MỤC LỤC
MỤC LỤC……….1
LỜI NÓI ĐẦU…….2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ZIL-131. 7
1.1. Giới thiệu chung về xe ZIL-131: 7
1.2. Tính năng kỹ chiến thuật xe ZIL-131: 8
1.3. Đặc tính các cụm và hệ thống chính của xe ZIL-131. 13
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE ZIL-131. 17
2.1. Yêu cầu đối với hệ thống lái. 17
2.2. Bố trí chung hệ thống lái trên xe ZIL-131. 18
2.3. Kết cấu của hệ thống lái trên xe ZIL-131. 19
2.3.1. Cơ cấu lái 19
2.3.2. Dẫn động lái 21
2.3.3. Trợ lực lái 26
2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái trên xe ZIL-131. 29
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUAY VÒNG Ô TÔ ZIL-131. 35
3.1. Các khái niệm và chỉ tiêu đánh giá chất lượng quay vòng. 35
3.1.1. Các khái niệm.. 35
3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quay vòng. 38
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quay vòng ô tô ZIL-131. 39
3.2. Cơ sở thiết lập mô hình mô phỏng động lực học của ô tô khi quay vòng 39
3.2.1 Các khái niệm cơ bản của mô hình động lực học ô tô. 40
3.2.2 Thiết lập phương trình vi phân chuyển động của ô tô ZIL-131. 44
3.2.3 Giải hệ phương trình bằng phần mềm Matlab Simulink. 46
3.3 Khảo sát các yếu tố sử dụng ảnh hưởng tới chất lượng quay vòng ô tô ZIL-131 50
3.3.1Mục đích khảo sát 50
3.3.2Ảnh hưởng của vận tốc quay vòng. 51
3.3.3 Ảnh hưởng của biên độ góc lái 52
3.3.4. Khảo sát với các quy luật thay đổi góc lái 54
CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE ZIL-131. 55
4.1. Khai thác sử dụng hệ thống lái trên xe ZIL- 131. 55
4.1.1. Yêu cầu chung. 56
4.1.2. Nội dung bảo dưỡng hệ thống lái 56
4.2. Một số nội dung kiểm tra điều chỉnh trong sử dụng. 59
4.2.1. Kiểm tra độ rơ tổng cộng trên vành tay lái 59
4.2.2. Kiểm tra và điều chỉnh khớp cầu thanh lái 60
4.2.3. Kiểm tra điều chỉnh độ rơ dọc cơ cấu lái 61
4.2.4. Điều chỉnh độ chụm của bánh xe dẫn hướng. 62
4.2.5. Điều chỉnh khe hở ăn khớp thanh răng cung răng. 63
4.2.6. Kiểm tra và thay dầu trợ lực. 64
4.2.7. Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trên xe ZIL-131. 66
4.2.8. Qui trình xúc rửa, thay dầu và xả khí cho hệ thống lái trên xe ZIL-131 68
4.3. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục. 72
4.4. Điều kiện kỹ thuật cho sửa chữa hệ thống lái trên xe ZIL-131. 74
4.4.1. Chỉ dẫn chung. 74
4.4.2. Lắp trục đòn quay đứng. 74
4.4.3. Lắp trục vít với đai ốc, pít tông thanh răng, nắp giữa. 74
4.4.4. Lắp van trợ lực lái 75
4.4.5. Lắp ghép cơ cấu lái và trợ lực. 75
4.4.6. Lắp trục truyền tay lái 76
KẾT LUẬN.. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 78
MỞ ĐẦU
Công tác an toàn trong sử dụng ôtô là vấn đề quan trọng của toàn xã hội nói chung và ngành xe trong Quân đội nói riêng đặc biệt quan tâm, là vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu chế tạo và khai thác sử dụng ôtô. Trong điều kiện ngày nay, theo số lượng thống kê về an toàn giao thông ở Việt Nam và các nước trên thế giới thì số lượng tai nạn ôtô do chất lượng hệ thống lái chiếm 40-50% trong tổng số tai nạn xảy ra do nguyên nhân kỹ thuật.
