốc độ 2500 vòng/phút trong khoảng 180 giây và động cơ chạy không tải.

- Nếu nồng độ CO/HC không như tiêu chuẩn, hãy khắc phục hư hỏng theo thứ tự được trình bày ở bảng dưới đây.

+ Kiểm tra hoạt động của cảm biến ôxy có sấy.

+ Hãy xem bảng 3.1b dưới đây để tìm nguyên nhân khác, sau đó kiểm tra nguyên nhân và sửa chữa nếu cần.

9. Kiểm tra bánh răng phối khí trục cam

- Kiểm tra sự khoá cứng của bánh răng phối khí trục cam.

Kẹp trục cam lên êtô và kiểm tra rằng bánh răng phối khí trục cam bị hãm cứng.

- Nhả chốt hãm.

Bịt 4 đường dầu của cổ trục cam bằng băng dính như trên hình 3.18.

- Có 2 đường dầu phía sớm nằm trong rãnh của trục cam. Hãy bịt một trong hai đường dầu đó bằng một nút bằng cao su.

Làm thủng băng dính của đường dầu sớm và đường dầu muộn bên phía đối diện với lỗ của đường dầu sớm.

10. Kiểm tra độ vênh - nứt của nắp quy lát

Dùng một thước thẳng và thước lá, đo độ vênh của bề mặt tiếp xúc của thân máy và các đường ống nạp hoặc xả.

Độ vênh lớn nhất: 0.05 mm (0.0020 in.)

Nếu độ vênh lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay thế nắp quy lát.

- Kiểm tra nứt của nắp quy lát

12. Kiểm tra lò xo nén

- Dùng một thước kẹp, đo chiều dài tự do của lò xo nén bên trong.

Chiều dài tự do tiêu chuẩn: 48.89 mm (1.9248 in.)

Nếu chiều dài tự do không như tiêu chuẩn, hãy thay lò xo.

- Dùng một ke vuông, đo độ lệch của lò xo nén bên trong.

Độ lệch lớn nhất: 1.5 mm (0.059 in.) Góc lớn nhất (tham khảo): 20

Nếu độ lệch lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay thế lò xo.

15. Kiểm tra thân máy

- Kiểm tra độ vênh.

Dùng một thước thẳng và thước lá, đo độ vênh của bề mặt tiếp xúc của gioăng nắp quy lát. Độ vênh lớn nhất: 0.05 mm (0.0020 in.)

- Kiểm tra bằng quan sát xem thành xy lanh có bị xước không?

Nếu có vết xước sâu xuất hiện, hãy doa lại tất cả 4 xy lanh.

- Kiểm tra đường kính xy lanh.

17. Kiểm tra bộ xéc măng

- Dùng thước lá, đo khe hở giữa Xéc măng mới và thành của rãnh Xéc măng

Nếu khe hở không như tiêu chuẩn, hãy thay Pít tông.

- Kiểm tra khe hở miệng Xéc măng.

+ Lắp Xéc măng vào lỗ xy lanh.

+ Dùng một Pít tông, ấn Xéc măng vào từng ít một sang bên kia sao cho khoảng cách từ Xéc măng và đến đỉnh thân máy là 110 mm.

Dùng thước lá, đo khe hở miệng Xéc măng

20. Kiểm tra bulông bắt nắp bạc trục khuỷu

Dùng thước kẹp, đo đường kính nhỏ nhất của ren thắt lại tại điểm đo. Đường kính ngoài tiêu chuẩn: 10.76 đến 10.97 mm. Đường kính ngoài nhỏ nhất: 10.66 mm. Nếu đường kính nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay bulông nắp bạc trục khuỷu.

Ngoài ra, trong công tác sửa chữa bảo dưỡng lớn, còn có các nội dung sau:

- Kiểm tra đĩa xích phối khí trục cam

- Kiểm tra bánh răng phối khí trục cam

- Kiểm tra đĩa xích trên trục khuỷu

- Kiểm tra ray trượt bộ căng xích

3.3.3 Kiểm tra, bảo dưỡng và điều chỉnh hệ thống nhiên liệu; các mục cần bảo dưỡng định kỳ hệ thống nhiên liệu.

- Lọc nhiên liệu.