Nhiều tiến bộ khoa học và kỹ thuật đã được áp dụng vào công nghệ chế tạo ôtô nhằm mục đích tăng khả năng phục vụ và độ tin cậy của ôtô. Các tiến bộ này tập trung vào việc đạt được mục đích là giảm nhẹ cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn tốt nhất cho người, hàng hoá, phương tiện, tăng vận tốc chuyển động trung bình, tăng tính tiện nghi và tính kinh tế của ôtô.
Ngày nay, nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển trong đó công nghiệp ôtô đang không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng sản xuất, chế tạo, lắp ráp… Hiện tại và tương lai nhiều loại ôtô đã, sẽ được lắp ráp và sản xuất tại Việt Nam với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khai thác sử dụng cụ thể, đáp ứng với việc xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Việc nắm vững những vấn đề về lý thuyết và kết cấu của ôtô, của từng hệ thống trên ôtô để từ đó khai thác và sử dụng xe có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm là một yêu cầu cần thiết đối với các cán bộ kỹ thuật ngành xe máy.
Hệ thống lái trên xe ZIL-131 là hệ thống điều khiển xe, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn chuyển động của ôtô. Hệ thống lái dùng để thay đổi hướng chuyển động của ôtô hoặc giữ cho ôtô chuyển động theo đúng hướng của người lái bằng cách thay đổi hoặc giữ nguyên hướng mặt phẳng lăn của bánh xe dẫn hướng. Nhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển, cũng như cơ động cho bộ đội trong huấn luyện và diễn tập.
Thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp là góp phần đáp ứng các yêu cầu tất yếu kể trên.
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp của em là: “Khảo sát các yếu tố sử dụng ảnh hưởng đến chất lượng quay vòng của xe ZIL-131”
Nội dung chính của đồ án bao gồm:
Mở đầu
Chương 1: Giới thiệu chung về xe ZIL-131
Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu của hệ thống lái xe ZIL-131
Chương 3: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quay vòng của xe ZIL-131
Chương 4: Hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống lái xe ZIL-131
Kết luận.
Đồ án đã được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy: TS…………., phó chủ nhiệm Khoa Ôtô. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy giáo và của các bạn, cũng như sự nỗ lực tìm tòi, học hỏi, sự phát huy và tổng hợp kiến thức của bản thân, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng chắc chắn đồ án sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về kiến thức và thời gian. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy, sự góp ý của các đồng chí để hoàn thành nghiên cứu đạt được kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ZIL-131
1.1. Giới thiệu chung về xe ZIL-131
Xe ZIL-131 là xe ôtô vận tải được sử dụng nhiều trong Quân đội, dùng để chuyên chở hàng hoá, các trang thiết bị quân sự và bộ đội. Ngoài ra có thể dùng làm xe cơ sở cho các mẫu xe đặc chủng: các xe công trình xa, các xe chuyên dùng khác. Hình dáng ngoài của xe ZIL-131 được thể hiện ở hình 1.1.
1.2. Tính năng kỹ chiến thuật xe ZIL-131
Một số thông số kỹ thuật cơ bản của xe Zil-131 được chỉ rõ trên Bảng 1.1.
1.3. Đặc tính các cụm và hệ thống chính của xe ZIL-131.
a. Động cơ.
Là động cơ xăng 4 kỳ, xu páp treo, có 8 xy lanh, bố trí hình chữ V.
+ Hệ thống bôi trơn kiểu hỗn hợp bôi trơn bằng áp suất kết hợp vung té, đáy các te thuộc dạng đáy các te kiểu ướt, bơm dầu kiểu bánh răng, dầu bôi trơn có
nhiều loại nhưng những xe loại này thường dùng dầu bôi trơn là loại dầu có kí hiệu AC8, AC10.
+ Hệ thống nhiên liệu dùng xăng A-76. Chế hoà khí K-88AE. Bơm nhiên liệu kiểu màng được dẫn động từ cam lệch tâm trên trục cam và có thể cung cấp nhiên liệu bằng bơm máy và bơm tay được. Có hai thùng nhiên liệu.
b. Hệ thống truyền lực.
+ Li hợp loại một đĩa ma sát khô, thường đóng, dẫn động bằng cơ khí, lò xo ép bố trí xung quanh.
+ Hộp số chính kiểu cơ khí, 3 trục dọc có 5 số tiến và 1 số lùi, các trục của hộp số được quay trơn trên các vòng bi và được truyền động qua các cặp bánh răng.
d. Hệ thống điều khiển
+ Hệ thống lái thuộc kiểu cơ cấu lái vít đai ốc - thanh răng - cung răng, có trợ lực thuỷ lực.
+ Hệ thống phanh gồm có hai hệ thống phanh chính đó là hệ thống phanh chân dẫn động bằng khí nén và hệ thống phanh tay dẫn động bằng cơ khí để làm việc nhẹ nhành hơn.
h. Hệ thống phanh.
- Hệ thống phanh chính: Phanh dẫn động bằng khí nén, cơ cấu phanh kiểu tang trống với 2 guốc phanh được bố trí ở tất cả các bánh xe.
- Phanh tay: Tang trống, dẫn động cơ khí.
i. Hệ thống vận hành.
- Khung: Khung dập tán, kiểu 2 dầm dọc, 6 dầm ngang.
- Thiết bị kéo: Phía trước có cơ cấu kéo cứng, phía sau có cơ cấu kéo-mooc
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE ZIL-131
2.1. Yêu cầu đối với hệ thống lái.
Hệ thống lái dùng để giữ đúng hướng chuyển động hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe khi cần thiết. Có thể thay đổi hướng chuyển động bằng nhiều cách như thay đổi phương chuyển động của bánh xe dẫn hướng, thay đổi mômen xoắn ở bánh sau chủ động (đối với xe xích) hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên.
Hệ thống lái trên xe ô tô phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Đảm bảo cho xe quay vòng ngoặt, trong thời gian ngắn, diện tích bé nhất.
- Đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe dẫn hướng tránh trượt lê gây mòn lốp.
- Hệ thống lái có khả năng ngăn được các va đập của bánh xe dẫn hướng lên vành tay lái.
2.2. Bố trí chung hệ thống lái trên xe ZIL-131
Hệ thống lái xe ZIL-131 là hệ thống lái kiểu cơ khí có trợ lực thủy lực gồm 3 phần chính: Cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái. Sơ đồ bố trí chung được thể hiện trên (hình 2.1)
2.3. Kết cấu của hệ thống lái trên xe ZIL-131
2.3.1. Cơ cấu lái
Là loại cơ cấu Vít - Đai ốc - Thanh răng - Cung răng, có trợ lực lái thủy lực. Để giảm mài mòn cho ê cu thanh răng và trục vít người ta lắp những viên bi tuần hoàn trong rãnh dẫn, vì vậy ma sát trượt được thay thế ma sát lăn.
2.3.2. Dẫn động lái
Dẫn động lái dùng để truyền lực từ cơ cấu lái và trợ lực lái đến các bánh xe dẫn hướng và quay các bánh xe dẫn hướng đi các góc nhất định.
Hệ thống lái trên xe ZIL-131 sử dụng dẫn động lái cơ khí. Bộ phận quan trọng của dẫn động lái là hình thang lái. Mối ghép quan trọng nhất trong dẫn động lái là các khớp cầu (rô tuyn). Trên đòn kéo ngang ở hai đầu có hai đai ốc ren trái và phải để thay đổi chiều dài đòn nhằm điều chỉnh độ chụm bánh xe.
2.3.3. Trợ lực lái
Trợ lực lái dùng để giảm lực tác dụng của người lái lên vành tay lái khi điều khiển xe (khi chuyển động thẳng, khi quay vòng hoặc khi xe nổ lốp...). Do vậy trợ lực lái làm tăng độ an toàn chuyển động của xe, trước hết là giảm được sự mệt mỏi của lái xe và giảm lực va đập từ đường lên vành tay lái đặc biệt ở những nơi có địa hình phức tạp.
Kết cấu của trợ lực lái bao gồm : cụm bơm dầu và bầu chứa dầu, van phân phối và các đường ống. Trợ lực lái xe ZIL-131 là trợ lực lái thuỷ lực có áp suất cao 65 KG/cm2 nên hiệu quả trợ lực cao, thời gian chậm tác dụng ngắn song yêu cầu độ chính xác và công nghệ chế tạo cao.