- Lọc gió.

- Nắp bình nhiên liệu, các ống dẫn, chỗ nối, van điều khiển bay hơi nhiên liệu.

- Hệ thống tuần hoàn khí xả (EGR).

- Hộp than hoạt tính.

3.3.4 Hệ Thống Kiểm Soát Khí Xả

Ống xả và giá treo

Ống xả và ống giảm thanh bị ăn mòn dần dần từ phía bên trong do tác động của hơi ẩm và khí sun-fít trong khí xả. Đăc biệt ở những xe liên tục chạy những quảng đường ngắn, nhiệt của bản thân ống xả không đủ làm hơi nước bay hơi, dẫn đến tăng tốc độ ăn mòn ống giảm thanh, hơi ẩm trong không khí cũng có thể gây ra ăn mòn mặt ngoài của những chi tiết này.

3.3.6 Hệ Thống Bôi Trơn

- Kiểm tra mức dầu động cơ (tương tự phần kiểm tra cơ bản)

Hâm nóng động cơ, tắt máy và đợi 5 phút. Mức dầu nên nằm giữa vạch thiếu và vạch chỉ mức đầy của que thăm dầu. Nếu mức dầu thấp, kiểm tra rò rỉ và bổ sung dầu cho đến vạch chỉ mức đầy. Không được đổ dầu động cơ vượt quá vạch chỉ mức đầy.

- Kiểm tra khe hở cạnh

Dùng thước lá và thước thẳng, đo khe hở giữa các rôto và thước thẳng, như được chỉ ra trong hình vẽ. Khe hở bên tiêu chuẩn: 0.025 đến 0.075 mm. Khe hở bên lớn nhất: 0.130 mm. Nếu khe hở bên cạnh lớn hơn giá trị lớn nhất, thì thay thế cả bộ rôto bơm dầu.

Kết luận chương 3:  Động cơ Honda civic là một trong nhiều sản phẩm của hãng Honda, quy trình bảo dưỡng của xe được hãng đưa ra dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của xe và quy định của nhà nước bản địa.

KẾT LUẬN

Động cơ luôn luôn là phần quan trọng nhất trên ô tô. Chất lượng của động cơ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thời hạn sử dụng của xe. Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới luôn đổi mới và tìm cách hoàn thiện kết cấu động cơ của mình. Tuy nhiên làm thế nào để khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất thì lại là vấn đề của chính chúng ta, những con người đã, đang và sẽ nghiên cứu về ô tô Việt Nam.

Thông qua đồ án tốt nghiệp “Khai thác,lập quy trình bảo dưỡng,sửa chữa động cơ Honda Civic” giúp em hiểu sâu hơn về quy trình bảo bảo dưỡng sửa chữa,các biện pháp khai thác động cơ đạt hiệu quả cao nhất. Do thời gian hạn chế,kiến thức bản thân còn quá ít ỏi và chưa cập nhật đủ thông tin cần thiết nên đồ án vẫn còn nhiều hạn chế về mặt trình bày trong phương pháp tính toán. Qua đó nhận thấy bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật quân sự trong thời đại “công nghệ ứng dụng” hiện nay. Cũng qua quá trình tìm tòi, quá trình nghiên cứu để thực hiện đồ án đã cho em tiếp thu thêm một lượng kiến thức không nhỏ

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo: Ths………… cùng các thầy trong khoa Ô tô đã giúp em hoàn thành đồ án này. Đồ án chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót,kính mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy để em có thêm kiến thức phục vụ quá trình công tác sau khi ra trường.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn học kết cấu động cơ đốt trong ”, T.S Dương Việt Dũng, Đại học bách khoa Đà Nẵng,2007

2. Nguyên lý động cơ đốt trong , Nguyễn Tất Tiến, NXB Giáo dục; 2000.

3. Bài giảng môn học tính toán thiết kế động cơ đốt trong , TS. Trần Thanh Hải Tùng, Đại học bách khoa Đà Nẵng; 2007

 4. Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong tập I và tập II, Lại Văn Định – Vy Hữu Thành, HVKTQS,1996

 5. Lý thuyết động cơ đốt trong, Hà Quang Minh, NXB QĐND,2002

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"