Bánh đai: (1) Được bắt với trục của bơm bằng then bán nguyệt và đai ốc hãm.
Trục bơm:(6) Trục bơm quay trên hai ổ bi (một ổ bi cầu và một ổ bi đũa).
Rôto: (9) Của bơm được nối với trục bơm (6) bằng then hoa, trên rôto có 10 rãnh để lắp các phiến gạt.
2.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái trên xe ZIL-131
- Khi xe chuyển động thẳng :
Khi xe chuyển động thẳng người lái giữ nguyên vành lái ở vị trí trung gian. Cản mặt đường nhỏ. Con trượt (14) ở vị trí trung gian, hai khoang của xy lanh lực thông nhau nối thông đường dầu từ bơm dầu tới và đường dầu hồi về bầu dầu, áp suất của hai khoang xy lanh lực bằng nhau..
CHƯƠNG 3
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUAY VÒNG Ô TÔ ZIL-131
3.1. Các khái niệm và chỉ tiêu đánh giá chất lượng quay vòng
3.1.1. Các khái niệm
Ô tô ZIL-131 là loại xe đầu kéo được sử dụng phổ biến trong quân đội, có công thức bánh xe là 6x6, một cầu dẫn hướng là cầu trước. Khi quay vòng người lái điều khiển bánh xe dẫn hướng quay quanh trụ đứng sao cho đường kéo dài tâm trục các bánh xe cắt nhau tại một điểm, gọi là tâm quay vòng.
Phương pháp quay vòng của ô tô gồm có:
+ Quay vòng bằng cách thay đổi phương chuyển động của bánh xe dẫn hướng.
+ Quay vòng theo kiểu xe xích.
+ Quay vòng bằng cách quay các phần khác nhau của xe.
3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quay vòng
Trong quá trình quay vòng ô tô chịu tác động của các yếu tố về động học và động lực học, các yếu tố đó là các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quay vòng của ô tô. Các yếu tố đó là:
+ Bán kính quay vòng nhỏ nhất Rmin: Bán kính quay vòng nhỏ nhất là thông số động học quan trọng đánh giá tính linh hoạt của ô tô.
+ Chiều rộng hành lang quay vòng Hq: Chiều rộng hành lang quay vòng là chiều rộng vệt đường mà ở bán kính quay vòng nhỏ nhất, ô tô hoàn toàn nội tiếp trong vệt đường đó.
+ Góc lệch bên db : Góc lệch bên sinh ra do tác dụng của lực ngang tác dụng lên bánh xe khi bánh xe chuyển động tịnh tiến. Giá trị góc lệch bên phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ cứng của lốp ( kích thước, áp suất lốp)
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quay vòng ô tô ZIL-131
Từ những phân tích ở trên có thể nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến động học, động lực học quá trình quay vòng của ô tô chia thành ba nhóm:
- Nhóm thông số kết cấu: kích thước, trọng lượng ô tô, độ cứng của lốp...
- Nhóm thông số vận hành: vận tốc chuyển động ...
- Nhóm các thông số về đường: hệ số cản lăn, hệ số bám...
3.2. Cơ sở thiết lập mô hình mô phỏng động lực học của ô tô khi quay vòng
Có hai phương pháp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng quay vòng ô tô là phương pháp lý thuyết và phương pháp thực nghiệm.
3.2.1 Các khái niệm cơ bản của mô hình động lực học ô tô
Trong phần này trình bày những khái niệm cơ bản của mô hình động lực học phẳng của ô tô.
Hệ tọa độ:
Ở đây X, Y là các véc trong tọa độ XOY; x, y là các véc tơ trong tọa độ xCy.
Ở đây Fx, Fy là các lực tác dụng lên trọng tâm C theo phương X và Y của ôtô, Mz là mômen xung quanh trục thẳng đứng Z đi qua trọng tâm G.
Từ phương trình (3.1) ta có (3.3), (3.4) và (3.5)
Quan hệ giữa góc lăn lệch và phản lực ngang:
Các lực ngang của cầu trước và cầu sau được xác định bởi hàm phụ thuộc giữa góc lăn lệch và phản lực pháp tuyến. Góc lăn lệch có thể được tính toán theo hình 3.3. Có nhiều hàm mô tả mối quan hệ giữa góc lăn lệch và lực ngang.
Trong các phương trình trên đây thì hệ số B, C, D có liên quan trực tiếp tới độ cứng góc của lốp, còn các hệ số ai (i=1 13) thì không phụ thuộc vào các thuộc tính của lốp nhưng phụ thuộc vào điều kiện đường và vận tốc. Trong mô hình này cần phải nhớ rằng γ=0 và thứ nguyên (đơn vị) của Z là kN; đơn vị của góc (góc lăn lệch) là độ và đơn vị của F là N.
Ở đây góc lái của cầu trước δ là biến điều khiển.
3.2.2 Thiết lập phương trình vi phân chuyển động của ô tô ZIL-131
Các giả thiết:
Mô hình thể hiện trên hình 3.5 với các giả thiết chính bao gồm:
+ Mô hình một vết. Góc đánh lái là góc quay trung bình của các bánh xe của cầu dẫn hướng.
+ Xe chuyển động trên mặt đường bằng phẳng.
+ Bỏ qua dao động theo phương thẳng đứng.
Thiết lập phương trình:
Với giả thiết xe chuyển động với vận tốc là hằng số nên thành phần vx đã biết. Số bậc tự do còn lại.
Hệ phương trình (3.17) chính là hệ phương trình vi phân chuyển động của xe ba cầu chủ động. Để giải hệ phương trình trên đồ án sử dụng mô đun SimuLink của phần mềm Matlab
3.2.3 Giải hệ phương trình bằng phần mềm Matlab Simulink
Giới thiệu chung về phần mềm Matlab
Matlab là một phần mềm dùng cho cán bộ nghiên cứu, thiết kế và lập trình. Nó đóng vai trò một công cụ tính toán mạnh, cho phép nhanh chóng tính ra trị số của biểu thức phức tạp và lưu giữ trị số của biểu thức vào bộ nhớ của máy tính...
Các dạng tệp dữ liệu cơ bản trong MatLab
a) Tệp *.mat:
Tệp này có phần mở rộng là mat, dùng để ghi lại các biến có trong môi trường làm việc của Matlab.
Tệp này được ghi dưới dạng mã nhị phân.
b) Tệp *.m (m-file):
Tệp này có nhiều chức năng:
- Có thể chứa các biểu thức của MATLAB (script file) để gọi vào môi trường MATLAB khi cần thiết.
d) Tệp đồ thị *. fig :
Tệp này dùng để lưu trữ các đồ thị tạo ra trong MATLAB.
Các mô đun giải bằng Simulink
Hệ phương trình (3.17) có 2 bậc tự do là và chúng có thể được biểu diễn dưới dạng ma trận:
A.X = B + C + D (3.18)
Mô đun con có dạng như hình 3.8. Việc tính giá trị phản lực ngang sử dụng công thức (3.10) ở phần trên.
3.3 Khảo sát các yếu tố sử dụng ảnh hưởng tới chất lượng quay vòng ô tô ZIL-131
3.3.1 Mục đích khảo sát
Đồ án tập trung vào việc khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố trong sử dụng như vận tốc quay vòng, góc lái và qui luật thay đổi góc lái đến quỹ đạo chuyển động của xe ở một số quy luật thay đổi góc lái đặc trưng.
Kết quả giải hệ (3.17) bằng các mô đun trên hình 3.7, 3.8 với thông số vào như trong Phụ lục 1của xe ZIL-131 có dạng như trên hình 3.9.
3.3.3 Ảnh hưởng của biên độ góc lái
Ảnh hưởng của biên độ được xét với quy luật thay đổi góc lái ở chế độ chuyển làn kép với vận tốc quay vòng là 30 m/s.
Kết quả khảo sát với các biên độ góc lái 1, 2, 3 độ thể hiện trên hình 3.9, 3.12, 3.13.
3.3.4. Khảo sát với các quy luật thay đổi góc lái
Trên hình 3.16 và 3.17 là các kết quả tính với các quy luật thay đổi góc lái khác nhau với biên độ lớn nhất 30 độ, vận tốc chuyển động của xe là 10 m/s.
CHƯƠNG 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE ZIL-131
4.1. Khai thác sử dụng hệ thống lái trên xe ZIL- 131
Việc bảo quản bảo dưỡng xe là việc làm thường xuyên, liên tục của người lái xe và thợ, nhất là người sử dụng xe đó. Có bảo quản, bảo dưỡng xe thường xuyên mới kịp thời phát hiện và khắc phục được những hư hỏng của xe đồng thời bảo đảm tốt các yêu cầu làm việc của các chi tiết, cụm chi tiết trên xe.
4.1.1. Yêu cầu chung
Trên cơ sở nắm vững đặc điểm, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống lái trên từng xe trong quá trình khai thác sử dụng, khi bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cần tuân thủ một số yêu cầu sau đây:
- Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong trợ lực, thông rửa các phần tử lọc của bơm, thường xuyên kiểm tra độ kín khít của các mối ghép và đường ống trong trợ lực.
- Không tự ý tháo các bộ phận chính như van phân phối, bơm dầu, cơ cấu lái vì các chi tiết của các bộ phận này được chế tạo rất chính xác (1/1000 mm) cho nên nếu chỉ cần một chút cát bụi lọt vào hay một vết xước nhỏ là có thể dẫn đến hư hỏng cả bộ phận đó.
4.1.2. Nội dung bảo dưỡng hệ thống lái
Bảo dưỡng hệ thống lái cũng phải tuân thủ theo quy định đầy đủ các cấp bảo dưỡng kỹ thuật ô tô là:
- Bảo dưỡng rà trơn.
- Bảo dưỡng thường xuyên.
- Bảo dưỡng định kỳ.
+ Bảo dưỡng định kỳ cấp 1.
+ Bảo dưỡng định kỳ cấp 2.
4.2. Một số nội dung kiểm tra điều chỉnh trong sử dụng
Độ an toàn chuyển động của ô tô phụ thuộc nhiều vào hành trình tự do của vành tay lái. Việc kiểm tra hệ thống lái được bắt đầu từ việc xác định áp suất dầu trong trợ lực và hành trình tự do vành tay lái sau đó kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu lái.
4.2.1. Kiểm tra độ rơ tổng cộng trên vành tay lái
Hành trình tự do trên vành tay lái là bao gồm độ rơ dọc, độ rơ ngang của hộp tay lái và độ rơ của các khớp nối trong dẫn động lái được quy dẫn về trên vành tay lái.
4.2.2. Kiểm tra và điều chỉnh khớp cầu thanh lái
- Kiểm tra:
Đỗ xe trên nền cứng, kéo chặt phanh tay, đánh tay lái để hai bánh xe dẫn hướng về vị trí tương ứng chuyển động thẳng của ô tô. Người kiểm tra tay phải cầm chắc đầu thanh lái dọc, khẩu độ tay tiếp giáp đầu dưới của tay quay đứng hình 4.2.
- Điều chỉnh: Dùng kìm tháo chốt chẻ, dùng cờ lê chữ Z vặn ốc điều chỉnh vào đến chặt, sau đó nới ra từ 1/8. Kiểm tra lại độ rơ nếu đã đạt yêu cầu thì lắp chốt chẻ. Các khớp cầu còn lại điều chỉnh tương tự hình trên.
4.2.4. Điều chỉnh độ chụm của bánh xe dẫn hướng
Độ chụm là hiệu số giữa khoảng cách (δ= A-B) đo được giữa hai má lốp (hoặc hai vành sắt) đo ở phía sau và phía trước trục cầu trước trong cùng một mặt phẳng nằm ngang chứa đường tâm của trục cầu trước khi hai bánh xe dẫn hướng ở vị trí đi thẳng.
4.2.6. Kiểm tra và thay dầu trợ lực
Khi kiểm tra mức dầu trong trợ lực thì xe phải đặt ở vị trí chuyển động thẳng trên đường bằng.
Trước khi thay thế dầu trong hệ thống trợ lực cần phải giải phóng hệ thống lái bằng cách:
- Nâng cầu trước xe cho tới khi bánh dẫn hướng không tiếp đất.
- Tháo nút xả dầu ở đáy bầu dầu, dầu trong hệ thống trợ lực sẽ chảy ra ngoài. Muốn tháo kiệt dầu trong hệ thống trợ lực thì ta cần nổ máy và đánh tay lái sang 2 phía vài lần.
4.2.7. Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trên xe ZIL-131
Quy trình tháo, lắp hệ thống lái trên xe ZIL-131 như bảng 4.1.
4.3. Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục
Một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục như bảng 4.2.
4.4. Điều kiện kỹ thuật cho sửa chữa hệ thống lái trên xe ZIL-131
4.4.1. Chỉ dẫn chung
- Cơ cấu lái có trợ lực, yêu cầu phải sửa chữa, lắp ghép ở nơi phải đảm bảo sạch sẽ.
- Trước khi lắp, tất cả các lỗ, các rãnh của các chi tiết phải được rửa sạch, thổi bằng khí nén .
4.4.3. Lắp trục vít với đai ốc, pít tông thanh răng, nắp giữa
- Rãnh của đai ốc bi phải lắp nhẹ nhàng vào đai ốc, không được cao hơn mặt ngoài.
- Các viên bi phải vào dễ dàng.
- Các viên bi phải cùng nhóm kích thước.
4.4.5. Lắp ghép cơ cấu lái và trợ lực
- Miệng của vòng găng phải quay về phía đối diện với thanh răng.
- Để ngăn ngừa các vết xước trên thành xy lanh, pít tông thanh răng khi lắp cần quay phần răng lên phía trên sau đó quay xuống phía dưới.
4.4.6. Lắp trục truyền tay lái
Chú ý khi lắp trục truyền vì có thể gây tiếng kêu khó nghe tại vị trí chữ thập.
- Bạc của trục chữ thập trục truyền làm bằng hợp kim gốm- đồng chì, phải được thay mới. Cho phép dùng bạc làm bằng hợp kim đồng OYC 4-4-2,5 để thay thế.
- Vú mỡ bạc trục chữ thập bơm mỡ đầy đủ.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian làm đồ án tốt nghiệp tích cực và hiệu quả, sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS………….. và các thầy giáo trong Khoa Ôtô, Trường SQKTQS cùng với sự giúp đỡ của bạn, em đã hoàn thành đồ án.
Đồ án đã giải quyết được những vấn đề sau:
1. Giới thiệu chung về xe ZIL-131.
2. Phân tích kết cấu hệ thống lái xe ZIL-131.
3. Khảo sát các yếu tố sử dụng ảnh hưởng đén chất lượng quay vòng của xe ZIL-131.
4. Hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống lái xe ZIL-131.
Hệ thống lái của xe ZIL-131 là hệ thống lái kiểu cơ khí có trợ lực thủy lực, trong quá trình làm việc nó đảm bảo tính an toàn cao hơn so với các xe ô tô vận tải thế hệ trước đó.
Hạn chế của đồ án đó là mới chỉ mô phỏng, khảo sát được cho hệ thống lái với quy luật quay vòng.
Trong quá trình thực hiện, đồ án của em không tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong sự quan tâm đóng góp chỉ bảo tận tình của các thầy, các bạn đối với đồ án của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 20…
Học viên thực hiện
………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Đình Kiên, Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, Nhà xuất bản Đại học và trung cấp chuyên nghiệp, Hà Nội 1968.
2. Hoàng Hải - Nguyễn Trung Dũng - Nguyễn Khắc Điểm - Hà Trần Đức, Lập trình Matlab, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2003.
3.Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập, Lý thuyết ô tô quân sự (Giáo trình và tập hình vẽ), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2002.
4.Vũ Đức Lập, Hướng dẫn thiết kế môn học “Kết cấu tính toán ô tô quân sự” (Tập V: Hệ thống phanh), Học viện kỹ thuật quân sự - 1998.
5.Vũ Đức Lập, Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ô tô (Dùng cho sinh viên chuyên ngành xe quân sự và ô tô), Học viện kỹ thuật quân sự - 2004.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"